1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh

113 535 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ với đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––

TRẦN TUẤN

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM BẢO TỒN

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––

TRẦN TUẤN

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM BẢO TỒN

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LONG

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

thạc sỹ với đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát

huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh” là trung

thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Các , số liệu sử dụng trong luận văn do UBND tỉnh Bắc Ninh, Viện văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, Sở Tài chính Bắc Ninh, Cục Thống kê Bắc Ninh, Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Đình Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tận tâm hướng dẫn và động viên em rất nhiều trong quá trình làm luận văn

Em xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, những người đã dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập

Em xin trân trọng cảm ơn tới khoa Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế

và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có một môi trường học tập, nghiên cứu hết sức bổ ích và thiết thực

Nội dung đề tài nghiên cứu là một vấn đề lớn, phức tạp, song với sự

cố gắng của mình, em đã bám sát mục tiêu đề ra và thu được những kết quả nêu trong bản luận văn, song trong quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những hạn chế về nhận thức cũng như những vấn đề chuyên môn, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, để bổ sung và hoàn thiện bản luận văn này

Sau cùng, em xin kính chúc toàn thể quý Thầy, Cô giáo thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là dẫn dắt

và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò mai sau

Trân trọng !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn 4

6 Đóng góp của luận văn 4

7 Bố cục của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn, các kênh huy động vốn 6

1.1.1 Một số khái niệm về vốn, huy động vốn và đầu tư vốn nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nói chung, dân ca Quan họ nói riêng 6

1.1.2 Một số khái niệm về văn hóa phi vật thể liên quan đến đề tài 8

1.1.3 Các kênh huy động vốn đầu tư 10

1.2 Kinh nghiệm huy động vốn để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể 11

1.2.1 Các di sản văn hóa của Việt Nam đã được thế giới công nhận 11

1.2.2 Những thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy một số di sản thế giới ở Việt Nam 13

Trang 6

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc bảo tồn và

n, phát huy giá trị di sản văn hóa 16

1.3 Một số nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài luận văn 19

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Các phương pháp tiếp cận 22

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu 23

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 24

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư 24

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư của các nguồn vốn đối với các hạng mục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh 24

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả của việc đầu tư vốn 24

2.4 Khung phân tích đề tài 25

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 26

3.1 Tổng quan về dân ca Quan họ Bắc Ninh 26

3.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh 26

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26

3.1.3 Truyền thống văn hóa 27

3.1.4 Các đặc điểm của văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh 28

3.1.5 Vai trò của di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản 40

3.2 Hiện trạng huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh 44

Trang 7

phương về bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh 44

giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh 53

văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn qua 61

3.3.1 Kết quả 61

63

3.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 64

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 66

4.1 Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu 66

4.1.1 Quan điểm 66

4.1.2 Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh 67

4.2 Mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh đến 2020 69

4.2.1 Mục tiêu chung 69

4.2.2 Mục tiêu cụ thể 69

4.3 Một số giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh 73

4.3.1 , quảng bá về văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư bảo tồn di sản 73

74

4.3.3 ây dựng và hình thành một số Trung tâm lớn về dân ca Quan họ với đầu tư đồng bộ 79

Trang 8

4.3.4 Các giải pháp khác để huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn và

phát huy giá trị văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh 81

4.3.5 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật và du lịch 85

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 89

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DCQHBN : Dân ca Quan họ Bắc Ninh CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa NXB : Nhà xuất bản

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài 26 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các nguồn vốn cho việc bảo tồn di sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 56 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các nguồn vốn Ngân sách cấp cho việc bảo tồn di

sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 58

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một thể loại dân ca phong phú và đặc sắc

về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam Mỗi một bài dân ca Quan

họ Bắc Ninh đều có giai điệu riêng, ca từ riêng Quan họ cổ truyền vốn không phải là nghệ thuật biểu diễn với hai vai: nghệ sỹ - khán giả như Tuồng, Chèo,

Ca trù Bản chất của nó là thú chơi dân dã, nên người ta mới gọi là “chơi quan họ” Quan họ hiện đại vừa là thú chơi tao nhã đồng thời còn là sự trình diễn của người hát Quan họ cùng với các thiết bị âm thanh điện tử Dân ca Quan

họ Bắc Ninh ẩn chứa trong mình cả một kho tàng văn hóa cổ Vẻ đẹp của các làn điệu dân ca ấn tương và đi vào lòng người không chỉ là những làn điệu phổ thông quen thuộc mà còn có những ý nghĩa văn hóa và tầm vóc lịch sử của chúng

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính

phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng

9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2009) dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận

là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại

Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung di sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do một loạt các vấn đề khách quan và chủ quan mang tính thời đại, tính toàn cầu tác động tới kinh tế,

xã hội và văn hóa các nước trên thế giới tập trung ở một số lĩnh vực sau:

- Vấn đề toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã

hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể

Trang 13

- Vấn đề thương mại hóa: Bản chất của những di sản văn hóa phi vật

thể là tập quán xã hội - phương thức sinh hoạt của cộng đồng Một khi phương thức sinh hoạt này bị coi là một thương phẩm để mưu cầu lợi nhuận, thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn biến đổi

