MỤC LỤCMỞ ĐẦU11. Lý do chọn đề tài12. Tình hình nghiên cứu43. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu94. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn95. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu106. Kết cấu của luận văn11NỘI DUNG12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY121.1. Cơ sở thực tiễn121.1.1. Môi trường tự nhiên của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ...........121.1.2. Địa hình, địa mạo của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang............... 131.1.3. Môi trường xã hội của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ...............151.1.4. Đời sống văn hóa của người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................171.2. Cơ sở lý luận211.2.1. Khái niệm hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày211.2.2. Khái quát về nghi lễ đám cưới của người Tày251.3. Sự cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang361.3.1.Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Quan làng 36Tiểu kết chương 148CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY502.1. Nội dung của hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày502.1.1. Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày với tục chọn ngày, giờ cưới, chăng dây, dâng tấm vải ướt khô, tín ngưỡng dân gian Tày502.1.2 Hát Quan làng thay cho lời chào xã giao lịch sự552.1.3. Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày lời khuyên dạy đạo lý, bổn phận làm người, ứng xử trong quan hệ con cái cha mẹ, trong quan hệ vợ chồng, họ hàng và các quan hệ xã hội khác572.1.4. Hát Quan làng trong đời sống đồng bào dân tộc ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang662.2. Giá trị của hát Quan làng trong lễ cưới dân tộc Tày ở Yên Sơn, Tuyên Quang752.2.1.Giá trị trong lời hát792.2.2. Giá trị trong diễn xướng......................................................................822.3 Một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang83Tiểu kết chương 291KẾT LUẬN93DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO94
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN MẠNH HÙNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG
CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN MẠNH HÙNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG
CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cư
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và cácphòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiệncho em được học tập, nghiên cứu tại quý trường Xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo khoa Triết học và khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giảng dạy,hướng dẫn em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND tỉnh nhà Tuyên Quang,các cơ quan ban ngành, trường THCS Phú Lâm huyện Yên Sơn tỉnh TuyênQuang đã tạo điều kiện cho em tham gia học tập nâng cao trình độ
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đếnPGS -TS Nguyễn Văn Cư, cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục chính trị, TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốtquá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Văn Cư, có kế thừa một số kết quả nghiêncứu liên quan đã được công bố Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trungthực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văncủa mình
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 9
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6 Kết cấu của luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY 12
1.1 Cơ sở thực tiễn 12
1.1.1 Môi trường tự nhiên của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 12
1.1.2 Địa hình, địa mạo của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 13
1.1.3 Môi trường xã hội của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 15
1.1.4 Đời sống văn hóa của người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 17
1.2 Cơ sở lý luận 21
1.2.1 Khái niệm hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày 21
1.2.2 Khái quát về nghi lễ đám cưới của người Tày 25
1.3 Sự cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 36
1.3.1.Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Quan làng 36
Tiểu kết chương 1 48
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY 50
Trang 72.1 Nội dung của hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày 50
2.1.1 Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày với tục chọn ngày, giờ cưới, chăng dây, dâng tấm vải ướt khô, tín ngưỡng dân gian Tày 50
2.1.2 Hát Quan làng thay cho lời chào xã giao lịch sự 55
2.1.3 Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày - lời khuyên dạy đạo lý, bổn phận làm người, ứng xử trong quan hệ con cái - cha mẹ, trong quan hệ vợ chồng, họ hàng và các quan hệ xã hội khác 57
2.1.4 Hát Quan làng trong đời sống đồng bào dân tộc ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 66
2.2 Giá trị của hát Quan làng trong lễ cưới dân tộc Tày ở Yên Sơn, Tuyên Quang 75
2.2.1.Giá trị trong lời hát 79
2.2.2 Giá trị trong diễn xướng 82
2.3 Một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 83
Tiểu kết chương 2 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hát Quan làng là một lĩnh vực sinh hoạt văn hóa và là nền tảng sinhhoạt tinh thần của dân tộc Tày Hát Quan làng phản ánh trình độ phát triểntrong sinh hoạt cộng đồng và trong lễ cưới của dân tộc Tày
Hát Quan làng có giá trị về văn hoá học, mỹ học, triết học và được hìnhthành trong lịch sử lâu dài của cộng đồng dân tộc Tày Hát Quan làng đượcđúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịtvới con người tạo nên đặc thù của dân tộc Tày Giá trị hát Quan làng thểhiện bản sắc, làm nên diện mạo, cốt cách dân tộc Tày và cái đẹp thẩm mỹ vềcon người trong lễ cưới Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huybản sắc hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là cần thiết và cấp bách.Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế - xã hội và sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, địnhhướng XHCN, đã và đang tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội.Nhiều vấn đề đặt ra đối với xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quátrình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, văn hoá xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi… Vấn đề bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc nói chung và hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộcTày nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm
Về nguyên tắc, muốn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc,thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,ngược lại phải biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc mình, vừa phải sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị, giáo dục
Trang 9và đặc biệt là áp dụng những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại choviệc đẩy mạnh sáng tạo các giá trị văn hóa mới Bởi vì, chỉ có một nền vănhóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mới đảm bảo cho một quốc gia, một dântộc có sự phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có giátrị truyền thống, bản sắc văn hóa riêng Vì thế việc kế thừa, bảo tồn và pháthuy giá trị hát Quan làng của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng cho sựphát triển văn hóa của người Tày nói riêng và văn hóa chung của cả nướccũng như xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập với thế giới Từ
năm 2009, Nhà nước đã quyết định lấy ngày 19 - 4 hàng năm làm "Ngày Văn
hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức về việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, tôn vinhnhững nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong 54 dân tộcanh em Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã làm cho các dân tộc trong đạigia đình Việt Nam ngày càng gần gũi, gắn kết bên nhau thành một khối đạiđoàn kết dân tộc không gì lay chuyển nổi, cùng chung sức bảo vệ và xây dựngđất nước ngày càng giàu đẹp
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đảng ta đề cao vai trò bảotồn và phát huy bản sắc dân tộc và coi bản sắc dân tộc là một trong những yếu
tố không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, là nguồnlực nội sinh quan trọng của phát triển Chính vì thế, cùng với việc đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại hội nghị Trung ương 4, khóa VII(1993), Đảng ta đã xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mộtđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủnghĩa xã hội” Đảng ta luôn chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắccác dân tộc thiểu số nhất là các dân tộc sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh, điềukiện sinh sống gặp rất nhiều khó khăn Nghị định 22 của Bộ Chính trị nêu rõ:
Trang 10“Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc pháthuy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộckhác và góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú
đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [7, tr51].Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳngđịnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triểnkinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xãhội ” [17, tr.75]
Bảo tồn và phát huy hát giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của ngườiTày nói riêng và phát triển hoàn thiện con người Việt Nam trong giai đoạnhiện nay nói chung, Nghị quyết Trung ương 9, khoá XI một lần nữa nhấn
mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Việc bảo tồn, phát huy giá trị
hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng Bảotồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày không nhữngnhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc Tày
ở tỉnh Tuyên Quang, mà còn tạo động lực mới trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trong bối cảnh hiện nay
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộcViệt Nam đã và đang tiếp nối những giá trị văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sốngtrường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm, hiện nay nước ta đang ởgiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã vàđang đặt ra những thách thức và cơ hội cho phát triển văn hóa dân tộc trong
đó có bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân dân tộcTày Những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và
Trang 11sự biến đổi của cơ chế quản lý, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế… đang tác động sâu sắc đến sự biến đổi văn hóa của từng vùng miềntrên cả nước nói chung, trong địa bàn có người Tày sinh sống nói riêng Hơnbao giờ hết, việc bảo tồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộcTày trong bối cảnh hiện nay được đặt ra hết sức cấp thiết.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, nơi có 22dân tộc anh em cùng sinh sống Với bề dày lịch sử hình thành và văn hóa tộcngười, hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là một bộ phận, góp phầnlàm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam Với số dân đứng thứ hai saungười Kinh ở Tuyên Quang, cộng đồng dân tộc Tày có từ lâu đời với đời sốngtâm linh phong phú đã hình thành nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhânvăn sâu sắc, nhất là hát Quan làng trong lễ cưới của người Tày Song, nhữnggiá trị truyền thống của dân tộc này có nguy cơ mai một do chịu sự tác độngbởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiệnchính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy, việc bảo tồn vàphát huy gịữ gìn hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện YênSơn Tỉnh Tuyên Quang là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Với nhận thức bước đầu như trên, em lựa chọn vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận
và năng lực thực tiễn trong công tác của bản thân
2 Tình hình nghiên cứu
Những năm trở lại đây, việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc củacác dân tộc thiểu số nói chung, bản sắc văn hoá của dân tộc Tày nói riêng
Trang 12đang nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý văn hóa
và các nhà khoa học trên thế giới và trong nước Sau đây là tình hình hìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn:
Thứ nhất, Quan điểm của thế giới về bảo vệ các giá trị di sản văn hoá là:
vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá trong thời đại ngày nay khôngcòn là vấn đề của mỗi quốc gia, dân tộc mà nó đã trở thành vấn đề mang tínhtoàn cầu Trên thế giới, vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, Tổ chức Văn hoá,Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã rất nỗ lực để nghiêncứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là về giá trị di sản văn
hoá UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: Di sản “Văn hoá vật thể” và
di sản “Văn hoá phi vật thể”; lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày Bảo tàng Thế
giới; nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá mang tính khu vực
và quốc tế đã lần lượt ra đời để cùng nhau phối hợp bảo vệ di sản văn hoá củanhân loại Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các bộ Luật về di sản vănhoá để bảo vệ, kế thừa phát triển các giá trị văn hoá dân tộc
Thứ hai, Định hướng của Đảng chính sách của Nhà nước trong bảo tồn,
phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trong đó có hát Quan làng trong lễ cướicủa người Tày
- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
đã thể chế sự đổi mới tư duy về vai trò, vị trí của văn hóa của Đảng Điều 30
đến 34 trong Chương III đề cập đến văn hóa ở các khía cạnh: Nhà nước chủ
trương bảo tồn, phát huy giá trị nền văn hóa Việt Nam, các di sản văn hóadân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam
- Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII về Xây dựng phát triển nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định nền văn hóa Việt Nam lànền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trang 13Một trong mười nhiệm vụ quan trọng đó là xây dựng văn hoá các dân tộctrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa, có sửa đổi bổ sung từ năm
2001 đến nay Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/06/2003 phê duyệt
Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số Những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa từ nay đến 2020, trong đó có bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số
Trong định hướng phát triển đất nước, Đảng ta đề cao vai trò của vănhoá: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực phát triển kinh tế - xã hội Văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọngcủa phát triển
Thứ ba, Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan niệm mới về văn hóa của phương Tây mà điểm cốt lõi là đề cao nhân tốvăn hóa trong phát triển, phát huy những giá trị văn hóa, coi trọng việc bảo vệbản sắc dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc
ở rất nhiều góc độ khác nhau Một số công trình tiêu biểu:
Tác giả Phạm Duy Đức, chủ biên: Quan điểm của chủ nghĩa Mác
-Lênin về văn hóa, (2008) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội), các tác giả đã
bàn luận quan điểm của các nhà triết học mác xít về xây dựng nền văn hóa xãhội chủ nghĩa và một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa chính trị, vấn đề xâydựng con người, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng
Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, PGS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999 “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2006 “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003 Những tác
Trang 14phẩm trên chủ yếu nghiên cứu liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc ViệtNam, về đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hóa Việt Nam trong đời sống hiện nay,đặc biệt là đời sống văn hóa trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạnchuyển mình với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đi cùngvới sự phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập với thế giới.
Giáo trình “Văn hóa học”, do Nguyễn Thị Thường chủ biên (Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội, năm 2008), lại giúp cho chúng ta nắm được những nét
cơ bản của văn hóa về khái niệm, vai trò, bản chất, chức năng, các quy luật và
sự phát triển của văn hóa và nắm được những mốc lịch sử phát triển của vănhóa Việt Nam, lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cở sở phương pháp luận, lấylịch sử văn hóa Việt Nam và lịch sử văn hóa thế giới làm điểm tựa
Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2002), các tác giả Nguyễn Trọng
Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đã phân tích về thực chất của toàn cầu hoá nhìn
từ góc độ triết học, giá trị học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí,vai trò, khả năng của giá trị truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước
ta hiện nay
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2001), đã tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận
và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính
về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắcvăn hóa dân tộc, qua đó đề xuất một số biện pháp cơ bản và kiến nghị để xâydựng, phát triển văn hóa
Trang 15Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, do Đỗ
Huy chủ biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002), các tác giả đề cậpđến những khía cạnh phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến nền tảng tư tưởng và tư duy triếthọc của sự phát triển văn hóa nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các môthức văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói riêng
Thứ tư, một số luận văn, luận án nghiên cứu về bảo tồn, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là hát Quan làng trong lễ cưới củadân tộc Tày Các nghiên cứu này đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc nói chung và hátQuan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày nói riêng Nghiên cứu vấn đề kếthừa, phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày thường gắn vớikhông gian, địa bàn cụ thể
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy:
Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá,bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong đó có hát Quan làng trong
lễ cưới của dân tộc Tày Nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của việcbảo tồn, phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong giai đoạnđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chủ động hội nhập với xu thế toàncầu hóa
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có công trình nào đã công bố
mà trùng với hướng tiếp cận và nội dung đề tài về bảo tồn và phát huy giá trịhát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang Điểm mới của đề tài luận văn ở chỗ, vận dụng quan điểm biện chứngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật vận động, phát triển, phát huy, kế thừa,giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số, tiếp cận nghiên cứu vấn đề hát
Trang 16Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang,đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương.
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Trên cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vềhát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển, đề tàikhảo sát đánh giá thực trạng hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ởtỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằmnâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới củadân tộc Tày đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình
bày ở trên, luận văn xác định đối tượng: nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giátrị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện Yên Sơn tỉnh TuyênQuang đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và thực trạnghát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong khoảng thời gian từ năm
1986 đến nay Đây là quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” củađịa phương
4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Những luận điểm cơ bản:
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hát Quan làng trong lễ cưới của dântộc Tày (những khái niệm cơ bản, quan điểm nội dung, nguyên tắc bảo tồn vàphát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày); giới thiệu khái
Trang 17quát về dân tộc Tày ở Tuyên Quang và hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộcTày
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của bảo tồn
và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày đáp ứng yêucầu phát triển
- Những đóng góp mới của luận văn:
Về phương diện lý luận, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển Trên cơ
sở vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và pháthuy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơntỉnh Tuyên Quang luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản và thiết thựcnhằm kế thừa và phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa về hát Quan làng trong lễcưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạnhiện nay
Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn như Triếthọc, Văn hoá học có thể làm căn cứ đề xuất các giải pháp trong công táclãnh đạo, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới củadân tộc Tày ở địa phương
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và chính sách dân tộc đốivới các dân tộc thiểu số Luận văn vận dụng quan điểm biện chứng để nghiên
Trang 18cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dântộc Tày
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩaduy vật lịch sử, luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu củacác khoa học liên/đa ngành, như: lô gic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, kháiquát hoá kết hợp với các phương pháp khảo sát, thống kê để thực hiện cácyêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương 4 tiết
Trang 19NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN
YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Hát Quan làng là một hình thức văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộcTày,trong đó có dân tộc Tày ở Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Nó làsản phẩm của quá khứ, hiện tại và vẫn còn khả năng phát triển trong tươnglai Hát Quan làng là cái bóng, là sự khúc xạ hiện thực cuộc sống Sự vậnđộng, phát triển của Hát Quan làng phụ thuộc vào sự phát triển của đờisống kinh tế, văn hóa, xã hội Nghiên cứu về Hát Quan làng , trước tiên phảitìm hiểu những khái niệm có liên quan và cuộc sống của người Tày ở địaphương Đây là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu luận văn
1.1 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Môi trường tự nhiên của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
"Con người sống dựa vào thiên nhiên, như thế nghĩa là tự nhiên là thânthể của con người Để tồn tại và phát triển con người phải ở trong quá trìnhtrao đổi với cơ thể đó"[3, tr.27] Tự nhiên không những là môi trường sống,
mà còn là đối tượng để con người tác động, cải tạo sản xuất ra của cải vậtchất, phục vụ cho nhu cầu con người, phát triển xã hội và hình thành nên đờisống văn hóa của mình Như vậy, tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sốngvăn hóa tinh thần của con người
Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằmtrong khoảng tọa độ địa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc và 1050 10’ đến
1050 40’ Kinh độ Đông
Trang 20Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa;
- Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai tính đếnngày 01/01/2012 là 113.242,26 ha Trong đó:
Đất nông nghiệp: 102.595,71 ha;
Đất phi nông nghiệp: 9.041,85 ha;
Đất chưa sử dụng: 1.604,70 ha
Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã) Trên địabàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2;Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - SôngPhó Đáy) Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâmkinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh) nên các tuyến giaothông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện Đây là điềukiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trongnhững năm tới
1.1.2.Địa hình, địa mạo của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thốngsông suối, đồi núi, thung lũng thành các kiểu địa hình khác nhau Dạng địahình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xãChân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250 Căn cứ vào điềukiện địa hình, thủy văn huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng như sau:
Trang 21- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân,Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh;
- Vùng An toàn khu (ATK): Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, TrungSơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa;
- Vùng Trung và Hạ huyện: Gồm 18 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến,
Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, TháiBình, Kim Phú, Tiến Bộ, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hoàng Khai, Nhữ Hán, NhữKhê, Đội Bình và Thị trấn Tân Bình
Huyện Yên Sơn có dạng địa mạo như sau:
- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông PhóĐáy Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hưởngcủa phù sa và dốc theo chiều dòng sông Vào mùa mưa thường bị ngập nước
- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm) Đấtđai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn
- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện.Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng mángphù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực
Huyện Yên Sơn mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên huyệnYên Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuần hoàn theo bốn mùa rõ rệt Mùa hạnóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh giá lạnh Độ ẩm trung bình trongnăm cao, nguồn nước dồi dào, lượng mưa lớn, mật độ sông suối tương đốidày tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động, thực vật.Thực vật nơi đây đa dạng phong phú với nhiều loại cây lấy gỗ, cây dược liệu.Động vật ở đây có nhiều loại thú quý, nhiều loài được ghi vào sách đỏ ViệtNam như gà lôi trắng, khỉ mặt khoang Tiếc rằng do nhiều nguyên nhân mànguồn tài nguyên đã bị suy giảm nghiêm trọng Đến nay việc trồng, bảo vệrừng đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm theo chính sách củaĐảng, Nhà nước đề ra
Trang 22Môi trường núi rừng tự nhiên đã giúp cho huyện Yên sơn tỉnh TuyênQuang có cái nôi vật chất nuôi sống đồng bào, đồng thời là đất mẹ sản sinh ramột nền văn hóa miền núi đặc trưng, trong đó có hát Quan làng trong lễ cướicủa dân tộc Tày.
1.1.3 Môi trường xã hội của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Xét trên bình diện khảo cổ học – lịch sử, với các bằng chứng khảo cổtìm được cho tới nay, tuy mới chỉ là bước đầu và còn ít ỏi, nhưng đã khẳngđịnh có mặt rất sớm của của dân tộc Tày cổ ở Tuyên Quang cũng như ở khuvực Tây Bắc với nhiều câu chuyện dân gian được truyền miệng Như chuyện
“Ông khổng lồ ở luỗng trò” Xa xưa kể rằng Ông đã chọn vùng đất này đểlàm ruộng Những mỏm đá to lô nhô nằm ở giữa con suối, ở phía Đông của xãTrung Trực huyện Yên Sơn là đàn châu của người khổng lồ ở đó Như vậychính những người Tày cổ cùng với sự phát triển lịch sử, đã lao động cần cù
và đấu tranh không ngừng với thiên nhiên để sáng tạo ra nền văn hóa giàu sứcsống và đậm sắc thái bản địa, cũng như đóng góp trực tiếp vào nền văn minhĐông Sơn – Văn Lang trong lịch sử Việt Nam
Xét về nguồn gốc lịch sử, người Tày Tuyên Quang gồm 3 bộ phận là:
Bộ phận người tày cổ bản địa, bộ phận người tày gốc kinh ở miền xuôi lênđược bổ nhiệm làm quan, làm binh lính được điều lên đồn trú, hay lên làmăn , bộ phận từ Quảng Tây Trung Quốc đến lập nghiệp (39,tr.14) HuyệnYên Sơn Tuyên Quang có dân số là 83.784.000người ( năm 2010) [13, tr.10].nơi đây có số lượng người tày cư trú đông ( ở các xã ATK, và thượng huyện)chủ yếu thuộc người Tày cổ bản địa Họ đã sáng tạo ra nghề nông nghiệp lúanước và xây dựng lên nền văn hóa truyền thống địa phương Họ sống theogia đình Các gia đình lại sống quần tụ với nhau tạo nên làng bản ở ven núi,ven sông, ven suối Bản có ít hoặc nhiều hộ gia đình, địa giới có thể dài, rộnghàng cây số do địa hình chia cắt
Trang 23Xã hội phát triển do sự cộng cư và giao lưu văn hóa, giờ đây cư dân ởhuyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang còn có người Kinh, Dao, Sán Cháy, HMông, Nùng, Thái, Sán Dùi cùng sống Trong đó có một bộ phận nhỏ kháctộc đã chuyển hóa thành người Tày Họ sống đoàn kết, thương yêu, tiếp thuvăn hóa của nhau và tạo nên đại gia đình các dân tộc anh em trên mảnh đấtthân yêu này.
