Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Trị đã thu được những kết quả khả quan, đầu tưnướ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Hu ế, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Phan Thuận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp với
sự nỗ lực cố gắng của bản thân Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnchân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệttình giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến Thầy giáo, PGS.TS.Mai Văn Xuân người hướng dẫn khoa học
-đã dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thựchiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè đã động viêngiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: PHAN THUẬN
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Niên khóa: 2015 - 2017
Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Xuân
Tên đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Trị đã thu được những kết quả khả quan, đầu tưnước ngoài bước đầu đã đóng góp phần nào vào phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thếmạnh của tỉnh Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Quảng Trị, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải phápphù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn quan trọng này
Từ trước đến nay chưa có một đề tài nào đề cập về giải pháp thu hút vốn đầu
tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị Trong bối cảnh đó việc chọn đề tài “GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ” góp phần
nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị,luận văn sử dụng kết hợp hai loại phân tích thống kê thông dụng: phân tích địnhtính và phân tích định lượng, phương pháp phân tích số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
3.1 Kết quả
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI
- Khái quát được thự trạng hoạt động của FDI Quảng Trị từ năm 2010-2016
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Trị
3.2 Đóng góp về giải pháp
Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI ở tỉnhQuảng Trị
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
FDI :Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoàiBOT :Build-Operate-Transfer: Xây dựng-Kinh doanh-
Chuyển giaoBTO :Build-Transfer-Operate: Xây dụng-Chuyển giao-
Kinh doanh
BT :Building-Transfer: Xây dựng- Chuyển giao
ĐTNN :Đầu tư nước ngoài
GDP :Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nộiGPMB :Giải phóng mặt bằng
GPĐT :Giấy phép đầu tư
KCN :Khu công nghiệp
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6
1.1 BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA 6
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.1.2 Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 11
1.2.1 Tình hình chính trị, trật tự xã hội 11
1.2.2 Trình độ phát triển của kinh tế 11
1.2.3 Đặc điểm văn hoá xã hội 11
1.2.4 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 12
Trang 61.3 VAI TRÒ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI 12
1.3.1 Kênh thu hút vốn quan trọng để phát triển kinh tế 12
1.3.2 Chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý hiện đại 12
1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động 13
1.3.4 Mở rộng kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu phát triển 14
1.4 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT FDI 14
1.4.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và khu vực miền Trung 14
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI 22
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 27
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẢNG TRỊ 27
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 27
2.1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội 27
2.1.3 Tình hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 32
2.1.4 Sự cần thiết đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Trị 38
2.2 Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Quảng Trị 39
2.2.1 Những chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 39
2.2.2 Tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016 45
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Quảng Trị: 55
2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 56
2.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu: 56
Trang 72.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại
Quảng Trị: 59
2.3.3 Đánh giá mức độ thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư: 62
2.3.4 Đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị: 64
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ .68
2.4.1 Những tồn tại 68
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 70
3.1 CHỦ TRƯƠNG CỦA NƯỚC TA VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 70
3.2 NHỮNG VẤN ĐỀ DẶT RA KHI THU HÚT FDI VÀO QUẢNG TRỊ 73
3.2.1 Những tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 73
3.2.2 Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến 2020 74
3.2.3 Cơ hội đối với môi trường đầu tư Quảng Trị 76
3.2.4 Nguy cơ đối với môi trường đầu tư 76
3.2.5 Những mặt mạnh của môi trường đầu tư Quảng Trị 77
3.2.6 Những mặt yếu của môi trường đầu tư Quảng Trị 77
3.2.7 Lập mô hình ma trận SWOT cho môi trường đầu tư 78
3.3 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA KHI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI 79
3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở QUẢNG TRỊ 80
3.4.1 Tiếp tục cải thiện môỉ trường đầu tư của tỉnh 81
3.4.3 Đẩy nhanh tiến trình cảì cách các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân 83
3.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 84
3.4.5 Điều chỉnh chiến lược phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 85
Trang 83.4.6 Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến thu hút đầu tư trên nhiều hình thức
phong phú, đa dạng 86
3.4.7 Tiếp tục cải cách thể chế quản lý và tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư 88
3.4.8 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1 KẾT LUẬN 92
2 KIẾN NGHỊ .93
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả tạo việc làm trong 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam ( tháng 6 /2016) 13Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam phân
theo lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2016 16Bảng 1.3: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Namphân theo hình thức
đầu tư giai đoạn 2012 – 2016 17Bảng 1.4: Tổng hợp 15 nước có vốn đầu tư FDI lớn ở Việt Nam 18Bảng 1.5: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chủ thể đầu tư 19Bảng 1.6: Năm địa phương có vốn đầu tưnước ngoài lớn nhất Việt Nam (tính đến
31/12/2016) 20Bảng 1.7: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 20Bảng 1.8: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Duyên hải miền
Trung 21Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2012 –
2016 37Bảng 2.2: Đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho kinh tế Quảng Trị (từ 2012-2016) theo giá hiện hành .38Bảng 2.3: Danh mục các dự án tỉnh Quảng Trị kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
giai đoạn 2017– 2020 44Bảng2.4: Kết quả phân loại ngành/lĩnh vực hoạt động với hình thức đầu tư của
các Doanh nghiệp FDI 46Bảng2.5: Tình hình vốn đầu tư đăng ký FDItại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016
51Bảng2.6: Tình hình vốn đầu tư đăng ký FDI phân theo hình thức và ngành nghề
đầu tư tại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016 52Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các dự án FDI tại Quảng Trịgiai đoạn 2007 – 2016
54
Trang 10Bảng 2.8: Tình hình thực hiện các dự án FDI theo hình thức và ngành nghề đầu tư
tại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016 54Bảng 2.9: Kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp FDI tại Quảng Trị giai
đoạn 2012 – 2016 55Bảng 2.10: Thống kê ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 60Bảng 2.11: Kết quả ANOVA các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị 61Bảng 2.12: Thống kê ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 62Bảng 2.13: Kết quả ANOVA các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị 63Bảng 2.14: Thống kê ý kiến đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng
Trị 64Bảng 2.15: Kết quả ANOVA các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị 66Bảng 3.1: Số liệu của một số Khu kinh tế, khu CN của tỉnh Quảng Trị 86
Trang 11DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Tỷ lệ hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của các Doanh nghiệp FDI 45
Hình 2: Tỷ lệ ngành/lĩnh vực hoạt động của các Doanh nghiệp FDI 46
Hình 3: Tỷ lệ công nghệ, máy móc thiết bị của các Doanh nghiệp FDI 47
Hình 4: Tỷ lệ đánh giá số lượng nguyên vật liệu trong nước của các Doanh nghiệp FDI 48
Hình 5: Tỷ lệ đánh giá chất lượng nguyên vật liệu trong nước của các Doanh nghiệp FDI 49
Hình 6: Tỷ lệ đánh giá hoạt động hải quan phục vụ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu của các Doanh nghiệp FDI 49
Hình 7: Tỷ lệ tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động của các 50
Hình 8: Tỷ lệ Giới tính 57
Hình 9: Tỷ lệ Độ tuổi 57
Hình 10: Tỷ lệ Trình độ học vấn 58
Hình 11: Tỷ lệ Kinh nghiệm làm việc 58
Hình 12: Tỷ lệ Chức vụ 59
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, điềukiện cần thiết quan trọng là phải thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nướccũng như nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành nguồn vốn quantrọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở ranhiều nghành nghề với nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và phát triểntrình độ công nghệ Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác địnhvốn trong nước là quyết định những vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò hết sứcquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung, điều kiện kinh tế xã hội còn khókhăn, nguồn vốn đầu tư trong nước còn ít và có thể nói là thiếu vốn trầm trọng Mặtkhác, so với nhiều địa phương các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cònrất nhiều bất cập, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém, hiệuquả sản xuất chưa cao Do vậy việc thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư nướcngoài nói riêng là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh
Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Trị đã thu được những kết quả khả quan, đầu tưnước ngoài bước đầu đã đóng góp phần nào vào phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thếmạnh của tỉnh Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Quảng Trị, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải phápphù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn quan trọng này
Từ trước đến nay chưa có một đề tài nào đề cập về công tác đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị Trong bối cảnh đó việc chọn đề tài ”GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ” góp phần
nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung:
- Nêu lên một số giải pháp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,phân tích những lợi thế của tỉnh đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đóchỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại các doanh nghiệp, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàntỉnh Quảng Trị, có đối chiếu, so sánh với một số tỉnh duyên hải miền trung
+ Về thời gian: Giai đoạn 2012 – 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
Đầu tiên thu thập nguồn số liệu thứ cấp, sau đó thu thập số liệu sơ cấp thông quađiều tra
Nguồn số liệu thứ cấp:Thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương
và địa phương ban hành, các báo cáo tổng kết và các nguồn số liệu thống kê vềhoạt động FDI ở các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh QuảngTrị (Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý các KCN tỉnh, Niên giám thống kê tỉnhQuảng Trị,…)
Nguồn số liệu sơ cấp: thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh
Trang 14nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các chuyên gia, các cán bộ quản lý
và công tác trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếpnước ngoài nói riêng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của tỉnhQuảng Trị
Kỹ thuật lập phiếu điều tra được tìm hiểu, tham khảo từ các khóa luận, cácnghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã được công bố Nội dung của phiếuđiều tra được trình bày ở phần phụ lục
Số phiếu điều tra: để việc nghiên cứu được khách quan, khoa học, tác giả tiếnhành điều tra số lượng mẫu 110 Tác giả đã phát ra 110 bảng câu hỏi, kết quả thu vềđược 110 bảng, đạt tỷ lệ 100%
+ Phương pháp thống kê
Các phương pháp để sử dụng là phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối,
số bình quân, số so sánh để xác định mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu,phân tích và xác định xu hướng biến động của các hiện tượng
Các yếu tố cần phân tích thống kê trong luận văn là: Số dự án đăng ký đầu
tư, số dự án đã thực hiện, số vốn đăng ký đầu tư, số vốn thực hiện, số lao động,doanh thu …
+ Phương pháp phân tích
Số liệu sau khi điều tra được xử lý, tổng hợp và phân tích bằng phầnmềm thống kê SPSS 20 Qua đó, luận văn nghiên cứu xử lý và phân tích kếtquả từ số liệu điều tra thông qua bảng khảo sát phân phối các biến dữ liệu trongviệc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Quảng Trị, lượng hóa bằng những con số để giải thích nguyên nhân và
đề xuất giải pháp cho từng đối tượng Các phân tích mà tác giả sử dụng choluận văn này cụ thể như sau:
Xác định thang đo: Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các tình
trạng hay mức độ của các đơn vị khảo sát theo các đặc trưng được xem xét Vớiluận văn này có 2 loại thang đo được xác định, đó là:
Trang 15Thang đo danh nghĩa (thang đo định danh hay thang đo phân loại) – Nominal Scale: Trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân thoại đối tượng,
không mang ý nghĩa nào khác Chúng dùng để phân loại và đặt tên cho các phânloại Thang đo này dùng cho các câu hỏi lien quan đến thông tin cá nhân các đốitượng khảo sát như: Giới tính, độ tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ
Thang đo khoảng – Interval Scale: Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ
bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc Thông thường, thang đokhoảng có dạng là một dãy số liên tục và đều đặn từ 1 đến 3, 1 đến 5, 1 đến 7, Vàdãy số này có 2 cực đối lập nhau ở hai đầu Thang đo này dùng cho các câu hỏi liênquan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDItại Quảng Trị
Thống kê mô tả: Dùng để thống kê số lượng các đối tượng và tỷ lệ % các tiêu
chí của các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát như:Giới tính, độ tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ
Phân tích ANOVA: dùng cho sự so sánh cho tr ị trung bình của nhiều nhóm t ổng thể độc lập ta sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng
nhau của trung bình nhiều tổng thể Phương pháp kiểm định này có tên gọi phổ biến
làphân tích phương sai một yếu tố One – Way ANOVA (xem xét giá trị trung bình
của 3 nhóm đối tượng trở lên trong cùng 1 biến có khác nhau hay không).
Kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thểnhóm (tổng thể bộ phận) có trị trung bình bằng nhau Kỹ thuật này dựa trên cơ sởtính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bìnhnhóm Dựa trên hai ước lượng này của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận vềmức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm
M ột số giả định đối với Phân tích Phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA):
Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên
Trang 16Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để đượcxem như tiệm cận phân phối chuẩn
Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất
Các gi ả thuyết được đưa ra đối với Phân tích Phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA):
H0: Phương sai của hai tổng thể bằng nhau (không có sự khác biệt về giá trịtrung bình)
H1: Phương sai của 2 tông thể không bằng nhau(có sự khác biệt về giá trị trung bình)
M ức ý nghĩa chấp nhận các giả thuyết: Căn cứ vào giá trị Sig.
Chấp nhận H0khi Sig > 5%
Bác bỏ H0 khi Sig < 5%
Đối với luận văn này, việc đầu tiên của phân tích ANOVA (Analysise ofVariance) để kiểm định có hay không sự khác biệt giữa các đối tượng mà tác giảmuốn điều tra của các yếu tố môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến việcthu hút FDI của tỉnh Quảng Trị Kết quả xử lý và dùng ANOVA để kiểm định, sosánh và phân tích phương sai Từ đó dựa trên kết quả có được để đưa ra các giảipháp về thu hút FDI của Quảng Trị mang tính hiệu quả cao
5 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụlục, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiển về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Quảng Trị
Chương 3.Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Quảng Trị giai đoạn 2017 –2020
Trang 171.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Đầu tư
Hoạt động đầu tư là một hoạt động rất phong phú trong cuộc sống nên có rấtnhiều khái niệm và cách hiểu về thuật ngữ này Đầu tư thường được hiểu là sự hysinh các nguồn lực hiện tại như tiền bạc, sức lực, thời gian… vào một hoạt động nào
đó của con người nhằm thu được lợi ích trong tương lai Chúng ta hãy xem xét một
số khái niệm về đầu tư được nhiều người cho là đặc trưng:
+ Đầu tư đồng nghĩa “với sự bỏ ra”,“sự hy sinh” nguồn lực ở hiện tại nhằmđạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai
+ Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn theo một kế hoạch nhất định trongmột thời gian khá dài nhằm thu được một lợi ích lớn hơn trong tương lai cho nhàđầu tư hoặc cho xã hội, cộng đồng
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (Q1) Hà Nội, 1995 thì “…Đầu tư là bỏvốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện phápnhư cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị,xây dựng mới hoặc thực hiện việc hiện đại hoá mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanhlợi hay phát triển phúc lợi công cộng…”
Theo luật đầu tư được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 29/11/2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tàisản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theoquy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”, Cũng theoluật này thì “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạtđộng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”
Trang 18Như vậy đầu tư là sự bỏ ra nguồn lực vào một số công việc nhất định nào đónhằm thu lợi lớn hơn trong tương lai, tuy nhiên không phải bỏ ra chi phí dưới hìnhthức nào đó cũng được gọi là đầu tư, chúng ta cần xem xét hai yếu tố của một hoạtđộng được coi là đầu tư hay không? Một là tính sinh lãi, hai là tính rủi ro Chính haithuộc tính cơ bản này đã lọc ra các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất xã hội pháttriển Người bỏ vốn ra được gọi là nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể là các cá nhân, cóthể là nhà nước( đầu tư của Chính phủ) Nhà đầu tư có thể là cá nhân, tổ chức trongnước hay là nước ngoài Đánh giá những lợi ích thu được của nhà đầu tư, xã hội là
sự gia tăng về tiền vốn, tài sản và các tài sản vô hình khác
1.1.1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Để phân biệt đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào cácđặc điểm sau:
- Về góp vốn: Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn tối thiểu theopháp luật quy định của nước sở tại
- Về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phải phụ thuộc vào tỷ lệ gópvốn của mỗi bên
- Về chia lợi nhuận: Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng, lỗ lãiđều được phân chia dựa trên tỷ lệ góp vốn của các bên
Trên cơ sở đó chúng ta có khái niệm cơ bản: đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự dichuyển vốn dưới hình thức vốn sản xuất do nhà đầu tư vào một nước khác và trực tiếptham gia quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận
1.1.2.3 Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Xét theo mục đích đầu tư: FDI được phân thành hai loại là đầu tư theo
chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc
+Đầu tư theo chiều ngang: là việc một công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp vàochính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó
+Đầu tư theo chiều dọc: là việc một công ty nước ngoài muốn đầu tư vàomột nước với mục đích khai thác tài nguyên và các yếu tốt đầu vào với giá rẻ như:lao động, đất đai… của các nước sở tại
Trang 19- Xét về hình thức sở hữu: đầu tư nước ngoài có các hình thức sau:
+ Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp cho hai hay nhiều bên thànhlập tại nước nhận đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữaChính phủ nước ngoài và Chính phủ nước nhận đầu tư Hình thức này có đặc trưngCông ty được thành lập dạng công ty TNHH có tư cách pháp nhận theo quy địnhcủa pháp luật nước chủ nhà và mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh làmột pháp nhân riêng Một bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanhnghiệp liên doanh trong phạm vi vốn góp của mình vào vốn góp pháp định
+ Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộcquyền sở hữu các tổ chức hay các cá nhận nước ngoài, doanh nghiệp loại hình nàyđược hình thành trên cơ sở bằng toàn bộ vốn của tổ chức hoặc cá nhân của nước ngoài,
tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả sản xuất kinh doanh
+ Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây
là hình thức đầu tư trực tiếp được ký kết hợp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều bên
để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước ta, trong đó quy địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia
+ Họp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT): Là văn bản ký kếtgiữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nhận đầu tư để xâydựng một công trình trong đó nhà thầu bỏ vốn để kinh doanh và khai thác công trìnhtrong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thoả đáng, hết thờihạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển công trình không bồi hoàn cho nước chủ nhà.Hợp đồng này thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể thựchiện bằng vốn nước ngoài và Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước sở tại
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BOT): là văn bản ký kếtgiữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng kết cấu hạ tầng Saukhi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư,nước chủ nhà sẽ dành cho chủ đầu tư kinh doanh và khai thác công trình trong mộtthời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý
Trang 20+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao(BT): là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư
và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựngxong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư Chính phủ nướcchủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và cólợi nhuận
1.1.2 Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đối với nhà đầu tư: tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh
tranh là động cơ của nhà đầu tư nước ngoài, họ thường so sánh nhiều nước với nhautrong các lĩnh vực như nhân công, nguồn tài nguyên, vật liệu dồi dào, nguồn tiêuthụ sản phẩm… từ đó lựa chọn địa điểm đầu tư, tìm những lợi thế so sánh của một