- Vấn đề đô thị hóa làm biến đổi môi trường văn hóa: Di sản văn hóa

phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành và phát triển gắn liền với các không gian văn hóa làng xã Làng chính là nơi giữ cái “gen” của văn hóa Việt, để cho nó có thể biến hóa muôn vẻ mà ta vẫn là ta, là ta đặc sắc hơn, phong phú hơn, mạnh hơn Hiện nay ở Bắc Ninh, nông thôn tiếp tục quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, một số làng quan họ nay đã thành phố, thành phường Không gian văn hóa Quan họ làng xã truyền thống đang bị thu hẹp dần Vì vậy, bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với

ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Vấn đề du lịch văn hóa: Di sản văn hóa luôn là nội dung thu hút và

hấp dẫn khách du lịch Du lịch tìm hiểu di sản văn hóa có thể phát huy, biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển Tuy nhiên không gian vùng di sản văn hóa phi vật thể không thể đáp ứng được số lượng quá lớn khách du lịch Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó có thể song hành với nhau Du lịch khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất, chức năng v.v… vốn có của văn hóa phi vật thể cơ bản bị biến đổi

Văn hóa phi vật thể dân ca Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa mang tính bền chắc, tiềm ẩn trong tâm thức cộng đồng lại vừa mỏng manh dễ bị biến dạng bởi tính phi vật thể Đặc biệt trong thời đại hiện nay Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế thế giới Sự mở của nền kinh tế cũng dẫn đến văn hoá ngoại lai tràn vào làm biến dạng những di sản văn hóa quí giá do cha ông để lại Do đó bảo vệ và phát huy giá trị những di sản văn hóa đó nhằm giữ gìn một môi trường văn hoá - nhân văn lành mạnh là vấn đề cần quan tâm và

Trang 14

nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh là cần thiết và cấp bách Với những lý do như vậy, em lựa chọn

đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di

sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh” là vấn đề hết sức có ý

nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa của đất nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiện trạng việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn vừa qua Đề xuất giải pháp huy động vốn nhằm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vât thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số những giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình và số liệu trong 5 năm, từ

năm 2009 đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về giá trị di sản dân ca

Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn

Trang 15

giá trị di sản, các giải pháp huy động vốn đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Việc ghi danh di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyền thống âm nhạc ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát huy hội nhập

xã hội và đẩy mạnh mối giao lưu giữa các vùng, đối thoại văn hóa và tôn trọng sự đa dạng Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã thể hiện được tầm vóc và vị thế của loại hình văn hóa độc đáo của mình trong lòng bạn bè du khách và người hâm mộ cả nước cũng như trên thế giới

- Huy động các nguồn vốn đầu tư, các nguồn lực để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại nói chung, đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng là giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn những phong tục, tập quán tốt đẹp về lối sống sinh hoạt văn hóa xã hội

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề huy động vốn để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng

6.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng về huy động vốn đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị

di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh Đồng thời đề xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

có 4 chương:

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề huy động vốn đầu

tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá

trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Chương 4: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá

trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 17

Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những tiền đề quan trọng đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nói chung, ngành văn hóa nghệ thuật nói riêng Tuy nhiên, việc đầu tư vốn để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể khác với đầu tư vốn trong các lĩnh vực khác là mục tiêu chính không phải là mục đích lợi nhuận mà là vì mục tiêu xã hội, tuy nhiên cũng như các nguồn vốn đầu tư khác, việc đầu tư vẫn phải có lợi nhuận để bù đắp các chi phí và để tái đầu tư Việc phân chia vốn thành nhiều loại nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn và việc sử dụng nguồn vốn đó cho nội dung công việc nào để thu được hiệu quả tốt nhất Nhận thức được các nguồn vốn nhằm phục vụ cho công tác huy động,

sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả

* Vốn đầu tư: Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất

kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác

Trang 18

* Nguồn vốn đầu tư: Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu

tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội

* Huy động vốn đầu tư: Là việc tìm các giải pháp, cơ chế để huy động

vốn đầu tư cho các mục tiêu cần thực hiện

1.1.1.2 Ý nghĩa vốn đầu tư với việc phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

* Về mặt kinh tế:

- Việc đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại - dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ du lịch Bắc Ninh có tầm ảnh hưởng trong phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch của nhân dân các làng Quan họ nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung

- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tái đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh đối với các hạng mục có yếu tố xã hội hoá

* Về mặt xã hội:

- Việc đầu tư vốn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan

họ Bắc Ninh sẽ tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch mới đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách, sẽ tạo ấn tượng sâu sắc tới khách thăm quan trong và ngoài nước Giải quyết được nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh, đẩy mạnh tuyên truyền phong trào hát Quan họ tại cộng đồng, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị di sản, tạo điều kiện để cộng đồng trình diễn, giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninh với các cộng đồng khác trong và ngoài nước Đặc biệt đây là hình thức ngành Văn hóa - Du lịch địa phương khai thác và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ một cách bền vững

- Làm cơ sở để người dân trước đây chỉ sống bằng nghề nông nâng cao kiến thức về văn hoá xã hội

Trang 19

- Các dự án đầu tư hoàn thành góp phần thu hút nhân lực của địa phương, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cho khu vực

- Giúp cộng đồng nhận diện và kiểm kê dân ca Quan họ Bắc Ninh định

kỳ theo từng năm

- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến dân ca Quan họ Bắc Ninh ở các làng quê, khôi phục việc hát thi lấy giải của các làng Quan họ

- Hỗ trợ xây dựng nội dung và tài liệu truyền dạy Quan họ Bắc Ninh trong trường học, trong các gia đình và tại cộng đồng theo địa bàn làng xã

- Tạo mọi điều kiện để trình diễn/giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninh với các cộng đồng khác trong nước và ngoài nước

1.1.2 Một số khái niệm về văn hóa phi vật thể liên quan đến đề tài

1.1.2.1 Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể

Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong Khoản 1 điều 2 mục I - Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003:

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác

và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của

họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người

Hay nói cách khác: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không

Trang 20

ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”

1.1.2.2 Khái niệm về dân ca và dân ca Quan họ Bắc Ninh

* Theo một số tài liệu nghiên cứu, người Đức gọi dân ca là bài ca của nhân dân, người Pháp thì gọi dân ca là những bài ca phổ cập trong quần chúng, bài ca mang tính nhân dân

Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2008 nêu khái niệm:

“dân ca là những bài hát lưu truyền trong dân gian, mang đặc trưng vùng, miền và không rõ tác giả”, Sách Âm nhạc và Mỹ thuật của Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2002 khẳng định thêm: “dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua năm tháng nên có sức sống với thời gian”

Như vậy có thể hiểu dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân, chúng được biến đổi không phụ thuộc vào bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu

* Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những bài hát do người dân vùng Bắc Ninh sáng tác, được lưu truyền, truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác

“thể hiện tinh thần, triết lý và bản sắc địa phương của cộng đồng ở trong vùng, thắt chặt mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thực hành diễn xướng văn hóa này”

Theo các nhà nghiên cứu, dân ca Quan họ Bắc Ninh có nhiều làn điệu,

nó khác với nhiều loại dân ca khác chỉ có một làn điệu âm nhạc Trong dân ca Quan họ Bắc Ninh, mỗi giọng (giai điệu âm nhạc) đều có lời ca riêng phù hợp, nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau Hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là ca đối giọng (tức là đối làn điệu âm nhạc), nếu bên kia ra một giọng thì bên này cũng phải có một bài đối lại lời khác nhưng cùng giọng với bài kia Cho tới nay dân

ca Quan họ Bắc Ninh có 213 giọng với khoảng 400 bài ca thuộc ba hệ thống giọng: lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn

Trang 21

1.1.2.3 Khái niệm về bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể

* Bảo tồn: là việc bảo vệ, duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế, những gì tồn đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì và tồn tại, phát triển lâu dài

* Phát huy các giá trị di sản văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội

1.1.3 Các kênh huy động vốn đầu tư

- Từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Xây dựng các đề án, các dự án

thành phần các cơ chế chính sách trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để Nhà nước bố trí từ nguồn vốn ngân sách cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Từ nguồn vốn xã hội hóa của nhân dân: Xác định các thiết chế văn

hóa tại các địa phương liên quan đến địa điểm sinh hoạt dân ca Quan họ Bắc Ninh như Đình, chùa, Nhà chứa… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn

Trang 22

và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh Từ đó có biện pháp động viên, khuyến khích nhân dân sở tại và du khách tự nguyện đóng góp kinh phí cho việc bảo tồn, tôn tạo các địa điểm sinh hoạt của cộng đồng

- Từ nguồn phát triển các sản phẩm du lịch: Xây dựng các sản phẩm du

lịch đặc trưng của Bắc Ninh và của những làng Quan họ cổ, từ đó thu hút được vốn từ các du khách đến thăm

- Từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp: Xây dựng các dự án bảo tồn

không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ gốc, phục dựng các Trung tâm sinh hoạt Quan họ mang tính truyền thống, xây dựng các Bảo tàng về trang phục Quan họ, về sinh hoạt Quan họ, về con người Quan họ, gắn sinh hoạt văn hóa Quan họ với các làng nghề truyền thống nhằm vừa quảng bá, giới thiệu di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của các làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh… qua đó kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để triển khai thực hiện dự án theo các hình thức BOT, BTO, BT …

1.2 Kinh nghiệm huy động vốn để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

1.2.1 Các di sản văn hóa của Việt Nam đã được thế giới công nhận

Việt Nam là một trong những nước có hệ thống di sản văn hóa (vật thể

và phi vật thể) hết sức đồ sộ, đa dạng phong phú với 17 di sản thế giới, trên 3.000 di tích quốc gia và hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Trước thời

kỳ đổi mới và đặc biệt là trong chiến tranh, công tác quản lý di sản chưa được quan tâm đúng mức, số di sản mất đi khá nhiều Nhưng trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý di sản được quan tâm hơn rất nhiều, điều này được thể hiện trong nhiều chương trình mục tiêu của ngành văn hoá