Kinh tế huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang vẫn lấy nông nghiệp làmchủ đạo, do địa hình thuộc vùng kinh tế còn khó khăn nên khả năng phát triển
về công nghiệp và dịch vụ còn nhiều hạn chế Người Tày ở huyện Yên Sơntỉnh Tuyên Quang sống chủ yếu nhờ trồng trọt thu hái nông sản, sau nữa làchăn nuôi, làm thủ công gia đình Họ sống bằng nghề nông nhưng thạo mộtnghề thủ công truyền thống như: đan lát, đan lưới, cất riệu
Nếu trước đây, kinh tế của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnhTuyên Quang là tự cung, tự cấp, thì ngày nay, họ sản xuất không những đáp ứng
đủ nhu cầu mà còn để trao đổi, mua bán Những buổi chợ phiên được tổ chứccách nhau 5 ngày thường thu hút rất đông người Đồng bào đến chợ không chỉ
vì mục đích kinh tế mà còn đi chơi chợ, nhiều đôi trai gái đã nên vợ chồng saunhững buổi chợ phiên Chợ phiên là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồngbào miền núi Tây Bắc nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng
Trong những năn gần đây từ năm 2010 tỉnh Tuyên Quang đã chú trọngphát triển kinh tế tại huyện Yên Sơn, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư trựctiếp vào huyện như tiến hành thăm dò khai thác các nguồn lợi khoáng sảnnhất là quặng sắt, thiếc , đầu tư về chế biến nông lâm sản nên nền kinh tếhuyện Yên Sơn có bước tiến vượt bậc, góp phần phát triển chung của tỉnhTuyên Quang
Chính sự phát triển của môi trường xã hội, mà người dân tộc Tày ởhuyện Yên Sơn đã tiếp cận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc
Trang 24khác dựa trên nền văn hóa truyền thống lâu đời để hình thành, củng cố, pháttriển văn hóa xã hội của dân tộc Tày nói chung, hát Quan làng nói riêng.
1.1.4 Đời sống văn hóa của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có một đờisống văn hóa vật chất khá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc Về nhà ở, nhà sàn làkiểu nhà truyền thống của dân tộc Tày Ngày nay, một bộ phận người Tày ởgần chợ và dọc trục đường giao thông còn xây dựng nhà đất, nhà sàn cải tiếnnhư nhà sàn bằng bê tông cốt thép Nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thốngvẫn được ưa chuộng Nhà sàn đã gắn với đời sống, nghi lễ, phong tục củađồng bào dân tộc Tày
Trước kia, họ thường xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngay dưới gầmnhà để dễ dàng chăm sóc, bảo vệ vật nuôi Ngày nay, do nhận thức tiến bộhơn, chuồng trại chăn nuôi được đồng bào tách khỏi khu ở Đồng bào cònxây dựng các công trình phụ khác: nhà kho, giếng nước, nhà vệ sinh tự hoại
Về trang phục, xa xưa, người Tày mặc quần áo vải chàm, tự khâu lấy Ngày nay, quần áo dân tộc không còn phổ biến Dân tộc Tày ăn mặc theokiểu thời trang phổ thông Những đám cưới ăn mặc kiểu truyền thống đã dần ítđi
Người Tày có nghệ thuật ẩm thực khá phong phú Bên cạnh những món
ăn truyền thống, họ còn sáng tạo thêm các món ăn hợp khẩu vị Nhiều phụ nữ, thầy cúng kiêng không ăn thịt trâu, bò, chó, mèo cũng không đem những thức ăn chế biến từ các loại thịt này cúng thánh thần, gia tiên, bởi họ coi đó là
đồ ăn uế tạp, hoặc do tâm lý không ăn thịt động vật nuôi có ích, gần gũi
Đồ uống của người Tày cũng khá đa dạng Ngoài nước đã đun, các loại chè
tự trồng và sao được, họ còn nấu, cất riệu để dùng trong các dịp lễ hội, tụ tập sinh hoạt Chè và riệu là hai thức uống phổ biến, sang trọng trong sinh hoạt văn hoá Tày
Trang 25Người Tày rất coi trọng văn hoá tinh thần Trong văn hoá ứng xử, đồngbào trọng đạo nghĩa Hầu hết mỗi dòng họ đều có gia phả, thứ bậc theo chinhánh, chứ không theo quan niệm ai sinh ra trước là anh, là chị Con cái phảihiếu nghĩa với cha mẹ, vợ chồng phải chung thuỷ sắt son, anh em phải thuậnhoà, đoàn kết Hàng xóm, bạn bè cũng coi như người trong gia đình “tối lửa tắtđèn có nhau” Người Tày đã tiếp thu cái hay, cái đẹp trong đạo đức lễ giáo đểxây dựng văn hoá ứng xử của dân tộc mình.
Người Tày ở huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang rất thích sinh hoạt tậpthể như vui chơi, ca hát Họ hát Then, hát Lượn, hát đối đáp trong các dịp lễ hội,văn nghệ quần chúng Đám cưới hay đám ma đều có các bài ca nghi lễ
Người Tày cũng có tiếng nói, từng có chữ viết riêng dùng trong giao tiếp
và sáng tác văn học nghệ thuật Ngoài ra, Người Tày còn dùng tiếng phổ thông
"tiếng kinh" để tiện cho việc học tập, giao lưu, sản xuất hay trao đổi mua bán
Do tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, dân tộc Tày ở huyện YênSơn tỉnh Tuyên Quang đã hình thành cho cộng đồng của mình một nền văn hoáphong phú, đậm bản sắc dân tộc Hát Quan làng là một hình thức văn hóa tồntại từ bao đời nên dấu ấn của tự nhiên, xã hội, văn hóa được phản ánh khá rõtrong các bài hát và chi phối sự tồn tại, phát triển của loại hình nghệ thuậtnày Cuộc sống hiện đại làm cho môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội cónhiều thay đổi, Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày cũng ít nhiều bịbiến đổi và mất dần đi các giá trị vốn có Do đó, yêu cầu khôi phục, giáo dục ýthức giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc đang trở thành vấn đề cấpthiết, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân địa phương phải cùng phối hợpthực hiện
* Nguồn gốc của hát Quan làng
Hát Quan làng là một loại hình hát đối đáp trong đám cưới của dân tộcTày được lưu truyền trong đời sống nhân dân qua nhiều thế hệ, qua nhiều
Trang 26địa phương Hát Quan làng không chỉ là hệ thống các bài nghi lễ đám cướicủa người Tày ở huyện Yên Sơn mà trong cả cộng đồng người dân tộc Tày Chođến nay, khó có thể nhận định bài hát Quan làng nào có tác giả, bài nào dosáng tác vô danh, bài nào xuất hiện ở địa phương nào đầu tiên Vậy nên tìmhiểu nguồn gốc hát Quan làng ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cũngchính là tìm hiểu thời gian, hoàn cảnh ra đời của hát Quan làng nói chung.
