Truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 31 - 32)

Các nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho thấy Bắc Ninh là địa bàn cư trú của người Việt cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ, là nơi sinh của dân tộc Việt, bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

Bắc Ninh là nơi phát tích Vương triều Lý - triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, gắn liền với tên tuổi danh nhân lịch sử văn hóa như: Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh...

Bắc Ninh, quê hương của chùa, tháp, lễ hội với những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Tiêu, Văn Miếu Bắc Ninh, đền thờ Thủy tổ Quan họ. Ảnh hưởng của văn hóa phật giáo được thể hiện trong các sinh hoạt văn hóa dân gian, trong hoạt động lễ hội suốt 4 mùa trong năm ở các vùng Lim, Dâu, Phật Tích, Diềm...

Bắc Ninh, vùng đất trăm nghề với các làng nghề nổi tiếng: rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, cày bừa Đông Xuất, tranh dân gian Đông Hồ, chạm gỗ Đồng Kỵ, tre trúc Xuân Lai, gốm Phù Lãng... Đặc biệt là không gian văn hóa Quan họ: cách chơi, lối hát, lễ thức ứng xử của người Quan họ thanh lịch, khuôn mẫu nhưng lại biến hóa... biểu hiện tập trung và tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách, đạo lý sống của người xứ Bắc thông minh, cần cù, tài khéo, năng động trong quan hệ ứng xử.

Chính vì vậy, Bắc Ninh được đánh giá là quê hương của thi, ca, nhạc, họa, quê hương của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 31 - 32)