1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh

108 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công

Trang 1

UBND : Ủy ban nhân dân

VHTT : Văn hóa thông tin

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho việc bảo tồn giá trị di sản

dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 54Bảng 3.2 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo tồn giá trị di

sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 57Bảng 3.3 Nguồn vốn khác huy động để đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy

giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 60Bảng 4.1 Các nhiệm vụ, hạng mục bảo tồn, phát huy và nhu cầu kinh phí

70Bảng 4.2 Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư các giai đoạn 72

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài 26Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các nguồn vốn cho việc bảo tồn di sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 56Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các nguồn vốn Ngân sách cấp cho việc bảo tồn di

sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 58

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một thể loại dân ca phong phú và đặc sắc

về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam Mỗi một bài dân ca Quan

họ Bắc Ninh đều có giai điệu riêng, ca từ riêng Quan họ cổ truyền vốn khôngphải là nghệ thuật biểu diễn với hai vai: nghệ sỹ - khán giả như Tuồng, Chèo,

Ca trù Bản chất của nó là thú chơi dân dã, nên người ta mới gọi là “chơi quanhọ” Quan họ hiện đại vừa là thú chơi tao nhã đồng thời còn là sự trình diễncủa người hát Quan họ cùng với các thiết bị âm thanh điện tử Dân ca Quan

họ Bắc Ninh ẩn chứa trong mình cả một kho tàng văn hóa cổ Vẻ đẹp của cáclàn điệu dân ca ấn tương và đi vào lòng người không chỉ là những làn điệuphổ thông quen thuộc mà còn có những ý nghĩa văn hóa và tầm vóc lịch sửcủa chúng

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính

phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng

9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2009) dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận

là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ Bắc Ninhđược công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ gópphần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bứctranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại

Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung di sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do một loạt các vấn đềkhách quan và chủ quan mang tính thời đại, tính toàn cầu tác động tới kinh tế,

xã hội và văn hóa các nước trên thế giới tập trung ở một số lĩnh vực sau:

- Vấn đề toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã

hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữacác cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suythoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể

Trang 5

- Vấn đề thương mại hóa: Bản chất của những di sản văn hóa phi vật

thể là tập quán xã hội - phương thức sinh hoạt của cộng đồng Một khiphương thức sinh hoạt này bị coi là một thương phẩm để mưu cầu lợi nhuận,thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn biến đổi

- Vấn đề đô thị hóa làm biến đổi môi trường văn hóa: Di sản văn hóa

phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành và phát triển gắn liềnvới các không gian văn hóa làng xã Làng chính là nơi giữ cái “gen” của vănhóa Việt, để cho nó có thể biến hóa muôn vẻ mà ta vẫn là ta, là ta đặc sắc hơn,phong phú hơn, mạnh hơn Hiện nay ở Bắc Ninh, nông thôn tiếp tục quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, một số làng quan họ nay đã thành phố,thành phường Không gian văn hóa Quan họ làng xã truyền thống đang bị thuhẹp dần Vì vậy, bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với

ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họBắc Ninh

- Vấn đề du lịch văn hóa: Di sản văn hóa luôn là nội dung thu hút và

hấp dẫn khách du lịch Du lịch tìm hiểu di sản văn hóa có thể phát huy, biếntiềm năng văn hóa thành động lực phát triển Tuy nhiên không gian vùng disản văn hóa phi vật thể không thể đáp ứng được số lượng quá lớn khách dulịch Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó cóthể song hành với nhau Du lịch khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất,chức năng v.v… vốn có của văn hóa phi vật thể cơ bản bị biến đổi

Văn hóa phi vật thể dân ca Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa mang tínhbền chắc, tiềm ẩn trong tâm thức cộng đồng lại vừa mỏng manh dễ bị biếndạng bởi tính phi vật thể Đặc biệt trong thời đại hiện nay Việt Nam đã thamgia hội nhập kinh tế thế giới Sự mở của nền kinh tế cũng dẫn đến văn hoángoại lai tràn vào làm biến dạng những di sản văn hóa quí giá do cha ông đểlại Do đó bảo vệ và phát huy giá trị những di sản văn hóa đó nhằm giữ gìnmột môi trường văn hoá - nhân văn lành mạnh là vấn đề cần quan tâm và

Trang 6

nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh là cần thiết và cấp bách Với những lý do như vậy, em lựa chọn

đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh” là vấn đề hết sức có

ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo tồn và phát triển các di sảnvăn hóa của đất nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiện trạng việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phivật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn vừa qua Đề xuất giải pháphuy động vốn nhằm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vâtthể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số những giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảotồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình và số liệu trong 5 năm, từ

năm 2009 đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về giá trị di sản dân ca

Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn

Trang 7

giá trị di sản, các giải pháp huy động vốn đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị disản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại Việc ghi danh di sản Dân ca Quan họBắc Ninh sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyềnthống âm nhạc ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát huy hội nhập

xã hội và đẩy mạnh mối giao lưu giữa các vùng, đối thoại văn hóa và tôntrọng sự đa dạng Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã thể hiện được tầm vóc và vịthế của loại hình văn hóa độc đáo của mình trong lòng bạn bè du khách vàngười hâm mộ cả nước cũng như trên thế giới

- Huy động các nguồn vốn đầu tư, các nguồn lực để góp phần bảo tồn,phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại nói chung,đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng là giữ gìn và lưu truyền cho thế hệmai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn những phong tục, tậpquán tốt đẹp về lối sống sinh hoạt văn hóa xã hội

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề huy động vốn để bảo tồn, pháthuy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca Quan họ BắcNinh nói riêng

6.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng về huy động vốn đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị

di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh Đồng thời đề xuất các giải pháp thu hút vốnđầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

có 4 chương:

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề huy động vốn đầu

tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá

trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Chương 4: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá

trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 9

là phạm trù kinh tế.

Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những tiền đềquan trọng đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nói chung, ngành văn hóa nghệthuật nói riêng Tuy nhiên, việc đầu tư vốn để bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa phi vật thể khác với đầu tư vốn trong các lĩnh vực khác là mụctiêu chính không phải là mục đích lợi nhuận mà là vì mục tiêu xã hội, tuynhiên cũng như các nguồn vốn đầu tư khác, việc đầu tư vẫn phải có lợinhuận để bù đắp các chi phí và để tái đầu tư Việc phân chia vốn thànhnhiều loại nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn và việc sửdụng nguồn vốn đó cho nội dung công việc nào để thu được hiệu quả tốtnhất Nhận thức được các nguồn vốn nhằm phục vụ cho công tác huy động,

sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả

* Vốn đầu tư: Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất

kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiệndưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình vàhàng hoá đặc biệt khác

Trang 10

* Nguồn vốn đầu tư: Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu

tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội

* Huy động vốn đầu tư: Là việc tìm các giải pháp, cơ chế để huy động

vốn đầu tư cho các mục tiêu cần thực hiện

1.1.1.2 Ý nghĩa vốn đầu tư với việc phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

* Về mặt kinh tế:

Việc đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ du lịch Bắc Ninh cótầm ảnh hưởng trong phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triểnkinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch của nhân dân các làng Quan họnói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung

Đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tái đầu tư phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh Bắc Ninh đối với các hạng mục có yếu tố xã hội hoá

* Về mặt xã hội:

- Việc đầu tư vốn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan

họ Bắc Ninh sẽ tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch mới đảm bảo phục vụtốt nhất cho du khách, sẽ tạo ấn tượng sâu sắc tới khách thăm quan trong vàngoài nước Giải quyết được nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị của dân caQuan họ Bắc Ninh, đẩy mạnh tuyên truyền phong trào hát Quan họ tại cộngđồng, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị di sản, tạo điều kiện đểcộng đồng trình diễn, giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninh với các cộng đồngkhác trong và ngoài nước Đặc biệt đây là hình thức ngành Văn hóa - Dulịch địa phương khai thác và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ một cáchbền vững

- Làm cơ sở để người dân trước đây chỉ sống bằng nghề nông nâng caokiến thức về văn hoá xã hội

Trang 11

- Các dự án đầu tư hoàn thành góp phần thu hút nhân lực của địaphương, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chokhu vực.

- Giúp cộng đồng nhận diện và kiểm kê dân ca Quan họ Bắc Ninh định

kỳ theo từng năm

- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hộiliên quan đến dân ca Quan họ Bắc Ninh ở các làng quê, khôi phục việc hát thilấy giải của các làng Quan họ

- Hỗ trợ xây dựng nội dung và tài liệu truyền dạy Quan họ Bắc Ninhtrong trường học, trong các gia đình và tại cộng đồng theo địa bàn làng xã

- Tạo mọi điều kiện để trình diễn/giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninhvới các cộng đồng khác trong nước và ngoài nước

1.1.2 Một số khái niệm về văn hóa phi vật thể liên quan đến đề tài

1.1.2.1 Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể

Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trongKhoản 1 điều 2 mục I - Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003:

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác

và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm vàtrong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của

họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vậtthể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môitrường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệthêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người

Hay nói cách khác: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thầngắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không

Trang 12

ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằngtruyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”

1.1.2.2 Khái niệm về dân ca và dân ca Quan họ Bắc Ninh

* Theo một số tài liệu nghiên cứu, người Đức gọi dân ca là bài ca củanhân dân, người Pháp thì gọi dân ca là những bài ca phổ cập trong quầnchúng, bài ca mang tính nhân dân

Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2008 nêu khái niệm:

“dân ca là những bài hát lưu truyền trong dân gian, mang đặc trưng vùng,miền và không rõ tác giả”, Sách Âm nhạc và Mỹ thuật của Nhà xuất bản Giáodục ấn hành năm 2002 khẳng định thêm: “dân ca được gọt giũa, sàng lọc quanăm tháng nên có sức sống với thời gian”

Như vậy có thể hiểu dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệthuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân, chúng được biến đổikhông phụ thuộc vào bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu

* Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những bài hát do người dân vùng BắcNinh sáng tác, được lưu truyền, truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác

“thể hiện tinh thần, triết lý và bản sắc địa phương của cộng đồng ở trongvùng, thắt chặt mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thựchành diễn xướng văn hóa này”

Theo các nhà nghiên cứu, dân ca Quan họ Bắc Ninh có nhiều làn điệu,

nó khác với nhiều loại dân ca khác chỉ có một làn điệu âm nhạc Trong dân caQuan họ Bắc Ninh, mỗi giọng (giai điệu âm nhạc) đều có lời ca riêng phùhợp, nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau Hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là cađối giọng (tức là đối làn điệu âm nhạc), nếu bên kia ra một giọng thì bên nàycũng phải có một bài đối lại lời khác nhưng cùng giọng với bài kia Cho tớinay dân ca Quan họ Bắc Ninh có 213 giọng với khoảng 400 bài ca thuộc ba

hệ thống giọng: lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn

Trang 13

1.1.2.3 Khái niệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

* Bảo tồn: là việc bảo vệ, duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế,những gì tồn đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mangtính chất duy trì và tồn tại, phát triển lâu dài

Di sản phi vật thể vốn rất phong phú và đa dạng, và điều có thể dễ nhậnthấy là, với thực tế đa dạng như vậy, không thể áp dụng một mô hình bảo tồncho tất cả các di sản Có những di sản cần bảo tồn nguyên gốc (và bảo tồnđược), có những di sản chỉ có thể bảo tồn gần với nguyên gốc, có những disản phải bảo tồn phát triển…

Đồng thời cần có một quan niệm khác về hướng bảo tồn, đó là, với một

di sản phi vật thể có thể có nhiều phương án bảo tồn khác nhau và đồng thờiđược áp dụng Ví dụ đối với nghệ thuật truyền thống chẳng hạn, một mặt bảotồn nguyên trạng những gì còn lại, đồng thời mặt khác có thể phát triển, thayđổi ở những mức độ sáng tạo khác nhau Quan điểm này cho rằng một di sảnvới càng nhiều hình thái tồn tại khác nhau càng có sức sống trong xã hộiđương đại Có điều cần lưu ý rằng, khi thay đổi, phát triển di sản thì songhành với nó, nhiệm vụ lưu giữ nguyên gốc vẫn phải được đặt ra

* Phát huy các giá trị di sản văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọcnhững tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản vănhóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội

1.1.3 Các kênh huy động vốn đầu tư

- Từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Xây dựng các đề án, các dự án

thành phần các cơ chế chính sách trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làmcăn cứ để Nhà nước bố trí từ nguồn vốn ngân sách cho các hoạt động bảo tồn,phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Từ nguồn vốn xã hội hóa của nhân dân: Xác định các thiết chế văn

hóa tại các địa phương liên quan đến địa điểm sinh hoạt dân ca Quan họ BắcNinh như Đình, chùa, Nhà chứa… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn

Trang 14

và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh Từ đó có biện pháp độngviên, khuyến khích nhân dân sở tại và du khách tự nguyện đóng góp kinh phícho việc bảo tồn, tôn tạo các địa điểm sinh hoạt của cộng đồng.

- Từ nguồn phát triển các sản phẩm du lịch: Xây dựng các sản phẩm du

lịch đặc trưng của Bắc Ninh và của những làng Quan họ cổ, từ đó thu hútđược vốn từ các du khách đến thăm

- Từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp: Xây dựng các dự án bảo tồn

không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ gốc, phục dựng các Trung tâm sinhhoạt Quan họ mang tính truyền thống, xây dựng các Bảo tàng về trang phụcQuan họ, về sinh hoạt Quan họ, về con người Quan họ, gắn sinh hoạt văn hóaQuan họ với các làng nghề truyền thống nhằm vừa quảng bá, giới thiệu di sảndân ca Quan họ Bắc Ninh vừa quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của cáclàng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh… qua đó kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốnđầu tư để triển khai thực hiện dự án theo các hình thức BOT, BTO, BT …

1.2 Kinh nghiệm huy động vốn để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

1.2.1 Các di sản văn hóa của Việt Nam đã được thế giới công nhận

Việt Nam là một trong những nước có hệ thống di sản văn hóa (vật thể

và phi vật thể) hết sức đồ sộ, đa dạng phong phú với 17 di sản thế giới, trên3.000 di tích quốc gia và hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Trước thời

kỳ đổi mới và đặc biệt là trong chiến tranh, công tác quản lý di sản chưa đượcquan tâm đúng mức, số di sản mất đi khá nhiều Nhưng trong giai đoạn hiệnnay, công tác quản lý di sản được quan tâm hơn rất nhiều, điều này được thểhiện trong nhiều chương trình mục tiêu của ngành văn hoá

Trong nền văn hóa Việt Nam, văn hóa phi vật thể có vị thế hết sức quantrọng, qua văn hóa phi vật thể, có thể nắm bắt, hiểu biết lịch sử dựng nước vàgiữ nước của ông cha, đồng thời là nơi lưu giữ những nét độc đáo, giá trị tinhhoa của bản sắc văn hóa dân tộc Chính vì thế, không ai có thể phủ nhận tầm

Trang 15

quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể trong đời sống, xã hội Việt Namhôm nay và trong tương lai Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và lập

hồ sơ đề xuất, đến nay chúng ta đã có những di sản văn hóa được thế giớicông nhận là:

* 2 di sản thiên nhiên thế giới :

- Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiênthế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III)

- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiênnhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I)

* 5 di sản văn hóa thế giới gồm:

- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theotiêu chuẩn C (III) (IV)

- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn

Trang 16

- Dân ca Quan họBắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức côngnhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện củanhân loại.

- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghidanh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần đượcbảo vệ khẩn cấp

- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Disản phi vật thể đại diện của nhân loại

- Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệuthế giới

- 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Disản tư liệu thế giới

- Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Côngviên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận

- Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCOghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cầnđược bảo vệ khẩn cấp

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) Đúng 12h10 (giờ Paris,tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liênchính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp),UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương PhúThọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

1.2.2 Những thách thức trong công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn

và phát huy một số di sản thế giới ở Việt Nam

1.2.2.1 Nhã nhạc cung đình Huế:

Nhã nhạc là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến là loại hình âmnhạc thiêng liêng, chỉ dùng trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình vànhững cuộc cúng tế thần linh, tổ tiên của triều đại Tổ chức UNESCO đã công

Trang 17

nhận Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn) vào Kiệt tác Disản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại

Để bảo tồn và phát triển Nhã nhạc một cách bền vững, cần có chính sáchquản lý bảo tồn đặc thù dành cho Nhã nhạc, có chế độ ưu đãi đặc biệt đối vớicác nghệ nhân nhằm khuyến khích họ đóng góp, truyền đạt kinh nghiệm và bíquyết nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Đội ngũ kế thừa này là các em có năng khiếu

và xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật, am hiểu nhạc cung đình.Bản thân các em hầu hết đã sử dụng được các nhạc cụ trình diễn Lo lắng vềđội ngũ kế thừa, giáo sư Trần Văn Khê cảnh báo về xu hướng biểu diễn vô hồncủa nhạc công Nhã nhạc trẻ tuổi, cũng như xu hướng thêm vào các nhạc cụ, bàibản vốn không phải của Nhã nhạc để tạo sự hoành tráng, phong phú “Chúng tachỉ nên phát triển Nhã nhạc bằng cách sáng tác những bài bản mới trên cơ sởcủa giai điệu cũ Và khi trình diễn, chúng ta cần công khai, minh bạch chongười nghe biết đâu là nguyên gốc, đâu là những bài bản được làm mới - ôngbày tỏ Nhiều nghệ nhân cũng rất bất bình khi có nhiều tiết mục bị biến tướngvới lối tấu nhạc ‘cắm đầu mà đánh’, còn các nữ vũ công ‘vừa múa vừa cười’trong khi Nhã nhạc cần sự trang trọng” Thách thức đối với những người bảotồn di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại là không nhỏ

1.2.2.2 Di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

Ngày 25-11-2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên củaViệt Nam, di sản thứ hai sau Nhã Nhạc Huế, được UNESCO công nhận là

"Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại" Đây là loại hìnhvăn hóa âm nhạc đặc sắc, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng cácdân tộc Tây Nguyên

Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời,gắn bó mật thiết với cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên Không gian vănhóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của nó là cácdân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có mộtđội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng,

Trang 18

lễ hội Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau,mang đặc trưng của dân tộc mình

Tuy nhiên việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đang đứngtrước thách thức to lớn Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượngcác dàn cồng chiêng Theo thống kê của Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai, trướcnăm 1980 người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng

Có gia đình sở hữu 2-3 bộ Đến năm 1999, cả tỉnh chỉ còn 5.117 bộ, năm

2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ Từ năm

1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng

Những nghi lễ tín ngưỡng được gọi là truyền thống của cư dân TâyNguyên mới gắn liền với cồng chiêng, mới là bối cảnh chính của diễn xướngcồng chiêng Hiện tại ước chừng 60 - 70% cư dân thuộc các dân tộc Ê đê, Mơnông ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành, họ không còn tin vạn vật hữu linh,không tin vào thần rừng, ma bến nước , không còn nhu cầu các nghi lễ tínngưỡng cũ nữa Bây giờ những buôn, làng theo đạo Tin lành không thực hànhnghi lễ ấy thì tất nhiên họ sẽ không còn nhu cầu gắn bó với cồng chiêng nữa.Đây thực sự là thách thức lớn nếu muốn bảo tồn và phát huy không gian vănhóa cồng chiêng

Đáng tiếc nhất là khi những người già, những nghệ nhân Tây Nguyênchết đi đã mang theo cả kho tàng di sản văn hoá cồng chiêng mà không dễdàng tạo dựng và khôi phục được Sự đứt gãy dòng chảy của văn hoá truyềnthống dẫn đến sự thờ ơ, hờ hững của lớp trẻ với văn hoá của các thế hệ tiềnnhân, trong đó có văn hoá âm nhạc cồng chiêng Nguy cơ mai một cồngchiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên Các nghệnhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản nhạcchiêng Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhânchỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng Mặt khác,

Trang 19

những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêngcũng thưa vắng dần trong các cộng đồng cư dân.

1.2.2.3 Đối với di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp - Ca trù

Ngày 31/9/2009, Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoáphi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Ban đầu, Ca trù được gọi là hát Ả đào - kiểuhát nói của người kỹ nữ Đến thế kỷ XV, Ca trù được ưa chuộng và thịnhhành như một hình thức giải trí tinh thần cho các bậc vua, chúa Sau này Catrù được biểu diễn ở đình làng, quán trọ, các nhà quyền quý và dần trở thànhhình thức giải trí phổ biến, món ăn tinh thần của tầng lớp trí thức trung lưu.Thế kỷ thứ XIX đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của Ca trù với 216 nhà hát

và hơn 2000 cô đầu ở Hà Nội Cùng với thời gian, Ca trù không còn phổ biến

bị và đang bị mất dần

Sau 50 năm Ca trù vắng bóng ở các cửa đình, người dân không hề biết

Ca trù là âm nhạc của mình Không còn tư liệu nghe nhìn cụ thể, có chăng lànhững tư liệu viết bằng tiếng Hán Ngay cả các nghệ nhân ở tuổi 80 cũngkhông được chứng kiến hát cửa đình mà chỉ là hát ca quán Những nghệ nhânthuộc hàng "báu vật" như cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ Nguyễn Thị Chúc mặc dù

đã được công nhận là nghệ nhân dân gian, và với bộ môn ca trù thì họ thật sự

là những "di sản" sống, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa được một chế độ gì

từ phía nhà nước hoặc cơ quan xã hội nào Những buổi biểu diễn của các cụ

dù thật hiếm hoi, nhưng luôn là miễn phí, và khách nghe cũng chỉ giới hạntrong một bộ phận nào đó, số nghệ nhân thuộc hàng "báu vật" trong ca trù nóiriêng và các hình thức ca hát truyền thống khác nói chung ngày càng ít đi.Năm 2006 còn 22 nghệ nhân ca trù nhưng cuối năm ngoái chỉ còn 12 cụ,Nhiều không gian diễn xướng của ca trù thủa xưa như đình làng, cung đình giờ cũng không còn nữa (chỉ còn ca quán) Chính vì vậy, bản thân từ "khẩncấp bảo vệ" của di sản phi vật thể này đã nói lên tất cả

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

1.2.3.1 Đối với việc bảo tồn di sản văn hóa

Trang 20

Trong công tác bảo tồn di sản văn hoá luôn luôn có một thách thức lớn

là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển Đối với di sản phi vật thể thì tháchthức này còn lớn hơn, bởi di sản phi vật thể vô hình, không nhìn thấy nênnhiều khi có phần bị mai một, mất đi mà không biết Những khó khăn, tháchthức và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thểtrên thế giới và Việt Nam là bài học quý giá cho việc bảo tồn di sản văn hoá

và định hướng cho việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thểdân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hoá ở đất nước chúng ta tuy đã bị chiến tranh và thiên nhiêntàn phá rất nhiều, song về cơ bản, chúng ta còn bảo lưu được khá nhiều giá trịvăn hoá trong các làng, bản, thôn, xã Đây chính là bài học kinh nghiệm đểquá trình CNH - HĐH, đô thị hoá phát huy được những mặt tích cực của nóđối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Chúng ta cònnghèo, nhưng là nước phát triển sau, chúng ta nhận ra và được các bạn đồngnghiệp cho biết về những nhược điểm, những thất bại mà các nước đi trước đãvấp phải Vì sao các bạn lại thấy quý các làng, bản, thôn, xã của chúng ta ởnông thôn, miền núi, với những cánh đồng, luỹ tre, những ngôi nhà cổ đến cácngành nghề thủ công truyền thống, hội làng, bài ca Quan họ, giọng hát Xoan,

… Vì theo tâm sự của các bạn, những năm trước đây khi quá chú trọng vào sựphát triển kinh tế, họ đã đánh mất nhiều cái tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy, khiđến Việt Nam, thấy chúng ta vẫn còn bảo lưu được các di sản đó, nên các bạn

đã khuyên chúng ta đừng để chúng bị mai một trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được tốt, ngoàiviệc đúc rút các kinh nghiệm của bạn bè trên thế giới, phát huy những gì cólợi, hạn chế và né tránh những gì có hại cho các giá trị văn hoá truyền thốngtrong quá trình phát triển đất nước Việt Nam hiện nay, còn phải tạo sự bềnvững cho các giá trị văn hoá truyền thống Qua đó xác định một định hướngmang tính chiến lược của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa để

Trang 21

cùng với cộng đồng tìm ra lời giải là chúng ta sẽ bảo tồn cái gì, bảo tồn thếnào để giữ lại cho thế hệ mai sau các báu vật di sản văn hoá của dân tộc Cóthể thấy rằng, Di sản văn hóa là tiềm năng, là động lực khi các chủ thể pháthuy thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hôm nay

1.2.3.2 Đối với việc huy động vốn để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.

Các di sản văn hóa nói cung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đềuđược hình thành từ chính cộng đồng và phục vụ cộng đồng Chính vì thế cộngđồng là chủ thể quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc Do đó việc huy động vốn để bảo tồn các giá trị di sản vănhóa phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng

Để đáp ứng nhu cầu về văn hóa của nhân dân, nhiều năm nay, nhà nướcđều dành kinh phí để bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa Tuy nhiên, vớilòng ngưỡng vọng, nhiều cá nhân đã có những việc làm công đức nhằm chungtay bảo tồn các di sản văn hóa Trong xu thế ấy có những cá nhân đã bỏ rahàng tỷ đồng giúp quê hương bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa như Đình,Chùa, Đền, Miếu, v.v… Ngoài ra, vai trò cộng đồng còn thể hiện trong việcphát hiện, sưu tầm và hiến tặng những tài liệu, hiện vật liên quan đến các ditích, giúp các giá trị truyền thống được khẳng định

Tuy sự quan tâm của cộng đồng đã đóng góp to lớn trong việc bảo tồn

di sản văn hóa nhưng hầu như mới chỉ được quan tâm ở lĩnh vực tâm linh(Đình, Đền, Chùa ) còn những giá trị di sản văn hóa phi vật thể như hátQuan họ, hát Xoan, Ca trù, Ví giặm, Chèo, Tuồng, Nhã nhạc cung đìnhHuế… cũng rất cần nhận được sự quan tâm để bảo tồn và phát huy giá trị thìvẫn đang bị bỏ ngỏ Bên cạnh những giá trị tâm linh thì những loại hình vănnghệ dân gian cổ truyền của quê hương cũng cần được bảo tồn, phát huy giátrị, nhất là khi những loại hình này đã được tổ chức UNESCO công nhận là disản văn hóa của nhân loại như: dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nhã nhạc

Trang 22

Cung đình Huế, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Sự mặn mà của cộng đồng với vốn

cổ của quê hương, sự hảo tâm của những tấm lòng từ thiện sẽ là động lực đểnhững làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm và không gian diễn xướng củacác loại hình văn nghệ dân gian được sống lại, song hành cùng đời sống sinhhoạt của nhân dân

Trong việc huy động vốn để bảo tồn giá trị di sản văn hóa, Nhà nướcđóng vai trò quan trọng, Chính phủ đã xây dựng các chương trình hành độngQuốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của các di sản văn hóaphi vật thể thông qua việc xây dựng các đề án, dự án, chương trình hànhđộng, qua đó, không chỉ bảo tồn, mà các đề án, dự án còn tuyên truyền,quảng bá và phát huy các giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể khi thườngxuyên tuyên truyền, biểu diễn cho công chúng trong và ngoài nước thưởngthức; xây dựng các không gian bảo tồn phù hợp với sinh hoạt của các loạihình sinh hoạt văn hóa phi vật thể; các hình thức truyền dạy, lưu giữ trongcộng đồng v.v

1.3 Một số nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài luận văn

Chủ đề “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nóichung, dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng”, trong những năm vừa qua, đã thuhút và được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch địnhchính sách Đối với các nghiên cứu về đầu tư bảo tồn và phát huy các gía trịvăn hóa của các di sản văn hóa phi vật thể đã có nhiều nghiên cứu đượccông bố dưới dạng kỷ yếu hội thảo khoa học, sách, luận văn, luận án và cácbài viết trên tạp chí trong và ngoài nước

Đặc biệt đối với di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninhsau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Đại diện củanhân loại Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể di sản dân ca Quan họ BắcNinh đã trở thành trách nhiệm và nhiệm vụ chung của mọi người Các nghiêncứu, tuy với cách tiếp cận khác nhau song đều khẳng định công tác bảo tồn

Trang 23

phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần phải có tầm chiến lược trong phát triểnkinh tế - xã hội của các quốc gia và cần được xã hội hóa

Xác định rõ tầm quan trọng các nghiên cứu đều tập trung vào sự phântích trên các khía cạnh bảo tồn và phát triển của các di sản văn hóa với các nộidung hạng mục Ở Việt Nam, đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quantâm, như:

Trần Đình Luyện, Giám đốc sở VHTT Bắc Ninh (2006) “Quan họ Bắc Ninh thực trạng và giải pháp bảo tồn ” Công trình đã nêu rõ đặc điểm của dân

ca Quan họ Bắc Ninh và đánh giá khai quát kết quả bảo tồn, phát huy văn hóaQuan họ Đề xuất một số gải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy văn hóaQuan họ, đặc biệt nhấn rõ yêu cầu sưu tầm, nghiên cứu bổ sung làm phongphú văn hóa Quan họ

Nguyễn Trí Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin (2009)

“Bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Giải pháp và mô hình”.

Công trình nghiên cứu đã nêu rõ về không gian văn hóa Quan họ, với nhưnggiá trị về phong tục, tập quán,về đức tin tín ngưỡng, về thế và lối ứng xử củangười dân Quan họ Do vậy tác giả đã đề xuất chính sách và quản lý của nhànước va đầu tư tài chính về bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh

Lê Danh Khiêm, Trưởng ban sưu tầm nghiên cứu Quan họ (2011)

“Không gian văn hóa Quan họ bản chất nội tại, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn” Tác giả đã phân tích các làm rõ các đặc điểm

văn hóa Quan họ và mối quan hệ trong nền văn hóa dân gian Việt Nam trêncác khía cạnh: Dân ca Quan họ; văn hóa tín ngưỡng lễ hội; tục kết bạn Quanhọ; văn hóa hành vi Quan họ Qua đó, khái quát nêu lên bức tranh khá đậmnét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bảo tồn không gian văn hóaQuan họ Bắc Ninh

Trần Linh Quý, Nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà

Bắc (2001), “ Những gia trị cơ bản của Quan họ cần bảo tồn, phát huy trong

Trang 24

cuộc sống đương đại” Nghiên cứu nêu rõ những gia trị của văn hóa Quan họ,

thể hiện rõ nét về đội ngũ ca hát và có nhiều thế hệ nghệ nhân của Quan họ,

hệ thống khá bài bản Quan họ cổ truyền, nghệ thuật ca hát độc đáo của Quan

họ, môi trường của ca hát Quan họ v.v đã tạo ra một không gian văn hóakhá đặc sắc là những gia trị lớn trong đời sống đương đại cần được gìn giữ,bảo tồn và phát huy Những ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn và quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa có ảnh hưởng,tác động đến không gian văn hóa, do vậy, không gian sinh hoạt văn hóa Quan

họ cần đặc biệt quan tâm, gìn giữ và phát huy giá trị

Ngoài ra có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đề cập rất sâu vàrộng liên quan tới nhiều nội dung về dân ca Quan họ và vấn đề đầu tư bảo tồnphát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh, như: Nguyễn

Bá Hòe; Nguyễn Thị Loan; Trần Quốc Lộc; Lê Duy Thu Về những vấn đềphương pháp luận trong nghiên cứu dân ca Quan họ Bắc Ninh; Định hướngcông tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ; vấn đề huy độngcác nguồn lực xã hội nhằm đầu tư bảo tồn phát huy giá tri văn hóa phi vật thểnói chung đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, luận văn còn tham khảo cáccông trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Văn hóaNghệ thuật, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xã hội học và các Báo cáo tổng hợpđánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh Tuy các báo cáo,bài viết ở các mức độ khác nhau song đều khái quát những vấn đề lý luận cơbản về giá trị văn hóa Quan họ; tập trung đánh giá về đặc điểm, tính chất vàkhông gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và pháthuy giá trị qua đó đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn di sản văn hóa phivật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trong quá trình nghiên cứu đây là những kết quả và tài liệu rất bổ ích,

em sẽ vận dụng và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa họcnêu trên Đồng thời tham khảo các bài viết có liên quan, những quan điểm

Trang 25

mới, chủ trương mới về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân caQuan họ trong thời gian tới.

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

- Tại sao phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân

ca Quan họ Bắc Ninh?

- Thực trạng về huy động các nguồn vốn và việc đầu tư vốn để bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trongthời gian qua?

- Giải pháp nào để huy động được các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trongthời gian tới?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu

cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đốitượng khác một cách có hệ thống Trong tiếp cận hệ thống về vấn đề huyđộng vốn đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan

họ Bắc Ninh được tiếp cận theo 2 cách, đó là:

(i) Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hànhchính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo qui định,hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nhằmthu hút huy động mọi nguồn vốn (bao gồm cả vốn ngân sách)

(ii) Tiếp cận theo chiều ngang chủ yếu là các quan hệ trong công tácquản lý điều hành trên địa bàn thu hút, huy động mọi nguồn vốn nhằm đầu tưbảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Tiếp cận kết hợp thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếpcán bộ, các tổ chức cơ quan, tổ chức đoàn thể, các nghệ nhân dân ca Quan họ

Trang 26

và người dân tại các làng Quan họ gốc,… nhằm tổng hợp phân tích về thựctrạng về huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn dân ca Quan họ.

- Tiếp cận theo từng hoạt động cụ thể về tạo vốn cho đầu tư bảo tồn giátrị văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh (hoạt động hội lễ, biểu diễnnghệ thuật, tham quan du lịch, hội thảo khoa học…)

2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệuthông tin liên quan đã được công bố:

+ Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của các cơquan chuyên môn và các báo cáo của UBND tỉnh, huyện, xã …

+ Tài liệu báo cáo tổng kết công tác của tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, Trung tâm văn hóa tỉnh, Nhà hát Dân ca Quan

họ, các Câu lạc bộ Quan họ, Hội những người yêu dân ca Quan họ BắcNinh

+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trìnhnghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website

+ Nguồn số liệu, thông tin trên các đề án, dự án đã được các cấp cóthẩm quyền phê duyệt

2.2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin và phân tích thông tin:

Phương pháp xử lý thông tin là việc thông qua việc thu thập các số liệu,

cứ liệu từ các tài liệu, công trình nghiên cứu tiến hành phân loại và đưa vàocác nội dung nghiên cứu, các bảng biểu số liệu sao cho lô gích và phù hợp vớivấn đề nghiên cứu

Phương pháp phân tích thông tin là quá trình nghiên cứu, phân tích cácthông tin, các số liệu đã được phân loại, sắp xếp để đưa ra những nhận xét,

Trang 27

đánh giá về vấn đề nghiên cứu Đây là một phương pháp thể hiện nội dung vàkết quả nghiên cứu của đề tài, biểu đạt những ý tưởng của đề tài một cách cụthể, trực quan và sinh động.

2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

Văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh là lĩnh vực sâu rộng cần

có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về lịch sử, vănhóa, nghệ thuật, âm nhạc, bảo tồn, quy hoạch không gian v.v Vì vậyphương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng giúp quá trình thực hiện

đề tài bao quát được đầy đủ các lĩnh vực liên quan và đạt chất lượng cao hơn

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư

- Tổng số vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

- Tổng số vốn huy động từ các nguồn vốn khác

- Cơ cấu (%) các nguồn vốn đầu tư và huy động từ các nguồn vốn

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư của các nguồn vốn đối với các hạng mục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Nhu cầu vốn đầu tư từ các nguồn vốn theo các nội dung, nhiệm vụ vàcác hạng mục của dự án

- Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư theo các hạng mục

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả của việc đầu tư vốn

- Số lượng các hạng mục được bảo tồn phát huy…

- Tính lan tỏa của giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh (tạo ra khônggian sinh hoạt dân ca Quan họ, bảo tồn các Lễ hội truyền thống, công táctruyền dạy trong cộng đồng và nhà trường,…)

Trang 28

- Các nhiệm vụ, nội dung, các hạng mục của dự án được triển khainhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Trang 29

2.4 Khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài

Đề xuất giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy

giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Đánh giá thực trạng việc huy động vốn đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản

dân ca Quan họ Bắc Ninh

Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho công tác bảo tồn phát huy

giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Những vấn đề rút ra

Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản dân ca Quan

họ Bắc Ninh

Các chỉ tiêu đánh giá công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 30

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 3.1 Tổng quan về dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Tỉnh có địagiới: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội,phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, diện tích 823km2 Các tuyến đường Quốc lộ 1A, 1B, 18, 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn,

Hà Nội - Quảng Ninh, đường thủy sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu nốiBắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại phía Bắc Việt Nam,tạo một vị trí địa kinh tế thuận lợi cho sự phát triển

Bắc Ninh không giàu tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng,nhưng rất phong phú về tài nguyên nhân văn Mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”hội tụ các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như các đình, đền, chùa, tháp, cácloại hình nghệ thuật dân gian như lễ hội, tranh dân gian Đông Hồ, tuồng,chèo, múa rối nước, làng nghề truyền thống, đặc biệt là ca trù và dân ca Quan

họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa thế giới

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về hành chính: Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 1 thị xã

và 1 thành phố thuộc tỉnh, 126 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 phường, 6thị trấn và 103 xã Về dân cư lao động: trong tổng số 1.060.300 người, dân cưthành thị chiếm 20,83%, dân cư nông thôn chiếm 79,17%, cơ cấu dân cư đang

có chuyển dịch theo hướng tăng dân số thành thị, giảm dân số ở nông thôn

Về tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trungbình 15,3% đáng Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công

Trang 31

nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61% GDP bình quân đầu ngườiđạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) (năm 2012) và nằm trongtốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước

- Về công nghiệp: Bắc Ninh đang có đà tăng trưởng cao Năm 2010 giátrị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 32.556 tỷ đồng, tăng bìnhquân 36,9%/năm, đưa công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (năm 2004) lên

vị trí thứ 9 trong phạm vi toàn quốc Quy mô và năng lực sản xuất, công nghệcủa nhiều doanh nghiệp, sản phẩm đạt khá 15 khu công nghiệp tập trung đãthu hút đầu tư trên 3 tỷ USD của nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Canon, SamSung, Nokia… hình thành các khu công nghiệp - đô thị hiện đại Quy mô,nguồn lực, kết cấu hạ tầng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được tăngcường, vị thế công nghiệp của tỉnh có bước tiến mới

- Về thương mại, dịch vụ: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăngbình quân 32,9%/năm, năm 2010 đạt 17.093 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần năm2005), xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 4,3 tỷ USD (tăng gấp 16,7 lần năm2005) phản ánh kinh tế Bắc Ninh nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung đãhội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu

- Về nông nghiệp, nông thôn: đang có sự chuyển dịch theo hướng tíchcực Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 26,3% năm 2005 xuống còn10,2% năm 2010; cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướngtăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giá trị 1ha canh tác tăng từ 39triệu đồng năm 2005 lên 73,9 triệu đồng năm 2010 Kết cấu hạ tầng nông thônđược đầu tư theo đề án nông thôn mới, gắn với phát triển bền vững

3.1.3 Truyền thống văn hóa

Các nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho thấy Bắc Ninh là địa bàn cư trúcủa người Việt cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ, là nơi sinh của dân tộc Việt, bộ phậncốt lõi của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Trang 32

Bắc Ninh là nơi phát tích Vương triều Lý - triều đại khai mở nền vănminh Đại Việt, gắn liền với tên tuổi danh nhân lịch sử văn hóa như: Lý VạnHạnh, Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh

Bắc Ninh, quê hương của chùa, tháp, lễ hội với những sinh hoạt vănhóa dân gian đặc sắc, có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Lăng và đền thờKinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Đền Đô, chùa Bút Tháp, chùaPhật Tích, chùa Tiêu, Văn Miếu Bắc Ninh, đền thờ Thủy tổ Quan họ Ảnhhưởng của văn hóa phật giáo được thể hiện trong các sinh hoạt văn hóa dângian, trong hoạt động lễ hội suốt 4 mùa trong năm ở các vùng Lim, Dâu, PhậtTích, Diềm

Bắc Ninh, vùng đất trăm nghề với các làng nghề nổi tiếng: rèn sắt ĐaHội, đúc đồng Đại Bái, cày bừa Đông Xuất, tranh dân gian Đông Hồ, chạm

gỗ Đồng Kỵ, tre trúc Xuân Lai, gốm Phù Lãng Đặc biệt là không gian vănhóa Quan họ: cách chơi, lối hát, lễ thức ứng xử của người Quan họ thanh lịch,khuôn mẫu nhưng lại biến hóa biểu hiện tập trung và tiêu biểu cho phẩmchất, tính cách, đạo lý sống của người xứ Bắc thông minh, cần cù, tài khéo,năng động trong quan hệ ứng xử

Chính vì vậy, Bắc Ninh được đánh giá là quê hương của thi, ca, nhạc,họa, quê hương của dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.4 Các đặc điểm của văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

3.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dân ca Quan họ Bắc Ninh

Thời gian qua, đã có không ít những công trình nghiên cứu về Quan họBắc Ninh Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cuối cùng về thờiđiểm chính xác ra đời của dân ca Quan họ Bắc Ninh, cũng như có rất nhiềugiả thuyết về ý nghĩa của tên gọi “Quan họ”:

Quan họ nghĩa là “họ nhà quan”: vào thời nhà Lê, có hai viên quan ởlàng Diềm và làng Bựu chơi với nhau rất thân Khi về hưu, hai ông tổ chứccho hai làng kết chạ với nhau Vào những dịp mỗi nơi có hội hè, đình đám,

Trang 33

nhất là lễ hội mùa xuân, người ta đều mời nhau sang chơi Trong ngày ấy,trước là làm lễ thờ thần, sau là tổ chức cho trai gái hai làng hát Đúm với nhau.Tục ấy cứ truyền mãi sau gọi là hát Quan họ

Quan họ nghĩa là “Quan dừng lại”: có căn cứ cho rằng Quan họ bắtnguồn từ một hình thức ca hát dân gian nào đó Một trong những giai thoại đó

là việc các quan nhà Lý đi xứ Bắc Các quan nhà Lý đi kinh lý ở vùng BắcNinh, đang đi trên đường chợt nghe có tiếng hát từ cánh đồng vẳng lên Cácquan thấy hay dừng lại nghe Từ đó, tiếng hát ở đây gọi là Quan họ, có nghĩa

là tiếng hát làm quan phải dừng lại

Quan họ nghĩa là “Quan viên hai họ”: Quan họ được quan niệm chuyênhát trong đám cưới Trong các đám cưới, người ta vẫn nói: “Bên nhà gái cửngười đi xem Quan họ nhà trai đã bắt đầu đi đón dâu chưa để chuẩn bị tiếp”.Quan họ như vậy, là cách nói tắt của từ “Quan viên hai họ”, trong đó “quan”nghĩa là “quan viên” và “họ” nghĩa là “họ hàng”

Theo ý kiến các nhà nghiên cứu thì cũng chưa có một nghiên cứuchuyên sâu nào về nguồn gốc của Quan họ Đối với tác giả Đặng Văn Lung,Trần Linh Quý, Hồng Thao trong tập sách “Quan họ - nguồn gốc và quá trìnhphát triển” cũng chỉ kể ra các giai thoại dân gian Đối với nhà nghiên cứu âmnhạc Quan họ Hồng Thao trong bài viết “Quan họ, tên gọi và nguồn gốc”, thìcho rằng Quan họ có sớm nhất là thế kỷ XV, thời điểm ra đời của thơ lục bát -dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ Trong khi đó, tác giả Lê Danh Khiêm,Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung trong cuốn sách “Không gian văn hóaQuan họ” lại cho rằng Quan họ ra đời trên cơ sở căn cứ sau:

Thứ nhất, sinh hoạt văn hóa Quan họ bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các

làng xã Hai làng hoặc nhiều làng kết nghĩa với nhau gọi là “kết chạ” Khi hailàng đã kết chạ với nhau thì cũng có nghĩa là coi nhau như họ hàng, như anh

em một nhà, dù ở hai công xã nhưng vẫn xem như là cùng huyết thống Khicác làng đã kết chạ với nhau, thì vào những dịp hội hè đình đám của mỗi làng,

Trang 34

thì vào những dịp hội hè đình đám của mỗi làng, người ta đều mời nhau sangchơi, đặc biệt là vào dịp lễ hội mùa xuân Hoạt động Quan họ cũng vậy, cóthể nói, hoạt động Quan họ gắn bó hữu cơ với lễ hội.

Thứ hai, sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời sớm nhất là vào thế kỷ

XVII Quan họ ra đời, tồn tại và phát triển chính là trên cơ sở nhu cầu tất yếuphải mở rộng giao lưu

Thứ ba, các bài dân ca Quan họ là tổng hòa của sự tiếp thu, kế thừa và

sáng tạo từ các loại hình dân ca, nhạc cổ vốn có của các làng xã vùng Quan

họ Bắc Ninh là điểm giao thoa giữa vùng rừng núi, trung du và vùng đồngbằng châu thổ Bắc Bộ, bởi vậy, ngoài các yếu tố văn hóa bản địa, đây là vị tríthuận lợi để tiếp xúc và tiếp thu các yếu tố văn hóa, văn nghệ của vùng rừngnúi, trung du và vùng đồng bằng ven biển Có thể nói, dân ca Quan họ BắcNinh có những bước phát triển thăng trầm, nó là một hiện tượng văn hóa dângian sống động tồn tại ngay trong cuộc sống của người dân Kinh Bắc, nóphục vụ cho chính đời sống tinh thần và tâm linh, góp phần vào sự phát triểncủa mỗi cá nhân và cộng đồng Từ những năm 60-80 của thế kỷ XX, khiphong trào văn hóa văn nghệ nông thôn phát triển rầm rộ, Quan họ đã đượcquan tâm phát triển Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập Một sốcâu lạc bộ Quan họ ra đời Phong trào “Khắp nơi đàn và hát dân ca” phổ biếnrộng rãi Để giữ gìn những làn điệu dân ca, các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ

đã dành nhiều công sức, tâm huyết học hỏi từ những nghệ nhân Quan họ về lềlối, quy cách, làn điệu, lời hát Bước sang thời kỳ mở cửa, cùng với nền kinh

tế thị trường, sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng và văn hóangoại lai làm lu mờ những bài dân ca trữ tình Trong những năm gần đây, khiđời sống kinh tế đã ổn định hơn, người ta lại có xu hướng tìm về những giá trịvăn hóa cổ truyền dân tộc Dân ca Quan họ được người ta sưu tầm, nghiêncứu, tìm hiểu và trình diễn không chỉ ở những lễ hội của làng quê, tại nhữngliên hoan văn hóa văn nghệ trong nước, và ra nước ngoài biểu diễn

Trang 35

Cho dù Quan họ được giải thích bằng nhiều cách khác nhau về nguồngốc ra đời, kể cả giai thoại trong dân gian và từ những căn cứ khoa học củacác nhà nghiên cứu, và có quá trình phát triển thăng trầm, thì tựu chung lại,Quan họ là một loại hình dân ca dân gian đặc trưng của vùng Kinh Bắc, có từlâu đời Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ sinh hoạt giao duyên, hát đối đápnam nữ từ thủa xa xưa Do đặc trưng tính chất của loại hình này là truyềnmiệng, nên việc nghiên cứu tìm hiểu về nơi nó sinh ra là rất quan trọng

3.1.4.2 Phân bố các làng Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn, vùngvăn hóa Kinh Bắc, mà nay thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Tuynhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhấtđịnh, đó là 49 làng Quan họ gốc, trong đó tại Bắc Ninh có 44 làng, Bắc Giang

có 5 làng (Hồng Thao, 300 bài dân ca Quan họ Bắc Ninh, Viện Âm nhạc,2002) Các làng Quan họ ở Bắc Ninh phân bố ở huyện Tiên Du (11 làng),huyện Yên Phong (17 làng), thị xã Từ Sơn (2 làng), thành phố Bắc Ninh (14làng) Không gian văn hóa Quan họ tập trung trong khoảng 250km2, tập trung

và xoay quanh thành phố Bắc Ninh

Những làng Quan họ chủ yếu phân bố xung quanh các con sông: sôngCầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương Những con sông này uốn lượnquanh chân đồi, chảy len lỏi giữa những cánh đồng bằng phẳng góp phần làmcho cuộc sống nông nghiệp của người dân Bắc Ninh được thuận lợi hơn, họ

có thời gian rảnh rỗi trong những lúc nông nhàn Tác giả Trần Linh Quý đãkhái quát vị trí địa lý của các con sông gắn bó mật thiết với những làng Quan

họ: “Sông núi đã quy vùng ôm lấy một quê hương có nhiều cánh đồng rộng mỏi cánh cò Giữa những cánh đồng bát ngát ấy, có khi nổi lên những ngọn đồi thoai thoải, trên đó là một cảnh chùa tĩnh mịch cổ kính, hay những xóm làng xanh tươi…len lách trong quê hương Quan họ là dòng sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, và sông Tiêu Tương” (Trần Linh Quý, Hồng Thao - Tìm

Trang 36

hiểu dân ca Quan họ, 1996) Có lẽ cũng bởi gần các con sông cho nên trongsinh hoạt văn hóa Quan họ, chiếc thuyền thúng bằng nan rất gắn bó với conngười Quan họ Hát Quan họ trên sông cũng là một hình thức biểu diễn củadân ca Quan họ Bắc Ninh.