Có giai thoại về nguồn gốc hát Quan làng lưu truyền ở Cao Bằng nhưsau: Lê Thế Khanh (không rõ người thời nào) là một người Tày ở Thạch Lâm -Cao Bằng, khi còn trẻ đã từng về học ở Kinh đô Giao Châu Sau này, ông mởlớp để dạy chữ Hán ở nhiều nơi Học trò của ông rất đông Bên cạnh việcdạy chữ, ông còn ghi chép lại các lời vấn đáp giữa hai nhà trong đám cướirồi sửa chữa, biên soạn thành thơ để dạy cho học trò Ngoài hát đám cưới, ôngcòn dạy các phong tục tập quán, nghi lễ khác Trong các tài liệu nghiêncứu chuyên sâu về hát Quan làng chưa chỉ ra thời gian hát Quan làng xuấthiện Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thế hệ cao niên sinh sống ở huyện YênSơn: “Hát Quan làng xuất hiện tại địa phương từ khi nào?” Không ai đưa ra câutrả lời có căn cứ khoa học Các câu trả lời chúng tôi nhận được rất khái quátchung chung: “Hát Quan làng có từ lâu lắm rồi!”
Tuy chưa thể đưa ra năm chính xác, nhưng qua nội dung và hìnhthức các bài hát Quan làng , chúng tôi tán thành phỏng đoán: Hát Quanlàng chỉ ra đời vào thời kì chế độ kinh tế cá thể đã phát triển khá cao, chế
độ hôn nhân một vợ một chồng đã thịnh hành trong xã hội Ở thời kì này,địa bàn hôn nhân đã được mở rộng, tức là thanh niên ở các địa phương khácnhau có thể tìm hiểu và kết hôn Tất nhiên việc cưới xin này chủ yếu docha mẹ và họ hàng hai bên thỏa thuận, xếp đặt
Theo lời ông Ma Văn Quý ở thôn Đồng Ho - xã Trung Trực huyện YênSơn tỉnh Tuyên Quang phỏng đoán: Hát Quan làng ở địa phương xuất hiện
Trang 27từ thế kỷ XV - XVII Khi còn nhỏ ông đã được nhìn thấy bản ghi chép hátQuan làng bằng tiếng Nôm Tày của ông nội mình Nhưng do chưa có ý thứcbảo tồn và qua thời gian bản ghi chép này đã bị thất lạc Ông Ma Văn Đức -nguyên phó giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Tuyên Quang với những tìm hiểucủa cá nhân cũng tán thành phỏng đoán này.
* Quá trình phát triển
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu đầu tiên đề cập tới hát Quanlàng , tức là bài viết “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của nhà sưu tầm ViQuốc Bảo đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3 - 1971, cuốn Dân cađám cưới Tày - Nùng do Nông Minh Châu sưu tầm, biên soạn, dịch thuật,NXB Việt Bắc, ấn hành năm 1973, có thể khẳng định: Hát Quan làng đã rađời và phát triển cực thịnh trước thập niên 70 của thế kỷ XX Qua tìm hiểutrong đời sống dân gian ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và lưu ý tới hai
sự kiện lịch sử quan trọng, đó là chiến tranh chống Pháp từ 1945 - 1954, chiếntranh chống Mĩ từ 1954 - 1975, chúng tôi mạnh dạn đưa ra phỏng đoán cụ thểhơn về quá trình phát triển của hát Quan làng như sau:
Trước 1945, hát Quan làng đã ra đời, tuy nhiên phạm vi, quy mô diễnxướng còn manh mún, nhỏ lẻ hát Quan làng chỉ có thể được diễn xướng trongcác đám cưới ở những gia đình có địa vị cao trong xã hội Vì chỉ những gia đìnhnày mới có đủ điều kiện về kinh tế để tổ chức một đám cưới có hát Quan làng
Từ 1945 đến những năm 1970, đồng bào Tày hăng hái hòa chungvới không khí chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của đại dân tộc, hátQuan làng ít có điều kiện diễn xướng trong đời sống Hát Quan làng pháttriển cực thịnh, được diễn xướng phổ biến từ khoảng những năm 70 đếnnửa cuối thập niên 90 của thế kỉ XX Đặc biệt là từ sau năm 1982, dothấm nhuần tinh thần văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V về việckhẳng định vị trí, vai trò của văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số trong
Trang 28nền văn hóa Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa Tày tiếp tục đẩymạnh công cuộc sưu tầm, nghiên cứu hát Quan làng Dân ca đám cướicủa người Tày vì thế có điều kiện được phổ biến rộng hơn trong cộngđồng Tày nói chung, ở huyên Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang nói riêng Hầunhư ở xã nào, bản nào cứ có đám cưới là hát Quan làng lại được diễnxướng với tư cách là một nghi lễ, phong tục Nhắc tới hát Quan làng lànhắc tới những gì bình dị nhất, thân thuộc nhất như đồng ruộng, con trâu, cáicày, hay núi rừng, nhà sàn, bếp lửa.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
Tên gọi " hát Quan làng "
Người Tày hát đám cưới bằng nhiều tên khác nhau Có nơi gọi là
“Lượn lẩu” (Lượn trong đám cưới), cũng có nơi gọi là “Lượn pú ta” (Lượn Quan làng ) (Lượm tức là hát) Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh TuyênQuang thì gọi là "Hát Quan làng " để phân biệt hát đám cưới với các loại lượnhát trong đời sống, lễ hội hàng ngày Theo tiếng Tày, Hát Quan làng có nghĩa
là hát cưới xin “Hát Quan làng ” còn được gọi là “Thơ lẩu” Sở dĩ có tên gọinày là vì “Hát Quan làng ” trong đám cưới chủ yếu được một Quan làng đạidiện cho nhà trai và một Pả mẻ đại diện cho nhà gái hát đối đáp với nhau.Trong đó phần hát của Quan làng là nhiều hơn Cách gọi này giúp hát đámcưới không thể nhầm lẫn với các loại hình khác, bởi tên gọi “Hát Quan làng ”
đã gắn chặt với cách gọi tên người diễn xướng của loại hình “Hát Quan làng ”cũng là cách người Thái Trắng (Tày Khao) gọi hát đám cưới của mình Cáchgọi này khá phổ biến ở một số xã vùng ATK của huyện Yên Sơn tỉnh TuyênQuang (xã Đào Viện, xã Hùng Lợi, xã Trung Minh, xã Trung Sơn ) Tuynhiên, nhà nghiên cứu Hà Văn Thư - Lã Văn Lô trong Văn hoá Tày Nùng,
Trang 29cũng gọi hát đám cưới của người Tày là “xướng Quan làng ” hay “thơ Quan làng
” [25, tr.88]
