1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc tày trên địa bàn tỉnh bắc kạn

101 637 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 18,35 MB
File đính kèm 0.rar (18 MB)

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắc Kạn là một tỉnh vùng núi phía Bắc nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm số lượng đông đảo nhất (54% dân số), vì thế mà văn hóa nơi đây in đậm màu sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng với quá trình lao động sản xuất, cộng đồng dân tộc Tày Bắc Kạn đã hình thành và gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa quý báu, trong đó có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốc gia như: Hát then, chữ Nôm người Tày, lễ hội Lồng Tồng, nghi lễ cấp sắc Tào... Cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội khác, các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn cũng cần đến sự quản lý của nhà nước nhằm đưa các hoạt động đó phát triển đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết xuất phát từ nhiều lý do: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư và đồng bào dân tộc Tày. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng nói chung và đồng bào dân tộc Tày nói riêng. Trong đời sống tinh thần, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng dân cư, cộng đồng các dân tộc anh em với nhau; vai trò trong giải tỏa tâm linh, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vui chơi, giải trí; vai trò giáo dục con người về đạo đức và lối sống và gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các di sản văn hóa phi vật thể như: Hát then, hát lượn, lễ hội Lồng Tồng, lễ Cấp sắc Tào… là món ăn tinh thần, là truyền thống văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày, là hoạt động văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày nếu được bảo tồn và phát huy sẽ góp phần làm đa dạng và phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc. Thứ hai, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và giao lưu, hội nhập quốc tế đã kéo theo sự tiếp biến và du nhập giữa các luồng văn hóa, phần nào làm biến dạng các giá trị văn hóa phi vật thể vốn có của nó. Sự du nhập các luồng văn hóa mới đã bóp méo các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc Tày nơi đây. Các loại hình nghệ thuật như: Hát then; hát lượn được thay bằng những bài nhạc trẻ, thế hệ trẻ ít biết đến cây đàn tính và các làn điệu hát then, hát lượn của dân tộc. Lễ hội được tổ chức bị biến dạng khi phần “lễ” bị cắt bỏ và chỉ còn phần “hội”, lễ hội trở thành nơi buôn bán tấp nập các loại hàng hóa, là nơi diễn ra trò bói toán, mê tín dị đoan… Thực trạng tiêu cực trên đang trở thành vấn đề đáng báo động cần thiết phải xem xét, phân tích và có các giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy hữu hiệu để đưa các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trở lại đúng với ý nghĩa và giá trị truyền thống vốn có của nó. Thứ ba, bản thân di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày nói riêng chứa đựng giá trị về mặt kinh tế. Thực tế cho thấy, phát huy và khai thác các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội. Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đã khai thác được giá trị di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày; lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam; lễ hội Lồng Tồng ở Thanh Lâm (Ba Chẽ) qua phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái và đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho địa phương. Bắc Kạn cũng là một địa phương giàu tiềm năng văn hóa. Đồng bào dân tộc Tày nơi đây đã cống hiến nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có năm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Lễ Cấp sắc Tào, hát Lượn SLương, nghề dệt thủ công truyền thống, chữ Nôm và lễ hội Lồng Tồng. Các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nếu được bảo tồn, phát huy và khai thác đúng mức sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính vì vậy, nghiên cứu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả chính là tìm ra bài toán kinh tế, xã hội của địa phương. Thứ tư, xuất phát từ thực trạng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tày của các cấp chính quyền địa phương Bắc Kạn. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi tập trung rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày chiếm số lượng khá lớn. Hàng năm, các hoạt động như: Lễ hội, các tín ngưỡng, nghi lễ của đồng bào dân tộc Tày đều được diễn ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện đại, ý thức người dân và sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương hiện nay còn hạn chế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nguy cơ bị mai một, biến dạng. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tày ở Bắc Kạn nhằm tìm ra giải pháp bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của nó. Thứ năm, xuất phát từ lý do chủ quan. Bản thân em là một người con dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn, được thụ hưởng các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nên em rất mong muốn được chia sẻ các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Mặt khác, là sinh viên khoa Quản lí nhà nước về Xã hội Học viện Hành chính Quốc gia, em đã được trang bị những kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa, trong đó di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày là một lĩnh vực cụ thể thuộc đối tượng quản lý nhà nước. Em mong muốn rằng, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em thấy rõ hơn thực tế công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể địa phương mình, từ đó đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy trong lĩnh vực này. Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài khóa luận với mục đích sẽ tìm ra các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở địa phương được tốt hơn.

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/

CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể

PCGDMNNT Phổ cập giáo dục miền núi nông thôn

PCGDTH Phổ cập giáo dục trung học

UNESCO Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp luận 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khóa luận 7

6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận 7

7 Kết cấu khóa luận 8

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 9

1.1 Một số khái niệm 9

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể 9

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước 11

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 12

1.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 13

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 15 1.3.1 Yếu tố khách quan 15

1.3.2 Yếu tố chủ quan 16

1.4 Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 17

1.4.1 Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể 18

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 19

1.4.3 Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 21

1.4.4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 22

Trang 4

1.4.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể

24

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và Việt Nam 25

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của thế giới 25

1.5.2 Kinh nghiệm quản lí nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam 26

1.5.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho địa phương 28

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN 31

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa tỉnh Bắc Kạn 31

2.1.1 Vị trí địa lý 31

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bắc Kạn 31

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 33

2.2 Thực trạng về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 35

2.2.1 Lễ hội cổ truyền 35

2.2.2 Trò chơi dân gian 36

2.2.3 Nghề truyền thống 36

2.2.4 Nghệ thuật cổ truyền 37

2.2.5 Tín ngưỡng cổ truyền 38

2.2.6 Văn hóa ẩm thực 39

2.2.7 Tri thức dân gian 39

2.3.Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 40

2.3.1 Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể 40

2.3.2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 42

2.3.3 Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 46

2.3.4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 48

2.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể 50

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 51

Trang 5

2.4.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật

thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 51

2.4.2 Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 54

2.4.3 Nguyên nhân 56

2.4.4 Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 58

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH BẮC KẠN 61

3.1 Quan điểm, định hướng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Đảng và Nhà nước 61

3.2 Phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương 62

3.2.1 Phương hướng 62

3.2.2 Mục tiêu 64

3.3 Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 65

3.3.1 Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể 65

3.3.2 Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể 66

3.3.3 Xây dựng cơ chế, chính sách cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể 68

3.3.4 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá di sản 69

3.3.5 Kiện toàn bộ máy quản lý ở địa phương 70

3.3.6 Tăng cường đầu tư tài chính, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa 72

3.3.7 Đào tạo thế hệ trẻ lưu giữ truyền thống dân tộc 73

3.3.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong tổ chức và quản lí các di sản văn hóa phi vật thể 74

3.3.9 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa phi vật thể của địa phương 74

Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bắc Kạn là một tỉnh vùng núi phía Bắc nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu sốsinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm số lượng đông đảo nhất (54% dân số), vì thế màvăn hóa nơi đây in đậm màu sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày Trải qua nhiềuthăng trầm lịch sử cùng với quá trình lao động sản xuất, cộng đồng dân tộc Tày BắcKạn đã hình thành và gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa quý báu, trong đó có nhiều disản văn hóa phi vật thể đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốcgia như: Hát then, chữ Nôm người Tày, lễ hội Lồng Tồng, nghi lễ cấp sắc Tào

Cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội khác, các hoạt động về di sản văn hóaphi vật thể của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn cũng cần đến sự quản lý của nhà nướcnhằm đưa các hoạt động đó phát triển đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đặt

ra Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày

ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết xuất phát từ nhiều lý do:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư và đồng bào dân tộc Tày Các giá trị di sản

văn hóa phi vật thể được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinhhoạt hàng ngày của cộng đồng nói chung và đồng bào dân tộc Tày nói riêng Trong đờisống tinh thần, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đóng vai trò quan trọng trong việcgắn kết cộng đồng dân cư, cộng đồng các dân tộc anh em với nhau; vai trò trong giảitỏa tâm linh, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vui chơi, giải trí; vai trò giáo dục con người

về đạo đức và lối sống và gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Các di sản văn hóaphi vật thể như: Hát then, hát lượn, lễ hội Lồng Tồng, lễ Cấp sắc Tào… là món ăn tinhthần, là truyền thống văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày, là hoạt độngvăn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày nơi đây Những giá trị di sản vănhóa phi vật thể của dân tộc Tày nếu được bảo tồn và phát huy sẽ góp phần làm đa dạng

và phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc

Thứ hai, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và giao lưu, hội nhập quốc tế

đã kéo theo sự tiếp biến và du nhập giữa các luồng văn hóa, phần nào làm biến dạngcác giá trị văn hóa phi vật thể vốn có của nó Sự du nhập các luồng văn hóa mới đã bópméo các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc Tày nơi đây Các loạihình nghệ thuật như: Hát then; hát lượn được thay bằng những bài nhạc trẻ, thế hệ trẻ ít

Trang 7

biết đến cây đàn tính và các làn điệu hát then, hát lượn của dân tộc Lễ hội được tổchức bị biến dạng khi phần “lễ” bị cắt bỏ và chỉ còn phần “hội”, lễ hội trở thành nơibuôn bán tấp nập các loại hàng hóa, là nơi diễn ra trò bói toán, mê tín dị đoan… Thựctrạng tiêu cực trên đang trở thành vấn đề đáng báo động cần thiết phải xem xét, phântích và có các giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy hữu hiệu để đưa các di sản văn hóaphi vật thể của dân tộc Tày trở lại đúng với ý nghĩa và giá trị truyền thống vốn có củanó.

