- Huy động từ các Tập thể, cá nhân 34.986 34.000 4,49 Huy động bằng cách kêu gọi các
4.3.3. Giải pháp xây dựng và hình thành một số Trung tâm lớn về dân ca Quan họ với đầu tư đồng bộ
Quan họ với đầu tư đồng bộ
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể, việc ghi danh di sản sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyền thống âm nhạc ở cấp địa phương, quốc gia, quốc tế phát huy hội nhập xã hội và đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng...Dân ca Bắc Ninh đã thể hiện được tầm vóc và vị thế của loại hình văn hoá độc đáo của mình trong lòng bạn bè du khách và người hâm mộ cả nước cũng như cộng đồng quốc tế. Để tiếp tục phát huy giá trị và vị thế của di sản trong thời gian tới cần nghiên cứu lập các dự án xây dựng các trung tâm lớn hội tụ các hoạt động văn hoá, tinh thần của Dân ca Quan họ Bắc Ninh... để nâng cao vị thế và thu hút đầu tư cho quá trình tôn tạo phát triển di sản văn hoá dân ca Quan họ, đó là:
Một là, nghiên cứu, lập các dự án xây dựng đồi Lim thành Trung tâm sinh hoạt văn hóa Quan họ và lễ hội với diện tích quy hoạch trên 10ha, với tính chất là Trung tâm lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa giữa các cộng
đồng, phát huy bản sắc văn hóa dân tốc, bảo tồn văn hóa địa phương. Tổ chức không gian kiến trúc bao gồm:
+ Khu trung tâm lễ hội tại khu vực đồi Lim với các hạng mục: Quảng trường, lăng ông Tổng Chấn, biểu tượng Quan họ, sân bãi giao lưu Quan họ và nghỉ ngơi giải trí, khu cây xanh sau chùa Hồng Ân, các chòi nghỉ ngơi và giao lưu Quan họ vào những ngàu lễ hội, hệ thống đường dạo, cây xanh, thảm cỏ và khu dịch vụ tổng hợp phục vụ lễ hội.
+ Khu Nhà văn hóa Lim và công viên cây xanh, hồ nước... để tạo khung cảnh truyền thống trong sinh hoạt Quan họ và khu vực bãi đỗ xe phục vụ du khách trong mùa lễ hội...
Hai là, xây dựng tổ hợp các khu chức năng, quần thể các công trình cảnh quan gắn với sinh hoạt văn hóa Quan họ với tên gọi: “Không gian Văn hoá miền quan họ” theo mô hình sân khấu thực cảnh được dàn dựng tập hợp đủ các yếu tố như:
+ Về địa điểm hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Hát ở cổng làng, cổng nhà chứa Quan họ, hát dưới thuyền, hát dưới gốc cây đa trong đêm trăng sáng, hát trong mùa gặt bội thu, hát trong không khí lễ hội, hát chào đón, hát giã bạn…
+ Các công trình trong quần thể bao gồm: Khu Quảng trường lễ hội; Khu chợ quê; Các khu dịch vụ du lịch, nhà hát, nhà triển lãm; Mô hình Sáp “ Văn hiến Bắc Ninh”- tái hiện chiến thắng sông Như Nguyệt...
+ Ngoài ra còn các hạng mục khác như: Khu phục dựng lễ hội cổ gắn với sinh hoạt văn hoá Quan họ; Khu trưng bày, giới thiệu trang phục và cách mặc trang phục Quan họ; Khu truyền dạy hát Quan họ; Khu làng nghề: Gốm Phù Lãng, chạm khắc gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, mây tre Xuân Lai, tơ tằm Vọng Nguyệt, tranh dân gian Đông Hồ…;
+ Khu phục dựng trò chơi dân gian; Khu diễn xướng Quan họ cổ và nghệ nhân; Khu Chòi hát Quan họ; Khu ẩm thực “ Cơm Quan họ”; Phục dựng cánh đồng trồng dâu, nuôi tằm...
- Hỗ trợ cộng đồng bảo tồn và tôn tạo các thiết chế văn hóa phục vụ cho sinh hoạt Quan họ tại cộng đồng như Đình làng, Ao làng, Nhà chứa Quan họ… Hỗ trợ vốn và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các làng Quan họ.