1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn thạc sĩ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt từ thực tiễn khu di tích phủ chủ tịch

155 405 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 17,89 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt từ thực tiễn Khu Di tích Phủ Chủ tịch” là công trình nghiên cứu độc

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGA

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN

KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGA

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị

di tích cấp quốc gia đặc biệt từ thực tiễn Khu Di tích Phủ Chủ tịch” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả, không trùng lặp với các đề tài khác cùng lĩnh vực nghiên cứu và chưa được ai công bố trước đó.

Các nội dung, số liệu, thông tin được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ nguồn và tác giả.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Thị An và các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT……… 12 1.1 Tổng quan chính sách công 12 1.2 Khái niệm chính sách văn hóa 17 1.3 Đặc trưng của chu trình chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt 18 Kết luận Chương 1 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH 48 NĂM QUA ……… ……24 2.1 Thực trạng ban hành chính sách văn hóa và chính sách bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 24 2.2 Đánh giá kết quả đạt được của chính sách 26

2.3 Thực trạng ban hành và thực thi chính sách bảo tồn phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch 27

2.4 Một số vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch

Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế 59 Kết luận chương 2 61 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH 63 3.1 Quan điểm đổi mới về hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia đặc biệt 63 3.2 Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu

Di tích Phủ Chủ tịch 64 Kết luận Chương 3 74

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CBVC Cán bộ viên chức

2 CNH Công nghiệp hóa

3 CNTT Công nghệ thông tin

5 HĐH Hiện đại hóa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Di sản văn hoá, trong đó có các loại hình di tích là tài sản quý giá, có ýnghĩa quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dânViệt Nam Các di tích đó là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọngminh chứng cho lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân, lànơi tham quan, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, tìm hiểu về truyền thốnglịch sử, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân; từ đó, hiểu được đặctrưng văn hoá và giáo dục các thế hệ tiếp bước truyền thống văn hóa và nhânvăn của dân tộc

Từ ý nghĩa quan trọng trên, nhiều di tích văn hóa đã được Nhà nước chú

ý xếp hạng để phân cấp quản lý hiệu quả trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Trong các di tích ở Việt Nam, Khu Di tích Phủ Chủ tịch đã được xếp hạng là di tích đặc biệt bởi ý nghĩa lịch sử, chính trị đặc biệtcủa mình Đây cũng là một trong các di tích lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các di tích lịch sử - cách mạng của Việt Nam nói chung và hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước nói riêng Vớinhững giá trị tiêu biểu nổi bật về nhiều mặt, Khu Di tích Phủ Chủ tịch đã nhậnđược sự quan tâm của toàn thể nhân dân trong nước và khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh vị Lãnh tụ muôn vàn kính yêu

của nhân dân Việt Nam được vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”.

Để phát huy giá trị các di tích trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế, trong thời gian qua, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâmban hành các chính sách quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn

di tích trên cả nước, đặc biệt là Khu Di tích Phủ Chủ tịch Tuy nhiên,

Trang 8

tồn, phát huy giá trị Khu Di tích quốc gia đặc biệt này đã gặp không ít khókhăn nhất

Trang 9

định trong thực tiễn quản lý, thực thi chính sách Xuất phát từ thực tế trên, tôi

chọn đề tài Luận văn: “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt từ thực tiễn Khu Di tích Phủ Chủ tịch” làm nội dung

nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chính sách công nhìn từ góc độ thực thichính sách với mong muốn góp phần nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy giátrị di tích quốc gia đặc biệt, Khu Di tích Phủ Chủ tịch

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch nói riêng, đã

có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện, trong đó đã đề cập đếnthực trạng công tác và chính sách bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch

Trong các công trình nghiên cứu về Khu Di tích Phủ Chủ tịch, có thể

nói, bài viết của Đặng Văn Bài “Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ góc nhìn bảo tồn và phát triển” đã có cái nhìn bao quát về Khu Di

tích từ góc nhìn quản lý văn hóa Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định:

“Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một không gian văn hóa/vỏ vật chất có chức năng tích hợp, chuyển tải các giá trị văn hóa phi vật thể/tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho hôm nay và mai sau Cũng

có thể khẳng định, chính các giá trị văn hóa phi vật thể đó là “hạt nhân” cơ bản/điều kiện tiên quyết để khu di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt hàng đầu của Việt Nam Theo quy luật tự nhiên, danh nhân dù vĩ đại đến đâu rồi cũng phải từ giã cõi đời này, dấu ấn vật chất gắn với danh nhân trước sau tự thân nó cũng bị hủy hoại, chúng ta chỉ có khả năng hạn chế các tác động của tự nhiên và xã hội để duy trì và kéo dài sự tồn tại cho các dấu ấn vật chất đó mà thôi Duy nhất chỉ có di sản tư tưởng vĩ đại của danh nhân là yếu tố bất biến Chính tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với

Trang 10

xu thế phát triển của thời đại mới là yếu tố làm nên tính chất đặc biệt của Khu Di tích lưu niệm về Người” Từ đó, tác giả kiến nghị: “Cần nhìn nhận hoạt động bảo tồn di sản văn hóa nói chung và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch nói riêng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở biển Đông thời gian qua để có thái độ ứng xử văn hóa đúng đắn với kho tàng di sản văn hóa dân tộc – loại “tài sản có giá trị đặc biệt” do các thế hệ cha ông truyền lại” [10].