số nước trong khu vực Như vậy, đây là yếu tố cơ bản để nhà đầu tư chuyển vốn củamình ra đầu tư ở nước ngoài, đối với nhà đầu tư, FDI là công cụ, là phương tiện đểthực hiện chiến lược kinh doanh của mình và chính thông qua hình thức đầu tư trựctiếp nước ngoài mà các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh của công ty của mình ratoàn thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia Trongbối cảnh thế giới mang tính hội nhập, các công ty có tính cạnh tranh quyết liệt vớinhau trong việc chọn quốc gia đầu tư, phạm vi hoạt động địa điểm sản xuất kinhdoanh, điều này làm cho FDI ngày càng phát triển rộng hơn, quy mô lớn hơn
+ Đối với nước nhận đầu tư: Đa số các nước nhận đầu tư là những nước
đang phát triển, thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn kém so với những nướcphát triển, vì vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với các nước này tăng cường tiếpcận được với trình độ phát triển của các nước bên ngoài để đưa đất nước mình ngàycàng phát triển Đối với những nước kém phát triển như Việt Nam chúng ta thì FDIkhông chỉ đơn thuần là nguồn lực bổ sung bên ngoài mà còn là một chiến lược lớn
để thoát khỏi tình trạng kém phát triển lạc hậu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập chongười lao động
Trang 211.1.2.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Những mặt tích cực
+ Hình thức đầu tư do các nhà đầu tư tự quyết định đầu tư, trực tiếp điều
hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về lãi lỗ theo nguyên tắc: “lời ăn, lỗchịu” và không bị các ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nầncho nước nhận đầu tư Bên cạnh đó FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tưnước ngoài của nước chủ nhà mà ít chịu rủi ro Đây là cách mà các nước chậm pháttriển rất quan tâm vì khả năng trả nợ của họ
+ Nhà đầu tư sau 1 thời gian sẽ mở rộng đầu tư bằng nguồn lợi nhuận thu đượcnếu như môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện, thông thoáng điều này làm chonền kinh tế của nước nhận đầu tư cũng không ngừng tăng trưởng
+ Bản chất của FDI là đầu tư trong một thời gian dài, không rút vốn một cách
dể dàng như đầu tư gián tiếp nên không gây những biến động lớn cho nền kinh tếcho nước nhận đầu tư
+ FDI không chỉ đơn thuần là nguồn vốn mà kèm theo đó là những trình độcông nghệ kỹ thuật cao, trình độ quản lý mà các nước nhận đầu tư mong muốn đượctiếp cận học hỏi Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI vì đa số các nước đang pháttriển có trình độ công nghệ còn thấp, trong khi đó những công nghệ tiên tiến đa số đượcxuất phát từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là các nước thuộc nhóm G7,
do đó để có khả năng rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp, các nước đangphát triển không bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận những công nghệ tiên tiến này
- Một số hạn chế
+ Nhiều nước quá chú trọng đến vốn đầu tư nước ngoài nói chung, FDI nói
riêng làm giảm việc phát huy nguồn vốn trong nước làm mất cân bằng về cơ cấu nguồnvốn đầu tư và điều này làm nền kinh tế quá phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài
+ Một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnhtranh bằng cách hạ giá bán chịu lỗ giai đoạn đầu và một số hình thức cạnh tranhkhông lành mạnh khác để khống chế thị trường, triệt hạ các đối thủ cạnh tranh, nhất
là các doanh nghiệp trong nước gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và nền kinh tế
+ Một số nước nhận đầu tư do trình độ khoa học kỹ thuật kém phát triển nên
Trang 22một số nhà đầu tư thông qua hình thức FDI để tiêu thụ những máy móc thiết bị kémchất lượng, thậm chí đã thải loại Nếu không có những ràng buộc pháp lý và kiểmsoát chặt chẽ thì các nước tiếp nhận FDI nhiều khi sẽ trở thành “ bãi rác công nghệ”của các công ty xuyên quốc gia và các nước công nghiệp phát triển nói chung.
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàibao gồm: Tình hình chính trị, vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên, hệ thống cống rảnh,trình độ phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh đó các nước cần có các chính sách phápluật, môi trường pháp lý vững chắc, ổn định và có tính hiệu lực cao cũng sẽ là mộtyếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư
1.2.1 Tình hình chính trị, trật tự xã hội
Yếu tố ổn định chính trị luôn là yếu tốt hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu
tư nước ngoài, bởi vì chỉ có ổn định chính trị thì các cam kết đã ký của nước chủnhà đối với nhà đầu tư về các chính sách ưu đãi, sở hữu vốn đầu tư mới được đảmbảo Đi kém với yếu tố chính trị là các chính sách về pháp luật minh bạch, đồng bộ,đảm bảo sự nhất quán về đường lối, chủ trương thu hút vốn đầu tư cũng là yếu tốquan trọng thu hút nhà đầu tư
1.2.2 Trình độ phát triển của kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực là những yếu tố ảnhhưởng đến việc thu hút đầu tư Trình độ phát triển kinh tế liên quan đến các vấn đềcủa nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tham những… nếu nềnkinh tế phát triển cao sẽ có những lợi thế trong thu hút vốn đầu tư và ngược lạinhững nước có trình độ phát triển kinh tế thấp kéo theo một số vấn đề như nợ nần,lạm phát cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà… tạo những nguy
cơ tiềm ẩn cho nhà đầu tư Vì vậy các nhà đầu tư thường đầu tư vào những nước cónền kinh tế tương đối phát triển
1.2.3 Đặc điểm văn hoá xã hội
Các yếu tố về văn hoá như ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, ý thức dân tộc
Trang 23là những nhân tố tác động đến quá trính đầu tư, nó có thể là yếu tố khuyến khích hoặckìm hảm các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư thường tìm đến đầu tư
có trình độ tiếng anh giỏi, đặc điểm văn hoá có những nét tương đồng
1.2.4 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến tính sinh lờihoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư Vị trí địa lý ảnh hưởng đến quá trình vẫnchuyển, và khả năng tiêu thụ sản phẩm Khí hậu nước nhận đầu tư cũng là một yếu
tố có ảnh hướng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà ĐTNN Yếu tốt này cũngảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư Chẳng hạn, ởnhững nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thường phù hợp với các dự án nôngnghiệp hơn các dự án công nghiệp
1.3 VAI TRÒ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI
1.3.1 Kênh thu hút vốn quan trọng để phát triển kinh tế
Đối với nước ta nguồn vốn FDI đã góp phần trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu
tư, hiện nay nguồn vốn này đã chiếm tới 20% và đặc biệt có những năm chiếm đếntrên 30% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội nhằm khai thác tích cực, có hiệu quả hơncác nguồn lực sẵn có trong nước để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra Nguồn vốn FDI sẽ mở rộng hơn diện đối tượng chịu thuế
và đóng vào nguồn thu ngân sách của địa phương, trong trường hợp nhà đầu tưđược miễn thuễ thu nhập doanh nghiệp thì chúng ta vẫn được thêm nguồn thu thuếthu nhập cá nhân và các loại thuế trực thu khác
1.3.2 Chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý hiện đại
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho nền kinh tếnước nhà những máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến, nó cóthể cải thiện khả năng tiếp cạnh khoa học công nghệ mới Nhìn chung các doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có trình độ cao hơn các doanh nghiệptrong nước, nhiều máy móc thiết bị mới, dây chuyền mới trong lĩnh vực công nghệđiện tử đã được đưa vào trong các nước như: các dây chuyền lắp ráp điện tử, mạchđiện tử, kỹ thuật số Bên cạnh đó do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI buộc
Trang 24các doanh nghiệp trong nước không ngừng học hỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiêntiến, đối mới máy móc thiết bị làm cho tốc độ hiện đại hoá ngày càng tăng lên.
