1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

51 860 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 363,31 KB

Nội dung

Thực trạng, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam, giai đoạn hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang pháttriển nào Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cửa hội nhậpquốc tế đã trở thành phổ biến Hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậutrình độ kỹ thuật thấp kém, năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, lại chịuhậu quả nặng nề của chiến tranh Do dó vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nangiải và khó giải quyết nhất Trước tình hình đó Việt Nam đã thực thi nhiều giải pháp

để tạo nguồn vốn đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nướcngoài Tháng 12 năm 1987 nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài, từ đó đếnnay đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam, trong đó có

những tập đoàn lớn như SONY, HONDA … Đầu tư nước ngoài đã góp phần khôngnhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong hơn mười năm qua, như giảiquyết vấn đè về vốn, công nghệ, nâng cao trình độ quản lý

Lý do chọn đề tài : Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư

nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước

ta trong những năm gần đây, cho nên em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài

viết không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm Em rất mong được sự góp ý củathầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 2

PHẦN I : LÍ LUẬN CHUNG

1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ

a Đầu tư

Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất - kinh doanh của

các doanh nghiệp Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tếnói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đi lên

Do vậy, trước hết cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư

Khái niệm: Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại (tiền, sức

lao động, của cải vật chất, trí tuệ ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủđầu tư trong tương lai

Về mặt địa lý, có hai loại hoạt động đầu tư:

- Hoạt động đầu tư trong nước

- Hoạt động đầu tư nước ngoài

b Đầu tư nước ngoài

b.1 Khái niệm

Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến

hành sản xuất - kinh doanh, dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêukinh tế xã hội nhất định

b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài

Xét về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, mộthình thức cao hơn xuất khẩu hàng hoá Tuy nhiên, hai hình thức xuất khẩu này lại

có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung nhau trong chiến lược xâmnhập, chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài

Hoạt động buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm kiếm thị trường, tìmhiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết định đầu tư Ngược lại, hoạt động đầu tư tại các

nước sở tại là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy móc, vật tư,

nguyên liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó

Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra dưới hai hình thức:

Đầu tư trực tiếp ( FDI )

Trang 3

Đầu tư gián tiếp ( PI ).

Trong đó đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu còn đầu tư gián tiếp là “bướcđệm”, tiền đề để tiến hành đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư nước ngoài trong đó chủ đầu tư, đầu tư

toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm dành quyền điều hànhhoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc

thương mại

b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất: đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình ra quyết

định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Hình

thức đầu tư này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc vềchính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế

Thứ hai: chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoặc một phần công việccủa dự án

Thứ ba: chủ nhà tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinhnghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài

Thứ tư: nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn cóthể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được từ chủ đầu tư nước ngoài

2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra chủ yếudưới các hình thức:

Hình thức 1: Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư

1 Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế

thì thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp,pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư vàNghị định này

2 Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và

thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định củaLuật Đầu tư và Nghị định này Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh

Trang 4

3 Đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt

Nam:

+) Trường hợp có dự án đầu tư mới mà không thành lập tổ chức kinh tế mới thì thựchiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật

Đầu tư và Nghị định này;

+) Trường hợp có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới thìthực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này

Hình thức 2: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư

1 Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức

100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdanh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật cóliên quan

2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam đượchợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài mới

3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Hình thức 3: Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước

và nhà đầu tư nước ngoài

1 Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu

tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,

công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

2 Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên doanhvới nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chứckinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

3 Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhântheo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứngnhận đầu tư

Hình Thức 4: Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

1 Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc

Trang 5

nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước thì nội dunghợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh.

2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thácdầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩmthực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư

3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với

nhau để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợpđồng kinh tế và pháp luật có liên quan

4 Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuậnthành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận Ban điềuphối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh

5 Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam

để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh

Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài

khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanhtrong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp

đồng hợp tác kinh doanh

Hình Thức 5: Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lạidoanh nghiệp

1 Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp

luật có liên quan Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa

vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuậnkhác

2 Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt

Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy

định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về

Trang 6

doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnhvực đầu tư có điều kiện.

Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được diễn ra dưới ba hình thức:

Một là: Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kếtgiữa hai bên hoặc nhiều bên, gọi là các bên hợp doanh, quy định phân chia tráchnhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh

ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân

Hai là: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bênhợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kếtgiữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên

doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh

Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam

Ngoài ra, các hình thức và môi trường thu hút vốn đầu tư là: khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao

Thực hiện công cuộc đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều Văn bản pháp Luật

liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khíchđầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước tạo nên một

khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối,

quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu hội

nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thànhphần kinh tế Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách Pháp luật về đầu tư đã banhành, việc huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng

Như vậy, việc ban hành Luật Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu

tư có nhiều cơ hội đầu tư hơn Một số điều luật về hình thức đầu tư tại Việt Namnăm 2005 đang được thực hiện tốt như:

Điều 21 Các hình thức đầu tư trực tiếp

Trang 7

1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà

đầu tư nước ngoài

3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO,hợp đồng BT

4 Đầu tư phát triển kinh doanh

5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

6 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

7 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

Điều 22 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1 Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật này, nhà đầu

tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:

a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổchức tài chính khác theo quy định của pháp luật;

c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch

vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật

2 Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư trongnước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt độngtheo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật

Điều 23 Đầu tư theo hợp đồng

1 Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) để

hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp táckinh doanh khác

Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách

nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bênthỏa thuận và ghi trong hợp đồng

Trang 8

Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một sốtài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyểngiao), hợp đồng BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) và hợp đồng

BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đểthực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kếtcấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước,

xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định

Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thứcthực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theohình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT

Điều 24 Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:

1 Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

2 Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môitrường

Điều 25 Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại

1 Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại ViệtNam Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnhvực, ngành, nghề do Chính phủ quy định

2 Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh

Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này,

pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Điều 26 Đầu tư gián tiếp

1 Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau

đây:

a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác

Trang 9

2 Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giákhác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy

định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Tuy nhiên, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, chủ

động hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc cần

thiết phải xây dựng một khung khổ pháp lý thống nhất về đầu tư nhằm tăng cường

huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Đường lối đổi mới kinh tế của nước ta là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện

đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh

mẽ sức sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế quốc tế; nâng cao đời sốngnhân dân Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương trên là phải tạo

môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, huy động và sử dụng có hiệu quả

mọi nguồn nội lực và ngoại lực

- Thực tiễn tiến hành công cuộc Đổi mới thời gian qua cho thấy, hệ thống Phápluật về đầu tư tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, theo hướng bình đẳng,không phân biệt, tạo lập “cùng một sân chơi chung” cho các thành phần kinh tế Tuynhiên, do các luật liên quan đến đầu tư trong nước và nước ngoài được ban hành ởcác thời điểm khác nhau, có phạm vi đối tượng khác nhau nên các chính sách đầu tư

chưa có sự nhất quán, chưa thực sự tạo được “một sân chơi” bình đẳng; tình trạng

phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư vẫn còn tồn tại, đã hạn chế việc phát huy cácnguồn lực Những bất cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phần kinh tếngày càng bộc lộ rõ trước sự phát triển năng động đa dạng của Doanh nghiệp trongnền kinh tế thị trường Do đó, cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi

trường pháp lý nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần

kinh tế

- Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đếnhoạt động đầu tư như những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung vềkhu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định

tự do, Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và đang tích cực đàm phán gianhập WTO Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế trên một mặt đòi hỏi Việt

Trang 10

Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc cáctrợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khác vẫn phải duy trì một số chínhsách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời gian, mở cửa thị trường theo

lộ trình xác định

- Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực đangdiễn ra ngày càng gay gắt và các nước trong khu vực đang cải cách mạnh mẽ môi

trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại, làm cho hệ thống luật pháp

về đầu tư nước ngoài của ta được coi là hấp dẫn, nay đang giảm dần tính cạnh tranh

so với các nước trong khu vực Do đó, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích cótính cạnh tranh cao hơn, hoặc ít ra cũng tương đương so với các nước trong khuvực