Một số người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang còn gọi “HátQuan làng ” là “Hát Quan lang” do cách phát âm trong đời sống từ “Quanlàng ” bị chệch thành “Quan lang” để phát âm trùng thanh cho dễ nói, dễnghe Nhưng có công trình nghiên cứu cho rằng ở tỉnh Cao Bằng lại có sựphân biệt khá rõ hai khái niệm “Quan lang” và “Quan làng ” “Quan làng ” làmột người đàn ông đứng tuổi, có uy tín đứng ra giúp gia chủ tổ chức đám
ma “Quan lang” là người đàn ông đại diện cho nhà trai đi đón dâu ở nhà gái
“Hát Quan làng ” còn có một tên gọi khác nữa là “Cỏ lẩu” “Cỏ lẩu”nghĩa đen là kể chuyện đám cưới bằng lời hát bóng bẩy, ví von nhiều hìnhtượng nghệ thuật [54, tr.145] Theo Vi Quốc Bảo thì người Tày ở Lạng Sơn,Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái thường gọi dân ca đám cưới là “Cỏ lẩu” Tuynhiên ngày nay tên gọi này không còn phổ biến
Như vậy, có rất nhiều cách gọi tên hát Quan làng trong đám cưới củangười Tày, tuỳ thuộc vào cách gọi của cá nhân hay địa phương cụ thể, nhưngtựu chung đều hướng tới các bài hát chỉ xuất hiện trong đám cưới Nhànghiên cứu Nông Minh Châu cũng từng giải thích: xét cho kĩ, tất cả những têngọi ấy đều không sai và không khác nhau Trong tiếng nói của người Tày vùngTây Bắc tiếng “thơ” cũng có nghĩa là “hát” Chỉ khác là khi nói đến “thơ”người ta sẽ nghĩ ngay đến hát trong đám cưới, một bên là các phù rể, “Quanlàng ”, một bên là phù dâu, “Pả mẻ” đối đáp Và khi hát " Quan làng ” người tanghĩ ngay đến một âm điệu riêng, không thể giống như hát “Then”, hát “Lượn”,hay đọc “Phong slư” [42, tr.23]
Ở luận văn này, chúng tôi theo cách gọi là “Hát Quan làng ” Bởi đây là cáchgọi hiện nay của đa số người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang vàcũng là cách gọi đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong một số tài liệu
Trang 30Một vài cách hiểu về khái niệm Nhà nghiên cứu Vi Quốc Bảo sử dụng
khái niệm Hát Quan làng với cách hiểu: Đây là một hình thức sinh hoạt vănnghệ quần chúng đặc sắc và rộng rãi trong đám cưới Hát đám cưới, thực chất
là một cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ, một cuộc thi hát, một cuộc thi thơ Nội dung chủ yếu của các bài hát là phản ánh hiện thực xã hội đương thời, đồngthời thể hiện cái nhìn về vũ trụ và cuộc đời cũng như tâm hồn, tình cảm của dântộc Tày, Nùng [25, tr.53-63] Hà Văn Thư - Lã Văn Lô trong Văn hóa Tày -Nùng có viết: “Thơ ca đám cưới, người Tày gọi là xướng Quan làng Trongkhi hành lễ nhất cử nhất động đều phải thể hiện bằng thơ Trong cuốn Văn họcdân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ biên, tác giả xếp Hát Quan làng củangười dân tộc Tày vào nhóm các bài ca hôn lễ, trong tiểu loại dân ca nghi lễ -phong tục, thuộc thể loại thơ ca dân gian Việt Nam Tức là đã chỉ ra Hát Quanlàng (Thơ lẩu) là một tục lệ sinh hoạt ca hát phục vụ cho các nghi lễ đámcưới [4, tr.666] Cuốn Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh BắcKạn, Hà Văn Viễn cùng các nhà nghiên cứu khẳng định: “Đây là loại dân canghi lễ đám cưới Nội dung chủ yếu phản ánh cách ứng xử lịch sự trong lối sốngcũng như trong cưới xin, sự kính trọng tổ tiên, cha mẹ, họ hàng, làng bản củangười dân tộc Tày Một đặc điểm dễ nhận biết là hát để thay cho lời mời chào
xã giao, lịch sự, trân trọng” [26, tr.141] Hay trong Văn hoá Tày Nùng, Hà VănThư - Lã Văn Lô có viết: “xướng Quan làng ” là “Trong khi hành lễ nhất cửnhất động đều phải thể hiện bằng thơ… Thơ ca đám cưới cũng rất nhiều màu,nhiều vẻ và đậm đà màu sắc địa phương” [25, tr.88]
Theo tài liệu từ mạng internet, nguồn Văn hoá nghệ thuật, trang
Bích Kiệm cũng chỉ ra những điều cơ bản nhất trong khái niệm Hát Quanlàng “Thơ lẩu”: “Đó là những bài hát dành riêng cho đám cưới, chỉ cất lêntrong đám cưới Những bài hát đám cưới của người dân tộc Tày mang chức
Trang 31năng trao đổi tình cảm, lại diễn xướng theo nghi lễ truyền thống nên khôngnằm ngoài nhu cầu về đức, trí , thể, mỹ”.
* Khái niệm
Hát Quan làng là tên một loại hình diễn xướng văn hoá có từ lâu đời vàchiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày HátQuan làng đã được đề cập tới trong nhiều sách nghiên cứu, nhưng chưa nhànghiên cứu nào đưa ra khái niệm cụ thể Trên cơ sở tham khảo ý kiến của cácnhà nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm HátQuan làng như sau: Hát Quan làng thuộc loại hình dân ca nghi lễ đám cưới củadân tộc Tày Đó là hệ thống những bài hát đón dâu, có phân chia thành các phầntương ứng với các nghi thức cụ thể trong đám cưới Thông qua diễn xướng củađại diện nhà trai (chủ yếu là Quan làng ) và đại diện nhà gái (chủ yếu là Pảmẻ), các bài hát này phản ánh, khuyên bảo cách ứng xử tinh tế, tao nhã củacon người trong đời sống Các bài hát còn thay cho lời chào xã giao, lịch sự thểhiện tình cảm trân trọng giữa hai gia đình nhà trai, nhà gái
* Điểm chung giữa các cách hiểu
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm HátQuan làng , nhưng bên cạnh những điểm chưa thống nhất, chúng tôi nhận thấycác cách hiểu trên đều có điểm chung như sau:
Thứ nhất: Hát Quan làng là dân ca nghi lễ - phong tục trong đám cưới.
Hát Quan làng có một hệ thống các bài hát, được chia thành những bước cụthể, tương ứng với từng nghi lễ của đám cưới thông qua đại diện nhà trai(Quan làng ) và đại diện nhà gái (Pả mẻ)
Thứ hai: Nội dung của Hát Quan làng không chỉ thay cho lời mời chào xã
giao, thể hiện cách ứng xử tinh tế, khéo léo, tao nhã của con người trong đờisống mà Hát Quan làng còn phản ánh hiện thực xã hội đương thời
Thứ ba: Về mặt hình thức, Hát Quan làng là hát đối đáp giữa đại diện
Trang 32nhà trai với đại diện nhà gái giàu tính nghệ thuật, nhân văn, nét đẹp trong cácmối quan hệ trong xã hội, thể hiện tình đoàn kết của gia đình, họ tộc, làng bản.
Đó là những bài hát mang đậm những nét đẹp của người dân tộc Tày trong cácmối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với
tự nhiên và có đậm sắc thái dân tộc miền núi, tính chất địa phương, vùng miềnđộc đáo, mang đậm nét nhân văn, chân ,thiện, mỹ
Văn hóa Quan làng
Là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật, thể hiện ýthức của con người về cuộc sống hiện thực của người dân tộc Tày ở huyệnYên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong lịch sử Trong cái ý thức ấy chứa đựng yếu
tố tâm linh, yếu tố thiêng liêng, có ý thức nghệ thuật thông qua những điệuhát đối đáp giữa đoàn đón dâu đại diện nhà trai và đại diện nhà gái phản ánhcuộc sống sinh hoạt của người dân lao động nông nghiệp trồng lúa nước.Phản ánh khát vọng, ước mơ, cuộc sống lương thiện của con người Nó đượchình thành, bảo tồn và được lưu giữ cho đến ngày nay và đang được nhà nước đềnghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
1.2.2 Khái quát về nghi lễ đám cưới của người Tày
Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Tày rất coi trọng việc hôn lễ, vì đó làchuyện hệ trọng nhất của đời người Không những vậy nó còn thể hiện ý thứctrách nhiệm với tổ tiên, giống nòi, là hình thức củng cố và phát triển xã hội.Thành ngữ của người Tày có câu: “Co may đeo sinh mì lá cáng, lạc mạy tển,tởi cần lì” tức là “Thân cây có một nhưng rất nhiều cành, lá; rễ cây ngắnnhưng đời người rất dài” Ý của câu thành ngữ này là con người phải sống vớinhau trong rất nhiều mối quan hệ lâu dài: họ hàng, làng xóm, bạn bè, chia sẻgiúp đỡ nhau khi vui, buồn, khi hoạn nạn Do đó mỗi đám cưới đã trở thànhmột ngày hội của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc đối với mỗi đôi uyên ương,
Trang 33hai gia đình và cả làng, cả bản Để tổ chức được đám cưới như vậy đòi hỏi phải
có sự tính toán và chuẩn bị thật chu đáo từ trước
Thời gian, không gian tổ chức đám cưới
Trong việc tổ chức đám cưới, người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh TuyênQuang xưa có tục lệ khá cầu kì, phức tạp Tính từ buổi gặp gỡ đầu tiên giữahai nhà đến ngày cưới chính thức là cả một quãng thời gian dài Có khi tớihơn 2 - 3 năm và trong khoảng thời gian đó còn có rất nhiều tục lệ rườm rà khác
Khi ướm được cô con dâu ưng ý, hai gia đình môn đăng hộ đối, cha mẹ nhà trai sẽ tiến hành gặp nhà gái để ngỏ lời và bàn bạc các lễ nghi như:
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, nhà trai ngỏ lời, nếu được đồng ý thì nhà gái
sẽ đưa lá số của cô con gái (ngày, giờ, tháng, năm sinh theo tuổi âm lịch) chonhà trai đem về so tuổi Nếu hợp tuổi, nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm vợ, mừnghợp mệnh (hạp mỉnh) cho con, còn không hợp thì giữa hai nhà coi như chưa cóchuyện gì xảy ra
Sau đó vài tháng đến 1- 2 năm là lễ ăn hỏi (kin lẹ) Khi đã tổ chức lễ nàythì cô gái được coi là đã gả bán và chàng trai cũng được coi là đã có vợ Kể từ
đó đến lễ cưới, hàng năm nhà trai phải tổ chức lễ sêu tết (pây chầư) tức làmang lễ vật cho nhà gái vào tết tháng giêng, rằm tháng bảy
Lễ báo ngày cưới do nhà trai chủ động, tiến hành trước ngày cưới từ 2- 3 tháng trở lên để nhà gái chuẩn bị Những điều bàn định trong lễ này được coi là bất di bất dịch Hai bên gia đình cứ nhớ mà tổ chức cho nghiêm túc, chu đáo
Lễ cưới (kin lẩu) được tổ chức trong hai ngày liên tục Ngày thứ nhất ởnhà gái, ngày thứ hai bên nhà trai Có đám cưới lớn còn tổ chức trong bangày Trong lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu được tổ chức theo đúng ngày, giờước định Lễ đón dâu, đưa dâu thường bắt đầu từ chiều tối hôm trước đếnhôm sau Tại lễ này, hình thức Hát Quan làng mới được diễn xướng
Ngày nay, đám cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Trang 34thường được tổ chức vào mùa cưới, các nghi lễ cũng gọn, đơn giản hơn Traigái xây dựng gia đình không theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”nữa mà được tự do tìm hiểu và yêu đương Khi tình yêu đã chín muồi, họ sẽbáo cho cha mẹ Đám cưới thường chỉ gồm ba lễ chính là lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễcưới Thông thường các thủ tục chỉ gói gọn trong một năm Trong lễ cưới, nghi
lễ đón dâu, đưa dâu ít nhiều vẫn theo tập tục truyền thống
Một đám cưới được tổ chức ở bản thì cả bản biết tin, bởi ngoài sựtham gia của họ hàng, làng xóm hai bên gia đình còn có sự tham gia củaPhường họ bạn (Phường) Trong cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở ViệtBắc, Hoàng Quyết, Tuấn Dũng có chỉ ra: “Phường họ bạn là một tổ chức donhững người cùng cảnh ngộ tự nguyện lập nên Phường họ bạn có mục đíchduy nhất là giúp đỡ nhau về vật chất và sức người trong một đám cưới.Phường họ bạn thu nạp khoảng 20 - 30 thành viên” [24, tr.3] Do có sự giúp
đỡ tận tình, chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao của Phường họ bạn màkhông gian đám cưới được kéo rộng ra trong cả các gia đình thành viên trongPhường Ngoài ra, còn một thành phần Phường có mặt với tư cách là kháchmời được gọi là “ngồi Phường”
Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang quan niệm đời người có
ba việc lớn và quan trọng nhất Đó là: Làm nhà, cưới vợ và báo hiếu tứ thânphụ mẫu Do vậy, đám cưới có ý nghĩa rất quan trọng với người Tày trênmảnh đất này Thời gian tổ chức đám cưới phải là ngày lành tháng tốt, khônggian đám cưới càng rộng càng vui
Diễn biến lễ đón dâu, đưa dâu
Đám cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang gồm rấtnhiều nghi lễ Các nghi lễ chủ yếu là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới Lễcưới được chú trọng hơn cả, vì các nghi lễ khác cuối cùng cũng hướng tới nghi
lễ này Qua lễ cưới cô dâu, chú rể được ra mắt đầy đủ họ hàng, bạn bè, hàng xóm
Trang 35hai bên gia đình, và chính thức là vợ chồng Lễ đón dâu, đưa dâu thu hút được
sự chú ý của nhiều người trong lễ cưới nhất
Trước khi lên đường đón dâu, chú rể phải làm lễ bái tổ tại nhà Đồ sính lễ được giao cho một hoặc hai người gánh Đến giờ đã định, đoàn đón dâu do một ông Quan làng dẫn đầu gọi là Quan làng chính Ngoài ra, còn có một Quan làng phụ, chú rể (khươi), phù rể (khươi xẻp), hai Bà đón (gia lặp) và người gánh đồ sính lễ Số người trong đoàn đón dâu phải theo quy tắc “đi lẻ
về chẵn” Đoàn đưa dâu từ nhà gái sang nhà trai do một bà Pả mẻ đứng đầu Đoàn đưa dâu gồm: một Pả mẻ già (pả mẻ ké), một Pả mẻ trẻ (pả mẻ ón), cô dâu (lùa), phù dâu (lùa xẻp) Trong lễ đón, đưa dâu, Quan làng và Pả mẻ đều thưa gửi bằng lời ca, tiếng hát thay cho đối thoại thông thường Trong đó, vai trò của Quan làng là quan trọng hơn cả, bởi Quan làng phải hát nhiều, hát để tháo gỡ những thử thách mà nhà gái đưa ra Nếu không hát đối đáp lại được, Quan làng sẽ bị phạt uống riệu Căn cứ vào yêu cầu của nhà gái có thể chia lễđón dâu, đưa dâu làm hai giai đoạn: giai đoạn thử thách và giai đoạn đón dâu.Tương ứng với các giai đoạn là các bài hát Quan làng : Hát để vượt qua thử thách
và hát để đón dâu
Giai đoạn thử thách
Giai đoạn thử thách được tính từ khi họ nhà trai đến ngõ, cổng nhàgái, gặp chướng ngại vật đầu tiên nhà gái đem ra cản Thử thách ở đâyđược hiểu là phải ứng xử bằng thơ - văn hoá chứ không có nghĩa là khókhăn, mang tính bắt buộc Các bài ca hay chính là nghi lễ trong giai đoạnnày có thể sắp theo trình tự:
Những bài ca chăng dây đón đường
Ngay khi trông thấy đoàn đón dâu từ xa, nhà gái sẽ cử các cô gái trẻbạn của cô dâu hoặc một đám trẻ con (khoảng 7 - 10 người) đứng ở đầungõ căng dây chặn lối dẫn vào nhà Khi gặp đoàn nhà trai, thay cho việc
Trang 36hỏi han xã giao, họ sẽ hát một bài chào, hỏi rất lịch sự.
"Khách nẩy dú hâư mà sự lạBọn khỏi ná hăm quá thắc pàyKhách đây lụ khách lại
Lụ cần pay khai phải hâư"
"Khách này ở đâu về sự lạChúng tôi chưa nhìn thấy bao giờKhách tốt hay khách xấu
Hay người đi bán vải về đâu" (35, tr.167 )Trước những câu hát như vậy, Quan làng phải nhanh trí hát đối lạimột bài xưng tên tuổi, nhẹ nhàng nhắc chuyện hai nhà đã hẹn ước tớingày cưới hôm nay và xin phép cất dây chăng cho nhà trai vào
Những bài ca lên cầu thang
Đó là những bài mời - chối lấy riệu rửa chân Khi đoàn nhà trai sắp bước lên cầu thang, nhà gái đưa riệu ra mời khách rửa chân vì nghĩ khách lạ là những người cao quý Hơn hết gia chủ cũng muốn thử thách xem khách sẽ ứng xử ra sao
"Kính chiềng mừa các á ngần bươnKhuốp pi thíp thoong bươn vận quáCần tặt mì nặm ta dáo kha
Nào khâu au láu chè mà thoáiLáu chè the thét đại khứn lồng"
" Kính thưa đến các chị ngầm bươnMột năm mười hai tháng chuyển quaNgười đặt ra có nước lã rửa chânĐâu phải lấy riệu về mà rửaRiệu chè để thiết đãi rể về" ( 35,tr.61)
Trang 37Riệu là thức uống cao lương dùng trong các dịp quan trọng, các buổitiệc vui, tụ tập sinh hoạt của người Tày Có được riệu phải đổi bằng mồhôi, bằng sức lao động, nay nhà trai đồng ý lấy nó rửa chân thì thật không biết
ý Quan làng nếu hát từ chối được, nhà gái sẽ đánh giá rất cao
"Thướn nặm teo au nhù mà chúiKháu lúa cúa sức vạt ám chinLồng thể nặm làng tin từ láy "
(Hết nước ta lấy cái khác về thayGạo riệu là vật của trái timLấy xuống để thay nước rửa chân sao được ) [35, tr.61]
Những bài ca giữ cửa
Để tăng thêm tính thử thách, nhà gái sẽ đem chổi đặt ngược, treo đèn thắp, treo con mèo bị nhốt trong lồng, đặt thớt, đặt đó, đặt dao chắn trước cửa Quan làng muốn chủ nhà cất đi phải hát, xin cất từng thứ một Trong đám cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang những bài hátQuan làng trong lễ cưới thường được diễn xướng trong gian đoạn này đó là xincất đó, cất đèn chắn cửa nhà
“Kính chiềng mừa các á kình chân
Bọn khỏi lẹo mà thâng ngoại các
Lướt tha hăm thầy ả pác đâư tu
Lừ cả nẳm thâng luồng mà hảng
Lừ cả cần mà hảng té pia ”
Kính thưa đến các vị kình châm
Chúng tôi đã đến cả ngoài cửa rồi
Liếc mắt nhìn thấy há miệng trong cửa
Đây không phải luồng nước sao lại đơm đó
Trang 38Đây là người sao lại đơm đó đón cá [ 35, tr.67]
Trang 39Hay “Kính chiềng mừa pả mé tung gia
Củ tin khỏi khửn mà thâng thích
Lướt tha hăn nhù quét tặt ngang
Khỏi mì cằn khiếu nạn hải tha
Lý lăng cần oóc mà củ téo mà thôi nó.”
(Kính thưa đến bố mẹ thông gia
Cất bước tôi đã lên đến sàn ngoài cửa
Liếc mắt thấy chổi đặt ngang
Chúng tôi có lời đề nghị hãy tha
Lý gì nhà người hãy ra mà cất đi cho mà thôi.) [35, tr.67]
Những bài ca trải chiếu
Sau bao thử thách, cuối cùng đoàn nhà trai cũng vào được trong nhà, nhưngoái oăm thay nhà gái lại không trải chiếu mời ngồi, khi trải lại trải ngược chiếuhoặc gấp chiếu xếp vào nhau Khách không được tự tiện ngồi ngay mà phải hát đểxin được chủ nhà trải chiếu cho ngay ngắn
“Kính chiềng mừa quan xuân quý chức
Chiêng thinh bấu hăm phúc that piói ngai
Bọn khỏi ná dảm tài lồng nắng
Quý chi cần cói lẩu chiếu minh.”
(Kính thưa đến quan xuân quý chức
Từ khi sinh ra chưa thấy chiếu trải ngược
Bọn chúng tôi không dám tài nào ngồi xuống
Không chê người hãy xem kỹ cho ) [35, tr.35]
Trang 40Giai đoạn đón dâu
Sau khi vượt qua thử thách, họ hàng nhà trai được vào tới gian chínhcủa ngôi nhà (chỗ tiếp khách), các thủ tục tiếp theo để đón được dâu vềkhông mang tính thử thách nữa mà mang tính giao tiếp Các bài ca haynghi lễ trong giai đoạn này phần đa được diễn ra theo thứ tự:
Những bài ca mời chào
Đó là các bài hát chủ nhà mời khách ngồi, mời uống nước, mời dùng thuốc,mời ăn trầu như:
“Tàng quay thêm ngần háng khổn lang
Cổ công mà thiên tàng khỏ khát
Chè miác dú bản thắm cần khỏi bấu mì ngần pay thự
Mơi cần chin chè lai mự táng nơi
Mơi đôi tán uQuan làng năng chin nặm.”
(Đường xa thêm tiền của khó khăn
Có công về đi đường khó nhọc
Chè tốt ở bản gần tôi không có tiền mua
Mời người uống tạm chè cũ ở nơi
Mời đôi tán quan làng ngồi uống nước ) [35, tr.178]
Trước tấm chân tình, khiêm tốn của nhà chủ, đoàn khách vui mừngđón nhận và thường khen ngợi chủ nhà hết lời, khách đáp và thưa lí do đến gặpmặt ngày hôm nay
Những bài ca trình tổ
Quan làng hát xin được thắp đèn, thắp hương, trình báo với tổ tiên, mời hai
họ ra ngồi cùng chứng kiến, xin cho chú rể được thắp hương trước bàn thờ tổtiên bên nhà gái