3. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
2.2.6 Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt
mọi mặt. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc trực tiếp với các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, mọi việc làm của cơ quan nhà nước các cấp đều có tính quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài do đó quyết định đến hoạt động đầu tư của họ.
Do vậy, theo em chúng ta cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lí đầu tư các cấp theo hướng tinh giảm gọn nhẹ và có hiệu quả. Cần phải có chiến lược đào tạo các bộ nhằm nâng cao trình độ của họ. Đội ngũ các bộ chuyên môn nghiệp vụ phải là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao tiếp trình độ ngoại ngữ thông thạo. Chúng ta cung cần gửi đi đào tạo ở những trường, viện chuyên ngành và đi đào tạo ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia quản lí hoạt động đầu tư tại trung ương và địa phương phải được lựa chọn thông qua thi tuyển.
Mục đích của các giải pháp trên đây nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”.
4. MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở QUẢNG BÌNH
Quảng Bình: là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa hai miền Bắc Nam. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Người dân Quảng Bình cần cù, hiếu học, thông minh Có thể nói Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập kinh tế thế giới vào xu thế chung của cả nướcvà quốc tế, nhất là khó khăn về cơ sở hạ tầng đang từng bước được cảithiện, đây là một lợi thế quan trọng.
Trong những năm qua tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế, phát huy các nguồn lực nên nền kinh tế - xã hội đã có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng, GDP năm 2005 đạt mức 2 con số (tăng 10,3%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ sở hạ tầng kinh tế từng bước được đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, các khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp.Mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế, xã hội nhanh và vững chắc, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức bình quân của cả nước.
Ngoài ra tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Vì thế, trong những năm qua nhiều nhà đầu tư đã đến Quảng Bình để đầu tư phát triển lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Hàng loạt dự án đã khởi công và đi vào hoạt động. Tỉnh Quảng Bình vừa ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất. Việc này được xem là một động thái mạnh mẽ của khu vực miền Trung với khát vọng vươn lên về kinh tế. Hiện nay Quảng Bình có 25 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn, trong đó 14 dự án đã và đang triển khai với số vốn 679 tỷ đồng. Trong số 25 dự án đãđược cấp phép đầu tư giai đoạn 2006- 2010, chỉ có hai dự án thực hiện bài bản là khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình và khu nghỉ mát cao cấp Sun SpaResort giai đoạn 2 dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2010, số còn lại chưa triển khai.
Bên cạnh đó Quảng Bình có bờ biển dài 116 km với nhiều bãi tắm đẹp và hoang sơ. Tiềm năng, lợi thế như vậy làm cho việc triển khai các dự án ven biển càng sôi nổi và thu hút được nhiều nhà đầu tư.Khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được xem là trung tâm du lịch của Quảng Bình, đã có 15 dự án đăng ký đầu tư du lịch tại đây, với số vốn cam kết lên đến 17,6 triệu USD.
Những dự án đang được tiến hành đầu tư và đi vào hoạt động ở quảng bình hiện nay gồm:
- Mục tiêu dự án: Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Quy mô dự án: Diện tích đất sử dụng:5 ha.
- Hình thức đầu tư: BOT (Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) - Địa điểm xây dựng dự án: Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, huyện Quảng Trạch.
+ Nhà máy sản xuất xút và sô đa
- Mục tiêu dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất xút và sô đa phục vụ nhu cầu trong nước.
- Quy mô dự án: Diện tích đất sử dụng:1 - 3 ha.
- Hình thức đầu tư: BOT (Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) - Địa điểm xây dựng dự án: Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới hoặc Khu công nghiệp Hòn La.
+ Trung tâm thương mại Đồng Hới - Mục tiêu dự án:
+ Xây dựng khu trung tâm thương mại cấp I phục vụ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Tạo không gian kiến trúc hài hòa nhằm phát triển Đồng Hới thành 1 đô thị hiện đại.
- Quy mô dự án: Diện tích đất sử dụng: 2.500 – 3.000 m2.
- Hình thức đầu tư: BOT (Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) - Địa điểm xây dựng dự án: Trung tâm thành phố Đồng Hới.
Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Quảng Bình còn rất lớn, tỉnh Quảng Bình cần được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Để đưa nền kinh tếQuảng Bình ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho nền kinh tế - xã hội nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt là bổ sung một lượng không nhỏ lượng vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Hoạt động đầu tư nước ngoài đang từng ngày từng giờ góp phần thay đổi bộ mặt của nước ta, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá đang dần dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tháng 12/1987, nước ta chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài, khung pháp lí đầu tiên điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư nước ngoài, và đãđược đầu tư bổ sung sữa đổi nhiều lần. Từ đó đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta không ngừng gia tăng. Tuy nhiên một vài năm gần đây, do ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào nước ta có dấu hiệu giảm sút. Nếu xét một cách tổng quát, trong tương lai gần thì hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta rất khởi sắc. Vì vậy, bằng các giải pháp đồng bộ khoa học, chúng ta đang từng bước cải thiện, nâng cao mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.
LỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
CHUƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG... 2
1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ... 2
a. Đầu tư... 2
b. Đầu tư nước ngoài ... 2
b.1. Khái niệm... 2
b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài ... 2
b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 3
2.CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI... 3
3. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI... 10
a. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 10
b. Tính tất yếu khách quan phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam... 12
4. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN... 13
a Tác động tích cực... 13
b. Tác động tiêu cực... 14
5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. ... 15
5.1 Luật đầu tư.... 15
5.2.Ổn định chính trị.... 15
5.3. Cơ sở hạ tầng... 15
5.4. Đặc điểm thị trường của nướcnhận vốn... 15
5.5. Khả năng hồi hương của vốn... 16
5.6. Chính sách tiền tệ... 16
5.7. Các chính sách kinh tế vĩ mô... 16
CHUƠNGII : TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM... 17
1. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN ĐẦU NĂM 2010... 17
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM... 19
3. NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. ... 21
3.1 Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện... 21
3.3 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí... 21
3.4 Về hình thức đầu tư... 22
3.5 Về chuyển giao công nghệ... 22
3.6 Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều... 22
3.7 Nhữnghạn chếkhác ... 23
4.TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM... 23
CHUƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÓ HIỆU QUẢ... 26
1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC THU HÚT, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI... 26
a. Các nước ASEAN... 27
b. Trung Quốc... 27
b.1. Các chính sách biện pháp chủ yếu... 27
b.2. Tình hình sữ dụng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp... 28
2. MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM... 29
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng... 29
Điều 3. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế... 30
Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng... 30
Điều 6. Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư... 30
Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư... 31
Điều 8. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước vànước ngoài31 Điều 10. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp31 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ... 32
Điều 11. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh... 32
Điều 12. Quyền tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng, đất đai và tài nguyên... 32
Điều 13. Quyền thuê, sử dụng lao động và thành lập tổ chức công đoàn ... 32
Điều 14. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị,... 33
Điều 15. Quyền mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa 33 Điều 16. Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ... 33
Điều 19. Quyền của nhà đầu tư đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất,ế... 34
Điều 20. Quyền được bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách 35 Điều 21. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư... 36
2.1 Các giải pháp trước mắt... 37
2.2 Các giải pháp lâu dài ... 38
2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực... 39
2.2.2 Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư... 41
2.2.3 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư... 42
2.2.4 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng... 43
2.2.5 Giữ vững ổn định chính trị- xã hội... 44
2.2.6 Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt. 45 4.MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở QUẢNG BÌNH ... 45
KẾT LUẬN... 46