HÌNH 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY TỪ 2009-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái (Trang 39)

P. Khách hàng DNL

HÌNH 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY TỪ 2009-

Nhìn chung thì các khoảng nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60%, nhưng từ 2009 tỷ trọng này là gần 76% thì đến năm 2010 tỷ trọng này đã giảm xuống đáng kể 63% nguyên nhân là do trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2010 tỷ lệ lạm phát cao kéo theo lãi suất cho vay cao vì thế nên các khoản vay ngắn hạn ít đem lại lợi ích cho đi vay, mặt khác các doanh nghiệp trong giai đoạn này cần có một nguồn vốn cố định trong dài hạn nhằm đầu tư và khắc phục hậu quả qua đợt khủng hoảng vì vậy tỷ trọng các khoảng vay trong trung và dài hạn tăng lên đặc biệt là trung hạn (tăng từ 20% lên 31%). Trên cơ sở đó, đến năm 2011 khi nền kinh tế đã ổn định hơn, thì các khoản vay trong ngắn hạn đã tăng lên về mặt tỷ trọng tuy vẫn chưa đáng kể nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì các khoản vay trong ngắn hạn thường có thu nhập lãi cao hơn trong cùng thời gian đối với các khoản vay trung và dài hạn mà rủi ro lại thấp hơn. Điều này chứng tỏ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn vì những món vay có thời hạn càng dài thì càng có nhiều rủi ro. Ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay

Hình: Tình hình cho vay 2011 66% 27% 7% Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn 76% 20% 4%

Hình. Tình Hình cho vay 2009 Hình. Tình hình cho vay 2010

63%31% 31%

ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.

Tình hình nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ cùng với nền kinh tế của quốc tế. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái cũng đang có những chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình.

Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái đã và đang cố gắng mở rộng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng cao, ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy từ việc chỉ cho vay đối với một số đối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Phân tích tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái cho thấy những tác động của việc mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như những rủi ro mà chúng sẽ mang lại cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w