Những hạn chế ,khó khăn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái (Trang 52)

P. Khách hàng DNL

2.3.3.Những hạn chế ,khó khăn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng

Hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng như sau:

tín dụng vẫn còn chiếm một số lượng hạn chế. Năm 2009 tổng lượng vốn huy động được là 4558 trong khi đó doanh số cho vay là 1780 tỷ đồng chiếm 39%. Bên cạnh đó cơ cấu cho vay cũng chưa hợp lý. Cũng trong năm 2009 nguồn vốn trung và dài hạn huy động được 1821 tỷ đồng thì dư nợ là 568 tỷ đồng. Đây có thể nói là sự rất lãng phí vốn, đồng thời nó cũng có thể gây ra rủi ro biến động lãi suất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thu nhập của Chi nhánh.

Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng còn chiếm một con số rất nhỏ so với tiềm năng của Chi nhánh. Tính đến thời điểm 31/12/2009 chỉ có 128 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh ( trong đó 20 DN Nhà nước, 35 Công ty cổ phần, 68 Công ty TNHH, 3 Doanh nghiệp tư nhân, 2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Điều đáng chú ý đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ vừa, qua đó ta cũng thấy các khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài đến với chi nhánh còn rất ít. Hoạt động tín dụng chưa được mở rộng, mới chỉ tập trung vào tín dụng dân cư còn tín dụng doanh nghiêp, tổ chức chưa được mở rộng, đặc biệt là tại nơi mà Chi nhánh có phòng giao dịch. Do đó, trong thời gian tới cần phải đầy mạnh công tác tuyên truyền, marketing, quảng bá, tận dụng mọi cơ hội và điều kiện để có thể khuyếch trương hình ảnh, thương hiệu của Chi nhánh.

Các hình thức tín dụng chưa đa dạng. Hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng tín dung trung và dài hạn chiểm rất thấp, trong khi đó nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn dài hạn để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất nhưng khả năng đáp ứng của Chi nhánh lại hạn chế. Thậm chí hình thức tín dụng trung và dài hạn lại được ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn này. Dịch vụ tín dụng chỉ bó hẹp trong một số phạm vi nhất định là cho vay, trong khi đó các nghiệp vụ khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đầu tư chứng khoán chưa được Chi nhánh khai thác triệt tể, đặc biệt là cho vay đầu tư chứng khoán.

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tư nhân mới thành lập trên địa bàn thành phố Móng cái, với mức lãi suất cho vay rất thấp để thu hút khách hàng. Vì thế ngân hàng cần chú trọng xây dựng mức lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Điều kiện đảm bảo cho vay chưa được coi trọng. Công tác kiểm soát trong và sau khi cho vay còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, thông tin tín dụng không được cập nhật đầy đủ, dẫn đến việc thẩm định chất lượng không cao.

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng mới thành lập cạnh tranh nhau, vì thế cần phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, nâng cao đổi mới công nghệ trong ngân hàng để công việc được hiệu quả hơn, đây là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại.

Khó khăn

*Sự sụt giảm xuất khẩu nghiêm trọng

Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới đi xuống đã tác động không thuận với xuất khẩu của nước ta. Cung vượt cầu của hầu hết các hàng hoá và dịch vụ diễn ra phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm điện tử & và công nghệ cao dẫn đến thị trường hàng hoá và dịch vụ bị thu hẹp, giá cả hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu liên tục giảm chưa có dấu hiệu phục hồi, nhất là nông sản các loại. Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này sẽ đặt xuất khẩu của nước ta vào tình thế bất lợi hơn do cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc không khác nhiều so với cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta, hàng hoá của Trung Quốc lại có sức cạnh tranh cao hơn. Ngân hàng Công Thương Móng Cái thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam là Ngân hàng Công Thương hàng đầu của Thành phố trong lĩnh vực thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu, vì vậy sự sụt giảm nhập khẩu chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái năm 2011 và những năm tiếp theo.

*Mức độ cạnh tranh trong cho vay giữa các Ngân hàng Thương mại ngày càng trở nên gay gắt:

Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, song nhìn chung do tình hình tài chính của các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh chưa ổn định, năng lực quản lý còn yếu kém. Vì vậy số lượng các dự án và phương án kinh doanh khả thi không nhiều. Trong khi đó, số vốn

huy động của các Ngân hàng Thương mại lại khá cao, nên xuất hiện tình trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí đôi khi còn thiếu lành mạnh giữa các Ngân hàng Thương mại.

Đó là các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái (Trang 52)