Các giải pháp khác để huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 86 - 90)

- Huy động từ các Tập thể, cá nhân 34.986 34.000 4,49 Huy động bằng cách kêu gọi các

4.3.4. Các giải pháp khác để huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

huy giá trị văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh

4.3.4.1. Tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu để làm rõ cái hay, cái đẹp của Quan họ và để những nét đặc trưng, tiêu biểu của Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng toả sáng

Hát Quan họ là thể loại ca hát dân gian được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, bình luận, khảo cứu nhiều nhất, bởi tính đặc sắc trong thủ tục, lề lối diễn xướng và sự phong phú về làn điệu của nó. Cho đến nay, số trang, bài được tuyển chọn của thể loại này có tỷ lệ áp đảo so với các thể loại dân ca khác.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình có thiết chế văn hoá hoàn chỉnh và ổn định. Thiết chế ấy là sự hợp thành của cả 03 yếu tố: Tổ chức (bọn Quan họ), cơ sở vật chất (nhà chứa Quan họ) và phương thức hoạt động (giao lưu của các bọn Quan họ kết bạn giữa các làng và giao lưu của các bọn Quan họ nam nữ trong nội bộ làng). Sự chặt chẽ và phong phú tạo cơ hội cho nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đi sâu vào từng lĩnh vực:

- Nghiên cứu, lý luận âm nhạc của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Nghiên cứu nhằm tìm giải pháp bảo vệ văn hoá Quan họ, lời ca trong dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Nghiên cứu lập danh sách, đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân Quan họ tiêu biểu.

- Nghiên cứu về văn hoá tín ngưỡng gắn với đời sống và sự phát triển của văn hoá Quan họ.

- Nghiên cứu Quan họ trong sự phát triển đa dạng của văn hoá Kinh Bắc. - Nghiên cứu gắn với thực tiễn hoạt động nghệ thuật.

- Nghiên cứu mang tính tổng thể: nguồn gốc, sinh hoạt, nghệ thuật, tục lệ, trang phục, bảo tồn và phát triển…

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng tới Quan họ trên cả 2 lĩnh vực chủ yếu: Sưu tầm, nghiên cứu để làm rõ cái hay, cái đẹp của Quan họ và phát triển phong trào ca hát Quan họ trong quần chúng phù hợp với bản chất, quy luật vận động nội tại của Quan họ. Những việc làm này đã có kết quả bước đầu rất khả quan, nhằm giúp nâng cao sự nhận thức trong cộng đồng về giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh, tạo sự lan toả và thu hút sự mến mộ của không những người dân trong nước mà cả du khách, bè bạn quốc tế.

4.3.4.2. Hỗ trợ cộng đồng phục hồi các tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến Dân ca Quan họ ở các làng quê Bắc Ninh.

* Lễ hội là môi trường của sinh hoạt văn hoá Quan họ: Hầu hết mọi hoạt động Quan họ đều diễn ra vào dịp hội làng. Người Quan họ quan tâm lẫn nhau thường xuyên trong cuộc sống, chính vì thế, cũng có nhiều hoạt động Quan họ diễn ra vào ngày thường, như các bọn Quan họ thăm viếng nhau những khi bạn có việc vui, việc buồn, lúc có việc vui vẫn tổ chức ca hát. Một số nơi như Lũng Giang và Tam Sơn, hoạt động Quan họ còn diễn ra ở các đám tang. Tuy vậy, sự hoạt động tập trung nhất của Quan họ vẫn là các ngày lễ hội mùa xuân (hội xuân) và sau đó là lễ hội mùa thu (thu tế).

Tất cả các mặt văn hoá Quan họ đều diễn ra trong ngày hội. Quan họ gặp nhau để kết bạn bao giờ cũng gặp nhau ở trung tâm hội xuân của một làng Quan họ nào đó (hoạt động kết bạn Quan họ). Các bọn Quan họ hát Quan họ thờ trong ngày hội xuân và tham gia diễn xướng tế, rước thần Thành Hoàng trong ngày thu tế (hoạt động tín ngưỡng Quan họ). Quan họ tổ chức các hình thức hát chúc, hát mừng, hát thờ, hát hội, hát canh trong lễ hội mùa xuân…

Những hoạt động trên cũng chính là dịp để người Quan họ biểu hiện tập trung nhất văn hoá hành vi của mình.

* Với vai trò là môi trường của Quan họ, có thể nói rằng nếu không có lễ hội thì không có Quan họ. Một thực tế sinh động là, trong nhiều năm giữa thế kỷ trước, do nhiều nguyên nhân mà lễ hội làng xã hầu như không được mở. Chính là ở thời kỳ này, Quan họ hầu như không còn.

Có thể kể một số lễ hội Quan họ tiêu biểu tại một số làng Quan họ cổ của Bắc Ninh:

- Lễ hội Lim: Hội Lim đã trở thành nổi tiếng, được nhân dân khắp các vùng ca ngợi, truyền tụng. Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.

Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng

quan họ. Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim. Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao.

- Lễ hội đền Vua Bà (Làng Quan họ Viêm Xá – làng Diềm): Theo các giai thoại dân gian thì “Vua Bà” chính là Thuỷ tổ Quan họ. Người được dân

gian xem là khai sinh ra Quan họ này có đền thờ riêng, độc lập với đình làng. Vào ngày lễ hội, các bọn Quan họ trong làng tụ tập trước cửa đền Vua Bà hát Quan họ với nội dung ca ngợi công đức của vua Bà: Thuỷ tổ Quan họ làng ta/Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra/Xưa nay, nam nữ trẻ già/Ai mà ca được ắt là hiển vinh.

- Lễ hội làng Hoài Thị (Làng Bịu Sim): Bịu Sim là một làng Quan họ gốc, mỗi khi vào lễ, theo tập tục làng cử các cụ đại diện có cơi trầu đi mời chạ anh Viêm Xá về dự hội. Trong ngày hội ở Bịu Sim, có các hình thức Quan họ sau: Thứ nhất, Hát Quan họ ngoài trời với các “bạn” Quan họ láng giềng đến trẩy hội, hát vui với nhau ở sân đình, sân chùa; Thứ hai, Hát Quan họ trong nhà của các bọn Quan họ Bịu Sim với các Quan họ kết bạn.

Cuộc thi diễn ra thâu đêm suốt sáng. Đây chính là hoạt động trọng tâm của lễ hội làng Hoài Thị. Cùng với Viêm Xá, Quan họ Bịu Sim trở thành nét chuẩn mực văn hoá Quan họ cho những ai muốn tìm hiểu văn hoá Quan họ

* Văn hoá Quan họ với tư cách là một bộ phận cấu thành lễ hội làng xã, đã tạo cho lễ hội làng Quan họ nói riêng, vùng Quan họ nói chung mang màu sắc riêng, từ đó đã hình thành một hình thức lễ hội mà ta không thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào khác. Đó là “ Lễ hội Quan họ”.

- Lễ hội được nâng cao hơn về tính cộng đồng

- Phần lễ, phần đạo trong lễ hội được tôn nghiêm hơn

- Địa bàn lễ hội được mở rộng hơn, không khí lễ hội sôi động hơn - Quan họ, lễ hội vùng Quan họ mang tính trữ tình, nhân văn.

4.3.4.3. Hỗ trợ xây dựng nội dung, tài liệu truyền dạy Quan họ Bắc Ninh trong Trường học và trong cộng đồng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, một hình thức nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của cư dân đồng bằng Bắc bộ nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Giữ gìn và làm phong phú thêm giá trị văn hoá của Dân ca Quan họ Bắc Ninh là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân Bắc Ninh.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về niềm tự hào với truyền thống và di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh, từ đó xác định trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng.

Chương trình dạy hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các nhà trường tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo phù hợp theo chương trình giáo dục chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh bậc phổ thông, thiếu niên và nhi đồng trong tỉnh từng bước tiếp cận với Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm gìn giữ và bảo tồn di sản văn hoá Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Chương trình phải phù hợp với khả năng và tâm, sinh lý từng lứa tuổi học sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ bắc ninh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w