Trong một bài viết khác, bài “Về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm danh nhân”, tác giả Đặng Văn Bài đã đi từ việc xác định

rõ nguyên tắc: “Nguyên tắc bảo tàng học đặt ra yêu cầu: Muốn bảo tồn và phát huy giá trị di tích, chúng ta phải nhận thức rõ đối tượng mà mình quản

lý về mặt định tính, định lượng cũng như những nét đặc thù tiêu biểu nhất

Và, tiếp sau đó, là áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích và sáng tạo các hình thức, nội dung hoạt động hấp dẫn để tuyên truyền, phổ biến các mặt giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích cho rộng rãi công chúng trong toàn xã hội” Từ đó, ông chỉ ra các nhiệm vụ cần quán triệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch nhƣ sau: “Lý luận bảo tàng học hiện đại đặt ra yêu cầu phải thông qua việc nghiên cứu toàn diện các di tích vật thể trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (động sản và bất động sản, cảnh quan thiên nhiên, vườn cây, ao cá trong khuôn viên di tích) để xác định rõ các mặt giá trị văn hoá phi vật thể đang ẩn chứa trong từng kỷ vật gắn với đời sống thường nhật của Chủ tịch

Hồ Chí Minh Chỉ khi nào nắm vững được các mặt giá trị phi vật thể (tức nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh còn ngưng đọng trong di tích) thì cán

bộ bảo tàng mới thực sự có những đóng góp xứng đáng vào việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, hoài bão, nhân cách sống cho thế hệ trẻ, để họ tự giác học

Trang 11

tập, công tác, phấn đấu, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tất nhiên, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch không thể phản ánh đầy đủ, toàn diện hệ thống tư tưởng của Bác Hồ, cho nên ở từng điểm di tích, từng kỷ vật cụ thể, chúng ta phải khai thác những khía cạnh đặc sắc nhất liên quan đến tư tưởng của Người Nhiệm vụ đặt ra là phải lựa chọn những nội dung tư tưởng gắn liền với những vấn đề có tính chất thực tiễn và cấp thiết của xã hội đương đại, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đó cũng là phương thức tốt nhất để chúng ta hiện thực hoá những ham muốn cuối cùng, ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [9].

Trong bài viết “Nâng cao chất lượng nội dung trưng bày và tuyên truyền tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch”, đăng trên Kỷ yếu hội thảo 45 năm bảo tồn và

phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969

-2014), tác giả Đỗ Hoàng Linh viết: “Để bảo tồn và phát huy tác dụng di tích

về Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hòa Hồ Chí Minh thì chúng

ta cần phải tái hiện lại đầy đủ hoặc gần đầy đủ nhất những tài liệu hiện vật

mà sinh thời Người sống và làm việc để thông qua đó tuyên truyền sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sông khiêm tốn, giản dị, tinh thần cống hiến và tình yêu nhân dân, đất nước của Người biểu tượng nhân cách vĩ đại mãi mãi in sâu trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh việc tiếp tục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, góp phần phấn đấu đi theo con đường mà Người đã chọn vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh và hội nhập quốc tế” [15].

Trang 12

Từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Đỗ Đức

Huỳnh viết: “Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của di tích, nhiều hạng mục trong hạ tầng kỹ thuật cần phải được đầu tư để đáp ứng nhu cầu hoạt động của con người Đây chính là mâu thuẫn rất khó giải quyết giữa bảo tồn và phát triển, giữa nguyên tắc nguyên trạng và mục tiêu đáp ứng các yêu cầu cần thiết của khách tham quan Một vấn đề không kém phiền phức nữa chính là tốc độ đô thị hóa quá nhanh và những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ luôn đòi hỏi phải được đưa vào cuộc sống, chính vì thế

nó càng mâu thuẫn với nguyên tắc, nguyên trạng và nguyên gốc của di tích, những vấn đề liên quan khác Đây cũng chính là những vấn đề bức xúc, thậm chí là “nóng” trong quá trình thực hiện bảo tồn di tích, thực hiện nhiệm vụ cải tạo phát triển hạ tầng kỹ thuật của di tích” Tác giả cũng đã đề xuất các

giải pháp để giải quyết hợp lý yêu cầu bảo tồn di tích với đòi hỏi cải tạo và

phát triển, xin tóm tắt như sau: - một là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện

nào cũng phải tuyệt đối tôn trọng các giá trị nguyên gốc hay tính nguyên trạngcủa di tích Tác giả cho rằng, để làm được việc đó cần thiết phải có mộtchương trình sưu tầm lại toàn bộ hồ sơ di tích qua các thời kỳ, từ khi còn

là Phủ toàn quyền, đến khi là Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chínhphủ và ngay cả biến động khu vực này khi trở thành Khu Di tích quốc gia đặcbiệt để nắm được các biến đổi của Khu Di tích qua các thời kỳ để thực

hiện tốt công tác quản lý Khu Di tích trong giai đoạn hiện nay Hai là, cần

chấn chỉnh và đưa vào nguyên tắc tất cả các hoạt động tu bổ, sửa chữa, cảitạo hoặc nâng cấp các hạng mục, các di tích hay Khu Di tích Vì hoạt độngnày dễ làm tổn thương đến di tích, dễ làm biến đổi, biến dạng hoặc mất đi

tính nguyên trạng hay các giá trị gốc của di tích Ba là, việc quy hoạch Khu

Di tích hay mỗi di tích cần được tính toán rất kỹ lượng để vừa đảm bảonguyên tắc bảo tồn cho di tích, nhưng đồng thời cũng phải có đủ các điều

Trang 14

Khu Di tích cần có vành đai an toàn, giãn cách để phục vụ cho sự phát triểncác công trình mới phụ trợ cho hoạt động của di tích và toàn bộ Khu Di tích[14].

Bài viết “Bảo vệ và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt” đăng trên Kỷ yếu hội

thảo 45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969 -2014) của tác giả PGS.TS Đỗ Văn Trụ đã bàn về vấn đề Bảo vệ và Phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, tác giả đã có một số đề xuất, nhằm góp phần bảo vệ, bảo quản giá trị

Khu Di tích Ông cho rằng, “Khu Di tích cần tổng kết, đánh giá một cách toàn diện và cụ thể các mặt hoạt động trong 45 năm qua, để từ đó khẳng định những ưu điểm, chỉ ra những thiếu sót hạn chế, tìm ra nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị Khu Di tích trong thời gian tới Theo đó cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho 5-10 năm tới Cần thiết phải xem xét, đánh giá cụ thể thực trạng của Khu Di tích hiện nay so với hồ sơ Khu Di tích đã được xây dựng trước đây ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, từ đó đánh giá các thay đổi để nghiêm túc sửa chữa vì lợi ích chung của khoa học Tiếp tục nghiên cứu, khôi phục trưng bày nội thất các nhà di tích, đảm bảo phát huy giá trị một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện Khu Di tích Một mặt cần phải vận dụng các kết quả nghiên cứu qua các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở được thực hiện và đánh giá nghiệm thu trong những năm qua vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của Khu Di tích, mặt khác cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, xác minh, tư liệu hóa các di tích, các hiện vật gắn liền với từng di tích, thực hiện việc tin học hóa, nhằm làm sáng tỏ hơn các giá trị của di tích

và hiện vật, tạo cơ sở cho công tác nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục” [17].

Trang 15

Bên cạnh đó, còn có một số đề tài nghiên cứu về Khu Di tích Phủ Chủ tịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Khu Di tích Phủ Chủ tịch thực hiện nhƣ sau:

- Đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu và xác định khoa học Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (khu A)";

- Đề tài cấp Bộ: "Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp

để bảo vệ và tôn tạo cho vườn cây di tích trong Khu Di tích lịch sử Chủ tịch

- Đề tài cấp Bộ: "Hệ thống hoá tư liệu về hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch giai đoạn 1954-1969";

- Đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu tư liệu hoá tài liệu, hiện vật tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch";

- Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” Kết quả được Hội đồng nghiệm thu Bộ Văn hóa thông tin đánh giá xuất sắc;

- Đề tài cấp cơ sở: "Bước đầu khảo sát và xây dựng quy trình bảo quản đàn cá và ổn định môi trường nước di tích ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch”;

- Đề tài cấp cơ sở: “Hệ thống hoá tư liệu về hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” giai đoạn 1954-1969";

- Đề tài cấp cơ sở: "Kết quả điều tra hiện trạng cây xanh Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch";

Trang 16

- Đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu, xác định, xây dựng hồ sơ khoa học các hiện vật đồ giấy tại di tích nhà sàn";

- Đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu thực trạng, lựa chọn giải pháp bảo tồn

để nâng cấp vườn quả Khu Di tích Phủ Chủ tịch";

- Đề tài cấp cơ sở: “Hệ thống hoá tư liệu và xây dựng đề cương thuyết minh theo 5 chuyên đề: Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ với thanh niên, Bác Hồ với phụ nữ, Bác Hồ với thương binh-liệt sỹ, Bác Hồ với giáo dục”;

- Đề tài cấp cơ sở: "Sưu tầm, hệ thống hoá ảnh tư liệu về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1954-1969;

- Đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu, đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ khí khô trong công tác bảo quản tài liệu, hiện vật tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch";

- Đề tài khoa học cấp cơ sở "Số liệu hoá hồ sơ, tài liệu hiện vật trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch";

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Hệ thống hoá tư liệu Bác Hồ về thăm các địa phương giai đoạn 1941-1969”;

- Đề tài cấp cơ sở “Hệ thống hóa tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với 13 địa phương (giai đoạn 1941-1969)”;

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung số kiểm kê cho các di tích, tài liệu, hiện vật trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch;

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu, chỉnh lý hệ thống hóa hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1954-1958”;

- Đề tài khoa học cấp cơ sở "Xây dựng nội dung giáo dục tuyên truyền tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”;

Ngoài ra, còn có các buổi Hội thảo, Tọa đàm khoa học nhƣ: Hội thảo 45

Trang 18

Phủ Chủ tịch (1969 - 2014); Tọa đàm “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tu bổ, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 2016 tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch” Các buổi tọa đàm cũng nhận được nhiều nghiên cứu, nhận định, đánh

giá về nghiệp vụ bảo tồn di tích và đề xuất giải pháp nâng cao chấtlượng công tác bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích, đặc biệt công tác tuyêntruyền giáo dục ý nghĩa tư tưởng, đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch

Các nghiên cứu trên đã nêu rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch, và đưa ra nhiều giải pháp có giá trị nhằmnâng cao chất lượng công tác bảo quản, trưng bày trong giai đoạn mới Tuynhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh, nội dung riêng biệt của công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch mà chưa có một nghiên cứu tổng thể toàn bộ quá trình ban hành và thực thi chínhsách bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch phù hợp với giai đoạn hiện nay Từ thực tế đó, đề tài luận văn mong muốn nghiên cứu, đánh giá các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch và thực hiện nghiên cứu bổ sung thêm quá trình ban hành và thực thi chính sách nhằm đưa ra các giải pháp đổi mới hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch Các nghiên cứu được đề cập đến ở trên sẽ

là tài liệu tham khảo tốt để thực hiện đề tài Luận văn này

Trang 19

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục địch nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng việc ban hành, thực thi chính sách bảo tồn và phát huygiá trị di sản Khu Di tích Phủ Chủ tịch; đề xuất giải pháp đổi mới hoàn thiệnchính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản Khu Di tích này

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về bảo tồn di tích đặc biệt quốc gia

- Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp, công cụ của chính sách phát triển các di tích lưu niện hiện nay từ thực tế tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch

- Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới việc xây dựng và thực hiện, đánh giáchính sách phát triển các Khu Di tích lưu niệm phù hợp với điều kiện thực tếtại Khu Di tích Phủ Chủ tịch

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị Khu Ditích đặc biệt

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 20

- Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp được sửdụng nhất quán trong luận văn Các tài liệu được phân tích bao gồm cácVăn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ ngành ởTrung ương và địa phương; các kết quả, số liệu của công trình nghiên cứuđược sử dụng kế thừa trong luận văn gồm các báo cáo, tài liệu thống kêcủa chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếphoặc gián tiếp tới vấn đề Chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tích cấpquốc gia đặc biệt ở nước ta nói chung và thực tế Khu Di tích Phủ Chủ tịch nóiriêng.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn sẽ áp dụng phương pháp này vàoviệc phỏng vấn sâu một số cán bộ làm việc tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận:

Về mặt lý luận: luận văn sẽ làm sáng tỏ các vấn đề của chính sách công trong triển khai và thực hiện tại một địa bàn cụ thể là Khu Di tích Phủ Chủ tịch

Ý nghĩa thực tiễn:

Về mặt thực tiễn: luận văn sẽ có đóng góp trong việc đề xuất các giải phápchính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành vàtriển khai tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượcchia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt

Chương 2: Thực trạng ban hành và thực hiện Chính sách bảo tồn

và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch 48 năm qua

Trang 22

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

1.1 Tổng quan chính sách công

1.1.1 Khái niệm chính sách công

Khoa học chính sách ra đời muộn hơn các ngành khoa học khác và thực

sự phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới sau những năm 50 của thế kỷ trước Người đầu tiên sáng lập khoa học chính sách là Harold Lasswell và cáchọc giả khác ở Mỹ và Anh Sau này khoa học chính sách dần dần thay thế các nghiên cứu chính trị truyền thống, đặc biệt là hợp nhất giữa lý thuyết và thực tiễn hoạt động chính trị Chính vì sự phong phú của các phương diện hoạtđộng chính trị nên các học giả đã đề cập đến khái niệm về chính sách công dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Cho dù nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng khái niệm đều thống nhất cho rằng chính sách công bắt nguồn từ

những “quyết định” của Nhà nước và dùng để giải quyết những vấn đề chung

vì lợi ích của đời sống cộng đồng Có thể tìm thấy nhiều khái niệm, định nghĩa về chính sách công của các tác giả trong nước và quốc tế, trong phạm vinghiên cứu của luận văn tác giả chỉ nêu một số định nghĩa tiêu biểu như sau:

Thomas Dye định nghĩa chính sách công như sau: “bất kỳ những gì mà nhà nước chọn làm hoặc không làm” [20] Khái niệm về chính sách công của

William Jenkins đưa ra cụ thể hơn định nghĩa trên Theo ông, chính sách công

là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một nhà hoạt động chính trị hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc phạm vi thẩm quyền của họ” [21] Còn James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn, mô tả chính sách công như là “một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một nhà hoạt động hoặc một

Trang 23

nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm” [19].

Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” của Học viện

Hành chính Quốc gia xuất bản năm 2013 đưa ra định nghĩa chính sách công

như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [18] Tác giả Đỗ Phú Hải định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể

và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể

đã xác định” [11].

Trên cơ sở tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công,

có thể đi đến một khái niệm: Chính sách công là định hướng hành động do Nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng, mục tiêu chính sách đã đưa ra.

1.1.2 Vai trò của chính sách công trong quản lý nhà nước

Nhà nước sử dụng chính sách công làm công cụ chính để điều hành, giảiquyết những vấn đề công nhằm thúc đẩy và định hướng phát triển củamọi mặt của xã hội, vai trò của của chính sách công được thể hiện ở nhữngkhía cạnh sau đây:

- Vai trò định hướng cho các chủ thể trong xã hội

Mục tiêu của chính sách công là định hướng xã hội vận động phù hợpvới những mục tiêu của nhà nước Phản ánh ý chí của nhà nước trong mốiquan hệ với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội Nếu các quá trình kinh tế - xã hội hoạt động theo mục tiêu chính sách đề ra cũng có nghĩa là đạt được mục tiêu phát triển chung và nhận được những ưu đãi của nhà nước

Trang 25

xã hội Cách thức tác động của nhà nước phù hợp với cơ chế tác động củachính sách công vừa nhanh chóng đạt được mục tiêu quản lý, vừa tạo ra tínhđồng bộ trong hệ thống quản lý nhà nước.

- Chính sách tạo động lực cho các chủ thể trong xã hội

Muốn đạt được các mục tiêu trong quản lý, nhà nước phải banhành nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp mang tính khuyếnkhích, tạo động lực tốt nhất cho các chủ thể trong xã hội hưởng ứng thamgia nhằm đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước

- Điều chỉnh các hoạt động trong đời sống xã hội

Tạo lập các cân đối trong phát triển cũng là một vai trò điều chỉnh củachính sách công Cách thức tạo lập được thực hiện từ nhiều vai trò khác củachính sách công như khuyến khích các tiềm năng trong tương lai củanhững ngành, lĩnh vực và vùng kém phát triển để nhanh chóng cân bằngvới các ngành hay vùng khác ví dụ sử dụng chính sách công để điều chỉnhquy mô dân số cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế để cải thiện mức thunhập bình quân của xã hội; điều chỉnh các ngành sản xuất cho cân đối vớinhu cầu tiêu dùng của dân cư, điều chỉnh các hoạt động văn hóa, và nhiềuhoạt động khác trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

- Vai trò kiểm soát và phân phối nguồn lực trong xã hội

Kiểm soát và phân phối nguồn lực cho phát triển là một vai trò quantrọng của chính sách công, nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc quản lý, sửdụng các nguồn lực cho phát triển Mục tiêu phát triển bao gồm cả lượng

và chất trong hiện tại và tương lai, nên tài nguyên tự nhiên và xã hội củamột quốc gia trở thành vấn đề trung tâm trong quản lý của các nhà nước

Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng ổn định, bền vững, nhànước dùng các chính sách để khuyến khích và điều tiết các quá trình khaithác sử dụng nguồn lực, tài nguyên

Trang 26

- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế -xã hội

Qua chính sách công, nhà nước tạo ra những điều kiện cần thiết nhằmtạo lập môi trường thuận lợi cho các chủ thể hoạt động về cả chính trị, kinh tế,văn hóa – xã hội

- Hỗ trợ các chủ thể vận động phát triển theo định hướng

Từ mục tiêu, định hướng lựa chọn, nhà nước mong muốn đối tượng cũng vận động hướng tới mục tiêu đề ra bằng cách ban hành chính sách pháttriển chung Trong quá trình vận động phát triển, có bộ phận vận động nhanh, bộ phận vận động chậm nên nhà nước ban hành chính sách công

để khuyến khích kịp thời các bộ phận vận động chậm đạt mục tiêu đặt ra

- Vai trò tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyềnthực hiện mục tiêu đặt ra

Phối hợp hoạt động của các chủ thể sẽ tạo nên tính hệ thống chặt chẽtrong quá trình vận động của các thực thể Kết quả đạt được của thực thể donhiều loại hoạt động tạo thành theo một trình tự nhất định Nếu trình tự này bịđảo lộn sẽ làm biến dạng kết quả hoặc chuyển thành những kết quả khôngmong muốn Bởi vậy, các chủ thể phải đề ra mục tiêu chính sách thống nhất

để mọi thành phần đều hướng tới mục tiêu chung trên cơ sở thực hiện tốtnhững mục tiêu bộ phận

1.1.3 Chu trình chính sách công

Theo khoa học chính sách công, chu trình chính sách trải qua các bước thực hiện cơ bản như sau: thu thập thông tin; đề xuất nội dung chính sách; raquyết định; hướng dẫn; áp dụng chính sách; kết thúc; đánh giá chính sách ỞViệt Nam, giai đoạn hình thành chính sách và ra quyết định chính sách là thống nhất và diễn ra trong khu vực Nhà nước, do các cơ quan công quyền thực hiện, vì vậy hai giai đoạn trên được ghép lại thành giai đoạn hoạch địnhchính sách Như vậy chu trình chính sách qua các bước hoạch định chính

Trang 27

sách; thực thi chính sách; đánh giá chính sách Chu trình chính sách công được thể hiện theo hình dưới đây:

Đánh giá

chính sách Hoạch địnhchính sách

Phân tíchchính sách

Thực thichính sách

Theo chu trình như trên giai đoạn đầu tiên là hoạch định chính sách, giaiđoạn hình thành phương án chính sách và ra quyết nghị chính sách Để hoànthành giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước tiến hành các hoạt động phântích thực trạng để xác định vấn đề chính sách và đưa các vấn đề cần giảiquyết vào chương trình để ban hành chính sách Hoạt động xác định vấn đềchính sách không chỉ do các cơ quan Nhà nước thực hiện mà còn có sự thamgia rộng rãi của xã hội Nội dung quan trọng là việc xác định mục tiêu chínhsách và các giải pháp đạt được mục tiêu đó Tiếp theo là giai đoạn thựcthi chính sách trong đời sống xã hội, đây là giai đoạn tổ chức thực hiện cácgiải pháp chính sách đã được lựa chọn và kiểm chứng hiệu quả của chínhsách khi triển khai thực tế Có thể coi đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết địnhđến sự thành bại của một chính sách Cuối cùng là đánh giá chính sáchcông Giai đoạn này đo lường kết quả thực hiện chính sách và các tác

Trang 29

trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách, từ đó xác định hiệu quả củamột chính sách trong thực tế để đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp từngthời điểm hoặc loại bỏ khi thực thi không hiệu quả hoặc không phù hợp vớimục tiêu chính sách tại thời điểm thực hiện.

1.2 Khái niệm chính sách văn hóa

1.2.1 Khái niệm

Theo UNESCO, chính sách văn hóa được định nghĩa như sau

“Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách Nhà nước dùng làm cơ sở cho hoạt động văn hóa” [9, tr.19] Tại Việt Nam, chính sách văn hóa được định nghĩa như sau: “Chính sách văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý thực tiễn của đời sống văn hóa theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội” [9, tr.20, 21].

Là một bộ phận của nền văn hóa, di tích nằm trong phạm vi tác động củachính sách văn hóa nói chung Ở Việt Nam, di tích được phân thành 4 loại:

di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lamthắng cảnh; trong Di tích lịch sử có hai tiểu loại là Di tích lưu niệm sự kiện

và Di tích lưu niệm danh nhân (Điều 11 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009).

Khu Di tích Phủ Chủ tịch là một di tích lưu niệm danh nhân, với tầm vóc

ý nghĩa của mình, Khu Di tích này đã được xếp hạng “quốc gia đặc biệt”.

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lưu niệm là phần nằmtrong tổng thể chung của chính sách văn hóa, được xây dựng và ban hành

Trang 30

nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công cụ để giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm danh nhân.

1.2.2 Vai trò của chính sách văn hóa

Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nóichung và bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm nói riêng nhằm nângcao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoàiđóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, di tíchlưu niệm

Chính sách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

Chính sách đưa ra mục tiêu đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo

vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

Chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu

di sản văn hoá nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1.3 Đặc trưng của chu trình chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di

tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt

- Đặc điểm của Di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt

Di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt gắn liền với danh nhân,một nhân vật kiệt xuất, nổi tiếng, có đóng góp to lớn, xuất sắc trong một hoặc

nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học…), có tác dụng thúc đẩy và tạo nên những chuyển biến lớn trong

từng giai đoạn lịch sử của đất nước, có đạo đức cao đẹp, được lịch sử và nhân

Trang 32

Nhà nước xếp hạng và ban hành các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị ditích để gìn giữ, phục vụ nhân dân tưởng nhớ, học tập nghiên cứu vàtham quan.

- Đặc điểm chu trình chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt

Chu trình chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm danhnhân cấp quốc gia đặc biệt cơ bản trải qua các bước theo khoa học chính sáchcông Do đặc trưng của đối tượng ban hành chính sách là Di tích lưuniệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt gắn liền với danh nhân và di sản vănhóa do danh nhân để lại nên chu trình chính sách có những đặc trưng chínhnhư sau:

+ Chu trình chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tích lưu niệm danhnhân cấp quốc gia đặc biệt liên quan đến di sản văn hóa, cả di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể Di sản văn hóa vật thể gắn liền với động sản và bất độngsản, di vật, cảnh quan, môi trường xung quanh, nơi danh nhân sống vàlàm việc khi sinh thời Di sản phi vật thể gắn liền với tư tưởng, đạo đứcphong cách sống của danh nhân đóng góp cho cộng đồng, cho nhân loại tồntại lâu dài với thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác cótính định hướng xã hội đi theo Khi hoạch định chính sách phải nghiên cứu

kỹ đến yếu tố giữ nguyên trạng của di tích, phát huy giá trị di sản văn hoá vìlợi ích của toàn xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam, góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàukho tàng di sản văn hoá và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế và phát triển xãhội

+ Chu trình chính sách gắn liền với mỗi di tích được Nhà nước xếp hạng + Chu trình chính sách ban hành vừa phục vụ tham quan, nghiên cứu di

Trang 34

- Các đối tượng tác động đến thực thi chính sách:

Trong giai đoạn thực thi chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưuniệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cựchoặc tiêu cực đến quá trình này Trong đó có yếu tố liên quan đến Nhà nước

có yếu tố liên quan đến đối tượng của chính sách và các yếu tố kinh tế, xãhội khác

Thứ nhất, do đặc điểm của di tích Di tích thường đóng vai trò vừa phải

bảo quản giữ gìn nguyên trạng vừa phục vụ khách đến tham quan, học tập vànghiên cứu

Thứ hai, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác bảo tồn và phát huy giá tri di tích Kết quả tổ

chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tích phụ thuộc nhiềuvào năng lực của đội ngũ thực thi chính sách Nhận thức của đội ngũ cán bộthực thi công việc nếu còn hạn chế, ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả

và mục tiêu của chính sách

Thứ ba, công tác vận động tuyên truyền chính sách Chính sách bảo tồn

và phát huy giá trị di tích cần được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả tầng lớptrong xã hội Tuyên truyền làm lan tỏa các mục tiêu chính sách để nâng cao nhận thức của nhân dân

Thứ tư, quy hoạch vị trí Khu Di tích Chính sách chịu tác động bởi yếu tố

vị trí, quy hoạch, ví dụ như, khi nằm ở các vị trí trung tâm chính trị sẽ chịuảnh hưởng của khu vực vừa đảm bảo an ninh chính trị, vừa phục vụ thamquan, du lịch

Thứ năm, điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực xã hội Để bảo tồn tốt nhất

di tích lưu niệm danh nhân cần nhiều nguồn lực tham gia trong công tác tu bổ, bảo quản, đảm bảo an ninh Với điều kiện kinh tế hiện nay, mặc dù nhà nước

đã chú trọng đầu tư, thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nhưng

Trang 36

thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu rất lớn về vốn, về nguồn lực để đảm bảo di tíchkhông xuống cấp theo thời gian và tác động của thời tiết, môi trường, cần cóchính sách rõ ràng, hiệu quả kêu gọi xã hội hóa chung tay thực hiện đảm bảoquy định.

1.4 Những yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị

di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt

Chính sách thường tồn tại và diễn ra trong thời gian dài và có liênquan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thi hành chính sáchcũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị gồm các yếu tố về văn hóa chính trị, hiến pháp, thể chế chính trị Hệ thống chính trị chi phối trực tiếp và gián tiếp đến chu trình chính sách công

+ Văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phứctạp bao gồm đa dạng tri thức về các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; sự định hướng tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ, hành vi chính trị Việc nhận thức, xác định đúng đắn các thể chế văn hóa và thể chế chính trị,việc giải quyết mối quan hệ hài hòa, tuân theo các quy luật khách quan giữacác thể chế đó có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị quốc gia Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế văn hóa, chính trị nói riêng, cũng như xây dựng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia luôn là yêu cầu cần thiết, nhằm vừa bảo đảm đầy đủ các bộ phận chức năng, hoạt động hoàn hảo của thể chế văn hóa, thể chế chính trị, vừa nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu về quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững

Trang 37

+ Hiến pháp

Hiến pháp nước ta quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộiquốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyêntắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệgiữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý Hiến phápnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trịcao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam Mọi chính sách công bắtbuộc phải tuân theo Hiến pháp Tại khoản 1 Điều 60 của Hiến pháp quy

định “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” + Thể chế chính trị

Thể chế chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức vàhoạt động của hệ thống chính trị quốc gia Thể chế chính trị được cấu thànhbởi sự kết hợp các yếu tố: chính trị - kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa,pháp luật Thể chế chính trị được hiểu rõ nét nhất trong mô hình tổ chức nhànước; trong hiến pháp của mỗi nhà nước quy định về nguồn gốc và tínhchất của quyền lực, sự phân bổ và tổ chức các cơ quan quyền lực và mốiquan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của nhà nước vớicông dân, các tổ chức xã hội Chính sách bảo tồn và phát huy giá tri di tíchđược xây dựng, phục vụ thể chế chính trị Việt Nam, vì mục tiêu phát triển đấtnước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhưHiến pháp quy định

Lịch sử

Mỗi di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt đều có lịch sử hìnhthành, tồn tại gắn liền với cuộc đời của danh nhân khi sinh thời, gắn liền vớiđời sống trong thời đại của mình Khi ban hành chính sách phải dựa trên cơ sởcác tư liệu, tài liệu lịch sử đảm bảo tính nguyên vẹn của Di tích, phát huy

Trang 39

Văn hóa

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn gắn chặt với đạo lý uống nướcnhớ nguồn, tôn vinh những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc,nhân vật lịch sử có công với dân với nước Do đó, văn hóa tín ngưỡng tácđộng lớn đến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm danhnhân cấp quốc gia đặc biệt Chính sách ban hành phải phù hợp và đượcnhân dân ủng hộ để được thực thi đúng mục tiêu của chính sách

Kết luận Chương 1

Chương 1, đã phân tích chung, làm rõ về lý luận chính sách công, chínhsách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lưu niệm, đặc trưng chính sáchbảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm danh nhân cấp quốc gia đặc biệt

Từ việc đưa ra một số khái niệm cơ bản, là công cụ để thực hiện phân tích vàtổng hợp làm cơ sở hoàn thiện các chương tiếp theo của luận văn Cũng từphân tích nêu trên, có thể nhận thấy trong suốt thời gian qua, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã thểchế hóa bằng nhiều chủ trương, chính sách và được thực thi có hiệu lực, hiệuquả trong đời sống xã hội, được nhân dân quan tâm, ủng hộ nâng cao được ýthức cộng đồng trong việc bảo vệ các Di tích Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa để theo kịp với những thayđổi từng thời điểm Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những tồn tại, khó khăn và thách thức trong việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách, để đánh giá và đưa ra những giải pháp, công cụ chính sách phù hợp hơn nữatrong công tác bản tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH

PHỦ CHỦ TỊCH 48 NĂM QUA 2.1 Thực trạng ban hành chính sách văn hóa và chính sách bảo tồn

phát huy giá trị di sản văn hóa

Từ Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng, Sắc lệnh số 65/SL ngày

23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta luôn thể hiện sự quan tâmđối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa

Văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược phát triển văn hóa hiện nay là

Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã nêu rõ: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hành động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người” và “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [1].

Trên tinh thần đó, hàng loạt giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa,nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân đã ra đời Chính phủ cũng đã tiếnhành đầu tư qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cho việcnghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các giá trị di sản, nhờ đó, huy động được sựquan tâm của cộng đồng đối với các di sản văn hóa

Ngày đăng: 13/11/2017, 21:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Hoàng Tuấn Anh (2009), Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá-cơ hội mới, thách thức mới, Tạp chí di sản văn hoá, số 3 (tr. 28) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá-cơ hội mới, thách thức"mới
Tác giả: Hoàng Tuấn Anh
Năm: 2009
9. Đặng Văn Bài (2007), Về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm danh nhân, Tạp chí Di sản văn hóa, Hà Nội, số 18 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm"danh nhân
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2007
10. Đặng Văn Bài, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ góc nhìn bảo tồn và phát triển, Nguồn: http:// q u y disa n .or g .vn/kh u -di - tic h -ch u -ti c h-ho-chi - mi nh- tai-phu-chu - tic h -tu - go c -nhin-bao- t on - va p h at- t rien Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ góc nhìn"bảo tồn và phát triển
12. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về chính sách công
Tác giả: Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
Năm: 2013
14. Đỗ Đức Huỳnh, Mấy suy nghĩ về mối quan hệ cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật với việc bảo tồn Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nguồn:Website của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ về mối quan hệ cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật"với việc bảo tồn Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
15. Đỗ Hoàng Linh (2014), Nâng cao chất lượng nội dung trưng bày và tuyên truyền tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, Kỷ yếu hội thảo 45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969 -2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nội dung trưng bày và tuyên"truyền tại Khu di tích Phủ Chủ tịch
Tác giả: Đỗ Hoàng Linh
Năm: 2014
16. Nguyễn Bích Thủy (2017), Dấu ấn tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Đá Chông – K9, Nguồn: http://w w w.ba o moi.c o m Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí"Minh tại Khu di tích Đá Chông – K9
Tác giả: Nguyễn Bích Thủy
Năm: 2017
17. Đỗ Văn Trụ (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt, Kỷ yếu hội thảo 45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969 -2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí"Minh tại Phủ Chủ tịch xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt
Tác giả: Đỗ Văn Trụ
Năm: 2014
19. James E. Anderson (1984), Public Policy Making: An Introdution, 3th ed. Boston:Houghton Mifflin Company Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Policy Making: An Introdution
Tác giả: James E. Anderson
Năm: 1984
20. Thomas R. Dye (1972), Understanding Public Policy, Englewood Cliff, NJ:Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Public Policy
Tác giả: Thomas R. Dye
Năm: 1972
21. William I. Jenkins (1978), Policy Analysis: A Political and Organization Perspective, London: Martin Robertson Sách, tạp chí
Tiêu đề: Policy Analysis: A Political and Organization"Perspective
Tác giả: William I. Jenkins
Năm: 1978
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (1998), Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa III về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khác
2. Chính phủ (2010), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa Khác
3. Cục Di sản văn hóa (2016), Báo cáo số 824/BC-DSVH ngày 09/12/2016 tổng kết công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 Khác
4. Nghị quyết Trung ƣơng 3-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khác
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng IX, khoá XI về xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Khác
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số: 32/2009/QH12, ngày 18 tháng 6 năm 2009.Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt Khác
11. Đỗ Phú Hải (2014), Khái niệm Chính sách công, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 02 Khác
13. Tạ Ngọc Hải, chính sách công – Tiếp cận từ khoa học tổ chức nhà nước, 78 Khác
18. Nhiều tác giả (2012), Giáo trình Chính sách văn hóa, NXB Lao động, Hà Nội.Tài liệu nghiên cứu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w