PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử. Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền. Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một tỉnh vẫn còn chưa nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng, cho nên khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ những đòi hỏi của công tác nghiên cứu văn hoá, em chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 2.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội. Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo các nhóm sau: Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể: Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh hướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trình của các tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn Chí Bền (trưởng ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000), Trương Thìn (chủ biên) (1990) ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội).…. Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu thuật. Điều đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp quản lý lễ hội. Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng thể: Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền thống theo phương pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là GS. Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoá của hội lễ dân gian và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam ; Tập thể các tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS. Lê Trung Vũ (chủ biên)…. 2.2 Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa phương nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên. Song chủ yếu những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tả dưới góc độ đơn lẻ từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh, như lễ hội Đền Tân La (TP Hưng Yên), lễ hội Đền Trần, Đền Mẫu (Phố Hiến Hưng Yên), hội Đền Đa Hòa (thờ Chử Đồng Tử Tiên Dung), Văn Miếu Xích Đằng ( Lam Sơn – Hưng Yên), Chùa Chuông ( Nhân Dục – Hưng Yên)… Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập đến nay), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hưng Yên đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lễ hội cổ truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau: Cuốn sách “Hưng yên vùng phù sa văn hóa” của Nguyễn Phúc Lai đã nghiên cứu và trình bày chi tiết về các lễ hội cổ truyền của Tỉnh. Ngoài ra còn có cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu” của Lâm Hải Ngọc, cuốn sách giới thiệu về các địa danh nổi tiếng của Tỉnh cũng như các lễ hội của từng đơn vị địa phương. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu, thống kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Hưng Yên một cách có hệ thống và chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong giai đoạn hiện nay. Đề tài tiểu luận Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội cổ truyền Hưng Yên, làm rõ những giá trị văn hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trên quê hương. 3. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền. Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền. Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên. Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõ một số lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Hưng Yên được tái lập). 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận Cơ sở lý luận: Tiểu luận vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá để nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp logic và lịch sử + Phương pháp liên ngành và chuyên ngành + Phương pháp điều tra xã hội học + Phương pháp phỏng vấn sâu + Phương pháp quan sát tham dự + Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có. 6. Những đóng góp của tiểu luận Tiểu luận có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về lễ hội cổ truyền Hưng Yên dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dân gian; cung cấp cho người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích thực về lễ hội cổ truyền ở một địa phương cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên, tiểu luận sẽ góp phần xây dựng những định hướng cho công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội Hưng Yên trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 7. Kết cấu của tiểu luận Bài tiểu luận được chia thành 3 chương chính: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền. Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và
phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoácủa cộng đồng Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ướcmuốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong nhữnghoàn cảnh cụ thể Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưutruyền qua hàng nghìn năm lịch sử Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽđương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiêncứu và đạt được nhiều kết quả Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tậptrung trên bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương,một tỉnh vẫn còn chưa nhiều Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng,cho nên khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ quaviệc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổtruyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước đi cần thiết và quan trọng để kếthừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc Xuất phát từ những đòi hỏi của công tác
nghiên cứu văn hoá, em chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên”.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội.
Trang 2Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới Từ trước tới nay, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp
và phân loại theo các nhóm sau:
Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynhhướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trìnhcủa các tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễhội truyền thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), NguyễnChí Bền (trưởng ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền ViệtNam, Nxb Văn hoá Dân tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000),Trương Thìn (chủ biên) (1990) ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoáDân tộc, Hà Nội).… Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (làtrưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu thuật Điềuđáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở việc miêu thuật và giải nghĩacác lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối liên hệ của các lễ hộitruyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp quản lý lễ hội Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổngthể: Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyềnthống theo phương pháp định tính Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynhhướng này là GS Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoácủa hội lễ dân gian và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội ViệtNam ; Tập thể các tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam) xuất bản công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS
Lê Trung Vũ (chủ biên)…
2.2 Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên
Trang 3Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa
phương nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.Song chủ yếu những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tảdưới góc độ đơn lẻ từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh,như lễ hội Đền Tân La (TP Hưng Yên), lễ hội Đền Trần, Đền Mẫu (Phố Hiến -Hưng Yên), hội Đền Đa Hòa (thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung), Văn Miếu XíchĐằng ( Lam Sơn – Hưng Yên), Chùa Chuông ( Nhân Dục – Hưng Yên)…
Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập đến nay), Sở Văn hoáThể thao và Du lịch Hưng Yên đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liênquan đến lễ hội cổ truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách Cụ thể như sau: Cuốn sách “Hưng yên vùng phù sa văn hóa” của Nguyễn Phúc Lai đãnghiên cứu và trình bày chi tiết về các lễ hội cổ truyền của Tỉnh
Ngoài ra còn có cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu” của Lâm HảiNgọc, cuốn sách giới thiệu về các địa danh nổi tiếng của Tỉnh cũng như các lễ hộicủa từng đơn vị địa phương
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảocứu, thống kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Hưng Yên một cách có hệthống và chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổtruyền trong giai đoạn hiện nay
Đề tài tiểu luận " Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên" sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội cổ
truyền Hưng Yên, làm rõ những giá trị văn hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra nhữngphương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá góp phầnxây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trên quê hương
Trang 43 Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận
- Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn
hoá của lễ hội cổ truyền
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổtruyền Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốngóp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên tronggiai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõmột số lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàntỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Hưng Yên được tái lập)
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
- Cơ sở lý luận: Tiểu luận vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam vềvăn hoá để nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên ngành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học
Trang 5+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát tham dự
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có
6 Những đóng góp của tiểu luận
- Tiểu luận có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có
hệ thống về lễ hội cổ truyền Hưng Yên dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dângian; cung cấp cho người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đíchthực về lễ hội cổ truyền ở một địa phương cụ thể
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị vănhoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên, tiểu luận sẽ góp phần xây dựng nhữngđịnh hướng cho công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đềxuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hộiHưng Yên trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay
7 Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ
hội cổ truyền
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền ở
Hưng Yên
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên
Trang 6Trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi thiếusót, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô để nhữngbài viết sau của em được hoàn chỉnh hơn.
Trang 7
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1 QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1.1 Lễ hội
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sốngtrên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản sắc riêngcủa mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo cho nền văn hoá của dân tộc Trong đó lễ hội
là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước đặc sắc hơn Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giảikhác nhau trong giới nghiên cứu Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số ýkiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trongcấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không
có hội hoặc ngược lại Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi
lễ, hội là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoátruyền thống”; khác với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịpnày trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định mộtcách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hoá” cùng với không khítrang nghiêm đóng vai trò chủ đạo Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và
Trang 8có lẽ cũng vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội Theo Nguyễn Quang Lê, thìbất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quện và giao thoa với nhau: 1- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáocùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rấtchu đáo và nghiêm túc Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thếgiới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần), do chính con ngườitưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đếntương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.
2- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dângian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian.v.v- chúngđều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “ đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian(trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy người tanhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt” Nghiên cứu "Lễ hội ViệtNam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn Sáu cho rằng: “Lễ hội là hình thứcsinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian vàkhông gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyềnthoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên-thần thánh và con người với xã hội” Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “ lễ hội làmột sinh hoạt văn hoá cộng đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sứclôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia Là sản phẩm sáng tạo của các thế
hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừathánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ conngười”
Trang 9GS Ngô Đức Thịnh quan niệm “ lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoádân gian tổng thể”, “ lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn giải:Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm
mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường làtôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đónảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hộicho nên một trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinhtích hợp
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu trúcnên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng,linh thiêng; phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá nghệ thuật, đờithường) Tác giả Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hoà quện, xoắn xít với nhau
để cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó của một cộng đồng Trong lễ cũng có hội vàtrong hội cũng có lễ
Nguyễn Tri Nguyên khẳng định: Lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký
ức văn hoá dân tộc Giống như gien di truyền, ký ức văn hoá chứa đựng hàm lượngthông tin các giá trị văn hoá của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạonên bản sắc và sự đa dạng văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựanhư sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên Từ những quan điểm trên, chúngtôi nhận thức như sau:
Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của conngười đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trướccuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện
Hội: là tập hợp các trò diễn có tính nghi thức, các cuộc vui chơi, giải trí tạimột thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo hay ở sát
Trang 10chúng, có đông người tham gia, là đời sống văn hoá hàng ngày và một phần đời của
cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộngđồng xã hội
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nóđược người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn hoá,tín ngưỡng
Lễ hội cổ truyền được ra đời, bảo tồn và phát huy trong lòng lịch sử- vănhoá dân tộc, nó phản ánh khá đầy đủ và rất sinh động đời sống văn hoá- xã hội mà
đã trải qua Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần được lễ hội cổ truyền bảo lưu và truyềntụng từ đời này sang đời khác; và thực sự trở thành di sản văn hoá truyền thống vô
Trang 11giá Đó chính là kho tàng các giá trị thuộc về tinh hoa văn hoá, phản ánh rõ nét bảnlĩnh và bản sắc dân tộc Việt Nam Khái niệm cổ truyền được Từ điển tiếng Việt cắtnghĩa như sau:
“Cổ: Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử”;
“Truyền: Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau”;
“Cổ truyền: Từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa”
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, Phan Đăng Nhật cho rằng: “ Lễ hội cổtruyền là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tínngưỡng, văn hoá nghệ thuật cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc”
và lễ hội “còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của ngườiViệt Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốnhút và thuyết phục mạnh mẽ nhất”, tác giả cũng cho rằng “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích
tụ văn hoá (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lạicho đương thời” GS Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: “ Hội làng-
Lễ hội truyền thống, là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống củacộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; sự tồn tại và phát triển cho cả làng,
sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hành phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh chotừng dòng họ; sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà bao đời đã quy
tụ niềm mơ ước chung vào 4 chữ “ Nhân khang vật thịnh”, hay “ Quốc thái dân an”.Hai tác giả giải thích tiếp:
Lễ hội truyền thống, còn gọi là lễ hội dân gian hay lễ hội cổ truyền thường
tổ chức ở đình, chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng), đền, miếu,phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hoặc ngày nay ở các thị trấn, tỉnh thành chỉgọi là hội đình, hội đền, hội phủ; do dân làng- trước hết là các cụ, đại biểu nhiều mặtcủa cộng đồng làng xưa hoặc phường, phố tổ chức Đó là những lễ hội thường gồm
Trang 12hai phần: lễ và hội Lễ với hệ thống lễ uy nghiêm, và thần bí; Hội với hệ thống hội,vui tươi và thế tục; kèm theo và xen kẽ là phong tục, trong đó mỗi hội thường cómột tục hèm- tục kiêng- là đặc điểm của mỗi hội.
Em sử dụng khái niệm lễ hội cổ truyền theo quan điểm của GS.Ngô ĐứcThịnh, cho rằng lễ hội cổ truyền là:
1/ “Một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn xướngnhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội”;
2/ “Là một hình thức diễn xướng tâm linh” không còn là thế giới hiện thực
mà đã vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng “Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch
sử xã hội trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểmthiêng, khác với thời gian thường ngày”;
3/ “Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạonên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộngmệnh của cội nguồn
Bên cạnh đó, lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể,được hình thành trên cơ sở một nghi lễ, tín ngưỡng nào đó Các lễ hội cổ truyền làsinh hoạt văn hoá tiến hành theo định kỳ, mang tính cộng đồng (thường là cộngđồng làng)
Ngoài ra, lễ hội là một di sản văn hoá, một sản phẩm của lịch sử, tồn tại vàvận hành trong bối cảnh xã hội hiện tại
1.1.3 Giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền
Nghiên cứu giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền, cũng chính là tìm về lễ hội
cổ truyền trong tư cách là một di sản văn hoá quan trọng
Trang 13Khái niệm di sản được hiểu một nghĩa đơn giản nhất là tài sản của thế hệtrước để lại cho thế hệ sau Hay “chỉ chung cho các tài sản văn hoá như văn học dângian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học… màcác thế hệ trước để lại cho thế hệ sau”
Luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xácđịnh di sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, có nghĩa là nó thay đổi theothời gian và không gian Giờ đây khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất vớikhái niệm tài sản từ quá khứ nữa vì nó liên quan đến quá trình chọn lọc quá khứ,nhất là đối với các di sản của cộng đồng (như đối với trường hợp lễ hội) Rõ ràng
là, không phải bất kỳ quá khứ nào cũng có thể trở thành di sản Chính vì lẽ đó,chúng tôi quan niệm: Di sản là sự lựa chọn ký ức, báu vật của cộng đồng từ nhữngquá khứ lịch sử để thể hiện cho nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiệntại
Di sản văn hoá được hiểu là những gì có giá trị do tổ tiên, cha ông truyềnlại cho con cháu, hoặc nói rộng hơn là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Tuynhiên, điều này trên thực tế chưa hoàn toàn thoả mãn những suy luận logic muốntìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này Chúng ta biết rằng, không phải bất cứ tài sản gì
do thế hệ trước để lại cho thế hệ sau cũng được xem như di sản Lấy ví dụ trongtrường hợp các phong tục, tín ngưỡng, bên cạnh những phong tục, tín ngưỡng đượcxem là di sản quý báu do tiền nhân để lại cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay, nhiềuphong tục, tín ngưỡng bị xem là hủ tục lạc hậu Như vậy, chúng ta cần có một cách
lý giải sâu sắc hơn về thuật ngữ này Trong diễn trình văn hóa của mỗi dân tộc, disản văn hóa giữ vai trò rất quan trọng vì nó là nguồn lực nội sinh cho quá trình tiếp
Trang 14biến văn hóa Di sản văn hóa hàm chứa những giá trị văn hóa xưa để lại cho đời sau.Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội và con người Văn hóa là tất cả giátrị vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra, liên quan trực tiếp tới con người,nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Tổng thư kí UNESCO ông Federico Mayor định nghĩa: “Văn hóa là tổng thểsống tác động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ
và hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt đọng sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giátrị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định của mỗi dân tộc”
1.1.4 Một số đặc trưng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền củanhiều dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới Nó là tấm gương phản ánh trungthực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc Lễ hội cổ truyền có hai đặc trưng cơ bảnsau:
1.1.4.1 Lễ hội cổ truyền - một “hiện tượng văn hoá gian tổng thể”
GS Ngô Đức Thịnh quan niệm “hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể” là:
“một hiện tượng văn hoá mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố vănhoá dân gian nào đó giữ vai trò chủ đạo đó và cũng như gắn kết đa chiều với thực tại
xã hội”
Tổng thể của lễ hội không phải tổn thể “chia đôi” giữa phần lễ và phần hộinhư một số người quan niệm, mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tínngưỡng nào đó (tường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghềnghiệp, thần linh huyền thoại ) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinhhoạt văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội Cho nên, trong lễ hội, phần lễ
là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp
Trang 15Nhìn một cách tổng thể, thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạm trù cái thiêng,của thế giới thiêng liêng chứ không phải “cái tục”, cái thuộc về đời sống trần tục.Ngôn ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu hàngngày Ngay một số sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội, như đuathuyền, đấu vật, kéo co, thậm chí các trò chơi mang tính phồn thực vẫn mangtính nghi lễ, phong tục chứ không còn mang tính “trần tục” thuần tuý, mà đã trởthành “cái tục” của thế giới thiêng liêng Từ đây rút ra một hệ quả mang tính thựctiễn là hiện nay chúng ta đang phục hồi, phát huy lễ hội cổ truyền thì phải luônnhận thức lễ hội thuộc phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên
trên thế giới trần tục, thực tại; nếu biến lễ hội thành cái trần tục, thì lễ hội với đúngnghĩa của nó sẽ không còn nữa
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng hợp, nên phải tiếp cận nónhư một hệ thống, phân biệt đâu là yếu tố tạo hệ thống, đâu là yếu tố tích hợp, pháisinh, tìm ra
mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và mối quan hệ giữa lễ hội với thực tại xã hội Nóicách khác, phải nhận thức diện mạo, bản chất của xã hội như thế nào đã sản sinh rahiện tượng lễ hội như thế
1.1.4.2 Lễ hội cổ truyền - một hình thức diễn xướng tâm linh
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một hìnhthức diễn xướng tâm linh
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hànhđộng và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhómngười với một nhóm người khác Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoádân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng Hay nói cách khác, diễn xướng là một
Trang 16môi trường thể hiện, tồn tại và biến đổi của văn hoá dân gian Vì vậy, về mặtphương pháp luận thì mọi hiện tượng văn hoá dân gian đều được tiếp cận trongmôi trường diễn xướng Từ quan niệm chung như vậy chúng ta có thể bàn tới lễ hộivới tư cách là một diễn xướng tâm linh.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI
Trang 17CỔ TRUYỀN Ở HƯNG YÊN 2.1 VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH HƯNG YÊN
2.1.1.Về vị trí địa lý
Hưng Yên (Hán tự: 興安) là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sôngHồng Việt Nam Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cáchthủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phíatây nam Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây vàtây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh
Hà Nam
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đãcho Hưng Yên những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấuthành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Vị trí địa lý thuận lợitạo cho Hưng Yên nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình
2.1.2 Về truyền thống văn hoá - lịch sử
2.1.2.1 Về lịch sử
Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm QuangThuận thứ 10 đời Lê (1469) Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành SơnNam Thượng và Sơn Nam Hạ Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822),Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấnNam Định Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồmcác huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam
và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê,Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập)
Trang 18Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từthời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đôhội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài Thuyền bè ngược sông Hồng lên ThăngLong "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụđiểm sầm uất Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn
bán Do vậy dân gian đã có câu: " Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"
2.1.2.2 Hưng Yên - vùng đất có nhiều danh thắng và di tích
Hưng Yên có các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như sau:
• Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu,đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố,chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào
• Hồ bán nguyệt
• Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các ditích liên quan đến Triệu Việt Vương)
• Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông
• Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm NgũLão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ)
• Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh
• Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
• Chùa Khúc Lộng - Vĩnh Khúc, Văn Giang …
2.1.2.3 Hưng Yên - mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Nghiên cứu lịch sử hình thành cư dân Hưng Yên, chúng ta có thể rút
ra những nhận xét sau đây:
Trang 19Một là, đại bộ phận cư dân Hưng Yên là cư dân sinh tồn lâu đời trênmột vùng đất cổ của đất nước được phát triển mỗi ngày một đông lên qua cácgiai đoạn lịch sử Từng giai đoạn một, khối cư dân gốc này có tiếp nhận cácdòng người ngoài tỉnh nhập cư, song những dòng này không tràn vào ồ ạt màchỉ dần dần, ít một, số lượng không là bao so với tổng số nên không thay đổitính chất cơ bản của cư dân gốc bản địa.
Hai là, đại bộ phận người Hưng Yên là cư dân nông nghiệp TrướcCách mạng tháng Tám nông dân chiếm tới 99% Sau Cách mạng tháng Tám,nhấtlà từ năm 1954 đến nay, theo đà công nghiệp hoá XHCN, thành phầncông nhân và thị dân có tăng lên nhiều Số người này vốn xuất thân từ nôngnghiệp nên còn mang nhiều phong cách, lề lối làm ăn sinh sống của ngườinông dân
Ba là, đại bộ phận cư dân Hưng Yên là người gốc Việt, chủ yếu làngười Kinh Các thành phần dân tộc khác (Sán Dìu, Dao, Cao Lan…), mớiđến nhập cư trên dưới 100 năm nay nên vẫn giữ đặc tính dân tộc Sự giao lưuvăn hoá nhiều màu nhiều vẻ giữa các nhóm dân tộc, các nhóm người sốngxen kẽ nhau, tạo ra một nền văn hoá văn nghệ dân gian tổng hoà trên cơ sởvăn hoá văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống phát triển lên
Ba yếu tố trên đây có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành tínhcách của cư dân Hưng Yên Đó là tổng hợp những phẩm chất tốt đẹp của cưdân nông nghiệp vùng đất cổ Văn Lang, dòng dõi người Việt cổ PhùngNguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Làng Cả, những người đã tham gia côngcuộc chinh phục thiên nhiên vùng đỉnh chóp châu thổ sông Hồng từ nhữngngày đầu dựng nước, đã góp phần xương máu đáng kể vào sự nghiệp giữnước
2.2 CÁC LOẠI HÌNH LỄ HỘI
Trang 20Lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên qua điều tra, khảo sát có 8614 lễ hộiđược tổ chức hàng
năm Hiện nay các lễ hội đang trong thời kỳ được phục hồi, trong đó có 320
lễ hội được khôi phục Nhiều lễ hội chưa được khôi phục nhưng các lễ thứccầu cúng, thờ tự vẫn diễn ra ở hầu hết các di tích thờ tự, tín ngưỡng tôn giáonhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của nhiều đối tượng
Lễ hội cổ truyền diễn ra quanh năm, trong số đó tập trung chủ yếu vàmùa xuân, mang tính đặc thù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Đây làThời điểm mạnh của sinh hoạt cộng đồng Hầu hết các địa điểm thờ tự, tôngiáo, tín ngưỡng người dân đều trìm đắm vào một không gian thiêng, trongmột khoảng thời gian thiêng
Để phân loại lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên, có thể dựa trên quan điểmphân loại của các học giả đã từng nghiên cứu trước đây Nhà nghiên cứu LêThị Nhâm Tuyết dựa vào tính chất lễ thức, trò diễn mang chức năng văn hoá-
xã hội, chia lễ hội thành 05 loại: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực giaoduyên, lễ hội văn nghệ, lễ hội thi tài, lễ hội lịch sử Nhà nghiên cứu Đinh GiaKhánh phân loại lễ hội theo tính chất tôn giáo và không gian tôn giáo Nhànghiên cứu Lê Trung Vũ chia lễ hội thành 04 loại: Lễ hội tái hiện sinh hoạttiền nông nghiệp; lễ hội tái hiện sinh hoạt nông nghiệp; lễ hội tái hiện sự kiệnlịch sử; lễ hội thuộc các đề tài khác,
2.2.1 Lễ hội đền
Là loại hình lệ hội cổ truyền được tổ chức tại đền và ngôi đền trởthành không gian lý tưởng- là trung tâm và diễn trường của lễ hội, như lễ hộiđền Tân La thờ bà Bát Nạn đại tướng quân, vị nữ tương xuất sắc của Hai BàTrưng Được tổ chức từ 16 tháng Giêng đến 16 tháng 2 hàng năm
2.2.2 Lễ hội chùa
Trang 21Là loại hình lễ hội cổ truyền được tổ chức tại chùa; vì chùa trở thànhkhông gian tâm linh lý tưởng và là trung tâm, diễn trường của lễ hội Loạihình lễ hội này chiếm con số nhỏ tổng số lễ hội đang được tổ chức trên địabàn tỉnh như: Chùa Chuông, Chùa Đông, Chùa Am…
2.4 MỘT SỐ NGHI THỨC CƠ BẢN CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH HƯNG YÊN
2.4.1 Điểm thờ tự nơi thực hiện các nghi lễ
2.4.1.1 Thần điện nguyên thuỷ phi kiến trúc
Như cây đa, hòn đá, đó là các điểm thực hành nghi lễ sơ khai củangười Việt cổ nói chung và người Hưng Yên nói riêng Loại thần điện này có
ở khắp nơi trong các làng xã Hưng Yên, từ đầu làng, xóm ngõ tới ngã bađường làng
2.4.1.2 Các thần điện có kiến trúc ở Hưng Yên
• Nghè: Là loại hình điện thờ thần có mái che sớm hơn cả, thuật ngữ
Việt cổ gọi là “Nghè” Đó là dạng sớm của miếu thờ thần - nghĩa làthần điện có kiến trúc sơ khai Tổng số hiện nay ở Hưng Yên còn
10 ngôi nghè
Trang 22• Am: Trong tín ngưỡng tôn giáo là nơi thờ Phật, phạm vi nhỏ hơn
chùa Miếu thờ thần linh bản thổ ở các làng, hoặc miếu cô hồn ở bãitha ma cũng gọi là “Am”
• Quán: Là nơi thờ thánh thần tương tự như đền miếu trong tín
ngưỡng dân gian
• Miếu: Miếu là công trình kiến trúc nhỏ với quy mô rất đa dạng.
Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế.Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan Tuy nhiêncũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian vànhiều lớp cấu trúc
• Đền: Đền là nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được
tôn sùng như thần thánh
• Đình: Đây là công trình kiến trúc công cộng của làng xã nên
thường toạ lạc ở giữa làng Mỗi làng ở Vĩnh Phúc đều có một ngôiđình, gọi chung là đình làng
2.4.2 Bài trí thờ tự- Một thiết chế thực hiện nghi lễ
Trong không gian thiêng liêng ở miếu, đền, đình thì vị thế của khunội điện xếp hạng bậc nhất Đó là trung tâm của sự thờ cúng, nơi địnhhình, sản sinh ra nội dung của các giá trị tế lễ và hội hè, tức là các giá trịvăn hoá tâm linh của cả cộng đồng
Ở vị thế trang trọng nhất của khu di tích (giá trị văn hoá vật thể) cáclàng đã tạo ra một sự bài trí theo một thiết chế hoặc là sâu thẳm, hoặc làhoành tráng nhằm tôn lên sự uy nghiêm của các cuộc hành lễ
Sự bài trí như sau:
Bài vị: Trên cùng của cung cấm là nơi đặt tượng hoặc bài vị củacác vị thần (Mộc bản có dáng người của các vị thần gọi chung là thần vị -