3 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

a Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình.Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tàinguyên thiên nhiên Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao, nhu cầu về vốn

ở trạng thái bão hoà, dư thừa, cơ hội đầu tư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có

nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tận dụng những lợi thế về

lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trường của những nước đó

Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triểnkinh tế rất bức xúc Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút những nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư vào Có nhu cầu vốn, có nguồn cung cấp từ đó làm xuất hiện

những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia Các dòng vốn di chuyển tuân theo đúngquy luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách khách quan, do vậy hoạt động đầu tư ra

nước ngoài mang tính tất yếu khách quan

Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng khắptrên toàn cầu Các nguồn vốn đầu tư không chỉ di chuyển từ các nước phát triển, nơi

Trang 11

nhiều vốn sang các nước đang phát triển, nơi ít vốn, mà còn có sự giao lưu giữa cácquốc gia phát triển với nhau Hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất: quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng vớiquy mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu trong

đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng tăng Quá

trình này diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã chi phối thế giới trong nửathế kỷ, làm cho các nền kinh tế của từng quốc gia đều theo xu hướng mở cửa vàtheo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, bằng chứng là phần lớn các quốc gia đã gianhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chấp nhận xu hướng tự do hoá thươngmại và đầu tư Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, khả năng về vốn và côngnghệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ chi phí sản xuất ở các nước khácnhau thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuân theo những quy luật của thị trườngvốn là đi từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn với mục tiêu lợi nhuận Mặt khác, cuộc cáchmạng khoa học - công nghệ đã tạo nên sự biến đổi nhanh chóng và kì diệu của sảnxuất Thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng vào sản xuất rất ngắn, chu kỳsống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, sản phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng

hơn Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu và đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho

sự hạn chế và phát triển Còn đối với các quốc gia thì việc làm chủ và đi đầu trongkhoa học - công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc vào các

nước khác trong tương lai Chính vì vậy, cuộc đua giữa các quốc gia đặc biệt là cácnước phát triển bên thềm thế kỷ XXI diễn ra ngày càng quyết liệt Bên cạnh đó, sự

phát triển một cách nhanh chóng của cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông,

phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp các chủđầu tư thu thập xử lý thông tin kịp thời, đưa ra những quyết định đầu tư, điều hành

sản xuất kinh doanh đúng đắn mặc dù ở xa hàng vạn km Những điều này đã tạo nênmột sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng quy mô để chuyển vốn giữa cácquốc gia, mở rộng quy mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấpdẫn

Tại các nước công nghiệp phát triển, khi trình độ kinh tế phát triển ở mức cao

đã góp phần nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này Điều

Trang 12

đó, một mặt dẫn đến hiện tượng “thừa” tương đối vốn ở trong nước, mặt khác làm

cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thu hẹp và chi phí khai thác tăng đẫn

đến giá thành sản phẩm tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm dần, sức cạnh tranh trên thịtrường yếu Chính vì thế, các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nướcngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới

nhằm thu lợi nhuận cao

Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế giữa các nước công nghiệp phát triển và

các nước đang phát triển ngày càng giãn cách nhưng sự phát triển của một nền kinh

tế toàn cầu đang đòi hỏi phải kết hợp chúng lại Các nước phát triển không chỉ tìmthấy ở các nước đang phát triển những cơ hội đầu tư hấp dẫn do chi sản xuất giảm,lợi nhuận cao, thuận lợi trong việc dịch chuyển thiết bị, công nghệ lạc hậu mà cònthấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm Ngược lại, các nước đang phát triển cũng đang trông chờ

và mong muốn thu hút được vốn đầu tư, công nghệ của các nước phát triển để thựchiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa

b Tính tất yếu khách quan phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Ngày nay xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽtrên thế giới Các nền kinh tế tác động, bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau Các quốc gia

bị cuốn vào vòng xoáy của quá trình hội nhập kinh tế, chuyên môn hoá, hợp tác hoánhằm tận dụng vốn, công nghệ và trình độ quản lý của nhau

Xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu Hơn 70% dân sốhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: năng suất lao động thấp, trình độ kỹ thuậtthấp, tích luỹ nội bộ thấp, sử dụng viện trợ nước ngoài không có hiệu quả Ngoài ra,

nước ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nên những tàn dư mà ta chưa

khắc phục được còn nhiều: cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân còn khó

khăn, chính sách chưa đồng bộ Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay

là phải phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng

Để thực hiện điều đó thì chúng ta cần một lượng vốn rất lớn Trong điều kiện khảnăng đáp ứng của nền kinh tế là có hạn thì chúng ta không còn con đuờng nào khác

Trang 13

là thu hút sự hợp tác đầu tư của nước ngoài Để thực hiện điều đó, tại đại hội VI

(12/1986), Đảng và Nhà nước đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh hoạtđộng kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng “những khả năng to lớn của nền kinh tế thế

giới về di chuyển vốn, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm

để bổ sung và phát triển có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong nước” Đảng chủtrương “Đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” với quan điểm

“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” Tại đại hội VIII, Đảng

chủ trương “Vốn trong nước là chính, vốn nước ngoài cũng quan trọng” Tất cảnhững tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng

Như vậy, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một xu thế tất

yếu phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam

4 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động không nhỏ đối với các

nước nhận đầu tư, đặc biệt các nước phát triển trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực

a Tác động tích cực

Thứ nhất: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một nguồn quan

trọng bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các nước đang pháttriển

Thứ hai : đầu tư trực tiếp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá Để tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phâncông lao động quốc tế , thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi mỗiquốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp Mặt khác, sự gia tăngcủa hoạt động đầu tư nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngành mới, lĩnh vực mới gópphần thúc đẩy sự phát tiển nhanh chóng trình độ kĩ thuật - công nghệ của nhiềungành kinh tế thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở các ngành này và tăng tỷphần của nó trong nên kinh tế Nhiều ngành được kích thích phát triển còn nhiềungành bị mai một và đi đến xoá sổ

Trang 14

Thứ ba: hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần phát triển nguồn

nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Các dự án đầu tư trựctiếp nước ngoài thường đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng cao do đó sự gia tăngcác dự án đầu tư nước ngoài đã đặt ở các nước sở tại trước yêu cầu khách quan làphải nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ cho

người lao động

Thứ tư: hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng tỷ trọng

xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Thứ năm: đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở các

quốc gia này Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đangphát triển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tếnhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trởng kinh tế, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo

đói

b Tác động tiêu cực

Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bộc

lộ nhiều mặt hạn chế

Một là: đầu tư nước ngoài đã tạo ra một cơ cấu bất hợp lí Mục đích của các

nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều do đó họ chủ yếu đầu

tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ nơi có mức tỷ suất lợi nhuận cao

Hai là :hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại hiện tượng “chảy máu

chất xám” Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, việc

làm do đó đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu, công

nhân lành nghề của nước ta về làm việc cho họ

Ba là: chuyển giao công nghệ lạc hậu Dưới sự tác động của cuộc cách mạng

khoa học - kỹ thuật, quá trình nghiên cứu - ứng dụng ngày càng được rút ngắn, máymóc thiết bị nhanh chóng trở nên lạc hậu Để loại bỏ chúng, nhiều nhà đầu tư đã chochuyển giao sang các nước nhận đầu tư như một phần vốn góp Việc làm đó đã làmcho trình độ công nghệ của các nước nhận đầu tư ngày càng lạc hậu

Trang 15

Bốn là : chi phí để tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn Các nước

nhận đầu tư đã phải áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: giảmthuế, miễn thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng

Năm là : hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong nước Với ưu thế về vốn, công nghệ, các dự án đầu tư nước

ngoài đã đặt các doanh nghiệp trong nước vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt về thịtrường, lao động và các nguồn lực khác

Sáu là : các tác động tiêu cực khác Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn

có thể gây ra những bất ổn về chính trị, mang theo nhiều tệ nạn xã hội mới xâmnhập vào nước ta

5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.

Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế có vai trò rất lớn đối với các nước

trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và chưa phát triển Tuy thế, việcthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủquan và khách quan

5.1 Luật đầu tư.

Nhân tố này sẽ kìm hãm hoặc thúc đẩy sự gia tăng của hoạt dộng đầu tư trựctiếp nước ngoài thông qua cơ chế, chính sách, thủ tục, ưu đãi, được quy định trongluật

5.4 Đặc điểm thị trường của nước nhận vốn

Trang 16

Đây có thể nói là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nướcngoài Nó được thể hiện ở quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của các

tầng lớp dân cư trong nước, khả năng mở rộng quy mô đầu tư , đặc biệt là sự hoạt

động của thị trường nhân lực Mặt khác, với giá nhân công rẻ sẽ là mối quan tâm

hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với những dự án đầu tư vào lĩnhvực sử dụng nhiều lao động Ngoài ra trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ họcvấn, khả năng quản lý cũng có ý nghĩa nhất định Bởi vậy, lợi thế về thị trường sẽ

có sức hút rất lớn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

5.5 Khả năng hồi hương của vốn

Mặt khác, khả năng hồi của vốn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tơi khả năng

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu vốn và lợi nhuận đợc tự do qua lại biên giới

5.6 Chính sách tiền tệ

Mức độ ổn định của chính sách tiền tệ và mức độ rủi ro của tiền tệ ở nước nhậnvốn đầu tư là một nhân tố góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu

tư Tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu Mức

độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, lợi nhuậnthu được của các dự án có tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm cao

5.7 Các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chính sách này mà ổn định sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động của các

nhà đầu tư nước ngoài Không có những biện pháp tích cực chống lạm phát có thểlàm các nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư vào các nước này Một chính sách thương

mại hợp lý với mức thuế quan, hạn ngạch và các hàng rào thương mại sẽ kích thíchhoặc hạn chế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố khác nhau: hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu Vìvậy, để hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra một cách thuận lợithì chúng ta cần xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong mốiquan hệ biện chứng nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước

Trang 17

PHẦN II : TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN ĐẦU NĂM 2010

Cơ cấu kinh tế nuớc ta đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệphoá - hiện đại hoá, đời sống cùa người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất

và tinh thần, xã hội đang từng ngày thay đổi Tất cả những thành tựu trên cho thấynền kinh tế nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đang từng bước tiếnvào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Một trong nhữngnguyên nhân của thành tựu đó là chủ trương mới của Đảng về hoạt động kinh tế đối

Trang 18

ngoại, trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.Trong những năm gần đây, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

(12/1987) đến hết năm 2005, nước ta đã cấp giấy phép cho 780 dự án đầu tư nước

ngoài với tổng vốn đăng ký 96880 tr.USD

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Năm 1988, là năm đầutiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chúng ta đã cấp giấi phép đầu tư cho 37 dự

án với tổng vốn đăng ký là 336 tr USD

Kết quả đó tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta Nó đánhdấu sự thành công ban đầu của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thực hiện

đường lối mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.Sau ba năm tiến hành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta đã cấp giấy

phép cho 218 dự án với tổng vốn đăng ký 1417 tr USD Tốc độ tăng trưởng hàng

năm đạt 255/năm

Quy mô mỗi dự án đạt khoảng 7tr.USD/dự án lĩnh vực đầu tư chủ yếu trongthời kì này là thăm dò dầu khí 32,2%, khách sạn 20,6% và bưu chính viễn thông,còn các lĩnh vực khác thì rất ít như chưa được triển khai

Tổng số vốn thực hiện của cả thời kì đạt 40tr.USD bằng 27% tổng vốn đăng

ký Nguyên nhân của việc gia tăng vốn đầu tư chậm do đây là một lĩnh vực còn rấtmới đối với nước ta, chúng ta "vừa học, vừa làm", kinh nghiệm chưa có nhiều Mặtkhác, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nước ta là một thị trường mới mẻ vừa xa

lạ, vừa hấp dẫn do đó họ thận trọng không dám mạo hiểm, vừa làm vừa thăm dò.Tuy thế những kết quả đạt được trên đây đã chứng minh triển vọng lạc quancủa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong thời gian tới Do ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Phần lớn vốn đầu tự trực tiếp nước

ngoài là thu hút từ các nhà đầu tư trong khu vực nên khi xảy ra khủng hoảng, các

nhà đầu tư trong khu vực gặp khó khăn về tài chính do đó họ giảm việc đầu tư ranước ngoài dẫn đến lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm Do sức hấp

dẫn của môi trường đầu tư nước ta ngày càng giảm vì sự thay đổi của một số chủ

trương, chính sách cũng như một sự biến động của tỉ giá hối đoái, giá cả, sức mua

của thị trường trong nước

Trang 19

Mắc dù có sự giảm mạnh về số lượng đăng kí nhưng mức vốn vẫn khôngngừng tăng lên khoảng 50%/năm và đang có sự chuyển biến lớn trong xu hướng

đầu tư: từ đầu tư theo chiều rộng chuyển sang đầu tư theo chiều sâu

2 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

Những năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sựphát triển của kinh tế - xã hội của Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một phần quan trọng vàonguồn vốn cho phát triển kinh tế của đất nước ta, khắc phục tình trạng thiếu vốn của

đất nước ta thời kì đổi mới Vào thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 nền kinh tế nước tađang vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tỉ lệ tiết kiệm thấp, thậm chí còn

âm Tuy nhiên, từ sau đổi mới tỉ lệ tiết kiệm nước ta đã tăng lên đáng kể nhưng chưa

đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế trong nước Hơn nữa, nước tahàng năm phải trả nhiều nợ cho nước ngoài trong khi ngân sách nhà nước luôn trong

tình trạng thâm hụt Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thànhmột nguồn quan trọng cung cấp vốn cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta

Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát

triển của nền kinh tế: từ mức đóng góp trung bình 12,4% của GDP trong giai đoạn

2000 – 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên 13,3% GDP Trongthời kỳ 2005 – 2009, tỷ trọng trên đạt trung bình là 19,6% GDP

Thứ hai, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư

đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế đất nước

Thứ ba, đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng

lực sản xuất công nghiệp

Thứ tư, đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến

vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn

thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô,

xe máy… Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài cao hơn

hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khuvực Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng phương thức

Trang 20

quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại củacông ty mẹ.

Thứ năm, tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đến các thành phần kinh tế

khác trong nền kinh tế:

Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với cácdoanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các thành phần khác của nền kinh tế Sựlan toả này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theohàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành

Thứ sáu, đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các

cân đối vĩ mô, đồng thời góp phần quan trọng trong tạo ra việc làm cho người laođộng:

Thứ bảy, đầu tư nước ngoài góp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị

trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu:

Thứ tám, đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội

nhập kinh tế với khu vực và thế giới của Việt Nam:

Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ

kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam chủ

động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương

mại và đầu tư Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC,

ASEM và WTO Đồng thời, đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá,

khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ củacác nhà đầu tư nước ngoài , hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cảithiện

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hoạt động đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết Vốn đầu tư

nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt là trong các năm trong năm 2006 và 2007, vốn

thực hiện tăng qua các năm nhưng chậm nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốnthực hiện ngày càng giãn ra; đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

Trang 21

nghiệp còn thấp; đầu tư từ các nước phát triển có thể mạnh về công nghệ như Hoa

Kỳ, một số quốc gia thuộc EU… tăng chậm; việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùngcủa các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàicòn hạn chế; đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tuy ngày càng gia tăng nhưng vẫnchậm… Điều này đòi hỏi nước ta cần phải có các giải pháp tổng thể để khắc phụcdần những hạn chế nêu trên trong thời gian tới

3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bên cạnh những vai trò to lớn trên, hoạt động đầu tư nước ngoài còn bộc lộnhiều hạn chế không nhỏ

3.1 Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện

Nhiều đối tác nước ngoài đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hởtrong chính sách và pháp luật của Việt Nam để buôn lậu và trốn thuế, gây thiệt hạikhông nhỏ cho nước ta Điển hình như vụ buôn lậu 1,2 tr gói "caraven"của công tytrách nhiệm hữu hạn hàng hải Lizera năm1999 hoặc vụ nhà máy thuốc lá Lotabavanhà máy thuốc lá khánh hoà hợp tác sản xuất Malbro giả để xuất khẩu sang Hà Lan

năm 1995

3.2 Nguồn thu hút vốn hẹp

Nguồn thu hút vốn chủ yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là từ các

nước trong khu vực đây là một trong những nguyên nhân lí giải cho sự giảm sút

của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một vài năm trở lại đây

3.3 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí

Xét về mặt địa lí, qua thực tế mười năm cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như: Hà Nội, HảiPhòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh trong đó chủ yếu là Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Năm 2005, số vốn vào hai địa phương này chiếm 51,28% tổng sốvốn đăng kí của cả nước

Xét về mặt cơ cấu, phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào cáclĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Trang 22

3.4 Về hình thức đầu tư

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các hình thức: doanhnghiệp liên doanh (65%), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (18%), hợp đồng hợptác kinh doanh (7%) Về loại hình BOT, nước ta mới chỉ có một vài dự án Đa sốcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung trong các khu côngnghiệp, khu chế xuất vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tránh đượcnhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp

Hiện nay, đang có xu hướng chuyển từ loại hình doanh nghiệp liên doanh sangdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Giải thích cho hiện tượng trên, chúng ta thấynổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sau một thời gian hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với cách làmviệc, quen với thủ tục hành chính cũng như thị trường và tập quán sống của dân cưbản địa

- Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được độc lập tự chủ tự mình quản lí doanhnghiệp

- Bên Việt Nam thiếu vốn, yếu về trình độ quản lí và đôi khi còn tỏ ra khônghợp tác với nhà đầu tư nước ngoài

3.5 Về chuyển giao công nghệ

Nhiều công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, củ kĩ, sản xuất từ những năm 1950vẩn trở thành vốn góp của bên nước ngoài và còn được định giá cao từ 15% - 20%

so với giá thị trường và chuyển giao vào nước ta Điều đó đã gây cho nước thiệt hạikhoảng 50 tr.USD ngoài thiệt hại về vật chất có thể tính toán được, việc chuyển

giao đó có nguy cơ biến nước thành "bãi rác công nghệ", gây ô nhiểm môi trường,ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và dân cư, gia tăng hơn nguy cơ lạc

hậu về công nghệ của nước ta

3.6 Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều

Một số dự án mặc dù đã đi vào hoạt động được 2 đến 3 năm nhưng vẫn bị thua

lỗ Nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố

định, chi phí quảng cáo và tiếp thị quá lớn Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường

Trang 23

hợp các nhà đầu tư nước ngoài cố ý tạo ra tình trạng kinh doanh thua lỗ để trốn thuếthông qua hiện tượng chuyển giá.

3.7 Những hạn chế

Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh

nghiệp nội địa về lao động, kỉ thuật, thị trường Bên cạnh các tác động tích cực như:khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, hạgiá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cáo tính năng động, linh hoạt trongviệc năm bắt nhu cầu thị trường thì sự cạnh tranh đó cũng làm xuất hiện nhiềuyếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, rõnhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử (ví dụ: công ngiệp điện tử

liên doanh tăng 35% thì khu vực trong nước giảm đi 5%)

Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao do đó

họ luôn tìm cách khai thác lợi thế so sánh của nước ta là giá thuê lao động rẻ Ở một

số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã tìm cách tăng cường độ

lao động, cắt xén tiền công, điều kiện bảo hiểm, thậm chí xúc phạm nhân phẩm củangười lao động, phản ứng tiêu cực với cán bộ công đoàn nên đã dẫn đến nhiều

tranh chấp về lao động xảy ra trong xí nghiệp đó

Trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu quả

hơn thì chúng ta cần có biện pháp khắc phục những hạn chế trên Đây là cách để tạo

ra một môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư

nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước trong

thời gian tới.

