Giải pháp về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Quan họ và đầu tư cho du lịch “ Về miền Quan họ”.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 79 - 84)

- Huy động từ các Tập thể, cá nhân 34.986 34.000 4,49 Huy động bằng cách kêu gọi các

4.3.2.Giải pháp về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Quan họ và đầu tư cho du lịch “ Về miền Quan họ”.

đầu tư cho du lịch “ Về miền Quan họ”.

4.3.2.1. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Quan họ

Bản thân dân ca Quan họ, văn hóa Quan họ đã hấp dẫn khách du lịch, tuy nhiên để Quan họ trở thành một sản phẩm du lịch, một loại hình du lịch thì còn rất nhiều việc phải làm.

Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Quan họ. Trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường khách du lịch, đồng thời tìm hiểu phát hiện những giá trị mới đặc sắc của Quan họ, cần nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch Quan họ phù hợp.

Phát triển loại hình du lịch lễ hội, tín ngưỡng Quan họ: Đối tượng khách tham dự những tour như vậy chủ yếu là khách du lịch nội địa, khách Việt kiều về quê ăn tết. Lượng khách này đông nhất là vào mùa lễ hội (mùa xuân, mùa thu). Do đó, cần đầu tư có trọng điểm một số lễ hội lớn để quy hoạch thành lễ hội khai thác vào hoạt động du lịch, ví dụ như hội Lim, hội

Diềm. Phần lễ và hội nên để chính quyền địa phương quản lý, tổ chức. Vì trong lễ hội dân gian, mục đích tâm linh là mục đích ban đầu. Từ xa xưa, người dân chứ không phải ai khác chính là chủ nhân của những hoạt động tâm linh đó trong lễ hội. Do vậy, để mục đích tâm linh được gìn giữ thì chính quyền địa phương phải được trao quyền tổ chức.

Mặt khác, để lễ hội thu hút khách du lịch, thì cần phát triển các dịch vụ du lịch khác như ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú. Tại hội Quan họ, tổ chức các gian hàng giống như gian hàng trong chợ quê của người dân, bán các sản vật đặc trưng truyền thống của địa phương như các loại bánh, hàng thủ công (tranh Đông hồ, khăn mặt, giấy dó, đồ gốm, đồ gỗ mỹ nghệ, đồng đồng mỹ nghệ…) và các đồ liên quan đến văn hóa Quan họ (trang phục Quan họ làm ở dạng mô hình, thuyền, nón Quan họ…). Những người bán hàng trong lễ hội phải là người dân địa phương hoặc các làng xung quanh trong tỉnh. Như vậy, lợi nhuận đem lại từ việc bán hàng cho khách tham dự lễ hội mới thuộc về người dân. Có như vậy, người dân mới tích cực tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Các trò chơi dân gian tổ chức trong hội Lim trong những năm qua cũng cần duy trì và khuyến khích hơn.

Về vấn đề dịch vụ ăn uống tại lễ hội: có thể nghiên cứu, cung cấp các món ăn của người Quan họ xưa cho thực khách, có thể tổ chức thi nấu cỗ Quan họ giữa các làng Quan họ gốc trong thời gian diễn ra lễ hội.

Về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: xây dựng các nhà vệ sinh lưu động tại khu vực lễ hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, an ninh cho du khách.

Đặc biệt chú ý đến địa điểm, không gian tổ chức lễ hội để mở rộng quy mô. Có quy hoạch nơi đỗ xe cho du khách. Dự đoán trước lượng khách đến tham dự lễ hội để tổ chức phân phối khách một cách hợp lý, trật tự.

Lễ hội Quan họ ở Bắc Ninh độc đáo, đặc sắc. Đặc biệt, chưa có một lễ hội nào mà quy mô, không gian lại lớn như lễ hội Quan họ vì sinh hoạt văn hóa Quan họ không chỉ tồn tại ở một số lượng 44 làng Quan họ gốc,

mà nó còn lan tỏa phát triển ở hầu hết các làng quê khác của tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, nếu được quy hoạch, đầu tư bài bản vào một lễ hội, như lễ hội Lim vừa nhằm mục đích bảo tồn vừa nhằm vào phục vụ du lịch thì chắc chắn loại hình du lịch lễ hội, du lịch tâm linh ở Bắc Ninh sẽ rất phát triển , không chỉ thu hút khách du lịch nội địa mà cả khách du lịch quốc tế.

Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thưởng thức Quan họ: Loại hình du lịch này phải được ưu tiên phát triển hàng đầu. Để các tour Quan họ như vậy thật sự hấp dẫn du khách thì cần có sự đầu tư từ cơ quan Quản lý Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp du lịch là người trực tiếp phục vụ khách, do vậy sẽ hiểu rõ nhất tâm lý, mong muốn của khách. Doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với Nhà nước đầu tư cho các làng Quan họ, các điểm du lịch để đón khách. Ví dụ, hỗ trợ cho hoạt động trưng bày, giới thiệu Quan họ tại trung tâm văn hóa của các làng Quan họ gốc; nhận bảo trợ đào tạo các em nhỏ học hát Quan họ…Khi dự án Nhà hát Quan họ, bảo tàng hóa di sản văn hóa Quan họ tại làng, các dự án bảo tồn làng Diềm, làng Hoài Thị, làng Bồ Sơn đi vào thực tiễn thì chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm tham quan, nghiên cứu Quan họ hơn cho du khách.