Thứ ba, bản thân di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày nói riêng chứa đựng giá trị về mặt kinh tế Thực tế cho

thấy, phát huy và khai thác các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đem lại lợi ích tolớn về kinh tế, xã hội Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đã khai thác được giá trị di sản văn hóaphi vật thể như: Lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày; lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam;

lễ hội Lồng Tồng ở Thanh Lâm (Ba Chẽ) qua phát triển du lịch văn hóa gắn với dulịch sinh thái và đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương Bắc Kạncũng là một địa phương giàu tiềm năng văn hóa Đồng bào dân tộc Tày nơi đây đãcống hiến nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có năm di sản văn hóa phi vật thểquốc gia như: Lễ Cấp sắc Tào, hát Lượn SLương, nghề dệt thủ công truyền thống,chữ Nôm và lễ hội Lồng Tồng Các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộcTày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nếu được bảo tồn, phát huy và khai thác đúng mức sẽmang lại nhiều giá trị kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất của đồng bào dântộc thiểu số và phát triển kinh tế xã hội địa phương Chính vì vậy, nghiên cứu giá trịcác di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải phápbảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả chính là tìm ra bài toán kinh tế, xã hội của địaphương

Thứ tư, xuất phát từ thực trạng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tày của các cấp chính quyền địa phương Bắc Kạn Bắc Kạn là

một tỉnh miền núi tập trung rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó di sản vănhóa phi vật thể của dân tộc Tày chiếm số lượng khá lớn Hàng năm, các hoạt động như:

Lễ hội, các tín ngưỡng, nghi lễ của đồng bào dân tộc Tày đều được diễn ra trên địa bàntỉnh Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện đại, ý thức người dân và sự quản lý của cáccấp chính quyền địa phương hiện nay còn hạn chế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều di sản văn hóa phi

Trang 8

vật thể đang đứng trước nguy cơ bị mai một, biến dạng Vì vậy, việc tìm hiểu thựctrạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân tộcTày ở Bắc Kạn nhằm tìm ra giải pháp bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị truyền thốngtốt đẹp vốn có của nó.

Thứ năm, xuất phát từ lý do chủ quan Bản thân em là một người con dân tộc

Tày, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn, được thụ hưởngcác di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nên em rất mong muốn được chia sẻ các disản văn hóa truyền thống của dân tộc mình Mặt khác, là sinh viên khoa Quản lí nhànước về Xã hội Học viện Hành chính Quốc gia, em đã được trang bị những kiến thứcquản lý nhà nước về văn hóa, trong đó di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày làmột lĩnh vực cụ thể thuộc đối tượng quản lý nhà nước Em mong muốn rằng, quá trìnhtìm hiểu, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em thấy rõ hơn thực tế công tác quản lý, bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể địa phương mình, từ đó đóng góp ý kiếnnhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy trong lĩnh vực này

Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài khóa

luận với mục đích sẽ tìm ra các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa phi vật thể của dân tộc Tày ở địa phương được tốt hơn

2 Tình hình nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vănhóa phi vật thể và văn hóa truyền thống của dân tộc, cho đến nay đã có khá nhiều côngtrình nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày như:

- Cuốn sách “Lễ hội nông nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Văn Kỳ

Lễ hội nông nghiệp Việt Nam là cuốn sách viết về lễ hội Lồng Tồng của người

Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cụthể về địa điểm, thời gian mở lễ hội, cách thức mở lễ hội, những nghi lễ và trò chơi dângian được diễn ra trong lễ hội Lồng Tồng [10, tr.161 – 167]

- Cuốn sách “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc Việt Nam” của tác giả Phan Hữu Dật, Lê

Ngọc Thắng, Lê Sĩ giáo và Lâm Bá Nam

Cuốn sách là một cuốn phim thu nhỏ về các lễ hội mang tính chất cầu mùa củacác dân tộc Việt Nam, trong đó có lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày – một lễhội truyền thống của dân cư nông nghiệp Trong cuốn sách, các tác giả đã viết đề cập

Trang 9

đến mục đích, ý nghĩa của lễ hội Lồng Tồng, khái quát được kết cấu lễ hội bao gồmphần “lễ” và phần “hội”, trong đó phần lễ là những nghi lễ mang tính chất tâm linh thểhiện cái tinh thần còn phần hội thể hiện cái tinh hoa [4, tr.42 – 50]

- Tác phẩm “Lễ hội dân gian dân tộc Tày” của tác giả Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải

Phần II của cuốn sách nghiên cứu giới thiệu về Lễ cấp sắc của Pụt Tày ở vùng

Ba Bể, Bắc Kạn, được nhà nghiên cứu văn hóa Cao Thị Hải khảo sát qua lễ cấp sắc ởbản Pyàn, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Tác giả đã giới thiệu về cáchthức tổ chức, mục đích, ý nghĩa của lễ cấp sắc Tào; khái quát cả quá trình làm thầy củamột con người, từ quá trình vào nghề đến học nghề và nhận thầy và đưa ra nhữngtrường hợp cụ thể để củng cố những nhận định của mình, đó là những ông thầy Pụtnhư: Nông Văn Bỉnh (nhân vật được khảo sát chính trong lễ cấp sắc thầy Pụt), NôngVăn Ninh, thôn Chợ Lèng, Quảng Khê, Ba Bể giới thiệu về dòng cúng, trình độ vàcấp bậc làm nghề, các việc liên quan đến nghề [17, tr.196 – 389]

- Dự án “Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái tại Bắc Kạn” của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2005

Trong đó, dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát các di sản văn hóa phi vật thểnhư: Chữ Nôm; nghệ thuật truyền thống như hát then, hát lượn, hát ví ; các ngày lễ tếttrong năm; các lễ hội như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội được tổ chức tại các đình, đền,miếu; các trò chơi dân gian; nghề truyền thống; phong tục cổ truyền; văn hóa ẩm thực

và tri thức dân gian của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Dự án tiếnhành đánh giá phân tích thực trạng di sản, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn vàphát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày (Phụ lục 1)

- Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Phương Thảo, “Hát Lượn SLương của dân tộc Tày qua khảo sát ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”

Khóa luận đã chi tiết hóa các hình thức, không gian diễn xướng, nguồn gốc hátLượn SLương, vai trò, ý nghĩa của Lượn Slương trong đời sống sinh hoạt của đồng bàodân tộc Tày [35]

- Khóa luận tốt nghiệp của Nông Thị Hậu “Quản lý nhà nước về lễ hội Lồng Tồng xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”

Khóa luận đã trình bày về mục đích, ý nghĩa lễ hội Lồng Tồng, phân tích, đánh

giá thực trạng QLNN và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối

với lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn [6]

Trang 10

Ngoài các tác phẩm và công trình nghiên cứu nêu trên, còn rất nhiều cuốn sách

và công trình khác nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày nói chung

và dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng Tuy nhiên, trong khuôn khổ khóaluận này, em xin được tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể dưới góc độ quản lý nhànước với mong muốn hiểu thêm về thực tiễn quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở địaphương, chia sẻ những nét đẹp trong các di sản văn hóa phi vật thể người Tày, đồngthời đóng góp ý kiến góp phần cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở địa phương được tốt hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Khóa luận được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các giải pháp quản lý, bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn trên cơ

sở nghiên cứu thực trạng DSVHPVT và thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể

ở địa phương, đồng thời đúc rút bài học kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thểcho tỉnh Bắc Kạn thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thểcủa một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về di sản văn hóa và di sản vănhóa phi vật thể;

+ Phân tích về thực trạng các di sản văn hóa phi vật thể, thực trạng QLNN, côngtác bảo tồn và phát huy các DSVHPVT của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đểlàm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản

lý, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN, hiệu quả công tác bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh BắcKạn;

+ Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về di sản văn hóa phi vật thể của một số quốcgia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về các hoạt động QLNN đối vớicác di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như

Trang 11

+ Thời gian: Thời gian nghiên cứu về các hoạt động QLNN về di sản văn hóachủ yếu từ năm 2010 đến nay (2010 – 2017) Tuy nhiên, để làm rõ hơn nội dung khóaluận, em xin được đề cập thêm một số hoạt động điển hình liên quan đến hoạt độngquản lý di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh của những nămtrước đó (từ năm 2005 đến 2009);

+ Không gian: Các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương phápluận và phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu, thực hiện khóa luận này dựatrên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết MácLêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xâydựng nền văn hóa tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Quá trình quan sát, người viết đã tận mắt chứng kiến và thamgia một số hoạt động về DSVHPVT của dân tộc Tày diễn tại địa phương như: Lễ hộiLồng Tồng; trò chơi tung còn, kéo co; hát then, hát lượn, phong thư… Từ việc quan sát

đó đã giúp người viết hiểu rõ hơn về DSVHPVT của dân tộc Tày, thấy được thực trạng

tổ chức các hoạt động của địa phương, góp phần bổ sung kiến thức thực tế cho khóaluận;

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu và các công trìnhnghiên cứu khoa học về DSVHPVT dân tộc Tày nói chung và DSVHPVT của dân tộcTày ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng; những Đề án, chính sách, Kế hoạch, Quyết định, Chỉ thị,Nghị quyết trong công tác QLNN về di sản văn hóa phi vật của dân tộc Tày ở tỉnh BắcKạn, trực tiếp là Sở VHTT&DL, người viết có cơ sở để nghiên cứu và đi sâu vàonghiên cứu thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày ở địaphương và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý về DSVHPVT;

- Phương pháp phỏng vấn: Qua các buổi gặp gỡ, trao đổi với cán bộ quản lý DHPVT

tại Sở VHTT&DL và các cán bộ, công chức của UBND tỉnh Bắc Kạn, người viết đã

Trang 12

thu thập được những thông tin, kiến thức về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giátrị DSVHPVT của dân tộc Tày tại tỉnh, tạo điều kiện cho quá trình nghiên cứu và hoànthành khóa luận;

- Phương pháp phân tích: Dựa trên những thông tin đã thu thập được thông qua phương

pháp quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, người viết sẽ phân tích những điểmmạnh, điểm yếu, những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huygiá trị DSVHPVT, từ đó đưa ra hướng khắc phục;

- Phương pháp so sánh: Quá trình nghiên cứu thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi

vật của dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn, người viết sử dụng phương pháp so sánh với một

số địa phương trong nước và một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới để từ đó đúc rútkinh nghiệm trong công tác QLNN về di sản văn hóa phi vật thể cho địa phương;

- Phương pháp tổng hợp: Những thông tin cũng như tài liệu thu thập được, người viết

sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể củadân tộc Tày tại địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn;

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thống kê các di sảnvăn hóa trên địa bàn: Bao nhiêu di sản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thểquốc gia; bao nhiêu loại hình đã được sưu tầm, khảo sát; bao nhiêu di sản đã bị thấttruyền

6 Ý nghĩa khóa luận

Kết quả nghiên cứu lý luận về DSVHPVT và quản lý nhà nước đối vớiDSVHPVT có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, cácgiảng viên, sinh viên muốn nghiên cứu, tìm hiểu về công tác QLNN về di sản văn hóaphi vật thể nói chung

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 13

Khóa luận đã trình bày thực trạng công tác QLNN về di sản văn hóa phi vật thểcủa dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn, đồng thời phân tích những mặt tích cực, hạn chế, nhữngmặt làm được và những mặt chưa làm được, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế

đó, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Do vậy, kết quả khóa luận phần nào giúp các nhà quản lý ở địa phương có thểxây dựng các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa dântộc Tày, đồng thời khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu

về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính củakhóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vậtthể

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của dântộc Tày tỉnh Bắc Kạn

Chương 3: Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dântộc Tày và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể tỉnhBắc Kạn

Trang 14

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là một hợp phần của di sản văn hóa nói chung bêncạnh di sản văn hóa vật thể Hai loại hình di sản văn hóa này có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, tôn vinh nhau tạo nên sự đa dạng của kho tàng văn hóa nhân loại, tuy nhiêngiữa chúng có sự độc lập tương đối:

Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất có thể nhìnthấy, sờ thấy được và chúng chứa đựng nhũng hồi ức sống động của loài người, là bằngchứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại

Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, được lưu truyền và biểu hiện bằnghình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác Trên thực

tế, thuật ngữ “di sản văn hóa phi vật thể” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

1.1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới

Tại khoản 1, Điều 2, Mục I của Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của

UNESCO (2003): “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hinh thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững” [2]

Như vậy theo UNESCO thì di sản văn hóa phi vậ thể được thể hiện qua:

- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của disản văn hóa phi vật thể;

Trang 15

- Nghệ thuật trình diễn;

- Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội;

- Tri thức, kinh nghiệm và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;

- Nghề thủ công truyền thống và một số lĩnh vực khác

Tại Nhật Bản, Điều 2 của Luật bảo vệ tài sản Văn hóa đã đưa ra định nghĩa di

sản văn hóa phi vật thể là “nghệ thuật, kĩ năng thu nhận được từ các vở kịch, âm nhạc

và nghệ thuật ứng dụng và những sản phẩm văn hóa phi vật thể khác sở hữu giá trị lớn

về lịch sử và nghệ thuật đối với một đất nước”.

Còn tại Croatia - một đất nước ở châu Âu thì quan niệm rằng di sản văn hóa phivật thể có thể bao trùm các dạng đặc biệt và các hiện tượng của hoạt động sáng tạo trí

óc được truyền từ đời này sang đời khác bằng bất kì cách thức nào, và đặc biệt là

“ngôn ngữ, thổ ngữ, tiếng bản địa và tất cả các loại văn học truyền thống; sáng tạo dân tộc trong những lĩnh vực của nhạc, múa, truyền thuyết, trò chơi, lễ hội, phong tục cũng như các giá trị dân tộc truyền thống khác; kĩ năng truyền thống và nghề thủ công”.

1.1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm của UNESCO và các nước, Việt Nam cũng

đã đưa ra quan niệm riêng về di sản văn hóa phi vật thể

Tại khoản 1, Điều 4, Luật Di sản văn hóa hợp nhất năm 2013 số

10/VBHN-VPQH quy định: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [11]

Từ các khái niệm đã trình bày ở trên có thể thấy hầu hết các khái niệm đều liệt

kê ra các dạng của di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật múa, nhạc, ngôn ngữ,nghề thủ công truyền thống… xác định các giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vậtthể Đó là giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị học thuật Những giá trị ấy là cốt lõicủa vấn đề bảo vệ di sản văn hóa

Việc cụ thể hóa di sản văn hóa phi vật thể là một điều khó khăn bởi những disản này không hiện hữu một cách rõ ràng như một ngôi chùa, hay một công trình kiếntrúc mà cần có con người sử dụng, truyền tải thì người khác mới biết đến sự tồn tại của

nó Nếu những người cuối cùng lưu giữ di sản đó mất đi thì những di sản ấy cũng sẽ

Trang 16

biến mất Vì vậy, con người là trung tâm của di sản văn hóa phi vật thể

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học

tự nhiên, mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình.Dưới góc độ quản lý nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước cũng được hiểu theo nhiềucách khác nhau tùy vào cách tiếp cận của người nghiên cứu

“Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhànước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình của xã hội, hành vi của công dân và mọi

tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật

tự xã hội và phát triển xã hội theo đúng mục tiêu đã định” [7, tr.14]

“QLNN là hoạt động của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp

và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước” [8, tr.58]

“QLNN là thuật ngữ chỉ sự tác động của chủ thể mang tính quyền lực nhà nước,bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội, đốingoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội, nhằm mục đích ổnđịnh và phát triển đất nước” [7, tr.261]

Có thể thấy, dù tiếp cận ở góc độ nào thì thuật ngữ QLNN về bản chất vẫn cónhững điểm cơ bản giống nhau phản ánh bản chất của quản lý nhà nước:

- Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong đó bao gồm các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp và các tổ chức, cá nhânđược nhà nước ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước

- Khách thể quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước, trật tự quản lý xã hội

do pháp luật quy định Chúng vừa chứa đựng lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, vừa baohàm mục đích mà bên quan hệ quản lý cùng hướng tới bảo vệ

Có thể hiểu QLNN theo nghĩa bao quát là nói tới chức năng tổng thể của bộ máynhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chứccông quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp

Như vậy, quản lý và quản lý nhà nước là một hoạt động xã hội đặc trưng.QLNN luôn mang tính quyền lực, mọi quyết định quản lý luôn mang tính đơn phươngmột chiều, bắt buộc thực hiện và khi cần các chủ thể quản lý có thể áp dụng các biệnpháp cưỡng chế thi hành QLNN là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và kếhoạch thực hiện, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xác định rõ mục tiêu, xây dựng

Trang 17

chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

QLNN cần đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ trong hoạt động thể hiện tinhthần tôn trọng nhân dân, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân Quản lý nhà nướcđúng luật sẽ góp phần tích cực vào việc lập lại kỉ cương, trật tự, đặc biệt trong quá trìnhtăng cường hội nhập quốc tế, ứng dụng rộng rãi của CNTT làm phong phú những ảnhhưởng qua lại giữa các nền văn hóa

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể muốn đạt được hiệu quả cao,trước hết các cơ quan quản lý nhà nước cần phải hiểu QLNN về di sản văn hóa phi vậtthể là gì, xác định rõ chủ thể, khách thể, mục đích, công cụ và đối tượng quản lý làm cơ

sở kiện toàn bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ và hoạch định chính sách vềDSVHPVT phù hợp

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa là quá trình tác động có tổ chức và điềuchỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa từ trungương đến địa phương đối với các di sản văn hóa, các cơ quan này sử dụng các phươngpháp, công cụ quản lý thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóavật thể và phi vật thể theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Từ khái niệm trên, khái niệm QLNN về di sản văn hóa phi vật thể có thể trìnhbày như sau:

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là quá trình tác động có tổ chức

và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước về văn hóa từ trung ương đến địa phương đối với di sản văn hóa phi vật thể, các cơ quan này sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Khái niệm QLNN về di sản văn hóa phi vật thể có thể được diễn giải như sau:

- Chủ thể QLNN về di sản văn hóa phi vật thể là Nhà nước với hệ thống cơ quan, tổchức, cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng QLNN về di sản văn hóaphi vật thể (Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các cấp, SởVHTT&DL, phòng văn hóa và cấp cơ sở có công chức Văn hóa – Thông tin )

- Đối tượng quản lý về di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các hoạt động của con người

và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong các hoạt độngquản lý, sáng tạo và hưởng thụ

Trang 18

- Khách thể quản lý là trật tự quản lý mà các chủ thể quản lý về di sản văn hóa phi vậtthể tác động lên các đối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ quản lý nhấtđịnh nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, là hệ thống các hành vi, hoạt động của conngười gắn với các tổ chức liên quan đến lĩnh vực DSVHPVT.

- Công cụ quản lý là các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách của Nhànước;

- Mục tiêu quản lý: Quản lý nhằm bảo tồn và phát huy được những giá trị tốt đẹp của disản văn hóa phi vật thể, hình thành các giá trị mới phù hợp với thời đại và đúng với chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra

1.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Nhà nước là chủ thể quản lý các hoạt động của đời sống xã hội, tất cả các hoạtđộng xã hội như kinh tế, giáo dục, y tế hay an ninh quốc phòng đều cần đến sự quản

lý của nhà nước Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì sự quản lý của nhà nước lại càngtrở nên cần thiết hơn, xuất phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của nhà nước

+ Vai trò định hướng:

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụhết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa – xã hội đất nước nhất, đặc biệttrong bối cảnh những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đô thị hóa, toàn cầu hóađang làm mai một những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì vậy, nhà nướcđóng vai trò định hướng cho các di sản văn hóa phi vật thể được gìn giữ và phát huyđúng giá trị và đúng với định hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đặt ra Vai tròđịnh hướng ở đây chính là việc nhà nước hướng cho những giá trị nào là tốt đẹp, là tíchcực, có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng thì sẽ được bảo tồn và phát huyđồng thời xác định những cái nào đã lạc hậu, không có lợi và không còn phù hợp với

xu thế hiện tại thì sẽ có những biện pháp loại bỏ hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế

Để các di sản văn hóa phi vật thể được gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn cóthì cần thiết phải có sự định hướng của nhà nước thông qua các quy định pháp luật, cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

+ Vai trò hỗ trợ:

Nhà nước không chỉ có vai trò định hướng mà còn đóng vai trò là lực lượng hỗtrợ quan trọng để các di sản văn hóa phi vật thể có thể được bảo tồn và phát huy đúng

Trang 19

giá trị và đúng với định hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đặt ra Vai trò hỗtrợ của nhà nước đối với các di sản văn hóa là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với disản văn hóa phi vật thể là thứ vô hình, rất dễ bị mai một và thậm chí có những giá trị disản văn hóa phi vật thể đã mất đi mà chúng ta không hay biết Nhà nước với vai trò là

“bà đỡ” sẽ thực hiện vai trò hỗ trợ của mình thông qua các hình thức như: Hỗ trợ vềmặt tài chính để tổ chức phục dựng, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản; hỗ trợquảng bá các di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ về mặt pháp lý, hỗ trợ về mặt chuyênmôn nghiệp vụ…

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của các di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống

xã hội

Di sản văn hóa phi vật thể có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thầncủa nhân dân, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng dân cư Di sản vănhóa phi vật thể còn là nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân, phục vụ cholợi ích chung của cộng đồng Vì vậy, cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo tất cảmọi người đều có quyền được hưởng thụ những giá trị của di sản văn hóa phi vật thểngang nhau Đồng thời nhà nước cũng đưa ra các quy định, khuyến khích mỗi ngườidân đều phải có trách nhiệm bảo vệ và lưu giữ các giá trị văn hóa đó

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng di sản văn hóa phi vật thể hiện nay

+ Di sản văn hóa phi vật thể tuy là cái vô hình nhưng lại hết sức nhạy cảm khi

nó liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng, tôn giáo, dễ bị các phần tử xấu âm mưu lợi dụnghòng quấy rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của quốc gia đặcbiệt là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức còn hạnchế Do đó, nhà nước cần phải tiến hành quản lý, ngăn chặn những âm mưu lợi dụng disản văn hóa phi vật thể để thực hiện âm mưu phá hoại nhà nước đặc biệt là tín ngưỡng

và tôn giáo nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định của xã hội

+ Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, CNH – HĐH đã khiến chonhiều di sản văn hóa phi vật đã bị mai một, biến dạng và dần mất đi giá trị tốt đẹp của

nó Thực tế hiện nay cho thấy, các lễ hội truyền thống bị thương mại hóa, trở thành nơi

tụ tập bán hàng, nơi diễn ra các tệ nạn xã hội như đá gà bằng tiền, cờ bạc, ô nhiễm môitrường Các nghề truyền thống bị mất dần khi sản phẩm không có thị trường tiêu thụ,người ta chuộng sản phẩm công nghiệp hơn vì giá thành rẻ và tiện dụng; âm nhạc hiệnđại dần thế chỗ cho âm nhạc truyền thống khi giới trẻ không còn đam mê với dân ca

Trang 20

truyền thống; ngôn ngữ, chữ viết dân tộc bị mất dần, lai tạp và rất nhiều câu chuyệnkhác về di sản văn hóa phi vật thể bị mai một, tiêu biến Thực trạng tiêu cực trên đòihỏi phải có sự quản lý của nhà nước trong việc gìn giữ, phát huy và xử lý nghiêm các

vi phạm đối với các di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa nói chung và di sản văn hoá phi vật thể nói riêng là nền tảng tinhthần của xã hội, là đối tượng, là động lực và mục tiêu xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Do vậy, cần có sự của lý của nhà nước

để đảm bảo các di sản văn hóa phi vật thể phát triển đúng định hướng, mục tiêu củaĐảng và Nhà nước đặt ra theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nhằmbảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp và loại bỏ những yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởngxấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc

Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước về DSVHPVT là rất cần thiết, góp phầnđảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đảm bảo các giá trị truyền thống tốt đẹp đượcbảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trìnhhội nhập và toàn cầu hóa Hoạt động quản lý của nhà nước cũng làm cho di sản vănhóa phi vật thể trở thành tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội góp phần hiệnthực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội”

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Việc xác định đượccác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để cơquan quản lý nhà nước có các biện pháp phát huy đối với những yếu tố tích cực và hạnchế, loại bỏ đối với những yếu tố tiêu cực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

1.3.1 Yếu tố khách quan

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh tế chuyển biến tích cực,

kéo theo các luồng văn hóa mới tạo điều kiện tốt hơn cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa

và đa dạng hóa nền văn hóa nước nhà Tuy nhiên, quá trình này có nguy cơ dẫn đếnxung đột với việc bảo tồn bản sắc văn hóa và tiếp biến văn hóa trên phạm vi toàn thếgiới Trong bối cảnh đó, văn hóa đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể sẽ bị tổn thương

Trang 21

hơn cả Do đó, việc xử lý hợp lý mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc vàtiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, chống lại những yếu tố tiêu cực từ bênngoài, đón lấy thời cơ thuận lợi thúc đẩy văn hóa phát triển là một yêu cầu cấp bách đốivới công tác QLNN về di sản văn hóa dân tộc.

Thứ hai, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của viễn

thông, internet tạo nên sự thay đổi lớn trong tiếp cận thông tin trong dân chúng CNTTphát triển tạo điều kiện cho tất cả mọi người, mọi tổ chức có sự liên kết với nhau vàliên lạc với xã hội Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng CNTT như một phương tiệnquảng bá và quản lý văn hóa hiệu quả CNTT đã hình thành một phương thức liên kếtmới: Liên kết xã hội qua môi trường mạng Điều đó đã đặt ra những vấn đề mới chocông tác QLNN về di sản văn hóa phi vật thể của nước ta

Thứ ba, “công nghiệp văn hóa” đang trở thành một xu thế mới trong phát triển

di sản văn hóa Nhiều quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này như Hoa Kì, Hàn Quốc, đãchứng minh minh sức mạnh của “công nghiệp văn hóa” gấp nhiều lần so với côngnghiệp khai thác Công nghiệp văn hóa sẽ là một ngành công nghiệp có tiềm lực trongtương lai và trở thành xu thế của các nước trên thế giới

Thứ tư, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng cao và xu hướng

sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi đang trở nên phổ biến Xu hướng này đặt ra yêu cầumới trong công tác quy hoạch, kế hoạch và xây dựng các dự án phát triển văn hóa đặcbiệt là ngành du lịch văn hóa đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của xã hội

Thứ năm, CNH – HĐH và kinh tế thị trường là mảnh đất màu mỡ cho sự đổi

mới và sáng tạo văn hóa nhưng cũng tạo ra thách thức rất lớn Đó là sự mâu thuẫn giữatruyền thống và hiện đại, là sự đấu tranh giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa bảo thủ vàđổi mới Kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi sâu sắc đếnphong tục, tập quán sinh hoạt cùng với các văn hóa truyền thống, đòi hỏi phải có sự đổimới trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể, tạo hành lang pháp

lý đảm bảo cho sự phát triển văn hóa theo đúng định hướng và mục tiêu của Đảng vànhà nước trong cơ chế thị trường

1.3.2 Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, di sản văn hóa phi vật thể do con người sáng tạo ra, tồn tại và phát

triển phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý chí chủ quan của con người, đặc biệt làchủ thể sáng tạo và chủ thể sở hữu di sản Ý chí, nhu cầu, nguyện vọng và nhận thức

Trang 22

của con người có ảnh hưởng đến tự tồn tại hay tiêu vong của di sản văn hóa trong đó có

di sản văn hóa phi vật thể và chính họ là nhân tố quyết định sự tồn vong hay sự pháttriển của những di sản văn hóa Hoạt động quản lý nhà nước cần có những cơ chế chínhsách thích hợp nhằm nâng cao nhận thức cá nhân và cộng đồng trong bảo tồn, sáng tạo

và phát huy giá trị di sản văn hóa

Thứ hai, bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa chưa được tổ chức hợp lý, bộ máy

ở trung ương đông đảo nhưng lại ít việc, trong khi địa phương nhiều nhiệm vụ và trựctiếp quản lý các hoạt động văn hóa thì lại thiếu nhân sự Bộ máy QLNN về văn hóa còncồng kềnh, nhiều chức danh, vị trí nên việc phân định chức năng nhiệm vụ chưa rõràng đôi lúc bị chồng chéo giữa các cơ quan dẫn đến hiệu quả QLNN về văn hóa nóichung và QLNN về di sản văn hóa phi vật thể chưa cao

Thứ ba, hệ thống các văn bản QPPL, các chủ trương, chính sách có ảnh hưởng

đến hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Các văn bản pháp luật tạo nên hànhlang pháp lý cho công tác quản lý, các chính sách có nhiệm vụ tạo điều kiện cho cácgiá trị di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy đồng thời hỗ trợ cho côngtác quản lý Các văn bản, chính sách được ban hành, đảm bảo tính thống nhất và đượcthực hiện một cách đầy đủ, nhất quán thì hiệu quả quản lý nhà nước sẽ được nâng cao

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn là một yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Cán bộ là gốc của công việc, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”, hiệu quả hoạt động của bộmáy quản lý phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, tinh thần, thái độ làm việc

và phẩm chất của mỗi cán bộ, công chức

Thứ năm, tài chính là vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà

nước về văn hóa Hàng năm nhà nước luôn dành một khoản từ ngân sách nhà nước chocông tác văn hóa Là một quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển nhưng rất đa dạngphong phú về di sản văn hóa, ngoài việc trích từ ngân sách cho công tác văn hóa thìnhà nước cần có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa về công tác văn hóa trong đó

có di sản văn hóa phi vật thể

1.4 Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để các cơ quanNhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động quản lý di sảnvăn hóa phi vật thể Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là một nội dung

Trang 23

lớn, bao gồm các hoạt động sau:

1.4.1 Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể là một trongnhững nội dung cơ bản để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam Quản lý nhànước về DSVHPVT trước hết cần xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi các văn bảnquy phạm pháp luật về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.Các VBQPPL phải quán triệt quan điểm của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương

5 khóa VIII “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc” trong đó có di sản văn hóa phi vật thể và phù hợp với công ước bảo vệ disản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý di sản văn hóa phi vậtthể ở nước ta hiện nay bao gồm: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật

Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định chung cho công tác quản lý văn

hóa Tại khoản 1 Điều 60 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 năm 2009; Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013

Tại Điều 20, Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 quyđịnh:

“Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” [11]

Luật Di sản văn hóa đã có những quy định riêng đối với di sản văn hóa phi vậtthể trong đó có đề cập đến khái niệm di sản văn hóa phi vật thể, quyền và các nghĩa vụ

cá nhân đối với các di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt còn có quy định riêng đối vớiviệc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Bên cạnh Luật Di sản vănhóa, hệ thống VBQPPL về di sản văn hóa phi vật thể còn có những văn bản sau:

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật Di sản văn hóa;

- Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/

Trang 24

QĐ-Ttg ngày 06 tháng 5 năm 2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóađến năm 2020);

- Quyết định 36/2005/QĐ – Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 5 năm 2005

về việc lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là “Ngày di sản văn hóa Việt Nam” Nội dungquyết định đã phần nào khẳng định giá trị của di sản văn hóa, giúp cho người dân tônvinh và quan tâm hơn đến các di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể;

- Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 13tháng 10 năm 2015 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Quyết định đã công bố 17 di sản văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục di sản vănhóa phi vật thể quốc gia, trong đó có tới 13 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộcthiểu số (dân tộc Tày có nghi lễ hát then ở tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Thái Nguyên)

- Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 16tháng 09 năm 2016 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo Quyết định này, 7 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Tết cá của người Tày ở tỉnh Hà Giang

- Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 21tháng 11 năm 2016 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Quyết định đã công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm 17 disản văn hóa phi vật thể, trong đó tỉnh Bắc Kạn có 2 di sản văn hóa được công nhận là

di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trongđời sống tinh thần và tâm linh của nhân dân Do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa phi vật thể là điều cần thiết Để hoạt động này diễn ra hiệu quả cần có sựchỉ đạo, tổ chức của các cơ quan nhà nước

Điều 17 Luật Di sản văn hóa hợp nhất năm 2013 quy định:

“Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:

1 Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.

2 Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Trang 25

3 Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

4 Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.

5 Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể” [11]

Trên cơ sở các quy định của Luật Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã ban hànhThông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vậtthể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóaphi vật thể quốc gia Thông tư đã cụ thể rõ các quy định đối với công tác kiểm kê vàlập hồ sơ khoa học đối với những di sản văn hóa phi vật thể đủ điều kiện theo quy định

Cụ thể:

Điều 4, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL quy định:

“ Đối tượng kiểm kê

1 Đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình sau đây:

a) Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

b) Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

c) Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

d) Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

đ) Lễ hội truyền thống;

e) Nghề thủ công truyền thống;

f) Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

2 Ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp” [36].

Trên cở sở các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, chính quyền địaphương tiến hành các hoạt động quản lý giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức cáchoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Tùy vào từng loại hình di sản, điều kiện

Trang 26

kinh tế, xã hội địa phương lựa chọn các biện pháp bảo tồn thích hợp Cơ quan quản lýnhà nước có thể sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương xây dựng mô hìnhbảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp, phát huy được hiệu quả tối ưu

1.4.3 Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Để thực hiện tốt công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước đã hìnhthành một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đượcquy định trong Luật Di sản văn hóa hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013, cụ thểnhư sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa Chính phủ quy định cụ thểtrách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phốihợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về

di sản văn hóa

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lýnhà nước về di sản văn hóa

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước

về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiệnviệc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ [11]

Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về văn hóa – di sản văn hóa phi vật thể

Phòng Văn hóa – Thông tin

UBND cấp huyện UBND cấp xã Công chức Văn

hóa – Xã hội

Trang 27

: Chỉ đạo chuyên môn

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh đãđược cụ thể hóa về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ Hoạt động QLNN về di sảnvăn hóa phi vật thể cấp tỉnh sẽ chịu sự quản lý và phân cấp của cơ quan QLNN cấp trên(Chính phủ, Bộ VHTT&DL)

1.4.4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một trongnhững yêu cầu cấp thiết xuất phát từ thực trạng các di sản văn hóa phi vật thể ngàycàng bị mai một, mất dần đi giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã tạo dựng, hunđúc từ ngàn đời nay Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước phải vào cuộc huy động, quản

lý và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để thực hiện công tác bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trước tiên là về nhân lực, nhân lực hay con người là yếu tố quyết định đến hiệuquả công tác quản lý cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nhân lực ởđây bao gồm: Các cán bộ, công chức thực hiện chức năng QLNN về di sản văn hóa phivật thể; các nghệ nhân, những người đang nắm giữ, sở hữu di sản văn hóa phi vật thể;nhân dân, những người hưởng thụ văn hóa tinh thần

Đối với cán bộ, công chức, để hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa có hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chính sách nguồnnhân lực phù hợp trong đó có chính sách thu hút nhân tài, tiếp nhận và có cơ chế ưu đãiđối với công chức có trình độ chuyên môn cao, sử dụng con người đúng với trình độchuyên môn và vị trí công việc, xây dựng cơ chế khen thưởng phù hợp thúc đẩy độnglực làm việc đồng thời cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyênmôn của cán bộ công chức, cử cán bộ công chức xang học hỏi kinh nghiệm từ địaphương và các nước bạn Có cơ chế sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc, giao việcđồng thời giao quyền tự chủ gắn trách nhiệm công việc

Đối với nghệ nhân, những người đang nắm giữ và sở hữu di sản văn hóa phi vậtthể, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ các nghệ nhân, đặcbiệt là các nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần

có các cơ chế chính sách khuyến khích, động viên các nghệ nhân, những người đangnắm giữ di sản tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trang 28

phi vật thể như: Hoạt động truyền dạy, tham gia biểu diễn

Đối với nhân dân, những người hưởng thụ văn hóa, nhà nước cần có biện pháptuyên truyền, nâng cao nhận thức của họ về văn hóa truyền thống của dân tộc, đồngthời phát huy vai trò của nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản vănhóa phi vật thể

Về mặt tài chính, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản cần có sự đầu tư

về tài chính, trước tiên là sự đầu tư từ phía nhà nước Tuy nhiên, tài chính từ phía ngânsách nhà nước là có hạn trong khi rất nhiều các di sản cần được khôi phục Trong điềukiện đó đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách xã hội hóa huy động xã hội cùng tham giabao tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Huy động, kêu gọi các cá nhân, tổchức đóng góp kinh phí, xây dựng nguồn vốn, cùng nhau chung tay góp sức vào côngtác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chuyển giao quản lý một phần sang các doanhnghiệp tư nhân, kêu gọi sự đầu tư từ các doanh nghiệp Đồng thời nhà nước cần có kếhoạch sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả, tránh lãng phí

Cơ sở vật chất, hạ tầng là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa phi vật thể Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng cần được xây dựng đồng bộnhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản như: Hệ thống bảo tàng, thưviện; thiết chế văn hóa cơ sở như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa; hệ thống đường giaothông đặc biệt tại các khu du lịch văn hóa; hệ thống dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng tậptrung tại các khu du lịch văn hóa Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống cơ

sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, Nhà nước cần có cơ chế thoáng

và chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các doanhnghiệp ở địa phương đầu tư xây dựng cơ cở hạ tầng Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầngđồng bộ và chất lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giátrị di sản văn hóa phi vật thể

Như vậy, việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một trong những chức năng, nhiệm vụ của

cơ quan quản lý nhà nước Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực cho công tác bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện chủtrương xã hội hóa văn hóa của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao hiệuquả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa

Trang 29

1.4.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể

là một một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với bộ máythực hiện chức năng thanh tra của ngành văn hóa Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử

lý nghiêm các vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể trở nên cấp thiết trước thực trạngnhiều di sản văn hóa phi vật thể ngày càng mai một, bị lợi dụng bởi mục đích thươngmại hay gây hấn an ninh, trật tự xã hội

Đối với hoạt động thanh tra, hoạt động này được tiến hành bởi cơ quan quản lýhành chính nhà nước như: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong thựchiện thanh tra hành chính; Thanh tra về ngành, lĩnh vực: Thanh tra BVHTT&DL,Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong thanh tra ngành văn hóa Hoạt độngthanh tra được tiến hành dưới nhiều cách thức như thanh tra thường xuyên, định kìhoặc đột xuất

Hoạt động kiểm tra có thể được tiến hành bởi các cơ quan, chủ thể quản lý khácnhau như Bộ văn hóa, UBND các cấp, HĐND các cấp hay các cơ quan chức năngkhác Hoạt động kiểm tra cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức như: Kiểm trathường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch

Những vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra cần phải kịpthời xử lý Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra cần thực hiệntốt Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 20 tháng 3 năm 2017 sửa đổi, bổsung một số Điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan vàNghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cần được tiến hành thường xuyên

và thực hiện theo phương châm phòng ngừa, ngăn chặn hơn là để sự việc xảy ra rồimới xử lý, nhằm đảm bảo cho hoạt động các di sản văn hóa phi vật thể được diễn rađúng với quy định của pháp luật, đảm bảo tính nguyên vẹn giá trị truyền thống tốt đẹpcủa các di sản văn hóa Mặt khác, văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm đặc biệt trong lĩnhvực văn hóa phi vật thể dân tộc, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cần giảithích và làm cho người dân hiểu luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp

Trang 30

luật cũng như chịu hợp tác trong quá trình này.

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

1.5.1.1 Kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc cách đây khoảng 40 – 50 năm, khi tốc độ phát triển kinh tế nhanhchóng, kéo theo nhiều di sản văn hóa bị biến mất, trong đó có di sản văn hóa phi vậtthể Chính phủ Hàn Quốc sớm nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của các di sản vănhóa phi vật thể Từ năm 1962, Chính Phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật Di sản văn hóa

để bảo tồn cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, ngay sau đó Hàn Quốc đã có sựđầu tư về tài chính để bảo vệ di sản của mình Luật Di sản được đề ra vẫn được tiếp tục

có hiệu lực đến bây giờ và luôn được điều chỉnh để cập nhật với thực tiễn Bên cạnh

đó, Hàn Quốc còn có một hệ thống các chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.Với các chính sách cụ thể này, từng địa phương phải có trách nhiệm quan tâm bảo vệ disản ở nơi đó Mỗi địa phương, khu vực đều có cách bảo vệ riêng để thu hút khách dulịch, người dân Hàn Quốc ý thức được và biết cách bảo vệ di sản Chính phủ Hàn Quốccòn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ di sản văn hóa Nhiều viện nghiêncứu, trung tâm thực hành, trường đại học, trường dạy nghề được thành lập trong mấychục năm qua Ngoài ra, Hàn Quốc đã quay phim, chụp ảnh để giữ lại nguồn gốc, hiệntrạng di sản Cơ quan nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm ghi chép các hoạt động công tác

và kiểm tra giám sát sự thay đổi của từng di sản văn hóa phi vật thể Mặt khác lại cócác cơ quan, tổ chức luôn theo sát nghệ nhân, chủ nhân của di sản văn hóa giúp họ thựchành, để họ thấy có trách nhiệm hơn với di sản mình đang nắm giữ

1.5.1.2 Kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Tây Ban Nha

Khác với các phương pháp bảo tồn chủ đạo trên thế giới là giữ tính nguyên gốc,

đề cao sự xác thực của di sản Tây Ban Nha không có chủ trương quản lý di sản vănhóa – trong đó có di sản văn hó phi vật thể một cách cứng nhắc dễ khiến cho các di sảnchỉ nằm trong bảo tàng Đất nước này bảo tồn theo nguyên tắc phù hợp với các giá trị

di sản nhưng vẫn coi chúng là thực thể sống động và luôn biến đối trong cuộc sốngđương đại

Tại Tây Ban Nha bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của Nhà nước và chínhquyền địa phương Ngoài kỹ thuật bảo tồn, Tây Ban Nha còn chú trọng giáo dục nhận

Trang 31

thức về bảo vệ di sản và còn có sự tham gia của một số tổ chức, doanh nghiệp Năm

1984, Tây Ban Nha đã khởi động một chương trình nhằm khôi phục những ngôi làng bị

bỏ hoang thành các trại hè để sinh viên, học sinh có thể tham quan và nâng cao nhậnthức của giới trẻ về giá trị truyền thống Họ cũng khôi phục một số ngành nghề đã bịthất truyền do quá trình hiện đại hóa ngành sản xuất công nghiệp Gần đây, một sốtrường đại học ở Tây Ban Nha đã có bộ môn “Bảo tồn di sản văn hóa Tây Ban Nha”trong đó bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào chương trình giảng dạy

Do vậy, việc quản lý các di sản văn hóa của đất nước này đem lại nhiều kết quả tíchcực Kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa được một số quốc gia châu Âu như Đức,Pháp áp dụng

1.5.2 Kinh nghiệm quản lí nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam

1.5.2.1 Kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc có tới 83% đồng bàodân tộc trong đó người Tày chiếm 35,92% dân số toàn tỉnh Những năm qua, việc bảotồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc được tích cực triển khai trênđịa bàn toàn tỉnh Tỉnh đã triển khai các dự án nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức ghi hình đểphát hành đĩa CD, VCD, phát sóng tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thôngtin đại chúng; duy trì tổ chức các Lễ hội xuân hàng năm Lạng Sơn đã triển khai, tổchức mở các lớp truyền dạy; khuyến khích xã hội hóa các câu lạc bộ hát then đàn tính,các nghệ nhân tại cơ sở tham gia truyền dạy cho hội viên Các chủ thể sáng tạo nênnhững giá trị văn hóa đó cũng được tôn vinh một cách xứng đáng, thực hiện chủ trươngcủa Bộ VHTT&DL, tỉnh đã xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sảnvăn hóa phi vật thể và có các chính sách ưu đãi hỗ trợ kèm theo; phát triển các câu lạc

bộ hát then đàn tính và thành lập Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn hoạtđộng hoàn toàn theo chủ trương xã hội hóa Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nhiềubiện pháp bảo tồn như tổ chức các khóa học tiếng dân tộc ngoài giờ hành chính cho độingũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, mở chuyên mục phát sóng các bản tin, các chươngtrình ca nhạc bằng tiếng Tày - Nùng trên sóng phát thanh và truyền hình; chỉ đạo sửdụng tiếng dân tộc trong sáng tác văn học nghệ thuật hoặc dịch các tác phẩm sang tiếngTày phục vụ độc giả Bảo tồn nghề thủ công truyền thống được quan tâm bằng việc chútrọng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển làng nghề truyền thống như làng nghề thuộcKhu du lịch sinh thái Hồ Nà Tâm; làng nghề thổ cẩm xã Hòa Cư, nghề làm ngói (âm

Trang 32

dương) xã Quỳnh Sơn, nghề nấu rượu ở xã Công Sơn, Mẫu Sơn; thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhiều tập quán xã hội tốt đẹp đượcnhân dân bảo tồn và phát huy

1.5.2.2 Kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Quảng Ninh

Thực hiện Nghị quyết Trung ương V (Khóa VIII) về “xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Quảng Ninh đã dành nhiềunguồn lực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn Bên cạnhngân sách Nhà nước, các di sản được bảo tồn, tôn tạo bởi nguồn xã hội hóa rất lớn.Tiêu biểu như phục hồi lại đình và lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày (xã Lục Hồn,Bình Liêu, lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam (Quảng Yên), lễ hội Lồng Tồng ở Thanh Lâm(Ba Chẽ) Đáng chú ý, một số lễ hội mang màu sắc mới lần đầu tiên được tổ chức như

Lễ hội Carnaval Hạ Long, lễ hội Hoa sở (Bình Liêu), lễ hội Trà hoa vàng (Ba Chẽ)…nhưng thực chất ở đó giới thiệu rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, trò chơi dângian của cộng đồng các dân tộc ở Quảng Ninh, quảng bá đến bạn bè trong nước vàquốc tế

Quảng Ninh tăng cường chính sách đầu tư cho việc bảo vệ, phát huy giá trị disản văn hóa, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và giám sát các nguồn lực từcộng đồng; đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; có chính sách trợcấp cho người trực tiếp trông coi, quản lý di tích; tôn vinh, ưu đãi những người có côngbảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị của di tích; bồi dưỡng các kiến thức chuyên môncho đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp; lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn theo từngđịa bàn cụ thể, trang bị kiến thức cho những người đang trực tiếp gìn giữ, bảo vệ các ditích; cử cán bộ đi học tập, tham quan nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ở các nước trongkhu vực

Đáng chú ý, Quảng Ninh đã có sự kết hợp rất tốt giữa du lịch và văn hóa trong

đó lấy du lịch làm cơ sở quảng bá, giới thiệu đến khách du lịch và bạn bè quốc tế vềcác di sản văn hóa phi vật thể đồng thời phát triển du lịch văn hóa như lễ hội Yên Tử,kết hợp các loại hình diễn xướng, nghệ thuật dân tộc vào các tour du lịch vịnh HạLong, Vân Đồn du lịch văn hóa đã sự đóng góp mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế

xã hội của tỉnh Chính văn hóa đã góp phần làm nên bản sắc riêng của nhiều loại hình

du lịch hấp dẫn tại Quảng Ninh, trong đó có du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh đang rấtphát triển trên địa bàn tỉnh

Trang 33

1.5.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho địa phương

Trong công tác QLNN về di sản văn hóa luôn có một thách thức là mâu thuẫngiữa bảo tồn và phát triển Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì thách thức này còn lớnhơn, bởi di sản văn hóa phi vật thể là vô hình, không thể nhìn thấy, nhiều khi bị maimột và mất đi mà không biết Trước thực trạng nhiều di sản văn hóa phi vật thể của dântộc Tày trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ bị mai một và biến đổi về giá trị, đòi hỏichính quyền địa phương tỉnh cần có biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy hiệu quả.Kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên thếgiới và các địa phương khác của Việt Nam sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá cho côngtác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Kạn

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần tậptrung đầu tư hơn nữa cho hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, khảo sát và tổ chức phụcdựng, đặc biệt là đối với với di sản có nguy cơ bị thất truyền và mai một Để bảo tồnmột cách bền vững thì công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dânbao gồm cả cán bộ lãnh đạo quản lý về vai trò và giá trị của các di sản văn hóa, nângcao ý thức tự giác tộc người trong cộng đồng dân tộc, có chính sách ưu đãi hợp lý đốivới nghệ nhân, người nắm giữ và quyết định đến sự tồn vong hay phát triển của di sản.Đồng thời chính quyền cần phát huy thể mạnh của địa phương trong công tác phát triển

du lịch văn hóa, kết hợp du lịch Hồ Ba Bể với du lịch văn hóa, tiến hành quảng bá, giớithiệu các di sản văn hóa phi vật thể đến du khách trong và ngoài nước

Địa phương cần học hỏi cách quản lý của Hàn Quốc thông qua giám sát sự thayđổi của từng di sản trên cơ sở có cơ quan nghiên cứu riêng và ghi chép sự thay đổi đó

để kịp thời có biện pháp quản lý Triển khai các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huygiá trị di sản khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (huyện, xã)

Biện pháp bảo tồn phải phù hợp với từng di sản, coi di sản văn hóa là một thựcthể sống động luôn biến đổi trong cuộc sống đương đại, chú trọng giáo dục nhận thức

về bảo vệ di sản, tận dụng các làng bản người Tày trên địa bàn nơi có di sản phát triển

nó thành nơi tham quan là bài học kinh nghiệm quý giá mà địa phương cần phải họchỏi từ quốc gia Tây Ban Nha

Địa phương cần quán triệt nhận thức bảo tồn di sản – nhất là di sản văn hóa phi

Trang 34

vật thể không thể bảo tồn bằng cách “đóng gói” mà cần làm cho di sản vận động, thíchứng cùng nhịp vận động của thời đại Bảo tồn kết hợp với phát huy giá trị di sản luôn điliền song song, bảo tồn mà không có phát huy có nghĩa là chúng ta đem cất giấu chúng

đi, làm cho chúng không phát huy được giá trị, ngược lại nếu chỉ có phát huy mà không

có bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn cả vì sẽ khiến cho di sản có nguy cơ bị mất đi và khó

có thể khôi phục

Một điều nữa, việc học hỏi kinh nghiệm quản lý các di sản văn hóa phi vật thể

từ các nước trên thế giới như Hàn Quốc và Tây Ban Nha hay các địa phương kháctrong nước đòi hỏi địa phương phải linh hoạt, sáng tạo, cần phải so sánh và thấy đượcđâu là sự tương đồng và đâu là sự khác biệt về kinh tế - văn hóa- xã hội, tránh tìnhtrạng bê nguyên mô hình, cách thức quản lý

Để quản lý di sản văn hóa phi vật thể có hiệu quả, cần học hỏi kinh nghiệm từthế giới và các địa phương khác trong việc phát huy những gì có lợi, tránh những gì cóhại và “vết xe đổ” cho giá trị văn hóa truyền thống Qua đó xác định được các địnhhướng mang tính chiến lược của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa để cùngvới địa phương xác định bảo tồn cái gì? Bảo tồn như thế nào? Để gìn giữ cho thế hệmai sau các các báu vật di sản văn hóa

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về disản văn hóa phi vật thể, chương 1 đã làm rõ một số khái niệm như: Khái niệm về di sảnvăn hóa phi vật thể, khái niệm QLNN, quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể,phân tích và làm rõ nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể Đồng thờichương 1 cũng đã đi tìm hiểu kinh nghiệm quản lý về di sản văn hóa của một số quốcgia trên thế giới và một số địa phương trong cả nước, từ đó đúc kết bài học kinhnghiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể cho địa phương Đảng và Nhà nước luôn coitrọng sự nghiệp xây dựng và quản lý văn hóa, xác định văn hóa vừa là động lực vừa làmục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước Do vậy tăng cường công tác quản lý nhànước về di sản cần quan tâm đên các yếu tố ảnh hưởng sẽ tạo ra nhiều thời cơ thuận lợilớn cho sự nghiệp văn hóa nước nhà

Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản có hiệu quả chính là vượt qua tháchthức mà toàn cầu hóa, CNH – HĐH đất nước mang lại Toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế cũng là thách thức mới đối với việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiêncũng cần nhận thấy vai trò tích cực của nó trong đổi mới và tăng trưởng kinh tế - xã hội

và nếu chúng ta biết vận dụng và nắm lấy thời cơ thì sẽ mang lại hiệu quả cao trongcông tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Trang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI

VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, Phía Đônggiáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắcgiáp tỉnh Cao Bằng Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.Bắc Kạn nằm trẻn quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng – trục quốc lộ quan trọng củatỉnh Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiền năng phát triển kinh tế lớn Vớidiện tích 4,868,41 km2 và có quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành hai phần bằng nhau theohướng Nam – Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn thể giao lưu với tỉnh Cao Bằng và cáctỉnh Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùngĐồng bằng Sông Hồng ở phía Nam

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn)

và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với

122 xã, phường, thị trấn Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc:Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay trong đó dân tộc Tày chiếm đông nhất là54% và dân tộc Sán Chay ít nhất là 0,3% Những năm qua, tình hình phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi

Thứ nhất, về kinh tế

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tếchưa phát triển Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền địa phương, nhữngnăm gần đây, Bắc Kạn đã có một số bước phát triển đáng kể Một số chỉ tiêu kinh tếcủa tỉnh năm 2016: Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) ướcđạt 5.753.185 triệu đồng, tăng 5,74% so với cùng kỳ năm 2015 trong đó: Khu vựcNông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.890.180 triệu đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăngtrưởng 2,08% (năm 2015 tăng 8,01%, kế hoạch 4,5%); khu vực Công nghiệp – Xâydựng ước đạt 766.307 triệu đồng, đạt 88,3% kế hoạch, tăng trưởng 2,31% (năm 2015tăng trưởng âm 2,89%, kế hoạch tăng 3,5%); khu vực Dịch vụ ước đạt 2.940.263 triệuđồng, đạt 104% kế hoạch, tăng trưởng 9,1% (năm 2015 tăng trưởng 4,9%, kế hoạch

Trang 37

tăng 7,5%); thuế sản phẩm ước đạt 161.435 triệu đồng, đạt 78% kế hoạch, tăng trưởng11,09% (năm 2015 tăng trưởng âm 0,46%) [38]

Cơ cấu kinh tế năm 2016 của tỉnh: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sảnchiếm 34,26%, giảm 0,71% so với năm 2015; Khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm13,21%, giảm 0,86 %; Khu vực Dịch vụ chiếm 50,18%, tăng 1,56% GRDP bình quânđầu người năm 2016 ước đạt 26,5 triệu đồng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2015, đạt100% kế hoạch [38]

Thứ hai, về Văn hóa - Xã hội

Đối với lĩnh vực xã hội, kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới: Hiện nay các địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện Tỉnh ủy, UBNDtỉnh đã tập trung chỉ đạo 04 xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trong năm 2016(Quân Bình, Cẩm Giàng, Cao Trĩ, Cường Lợi); xây dựng danh mục và kế hoạch thựchiện 26 xã điểm dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 [38]

Các lĩnh vực xã hội khác đạt được nhiều thành tích mới: Trong năm 2016, tỉnhBắc Kạn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em 5 tuổi; Tỉnh đã tổ chức chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngnăm học 2015-2016, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 95,89%, cao hơn so với năm 2015 Công tácphổ cập giáo dục các cấp đạt kế hoạch đề ra: 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩnPCGDMNNT; 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 Công tác khámchữa bệnh trên địa bàn tiếp tục được duy trì đặc biệt khám chữa bệnh cho người nghèo

và trẻ em dưới 6 tuổi Các hoạt động y tế dự phòng, tuyên truyền phòng chống dịchbệnh được thực hiện thường xuyên, đến nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớnxảy ra Mạng lưới thông tin - truyền thông đã phản ánh, tuyên truyền kịp thời, chínhxác các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, những sựkiện chính trị, văn hóa quan trọng, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế đáp ứngnhu cầu thông tin của nhân dân [38]

Đối với lĩnh vực văn hóa, Bắc Kạn là một tỉnh có nền văn hóa đặc sắc và phong

phú với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 54%, dântộc Dao chiếm 16,8% còn lại là các dân tộc Nùng, Kinh, Hmông, Sán Chay Chínhquyền địa phương tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn và pháthuy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn Một số kết quả đạt được có thể kể đến như:Năm 2015, tỉnh đã phối hợp với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên quang, Lào Cai,

Trang 38

Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc tổ chức ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch cácdân tộc vùng Đông Bắc nhằm bảo tồn, giới thiệu và quảng bá các di sản văn hóa đếnvới công chúng; xây dựng và thực hiện đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa các dân tộc thiểu số”; xây dựng hồ sơ quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái tỉnh BắcKạn” đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại Ngoài ra, tỉnh đã lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể gửi BộVHTT&DL, đến nay đã có 10 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như: Lễ cấp sắcngười Dao; chữ viết người Dao; lễ cầu năm mới, cầu mùa người Dao; lễ cấp sắc Tàongười Tày; chữ Nôm người Tày; Nghề dệt truyền thống người Tày; hát Lượn Slương;múa khèn Hmông; lễ hội Lồng Tồng Ba Bể; nghi lễ hát Khoăn người Nùng Ban Kiểm

kê di sản văn hóa phi vật thể Bắc Kạn đã hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóaphi vật thể [27]

Năm 2016, các chỉ tiêu về văn hóa dự kiến đều đạt kế hoạch đề ra: Tỷ lệ làng,thôn, tổ dân phố đạt “Làng Văn hóa” ước đạt 62%, đạt kế hoạch; Tỷ lệ số hộ gia đìnhđạt “Gia đình văn hóa” ước đạt 81%, đạt kế hoạch Ngoài ra tỉnh đã thực hiện thànhcông phong trào “toàn dân xấy dựng nếp sống khu dân cư” [27]

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn

Đồng bào dân tộc Tày có thời gian sinh sống lâu đời tại vùng núi Bắc Kạn.Trước đây, người Tày chủ yếu sống tập trung thành các làng, bản ở vùng núi cao Kinh

tế chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp chăn nuôi trồng trọt lạc hậu nên đời sống kinh

tế xã hội trước đây của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, ít được tiếp cận với thông tin,

các dịch vụ xã hội, tỉ lệ mù chữ và tỉ lệ hộ nghèo rất cao Tuy nhiên, trong thập niên trở

lại đây, nhờ chủ trương, đường đối và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đờisống kinh tế, xã hội và văn hóa của người Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiềuchuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế gia đình có nhiềuthay đổi tích cực, cụ thể như:

Về kinh tế, tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016

của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm cóthương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã banhành Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 về việc phê duyệt đề án phát triểnnông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranhtrên thị trường, tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá

Trang 39

trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020, qua đó tập trung phát triển lĩnh vựcnông, lâm nghiệp

Đối với nông - lâm nghiệp, tỉnh đã tiến hành cung cấp cây giống và phân bóncho bà con, khuyến khích người dân trồng rừng và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi

từ rừng, hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc cây, sử dụng các loại cây trồng cónăng suất và chịu sâu bệnh hại cao Đối với chăn nuôi, bà con chủ yếu chăn nuôi giasúc, gia cầm, nhiều hộ gia đình đầu tư mở trang trại nuôi lợn, gà, đàn trâu, đàn bò tănglên về số lượng Tỉnh mở nhiều lớp tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi cho bà con Ngoài

ra, với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào địaphương như nhà máy chế biến miến rong, nhà máy chế biến tre gỗ là thị trường đầu

ra cho lâm sản và tạo được nhiều công ăn việc làm cho bà con

Nhờ chính sách tích cực, đến nay nhiều hộ gia đình thuộc dân tộc Tày đã thoátnghèo, thu nhập tăng lên, thu nhập bình quân đầu người là 25,6 triệu đồng/năm, đờisống bà con được nâng cao, có điều kiện xây nhà mới khang trang hơn, mua sắmphương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn và đầu tư hơn cho phát triển kinh tế gia đình,

mở rộng loại hình kinh tế, ngoài nông nghiệp xang kinh doanh, buôn bán

Về lĩnh vực xã hội, tỉ lệ biết chữ của đồng bào dân tộc Tày tăng mạnh 93%, trẻ

em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 97%,phổ cập giáo dục trung học đạt 95% Nhiều con em đồng bào dân tộc Tày có trình độđại học 98% bà con được tiếp cận thông tin từ phương tiện loa truyền thanh của các

xã, phường, hầu hết các gia đình đều có tivi, đài và điện thoại Đối với lĩnh vực y tế,100% bà con được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, 92% các hộ gia đình có thẻ bảohiểm y tế trong đó 61% thẻ bảo hiểm hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ nằm ở vùng sâu,vùng xa Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bà mẹ trẻ em được triển khai đến bà con,không còn tình trạng phụ nữ tự sinh đẻ ở nhà, y tế dự phòng được triển khai, 96% trẻ

em được tiêm phòng vacxin, công tác ngừa các dịch bệnh được thực hiện tốt như phunthuốc diệt muỗi chống sốt rét về sốt xuất huyết 99% các hộ được dùng điện lưới nhànước và 93% được sử dụng nước sạch

Đối với lĩnh vực văn hóa, bà con luôn tích cực hưởng ứng phòng trào “toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”, tích cực xây dựng “làng văn hóa”,98% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa Nhờ công tác tuyên truyền, nâng cao nhậnthức về vai trò giá trị văn hóa của dân tộc, bà con đã có ý thức bảo vệ truyền thống văn

Trang 40

hóa của dân tộc mình thông qua việc truyền dạy cho con cháu những kinh nghiệm về yhọc, về trồng trọt, nghề truyền thống Trong số 9 di sản văn hóa phi vật thể được côngnhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thì có đến 5 di sản văn hóa của dân tộcTày Đó là niềm tự hào và là động lực để bà con phát huy tinh thần đoàn kết chung taygìn giữ và phát huy giá trị truyền thống dân tộc

2.2 Thực trạng về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn

2.2.1 Lễ hội cổ truyền

Đồng bào dân tộc Tày có nhiều lễ hội cổ truyền điển hình như các lễ hội sau:

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội hết sức phổ biến của đồng bào dân tộc Tày trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 787 lễ hội Lồng Tồng nhưng có tới

400 lễ hội xếp ở nhóm C (nhóm không còn nữa) Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện còn49/ 122 xã, phường, thị trấn hằng năm còn tổ chức lễ hội Lồng Tồng [31]

Lễ hội Lồng Tồng ở tỉnh Bắc Kạn vẫn mang màu sắc văn hóa truyền thống củađồng bào dân tộc Tày Lễ hội vẫn có sự xuất hiện của yếu tố tâm linh, có sự tham giacủa thầy Mo, thầy Tào nhằm cầu khấn, tạ ơn đất trời cho mùa màng bội thu, nhân dân

ấm no Hệ thống trò chơi dân gian vẫn được diễn ra trong lễ hội như: Tung còn (tọtcòn), kéo co, đi cà kheo (pây mạ điếng), đẩy gậy, bắn nỏ, bịt mắt bắt dê, một số nơi tổchức múa sư tử, thi hát lượn, hát then giữa các cặp đôi

Tuy nhiên, lễ hội Lồng Tồng trên địa bàn hiện nay đã có sự thay đổi Trước đây,mỗi thôn đều tổ chức lễ hội Lồng Tồng nhưng trong bối cảnh hiện nay, lễ hội LồngTồng chỉ còn được tổ chức tại một số xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.Trong đó lễ hội Lồng Tồng tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể là lễ hội lớn nhất và đặctrưng trong vùng Trong lễ hội ngày nay còn có sự pha tạp bởi các trò chơi hiện đại cóthưởng như: Bắn bóng bay trúng gấu bông, ném chai trúng đồ chơi, chọi gà ăn tiền làmảnh hưởng đến tính truyền thống của lễ hội Mặt khác, phạm vi và quy mô lễ hội cũng có

sự thay đổi rất nhiều, trước đây, phạm vi lễ hội chỉ bó hẹp trong một xã hoặc một huyệnnhưng ngày nay do nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và sự phát triển củaCNTT, lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh lân cận và du khách nướcngoài đến tham dự đặc biệt là đối với lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại xã Nam Mẫu,huyện Ba Bể Sự thay đổi đó một mặt đặt ra thách thức trong công tác quản lý nhà nước

về lễ hội nhất là an ninh trật tự trong tổ chức lễ hội nhưng cũng là cơ hội để quảng bá vàđưa lễ lội trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [24]

Ngày đăng: 18/01/2018, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển văn hóa đến năm2020
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2009
4. Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam (2001), Lễ hội cầu mùa của các dân tộc Việt Nam, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 42-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cầu mùacủa các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam
Nhà XB: Nxb.Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
5. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị ban chấp hành Trung ương lầnthứ 5 khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
6. Nông Thị Hậu (2014), Quản lý nhà nước về lễ hội Lồng Tồng xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về lễ hội Lồng Tồng xã Lam Sơn, huyện NaRì, tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Nông Thị Hậu
Năm: 2014
7. Học viện Hành chính quốc gia (2004), Giáo trình Lý luận chính trị - Hành chính, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội, tr. 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận chính trị - Hành chính
Tác giả: Học viện Hành chính quốc gia
Nhà XB: Nxb Khoa học kĩ thuật
Năm: 2004
8. Học viện Hành chính (2010), Tập bào giảng môn Lý luận hành chính nhà nước, tr.58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bào giảng môn Lý luận hành chính nhà nước
Tác giả: Học viện Hành chính
Năm: 2010
9. Hồ Chí Minh Toàn tập (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5, tr. 269; 273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
10. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.161-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Kỳ
Nhà XB: Nxb.Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
12. Phan Thị Nga (2014), Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể dân ca xứ Nghệ ở tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể dân ca xứNghệ ở tỉnh Nghệ An
Tác giả: Phan Thị Nga
Năm: 2014
14. Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 6 năm 2014 quy định về xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú
17. Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải (2012), Lễ hội dân gian dân tộc Tày, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 196-389 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội dân gian dân tộc Tày
Tác giả: Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải
Nhà XB: Nxb.Văn hóadân tộc
Năm: 2012
24. Sở Văn hóa Thông tin (2005), Báo cáo khoa học về Dự án tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái tại Bắc Kạn, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học về Dự án tổng điều tra di sản vănhóa phi vật thể các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái tại Bắc Kạn
Tác giả: Sở Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
25. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo sơ kết công tác văn hoá, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo sơ kết công tác văn hoá, thể thaovà du lịch 6 tháng đầu năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014
Tác giả: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
Năm: 2014
26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo về kết quả 5 năm thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về kết quả 5 năm thực hiện Thôngtư số 04/2010/TT-BVHTTDL trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2015
28. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Đề án sưu tầm, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhóm Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án sưu tầm, kiểm kê di sản văn hóa phivật thể thuộc nhóm Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
29. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Lý lịch di sản Lượn SLương của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lịch di sản Lượn SLương của dân tộcTày tỉnh Bắc Kạn đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
30. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Lý lịch di sản Chữ Nôm của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lịch di sản Chữ Nôm của dân tộc Tàytỉnh Bắc Kạn đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
31. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Lý lịch di sản Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lịch di sản Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể đềnghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2014
32. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Tư liệu khảo sát điền dã di sản văn hóa phi vật thể Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu khảo sát điền dã di sản văn hóaphi vật thể Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2014
33. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Tư liệu khảo sát điền dã di sản văn hóa phi vật thể Lễ cấp sắc Tào của người Tày tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu khảo sát điền dã di sản văn hóaphi vật thể Lễ cấp sắc Tào của người Tày tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w