4 TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆTNAM

Nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng củamột số nền kinh tế lớn của thế giới sẽ tốt hơn trong năm 2010 Điều tra triển vọng

đầu tư thế giới (WIPS) 2009 – 2011 của (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và

Phát triển) UNCTAD cho thấy Việt Nam vẫn đang được các (các tập đoàn xuyênquốc gia) TNCs đánh giá như một trong 15 nền kinh tế là điểm đến hấp dẫn cho đầu

Trang 24

Kết quả điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2009 cũng cho thấycộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn lạc quan về môi trường kinh doanh năm 2010

và các năm tiếp theo với niềm tin nền kinh tế sẽ sớm phục hồi

Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng caocùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2009 của lãnh đạo cấpcao của Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quantâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được

hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới Các văn bản pháp lý cơ bản

hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát

và sẽ được sửa đổi như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng kýkinh doanh Bên cạnh đó các bộ, ngành và địa phương cũng đang tích cực triển khaicác giải pháp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài theoNghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7-4-2009 của Chính phủ Những sửa đổi này sẽ tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũngnhư tiếp tục góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam để thu hútđầu tư nước ngoài

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và những năm tiếp

theo, Đảng và Chính phủ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới

của Việt Nam là 9% - 10%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức GDP bình

quân đầu người tăng lên 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương 2000 - 3000USD/người/năm Để thực hiện mục tiêu đó, yêu cầu về vốn là một trong những

thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện nay

trong giai đoạn 2001 - 2012 chúng ta cần 250 - 300 tỷ USD So với năng lực tiết

kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này rất lớn Mặt khác, nguồn vốnODA (Hỗ trợ phát triển chính thức ) không tăng thêm thậm chí còn giảm vì vậy,

chúng ta cần phải tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hơn nữa, hiện nay xu hướng đầu tư nước ngoài đang từng bước chuyển biến về

khu vực châu Á Nước ta lại nằm ở vị trí thuận lợi của châu Á, là đầu mối của các

Trang 25

tuyến giao thông Môi trường đầu tư của nước ta đang dần cải thiện nhằm nâng caotinh hấp dẫn, mà trước mắt là việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức trên thế giới như APEC, ASEAN và tiến tới là

WTO Tất cả những điều trên đây cho thấy triển vọng hoạt động đầu tư nướcngoài tại Việt nam sẽ gia tăng nhanh trong thời gian tới

Trong số các nước đang phát triển, thì các nước Đông, Nam và Đông Nam Ávẫn nhận được nhiều FDI nhất và triển vọng FDI vào khu vực này vẫn sẽ tiếp tục

tăng trong giai đoạn 2009 – 2012 nhờ thị trường được mở rộng, lao động rẻ Tuynhiên, xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp đầu tư về chính quốc, do đó

việc tìm kiếm những nhà đầu tư nước ngoài mới đối bất cứ một quốc gia nào trênthế giới đều khó khăn, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của các quốc gia trong việc đề ranhững chính sách kinh tế như việc thực hiện xúc tiến đầu tư, theo dõi tình hình kinh

tế thế giới để xác định nơi luồng vốn đầu tư nước ngoài đang đổ về, lựa chọn nhữnglĩnh vực đầu tư vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài, vừaphù hợp với phát triển kinh tế nhanh và bền vững Năm 2010, số dự án đầu tư theo

hướng lâu dài, bền vững sẽ gia tăng và các lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất

của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là ngành lọc hoá dầu, khai khoáng và bất độngsản Những nhân tố tích cực đóng góp vào xu hướng tăng trưởng FDI bao gồm môi

trường kinh doanh quốc tế ngày càng tốt hơn, những thay đổi công nghệ và kỹ năng

cạnh tranh của các công ty tốt hơn Cuộc cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy các công tytìm kiếm địa điểm đầu tư có chi phí thấp Xét về mọi mặt thì cả chính phủ nước đầu

tư và chính phủ nước sở tại đều muốn tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài vàtin tưởng rằng xu hướng đầu tư nước ngoài sẽ tăng

Ngày đăng: 29/03/2013, 14:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w