Trong nền văn hóa Việt Nam, văn hóa phi vật thể có vị thế hết sức quan trọng, qua văn hóa phi vật thể, có thể nắm bắt, hiểu biết lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha, đồng thời là nơi lưu giữ những nét độc đáo, giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa dân tộc Chính vì thế, không ai có thể phủ nhận tầm

Trang 23

quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể trong đời sống, xã hội Việt Nam hôm nay và trong tương lai Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và lập

hồ sơ đề xuất, đến nay chúng ta đã có những di sản văn hóa được thế giới công nhận là:

* 2 di sản thiên nhiên thế giới:

- Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III)

- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I)

* 5 di sản văn hóa thế giới gồm:

- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV)

- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn

- Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (I)

* Các danh hiệu được UNESCO công nhận khác cũng được xếp vào di sản thế giới gồm:

- Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại

Trang 24

- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

- Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

- 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

- Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận

- Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) Đúng 12h10 (giờ Paris, tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

1.2.2 Những thách thức trong công tác bảo tồn

và phát huy một số di sản thế giới ở Việt Nam

1.2.2.1 Nhã nhạc cung đình Huế:

Nhã nhạc là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến là loại hình âm nhạc thiêng liêng, chỉ dùng trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình và những cuộc cúng tế thần linh, tổ tiên của triều đại Tổ chức UNESCO đã công nhận Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn) vào Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại

Trang 25

Để bảo tồn và phát triển Nhã nhạc một cách bền vững, cần có chính sách quản lý bảo tồn đặc thù dành cho Nhã nhạc, có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân nhằm khuyến khích họ đóng góp, truyền đạt kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Đội ngũ kế thừa này là các em có năng khiếu

và xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật, am hiểu nhạc cung đình Bản thân các em hầu hết đã sử dụng được các nhạc cụ trình diễn Lo lắng về đội ngũ kế thừa, giáo sư Trần Văn Khê cảnh báo về xu hướng biểu diễn vô hồn của nhạc công Nhã nhạc trẻ tuổi, cũng như xu hướng thêm vào các nhạc cụ, bài bản vốn không phải của Nhã nhạc để tạo sự hoành tráng, phong phú “Chúng ta chỉ nên phát triển Nhã nhạc bằng cách sáng tác những bài bản mới trên cơ sở của giai điệu cũ Và khi trình diễn, chúng ta cần công khai, minh bạch cho người nghe biết đâu là nguyên gốc, đâu là những bài bản được làm mới - ông bày tỏ Nhiều nghệ nhân cũng rất bất bình khi có nhiều tiết mục bị biến tướng với lối tấu nhạc „cắm đầu mà đánh‟, còn các nữ vũ công „vừa múa vừa cười‟ trong khi Nhã nhạc cần sự trang trọng” Thách thức đối với những người bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại là không nhỏ

1.2.2.2 Di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

Trang 26

Tuy nhiên việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước thách thức to lớn Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượng các dàn cồng chiêng Theo thống kê của Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng

Có gia đình sở hữu 2-3 bộ Đến năm 1999, cả tỉnh chỉ còn 5.117 bộ, năm

2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ Từ năm

1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003 lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng

Những nghi lễ tín ngưỡng được gọi là truyền thống của cư dân Tây Nguyên mới gắn liền với cồng chiêng, mới là bối cảnh chính của diễn xướng cồng chiêng Hiện tại ước chừng 60 - 70% cư dân thuộc các dân tộc Ê đê, Mơ nông ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành, họ không còn tin vạn vật hữu linh, không tin vào thần rừng, ma bến nước , không còn nhu cầu các nghi lễ tín ngưỡng cũ nữa Bây giờ những buôn, làng theo đạo Tin lành không thực hành nghi lễ ấy thì tất nhiên họ sẽ không còn nhu cầu gắn bó với cồng chiêng nữa Đây thực sự là thách thức lớn nếu muốn bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng

Đáng tiếc nhất là khi những người già, những nghệ nhân Tây Nguyên chết đi đã mang theo cả kho tàng di sản văn hoá cồng chiêng mà không dễ dàng tạo dựng và khôi phục được Sự đứt gãy dòng chảy của văn hoá truyền thống dẫn đến sự thờ ơ, hờ hững của lớp trẻ với văn hoá của các thế hệ tiền nhân, trong đó có văn hoá âm nhạc cồng chiêng Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên Các nghệ nhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản nhạc chiêng Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng Mặt khác, những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng cư dân

Trang 27

1.2.2.3 Đối với di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp - Ca trù

Ngày 31/9/2009, Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Ban đầu, Ca trù được gọi là hát Ả đào - kiểu hát nói của người kỹ nữ Đến thế kỷ XV, Ca trù được ưa chuộng và thịnh hành như một hình thức giải trí tinh thần cho các bậc vua, chúa Sau này Ca trù được biểu diễn ở đình làng, quán trọ, các nhà quyền quý và dần trở thành hình thức giải trí phổ biến, món ăn tinh thần của tầng lớp trí thức trung lưu Thế kỷ thứ XIX đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của Ca trù với 216 nhà hát

và hơn 2000 cô đầu ở Hà Nội Cùng với thời gian, Ca trù không còn phổ biến

bị và đang bị mất dần

Sau 50 năm Ca trù vắng bóng ở các cửa đình, người dân không hề biết

Ca trù là âm nhạc của mình Không còn tư liệu nghe nhìn cụ thể, có chăng là những tư liệu viết bằng tiếng Hán Ngay cả các nghệ nhân ở tuổi 80 cũng không được chứng kiến hát cửa đình mà chỉ là hát ca quán Những nghệ nhân thuộc hàng "báu vật" như cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ Nguyễn Thị Chúc mặc dù

đã được công nhận là nghệ nhân dân gian, và với bộ môn ca trù thì họ thật sự

là những "di sản" sống, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa được một chế độ gì

từ phía nhà nước hoặc cơ quan xã hội nào Những buổi biểu diễn của các cụ

dù thật hiếm hoi, nhưng luôn là miễn phí, và khách nghe cũng chỉ giới hạn trong một bộ phận nào đó, số nghệ nhân thuộc hàng "báu vật" trong ca trù nói riêng và các hình thức ca hát truyền thống khác nói chung ngày càng ít đi Năm 2006 còn 22 nghệ nhân ca trù nhưng cuối năm ngoái chỉ còn 12 cụ, Nhiều không gian diễn xướng của ca trù thủa xưa như đình làng, cung đình giờ cũng không còn nữa (chỉ còn ca quán) Chính vì vậy, bản thân từ "khẩn cấp bảo vệ" của di sản phi vật thể này đã nói lên tất cả

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc bảo tồn và huy động vốn để , phát huy giá trị di sản văn hóa

1.2.3.1 Đ

Trong công tác bảo tồn di sản văn hoá luôn luôn có một thách thức lớn

là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển Đối với di sản phi vật thể thì thách

Trang 28

thức này còn lớn hơn, bởi di sản phi vật thể vô hình, không nhìn thấy nên nhiều khi có phần bị mai một, mất đi mà không biết Những khó khăn, thách thức và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể trên thế giới và Việt Nam là bài học quý giá cho việc bảo tồn di sản văn hoá

và định hướng cho việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hoá ở đất nước chúng ta tuy đã bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá rất nhiều, song về cơ bản, chúng ta còn bảo lưu được khá nhiều giá trị văn hoá trong các làng, bản, thôn, xã Đây chính là bài học kinh nghiệm để quá trình CNH - HĐH, đô thị hoá phát huy được những mặt tích cực của nó đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Chúng ta còn nghèo, nhưng là nước phát triển sau, chúng ta nhận ra và được các bạn đồng nghiệp cho biết về những nhược điểm, những thất bại mà các nước đi trước đã vấp phải Vì sao các bạn lại thấy quý các làng, bản, thôn, xã của chúng ta ở nông thôn, miền núi, với những cánh đồng, luỹ tre, những ngôi nhà cổ đến các ngành nghề thủ công truyền thống, hội làng, bài ca Quan họ, giọng hát Xoan,… Vì theo tâm sự của các bạn, những năm trước đây khi quá chú trọng vào sự phát triển kinh tế, họ đã đánh mất nhiều cái tưởng chừng như nhỏ nhặt

ấy, khi đến Việt Nam, thấy chúng ta vẫn còn bảo lưu được các di sản đó, nên các bạn đã khuyên chúng ta đừng để chúng bị mai một trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được tốt, ngoài việc đúc rút các kinh nghiệm của bạn bè trên thế giới, phát huy những gì có lợi, hạn chế và né tránh những gì có hại cho các giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam hiện nay, còn phải tạo sự bền vững cho các giá trị văn hoá truyền thống Qua đó xác định một định hướng mang tính chiến lược của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa để cùng với cộng đồng tìm ra lời giải là chúng ta sẽ bảo tồn cái gì, bảo tồn thế nào để giữ lại cho thế hệ mai sau các báu vật di sản văn hoá của dân tộc Có

Trang 29

thể thấy rằng, Di sản văn hóa là tiềm năng, là động lực khi các chủ thể phát huy thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hôm nay

)

Trang 30

Tro

xây dựng chương trình hành động Quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của

đ, , không chỉ bảo tồn, , dự án còn ,

xuyên tuyên truyền, biểu diễn cho công chúng trong và ngoài nước thưởng thứ

h

.v

1.3 Một số nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài luận văn

Chủ đề “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng”, trong những năm vừa qua, đã thu hút và được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Đối với các nghiên cứu về đầu tư bảo tồn và phát huy các gía trị văn hóa của các di sản văn hóa phi vật thể đã có nhiều nghiên cứu được công bố dưới dạng kỷ yếu hội thảo khoa học, sách, luận văn, luận án và các bài viết trên tạp chí trong và ngoài nước

Đặc biệt đối với di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh đã trở thành trách nhiệm và nhiệm vụ chung của mọi người Các nghiên cứu, tuy với cách tiếp cận khác nhau song đều khẳng định công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần phải có tầm chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và cần được xã hội hóa

Trang 31

Xác định rõ tầm quan trọng các nghiên cứu đều tập trung vào sự phân tích trên các khía cạnh bảo tồn và phát triển của các di sản văn hóa với các nội dung hạng mục Ở Việt Nam, đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, như:

Trần Đình Luyện, Giám đốc sở VHTT Bắc Ninh (2006) “Quan họ Bắc Ninh thực trạng và giải pháp bảo tồn ” Công trình đã nêu rõ đặc điểm của dân

ca Quan họ Bắc Ninh và đánh giá khai quát kết quả bảo tồn, phát huy văn hóa Quan họ Đề xuất một số gải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy văn hóa Quan họ, đặc biệt nhấn rõ yêu cầu sưu tầm, nghiên cứu bổ sung làm phong phú văn hóa Quan họ

Nguyễn Trí Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin (2009)

“Bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Giải pháp và mô hình”

Công trình nghiên cứu đã nêu rõ về không gian văn hóa Quan họ, với nhưng giá trị về phong tục, tập quán,về đức tin tín ngưỡng, về thế và lối ứng xử của người dân Quan họ Do vậy tác giả đã đề xuất chính sách và quản lý của nhà nước va đầu tư tài chính về bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh

Lê Danh Khiêm, Trưởng ban sưu tầm nghiên cứu Quan họ (2011)

“Không gian văn hóa Quan họ bản chất nội tại, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn” Tác giả đã phân tích các làm rõ các đặc điểm

văn hóa Quan họ và mối quan hệ trong nền văn hóa dân gian Việt Nam trên các khía cạnh: Dân ca Quan họ; văn hóa tín ngưỡng lễ hội; tục kết bạn Quan họ; văn hóa hành vi Quan họ Qua đó, khái quát nêu lên bức tranh khá đậm nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh

Trần Linh Quý, Nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà

Bắc (2001), “ Những gia trị cơ bản của Quan họ cần bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại” Nghiên cứu nêu rõ những gia trị của văn hóa Quan họ,

thể hiện rõ nét về đội ngũ ca hát và có nhiều thế hệ nghệ nhân của Quan họ,

Trang 32

hệ thống khá bài bản Quan họ cổ truyền, nghệ thuật ca hát độc đáo của Quan

họ, môi trường của ca hát Quan họ v.v đã tạo ra một không gian văn hóa khá đặc sắc là những gia trị lớn trong đời sống đương đại cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy Những ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa có ảnh hưởng, tác động đến không gian văn hóa, do vậy, không gian sinh hoạt văn hóa Quan

họ cần đặc biệt quan tâm, gìn giữ và phát huy giá trị

Ngoài ra có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đề cập rất sâu và rộng liên quan tới nhiều nội dung về dân ca Quan họ và vấn đề đầu tư bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh, như: Nguyễn

Bá Hòe; Nguyễn Thị Loan; Trần Quốc Lộc; Lê Duy Thu Về những vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu dân ca Quan họ Bắc Ninh; Định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ; vấn đề huy động các nguồn lực xã hội nhằm đầu tư bảo tồn phát huy giá tri văn hóa phi vật thể nói chung đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, luận văn còn tham khảo các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xã hội học và các Báo cáo tổng hợp đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh Tuy các báo cáo, bài viết ở các mức độ khác nhau song đều khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về giá trị văn hóa Quan họ; tập trung đánh giá về đặc điểm, tính chất và không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị qua đó đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trong quá trình nghiên cứu đây là những kết quả và tài liệu rất bổ ích,

em sẽ vận dụng và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên Đồng thời tham khảo các bài viết có liên quan, những quan điểm mới, chủ trương mới về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ trong thời gian tới

Trang 33

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

- Tại sao phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân

ca Quan họ Bắc Ninh?

- Thực trạng về huy động các nguồn vốn và việc đầu tư vốn để bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong thời gian qua?

- Giải pháp nào để huy động được các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong thời gian tới?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu

cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống Trong tiếp cận hệ thống về vấn đề huy động vốn đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh được tiếp cận theo 2 cách, đó là:

(i) Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo qui định, hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nhằm thu hút huy động mọi nguồn vốn (bao gồm cả vốn ngân sách)

(ii) Tiếp cận theo chiều ngang chủ yếu là các quan hệ trong công tác quản lý điều hành trên địa bàn thu hút, huy động mọi nguồn vốn nhằm đầu tư bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Tiếp cận kết hợp thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các tổ chức cơ quan, tổ chức đoàn thể, các nghệ nhân dân ca Quan họ

và người dân tại các làng Quan họ gốc,… nhằm tổng hợp phân tích về thực trạng về huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn dân ca Quan họ

Trang 34

- Tiếp cận theo từng hoạt động cụ thể về tạo vốn cho đầu tư bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh (hoạt động hội lễ, biểu diễn nghệ thuật, tham quan du lịch, hội thảo khoa học…)

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố:

+ Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của các cơ quan chuyên môn và các báo cáo của UBND tỉnh, huyện, xã …

+ Tài liệu báo cáo tổng kết công tác của tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

, các Câu lạc bộ Quan họ, Hội những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh + Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website

+ Nguồn số liệu, thông tin trên các đề án, dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 35

2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

Văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh là lĩnh vực sâu rộng cần

có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, bảo tồn, quy hoạch không gian v.v Vì vậy phương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng giúp quá trình thực hiện

đề tài bao quát được đầy đủ các lĩnh vực liên quan và đạt chất lượng cao hơn

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư

- Tổng số vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

- Tổng số vốn huy động từ các nguồn vốn khác

- Cơ cấu (%) các nguồn vốn đầu tư và huy động từ các nguồn vốn

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư của các nguồn vốn đối với các hạng mục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư theo các hạng mục

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả của việc đầu tư vốn

- Số lượng các hạng mục được bảo tồn phát huy…

- Tính lan tỏa của giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh (tạo ra không gian sinh hoạt dân ca Quan họ, các Lễ hội truyền thống, công tác truyền dạy trong cộng đồng và nhà trường,…)

nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Trang 36

2.4 Khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài

Đề xuất giải pháp huy động vốn đầu tư bảo tồn, phát huy

giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho công tác bảo tồn phát huy

giá trị di sản

Những vấn đề rút ra

Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng công tác bảo tồn

sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh

Các chỉ tiêu đánh giá công tác bảo tồn phát huy

di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

thực trạng công tác bảo

Trang 37

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

3.1 Tổng quan về dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Tỉnh có địa giới: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, diện tích 823 km2 Các tuyến đường Quốc lộ 1A, 1B, 18, 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn,

Hà Nội - Quảng Ninh, đường thủy sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu nối Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại phía Bắc Việt Nam, tạo một vị trí địa kinh tế thuận lợi cho sự phát triển

Bắc Ninh không giàu tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng rất phong phú về tài nguyên nhân văn Mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” hội tụ các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như các đình, đền, chùa, tháp, các loại hình nghệ thuật dân gian như lễ hội, tranh dân gian Đông Hồ, tuồng, chèo, múa rối nước, làng nghề truyền thống, đặc biệt là ca trù và dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa thế giới

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về hành chính: Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 1 thị xã

và 1 thành phố thuộc tỉnh, 126 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 phường, 6 thị trấn và 103 xã Về dân cư lao động: trong tổng số 1.060.300 người, dân cư thành thị chiếm 20,83%, dân cư nông thôn chiếm 79,17%, cơ cấu dân cư đang

có chuyển dịch theo hướng tăng dân số thành thị, giảm dân số ở nông thôn

Về tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% đáng Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công

Trang 38

nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61% GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) (năm 2012) và nằm trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước

- Về công nghiệp: Bắc Ninh đang có đà tăng trưởng cao Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 32.556 tỷ đồng, tăng bình quân 36,9%/năm, đưa công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (năm 2004) lên

vị trí thứ 9 trong phạm vi toàn quốc Quy mô và năng lực sản xuất, công nghệ của nhiều doanh nghiệp, sản phẩm đạt khá 15 khu công nghiệp tập trung đã thu hút đầu tư trên 3 tỷ USD của nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Canon, Sam Sung, Nokia… hình thành các khu công nghiệp - đô thị hiện đại Quy mô, nguồn lực, kết cấu hạ tầng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được tăng cường, vị thế công nghiệp của tỉnh có bước tiến mới

- Về thương mại, dịch vụ: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng bình quân 32,9%/năm, năm 2010 đạt 17.093 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần năm 2005), xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 4,3 tỷ USD (tăng gấp 16,7 lần năm 2005) phản ánh kinh tế Bắc Ninh nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu

- Về nông nghiệp, nông thôn: đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 26,3% năm 2005 xuống còn 10,2% năm 2010; cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giá trị 1ha canh tác tăng từ 39 triệu đồng năm 2005 lên 73,9 triệu đồng năm 2010 Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư theo đề án nông thôn mới, gắn với phát triển bền vững

3.1.3 Truyền thống văn hóa

Các nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho thấy Bắc Ninh là địa bàn cư trú của người Việt cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ, là nơi sinh của dân tộc Việt, bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Trang 39

Bắc Ninh là nơi phát tích Vương triều Lý - triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, gắn liền với tên tuổi danh nhân lịch sử văn hóa như: Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh

Bắc Ninh, quê hương của chùa, tháp, lễ hội với những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Tiêu, Văn Miếu Bắc Ninh, đền thờ Thủy tổ Quan họ Ảnh hưởng của văn hóa phật giáo được thể hiện trong các sinh hoạt văn hóa dân gian, trong hoạt động lễ hội suốt 4 mùa trong năm ở các vùng Lim, Dâu, Phật Tích, Diềm

Bắc Ninh, vùng đất trăm nghề với các làng nghề nổi tiếng: rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, cày bừa Đông Xuất, tranh dân gian Đông Hồ, chạm

gỗ Đồng Kỵ, tre trúc Xuân Lai, gốm Phù Lãng Đặc biệt là không gian văn hóa Quan họ: cách chơi, lối hát, lễ thức ứng xử của người Quan họ thanh lịch, khuôn mẫu nhưng lại biến hóa biểu hiện tập trung và tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách, đạo lý sống của người xứ Bắc thông minh, cần cù, tài khéo, năng động trong quan hệ ứng xử

Chính vì vậy, Bắc Ninh được đánh giá là quê hương của thi, ca, nhạc, họa, quê hương của dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.4 Các đặc điểm của văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dân ca Quan họ Bắc Ninh

Thời gian qua, đã có không ít những công trình nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cuối cùng về thời điểm chính xác ra đời của dân ca Quan họ Bắc Ninh, cũng như có rất nhiều giả thuyết về ý nghĩa của tên gọi “Quan họ”:

Quan họ nghĩa là “họ nhà quan”: vào thời nhà Lê, có hai viên quan ở làng Diềm và làng Bựu chơi với nhau rất thân Khi về hưu, hai ông tổ chức cho hai làng kết chạ với nhau Vào những dịp mỗi nơi có hội hè, đình đám,

Trang 40

nhất là lễ hội mùa xuân, người ta đều mời nhau sang chơi Trong ngày ấy, trước là làm lễ thờ thần, sau là tổ chức cho trai gái hai làng hát Đúm với nhau Tục ấy cứ truyền mãi sau gọi là hát Quan họ

Quan họ nghĩa là “Quan dừng lại”: có căn cứ cho rằng Quan họ bắt nguồn từ một hình thức ca hát dân gian nào đó Một trong những giai thoại đó

là việc các quan nhà Lý đi xứ Bắc Các quan nhà Lý đi kinh lý ở vùng Bắc Ninh, đang đi trên đường chợt nghe có tiếng hát từ cánh đồng vẳng lên Các quan thấy hay dừng lại nghe Từ đó, tiếng hát ở đây gọi là Quan họ, có nghĩa

là tiếng hát làm quan phải dừng lại

Quan họ nghĩa là “Quan viên hai họ”: Quan họ được quan niệm chuyên hát trong đám cưới Trong các đám cưới, người ta vẫn nói: “Bên nhà gái cử người đi xem Quan họ nhà trai đã bắt đầu đi đón dâu chưa để chuẩn bị tiếp” Quan họ như vậy, là cách nói tắt của từ “Quan viên hai họ”, trong đó “quan” nghĩa là “quan viên” và “họ” nghĩa là “họ hàng”

Theo ý kiến các nhà nghiên cứu thì cũng chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về nguồn gốc của Quan họ Đối với tác giả Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý, Hồng Thao trong tập sách “Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển” cũng chỉ kể ra các giai thoại dân gian Đối với nhà nghiên cứu âm nhạc Quan họ Hồng Thao trong bài viết “Quan họ, tên gọi và nguồn gốc”, thì cho rằng Quan họ có sớm nhất là thế kỷ XV, thời điểm ra đời của thơ lục bát - dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ Trong khi đó, tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung trong cuốn sách “Không gian văn hóa Quan họ” lại cho rằng Quan họ ra đời trên cơ sở căn cứ sau:

Thứ nhất, sinh hoạt văn hóa Quan họ bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các

làng xã Hai làng hoặc nhiều làng kết nghĩa với nhau gọi là “kết chạ” Khi hai làng đã kết chạ với nhau thì cũng có nghĩa là coi nhau như họ hàng, như anh

em một nhà, dù ở hai công xã nhưng vẫn xem như là cùng huyết thống Khi các làng đã kết chạ với nhau, thì vào những dịp hội hè đình đám của mỗi làng,

Ngày đăng: 14/06/2016, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá - Xưởng in Tổng cục công nghệ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương
Năm: 2003
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch (2009-2010), lưu hành nội bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch (2009-2010)
Tác giả: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Năm: 2011
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, lưu hành nội bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2009
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
9. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Phan Thúc Huân
Nhà XB: Nxb Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
10. Trần Đình Luyện (2002), Văn hiến Kinh Bắc Tập I + II, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến Kinh Bắc Tập I + II
Tác giả: Trần Đình Luyện
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
Năm: 2002
11. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Nhà in Trung tâm thông tin Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Kinh Bắc
Tác giả: Trần Đình Luyện
Năm: 2006
12. Nhiều tác giả (2006), Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh Bảo tồn và phát huy, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh - Viện Văn hoá Thông tin, Nhà in Công ty Mỹ thuật trung ƣơng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh Bảo tồn và phát huy
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2006
13. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
14. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh - Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (2008), Làng và Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng và Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh
Tác giả: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh - Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam
Năm: 2008
15. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh (2010), Về miền Quan họ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về miền Quan họ
Tác giả: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
Năm: 2010
16. Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh (2006), Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn
Tác giả: Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh
Năm: 2006
17. Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Hà Huy Thành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
18. TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nguyên lý marketing, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý marketing
Tác giả: TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
19. Nguyễn Công Thống (2004), Lịch sử kinh tế thế giới - Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế thế giới - Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Thống
Năm: 2004
20. Tô Dũng Tiến (2003), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Tô Dũng Tiến
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w