Song song với việc tiếp cận công nghệ mới, chúng ta cũng được tiếp cậntrình độ quản lý hiện đại của các doanh nghiệp FDI như phong cách làm việc,phong cách quản lý, người lao động cũng được rèn luyện về tính kỹ luật, tác phonglao động công nghiệp và thích ứng với cơ chế quản lý mới
1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
Cho đến nay các doanh nghiệp FDI đã thu hút hơn 65 vạn lao động trực tiếp,khả năng thu hút lao động trong khu vực này không ngừng tăng lên và theo dự báomỗi năm tăng trên 8%, ngoài ra các doanh nghiệp này cũng tạo ra hàng ngàn việclàm gián tiếp cho người lao động Việt Nam Với tốc độ thu hút FDI như hiện naymỗi năm khu vực này tạo ra hơn 50 ngàn việc làm cho người lao động Bên cạnh đóthu nhập cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng được tănglên hàng năm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân giảitoả áp lực thất nghiệp và đói nghèo cho Việt Nam
Bảng 1.1 Kết quả tạo việc làm trong 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc làm gián tiếp
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 8/2016
Trang 251.3.4 Mở rộng kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu phát triển
Hiện nay chúng ta có quan hệ về nhiều mặt với hầu hết các nước, vùng, lãnhthổ trên thế giới,quan hệ thương mại hơn 42 nước, quan hệ đầu tư hơn 70 nước,vùng lãnh thổ và trên 100 công ty tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào nước ta Sự kiệnngày 7/11/2006 Việt nam chúng ta đã trở thành chính thức thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nướcngày càng được chú trọng
Khu vực kinh kế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần rất lớn vào sự tăngtrưởng về kinh ngạch xuất khẩu của nước ta, xuất khẩu là yếu tố quan trọng củatăng trưởng, nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu, những lợi thế so sánh của các yếu tố sảnxuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc
tế Ở nước ta nếu như năm 1991 các doanh nghiệp FDI chỉ xuất khẩu đạt 52 triệuUSD thì đến nay đã đạt đến 125.9 tỷ USD , chiếm gần 71,6% tổng kinh nghạch xuấtkhẩu của các nước Bởi thế, khuyến khích ĐTNN hướng vào xuất khẩu luôn là ưuđãi đặc biệt trong chính sách thu hút ĐTNN của nước nhận đầu tư
Việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI và khôngngừng tăng cường quan hệ hợp tác làm ăn với các nước ngoài không những góp phầnvào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước mà phần nào giúp cho các doanhnghiệp trong nước ngày càng xâm nhập được thị trường thế giới thực hiện công cuộchội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam
1.4 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT FDI
1.4.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và khu vực miền Trung
1.4.1.1 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế với chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự của nhànước, nhà nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987) và sau đóhàng loạt những văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư nước ngoài
Trang 26được ban hành để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài Nhờ
đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên và có tác động tích cực đến sựtăng trưởng của nền kinh tế
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốnđăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạthơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực) Khu vực FDI
đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến vàchế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký), kinh doanh bấtđộng sản đứng thứ hai (chiếm 17,7% tổng vốn đăng ký) Có 116 quốc gia và vùnglãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với5.747 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50,7 tỷ USD (chiếm 17,3% tổngvốn đầu tư); đứng thứ 2 là Nhật Bản với 3.280 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng kýhơn 42 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư)
- Về tốc độ thu hút vốn đầu tư
Giai đoạn từ 2012 đến nay, dù có những khó khăn xuất phát từ bất ổn nội tạicủa nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn đạt được kế hoạch thu hút FDI đề
ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn định và có tăngtrưởng tốt
Đến nay, FDI đã có mặt khắp 64 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tậptrung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế Xếp theo quy mô vốn, TP HồChí Minh dẫn đầu với 6.737 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ USD,chiếm 15,3% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ hai là Bà Rịa - Vũng Tàu với 342
dự án, vốn đăng ký 26,86 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ
ba là Bình Dương với 3.035 dự án, vốn đăng ký 26,96 tỷ USD, chiếm 9,1%
Trang 27- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phân ngành, lĩnh vực.
Bảng 1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam phân
theo lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2016
lượng (DA)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tr USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tr.USD)
Tỷ trọng (%)
Dịch vụ, du lịch 1.163 19,66 16.134 31,93 6.694 24,83
Nguồn: Báo cáo tình hình FDI giai đoạn 2012 – 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguồn: Báo cáo tình hình FDI giai đoạn 2010 – 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 1.1.Tình hình số lượng dự án đầu tư theo lĩnh vực
Vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện ở nhiều ngành khác nhau, phần lớntập trung vào ngành công nghiệp nặng chiếm 29,01% số dự án và 26,35% tổng vốnđầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 28,17% số dự án và 16,49% tổng vốn đầu tư, nghànhxây dựng 5,26% số dự án và 7,91% tổng vốn đầu tư
19,66%
Trang 28Các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụchiểm tỷ trọng cao tương ứng là 67,3% và 19,66% trong tổng dố 5.918 dự án đầu
tư Trong khi đó đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp về dự
án lẫn vốn đầu tư Với cơ cấu đầu tư như vậy đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá
-Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
Qua bảng 1.3 ta thấy hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trong74,41% về dự án đầu tư, lớn hơn hình thức liên doanh chỉ có 22,24% Tuy nhiênnếu xét trên phương diện đầu tư thực hiện thì hình thức liên doanh với tỷ trọng41,32% lớn hơn hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 36,6%
Ta cũng thấy rằng hình thức BOT còn rất ít chỉ chiếm 0,1% số dự án Trongnhững năm tới cần có cách biện pháp tăng số dự án theo hình thức này để xây dựngkết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 1.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2012 – 2016
Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư Tổng số vốn
đăng ký
Tổng số vốn thực hiện Số
lượng (DA)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tr.USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.USD)
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo chủ thế đầu tư
Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đếnhết tháng 12/2016 có 74 nước và khu vực lãnh thổ tham gia hoạt động đầu tư tại ViệtNam, trong đó Đài Loan có số dự án nhiều nhất 1.408 dự án và vốn đầu tư lớn nhất trên
Trang 297,9 tỷ USD Có 12 nước có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD/mỗi nước Các nước có vốn đầu
tư lớn đều nằm ở khu vực Đông và Đông Nam châu Á và các nước châu Á chiếm 62%tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam Trong đó các nước ASEAN chiến 22%
Dưới đây là 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam,chiếm tới 90,02% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Nhìn chung cácnước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhưng mức độ đầu tư còn chưa tương xứng vớitiềm năng của họ
Bảng 1.4 Tổng hợp 15 nước có vốn đầu tư FDI lớn ở Việt Nam
(tính đến 31/12/2016)
vùng lãnh thổ
Số dự án (DA)
Tổng số vốn đăng ký (tr.USD)
Tổng số vốn thực hiện (tr.USD)
Trang 30Bảng 1.5 Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chủ thể đầu tư
(15 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, tính đến 31/12/2016)
Đơn vị tính: Triệu USD
STT
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án (DA)
Tổng số vốn đăng ký
Tổng số vốn thực hiện
Nguồn: Báo cáo tình hình FDI giai đoạn 2012 – 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
Đến tháng 12/2015 có 64/64 tỉnh, thành phố đã có dự án đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài theo địa phương còn mất cân đối, các dự ánchỉ tập trung chủ yếu vào những vùng kinh tế phát triển nhất Việt Nam, là nhữngnơi có cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ phát triển và nguồn nhân lực có trình độ.Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Trang 31Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) chiếm 56,35% tổng số vốn đầu tư, các địa phương còn lạichiếm 43,65%, trong đó 2 địa phương chỉ có 1 dự án là Hậu Giang (0,0016% tổngvốn đầu tư cả nước) và Điện Biên ( 0,0026% tổng vốn đầu tư cả nước)
Bảng 1.6 Năm địa phương có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam (tính
đến 31/12/2016)
(DA)
Tổng số vốn đăng ký (Tr.USD)
Tổng số vốn thực hiện (Tr.USD)
Nguồn: Báo cáo tính hình FDI giai đoạn 2012 – 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 1.7 Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương
5 địa phương có vốn đầu tư lớn nhất ( tính đến 31/12/2016)
Đơn vị tính: Triệu USD
(DA)
Tổng số vốn đăng ký
Tổng số vốn thực hiện
Trang 321.4.1.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở miền Trung
Bảng 1.8 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Duyên hải miền Trung ( từ ngày 01/01/2012 – 31/12/2016), chỉ tính các dự án còn hiệu lực
phương
Số dự án (DA)
Tỷ lệ (%)
Tổng số vốn đăng ký (Tr.USD)
Tỷ lệ (%)
Tổng số vốn thực hiện (Tr.USD)
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
Miền Trung gồm Bắc Trung bộ và Duyên hải nam Trung bộ, có hiện tích tựnhiên 4.351.787 ha, dân số đến cuối năm 2011 hơn 18,9 triệu người Do vị trí địa
lý, miền trung Việt Nam nằm trên các trục giao thông chính Bắc – Nam về cảđường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển và các trục Đông – Tây nốicác cảng biển với vùng Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia, Đông Bắc TháiLan… Ngoài ra còn có sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai, cảng biển Cửa
Trang 33Việt, Chân Mây, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Dung Quất… Điều đó tạo cho miền trung
cơ hội để mở cửa hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài Tính đến tháng 12/2005, miềnTrung có 312 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 5,27% số dự án có vốn đầu tưnước ngoài của cả nước, với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD, chiếm 5,36% tổng vốnđầu tư nước ngoài cả nước, vốn đầu tư thực hiện khoảng 1,55 tỷ USD chiếm 4,9 %tổng vốn đầu tư của cả nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu
là Liên doanh và 100% vốn nước ngoài, đa số đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chếbiến, dịch vụ du lịch Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào miền Trungphân bố không đều, số lượng dự án đa số tập trung vào thành phố Đà Nẵng, tỉnhKhánh Hoà, tỉnh Quảng Nam Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyếtviệc làm cho khoảng 82.286 lao động, nộp cho ngân sách nhà nước luỹ kế đến năm
2015 khoảng 163 tỷ đồng
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI
1.4.2.1 Bài học kinh nghiệm nước ngoài
Tham khảo kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một số nước làđiều vô cùng cần thiết đối với nước ta, tuy nhiên chúng tôi chọn một số nước có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đó là: Trung Quốc, Thái Lan và Singapo.
- Đối với Trung Quốc
+ Trung Quốc coi FDI là “chìa khoá vàng” để Phát triển kinh tế, sau hơn 21
năm mở cửa Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thu hút FDI,Trung Quốc đã tận dụng nguồn vốn này để cải cách cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá– hiện đại hoá đất nước, phát triển khoa học công nghệ, rút ngắn trình độ phát triểnvới các nước công nghiệp Năm 2001, Trung Quốc thu hút trên 47 tỷ USD, năm
2002 Trung Quốc đánh dấu sự kiện thu hút FDI khi thu hút được hơn 50 tỷ USDMột số bài học kinh nghiệm thu hút FDI từ Trung Quốc là:
+ Mở cửa thu hút FDI vào các lĩnh vực nhảy cảm như: Bưu chính viễnthông, tài chính, ngân hàng… và thu hút theo vùng, miền đã được quy hoạch mộtcách nhất định
Trang 34+ Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư đồng thời tranh thủnguồn vốn của các người dân đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, có chínhsách đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khôngphân biệt đầu tư trong nước hay nước ngoài.
