Chương trình số 17- CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh uỷ về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao Bằng cũng như các văn hiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NÔNG THỦY TIÊN
CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Trần Thị An
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu và kết quả trong luận văn “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng” là trung thực Những
ý kiến khoa học trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nông Thủy Tiên
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 14
1.1 Một số khái niệm 14
1.2 Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay 20
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI TỈNH CAO BẰNG 24
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Cao Bằng 24
2.2 Thực trạng của việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Cao Bằng 30
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH CAO BẰNG 48
3.1 Quan điểm về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với tỉnh Cao Bằng 48
3.2 Các giải pháp chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng 49
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Phụ lục 68
Trang 41
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển của mỗi đất nước, văn hóa được coi như một nguồn lực, một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững Ở Việt Nam, nguồn vốn văn hóa được biểu hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa là những gì được sáng tạo trong quá khứ và truyền lại cho thế hệ sau, là những sáng tạo của cha ông, thể hiện được chiều sâu của dân tộc, mang tính lịch sử
Tầm quan trọng của di sản văn hóa được thế giới đặc biệt quan tâm từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 khi nhiều di sản - bằng chứng của nền văn hóa trong quá khứ - bị phá hủy và có nguy cơ biến mất hoàn toàn Tuy nhiên, lúc
ấy thế giới mới chỉ chú ý đến di sản văn hóa vật thể và phải qua một thời gian khá dài di sản văn hóa phi vật thể mới được quan tâm toàn diện trong chính sách bảo vệ di sản của thế giới và của các quốc gia Sự ra đời của chính sách văn hóa phi vật thể đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của các quốc gia phải có những hành động khẩn trương và mạnh mẽ, đúng đắn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia trên thế giới
Chính vì vậy, bảo vệ di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đang là vấn đề được quan tâm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, tỉnh Cao Bằng nằm trong tốp cuối của cả nước về phát triển kinh tế Chính vì vậy các chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được ban hành nhưng do gặp các rào cản về kinh phí, về chất lượng nguồn nhân lực và cả nhận thức về văn hóa nên chính sách chưa thực sự được triển
Trang 5874/QĐ-UBND (ngày 16 tháng 5 năm 2011) về việc Kiểm kê di sản văn hóa
phi vật thể tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2015 nội dung chủ yếu là kiểm kê
di sản để từ đó có số liệu cụ thể, có sở cứ khoa học ban hành chính sách cho phù hợp; Bảo tàng tỉnh đã tham mưu kế hoạch chi tiết thực hiện, thành lập Ban kiểm kê di sản nhưng do điều kiện về kinh phí hạn hẹp đến nay Cao Bằng vẫn là một trong hai tỉnh cuối cùng (cùng với tỉnh Thái Bình) chưa triển khai được Việc ban hành và thực thi chính sách của địa phương đã dẫn đến tình trạng một số di sản phi vật thể của cộng đồng nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng ngày một mai một, thậm chí một số di sản đã thất truyền Thực trạng này đã đặt ra vấn đề về tính cấp thiết của việc xây dựng chính sách và triển khai thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
Từ thực tế trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng” với
mục đích góp phần để chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ngoài
Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và hệ thống di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với đời
Trang 6sản văn hóa trong sự kiện xung đột vũ trang (The convention for protection
cultural heritage in event armed conflict) ra đời, thể hiện sự quan tâm của thế
giới đối với vấn đề này Lời nói đầu của Công ước này đã khẳng định “bảo vệ
di sản văn hóa là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới và quan trọng là di sản đó phải nhận được sự bảo vệ tầm quốc tế” Như vậy, đây
là lần đầu tiên vấn đề bảo vệ di sản văn hóa nói chung đã được đặt ra trên phạm vi thế giới, chủ yếu tập trung vào các tài sản văn hóa bất động (movable cultural heritage) như: công trình kiến trúc (monuments of architecture), di chỉ khảo cổ (archaeological sites) (rất gần với phạm trù “di sản văn hóa vật thể” (tangible cultural heritage) ngày nay Đến năm 1952, văn hóa dân gian - một phạm trù của di sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được đề cập đến khi UNESCO phê chuẩn Công ước về quyền tác giả (Copyright Convention) Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và quyền tác giả được nghiên cứu trong nhiều năm và có bước tiến nổi bật ở Hội nghị Stockholm năm 1967 Hội nghị này
đã cố gắng tạo ra việc bảo vệ văn hóa dân gian ở mức độ toàn cầu bằng một Công ước riêng nhưng đã không thành công
Phải đến 4 năm sau đó, vào năm 1971, tổ chức UNESCO mới có những bước chuẩn bị đầu tiên cho việc xây dựng văn bản pháp lí về bảo vệ văn hóa dân gian thông qua văn kiện mang tên “Khả năng thiết lập các văn kiện quốc
tế để bảo vệ văn hóa dân gian” (Posibility establishing international
instrument to protect Folklore) Năm 1989, UNESCO đưa ra văn kiện có tính
Trang 74
chất quy phạm quốc tế đầu tiên đó là ‘The recommendation on the
Safeguarding of Traditional Culture and Folklore” (tạm dịch là Khuyến nghị bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian) Như vậy, khả năng được
nói đến trong năm 1971 đã được hiện thực hóa thành một văn kiện chính thức; phạm vi bảo vệ được mở rộng bao gồm cả văn hóa truyền thống Năm
1992, một chương trình về di sản văn hóa phi vật thể đã được thiết lập Năm
1997, chương trình này được UNESCO nâng lên thành chương trình được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa của UNESCO thể hiện cụ thể ở dự án mang tên “công bố chính thức kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” Điều này đã giúp cho khái niệm “di sản thế giới” được hoàn thiện hơn khi mà trước đó chỉ được hiểu là di sản thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể Đến năm 2003, sau rất nhiều phiên họp thảo luận của
UNESCO, Công ước về di sản văn hóa phi vật thể đã được thông qua; đây là
kết quả của quá trình nhận thức lâu dài, qua đó đã thiết lập được khái niệm khá toàn diện về di sản văn hóa phi vật thể
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được bảo vệ ở tầm quốc tế mà ở mỗi quốc gia đều có những chính sách bảo vệ
cụ thể
Tại Nhật Bản, trước thời kì Meiji, hầu hết các tài sản văn hóa được bảo
vệ một cách truyền thống bởi tầng lớp quý tộc, hoàng đế phong kiến Đến thời
kì Meiji, vấn đề này đã được điều chỉnh bằng pháp luật như “Luật bảo vệ miếu thờ và đền thờ cổ” (Ancient Temples and Shrines Preservation Law) hay
“Luật bảo vệ kho báu quốc gia” (Nation Treasure Preservation Law) Tuy nhiên tất cả đều chỉ tập trung vào tài sản văn hóa vật thể Tài sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được công nhận trong “Luật bảo vệ tài sản văn hóa” (Law for Protection of Cultural Properties) khi Nhật phải đối mặt với sự Âu hóa và
sự hiện đại hóa, nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị biến
Trang 85
mất Luật này được sửa đổi bổ sung vào các năm: 1954, 1975 và 2004 Năm
1954, tài sản văn hóa phi vật thể được nhìn nhận một cách toàn diện hơn với quan niệm là những tài sản có giá trị cao về nghệ thuật và lịch sử thay vì có nguy cơ bị biến mất Năm 1975 khi sửa đổi lần thứ 2 đã bổ sung hai phạm trù
“folk- cultural properties” (văn hóa dân gian) và “tranditional conservation techniques for culture properties” (bảo vệ các kĩ năng truyền thống) Lần sửa đổi tiếp theo vào năm 2004, phạm trù “kĩ năng nghề thủ công dân gian” (folk
craft techniques) được đưa vào Luật Như vậy, Luật bảo vệ tài sản văn hóa
của Nhật Bản sau nhiều năm sửa đổi bổ sung đã hoàn thiện dần khái niệm tài sản văn hóa phi vật thể
Ở khu vực châu Phi, việc nhận thức và xây dựng Luật bảo vệ di sản
văn hóa muộn hơn Đây cũng là điều dễ hiểu bởi châu Phi là khu vực bị duy
trì chế độ thuộc địa lâu nhất trên thế giới Phải đến cuối những năm 90 của thế
kỉ XIX, các quốc gia Châu Phi mới giành được độc lập Sau đó các quốc gia này mới có điều kiện quan tâm đến việc bảo vệ di sản văn hóa, ví dụ như tại điều 55 (khoản 1) của Hiến pháp năm 1987 của Cộng hòa Ethiopia đã ghi
nhận: “công dân Ethiopia có nghĩa vụ bảo vệ và trông coi của cải xã hội
Công dân Ethiopia có nghĩa vụ tham gia cùng nhà nước, cố gắng cùng xã hội bảo vệ, sưu tầm, giữ gìn các vật thể có tầm quan trọng về lịch sử cũng như bảo vệ di sản tự nhiên và trông coi các hiện vật (…)” Tuy nhiên, trong giai
đoạn này, phần lớn các nước Châu Phi mới chỉ nhận thức được việc bảo vệ di sản văn hóa vật thể, còn di sản văn hóa phi vật thể chỉ có sau khi Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Liên hợp quốc ra đời năm 2003 Công ước này có hiệu lực khi nhận được văn kiện phê chuẩn của 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn vào năm 2003, trong đó có đến 13 quốc gia của Châu Phi
Một số nước ở châu Âu và châu Mỹ có những cách nhìn nhận khác về việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Hà Lan là một quốc gia phát triển ở
Trang 96
châu Âu đã từng phê chuẩn và tham gia vào rất nhiều Công ước của UNESCO hay của Hội đồng châu Âu về bảo vệ di sản văn hóa như Công ước của UNESCO năm 1972 về bảo vệ văn hóa thế giới và di sản tự nhiên (Convention on the Protection of World Cultural and Natural Heritage), Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1985 về bảo vệ di sản kiến trúc Tuy nhiên,
Hà Lan không phê chuẩn Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Theo Hà Lan, việc bảo vệ di sản văn phi vật thể không phải là điều cần được quan tâm, vì nó gây trở ngại cho sự biến đổi vốn là bản chất của di sản văn hóa phi vật thể Nhiều chuyên gia của Hà Lan còn nhấn mạnh rằng di sản văn hóa phi vật thể là hiện tượng sống nên việc thay đổi là đặc thù đương nhiên Sự thay đổi khiến cho việc bảo vệ trở nên khó khăn hay chính xác đó là điều không thể Do đó không cần có khung pháp lý để bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể Thay vào đó, việc bảo vệ được thực hành bằng sự bảo đảm cơ sở hạ tầng mà ở đó di sản văn hóa phi vật thể sẽ được nghiên cứu
và trải nghiệm Chính phủ đóng vài trò chính trong việc cung cấp quỹ cần thiết để xây dựng các cơ sở hạ tầng này
Qua những quan niệm trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Hầu hết các khái niệm đều cố gắng liệt kê ra các dạng của di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật múa, nhạc, ngôn ngữ, nghề thủ công truyền thống,… Điểm hạn chế lớn nhất đó là phương pháp này có thể loại trừ một vài nét văn hóa mà trong tương lai mới được biết đến và công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Tuy nhiên, ưu điểm của nó là đưa ra biểu hiện cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể một cách rõ ràng, sẽ trả lời được câu hỏi: loại hình mà chúng ta đang cần bảo vệ cụ thể hiện nay là loại hình nào
- Các quan niệm trên đều xác định các giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể đó là: giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị học thuật Những giá trị ấy là cốt lõi của vấn đề bảo vệ di sản văn hóa Bảo vệ không chỉ vì sự hiện
Trang 107
diện của một loại hình di sản trong hệ thống di sản văn hóa, mà bảo vệ để lưu giữ những giá trị mà nó đem đến cho cộng đồng Giá trị ấy là động lực thúc đẩy mỗi quốc gia có những hành động tích cực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Việc cụ thể hóa di sản văn hóa phi vật thể là một điều khó khăn bởi nó không có hình dáng nhất định nhưng có thể thấy con người chính là nơi chứa đựng những di sản văn hóa đó Những di sản này không hiện hữu một cách rõ ràng như một ngôi chùa, hay một công trình kiến trúc mà cần có con người sử dụng, truyền tải thì người khác mới biết đến sự tồn tại của nó Nếu những người cuối cùng lưu giữ di sản đó mất đi thì những di sản ấy cũng sẽ biến mất Vì vậy, con người là trung tâm của di sản văn hóa phi vật thể
2.2 Tình hình nghiên cứu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
Tại Việt Nam mặc dù đến năm 2001 mới có Luật Di sản văn hóa nhưng việc bảo vệ di sản văn hóa đã được đặt ra trước đó khá lâu Các bộ Luật thời trung đại (Quốc triều hình luật - đời Lý; Lê triều hình luật - Luật Hồng Đức, thời Lê; Hoàng Việt luật lệ - Luật Gia Long, thời Nguyễn) và các bộ sử, chí,
lục thời trung đại (Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt sử thông
giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục…) có thể thấy, các vị vua phong kiến xưa cũng đã ý thức được
việc phải bảo vệ các di sản văn hóa Đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo thể hiện sự tôn nghiêm, uy quyền của thần thánh, của nhà vua, được xây dựng với công sức đóng góp của toàn dân, thể hiện tài năng, trí óc, tâm linh, tình cảm, niềm tin, hi vọng của các vương triều cũng như cộng đồng nhân dân được hết sức giữ gìn
Đến thời kì lịch sử hiện đại, văn bản đầu tiên đề cập đến vấn đề này là Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 ngày 11 năm 1945 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Ấn định nhiệm vụ của Đông phương bác cổ học viện” Sắc
Trang 118
lệnh khẳng định việc bảo tồn cổ tích là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam
Năm 1958, tại Hội nghị cán bộ văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Những câu tục ngữ, những câu vè, cao dao rất hay là những sáng tác
của quần chúng Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống Các cán bộ văn hóa cần phải giúp sáng tác của quần chúng Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý” (Hồ Chí
Minh, Về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1972, trang 36) Những
lời nói giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã là những định hướng đầu tiên về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Đến năm 2001, lần đầu tiên vấn đề bảo vệ di sản văn hóa được thể chế hóa thành
Luật Ngày 29/06/2001 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật di sản văn hóa,
tiếp đó được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật di sản văn hóa 2001
Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng số lễ hội trong toàn quốc là 7.966, trong đó, 7.039 lễ hội Dân gian
là, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác Trong đó, cấp tỉnh quản lý 327 lễ hội, cấp bộ quản lý 8 lễ hội Qua số liệu trên có thể thấy, có đến 88,36% số lượng lễ hội
là lễ hội dân gian, nghĩa là thuộc về người dân và do cộng đồng dân cư tại các làng, xã tổ chức Thông qua lễ hội, người ta thấy rõ cộng đồng luôn hiện diện, làm cho lễ hội có chỗ đứng vững chắc, bởi lý do đơn giản là lễ hội truyền thống hay hiện đại đều do nhân dân tổ chức, tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Hay nói cách khác, ở thời đại mới, nhân dân vẫn là cộng đồng tạo ra di sản, bảo vệ di sản như bảo
vệ một truyền thống văn hóa tốt đẹp và mang đậm bản sắc
Trang 129
Tính đến tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã có 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 10 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận Nhận thức được vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới (quy định tại Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Điều 5); Công ước về Bảo vệ
Di sản văn hóa phi vật thể (Điều 2, khoản b Điều 11 và Điều 15) và các văn bản hướng dẫn, chương trình, mục tiêu chiến lược của UNESCO), những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng
Tóm lại, có thể nhận thấy so với di sản văn hóa vật thể thì di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm muộn hơn Phải đến đầu những năm 90 của thế
kỷ XIX vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mới được tổ chức văn hóa – giáo dục lớn nhất toàn cầu đề cập đến Từ đó đến nay, UNESCO và các quốc gia trong đó có Việt Nam đã có hàng loạt các hành động tích cực, khẩn trương để bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể
Từ thực tiễn ban hành chính sách bảo tồn văn hóa ở Cao Bằng, có thể thấy, Cao Bằng đã ban hành một số văn bản chính sách và các kế hoạch hành động cụ thể Chương trình số 17- CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh uỷ về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao Bằng cũng như các văn hiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI, XVII, nhất là Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII đã đánh giá
“Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc được quan tâm; thực hiện dự án làng văn hóa Tày Khuổi Ky (Đàm Thủy, Trùng Khánh), làng nghề Phia Chang (Phúc Sen , Quảng Uyên), đề tài nghiên cứu dân ca, dân vũ của người Sán Chỉ khôi phục và nâng cao nội dung một số lễ hội” Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ khóa XVIII đã nêu rõ “Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
Trang 1310
ứng yêu cầu phát triển đất nước Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp tục triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; Bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh, kết hợp với gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; Tiếp tục đầu tư Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo, khu du lịch thác Bản Giốc trở thành khu du lịch Quốc gia vào năm
2020 Tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có cơ chế khuyến khích văn nghệ sỹ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật, văn hóa dân gian; trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, chú trọng bồi dưỡng năng khiếu và tài năng trẻ, nâng cao chất lượng nghệ thuật chuyên nghiệp, xây dựng và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của
tỉnh như Đàn Tính – Hát Then thành lễ hội lớn trong vùng (Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao bằng khóa XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 ban hành
tháng 5 năm 2016, Trang 34, Trang 73, 74) Trong định hướng này, các di sản văn hóa phi vật thể đã được chú trọng giữ gìn và phát huy giá trị
Qua thực tiễn việc ban hành chính sách cho thấy, tỉnh Cao Bằng đã có nhìn nhận, định hướng khá rõ nét về di sản văn hóa phi vật thể, bước đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước; từ các đề án phục dựng một số nghi lễ, lễ hội đến quan tâm khả năng, năng lực của các nghệ nhân, giữ gìn và phát huy giá trị thông qua hình thức bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ, được tổ chức chuyên nghiệp và có quy mô rộng lớn
Trang 143.2 Nhiệm vụ
3.2.1 Nhiệm vụ tổng quát
Từ lý thuyết chính sách văn hóa, luận văn sẽ khảo sát thực tiễn ban hành và triển khai thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Cao Bằng, chỉ ra những thành công, hạn chế, đề xuất các vấn đề cần hoàn thiện
- Đánh giá mặt đạt được và chưa được của việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Cao Bằng, để từ đó đề xuất những kiến nghị chính sách
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh
Cao Bằng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tỉnh Cao Bằng
-Thời gian: Từ 2006 đến 2015
Trang 155.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể
là gì?
- Thực trạng ban hành và thực hiện chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng hiện nay được thực hiện như thế nào? Có được kết quả như thế nào so với mục tiêu chính sách đề ra chưa?
- Giải pháp như thế nào nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách về Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nhiều phương pháp khác
- Phương pháp định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 50 người gồm: các
cụ cao niên, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Cao Bằng, hội viên Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Cao Bằng, hội viên Hội Di sản văn hóa Cao Bình, cán bộ làm công tác văn hóa từ cơ sở đến tỉnh, cán bộ bảo tàng tỉnh, chuyên viên văn xã văn phòng UBND tỉnh
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: Kinh tế học, xã hội học
- Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu:
Trang 1613
+ Các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách của Nhà nước
về Di sản văn hóa phi vật thể
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu về tên, địa chỉ các di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng
+ Số liệu sơ cấp: Tác giả luận văn tự thu thập thông tin qua điều tra thực tế tại các địa chỉ có di sản, tư liệu tại Bảo tàng tỉnh, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Cao Bằng và Hội Di sản văn hóa Cao Bình thành phố Cao Bằng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa lý thuyết về chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể
- Đánh giá mặt đạt được và chưa được thực trạng ban hành và thực hiện chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng hiện nay
- Từ thực tiễn đề xuất, khuyến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng để
di sản phi vật thể được phát huy giá trị, tiềm năng vốn có của nó, đưa di sản văn hóa phi vật thể là nét truyền thống văn hóa đặc sắc của vùng miền, địa
phương đặc biệt là đối với tỉnh Cao Bằng
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn có 3 chương:
Chương 1 Lý luận chung về chính sách và chính sách văn hóa phi vật thể Chương 2 Thực trạng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng
Trang 171.1.1 Khái niệm Chính sách công
Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến Có thể nêu ra một số quan niệm sau:
Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971)
Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)
Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R Dye, 1984)
Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B Guy Peter, 1990)
Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N Dunn, 1992)
Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L Cochran and Eloise F Malone, 1995)
Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B Guy Peters, 1999)
Trang 1815
Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ/chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E Cochran, et al, 1999)
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson, 2003)
Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004)
Từ các quan niệm trên (Nguyễn Hữu Hải – Lê Văn Hòa, 2013, Đại
cương Phân tích Chính sách công - sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc
gia, trang 17, 18) chính sách công có thể được nhìn nhận như sau:
Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước
Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế
Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách
Trang 19nghĩa như sau: “Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên
quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” (Đỗ Phú Hải, 2012)
1.1.2 Khái niệm Chính sách văn hóa
Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật (UNESCO)
Chính sách văn hóa có các công cụ khác nhau, gồm: Luật pháp và các phương pháp hành chính; ngân sách và hệ thống thuế, trong đó các bộ luật, luật, văn bản pháp quy; cách thức đầu tư từ ngân sách, hệ thống thuế là công
cụ quan trọng nhất để điều hành sự phát triển văn hóa
Các chính sách văn hóa đều là các thực hành nhà nước dựa trên các nguồn lực về tài chính, vật lực và nhân lực, trong những điều kiện có thể có của thời điểm Các tổ chức văn hóa dựa vào các nguồn lực này mà triển khai các hoạt động thực thi chính sách
Trong những hoàn cảnh của Việt Nam, khái niệm chính sách văn hóa
đã được xác định dựa trên các quan niệm về văn hóa, về vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước, xây dựng con người mới của chế độ mới Trong bối cảnh nước ta, văn hóa được coi là một lĩnh vực của công tác tư tưởng, văn hóa
Trang 2017
là một mặt trận, bên cạnh các chức năng đặc thù khác về mặt thẩm mỹ, giải trí, tái tạo sáng tạo
Từ đặc điểm này, có thể định nghĩa về chính sách văn hóa: “Chính sách
văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý thực tiễn của đời sống văn hóa theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội”
1.1.3 Khái niệm Chính sách Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể
1.1.3.1 Khái niệm văn hóa
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa Trong “Thập kỷ thế giới
vì sự phát triển văn hóa”, ông Phederico Mayor Laragoza nguyên Tổng giám
đốc UNESCO đưa ra khái niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Hồ Chí Minh nêu ra
cách đó trên 40 năm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, Toàn tập,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H, 1995, tập 3, trang 43)
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho
rằng: Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích
Trang 2118
luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và truyền lại cho thế hệ sau Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng
của mỗi dân tộc Từ đó Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội” (trang 14)
1.1.3.2 Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ đi trước để lại, có vai trò vô cùng quan trọng trong diễn trình văn hóa của một dân tộc nói riêng, và hiểu theo nghĩa
rộng là của cả nhân loại nói chung Phần mở đầu của Luật Di sản văn hóa của
Việt Nam đã viết: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò
to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”
Luật Di sản văn hóa của Việt Nam tại Điều 1 đã nêu rõ: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
1.1.3.3 Văn hoá vật thể và Văn hoá phi vật thể
Di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: di sản văn hóa vật thể và di sản văn
hóa phi vật thể theo quan niệm của UNESCO:
Văn hoá vật thể là các giá trị văn hoá tồn tại một cách hữu hình, con người có thể nhận biết nó một cách cảm tính, trực tiếp thông qua các giác quan
Văn hoá phi vật thể là các giá trị văn hoá tồn tại một cách vô hình, chủ yếu được ghi nhận trong ký ức của xã hội
Trang 2219
Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người
Cách chia này cũng chỉ là tương đối Văn hoá vật thể là vật thể hoá tinh thần con người, ngược lại, không có thành tố văn hoá tinh thần nào mà không
có yếu tố vật chất Chẳng hạn, ngôn ngữ là một thành tố thuộc văn hoá phi vật thể, nhưng bên cạnh nội dung vẫn có vỏ vật chất âm thanh của ngôn từ, v.v
Trong Luật Di sản văn hóa năm 2013 tại điều 4 đã nêu rõ:
1 Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
2 Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia
Dù phân loại thế nào chăng nữa, các di sản văn hóa vẫn có những đặc
điểm chung, đó là:
Trang 2320
- Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia, một
dân tộc;
- Tính lịch sử với những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại
sinh ra chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng;
- Tính truyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không chỉ bản thân di sản mà cả những giá trị phi vật thể đi cùng với chúng cũng được truyền sang thế hệ sau bằng mô phỏng, phát triển và sáng tạo mới trên
nền của di sản cũ;
- Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới các tác động khác nhau, dễ dàng bị hư hỏng, bị phá hủy và bị mai một đi do những tác động khác nhau
của con người, của điều kiện thời tiết, các phản ứng hóa học… Trong quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã sáng tạo và để lại hàng nghìn di tích có giá trị
1.2 Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay
Bảo tồn di sản văn hóa là một vấn đề được quan tâm ở Việt Nam trong những năm gần đây Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa tạo nên sự đa dạng và phong phú trong kho di sản chung của cả nước
Cách đây 68 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 65, ngày 23
tháng 11 năm 1945 về việc “Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam” Sắc
lệnh khẳng định quan điểm đúng đắn của Chính phủ đối với vai trò và ý nghĩa quan trọng của di sản trong công cuộc kiến thiết đất nước
Tại văn bản số 4739/KG-TƯ ngày 26 tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Văn hóa thông tin triển khai Chương trình mục tiêu quốc giá về văn hóa, bao gồm mục tiêu Chống xuống cấp và tôn tạo di tích, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Chương trình này đã
Trang 24VIII) đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Nghị quyết đã khẳng định “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình, văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”
Trong kết luận lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) những năm sắp tới và nhiều chủ trương của Đảng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt vừa có tính định hướng lâu dài xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta đến năm 2020 là nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Đặc biệt, Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam và điều này thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với việc bảo
vệ các di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể Luật Di sản văn hóa đã dành trọn vẹn chương III, từ điều 17 đến điều 27 để đề cập vấn đề di sản văn hóa phi vật thể từ trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan nhà nước
đến các nguyên tắc bảo vệ và phát huy Chẳng hạn, Điều 20: “Cơ quan nhà
Trang 2522
nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” Hoặc Điều 26: “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định lấy ngày 23
tháng 11 hằng năm là “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”
Trong những năm qua, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã được chú trọng và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Trên phạm
vi toàn quốc, các địa phương đều có chính sách bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương mình
Trên phạm vi quốc gia, công tác bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt 10 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm:
1 Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu
tiên tại Việt Nam, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2 Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là
kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
3 Dân ca Quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại, được công nhận ngày 30 tháng 9 năm 2009
4 Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được
công nhận ngày 01 tháng 10 năm 2009
Trang 2623
5 Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16 tháng 11 năm 2010
6 Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp,
được công nhận ngày 24 tháng 11 năm 2011
7 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại, được công nhận vào ngày 6 tháng 12 năm 2012
8 Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại được công nhận vào ngày 5 tháng 12 năm 2013
9 Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại được công nhận vào ngày 27 tháng 11 năm 2014
10 Nghi lễ Kéo co ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn
hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02 tháng 12 năm 2015
Trang 2724
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI TỈNH CAO BẰNG
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Cao Bằng
2.1.1 Tiềm năng tài nguyên di sản thiên nhiên
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài trên 332 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, miền địa hình núi đá vôi có đặc trưng của địa hình dạng catstơ chiếm diện tích khá lớn, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh Đây là một dạng địa hình độc đáo, điểm nổi bật của kiểu địa hình này là có nhiều hệ thống hang động và sông suối ngầm rất đa dạng và phong phú Tiêu biểu có Động Ngườm Ngao với vẻ đẹp nguyên sơ và được đánh giá đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, Thác Bản Giốc, hồ Thang Hen
Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có bảy cửa khẩu,trong đó
có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc
Cao Bằng có 12 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh và có trên 52 vạn dân có các thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống bao gồm : Kinh, Tày, Nùng, H’mông, Dao, Lô Lô, Sán chay… trong đó có trên 95% là người dân tộc thiểu số Với thành phần nhiều dân tộc, bức tranh văn hóa tộc người của tỉnh Cao Bằng đã được dệt nên bởi nhiều sắc màu phong phú của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống nơi đây
Trang 2825
Cao Bằng còn là vùng đất có nguồn văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, toàn tỉnh hiện có 214 di tích, trong đó có 95 di tích đã được xếp hạng (gồm:
02 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 66 di tích cấp tỉnh) Đây
là nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Về văn học dân gian, trước tiên, nổi bật nhất là huyền thoại khởi nguyên luận của người Tày “Báo Luông, Slao Cải”, cặp vợ chồng to lớn ấy đã sinh ra 100 người con (một nửa trai và một nửa gái) Huyền tích “Báo Luông, Slao Cải” đã cắt nghĩa một cách cụ thể, mạch lạc rõ ràng, lô gic, hệ thống, đầy
ấn tượng về sự hình thành con người và nghề nông, sự khởi đầu cuộc sống con người Cao Bằng trên miền non nước, sánh ngang huyền thoại Mường Hươu Sao (Ngu Cơ) - Cá Chép (Long Vương) và huyền thoại Việt Tiên (Âu Cơ) - Rồng (Lạc Long)
Truyền thuyết “Cẩu chủa cheng Vùa” (Chín chúa tranh Vua) cũng thật độc đáo, cảm hóa lòng người Truyền thuyết đề cập đến nhân vật lịch sử là Thục Phán vào khoảng cuối đời Hùng Vương, thế kỷ III trước Công nguyên Người đã có công hợp nhất nước Nam Cương và Văn Lang thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội) Truyền thuyết là sở cứ bước đầu chỉ cho chúng ta thấy hiện thực về một vùng đất lịch sử, một con người lịch
sử, một kinh đô Nam Bình huy hoàng
Về kho tàng truyện kể, bên cạnh những câu truyện dã sử chung, dân tộc nào cũng có các thể loại cổ tích, ngụ ngôn , cùng với các thể loại văn vần phong phú như tục ngữ, đồng dao, câu đố Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình, đặc biệt người Tày đã sáng tạo ra chữ Nôm với các tác phẩm văn học thành văn đề cập đến nhiều phương diện tri thức về y tế, địa lý, phong tục tập quán, lịch sử, lịch thời gian; hiện còn lưu giữ 85 văn bản chữ Nôm Tày tại viện Hán Nôm
Trang 2926
Về phong tục tập quán, tín ngưỡng, mỗi dân tộc đều có nếp sinh hoạt riêng cùng với các quy định nghi lễ của vòng đời con người từ khi sinh ra cho đến khi khuất núi Ví dụ như nghi lễ ma chay, đám cưới của dân tộc Tày – Nùng khác với nghi lễ của người Dao, Mông, Lô Lô,…Ngoài ra, các ngày lễ tết hằng năm phong phú, đa dạng, gần như tháng nào cũng có Hầu hết các dân tộc đều thờ cúng tổ tiên, thổ công thành hoàng làng, thần bếp, gốc cây, hòn đá theo quan niệm vạn vật nghiệm linh Các dân tộc này còn có phong tục làm Lễ cấp sắc (phong tục này dành cho nam giới đã có vợ con phải làm
lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó)
Về dân ca, Cao Bằng là tỉnh có nhiều làn điệu dân ca truyền thống mang tính bản sắc Thông thường chúng ta hay gặp nhất là các thể loại dân ca của người Tày, Nùng, trước hết phải kể đến dân ca nổi tiếng then tính với nhiều làn điệu và thể loại đặc trưng Tỉnh có 2 dòng then là then miền Đông
và then miền Tây Then miền Đông thường gọi là dàng (nam hát), ngược lại then miền Tây (pựt, then) là nữ hát Về sli, lượn cũng rất đa dạng thể loại, đậm đà bản sắc dân tộc chưa kể đến mảng dân ca lễ hội và các lễ nghi khác đều dày thi ca Mỗi thể loại dân ca còn hàm chứa nhiều làn điệu với số lượng thật đáng nể Bên cạnh đó, người Tày – Nùng Cao Bằng còn có các làn điệu dân ca phong phú, ngọt ngào như: Hát then, hát giao duyên; hát sli, hát lượn trong đó Sli - lượn có hai cách hát: hát đơn và hát đôi Hát đơn có Sli Là Hòi, lượn cọi, lượn then, lượn sương, lượn tại Hát đôi có lượn ngạn, lượn phủ (tức lượn Hà Lều), hát hà lều, thường được hát lên trong các cuộc vui, những dịp nam thanh, nữ tú tỏ tình, giao duyên Họ hát đối đáp nhau, khi bên này vừa dứt thì bên kia đã cất cao lời đáp Nếu cả hai bên đều có “thầy” ứng tác giỏi thì cuộc hát như một dòng chảy, không bao giờ ngắt quãng Ví dụ:
“Pỉ pay khoăn nhằng dú thang sàn Băư mạy tốc dá dan noong nớ”
Trang 3027
Nghĩa của câu này là:
“Anh đi hồn ở lại cuối sàn
Lá rụng đừng giật mình em nhé!”
Bên cạnh dân ca giao duyên đối đáp, Cao Bằng còn có các lễ hội truyền thống như lễ hội pháo hoa, lễ hội lồng tồng được tổ chức vào dịp mùng 02/02
Âm lịch hàng năm; Lễ hội nàng hai, hội thanh minh
Lễ hội của Cao Bằng chủ yếu là lễ hội truyền thống được diễn ra ở hai dân tộc Tày và Nùng, một hoạt động đầy tính nhân văn của văn hóa dân gian truyền thống Thời gian tổ chức các lễ hội tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, bà con các dân tộc lại tưng bừng náo nức trong không khí lễ hội Cao Bằng có 94 lễ hội, trong đó có
92 lễ hội dân gian; nhiều lễ hội, đa dạng, phong phú, nổi bật nhất là các loại hình lễ hội đền, chùa, lễ hội về nông nghiệp, lễ hội mừng công, lễ hội mang tính giáo lý nhân văn
Với thành phần đa sắc tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo Kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể Cao Bằng rất đa dạng
và phong phú có rất nhiều làn điệu dân ca như: Điệu pựt lằn của dân ca dân tộc Tày, điệu pựt lằn do người Tày tự biên soạn theo từng chủ đề và từng bài hát có ý nghĩa khác nhau được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ tết, được các con em dân tộc biểu diễn văn nghệ vào các dịp tổ chức kỉ niệm hay như dịp dự thi văn hóa văn nghệ ví dụ: bài hát theo điệu pựt lằn có tựa đề “Kin nặm chứ cốc bó – Kin mác chứ cần chay” dịch tiếng tày có nghĩa là “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ người trồng cây” nội dung bài hát như sau:
“Kin nặm chứ cốc bó nặm lây
Kin mắc chứ cần chay cần chướng
Nước Việt Nam sung sướng chàu mì
Ơn Bác thâng xiên pi nhằng chứ cà nò ”
Trang 3128
Tạm dịch nghĩa:
“Uống nước nhớ đến nguồn chảy ra
Ăn quả nhớ đến người trồng cây vun đắp
Nước Việt Nam hạnh phúc giàu có
Ơn nghĩa với Bác Hồ nghìn năm còn nhớ bạn à!”
Các nguồn di sản văn hóa phi vật thể trên luôn gắn bó với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng như: di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo; khu di tích lịch sử Đông Khê, khu
di tích Lam Sơn, Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao đã trở thành các điểm
du lịch được nhiều khách tham quan du lịch, bạn bè trong và ngoài nước biết đến Đó là tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn của Cao Bằng
2.1.2 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội
Cao Bằng là “chiếc nôi” cách mạng của cả nước và rất đỗi tự hào là vùng đất địa linh nổi bật về truyền thống cách mạng Ngay sau thành lập Đảng, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Cao Bằng đã ra đời ngày 01/4/1930 Cao Bằng được Bác Hồ chọn là nơi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, cứu dân.Tại Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), nơi đây đã diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII và các sự kiện lịch sử, quyết định những quyết sách mang tầm chiến lược cho vận mệnh tương lai đất nước Địa danh Pác Bó
và rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt cùng các địa danh Lam Sơn, Đông Khê nổi tiếng Văn hóa cách mạng là “dòng chảy” kế thừa, hòa quyện kết tinh của văn hóa truyền thống dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ vì sự trường tồn tất yếu của đất nước cùng văn hóa
Trang 3229
Trong những năm qua với nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp
và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã đạt được một số kết quả nhất định về phát triển kinh tế xã hội, một số chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng khá, kết quả năm sau cao hơn năm trước; an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được giữ vững…; tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh về cơ bản vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, Đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào vùng sâu vùng xa còn thiếu thốn Chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa cao…
Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cao Bằng đạt 9,2%; GDP bình quân đầu người đạt 1.030 USD; tổng sản lượng lương thực
250 nghìn tấn, bình quân giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 30.9%/năm; thu ngân sách tăng 17%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 9,5%/năm; hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm Tuy nhiên với nền tảng kinh
tế xuất phát điểm thấp nên kinh tế Cao Bằng vẫn gặp nhiều khó khăn, tính phát triển chưa thật sự bền vững, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào 2 nguồn thu chính là cửa khẩu và quy hoạch lại cơ sở hạ tầng để tận dụng nguồn thu từ đất Dịch vụ thương mại từng bước phát triển nhưng chưa xứng tầm, phát triển du lịch chưa được quan tâm tương xứng tiềm năng nhất là về di sản và danh lam thắng cảnh
Văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng chính
là hồn cốt của Quốc gia, dân tộc, là nền tảng tinh thần to lớn tạo nên sự phát triển của xã hội Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng
đã chủ động tích cực xây dựng và thực hiện các chương trình hành động, các
dự án được triển khai nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đạt được những thành quả quan trọng Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, kết quả này còn rất khiêm tốn, văn hóa truyền thống đã và đang từng ngày bị xói
Trang 332012, tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Thành phố Cao Bằng gắn với chương trình du lịch qua các miền di sản Việt Bắc; và gần đây nhất là lễ đón nhận bằng di tích Quốc gia đặc biệt của hai di tích Pác Bó và Rừng Trần Hưng Đạo
2.2 Thực trạng của việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Cao Bằng
2.2.1 Việc ban hành chính sách
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI, XVII, XIII về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống Thực tế tỉnh Cao Bằng triển khai các văn bản chính sách lớn liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể gồm:
- Chương trình số 17- CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh Uỷ
về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao Bằng;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2010-2020, tầm nhìn 2030;
- Kế hoạch số 874/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2011của UBND tỉnh về việc Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2011 - 2015
Trang 3431
Xác định công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII) của Đảng về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân tộc” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao Bằng, tiếp tục thống kê, kiểm kê, đăng ký quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá dân gian; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, in ấn lại các loại sách cổ có giá trị; khôi phục và nâng cao giá trị các lễ hội đặc sắc; mở lớp bồi dưỡng về dân ca, dân vũ truyền thống
Để thực hiện thành công mục tiêu này, ngành văn hóa tỉnh nhà đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, đó là: tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
và nhân dân, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng Tỉnh cũng đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động văn hoá - thể thao và du lịch; tiếp tục đầu tư, hỗ trợ có trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá và những dự án cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống; Kiểm kê, thống kê, lập hồ sơ khoa học, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể từng năm và trong giai đoạn tới để trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hoá, các danh thắng trọng điểm; tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu hiện vật để tiến đến xây dựng Bảo
Trang 3532
tàng tổng hợp tỉnh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng trên địa bàn tỉnh Hàng năm, tổ chức liên hoan, giao lưu văn hoá - nghệ thuật truyền thống của các dân tộc; tổ chức thi tìm hiểu và hát dân ca, thi trang phục đẹp các dân tộc; tổ chức các lễ hội tiêu biểu ở từng vùng, miền và dàn dựng, biểu diễn các điệu hát - múa đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc; Bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống Từ các hoạt động đó, các giá trị truyền thống đã từng bước được bảo tồn và phát huy làm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh biết nhiều hơn và quan tâm hơn đến truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng của các dân tộc tỉnh Cao Bằng
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng
về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân tộc”, ngành văn hóa tỉnh Cao Bằng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu trong Chương trình phát triển trọng tâm về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cụ thể như sau:
Một là: Tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học về văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của tỉnh; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá
Hai là: Coi trọng và làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá của các
dân tộc; Thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Khuyến khích sưu tầm, biên soạn,
Trang 3633
dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục và nâng cao các lễ hội truyền thống ,bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và các hoạt động lễ hội; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác
Ba là: Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật
phát triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để có nhiều công trình, nhiều sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu của công chúng Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt
Bốn là: Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình
thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời
kỳ mới Giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, bản, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
và thực hiện quyền làm chủ của mình
Năm là: Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa Tuyên truyền cho
đồng bào các dân tộc biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục tốt đẹp của mình, phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới Xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa trên cơ sở kết hợp những yếu tố truyền thống tốt đẹp Tổ chức hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh để thu hút nhân dân tham gia
Trang 3734
Sáu là: Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; cân đối phân bổ ngân sách thực hiện các dự án thuộc Chương trình Có chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn, phát triển văn hoá, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hoá và văn nghệ sĩ các dân tộc trong tỉnh; lồng ghép các chương trình đầu tư vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn vào việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hoá để nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho đồng bào các dân tộc
Những văn bản chính sách trên đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh Cao Bằng được triển khai kịp thời và hiệu quả
2.2.2 Thực trạng của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể tại Cao Bằng
Trong những năm qua, các giá trị văn hóa truyền thống bước đầu được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị Một số đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đã được triển khai như: Bảo tồn làng văn hoá cổ dân tộc Tày Khuổi Ky (xã Đàm Thuỷ - Trùng Khánh); Dự án Bảo tồn làng nghề Phia Chang (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên); xây dựng kịch bản và nâng cao nội dung các lễ hội truyền thống (Lễ hội Pháo hoa - Quảng Uyên, Lễ hội
chùa Sùng Phúc – Hạ Lang)
Bên cạnh đó, công tác quản lý tổ chức và hoạt động lễ hội truyền thống cũng được quan tâm Toàn tỉnh có gần 100 lễ hội lớn nhỏ khác nhau, trong đó có trên 10 lễ hội có quy mô lớn là: Lễ hội Sóc Giang (Hà Quảng), lễ hội
Kỳ Sầm, Đống Lân, Đà Quận (Thành phố Cao Bằng), lễ hội Đền Vua Lê, Dẻ Đoóng (Hòa An), lễ hội Chùa Sùng Phúc (Hạ Lang), lễ hội Tranh đầu pháo, Thanh Minh (Quảng Uyên), Lễ hội Nàng Hai (Tiên Thành - Phục Hoà và Kim Đồng - Thạch An), lễ hội Lồng Tồng (Thạch An) Hầu hết các lễ hội đều mang truyền thống văn hoá dân tộc đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng
Trang 3835
Mỗi địa phương tuy cùng một chủ đề lễ hội nhưng do điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên cách thức tổ chức lễ hội cũng khác nhau Trong những năm qua, ngành Văn hoá đã thực hiện nghiêm túc việc xin phép và cho phép triển khai tổ chức lễ hội tại các di tích theo các quy định hiện hành Ngành cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức
cá nhân lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình Các lễ hội tại các di tích trên địa bàn tỉnh đã được diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, thực hiện theo đúng quy chế lễ hội, một số nghi thức lễ hội truyền thống được khôi phục gìn giữ, công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm
Đặc biệt, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của cồng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng bắt đầu được chú trọng thông qua việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về sưu tầm, nghiên cứu, các giá trị văn hóa, văn học - nghệ thuật, dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc Trong thời gian qua một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã được thực
hiện như: Sưu tầm, khôi phục, nâng cao lễ hội Nàng Hai; Nghiên cứu, bảo tồn
làn điệu Dá Hai dân tộc Nùng; Nghiên cứu, bảo tồn dân ca, dân vũ của dân tộc Mông; Sưu tầm, nghiên cứu dân ca, dân vũ dân tộc Dao Đỏ; Bảo tồn đám cưới của người Dao đỏ; Nghiên cứu Lượn Then tứ quý dân tộc Tày Cao Bằng… Năm 2014, di sản văn hóa phi vật thể Nghi lễ then của người Tày Cao
Bằng đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Kết quả của những đề tài nghiên cứu khoa học này vô cùng có giá trị, là cơ sở để tiến hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Năm 2008, ngành Văn hoá đã xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng dân
ca, dân vũ truyền thống các dân tộc tỉnh Cao Bằng trong 03 năm (2008-2010)
Sau khi Trường bồi dưỡng năng khiếu Nghệ thuật, Thể thao của tỉnh được thành lập, nội dung này đã chuyển sang cho Trường tổ chức thực hiện
Trang 3936
Thực hiện kế hoạch liên ngành về “Thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, ngành đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổ chức thí điểm đưa trò chơi dân gian vào một số trường tiểu học ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, được các em học sinh đón nhận và tham gia các trò chơi một cách nhiệt tình, sôi nổi, hào hứng Đó là một tín hiệu đáng mừng, để có thể tin tưởng vào việc bảo tồn các trò chơi dân gian Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ mang tính thí điểm Muốn duy trì được lâu dài và hiệu quả cần có sự chung tay phối hợp của các ngành, đoàn thể như: Ngành Giáo dục, ngành Văn hóa, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…
Ngoài ra, Ngành Văn hóa đã chỉ đạo tiến hành khảo sát, kiểm kê, dập thác bản các loại văn bia cổ, các hoành phi câu đối ở một số đền, chùa, miếu Theo khảo sát, kiểm kê bước đầu hiện tại trên toàn tỉnh có khoảng trên 40 bia đá cổ Kho tàng sách Hán Nôm của các dân tộc trên địa bàn tỉnh phong phú nhưng chưa có điều kiện dịch thuật
Đồng thời, ngành Văn hóa tỉnh Cao Bằng đã chú trọng và đang tích cực phối hợp với các viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Văn hoá, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và bảo vệ những giá trị văn hoá đặc trưng trong dân gian như ngôn ngữ Tày - Nùng, Mông, Dao; các tác phẩm văn học truyền miệng; các làn điệu dân
ca, dân vũ; trang phục của đồng bào các dân tộc ít người; các nét văn hoá ẩm thực tinh tế; các lễ hội truyền thống điển hình; làng nghề truyền thống đặc biệt, nền văn hoá Tày cổ (chữ viết Tày - Nùng)
Một số công trình, đề tài khoa học đã xây dựng các luận cứ, giải pháp
có tính thực tiễn trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết