Sự cần thiết của nghiên cứu Đối với những nước đang phát triển với nguồn tích lũy vốn nội bộ trong nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, việc thu hút vốn từ bên ngoài, trong đó có vốn đầu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN QUỲNH THƠ
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
Vào hồi…… giờ……… ngày…… tháng…… năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thƣ viện Học Viện Ngân Hàng
- Thƣ viện Quốc Gia
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC
GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ TẠP CHÍ KHOA HỌC
1 Tho Quynh Nguyen, Angathevar Baskaran, Mammo Muchie, Ngoc Nguyen (2011), The nature and
growth of foreign direct investment and its impact in Vietnam: A national innovation system perspective, Research Center on Development and International Relations, Working paper No 148, DIR
& Department of Culture and Global Studies, Aalborg University, Denmark, ISSN: 0904-8154
2 PGS TS Tô Kim Ngọc, Nguyễn Quỳnh Thơ (2016), Hiệu ứng ngưỡng quy mô vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp Chí Nghiên cứu Kinh tế, Viện Kinh tế
Việt Nam – Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11 (462), Tháng 11/2016, ISSN: 0866 7489
3 Tho Quynh Nguyen, Ngoc Kim To (2017), Threshold effect in the relationship between foreign
direct investment and economic growth: Evidence from ASEAN countries, Asia Pacific Journal of
Advanced Business and Social Studies, Australia, ISBN: 978 0 993656 75 ISSN: 2205-6033 Year
2017 Vol 3 Issue 1
4 Tho Quynh Nguyen (2017), Evaluation of FDI Policies in Vietnam using FDI Indexes, Asia Pacific
Journal of Advanced Business and Social Studies, Australia, ISBN: 978 0 993656 75 ISSN: 2205-6033
Year 2017 Vol 3 Issue 1
HỘI THẢO QUỐC TẾ
1 Tho Quynh Nguyen, Angathevar Baskaran, Mammo Muchie (2011), The nature and growth of
foreign direct investment and its impact in Vietnam: A national innovation system perspective, The 8th
Asialics International Conference, Hanoi, July 2011
2 Tho Quynh Nguyen & Assoc Prof Ngoc Kim To (2016), Threshold effect in the relationship
between foreign direct investment and economic growth: Evidence from ASEAN countries, The 3rd Asia Pacific Conference on Advanced Research, Melbourne, Australia, July 2016 ISBN: 9780 993656 20
3 PGS TS Tô Kim Ngọc, Nguyễn Quỳnh Thơ (2016), Hiệu ứng ngưỡng quy mô vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hội thảo quốc tế về Phát triển thị trường tài
chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội, Tháng 10/2016
Pacific Conference on Contemporary Research, Kuala Lumpur, Malaysia, November 2016 ISBN: 9780
994365 606 (Best paper in the conference)
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Đối với những nước đang phát triển với nguồn tích lũy vốn nội bộ trong nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, việc thu hút vốn từ bên ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, là rất cần thiết cho đầu tư phát triển FDI được coi là cú huých nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" về kinh tế Trong nhiều năm, Việt Nam luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2005 – 2015 đạt 6,25% (World Bank, 2016) Trong đó, yếu tố vốn đóng góp đến hơn 60% GDP (APO,
mặt, vốn FDI đã và đang là một nguồn bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế Việc thu hút nguồn vốn FDI đã tạo thêm những ngành công nghiệp mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho Việt Nam, giúp cải thiện kim ngạch xuất khẩu, và cơ sở hạ tầng của Việt Nam Mặt khác, FDI làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ lạc hậu, lấn áp doanh nghiệp trong nước Nhìn thẳng vào kết quả thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam,
có thể thấy rằng hoạt động thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng,
Xét riêng yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, có đến 90% là vốn không đi kèm công nghệ (non-IT capital), cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào yếu tố tài chính mà chưa khai thác được sức mạnh đòn bẩy từ các yếu tố khác như chất lượng nguồn nhân lực, các nhân tố sản xuất (đất đai, công nghệ), năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ còn yếu
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa sản xuất và hàng hóa xuất khẩu cũng chưa được cải thiện nhiều 80% mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu từ khu vực FDI nhưng hầu hết là những mặt hàng truyền thống, nguyên liệu thô hoặc sơ chế, giá trị gia tăng không cao, hàng gia công Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác nguồn lực có sẵn (nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh) như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao động sẵn có mà chưa khai thác tối ưu lợi thế động Nhiều mặt hàng nặng về sử dụng nhiều lao động giản đơn hay khai thác tài nguyên nên giá trị và khả năng cạnh tranh thấp Mặt khác, mặc dù FDI đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này cũng tăng nhanh không kém Tỷ trọng nguyên liệu nhập trong sản xuất của khu vực FDI rất cao, chiếm đến hơn 90% Điều này khiến cho cán cân thương mại của khu vực FDI trong thời gian dài bị thâm hụt, những năm gần đây (2012 đến nay) đã có sự cải thiện nhưng không đáng kể
Ngoài ra, tốc độ phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ FDI còn thấp Khu vực công nghiệp phụ trợ còn rất sơ khai, mới chỉ sản xuất linh kiện đơn giản với giá trị nội địa hóa rất nhỏ, tham gia một khâu rất nhỏ hoặc thậm chí không thể tham gia vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu Hơn nữa, việc gắn kết giữa thu hút FDI với chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiến bộ, đảm bảo công bằng xã hội còn chưa chặt chẽ Do đó, Việt Nam đã và đang phải đánh đổi việc thu hút lượng vốn FDI khổng lồ với các vấn đề nảy sinh trong kinh
tế - xã hội như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, phân hóa xã hội, phân hóa vùng miền, lấn át doanh nghiệp trong nước
Trang 5Điều này thể hiện một sự mất cân đối trong hệ thống chính sách FDI của Việt Nam, trong đó ưu tiên thu hút về số lượng mà chưa đảm bảo về chất lượng nguồn vốn Thực tế cho thấy, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam theo đuổi chính sách FDI ở cả 3 cấp độ: thu hút FDI, nâng cấp FDI, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Tuy nhiên, khi đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách FDI của Việt Nam, kết quả cho thấy Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào cấp độ chính sách đầu tiên – thu hút FDI, trong khi các cấp độ chính sách khác chưa thực sự được quan tâm, khiến hiệu lực thực thi hoặc/và hiệu quả chính sách chưa cao
Trong bối cảnh việc thu hút FDI còn có những tranh luận trái chiều ở cả giới chuyên gia và các nhà làm chính sách do tính hai mặt của bản thân nguồn vốn, trong Nghị Quyết Đại hội Đảng Khóa 12 (Tháng 1/2016) đã thông qua phương hướng nhiệm vụ của toàn xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn tới
2030 với mục tiêu “đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”
Để đạt được mục tiêu này, FDI được dự đoán sẽ vẫn là một trong những bộ phận quan trọng Theo
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2016), để đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD vào năm
2020, và vốn đầu tư toàn xã hội đạt 32 - 34% GDP thì trung bình hàng năm Việt Nam cần khoảng 90 tỷ USD vốn đầu tư xã hội Trong khi nguồn vốn tích lũy nội địa còn hạn chế thì Việt Nam đang cố gắng hết mức tận
gần 30 năm qua ở Việt Nam, 70% vốn đầu tư xã hội là nguồn vốn trong nước (vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp nhà nước, vốn doanh nghiệp tư nhân và dân cư), 30% là nguồn vốn ngoại (bao gồm viện trợ phát triển ODA, FDI và các nguồn vốn nước ngoài khác) Với tỷ lệ này, trong giai đoạn 2016 – 2020 trung bình hàng năm sẽ phải huy động khoảng 23 – 25 tỷ USD vốn nước ngoài, trong đó 17 – 18 tỷ USD là FDI Hơn nữa, ODA ngày một giảm dần và không được ưu đãi như trước, khi Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình Dự kiến đến năm 2018, World Bank sẽ chấm dứt cung cấp nguồn vốn vay ODA đối với Việt Nam, còn vay thương mại hiện không đáng kể Điều đó cũng có nghĩa để bù đắp việc giảm ODA, vốn FDI
và vốn đầu tư gián tiếp sẽ được coi trọng hơn
Chính bởi vị trí quan trọng và không thể thay thế của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam như vậy, cần có một công trình nghiên cứu sâu và toàn diện thực trạng thu hút và sử dụng FDI cũng như hệ thống chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời xác định mức độ thu hút FDI phù hợp để
tối ưu hóa lợi ích thu được từ nguồn vốn này Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu “Thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được thực hiện
2 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng, tuy chủ đề thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một vấn đề mới, nhưng vẫn có những khoảng trống nghiên
cứu để tiếp tục đào sâu nghiên cứu:
Thứ nhất, hiện có rất ít nghiên cứu tiếp cận hệ thống chính sách FDI theo ba cấp độ: chính sách thu
hút FDI, chính sách nâng cấp FDI, chính sách tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Ở
Trang 6Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Mại (2012, 2013, 2014) đề cập đến cách phân loại này
Thứ hai, ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
chính sách FDI, mà chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích tính hiệu quả của các chính sách cụ thể
Thứ ba, có một khoảng trống nghiên cứu lớn về vấn đề ngưỡng FDI ở cả các nghiên cứu trong và
ngoài nước Hiện tác giả chỉ tìm thấy một nghiên cứu của Demekas D G và cộng sự (2005) đề xuất mức
ngưỡng quy mô vốn FDI không tư nhân hóa trên GDP 12,1% Ở một số công trình nghiên cứu trong nước, các nghiên cứu nhận rằng FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế xã hội, và chỉ ra rằng không nên thu hút FDI bằng mọi giá Tuy nhiên, các nghiên cứu đều không lượng hóa được quy mô vốn FDI
là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam
Thứ tư, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa FDI với tăng
trưởng kinh tế mà ít sử dụng mô hình phi tuyến; và rất ít nghiên cứu đưa biến số “năng lực quản lý nhà nước” vào mô hình nghiên cứu
Theo đó, để tiếp tục đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện nay về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng
thời lấp vào khoảng trống nghiên cứu về chính sách FDI và ngưỡng FDI, đề tài luận án hướng đến ba câu
hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
(1) Hoạt động FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2016 tác động tới nền kinh tế xã hội Việt Nam như thế nào?
(2) Hệ thống chính sách FDI hiện nay của Việt Nam có hiệu lực và hiệu quả hay không?
(3) Với nội lực hấp thụ hiện tại của nền kinh tế, quy mô vốn FDI thu hút vào Việt Nam bao nhiêu là tối ưu?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là dòng vốn FDI và các chính sách thu hút, sử dụng FDI trong phạm vi Việt Nam
Khoảng thời gian nghiên cứu từ 2005 – 2016 Sở dĩ luận án chọn thời điểm bắt đầu nghiên cứu năm
2005, vì đây là mốc đánh dấu sự thay đổi về hệ thống chính sách liên quan đến FDI tại Việt Nam với việc ban hành Luật Đầu tư (thống nhất) 2005 và cũng là thời điểm bước đệm trước thềm gia nhập WTO của Việt Nam (năm 2006)
Dữ liệu được tập hợp từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài chính
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính truyền thống để phân tích các vấn đề và nội dung mang tính lý thuyết và phướng pháp định lượng để nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp nghiên cứu cơ bản và xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Dựa trên số liệu thống kê quá khứ về FDI, chính sách FDI và các vấn đề nảy sinh liên quan đến FDI
để làm cơ sở phân tích và nhận xét Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê so sánh và phân
Trang 7tích tổng hợp để phân tích thực trạng FDI, và tổng kết kinh nghiệm các nước trong việc thu hút FDI và giải quyết các vấn đề liên quan
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu mảng PTR để xác định ngưỡng FDI cho Việt Nam
6 Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài luận án được kết cấu thành các chương để giải quyết các vấn đề đã nêu ở mục tiêu nghiên cứu Theo đó, luận án bao gồm phần cơ sở luận về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm khung lý thuyết để phân tích các nội dung liên quan, kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI làm bài học cho Việt Nam Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam, đề tại rút ra những gợi ý
và đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng FDI trong thời gian tới
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
Trang 81.1.2 Tác động của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế
1.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI
Hình 1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút và sử dụng FDI
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu về kết quả thu hút và thực hiện FDI
Hệ thống chỉ tiêu này cho phép đánh giá trực tiếp kết quả thu hút và thực hiện FDI tại nước chủ nhà
Đây là nhóm chỉ tiêu truyền thống với các tiêu chí đánh giá bao gồm:
(1) Quy mô vốn đăng ký: Quy mô vốn đăng ký cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như
mức độ tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư trong nước
(2) Quy mô vốn thực hiện: Quy mô vốn thực hiện thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ
chế quản lý nhà nước, cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật
Khoảng cách giữa quy mô vốn đăng ký và vốn thực hiện được thể hiện thông qua tỷ lệ giải ngân, cho phép đánh giá mức độ thực hiện của hoạt động đầu tư trong năm đó Đây là tỷ lệ phần trăm của vốn FDI thực hiện trêm tổng vốn FDI đăng ký theo thời gian, được tính theo công thức:
Tỷ lệ giải ngân = Quy mô vốn th ực hi ện
Quy mô vốn đăng ký * 100%
Nguồn: Mô tả của tác giả
Thu hút và sử
dụng FDI
Kết quả thu hút và thực hiện FDI
(1) Quy mô vốn FDI đăng ký (2) Quy mô vốn FDI thực hiện (3) Quy mô dự án đầu tư (4) Cơ cấu FDI theo vùng (5) Cơ cấu FDI theo ngành (6) Hình thức đầu tư
Chất lượng FDI
(1) Việc làm của khu vực FDI (2) Tác động đến môi trường (3) Chuyển giao công nghệ (4) Liên kết với doanh nghiệp trong nước
Hiệu quả kinh tế của khu vực FDI
(1) Tổng đầu tư xã hội (2) Tăng trưởng kinh tế (3) Cán cân thanh toán (4) Thu nhập tại khu vực FDI (5) Thu ngân sách nhà nước (6) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngưỡng FDI
Trang 9Tỷ lệ giải ngân lớn thể hiện sự thống nhất giữa cam kết và thực hiện của hoạt động đầu tư Ngược lại, tỷ lệ nhỏ hàm ý những vấn đề nảy sinh trong quá trình giải ngân vốn như thủ tục hành chính, sự lưỡng lự của nhà đầu tư khi bắt tay vào hoạt động đầu tư, hay điều kiện toàn cầu và khu vực có biến động…
Bên cạnh đó, còn có chỉ tiêu quy mô vốn trên một dự án được sử dụng để đánh giá độ lớn của các dự
án FDI tại nước sở tại Quy mô vốn dự án FDI đăng ký và thực hiện được tính theo công thức:
(3) Cơ cấu FDI: là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dòng
kinh tế
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng FDI
Nhóm chỉ tiêu này bao hàm các tác động trực tiếp của FDI đối với xã hội và môi trường, cũng như tác động gián tiếp (tác động lan tỏa) của khu vực này đối với hoạt động đầu tư trong nước Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
(1) Khả năng tạo việc làm: được thể hiện thông qua số lượng việc làm mà khu vực FDI tạo ra trong
tương quan với các khu vực kinh tế khác, thông thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng lao động có việc làm trong các ngành kinh tế
Tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI = Số lao động trong khu vực FDI
Tổng lao động của cả nước * 100%
Tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI cao cho biết dòng vốn FDI có chất lượng tốt trong việc tạo công ăn việc làm tại nước sở tại, và ngược lại
(2) Tác động của khu vực FDI đến môi trường:
- Tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường được xác định thông qua tỷ lệ phần trăm số lượng doanh nghiệp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trên tổng số các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm
Số lượng doanh nghiệp không tuân thủ quy định về bảo vệ
Tổng số doanh nghiệp FDI
- Chi phí cho cải tạo môi trường hàng năm của khu vực FDI
- Chi phí môi trường dự kiến tiết kiệm được của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam Tốc độ tăng trưởng vốn FDI trong các ngành gây ô nhiễm môi trường và tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường càng lớn cho thấy nước sở tại đang tiếp nhận dòng vốn FDI kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới môi trường của quốc gia đó Chi phí cho cải tạo môi trường hàng năm của khu vực FDI và chi phí môi trường dự kiến tiết kiệm được lại cho biết mức độ quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại nước sở tại
(3) Mức độ chuyển giao công nghệ: được thể hiện thông qua (i) số hợp đồng chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam; (ii) tỷ trọng các dự án đầu tư đến từ các nước nắm giữ công nghệ nguồn (như EU, Nhật Bản,
Trang 10Hoa Kỳ…); (iii) mức độ hiện đại và cập nhật của các công nghệ được chuyển giao; (iv) chỉ tiêu năng suất
các yếu tố tổng hợp TFP của khu vực FDI; (v) tỷ lệ nội địa hóa
(4) Mức độ liên kết của khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước: được đánh giá thông qua một số
chỉ tiêu như: (i) hình thức liên kết trong hoạt động FDI; (ii) mức độ phát triển chuỗi và hình thành công nghiệp phụ trợ của nước chủ nhà; (iii) mức độ liên kết trong hệ thống quản trị điều hành (CEO) giữa doanh
nghiệp trong và ngoài nước; (iv) mức độ đào tạo và nâng cao kỹ năng của người lao động trong khu vực FDI
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế FDI
Hiệu quả kinh tế FDI là sự hài hòa giữa quy mô, cơ cấu và chất lượng của FDI Nhóm chỉ tiêu này được thể hiện thông qua phần đóng góp của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế tại quốc gia tiếp nhận vốn Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
(1) Đóng góp của khu vực FDI vào tổng đầu tư xã hội: là tỷ lệ phần vốn FDI trong tổng nguồn vốn
đầu tư xã hội của nước chủ nhà
Tổng ngu ồn vốn đầu tư xã hội * 100%
(2) Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế: được thể hiện qua tỷ lệ GDP của khu vực
FDI đóng góp vào tổng GDP của quốc gia Đóng góp vào GDP càng lớn, càng thể hiện hiệu quả kinh tế cao của khu vực FDI
Tổng GDP cả nước * 100%
(3) Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế: được thể hiện thông qua giá trị xuất khẩu
ròng của khu vực FDI tại nước chủ nhà Khi giá trị xuất khẩu ròng của khu vực này tăng lên, cho biết FDI có tác động bổ sung vào thặng dự cán cân vốn, từ đó cải thiện cán cân thanh toán, và ngược lại
(4) Hiệu quả thu nhập: được tính bằng tiền lương trung bình của một lao động trong khu vực FDI
trong tương quan với các khu vực kinh tế khác
(5) Thu ngân sách nhà nước: được tính bằng tỷ lệ phần trăm thu NSNN từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trên tổng thu NSNN
(6) Khả năng giúp quốc gia tiếp nhận vốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược phát
triển kinh tế
1.2.4 Chỉ số ngưỡng FDI
Chỉ số ngưỡng FDI là chỉ tiêu tối ưu hóa hiệu quả cuối cùng của hoạt động thu hút và sử dụng FDI
Ngưỡng FDI được hiểu là tỷ lệ FDI/GDP mà tại đó tác động tích cực lấn áp tác động tiêu cực Chỉ số này
gợi ý về một quy mô FDI phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nước chủ nhà Do vậy, hiểu rộng ra, một quốc gia có thể thay đổi, mở rộng mức ngưỡng FDI nếu có hệ thống chính sách FDI phù hợp để mở rộng dư địa (room) hấp thụ nguồn vốn này
Về ý nghĩa của chỉ số ngưỡng FDI, chỉ số này có nhiều ý nghĩa đối với quốc gia tiếp nhận vốn Thứ
nhất, chỉ số này có tính tham khảo lớn trong quá trình xây dựng kế hoạch thu hút vốn FDI tại từng quốc gia
để đảm bảo lượng vốn FDI thu hút được kiểm soát và khai thác hết tiềm năng Thứ hai, so sánh lượng vốn
FDI với giá trị ngưỡng cung cấp chỉ báo quan trọng trong quá trình điều hành, đặc biệt là trong quá trình xây
Trang 11dựng hệ thống chính sách FDI Khi quy mô FDI dưới ngưỡng, các nhà làm chính sách có thể sử dụng các chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài Ngược lại, khi quy mô FDI vượt ngưỡng, việc sàng lọc và loại bỏ các dự án FDI kém hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội,
môi trường của nước tiếp nhận là cần thiết Thứ ba, việc xác định ngưỡng FDI còn giúp cho nền kinh tế neo giữ kỳ vọng FDI tốt hơn Theo đó, tác động của FDI đối với nền kinh tế là tối ưu nhất Thứ tư và quan trọng
hơn cả, chỉ số ngưỡng FDI cần được so sánh với nhu cầu thực tế của nước sở tại để có định hướng xây dựng
hệ thống chính sách FDI phù hợp để mở rộng ngưỡng (nếu cần thiết)
Chỉ số ngưỡng này được xác định thông qua mô hình định lượng tự hồi quy ngưỡng (Threshold AutoRegressive – TAR) đối với dữ liệu chuỗi thời gian, và mô hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu mảng (Panel Threshold Regression - PTR) Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho nghiên cứu định lượng Do đó, mô hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu mảng PTR là phù hợp hơn cả
1.3 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THU HÚT SỬ DỤNG FDI
1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng FDI
Hầu hết các nghiên cứu đều có sự thống nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI bao gồm: (1) Nhân
tố thị trường; (2) Nguồn lực; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Thể chế chính sách Xét một cách tổng thể, nhân tố thị trường, tài nguyên là những nhân tố phi chính sách, do đó không thể tác động trực tiếp lên các nhân tố này để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI Tuy nhiên, các nhân tố này có thể được cải thiện thông qua việc hoàn thiện thể chế chính sách Sự hoàn thiện của hệ thống chính sách cũng giúp cho các nhân tố khác được cải thiện và phát triển bao gồm cả lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng, Vì vậy, có thể nói chính sách là yếu
tố tiên quyết cho mọi tính toán của nhà đầu tư nước ngoài, và là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động thu hút và sử dụng FDI tại nước chủ nhà Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả tập
trung nghiên cứu và làm rõ nhân tố chính sách để đánh giá thực trạng và gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh
hoạt động thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam
Thứ hai, hệ thống chính sách FDI có trách nhiệm điều chỉnh sự phân bổ của nguồn vốn FDI (hay
chính là quá trình sử dụng nguồn vốn FDI) theo chiến lược phát triển của nước chủ nhà như ưu tiên FDI vào các khu vực, ngành/ lĩnh vực cụ thể, hoặc tạo những ràng buộc, khuyến khích liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước
Thứ ba, hệ thống chính sách FDI còn hướng tới việc nâng cao nội lực hấp thụ nguồn vốn để có thể
mở rộng và khai thác tối ưu lượng vốn FDI thu hút
Thứ tư, hệ thống chính sách FDI hướng tới mục tiêu tạo sự cân bằng giữa các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài Việc bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước ở các nước đang phát triển là cần thiết để đảm
bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển
Trang 12Thứ năm, hệ thống chính sách FDI nhằm mục đích hạn chế và loại bỏ những vấn đề bất cập nảy sinh
trong quá trình thu hút và sử dụng FDI như ô nhiễm môi trường, chuyển giá, tham nhũng, phụ thuộc vào FDI…
Thứ sáu, riêng đối với các quốc gia đang phát triển, hệ thống chính sách FDI chủ yếu nhằm vào mục
tiêu bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, và sử dụng nguồn lực FDI phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại quốc gia mình
b Nội dung các chính sách FDI
Trong hệ thống chính sách FDI, mỗi chính sách được xây dựng nhằm điều chỉnh một nội dung cụ thể nào đó nhằm thực hiện mục tiêu chung mà nước chủ nhà đề ra Tuy nhiên, về cơ bản nội dung các chính sách FDI bao gồm 4 nội dung: (1) Đối tượng và phạm vi điều chỉnh; (2) Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; (3) Thời gian hiệu lực; (4) Chế tài đảm bảo tính thực thi của chính sách
1.3.2.2 Phân loại chính sách FDI
Hệ thống chính sách FDI nói chung có thể được phân thành hai nhóm: (1) Chính sách kinh tế vĩ mô
có ảnh hưởng đến FDI; và (2) Chính sách liên quan trực tiếp đến FDI Hoặc, dựa vào cấp độ tác động của chính sách, có thể phân chia các chính sách theo ba cấp độ: (1) Chính sách thu hút FDI; (2) chính sách nâng cấp FDI; (3) chính sách khuyến khích mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Chính sách nào là quan trọng với quốc gia nào phụ thuộc vào sự phù hợp của chính sách đó đối với chiến lược phát triển
và đặc thù của từng quốc gia Tuy nhiên, thực tế cho thấy một hệ thống chính sách có hiệu quả thường là sự kết hợp của các chính sách trong ma trận chính sách này
Bảng 1.1 Tổng kết hệ thống chính sách về FDI toàn cầu
Chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan
- Tạo điều kiện cho quá trình tư nhân hóa
- Xóa bỏ rào cản đối với thương mại hàng hóa, dịch vụ
- Hoàn thiện các quy định ngăn chặn và giải quyết vấn đề tham nhũng
- Hỗ trợ tài chính và các ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp FDI
- Hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu
- Xúc tiến đầu tư, xây dựng hình ảnh quốc gia
- Phát triển các lĩnh vực then chốt, xây dựng các cụm ngành và liên kết ngành trọng yếu
- Phát triển các khu vực thương mại tự do, khu chế xuất
Chính sách nâng
cấp FDI
- Xây dựng chính sách về thị trường lao động
- Hoàn thiện các chính sách thương mại
- Khuyến khích xuất khẩu
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Xây dựng chính sách cạnh tranh
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội
- Xây dựng hệ thống thuế và trợ cấp cho đối tượng chọn lọc
- Khuyến khích hoạt động R&D
- Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc về hoạt động kinh doanh
- Khuyến khích đào tạo, chuyển giao công nghệ thông qua mối liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu với các doanh nghiệp
- Trích quỹ đào tạo người lao động
- Khai thác đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Khuyến khích các dự án đầu tư xanh
- Hoàn thiện chính sách kiểm soát công nghệ xuất nhập khẩu
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chống chuyển giá
Chính sách
khuyến khích
liên kết giữa
- Phát triển nguồn nhân lực về cả kiến thức
và kỹ năng, luân chuyển lao động
- Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng
- Xây dựng các chương trình liên kết
- Phát triển năng lực công nghệ thông qua R&D ở mức độ cao hơn
Trang 13MNCs với
doanh nghiệp
trong nước
- Chính sách xúc tiến xuất khẩu - Phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo
- Chính sách quản lý trọng cung (khuyến khích sản xuất và đầu tư)
Nguồn: Velde (2001), Nguyễn Mại (2012) và tổng hợp của tác giả
1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính sách FDI
1.3.3.1 Chỉ số cơ hội đầu tư toàn cầu
Chỉ số cơ hội đầu tư toàn cầu (Global Opportunity Index), là một trong những chỉ tiêu cơ bản được
sử dụng để đánh giá lợi thế cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp và quốc gia
trong việc khám phá các cơ hội FDI Các biến số trong chỉ số này được phân chia làm 4 nhóm: Cơ sở kinh tế (Economic Fundamentals); Sự dễ dàng trong hoạt động kinh doanh (Ease of Doing Business); Chất lượng
điều hành (Regulatory Quality), và Quy định pháp luật (Rule of Law) Mỗi nhóm đo lường sức mạnh của
từng nhân tố kinh tế và chính trị có ảnh hưởng đến thu hút FDI trên các mặt khác nhau và được tổng hợp lại thành chỉ số cơ hội đầu tư toàn cầu Chỉ số này càng cao thì dòng vốn FDI chảy vào quốc gia sẽ càng lớn Theo Milken Institute (2015), chỉ số này cứ tăng lên 1 đơn vị thì FDI bình quân đầu người tăng đến 42%
1.3.3.2 FDI tiềm năng
Chỉ số FDI tiềm năng (Inward FDI Potential Index) được UNCTAD thực hiện hàng năm trong Báo cáo đầu tư toàn cầu kể từ năm 2002 Chỉ tiêu này tổng hợp 4 yếu tố kinh tế quan trọng đánh giá sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài Đó là (1) sự hấp dẫn của thị trường; (2) lao động giá rẻ
và dồi dào; (3) tài nguyên thiên nhiên; (4) cơ sở hạ tầng Chỉ số FDI tiềm năng được tính bằng bình quân của
cả 4 nhóm yếu tố này Chỉ số này cũng được xác định cho mỗi giai đoạn 3 năm Sự tăng lên của chỉ số FDI tiềm năng thể hiện sự cải thiện về tiềm năng FDI của nước chủ nhà
1.3.3.3 Chỉ số FDI thực hiện
Chỉ số FDI thực hiện (Inward FDI Performance Index) do UNCTAD (2002) xây dựng cho phép xếp
hạng các quốc gia tiếp nhận đầu tư theo giá trị FDI mà các quốc gia đó thu hút được trong tương quan với độ lớn nền kinh tế (GDP) Chỉ số này được tính toán dựa trên công thức sau:
FDI Performance Index = 𝐹𝐷𝐼𝑖/𝐹𝐷𝐼𝑤
𝐺𝐷𝑃𝑖/𝐺𝐷𝑃𝑤
Nếu như lượng vốn FDI thu hút phù hợp với độ lớn của nền kinh tế, chỉ số FDI thực hiện của nước
đó sẽ bằng 1 Nếu chỉ số này lớn hơn 1, cho thấy lượng FDI thu hút được lớn hơn tỷ trọng của nước đó trong GDP toàn cầu Điều này còn hàm ý rằng nước chủ nhà đang có hệ thống chính sách thu hút FDI khác biệt, cạnh tranh và hiệu quả so với các đối thủ khác Trong trường hợp này, nước chủ nhà nên củng cố khả năng hấp thụ vốn của mình để tận dụng tối đa lợi ích của dòng vốn Trong trường hợp ngược lại, chỉ số FDI thực hiện nhỏ hơn 1 cho thấy dòng vốn FDI chảy vào quốc gia đang nhỏ hơn dòng vốn kỳ vọng theo quy mô nền kinh tế Hay nói cách khác, nền kinh tế có nhiều bất ổn, hệ thống chính sách xây dựng và thực thi còn yếu, hoặc quốc gia có lợi thế cạnh tranh kém Điều này hàm ý rằng hệ thống chính sách thu hút FDI của quốc gia
là yếu kém Trong trường hợp chỉ số này âm, điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện việc thoái vốn khỏi nước sở tại
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
2.1 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.1 Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2.1.1.1 Mô hình tăng trưởng
- Về cơ bản, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên thâm dụng vốn đầu tư
- Mô hình tăng trưởng kinh tế thể hiện sự kém bền vững
- Mô hình tăng trưởng chịu sự chi phối lớn của ý thức hệ chính trị
2.1.1.2 Quy mô và cơ cấu tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối cao, trung bình hàng năm ở mức 6,25%, mức độ
giao động tương đối ít so với các nền kinh tế khác Xét riêng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
theo các giai đoạn, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định của suy thoái kinh
tế toàn cầu Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm qua các thời kỳ Xét trên khía cạnh
khả năng phục hồi của nền kinh tế, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phục hồi chậm hơn trong giai
đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011 – 2013) Xem xét tăng trưởng theo ngành kinh tế, có thể thấy cơ
cấu tăng trưởng đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển và sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tương đối chậm
2.1.1.3 Hiệu quả tăng trưởng
Hiệu quả tăng trưởng của Việt Nam khá thấp, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững Các yếu
tố đóng góp vào việc gia tăng hiệu quả và chất lượng tăng trưởng còn thiếu và yếu
2.1.2 Vốn đầu tư phát triển và vị trí của nguồn vốn FDI
2.1.2.1 Diễn biến quy mô vốn đầu tư xã hội
Trong những năm qua, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao Tỷ lệ động viên từ ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ chiếm khoảng 25% GDP, còn lại hơn 75% GDP được phân phối qua các thành phần kinh tế và các kênh đầu tư khác Điều đó cho thấy, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn lực tài chính dồi dào từ các thành phần kinh tế và các kênh đầu tư, trong đó có FDI, là yếu tố
quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư
2.1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư và vị trí của nguồn vốn FDI
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn tích lũy nội địa (gồm ngân sách nhà nước, vay từ thị trường tài chính, tái đầu tư doanh nghiệp) và nguồn vốn từ bên ngoài (gồm vốn ODA, vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) Trong điều kiện các nguồn vốn khác có hiệu quả đầu tư thấp (như nguồn đầu tư tích lũy từ NSNN), hoặc chưa thực sự phát triển (như vay từ thị trường tài chính; nguồn đầu tư lại của các doanh nghiệp, dự án; vay thương mại), hoặc có xu hướng bị thu
Trang 15hẹp (như vay viện trợ ODA) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò không thể thay thế
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2.2 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
2.2.1 Chỉ tiêu về kết quả thu hút và sử dụng FDI
2.2.1.1 Quy mô vốn đăng ký
Kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp FDI đã dần khẳng định mình là khu vực kinh
tế phát triển năng động nhất với quy mô vốn ngày càng được mở rộng ở Việt Nam Nhìn chung, ngoài các yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, điều kiện toàn cầu và khu vực thay đổi, sự thay đổi trong chiến lược của công ty mẹ, vốn FDI đăng ký chịu ảnh hưởng khá lớn của những lần điều chỉnh chính sách (thông thường diễn ra ngay trước hoặc ngay sau các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế) và quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam Điều này được thể hiện qua sự gia tăng của lượng vốn đăng ký sau mỗi lần điều chỉnh chính sách
2.2.1.2 Quy mô vốn FDI thực hiện
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2016 vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng lên và dần ổn định Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn ở mức tương đối thấp Sự tăng lên của tỷ lệ giải ngân một phần nhờ vào kết quả của các điều chỉnh chính sách, tuy nhiên vẫn chủ yếu là do lượng vốn FDI đăng ký cấp mới và đăng ký tăng thêm vốn giảm mạnh Tỷ lệ giải ngân thấp, đặc biệt trong giai đoạn FDI bùng nổ 2005 – 2008, thể hiện khả năng hấp thụ nguồn vốn này của Việt Nam còn rất hạn chế Ngoài ra, nguyên nhân còn do nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về tài chính trong giai đoạn này
2.2.1.3 Quy mô vốn dự án FDI
Quy mô các dự án FDI qua các giai đoạn một mặt thể hiện phản ứng của các nhà đầu tư nước ngoài trước những thay đổi về chính sách, môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam Mặt khác, cho thấy phản ứng của họ trước những thay đổi về điều kiện quốc tế cũng như của công ty mẹ ở nước ngoài Giai đoạn
2005 – 2008 quy mô vốn dự án FDI tăng, nguyên nhân chủ yếu là do sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO 2006 Từ năm 2009 trở lại, môi trường đầu tư ổn định hơn, và được phản ánh qua quy mô vốn dự án FDI tương đối ổn định và có xu hướng tăng qua các năm
2.2.1.4 Cơ cấu FDI
a Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế
Đến nay, hoạt động của doanh nghiệp FDI có mặt tại 63/64 tỉnh, thành phố Không còn địa phương
“trắng” FDI Tuy nhiên, vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số địa bàn là đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (chiếm xấp xỉ 46% tổng số
vốn FDI), theo sau là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chiếm xấp xỉ 26%)
b Về cơ cấu FDI theo ngành
Mặc dù dòng vốn FDI có xu hướng thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ Tuy nhiên, thực chất vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành tạo ra giá trị gia tăng không cao (như dệt may, da giầy), ngành khai thác tài nguyên cơ sẵn (như khai khoáng, bất động sản) hoặc ngành tận dụng lao động rẻ (như lắp ráp), mà chưa hướng vào công nghiệp chế tạo để tạo ra các