1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận văn hoá việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

28 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài. Văn hoá dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường, là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn các nhân tố khách quan và chủ quan. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sống gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh”. Chúng ta đang sống trong thời đại mà quá khứ và sự đa dạng của cuộc sống hiện tại đang hoà quyện vào nhau. Toàn bộ nền văn hoá văn minh của nhân loại và từng quốc gia đang sống lại, đang được bổ sung cho hiện tại và dự báo cho tương lai. Giá trị văn hoá nói chung của toàn nhân loại cũng như các nền văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc là do chính con người qua nhiều thế hệ sáng tạo ra và chính văn hoá lại là điều kiện tồn tại và phát triển của đời sống con người. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc của văn hoá Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế. Cùng với chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ cần chủ động hội nhập kinh tế để phát triển đất nước. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh”. Một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ với bên ngoài, tích cực tham gia các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, thực hiện hội hập quốc tế. Đến nay, nước ta đã gia nhập vào các tổ chức: ASEAN và AFTA, ASEM và APEC, đã bình thường quá quan hệ với IMF và WB, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc,… quá trình này đã và đang mang lại những thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những động lực kích thích để xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của văn hoá dân tộc trong quá trình hiện đại hoá, hội nhập với trình độ phát triển chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra những thách thức to lớn đối với nền văn hoá dân tộc. Một số lĩnh vực văn hoá chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, thậm chí lại xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại, đặc biệt về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,… Những thách thức này cần phải được nghiên cứu và khắc phục Về hội nhập kinh tế quốc tế, tư tưởng của Đảng ta được khẳng định rất rõ trong Văn kiện Đại hội IX: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Song song với quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta cần chú ý nghiên cứu những vấn đề về văn hoá của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

*****

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Văn hoá dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển qua hàngnghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường, là sản phẩm của sự kếthợp nhuần nhuyễn các nhân tố khách quan và chủ quan Cố Thủ tướng Phạm

Văn Đồng từng nói: “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sống gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh”.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà quá khứ và sự đa dạng của cuộcsống hiện tại đang hoà quyện vào nhau Toàn bộ nền văn hoá văn minh củanhân loại và từng quốc gia đang sống lại, đang được bổ sung cho hiện tại và

dự báo cho tương lai Giá trị văn hoá nói chung của toàn nhân loại cũng nhưcác nền văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc là do chính con người qua nhiều thế

hệ sáng tạo ra và chính văn hoá lại là điều kiện tồn tại và phát triển của đờisống con người

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định văn hoá là nềntảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế

- xã hội phát triển Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoátiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp của văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, khẳngđịnh được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc của văn hoá Việt Nam tronggiao lưu và hợp tác quốc tế Cùng với chính sách mở cửa, phát triển kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ cần chủ động hội nhập kinh tế để pháttriển đất nước Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh”.

Một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới nền văn hoáViệt Nam trong giai đoạn hiện nay là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ViệtNam đã từng bước mở rộng quan hệ với bên ngoài, tích cực tham gia các tổ

Trang 2

chức trong khu vực và trên thế giới, thực hiện hội hập quốc tế Đến nay, nước

ta đã gia nhập vào các tổ chức: ASEAN và AFTA, ASEM và APEC, đã bìnhthường quá quan hệ với IMF và WB, gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liênhiệp quốc,… quá trình này đã và đang mang lại những thời cơ và thách thứcđối với sự phát triển của văn hoá dân tộc

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những động lực kích thích đểxây dựng và phát triển văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao năng lực nội sinhcủa văn hoá dân tộc trong quá trình hiện đại hoá, hội nhập với trình độ pháttriển chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, quátrình hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra những thách thức to lớn đối với nềnvăn hoá dân tộc Một số lĩnh vực văn hoá chưa tương xứng với tốc độ pháttriển kinh tế, thậm chí lại xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại, đặc biệt về

tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,… Những thách thức này cần phải đượcnghiên cứu và khắc phục

Về hội nhập kinh tế quốc tế, tư tưởng của Đảng ta được khẳng định rất

rõ trong Văn kiện Đại hội IX: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Song song với quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta cần chú ý nghiêncứu những vấn đề về văn hoá của Việt Nam hiện nay Vì vậy, chúng tôi chọn

đề tài “Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay” có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vàxây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Đất nước ta có truyền thống lịch sử văn hoá rất lâu đời Lịch sử các chế

độ xã hội cũng như lịch sử văn hoá dân tộc diễn ra không thuần nhất, mà cólúc quanh co, lên xuống Văn hoá là một lĩnh vực mang tính độc lập tươngđối Nếu hiểu văn hoá là yếu tố cốt lõi, nền tảng tinh thần, là hệ giá trị vàchuẩn mực xã hội thì lịch sử văn hoá chính là lịch sử biến đổi của các hệ giátrị và chuẩn mực xã hội, trong đó giá trị chính trị đóng vai trò quan trọng nhấttrong việc định hướng và điều tiết xã hội

Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu, nhất là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đãchuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đưavăn hoá về với vị trí đích thực của nó với ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xãhội, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Có thể

kể đến một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau:

Trang 3

Trần Văn Bính (chủ biên): Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ởnước ta hiện nay Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996.

Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Về xây dựng nền văn hoá Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000

Phạm Duy Đức (chủ biên): Những thách thức của văn hoá Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nxb Thông tin – Văn hoá và ViệnVăn hoá, Hà Nội - 2006

Phạm Duy Đức: Giao lưu văn hoá nghệ thuật và sự phát triển văn hoá ởnước ta hiện nay Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996

Phạm Minh Hạc: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dântộc kết tinh với tinh hoa nhân loại Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996

Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc Bộ Ngoại giao Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội - 1995

Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay Bộ Văn hoáThông tin, Hà Nội - 1992

Phan Ngọc: Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới Nxb Văn hoá –Thông tin, Hà Nội 1994

Trần Ngọc Thêm: Văn hoá Việt Nam đối mặt với kinh tế thị trường.Tạp chí Cộng sản, số 16 (11/1995)

Trần Quốc Vượng (chủ biên): Cơ sở văn hoá Việt Nam Nxb Giáo dục,

Hà Nội 2003

Toàn cầu hoá, khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các nướcđang phát triển Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội -2000

Văn hoá trong phát triển và toàn cầu hoá Trung tâm Khoa học xã hội

và Nhân văn quốc gia, Hà Nội - 1996

Lương Quỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình Lý luận văn hoá Mác –Lênin Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002

Từ nhiều góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đềcập đến vai trò, đặc trưng, phương hướng của nền văn hoá mới phù hợp với

sự phát triển của đất nước, qua đó cũng thể hiện rõ quan điểm, chủ trương củaĐảng trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong quá trình hộinhập quốc tế hiện nay

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu khái niệm, vai trò,thực trạng và một số giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hoá ViệtNam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu rất quý báo giúpchúng tôi khai thác mảng đề tài này

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

*****

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

1.1 Văn hoá và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội.

1.1.1 Khái niệm văn hoá:

Muốn nghiên cứu về văn hoá, trước hết chúng ta phải có khái niệmchính xác và nhất quán về văn hóa Có rất nhiều nhà nghiên cứu định nghĩavăn hóa nhưng đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa cóđịnh nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng Điều đó, cónhững nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, trong số những nhà nghiên cứu về văn hóa, họ thường quivăn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp, cụ thể, xem xét những bộ phận cá biệtcủa nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thể

Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp,

do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa Khi đề cập đến nó mỗi người có mộtcách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận

Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành vănhóa học có lịch sử lâu dài trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Trongquá trình phát triển lịch sử đó thì nội dung của khái niệm văn hóa cũng thayđổi theo

Ngay từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về vănhoá, mỗi lý thuyết đưa ra một hướng tiếp cận khác nhau cùng nhiều biến tháicủa nó khiến cho việc đi tìm một định nghĩa văn hoá khả dĩ thoả mãn tất cả làđiều khó có thể thực hiện được

Trong tác phẩm “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.Thailơ, ông đưa ra định

nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là những phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.

Theo ông Federico Mayor Laragoza - nguyên Tổng Giám đốc

UNESCO thì: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Trong những năm 1942-1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái

niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,

Trang 5

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Kế thừa định nghĩa của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta

có thể đi đến định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Như vậy, theo quan niệm của chúng tôi, văn hoá là cái gì còn lại khingười ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả Văn hóa

là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đờisống Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mangnhững dấu hiệu văn hóa Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưngnếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt Trong thực tế, không có sựgiống nhau tuyệt đối

1.1.2 Vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.2.1 Quá trình đổi mới nhận thức về vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Từ lâu loài người đã nhận thức được rằng, văn hoá là toàn bộ mặt tinhthần của xã hội, là tấm gương phản chiếu tâm hồn, hơi thở của một dân tộc,một đất nước Vài chục năm trở lại đây người ta đã nhận thức thêm ràng, vănhoá không chỉ là kết quả của hoạt động xã hội mà ngược lại chính nó là mụctiêu và động lực của sự phát triển xã hội Mọi kế hoạch phát triển nếu muốnđạt kết quả tốt phải xuất phát từ mục tiêu và cách nhìn văn hoá Văn hoá vốn

có vị trí trung tâm và giữ vai trò điều tiết xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc Nhờbản sắc dân tộc được giữ gìn và phát triển mà nhiều quốc gia có được nềnkinh tế và văn hoá phát triển nhịp nhàng, sự phát triển về kinh tế lại tạo điềukiện cho sự phát triển của văn hoá tạo ra những khả năng sáng tạo đa dạng vàphong phú cho dân tộc Kinh nghiệm của một số nước phát triển cho thấytrong quá trình phát triển kết hợp những yếu tố ngoại sinh (vốn, kỹ thuật, kinhnghiệm quản lý, ) với yếu tố nội sinh (kế thừa, phát huy các giá trị văn hoátruyền thống của dân tộc) đã đạt được những thành tựu đáng kể Điều đó nóilên bản sắc văn hoá của dân tộc có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự pháttriển

Kế thừa kinh nghiệm của dân tộc, tiếp thu tinh thần của thời đại, dựatrên định hướng phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đổi mới

tư duy về văn hoá, tiến đến một nhận thức mới sâu sắc, toàn diện về văn hoá

và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Từ Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI tới nay, trong quan điểm, đường lối và chính sách phát

Trang 6

triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội Quan điểm này hàm chứa một nội dung lý luận và thực tiễn vô cùngsâu sắc, vừa bổ sung và phát triển lý luận văn hoá mác xít, vừa vận dụng vàothực tiễn xây dựng đất nước trong những điều kiện mới

1.1.2.2 Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

Văn hoá tinh thần đóng vai trò quyết định nhất trong việc làm lànhmạnh hoá đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của xã

hội Vì: “Văn hoá tinh thần là bộ phận cấu thành hữu cơ của văn hoá, bao gồm hệ thống những giá trị tinh thần được sáng tạo và tích luỹ trong lịch sử nhờ hoạt động sản xuất tinh thần của con người Văn hoá tinh thần biểu hiện

sự phát triển về trí tuệ, tinh thần, cảm xúc của con người hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp”.

Trước đây, người ta thường nhấn mạnh cơ sở kinh tế là nền tảng tinhthần của xã hội, trên đó xây dựng kiến trúc thượng tầng, trong đó văn hoáchịu sự quy định chặt chẽ của nền kinh tế và có tác động trở lại đối với nềnkinh tế Văn hoá tinh thần thường mang dấu ấn của các hình thái kinh tế - xãhội, do đó văn hoá nhất trí với thượng tầng kiến trúc về phương diện đó Nóiđến văn hoá là nói đến những giá trị liên tục được sáng tạo trong quá trìnhlịch sử lâu dài Đó là những giá trị trường tồn trong lịch sử Chức năng cao cảcủa văn hoá là hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ Văn hoá ViệtNam là nền tảng tinh thần của xã hội, là toàn bộ những giá trị tinh thần docộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữnước Những giá trị đó là tiềm năng, là năng lượng tinh thần góp phần hìnhthành những phẩm chất, năng lực của các thế hệ Nhờ nền tảng và sức mạnhvăn hoá ấy mà trải qua nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc Việt Nam chẳng nhữngkhông bị đồng hoá mà vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình và cònquật cường đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc, lấy sức ta mà giải phóngcho ta

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, pháttriển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế là vì hạnh phúc của con người Conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Vì vậy, cùng vớimục tiêu phát triển kinh tế, Đảng ta chú trọng đến sự phát triển về văn hoá đểtạo ra sự phát triển hài hoà, cân đối Trong cơ chế thị trường, văn hoá một mặtdựa vào chuẩn mực của cái đúng, cái tốt, cái đẹp, hướng dẫn và thúc đẩyngười lao động không ngừng phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động,nâng cao tay nghề, tạo ra năng suất, chất lượng cao, làm giàu cho mình và cho

xã hội Mặt khác, văn hoá với chức năng vốn có của nó sẽ tham gia vào quátrình ngăn chặn, khắc phục những mặt xấu do cơ chế thị trường tạo ra Vănhoá sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc và góp

Trang 7

phần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú, hướng con người tớicái chân, thiện, mỹ.

Với ý nghĩa như vậy, văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội Thiếu nềntảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan

hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội thì không thể có sự phát triển kinh

sẽ bị suy yếu đi nhiều Các mục tiêu, các động cơ phát triển kinh tế - xã hộiphải đặt trong môi trường văn hoá, phải tìm trong văn hoá Trong “Thập niênthế giới phát triển văn hoá”, ông Tổng Giám đốc UNESSCO cũng đã phát

biểu: “Từ nay trở đi, văn hoá cần coi mình là nguồn cổ xuý trực tiếp cho sự phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” Không coi văn hoá như một động lực,

không tập trung đầu tư cho sự chấn hưng sự nghiệp văn hoá thì kinh tế khôngphát triển Nhưng nếu không biết hướng sự phát triển kinh tế vào mục tiêuvăn hoá tức sự phát triển và hoàn thiện con người, phát triển và hoàn thiện xãhội thì chẳng bao giờ vươn tới chủ nghĩa xã hội được

Trong quá trình đổi mới đất nước, đổi mới văn hoá có nghĩa là toàn bộhoạt động văn hoá phải phục vụ đắc lực có hiệu quả cho sự nghiệp đổi mới.Văn hoá phải tham gia trực tiếp như một động lực và mục tiêu của chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Tổng kết kinh nghiệm xây dựng đất nước trong những năm qua, đặcbiệt trong 20 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng khẳng định:Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải coi trọng vai trò động lực củavăn hoá Một nền văn hoá càng phát triển thì càng có điều kiện đẩy nhanhviệc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống xã hội Bởi vì, một nền văn hoátiên tiến, bản thân nó có khả năng đưa lại cho con người những kiến thức mới,những tâm hồn phong phú, những cảm xúc đẹp, những lối sống lành mạnh, do

Trang 8

đó có thể khiến họ có điều kiện tham gia sản xuất ra nhiều của cải vật chấtcho xã hội.

Văn hoá thể hiện trình độ vung trồng ngày càng cao, ngày càng toàndiện của con người, làm cho con người và xã hội ngày càng đổi mới, tiến bộhơn, hoàn thiện hơn Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân

và của cả cộng đồng được bồi dưỡng, phát huy và ngày càng trở thành giá trịcao quý, thành chuẩn mực hàng đầu của xã hội Mục tiêu của Đảng đề ra:

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” là mục tiêucủa văn hoá, mục tiêu của sự phát triển Một xã hội gọi là văn minh không chỉ

ở chỗ nó có nền kinh tế phát triển và cuộc sống vật chất dồi dào mà còn thểhiện ở những quan hệ tốt đẹp giữa người với người, ở sự công bằng, dân chủ,

ở một đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp Nó phải được đánh giá bằngphẩm giá trí tuệ, đạo đức của con người Ở đó, nhân cách và lối sống là đíchcuối cùng mà sự phát triển của xã hội phải hướng tới Cố vấn Võ Văn Kiệt đã

từng nói: “Kinh tế và văn hoá là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Muốn xây dựng kinh tế phải có con người được đào tạo, rèn luyện trong môi trường văn hoá lành mạnh” Theo định hướng đó, văn

hoá phải thật sự trở thành mục tiêu của sự phát triển, đồng thời cũng phải cómột cơ chế chính sách đảm bảo cho kinh tế và văn hoá phát triển song song.Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội côngbằng văn minh thì con người mới phát triển toàn diện Văn hoá là kết quả củakinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế Các nhân tố văn hoáphải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diệnchính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương, biến thành nguồn lực nội sinhquan trọng nhất của sự phát triển

Một chính sách phát triển đúng đắn phải là chính sách làm cho văn hoáthấm sâu vào các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người: văn hoá trong tuduy của nhà chiến lược, trong nhận thức của nhà hoạch định chính sách, vănhoá trong quản lý, trong vốn học vấn và sự tinh thông nghề nghiệp của ngườilao động; văn hoá trở thành động lực, mục tiêu và điều tiết sự phát triển kinh

Trang 9

Ngay sau khi đất nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnêu ra những tư tưởng, chủ trương về mở cửa, đa dạng hóa quan hệ hợp tácquốc tế Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, chúng ta đã không có điều kiện triểnkhai một cách đầy đủ tư tưởng về mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế củaNgười.

Kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình triển khai công cuộc đổimới hơn 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách phù hợp

về chủ trương, đường lối cũng như biện pháp tiến hành hội nhập kinh tế quốc

tế Do vậy, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng, tranh thủ

có hiệu quả các nguồn lực và sự ủng hộ của quốc tế, góp phần đáng kể vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới cho đất nước, vị thếquốc tế thuận lợi chưa từng có Bên cạnh đó, ngày càng hội nhập sâu rộng,toàn diện vào nền kinh tế thế giới và khu vực, chúng ta đồng thời phải đốiphó, vượt qua không ít khó khăn, quan tâm xử lý nhiều vấn đề để tiến trìnhhội nhập của đất nước phát triển vững chắc và hiệu quả

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tếthế giới đang diễn ra ở mọi quốc gia Tình hình đó đặt nền văn hóa của mỗidân tộc trước những biến động lớn Phải chăng trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế, các nền văn hóa dân tộc sẽ trở nên đồng nhất, mất hết bản sắc củamình? Không ít các nhà lý luận phương Tây đang cổ vũ cho xu hướng đó.Nhưng cuộc sống vẫn có quy luật của nó

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu:

“Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan, phải chủ động, có lộ trình phù hợp với bước đi tích cực, vững chắc, không do dự chần chừ, nhưng cũng không được nóng vội, giản đơn.

Phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch

vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỷ năng quản lý tiên tiến, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Hội nhập quốc tế nghĩa là ra với đại dương với nhiều sóng to gió lớn Ởlĩnh vực nào cũng cần phải có người cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xatrông rộng Trên thế giới đã có nhiều bài học về sự phát triển hài hòa giữakinh tế và văn hóa Những bài học nào cũng chỉ có những giá trị nhất địnhchứ không thể là chìa khoá vạn năng Chiến lược xây dựng nền văn hóa ViệtNam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn đúng đắn nhưng triểnkhai xây dựng quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn phức tạp, làthách thức lớn cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thể làmđược.Với quyết tâm và phương pháp đúng đắn thì cuối cùng căn bệnh nàocũng tìm ra được thuốc đặc trị, cũng tìm được giải pháp giải quyết có hiệuquả

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy: Hội nhập quốc tế làmột quá trình liên kết, thường xuyên diễn ra sự đồng hóa và dị hóa Khả năng

Trang 10

đồng hóa và dị hóa này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tếmỗi nước, mà chủ yếu còn tùy thuộc vào bản lĩnh văn hóa và sức sống củamỗi dân tộc

1.2.2 Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hoá.

Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế cho thấy

sự tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực lên nềnkinh tế nước ta Chúng ta đã thực hiện cùng một lúc ba quá trình đổi mới cơchế quản lý kinh tế trong nước, tích cực hội nhập và đang từng bước thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên,chặn đường phía trước còn rất dài và khó khăn, nhiều thách thức Việc tìm cơchế hội nhập phù hợp và giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá truyềnthống của dân tộc là việc làm rất cần thiết Hội nhập quốc tế có những ảnhhưởng tích cực, tiêu cực đối với lĩnh vực văn hoá như:

1.2.2.1 Những tác động tích cực.

Hội nhập quốc tế cùng với sự xuất hiện của các nhân tố như: sự vậnđộng của hàng hoá, sự lưu động của tư bản và công nghệ thông tin thì sự xuấthiện của văn hoá đại chúng trên phạm vi toàn cầu hoá như một hệ quả tất yếutương hỗ với các yếu tố đó Nó tạo ra động lực văn hoá - xã hội mới bằngnhiều cách biểu hiện với những sản phẩm khoa học kỹ thuật mới xuất hiệnngày càng nhiều như máy tính điện tử, các dụng cụ sinh hoạt “tinh khôn” vàcao hơn là công nghệ sinh học, côn nghệ vũ trụ, tất cả vượt ra ngoài phạm vibiên giới của một quốc gia