Các làng Quan họ Bắc Ninh còn đồng thời là những làng nghề hoặcnằm ở vị trí gần sát các làng nghề khác Đó là những làng nghề với nghề trồngdâu nuôi tằm bán kén (làng Diềm, làng Hữu Chắp), nghề làm hàng xáo (làngHòa Đình), nghề đúc đồng (làng Đại Bái, Lũng Ngâm, Quảng Phú), nghềnhuộm (làng Đình Bảng), nghề kim hoàn chạm vàng bạc khảm trai (Thị Cầu),nghề làm tranh dân gian vàng mã (Đông Hồ)… Bên cạnh đó, các làng Quan

họ này còn là nơi có chợ làng, chợ vùng nổi tiếng như: chợ Lim, chợ Ó, Nhồi,Đống Cao, Thị Cầu, Đáp Cầu Như vậy, bên cạnh việc hình thành những làngnghề, các làng buôn cũng dần xuất hiện và phát triển Đó là điều kiện cho việcgiao lưu buôn bán giữa các vùng quê được mở rộng và sôi động Những chợquê trở thành trung tâm giao lưu kinh tế thời đó cũng là môi trường tạo cơ hộigiao lưu văn hóa, trong đó có văn hóa Quan họ Như vậy, có thể nói văn hóaQuan họ là sản phẩm của một vùng kinh tế phát triển

3.1.4.3 Những hình thức tổ chức và diễn xướng dân ca Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ là một nội dung nổi bật của sinh hoạt văn hóa Quan họBắc Ninh Việc ca hát Quan họ cũng được quy định cả về thời gian, khônggian biểu diễn

Về thời gian: Quan họ chủ yếu hát vào mùa xuân, cơ bản là hát trong

các ngày hội làng (mở đầu là hội Hữu Chấp ngày 4/1 và kết thúc là ngày hộiĐiều Thôn ngày 15/2) Ngày hội xuân của bất kỳ làng Quan họ nào cũng sôiđộng các hoạt động Quan họ Vào những dịp này, ca hát Quan họ được tổchức thường xuyên Có thể xem, mùa xuân là mùa hát Quan họ nói riêng,mùa sinh hoạt văn hóa Quan họ nói chung

Bên cạnh đó, cũng có nơi hát Quan họ vào mùa hè Và thậm chí, Quan

họ được ca vào bất kỳ ngày nào, mùa nào trong năm Ví như ca hát Quan họ

Trang 37

khi Quan họ thăm viếng nhau lúc có tiệc mừng; hoặc như hát Quan họ hiếutrong các đám tang (Làng Lũng Giang, Tam Sơn) (Lê Danh Khiêm - Khônggian văn hóa Quan họ, 2011).

Về địa điểm hát Quan họ: có hai hình thức là hát Quan họ ngoài trời và

hát Quan họ trong nhà

Hát Quan họ ngoài trời có hát trên bộ và hát dưới thuyền Hát Quan họtrên bộ gồm nhiều địa điểm khác nhau: Hát ở cổng làng trong ngày hội: BọnQuan họ làng mở hội đón bạn ở cổng làng hoặc đầu làng Hát Quan họ ởtrung tâm hội, trung tâm hội thường là sân đình, sân đền hoặc sân chùa Songcũng có nơi, trung tâm hội là một quả đồi (đồi Hồng Vân ở hội Lim), là mộtsườn đê trước cửa đình chùa…(ở các làng Đống Cao, Trà Xuyên, Khúc Toại,Châm Khê Hát Quan họ thuyền thường được tổ chức ở ao hồ trung tâm hội.Nhiều làng còn tổ chức hát Quan họ trên sông, chủ yếu là trên sông NgũHuyện Khê

Hát Quan họ trong nhà: là đã có sự kết bạn với nhau đã mời nhau sanglàng mình chơi hội, hoặc Quan họ kết bạn tới thăm viếng nhau, thì chủ yếuhát ở trong nhà Đó là hát trong đình hoặc trong đền: trong ngày hội Hìnhthức hát trong nhà này rất phổ biến và thường xuyên

Về quy định lề lối trong các hình thức hát Quan họ: Quan họ có bốnhình thức hát khác nhau:

Thứ nhất là hát chúc, hát mừng: Hát chúc, hát mừng là hình thức ca hát

khi các bọn Quan họ mới gặp gỡ nhau Trong “hát chúc, hát mừng”, lề lối quyđịnh là: tốp nam ca đối đáp với tốp nữ, không hát đối đáp giữa đôi nam vớiđôi nữ như ở hát hội, hát canh

Thứ hai là hát thờ: Hát thờ là hình thức ca Quan họ trong đình hoặc

trong đền trong ngày hội xuân làng mở hội Hát Quan họ thờ thực chất là hìnhthức Quan họ tham gia vào phần lễ, phần đạo trong ngày lễ hội, những câu catrong hát thờ là thay thế cho những lời cầu khẩn, ca ngợi công đức thần vàcầu thần phù hộ cho dân làng an khang, mùa màng bội thu…

Trang 38

Thứ ba là hát hội: Hát hội là hình thức ca cầu vui, chủ yếu là hát ở

trung tâm hội làng, bao gồm cả hát trên bộ và hát dưới thuyền Hát hội là hìnhthức thu hút nhiều lực lượng tham gia nhất

Thứ tư là hát canh: Hát canh là hình thức chỉ được tổ chức trong nhà

chứa, là lối hát giữa bọn Quan họ làng mở hội xuân và bọn Quan họ kết bạnvới mình

Như vậy, có thể nói, Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca có nhiềuhình thức biểu diễn khác nhau, tại nhiều địa điểm khác nhau Chính vì hìnhthức biểu diễn cũng như địa điểm biểu diễn phong phú như vậy mà phảichăng, đó là lý do khiến cho loại hình dân ca này thu hút sự tham gia củađông đảo người dân (kể cả những em nhỏ lẫn người cao tuổi, con trai hay congái) Có lẽ vì thế mà Quan họ đã phát triển, lan tỏa ở một không gian khárộng, mà người ta hay nói là “vùng văn hóa Quan họ”

3.1.4.4 Các làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Theo tác giả Hồng Thao, trong bài “Những làn điệu Quan họ khácnhau”, in trên tạp chí Sân khấu số 10-1989, cho rằng: Quan họ có 174 lànđiệu Theo Ban Sưu tầm nghiên cứu Quan họ (trực thuộc Đoàn dân ca Quan

họ và sau này là trực thuộc Trung tâm Văn hóa Quan họ, ngày nay trực thuộcTrung tâm Văn hóa - Thông tin), dân ca Quan họ có số lượng hơn 700 bài caQuan họ Tuy số lượng bài bản Quan họ nhiều như vậy, nhưng chỉ có 213giọng Quan họ khác nhau, với nhiều câu là câu đối, nhiều câu là dị bản, trong

đó có 174 bài gồm 8 bài giọng lề lối; 159 bài giọng vặt, 7 bài giọng giã bạn

và 126 dị bản (Nhiều tác giả, Không gian văn hóa Quan họ, 2006) Giọng lềlối là loại giọng cổ, có những âm điệu xưa nhất, loại giọng này có tiết tấuchậm, rề rà, âm điệu thường ở khu thấp, tầm cữ hẹp, đường nét của giọng điệuđều đều Giọng vặt là giọng gồm tất cả các loại giọng khác như giọng chầuvăn, giọng luyện, giọng lý, giọng tuồng, giọng chèo, giọng kể chuyện , giọngvặt có nhiều âm điệu phong phú nhất, thường ngắn gọn về giai điệu, tiết tấu

Trang 39

linh hoạt, không đều đều đơn điệu như giọng lề lối; sắc thái của âm điệu vềloại giọng này rất phong phú, thanh thoát tươi sáng cũng có khi buồn manmác.

Theo nghiên cứu của nhạc sỹ Hồng Thao, các giọng Quan họ đã tiếpthu và phát triển nhiều loại dân ca khác nhau ở các vùng miền trong nước nhưhát chèo, trống quân, hát ví, ca trù để tạo nên một phong cách riêng của cahát Quan họ (Trần Đình Luyện, Sở VHTT Bắc Ninh, 2006) Âm nhạc Quan

họ được đánh giá “đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật dân gian, đã tạo cho nó cómột giá trị lớn, khiến nhiều người yêu thích Vì thế, nhạc sỹ Hồng Theo đánhgiá về âm nhạc Quan họ: “là thứ nghệ thuật không cần đến phiên dịch Nhữngkhách nước ngoài tiếp xúc với dân ca Quan họ, yêu thích nó chủ yếu là vì họcảm thông, rung động qua yếu tố âm nhạc Người dịch lời ca dù có tài giỏiđến mấy đi nữa cũng khó có thể diễn tả (ngay tại chỗ) được đầy đủ và sâu sắc

ý nghĩa gần xa của ngôn ngữ văn học Quan họ” (Nguyễn Tri Nguyên, Dân caQuan họ Bắc Ninh - Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa & âmnhạc tiêu biểu, 2009)

Một nét đặc biệt trong dân ca Quan họ là mặc dù câu ca Quan họ rất giàuchất thơ và chất nhạc khi ca lên, nhưng người ta không thấy việc sử dụng nhạc

cụ đệm cho hát Quan họ, “Dân ca Quan họ cũng như các loại dân ca khác củamột số dân tộc Việt Nam là sản phẩm của dân Dân làm, dân hát, dân chơi Cáichính trong sinh hoạt của hát Quan họ chủ yếu là để trao đổi tâm tình với nhaunên nó không nhất thiết phải có phần đệm hay nhạc cụ đệm ” (Ty văn hóa HàBắc, Một số vấn đề về dân ca Quan họ, 1972) Chính vì không có nhạc đệm khihát (đối với dân ca Quan họ nói riêng và các loại hình dân ca nói chung) màtrong dân ca Quan họ, người ta thấy hiện tượng từ đệm, từ láy được sử dụngthường xuyên Việc sử dụng nhiều từ đệm, từ láy chính là cách nâng cấp tínhnhạc cho câu hát Ngoài ra, ca từ Quan họ cũng được thể hiện dưới hình thứcthơ lục bát biến thể, song thất lục bát, bốn từ năm từ (theo dạng vè), bảy từ tám

Trang 40

từ, hát nói, ca dao Và ca dao luôn giữ vai trò chủ đạo trong ca từ Quan họ.Theo PGS.TS Nguyễn Thụy Loan đã nhận xét: “Âm nhạc thực sự đã trở thànhyếu tố quan trọng có thể chi phối cả cấu trúc lời ca và nghệ sỹ có thể nhào nặnlời ca một cách nhuần nhuyễn theo hình hài của phần nhạc bằng nhiều thủ pháp

đa dạng Họ dùng nhiều thể thơ khác nhau Họ sử dụng nhiều dạng điệu thức

âm nhạc khác nhau, không chỉ ở các các điệu thức trong hệ thống ngũ cung phổbiến mà cả những dạng thuộc hệ ngũ cung đặc biệt Trong khi vẫn bám sátthanh điệu lời ca, giai điệu dân ca Quan họ không chịu bó mình trong một hoặcvài tổ hợp cao độ đơn giản mà có thể phóng khoáng uốn lượn mềm mại uyểnchuyển Kỹ thuật hát của nghệ nhân Quan họ xưa đã đạt tới độ nhuần nhuyễntheo những quy chuẩn của tiếng hát đẹp Thêm vào đó là những kỹ thuật đặctrưng, đặc biệt là kỹ thuật “nảy hạt” - tuy có nét chung với lối hát chèo và ca trùnhưng lại rất riêng khó lẫn”

Quan họ là sản phẩm sáng tạo của chính những người dân bản địa,những người lao động Vì thế, lời ca Quan họ phản ánh cuộc sống, tinh thần,tình cảm của người dân Nó chính là thể loại mang đặc trưng của một loạihình nghệ thuật dân gian Bên cạnh đó, thể loại này đã bắt đầu tiến tới chuyênmôn hóa trong sáng tạo và sinh hoạt nghệ thuật Điều này thể hiện không chỉ

ở kỹ thuật hát Quan họ mà còn là ở sự phân công sáng tác Mặt khác, văn hóaứng xử của người Quan họ cũng có những nét rất riêng, đó là cách nói ý nhị,mộc mạc, chân thành nhưng rất “bác học” thể hiện qua cách ví von, dùng từngữ bóng bẩy để diễn tả tâm tư tình cảm của mình

Như vậy, xét về mặt nghệ thuật trong câu hát Quan họ, ta thấy nó

“không thuần túy là nghệ thuật dân gian, cũng không hoàn toàn là nghệ thuậtbác học mà là vạch nối giữa nghệ thuât dân gian và nghệ thuật bác học”(Nguyễn Thụy Loan, Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Một di sản độc đáo)

3.1.4.5 Ca từ Quan họ Bắc Ninh

Ngày đăng: 26/06/2014, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá - Xưởng in Tổng cục công nghệ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vănhoá
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương
Năm: 2003
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch (2009-2010), lưu hành nội bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản chỉ đạo của Đảng vànhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch (2009-2010)
Tác giả: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Năm: 2011
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, lưu hành nội bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển văn hóađến năm 2020
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2009
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
9. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Phan Thúc Huân
Nhà XB: Nxb Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
10. Trần Đình Luyện (2002), Văn hiến Kinh Bắc Tập I + II, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến Kinh Bắc Tập I + II
Tác giả: Trần Đình Luyện
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
Năm: 2002
11. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, Nhà in Trung tâm thông tin Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa KinhBắc
Tác giả: Trần Đình Luyện
Năm: 2006
12. Nhiều tác giả (2006), Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh Bảo tồn và phát huy, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh - Viện Văn hoá Thông tin, Nhà in Công ty Mỹ thuật trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh Bảo tồn vàphát huy
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2006
13. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sảnvăn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
14. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh - Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (2008), Làng và Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng và Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh
Tác giả: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh - Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam
Năm: 2008
15. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh (2010), Về miền Quan họ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về miền Quan họ
Tác giả: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
Năm: 2010
16. Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh (2006), Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ Bắc Ninh, thực trạngvà giải pháp bảo tồn
Tác giả: Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh
Năm: 2006
17. Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ởViệt Nam
Tác giả: Hà Huy Thành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
18. TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nguyên lýmarketing, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý"marketing
Tác giả: TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
19. Nguyễn Công Thống (2004), Lịch sử kinh tế thế giới - Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế thế giới - Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Thống
Năm: 2004
20. Tô Dũng Tiến (2003), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Tô Dũng Tiến
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích của đề tài (Trang 29)
Bảng 3.1: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho việc bảo tồn giá trị  di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Bảng 3.1 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho việc bảo tồn giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 59)
Bảng 3.2: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo tồn giá trị  di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Bảng 3.2 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo tồn giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 62)
Bảng 3.3: Nguồn vốn khác huy động để đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Bảng 3.3 Nguồn vốn khác huy động để đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 65)
Bảng 4.1. Các nhiệm vụ, hạng mục bảo tồn, phát huy và nhu cầu kinh phí - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Bảng 4.1. Các nhiệm vụ, hạng mục bảo tồn, phát huy và nhu cầu kinh phí (Trang 75)
Bảng 4.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư các giai đoạn - Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh
Bảng 4.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư các giai đoạn (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w