Phát triển du lịch ở nhà dân: Trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế địa phương, chọn lựa một số làng còn nhiều nhà cổ, còn giữ được khung cảnh làng quê truyền thống, ít bị đô thị hóa để đầu tư, hướng dẫn người dân tham gia kinh doanh du lịch. Những ngôi nhà cho khách nghỉ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về vệ sinh, diện tích phòng ở…do thôn kết hợp xã trực tiếp quản lý dưới sự chỉ đạo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh. Khách du lịch nghỉ tại nhà dân sẽ được tham dự những canh hát Quan họ, ăn cơm Quan họ cùng gia đình người dân, được tham gia các công việc lao động hàng ngày như trồng dâu, nuôi tằm, làm ruộng, làm nghề phụ như làm giấy dó, giấy bản (làng Đào Xá thuộc xã Châm Khê, huyện Yên Phong), dệt vải (làng Lim, huyện Tiên Du)…do đó họ được tìm

hiểu cuộc sống lao động của vùng quê Quan họ, cảm nhận được không gian môi trường nơi mà văn hóa Quan họ nảy sinh, phát triển. Chắc chắn những chương trình du lịch như vậy rất hấp dẫn du khách.

Thứ hai, đa dạng hóa hàng lưu niệm cho khách du lịch. Có thể nói hiện nay, Bắc Ninh chưa có hàng lưu niệm dành cho khách du lịch. Tỉnh Bắc Ninh cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho ngành Du lịch nghiên cứu, đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Sở phối hợp với chính quyền địa phương chọn lựa những làng còn duy trì nghề truyền thống, hướng dẫn họ sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp cho khách du lịch. Nhà nước có thể đặt hàng, đứng ra thu mua và trưng bày tại trung tâm văn hóa Quan họ hay Nhà hát Quan họ để bán cho khách du lịch. Trước mắt, việc sản xuất các mặt hàng lưu niệm này bày bán ngay tại nhà dân ở làng Quan họ, ở những điểm du lịch – nơi khách du lịch đến thăm. Những sản phẩm lưu niệm phải thể hiện bản sắc văn hóa vùng Quan họ, mang đặc trưng riêng của vùng quê Kinh Bắc.

Thứ ba, khôi phục lại một số phong tục truyền thống và một số nghề truyền thống của các làng Quan họ gốc như nghề mộc ở làng Khúc Toại (xã Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh), làng Đặng Xá (xã Vạn An, thành phố Bắc Ninh); nghề làm giấy dó, giấy bản ở làng Châm Khê (xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh), làng Đào Xá (xã Châm Khê, thành phố Bắc Ninh), làng Đống Cao (xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh); nghề dệt vải ở làng Lim (huyện Tiên Du), làng Duệ Đông (huyện Tiên Du)…Làng Đông Yên (huyện Yên Phong) có tục thi nói khoác, làng Lim (huyện Tiên Du) có tục thi nấu cỗ chay, đánh cá chạ, làng Khả Lễ (thành phố Bắc Ninh) có tục thi đọc mục lục…

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống kê các nghề thủ công truyền thống và các phong tục truyền thống của các làng Quan họ. Từ đó chọn lựa một số nghề và phong tục truyền thống đặc sắc để khôi phục, duy

trì, phát huy thông qua nhiều hình thức như hàng năm tổ chức các hội thi giữa các làng với nhau, hoặc biểu diễn tại các lễ hội của làng. Khi khách du lịch có nhu cầu thưởng thức thì sẵn sàng có đội văn nghệ của làng trình diễn phục vụ khách

4.3.2.2. Đầu tư cho phát triển du lịch “Về miền Quan họ”

Xây dựng các dự án hạ tầng du lịch để đề nghị Chính phủ cấp ngân sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm. Đặc biệt cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn vào các làng Quan họ gốc, các điểm di tích lịch sử gắn với sinh hoạt Quan họ tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch Quan họ, khu vui chơi giải trí, đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách, … Trong đó có chú ý đến việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác một cách hợp lý cho khách du lịch tại các làng Quan họ.

Cần ưu tiên, khuyến khích liên doanh trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp, các nhà hàng phục vụ ăn uống đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, cần xây dựng các nhà nghỉ tại các điểm di tích lịch sử phục vụ nhu cầu lưu trú của đa số khách nội địa về đây hành hương vào các mùa lễ hội.

Đầu tư trọng điểm vào một số làng nghề truyền thống, một số điểm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử, có giá trị nghệ thuật phục vụ tham quan du lịch. Đây chính là những điểm đến hấp dẫn ngoài nội dung nghe hát Quan họ, làm phong phú chương trình du lịch của khách.

Đẩy nhanh việc triển khai xây dựng các dự án “Dự án Bảo tồn không gian văn hóa Quan họ”, “dự án xây dựng đồi Lim trở thành Trung tâm sinh hoạt lễ hội vùng Quan họ”.... Đây là các dự án có ý nghĩa lớn cả với việc bảo

tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ và cả trong khai thác di sản Quan họ phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, cần đặc biệt nghiên cứu kỹ mô hình sao cho hài hòa và chú ý kiến trúc, mỹ thuật làm sao tạo được nét truyền thống, dân giã của các làng quê Quan họ, để không gian văn hóa Quan họ không bị nhân tạo hóa làm mất đi cái “hồn” vốn có.

Thực hiện “bảo tàng hóa di sản văn hóa làng”, nghĩa là ngay tại các làng Quan họ, tổ chức trình diễn, trưng bày Quan họ ở trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng. Đó là ở đình làng, đền, nhà văn hóa, “nhà chứa Quan họ”. Tại đây có thể trưng bày các hiện vật Quan họ như trang phục Quan họ, tài liệu về văn hóa Quan họ, tranh ảnh Quan họ, danh sách tên các cụ nghệ nhân Quan họ của làng, băng đĩa Quan họ. Nhà nước cần có chủ trương, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ những bảo tàng này tại các làng. Đồng thời, ngành Du lịch hướng dẫn người dân tự sản xuất ra các mặt hàng thủ công về Quan họ để làm hàng lưu niệm phục vụ cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 79 - 84)