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, với sự tác động của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế đã phá vỡ cách nhìn hạn hẹp của các nền văn hoá riêng lẽ, kể

cả những nước “đóng cửa” Vấn đề đặt ra cho các dân tộc là phải giải quyếthài hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, giữa hội nhập và giữ bản sắcquốc gia dân tộc mình Chính trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vănhoá của các dân tộc có điều kiện tiếp nhận, thâu hoá, làm tăng giá trị sáng tạo

và nhân văn của mỗi nền văn hoá Sự sáng tạo và tính nhân bản được nhân lênthể hiện sự đa dạng, đa sắc của nền văn minh nhân loại Các nền văn hoá có

cơ hội thể hiện sắc màu và sức sống tiềm tàng của mình, bởi vì mỗi nền vănhoá đều có khả năng tạo ra ảnh hưởng và chịu sự tác động của các nền vănhoá khác Nét riêng đặc sắc của thành tựu của nền văn hoá ngày càng cao thìsức hấp dẫn và độ ảnh hưởng của nó ngày càng lớn Việc sàng lọc và tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, thâu hoá củatừng nền văn hoá

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việcrút ngắn thời gian, không gian để văn hoá trải rộng và giao lưu, tác động ảnh

Trang 11

hưởng lẫn nhau, tạo nên những sản phẩm vật chất và tinh thần do sự sáng tạocủa con người.

Qua kết quả điều tra xã hội học được tiến hành tại Thành phố Hồ ChíMinh vào tháng 10 năm 2004, xu thế hội nhập đã mang lại thuận lợi cho việcxây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

“- Tăng cường giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới: 93%.

- Tạo điều kiện để trao đổi khoa học công nghệ: 84%.

- Thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc: 84%.

- Tạo điều kiện để văn hoá Việt Nam tiến bước cùng thời đại: 78%.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục – đào tạo: 78%.

- Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc: 77,5%.

- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân: 74,6%.

- Góp phần hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của văn hoá dân tộc: 69,7%.

- Thúc đẩy dịch vụ văn hoá phát triển: 60%”

1.2.2.2 Những mặt tiêu cực.

Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế đãđem lại nhiều tác động tiêu cực đối với nền văn hoá dân tộc Một số quốc giadân tộc chưa nhận thức được đầy đủ tác động hai mặt của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, họ chỉ chú ý đến văn hoá hiện đại mà quên văn hoá truyềnthống, xem nhẹ tính kế thừa, dẫn đến nguy cơ làm lu mờ, đánh mất văn hoátruyền thống Ở những nơi đó, người ta thường quay lưng lại với những giá trịvăn hoá truyền thống tốt đẹp, kéo văn hoá tụt xuống mức dung tục, tầmthường, tạo ra những chướng ngại cho quá trình nâng cao mặt bằng dân trí,làm ô nhiễm môi trường nhân văn Sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị vàtiêu chuẩn đã làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá, nhân tố hếtsức quan trọng đối với sự tồn tại của cả nhân loại

Hội nhập kinh tế quốc tế lại diễn ra trong sự phát triển không đồng đềugiữa các quốc gia dân tộc Với sức mạnh của kỹ thuật và đồng tiền, văn hoáphương Tây đã tỏ ra có ưu thế lấn lướt và áp đặt những giá trị của mình lêncác nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển Hiện tượng bị nôdịch, bị đồng hoá là có thật, thậm chí một số thế lực quốc tế còn muốn thựchiện “xâm lăng về văn hoá” Chủ nghĩa đế quốc về văn hoá đã xâm nhập vàonhiều nước thông qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, du lịch và nhiều hoạtđộng nguy hại khác

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế vào các nước đang phát triển vàchậm phát triển đã tạo ra nhiều mâu thuẫn và nghịch lý nhưng ở Việt Nam thìảnh hưởng về văn hoá trong quá trình hội nhập còn phức tạp nhiều hơn Nước

Trang 12

ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó

là nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện đã làm cho tác động mang tính tiêucực của hội nhập quốc tế đối với văn hoá Việt Nam nguy hại nhiều hơn Vốnđang sống trong nền kinh tế bao cấp, mọi giá trị truyền thống được bảo tồn vàgiữ gìn, nay bước vào nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập và toàn cầuhoá, mọi giá trị và các tiêu cuẩn văn hoá đứng trước nguy cơ bị đồng hoá vớivăn hoá đại chúng, giới trẻ Việt Nam dễ bị rơi vào lối sống tự do cá nhân, vôtrách nhiệm với gia đình và xã hội, chú ý đến lợi ích cá nhân mà xem nhẹ lợiích của cộng đồng, chú ý đến lợi ích trước mắt mà xem nhẹ lợi ích cơ bản lâudài

Đứng trước những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vềvăn hoá, Đảng ta đã từng khẳng định: Văn hoá Việt Nam là sự kết tinh vănhoá truyền thống Việt Nam và tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới.Nhưng Việt Nam luôn phản đối sự tiếp nhận xô bồ mọi thứ văn hoá ngoại lai,không phù hợp với truyền thống văn hoá của mình Điều cơ bản và quan trọngnhất trong hội nhập văn hoá của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc tự chủ hộinhập vì một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Để thực hiện đượcđiều này, trước hết cần chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá thật sự lànền tảng tinh thần của xã hội Vì thế, cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạođức, lối sống lành mạnh trong quảng đại quần chúng nhân dân, nhất là thế hệtrẻ là một yêu cầu khách quan Bên cạnh đó, chúng ta cũng không bảo thủ màluôn rũ bỏ những trở ngại do nếp tư duy cũ, thói sinh hoạt tản mạn, lề mề,manh mún, để từng bước đổi mới nhận thức, xây dựng lối sống, tác phonglàm việc phù hợp với yêu cầu của xã hội công nghiệp hiện đại Trong khi đóvẫn tiếp tục duy trì những giá trị tốt đẹp của lối sống cộng đồng, cần phải tăngcường chú ý đến giá trị cá nhân, tôn trọng nghề nghiệp cá nhân, tạo điều kệncho những cá nhân khẳng định vị trí của họ trong xã hội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC

TẾ VỀ VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1 Phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội.

Văn hoá Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử trong quá trìnhdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Trong thời đại ngày nay,chúng ta phải tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơnnữa với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vàomọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam,bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trongthanh niên, sinh viên, học sinh lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạođức và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam Phát huy tinh thần tự

Trang 13

nguyện và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng

tác văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng vànghệ thuật Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, bảo tàng,thư viện,… bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất, thông tin đại chúng phát triển,nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hoá, vươn lên hiện đại về mô hình, cơcấu tổ chức và cơ sở vật chất - kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lýphù hợp, chủ động và có khoa học Đảm bảo tự do cho mọi hoạt động sángtạo văn hoá, văn học nghệ thuật đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân củacác văn nghệ sĩ Có chính sách trọng dụng các tài năng văn hoá, chăm lo đờisống vật chất và tinh thần cho các văn nghệ sĩ Đẩy mạnh các hoạt động lýluận và phê bình văn học, nghệ thuật Đổi mới nội dung và phương thức hoạtđộng và cơ cấu tổ chức của các hội văn học, nghệ thuật từ Trung ương đến địaphương

Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hoá Xây dựng cơ chế, chínhsách phát triển văn hoá trong quá trình hội nhập Tích cực chủ động mở rộnggiao lưu và hợp tác quốc tế về văn hoá, chống sự thâm nhập của các loại vănhoá phẩm độc hại, lai căng,… Đồng thời, phát huy tính năng động, chủ độngcủa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -

xã hội tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá Xây dựng và phát triểnchương trình giáo dục văn hoá - thẩm mỹ, nếp sống văn minh, hiện đại trongnhân dân

cơ chế chính sách mới đã tạo điều kiện cho các hãng phim tư nhân ra đời.Ngoài hãng phim Bến Nghé đã có thâm niên trong nghề còn có các hãng phimkhác như: Á Châu, Thiên Ngân, Phước Sang, Sự bùng nổ các sân khấu biểudiễn, từ sân khấu ca nhạc, thời trang tới sân khấu hài kịch, kịch nói, quy môcủa các sân khấu hết sức đa dạng Việc điểm qua một số loại hình dịch vụ vănhoá trên cho thấy quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác

Trang 14

động nhất định đối với nền văn hoá nước ta Nó làm cho các sản phẩm vănhoá, các dịch vụ văn hoá có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam

và những dịch vụ văn hoá trong nước phát triển hơn

Thứ hai, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho chất lượngcác dịch vụ văn hoá được nâng cao, tạo điều kiện để các nhà sản xuất, kinhdoanh dịch vụ văn hoá trong nước có cơ hội tiếp cận với công nghệ, kỹ thuậtmới trong lĩnh vực này Nhiều nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam mangtheo những dự án phát triển ở nhiều lĩnh vực, trong đó có các dự án về dịch

vụ văn hoá Những năm gần đây, cụm từ “thị trường văn hoá phẩm” đã được

chấp nhận và dùng tương đối rộng rãi Có thị trường ắt có cạnh tranh Khitham gia vào thị trường, các dịch vụ văn hoá muốn tồn tại phải chú ý đếnnhiều khâu, đặc biệt là khâu nâng cao chất lượng sản phẩm Chính vì vậy, cácphòng thu (audio) chú trọng việc trang bị những trang thiết bị kỹ thuật hiệnđại để cho ra đời những băng đĩa hình nét âm trong, các nhà xuất bản chútrọng từ khâu vẽ bìa, trình bày đến in ấn để cho ra đời những quyển sách, tờbáo đẹp về hình thức Các chương trình biểu diễn văn nghệ, nghệ thuật đượcđầu tư kỹ thuật từ phục trang, nhạc cụ đến mỹ thuật sân khấu Ngay cả cácquán cà phê, internet, trò chơi điện tử cũng thu hút khách bằng việc lắp đặtmáy mới với những bộ vi xử lý tốc độ cao

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cựctới sự phát triển của các dịch vụ văn hoá Nó thúc đẩy sự gia tăng các loạihình dịch vụ văn hoá, mở rộng các thành phần tham gia kinh doanh cũng nhưgóp phần vào việc nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ này

Thứ ba, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm thoảmãn nhu cầu về văn hoá của mọi tầng lớp dân cư, thu hẹp khoảng cách hưởngthụ văn hoá giữa các vùng miền, giữa các quốc gia Các nhà nghiên cứu đãchỉ ra rằng, yếu tố mức sống có vị trí như những điều kiện kinh tế, tài chínhquy định mức độ tham gia vào các quá trình văn hoá Nhu cầu hưởng thụ vănhoá của các tầng lớp dân cư, nhất là bộ phận dân cư đô thị có xu hướng ngàycàng phong phú, tỷ lệ thuận với mức sống của họ Các dịch vụ văn hoá cũngphát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu đó Người dân có thể thoải mái lựa chọnnhững loại hình dịch vụ văn hoá phù hợp với khả năng tài chính, thị hiếu, lứatuổi, giới tính của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã thu hẹp khoảng cách giữa các vùngmiền, quốc gia Sự du nhập công nghệ cao từ nước ngoài vào đã khiến choquá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hoá trở nên nhanh chóng vàthuận lợi hơn

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần khai thác hữu hiệu lợi íchkinh tế của văn hoá, biến văn hoá trở thành một nguồn lực thật sự trong côngcuộc phát triển

Ngày đăng: 22/02/2017, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bính (chủ biên): Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996 Khác
2. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000 Khác
3. Phạm Duy Đức (chủ biên): Những thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Thông tin – Văn hoá và Viện Văn hoá, Hà Nội - 2006 Khác
4. Phạm Duy Đức: Giao lưu văn hoá nghệ thuật và sự phát triển văn hoá ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996 Khác
5. Phạm Minh Hạc: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết tinh với tinh hoa nhân loại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996 Khác
6. Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Bộ Ngoại giao. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
7. Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội - 1992 Khác
8. Phan Ngọc: Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới. Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội 1994 Khác
9. Trần Ngọc Thêm: Văn hoá Việt Nam đối mặt với kinh tế thị trường. Tạp chí Cộng sản, số 16 (11/1995) Khác
10. Toàn cầu hoá, khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội - 2000 Khác
11. Văn hoá trong phát triển và toàn cầu hoá. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội - 1996 Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1996 Khác
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001 Khác
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội – 2006 Khác
15. Lương Quỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình Lý luận văn hoá Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002 Khác
16. Trần Quốc Vượng (chủ biên): Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003.============== Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w