+ Phát triển thống nhất một thị trường và mở cửa
+ Chú trọng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống pháp luât rõ ràng, nhấtquán và liên quan đến lĩnh vực thu hút đầu tư
+ Tăng cường thực thi pháp luật
+ Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
+ Tăng cường hiệu quả điều hành của chính phủ, giảm thủ tục hành chính
- Đối với Thái Lan
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp cho Thái Lan trở thành một trong
những nước phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện chính sáchkhuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia góp vốn hoạt động sản xuấtvới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Năm 2004 Thái Lan đãthu hút hơn 510 tỷ Baht Thái Lan xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư với cácbiện pháp sau:
+ Giải quyết và loại bỏ các trở ngại nhằm tạo ra một môi trường đầu tư lànhmạnh, khuyến khích và ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
+ Xây dựng và mở rộng mạng lưới đầu tư, trong đó thiết lập các mối quan
hệ hợp tác đầu tư giữa các tập đoàn lớn
+ Nâng cao trình độ hiểu biết về lĩnh vực đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài vànăng lực quản lý trong công tác khuyến khích đầu tư cho đội ngũ cán bộ
+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước liên doanhvới các doanh nghiệp nước ngoài nhằm phát huy lợi thế của các doanh nghiệp trongnước và tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ
+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính, thông tin thị trường nhằm giúp
đỡ các doanh nghiệp Thái Lan có khả năng sản xuất và cung cấp dịch vụ đầu tư đạttiêu chuẩn quốc tế
Trang 35- Đối với Singapo
+ Là nước đầu tiên trong khu vực sớm mở cửa thu hút FDI trên nhiều lĩnh
vực FDI luôn khẳng định là một trong những nguồn vốn chính đưa nền kinh kếSingapo trở thành một nước năng động và phát triển
Bài học kinh nghiệm từ Singapo:
+ Tiến đến hình thành một thị trường đa dạng và đồng bộ
+ Nhà nước không khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với các dự án có vốnFDI Tuy nhiên tập trung 1 số ngành mủi nhọn để thu hút nhiều vốn đó là khai thác
và chế biến
1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm từ trong nước
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình mỗi địa phương đều đạtđược những thành công và không thành công riêng, cho nên để bù đắp cho nhaucùng phát triển các địa phương cần phải học tập kinh nghiệm của nhau trong từnglĩnh vực riêng Đối với lĩnh vực FDI, để có thể đánh giá khách quan hơn tình hìnhthu hút đầu tư và đề xuất được những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường thu hútFDI vào Quảng Trị, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm thành công trong thuhút FDI của thủ đô Hà Nội ( một trong những địa phương đang dẫn đầu về thu hútFDI), Vĩnh Phúc ( một địa phương tái thành lập như Quảng Trị nhưng hiện nayđược đánh giá là rất tiềm năng trong thu hút FDI), TP Đà Nẵng ( địa phương thuộckhu vực miền Trung có nhiều điều kiện tương đồng với Quảng Trị):
- Kinh nghiệm trong thu hút FDI của thành phố Hà Nội
+ Là thủ đô của đất nước, Hà Nội được coi là đầu tàu đi tiên phong trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, do vậy việc học tập kinh nghiệm của HàNội là một vẫn đề mà bất cứ địa phương nào cũng quan tâm trong quá trình pháttriển của mình Đến cuối năm 2006 Hà Nội đã có 601 dự án cấp giấy phép đầu tưvới tổng số vốn đăng ký là hơn 3,1 tỷ USD
+ Trong chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình, HàNội triển khai một số giải pháp như sau:
Trang 36+ Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Giải pháp này nhằm tránh đượctình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệuquả của các dự án FDI, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.
+ Phát triển đồng bộ, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng: tăng chi ngân sách nhà nước đểthu hút các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp
+ Mở rộng tự do đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư
+ Hà Nội chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế trong nướctham gia hợp tác đầu tư với ngước ngoài, thành lập công ty cổ phần trong nước cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn hình thức đầu tư, đối tácđầu tư, ngành nghề đầu tư và địa điểm đầu tư
+ Nhanh chóng xây dựng kêu gọi danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài vớichất lượng cao, từng dự án được miêu tả khái quát về nội dung, sản phẩm, địa điểm,khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian khai thác dự án
+ Xây dựng nội dung trên mạng internet, các tạp chí quốc tế, các công trình,chính sách kêu gọi thu hút FDI vào Hà Nội, thành lập đường dây nóng ở sở Kếhoạch và Đầu tư và trả lời miễn phí các câu hỏi của các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư liên quan
- Kinh nghiệm trong thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc
+ Là một trong những tỉnh được tái thành lập sau khi chia tách từ tỉnh Vĩnh
Phú nhưng Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư.Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc là khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quảcủa một số địa phương khác trong cả nước, hiện nay Vĩnh Phúc đang triển khai đầu
tư một cách lựa chọn có chiều sâu Lĩnh vực đầu tư mà tỉnh đang quan tâm nhất là
cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu đô thị mới và tỉnh đã đạt được nhiều thành côngnhất định Đến nay Vĩnh Phúc đã thu hút đc 276 dự án FDI với số vốn đầu tư là13.762 tỷ đồng Một số kinh nghiệm trong thu hút FDI của Vĩnh Phúc là:
+ Mở rộng cơ chế ưu đãi đầu tư: tỉnh chủ trương điều tiết đầu tư trên địa bàn
1 cách hợp lý nhất, điều này có nghĩa là những vùng nông thôn, khó khăn sẽ có các
Trang 37chính sách ưu đãi hơn các vùng thuận lợi, đây là hình thức đưa dự án về nông thônnhằm chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ ở nông thôn Một số dự án thoả mãn cácđiều kiện sau đây sẽ được miễn 100% tiền thuê đất:
+ Đầu tư vào các khu nhà cao tầng để cho thuê, phục vụ khu công nghiệp,cụm công nghiệp
+ Đầu tư vào các công trình vui chơi giải trí, thể dục thể thao phục vụ nhân dân.+ Đầu tư chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyênliệu tại tỉnh
+ Kết hợp cả ba lợi ích Tỉnh luôn chú trọng phương thức đầu tư hài hoà cả
ba lợi ích đó là lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích củangười dân, với chính sách trên Vĩnh Phúc ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm
và nguồn vốn FDI thực sự góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế, GDP bình quâncủa tỉnh hàng năm tăng 15%, cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước
- Kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng
+ Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có 65 dự án FDI đã được cấpgiấy phép còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 649.387 triệu USD Hiện naykinh tế Đà Nẵng phát triển rất nhanh và trở thành trung tâm kinh tế đầu tàu của cảkhu vực miền Trung Đà Nẵng đang là điểm đến cho các nhà đầu tư và đặc biệt cónhiều nhà đầu tư lớn từ khu vực Trung Đông đến đầu tư tại Đà Nẵng Qua quá trìnhtìm hiểu, đánh giá một số chính sách, quy định của thành phố Đà Nẵng về thu hếtĐTNN, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
+ Xúc tiến và khuyến khích các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong cả nước
mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi đểcác nhà ĐTNN có cơ hội tiền hiểu, tiếp cận môi trường đầu tư tại Đà Nẵng
+ Ban hành các chính sách ưu đãi FDI thông thoáng, dễ hiểu và tạo điềukiện hết sức thuận lợi cho nhà đầu tư
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI
CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẢNG TRỊ
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung có quốc lộ 1A, đường Hồ ChíMinh, đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua Đặc biệt là hành lang kinh tế Đông – Tâynối liền Myanma – Thái Lan – Lào qua cửa khẩu quốc tế lao Bảo của nước ta và kếtthúc tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị có tài nguyên phong phú, đa dạng như đá vôi,Titan, thạch cao… và hơn 20.000 ha đất đỏ Bazan phù hợp cho một số loại cây côngnghiệp như: Hồ tiêu, cao su, cà phê… là một trong những thuận lợi cho việc pháttriển ngành công nghiệp chế biến Quảng Trị có 75km chiều dài bở biển với hai cảngbiển là Cửa Tùng, Cửa Việt và huyện đảo Cồn Cỏ cách đất liền 15 hải lý đang đượctỉnh đầu tư xây dựng thành một khu du lịch, dịch vụ hậu nghề cá Đó là những điềukiện phát triển, nuôi trồng đánh bắt xa bờ và chế biến hải sản Đặc biệt Quảng Trị làmột vùng đất anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những di tíchcách mạng nổi tiếng như thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, nghĩa trang liệt sĩTrường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, dốc miếu Cồn Tiên… là điều kiện để pháttriển các loại hình du lịch hoài niệm về đồng đội và du lịch thắng cảnh
Quảng Trị có phần thuận lợi với thị trường trong nước thông qua trục giaothông Nam – Bắc và thị trường các nước trong tiểu vùng sông Mê kông thông quatuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nên tại đây Chính phủ đã thành lập khu kinh tếthương mại đặc biệt Lao Bảo Quảng Trị đã quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầngkhu công nghiệp Nam Đông hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu du lịch biểnCửa Tùng, Cửa Việt nhằm phát huy lợi thế của địa phương trở thành khu kinh tếnăng động của địa phương
2.1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội
Tỉnh Quảng Trị được tái lập vào năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Bình TrịThiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Trang 39Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phíaĐông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với 2 tỉnh Savanekhet và Saravan của nướcCộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài biên giới hơn 206km và hai cửakhẩu: cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay.
Với diện tích gần 4.744km², đa số là đồi núi, dân số khoảng hơn 623.840 ngườibao gồm 3 dân tộc anh em sinh sống là người Kinh ( chiếm 91,8%), người Bru – Vânkiều (chiếm 6.35%) và Pa cô-Tà ôi Quảng Trị có mười đơn vị hành chính gồm 1 thị xã
và 1 Thành phố: Thành phố Đông Hà và Thị xã Quảng Trị, các huyện: Vĩnh Linh, GioLinh, Cam Lộ, Đakrong, Hướng Hoá, Triệu Phong, Hải Lăng và Huyện Đảo Cồn Cỏ (mới được thành lập năm 2005) Quảng Trị có một chiến lược quan trọng trong việc bảo
vệ và khai thác biển Đông, đảm bảo giao thông thông suốt giữa 2 miền Nam – Bắc củađất nước và là vị trí giữa ngã ba Đông Dương trên trục hành lang kinh tế Đông – Tâychạy suốt qua các nước bạn Lào – Thái Lan – Myanma
Quảng Trị được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều loại tài nguyên khoáng sản phongphú đa dạng tuy trữ lượng các khoáng sản không lớn nhưng phần nào đóng góp đến ựphát triển kinh tế tỉnh nhà, đến nay đã xác định được hơn 50 điểm mỏ và quặng như sắtđồng, vàng, titan… tài nguyên biển của Quảng Trị rất phong phú và đa dạng, với bờbiển dài hơn 76km tạo nên những bãi tắm lý tưởng cho du khách du lịch như: CửaTùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ và cách bờ khoảng 30 hải lý là Huyện đảo Cồn Cỏ nơi lýtưởng cho phát triển du lịch biển và là cảng cá cần được khai thác, vùng biển có cácloại thuỷ hải sản quý hiếm như: mực nang, tôm hùm, cá ngừ… tuy nhiên Quảng Trịkhông được thiên nhiên ưu đãi như nhiều tỉnh bạn, khí hậu ở đây khắc nghiệt do gióTây nam thổi mạnh vào mùa khô kém theo mưa ít và không khí khô nóng nên luôn xảy
ra tình trạng hạn hán, về mùa đông thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đôngbắc, bão, lũ phần nào tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
2.1.2.1 Hệ thống giao thông vận tải
Là một tỉnh duyên hải bắc miền trung và vị trí trung tâm của Việt Nam,Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường sắt chạy suốt chiều dài nam Bắc của tỉnh nốiliền các vùng, các trung tâm kinh tế của đất nước với các huyện – thị phía đông của
Trang 40tỉnh Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị với hai nhánh Đông, Tây cắt quaquốc lộ 9 rồi hợp thành một tuyến chính chạy vào phía nam nối liền các trung tâmkinh tế về phía tây của tỉnh Quảng Trị.
Đặc biệt quốc lộ 9 chạy theo trục Đông – Tây qua dãy Trường Sơn ở đèoLao Bảo là trục chính trong hành lang kinh tế Đông – Tây, hành lang này dài 1450
km đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine(Bang Mon), đến cửakhẩu Myawaddy (Bangkayin) ở biên giới Myanmar – Thái Lan.Ở Thái Lan bắt đầu
từ Maesot chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen,Yasothon và Mukdahan ở Lào chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh
và ở Việt nam chạy từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua TP Đông Hà, vào Huế và kếtthúc tại Đà Nẵng Đây là hành lang kinh tế đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồngbằng ven biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và vùng đồi núi phía Đông –Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng ẩm ướt, vùng rừng, cây bụi savannakhet và vùng đồinúi trung du miền trung Việt Nam Hành lang kinh tế Đông – Tây giao nhau vớimột số tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam như: Yangon-Dawei, Chiang mai-Bangkok, đường 13 (Lào) và quốc lộ 1A( Việt nam), có điều kiện thuận lợi để pháttriển thương mại theo hướng Bắc hoặc hướng Nam đến các trung tâm thương mạilớn như Bangkok, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Sự ra đời của hành lang kinh
tế Đông – Tây sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thànhviên mà Quảng Trị là một địa phương đầu cầu về phía Việt Nam Đây là cơ hội chocác Quốc gia, cho tỉnh Quảng Trị tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản,hải sản, và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến Mở ra cơ hội làtạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị xã trên tuyến hành lang,thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực vàthế giới, phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quảkhông gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia, đồng thời mở ra
cơ hội cho hàng hoá của các nước thành viên xâm nhập vào các thị trường đầy tiềmnăng của Tây Á, Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ…