LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Văn hóa là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, cùng với ý các hình thái ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo,... đã tạo nên diện mạo phong phú, đa dạng của đời sống tinh thần của một dân tộc và một thời đại. Song hành với quá trình khai mở tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã làm nên lịch sử văn minh của mình. Thời gian như chảy bất tận nhưng trong dòng chảy ấy lại là sự cô đọng của những gì tinh tuý nhất mà con người đã gây dựng trong sinh tồn để làm thành truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Việc khai thác, phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa của các dân tộc sẽ góp phần làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú, củng cố sự thống nhất dân tộc, làm cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng của văn hóa các dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa các dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm văn hóa của nhân loại” 4,Tr.38 Xét ở góc độ văn hóa thì sự phát triển nền văn hóa nước ta phải bảo đảm sự hài hòa, thống nhất giữa phát huy tính đa dạng và độc đáo của văn hóa 54 dân tộc anh em và văn hóa của cả nước lên một trình độ ngày càng cao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta đang có những dấu hiệu mai một các giá trị truyền thống, trong khi đời sống văn hoá mới tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo nàn, các giá trị văn hoá mới chưa được xác lập một cách vững chắc. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với ngành văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc phải kịp thời giải quyết để phát triển Thanh Hoá là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Thái là dân tộc thiểu số có số lượng lớn thứ 2 (trên 20 vạn người). Đồng bào Thái ở đây hội tụ đầy đủ những đặc điểm chung của người Thái ở nước ta. Đồng thời người Thái ở đây đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa đặc sắc. Trước bối cảnh văn hoá các dân tộc thiểu số đang có những dấu hiệu mai một. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc trong thời kỳ mới. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Thái ỏ tỉnh Thanh Hoá hiện nay.” Làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học, ngành chính trị học, chuyên ngành giáo dục chính trị.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Văn hóa là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xãhội, cùng với ý các hình thái ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạođức, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, đã tạo nên diện mạo phong phú, đadạng của đời sống tinh thần của một dân tộc và một thời đại Song hành vớiquá trình khai mở tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã làmnên lịch sử văn minh của mình Thời gian như chảy bất tận nhưng trong dòngchảy ấy lại là sự cô đọng của những gì tinh tuý nhất mà con người đã gâydựng trong sinh tồn để làm thành truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị
và sắc thái văn hóa riêng Việc khai thác, phát triển mọi sắc thái và giá trị vănhóa của các dân tộc sẽ góp phần làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phongphú, củng cố sự thống nhất dân tộc, làm cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và pháthuy tính đa dạng của văn hóa các dân tộc Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa các dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm văn hóa của nhân loại”[ 4,Tr.38 ]
Xét ở góc độ văn hóa thì sự phát triển nền văn hóa nước ta phải bảođảm sự hài hòa, thống nhất giữa phát huy tính đa dạng và độc đáo của văn hóa
54 dân tộc anh em và văn hóa của cả nước lên một trình độ ngày càng cao.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau văn hoá các dân tộc thiểu số ởnước ta đang có những dấu hiệu mai một các giá trị truyền thống, trong khi
Trang 2đời sống văn hoá mới tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo nàn,các giá trị văn hoá mới chưa được xác lập một cách vững chắc Điều này đã
và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với ngành văn hóa ở vùng đồngbào dân tộc phải kịp thời giải quyết để phát triển
Thanh Hoá là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong
đó người Thái là dân tộc thiểu số có số lượng lớn thứ 2 (trên 20 vạn người).Đồng bào Thái ở đây hội tụ đầy đủ những đặc điểm chung của người Thái ởnước ta Đồng thời người Thái ở đây đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa đặcsắc Trước bối cảnh văn hoá các dân tộc thiểu số đang có những dấu hiệu maimột Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Thái ởnước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chưa đáp ứng được yêu cầubảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc trong thời kỳ mới
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Thái ỏ tỉnh Thanh Hoá hiện nay.” Làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học, ngành chính trị học,
Trang 3(Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII), Viện Văn hoá –NXB Văn hoá thông tin, 2004
3 "Bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay" , Tạp chí Cộng sản số 65 (2004).
4 “Giữ vững cái nôi văn hóa Thái” đăng trên website của Ủy ban dân
tộc (cema.gov.vn) ngày 09/02/2007
5 “Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy loại hình dân ca Thái ” đăng trên
website của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch (www.cinet.gov.vn) ngày31/5/2008
6 “Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hòa Bình”, Luận văn Thạc
sỹ báo chí của tác giả Đỗ Thanh Phúc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
7 “Báo Văn hóa với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ báo chí của tác giả Trịnh Liên
Hà Quyên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2006
Tuy đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, nhưng chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách có hệ thống và đề cập đến công tác bảo tồn và pháttriển những giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái, đặc biệt làđồng bào dân tộc Thái cư trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu ngiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hoá truyền thống dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hoá, tác giả đề xuất phươnghướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Thái ở Thanh Hoá trong
Trang 43.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái ỏ tỉnh Thanh Hoá trong giaiđoạn hiện nay
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hoá dân tộc Thái ở Thanh Hoá hiện nay
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hoá
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái ở Thanh Hoá Phạm vinghiên cứu của đề tài là các huyện có đồng bào dân tộc Thái sinh sống thuộcđịa bàn tỉnh Thanh Hóa
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sơ lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước về văn hoá các dân tộc thiểu số nói chung và công tác bảo tồn, phát huybản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng
Phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu khoá luận là: chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủyếu: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp lịch sử - logic
6 Đóng góp của đề tài
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn
Trang 5Đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn vàphát huy những bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái ở Tỉnh Thanh Hoáhiện nay.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.Phần nội dung của khoá luận được chia làm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyềnthống của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoátruyền thống của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay
Chương 3: Giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái ở tỉnh ThanhHoá hiện nay
Trang 61.1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
● Khái niệm văn hóa
Văn hoá là một khái niệm đa nghĩa, trong lịch sử hình thành và pháttriển văn hóa của nhân loại cho đến nay có hàng trăm cách quan niệm, địnhnghĩa khác nhau về văn hóa Theo sự thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoahọc và Văn hóa của Liên hiệp quốc trên thế giới hiện nay có tới hơn 400 địnhnghĩa khác nhau về văn hóa Song về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa lànhững gì mà con người sáng tạo ra để hình thành nên các giá trị, các chuẩnmực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn Các giá trị và chuẩnmực đó tác động, chi phối và điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức vàcác hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người
Trong diễn văn khai mạc tại lễ phát động “Thập niên quốc tế về văn
hóa” tại Pháp (1998), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc định nghĩa: Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động dân tộc trong quá khứ cũng như trong hiệntại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình thành nên một hệ thống cácgiá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định riêng biệt của mỗidân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạođức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ
Trang 7Hồ Chí Minh văn hóa bao gồm tất cả những gì mà con người sáng tạo ranhằm duy trì cuộc sống của chính con người và xã hội.
Ở nước ta hiện nay, văn hóa cũng là một lĩnh vực thu hút được rấtnhiều sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thựctiễn Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa họ đã đưa ra rất nhiều cách hiểukhác nhau về khái niệm này Cụ thể như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Văn hóa là những giá trị vật chất tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử”[1,Tr.1796]
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân thì quan niệm rằng: “Văn hoá
là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trongquá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từnggiai đoạn về các mặt học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, triếthọc, đạo đức, sản xuất…”[13,Tr.2010-2011]
Còn tác giả Phan Ngọc thì lại đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là mối quan
hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá thể hay một tộc người với cái thếgiới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theocái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mốiquan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành mộtkiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người này khác các kiểu lựa chọn củacác cá nhân hay tộc người khác”[14,Tr.14]
Trong khi đó tập thể tác giả biên soạn giáo trình “Cơ sở văn hóa ViệtNam” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại cho rằng: “Văn hoá là hệthống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờquá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồngtiếp nhận, vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội giữ gìn, trao chuyểncho thế hệ sau Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗidân tộc”[11,Tr.5]
Theo ý nghĩa mà các khái niệm về văn hóa như trên nêu ra thì không có
Trang 8phản ánh của văn hóa Ở đây cũng phải nhấn mạnh thêm, văn hóa không chỉ
là sự phản ánh của cuộc sống con người trong quá khứ, đang diễn ra sinhđộng trong hiện tại mà còn phản ánh cả xu thế văn hóa của con người trongtương lai
Với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, văn hóa được nhìnnhận bằng nhiều quan điểm khác nhau tương ứng với cách tiếp cận vấn đề
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa là một hệ thốngquan điểm khách quan, toàn diện, cụ thể Về cơ bản, Đảng đứng trên lậptrường Mác xít khẳng định văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần dohoạt động sáng tạo của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, cải tạo
xã hội, có quan hệ biện chứng với các hình thái ý thức khác Với đặc trưng
đó, văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy kinhtế-xã hội phát triển
● Khái niệm bản sắc văn hóa
Để hiểu và làm rõ được khái niệm bản sắc văn hóa, trước hết chúng tacần phải hiểu thế nào là “bản sắc” Theo Giáo sư, Nhà giáo nhân dân NguyễnLân thì: “Bản sắc là tính chất đặc biệt vốn có tạo thành phẩm cáchriêng”[13,Tr.83] Hoặc cũng có thể hiểu: “Bản sắc là sắc thái, đặc tính, đặcthù riêng khác”[1,Tr.93]
Như vậy, bản sắc văn hóa là những giá trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹriêng của mỗi dân tộc; các chuẩn mực về tư tưởng đạo đức, giao tiếp, ứng xử,phong tục, tập quán, nghi lễ… khác nhau được thể hiện thông qua đời sốngvật chất và tinh thần của mỗi tộc người Vì vậy mà có sự khác nhau về cáchnhìn nhận, cách đánh giá, quan điểm thẩm mỹ giữa các dân tộc Chẳng hạnnhư: bộ trang phục, đồ dùng sinh hoạt; cách cư xử, lối sống, nếp tư duy màdân tộc này cho là đẹp, là đúng mực thì ở dân tộc kia chưa hẳn đã được chấpnhận Chính sự khác nhau đó tạo nên tính độc đáo của văn hóa các dân tộc
Trang 9di sản văn hóa dân tộc,văn hóa truyền thống, di sản văn hóa truyền thống, bảnsắc văn hóa dân tộc… Những cách gọi này đều có cùng ý nghĩa chung là bảnsắc văn hóa.
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bềnvững, những tinh hoa được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dântộc Việt Nam, con người Việt Nam Trong lịch sử phát triển của mình bản sắcvăn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, cái bất biến mà luôn phát triểnmột cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những cái tốt đẹp, cáitiến bộ, đào thải những cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại Trảiqua hàng ngàn năm lịch sử, văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động để tiếpthu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc của mình
● Bản sắc văn hóa dân tộc Thái
Người Thái đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là concháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái xuất
xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít ngườibây giờ như Choang, Tày, Nùng Dưới sức ép của người Hán và người Việt ởphía đông và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam Người Thái
di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13 Trung tâm của
họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh) Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ởĐông Nam Á như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ởđông bắc Ấn Độ cũng như Vân Nam Trung Quốc
Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (TháiĐen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), PuThay, Thổ Đà Bắc Hiện nay, người Thái có số dân là 1.328.725 người, cư trútập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An Cùng với lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Thái đã hun đúc nên
Trang 10Vậy bản sắc văn hóa dân tộc Thái là những nét đặc sắc trong hệ thốngcác giá trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ; những tính chất riêng biệt trong cácchuẩn mực về tư tưởng đạo đức, giao tiếp, ứng xử, phong tục, tập quán, nghilễ… được thể hiện thông qua đời sống vật chất và tinh thần của người Thái sovới các nền văn hóa tộc người khác.
Bản sắc văn hóa của người Thái cũng bao hàm những giá trị bền vữngđược tích lũy lại qua lịch sử phát triển hàng nghìn năm của tộc người này.Trong quá trình phát triển ấy văn hóa của dân tộc Thái cũng đã có sự giao lưu,tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, đồng thời loại bỏ nhữngnét xấu, không phù hợp để làm phong phú thêm bản sắc của dân tộc mình
1.1.2 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Bảo tồn là giữ lại, không để mấtđi”[13,Tr.96] Hoặc: “Bảo tồn là giữ nguyên hiện trạng, không để mấtđi”[1,Tr.110]
Cũng dựa theo Từ điển Tiếng Việt chúng ta có thể hiểu: “Phát huy làlàm cho tác dụng lan rộng ra hoặc phát triển lên”[13, Tr.1433] Hoặc: “Pháthuy là làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nởnhiều hơn”[1,Tr.1321]
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái là giữ lại, không làmmất đi những nét đặc sắc, những tính chất đặc biệt vốn có của văn hóa dân tộcThái, đồng thời làm cho những cái hay, cái tốt và những tác dụng của nền văn
hóa dân tộc Thái nhân rộng ra, phát triển lên và tiếp tục nảy nở nhiều hơn
Bảo tồn, phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa của đồng bào cácdân tộc thiểu số là một vấn đề rất quan trọng trong chính sách văn hóa củaĐảng và Nhà nước ta Trong giai đoạn hiện nay bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa của các dân tộc là một trong những công tác quan trọng nhằm giữ gìn
sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam Trong quá trình tiến hànhcông tác này cần phải chú ý xem xét mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy
Trang 11Bảo tồn là lưu giữ lại, không để mất đi còn phát huy là nhân rộng cácgiá trị đó lên, làm cho tác dụng của nó tiếp tục nảy nở và lan tỏa thêm Haihoạt động này cần được tiến hành đồng thời với nhau, không nên coi trọngmặt này mà xem nhẹ mặt kia, hay nói khác thì bảo tồn và phát huy có mốiquan hệ biện chứng, thống nhất với nhau trong hoạt động Bởi vì có bảo tồn,lưu giữ được bản sắc văn hóa của các dân tộc thì mới có điều kiện để pháttriển và nhân rộng các giá trị đó, đưa các giá trị đó phát huy tác dụng trongcác lĩnh vực khác của đời sống xã hội…
Trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc Thái cũng cần phải quan tâm, chú ý tiến hành song song cả hai hoạtđộng bảo tồn và phát huy Không nên coi trọng công tác bảo tồn mà xem nhẹcông tác phát huy Bởi vì bảo tồn là cơ sở để tiến hành phát huy, chỉ có tiếnhành bảo tồn tốt các giá trị văn hóa của dân tộc Thái thì mới có cơ sở và điềukiện để nhân rộng, phát triển thêm những giá trị đó trong các lĩnh vực kháccủa đời sống xã hội Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến việc phối hợp côngtác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái với việc phát triển kinh
tế, cải thịên chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc Thái nhằm thực hiệntốt chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số
Bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của các dântộc thiểu số là một trong những vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta quantâm và coi đó là nội dung quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Có thể nói rằng, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát huytruyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được đề ra từ rấtsớm và thực hiện nhất quán trong chỉ đạo thông qua các nhiệm vụ cụ thể chophù hợp với từng giai đoạn của cách mạng nước ta
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định
Trang 12thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII, Đảng ta cũng đã xác định rõ một trong mười nhiệm vụ
cụ thể để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:
“Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”[3, Tr.65]
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta cũng đã
chỉ ra rằng: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại"[4, Tr.38] Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta lại một lần nữa khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”[5, Tr.213]
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cũng đã xác định rằng: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh ”[6, Tr.24].
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã được Chính phủ và ngành Vănhóa thể chế hóa, triển khai đưa vào cuộc sống thông qua việc ban hành một sốvăn bản nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắcvăn hóa của các dân tộc thiểu số
Ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Chỉ thị số
39/1998/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miển núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Một trong tám mục tiêu và giải pháp nhằm
khai thác tiềm năng, đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi
Trang 13“Làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác
và giới thiệu, cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số (như các chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề thủ công truyền thống ) và các di sản văn hóa có giá trị khác” [7, Tr.5]
Ngày 17/6/2003, Chính phủ đã ra Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg phê
duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam Mục
tiêu tổng quát là: “Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số; tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, thông tin; phát triển các hoạt động văn hoá văn nghệ lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xoá đói, giảm nghèo”[8, Tr.12]
Thực hiện các Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Bộ Văn hóa thôngtin cũng đã ban hành các văn bản tạo hành lang cho việc thực hiện công tácbảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Ngày 30 tháng 10năm 1986, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin đã ban hành Chỉ thị số 270/VH-
CT về đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin các dân tộc thiểu số, trong đó
nhấn mạnh tới công việc sưu tầm, bảo vệ, khai thác, phát huy di sản văn hóa,văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số và mục tiêu đạt được là phải khoanhvùng sưu tầm có sự lien kết giữa Trung ương và địa phương để làm dứt điểmtừng vùng, từng dân tộc Đến ngày 3/2/1999, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin
Trang 14Chỉ thị 39/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạng công tác văn hóa thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, trong đó có nội dung quan
trọng là là giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa các dân tộc thiểu số, đồng thờinêu sáu công việc cụ thể cần phải làm mà trọng tâm là tiến hành khảo sát,đánh giá về hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc và vốn văn hóatruyền thống của các dân tộc thiểu số trên từng địa bàn, từng vùng dân tộc
Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quyết định nêu trên cho thấy rõ sựquan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Điều này cũng thể hiện sự quan tâm,chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển về mọi mặt của đồng bàocác dân tộc thiểu số nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hộiphát triển, công bằng, dân chủ và văn minh
1.3 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở nước ta hiện nay.
1.3.1 Vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước ta, nó đã được quan tâm từ khi nước ta còn chưa giành được chínhquyền Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943) đã xác định văn hóa là mộttrong ba mặt trận: kinh tế, chính trị và văn hóa Ngày 24/11/1946, tại Đại hộiVăn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Văn hóa phảisoi đường cho quốc dân đi Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coitrọng văn hóa Người cho rằng văn hóa là sức mạnh về tinh thần cơ bản củamọi dân tộc Dân tộc ta đã từng bị đô hộ hàng ngàn năm nhưng vẫn tồn tại vàphát triển, đó là vì chúng ta giữ vững được nền văn hóa ở cơ sở, xóm làng -nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta Do vậy, dân tộc ta muốn đổimới phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống
Trang 15Từ quan điểm trên, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng taluôn đề cao vai trò của văn hóa Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương
năm khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở lại càng được
quan tâm hơn Trong đó, tiêu biểu là các phong trào: phong trào toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng làng,bản, cơ quan, trường học có nếp sống văn hóa Các phong trào trên đã đượcphát động trên phạm vi toàn quốc và cho đến nay vẫn đang thu được nhữngkết quả quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữvững an ninh, quốc phòng của đất nước Xứng đáng với vị trí văn hóa vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển
Đặc biệt ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, phong trào xây dựngđời sống văn hóa ở cơ sở càng được chú trọng Rất nhiều gia đình văn hóa,làng, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số đã đạt và giữ vững danh hiệu giađình, làng, bản văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều gia đình, làng bản đã đạtdanh hiệu làng văn hóa cấp quốc gia Trong quá trình xây dựng gia đình, làng,bản văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
đã giúp các cấp ủy và chính quyền có cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn, quyước, hương ước cho các gia đình, làng, bản văn hóa Cũng thông qua đó mànhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được lưu giữ và phát triển.Đồng thời thông qua việc duy trì, phát triển truyền thống văn hóa của các dântộc mà mối liên kết giữa các gia đình, dòng họ, giữa nhân dân trong các làngbản ngày càng được tăng cường, ý thức cộng đồng ngày càng được nâng cao
Bản sắc và các giá trị truyền thống của văn hóa các dân tộc đã gópphần tích cực giúp cho ngành văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ
sở để thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới Nó là tiền đề đểcác cấp ngành tiến hành phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùngdân tộc thiểu số Cho nên bản sắc văn hóa của các dân tộc có vai trò, vị trí
Trang 16cho phép các cấp ngành, đặc biệt là ngành văn hóa tiếp thu những giá trị vănhóa tốt đẹp của các dân tộc làm cơ sở cho việc xây dựng những tiêu chuẩncủa gia đình, làng, bản văn hóa cho phù hợp tình hình của từng địa bàn cụ thể.
1.3.2 Tính tất yếu của công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái hiện nay ở nước ta.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của
sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc Trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, văn hóa Việt Nam là một thực thể, đồng thời cũnghun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam Nhờ vậy nền văn hoágiàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hoá Hơn một trăm nămdưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc văn hoá Việt Namthật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ và động viên mọi tầnglớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa Ngay từ năm 1943 Đảng ta đãđưa ra Đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng.Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu Tronghoàn cảnh thời bấy giờ, dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nôdịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc Lối sống phương Tây và sứcmạnh của đồng Đôla đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của ngườidân ở các đô thị, nông thôn vùng bị tạm chiếm, bởi danh dự sức mạnh độc lập tự
do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây số vuông
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng mặt trậnvăn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc Gần 80 năm qua địnhhướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng vềvăn hoá, văn nghệ Nghị quyết Trung ương năm của Ban chấp Trung ưởngĐảng khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lối văn hoá vănnghệ của Đảng Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là
“…xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
Trang 17toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng…” [3, Tr.54] Có thể nói Nghị quyết Trung ương năm là
cuốn cẩm nang tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ XXI nhằm làm chovăn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước
Hòa chung dòng chảy bất tận của nền văn hóa nhân loại, văn hóa của
54 dân tộc anh em đã làm nên một văn hóa Việt Nam đa dạng, đa sắc màu.Mỗi dân tộc là một nét văn hóa kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một khốithống nhất đa dạng của văn hóa Việt Nam Văn hóa dân tộc Thái cũng vậy,với những nét độc đáo riêng có của mình, đã trở thành một bộ phận cấu trànhquan trọng nên văn hóa Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa dân tộc nói chung và văn hóadân tộc Thái nói riêng đã làm nên nhân cách con người Việt Nam, khí phách
và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.Những người con của bản làng xa xôi, đã anh dũng hy sinh vì tiếng gọi củađộc lập tự do, vì lòng tự tôn dân tộc Hơn hẳn, họ đấu tranh để giữ lấy tiếngnói của dân tộc mình
Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa của cácdân tộc thiểu số nói chung và văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nói riêngđang dần bị mai một, kể cả văn hóa phi vật thể và vật thể Không hiếm nhàsàn đã thành nhà bêtông Thậm chí một số nơi, thanh niên Thái không nóiđược tiếng Thái Vấn đề cấp bách đang đặt ra là phải bảo tồn và phát huy vănhóa Thái
Theo NSND Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch cho rằng: việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộcthái cần được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc và từng bước trả lại đời sốngcộng đồng thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa; cần nghiên cứu đề racác giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể dân tộc Thái một cách khoa học,
Trang 18tích cực, hiệu quả và thiết thực nhất, chọn lựa những giá trị văn hóa tốt đẹp,phù hợp để phục hồi, phát huy nó trong đời sống đương đại
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Quách Thế Tản thì chorằng, việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa cần cố gắng đảm bảo tương đốiđầy đủ những nội dung, loại hình cơ bản, đa chiều và càng nhiều càng tốt, trênnhiều địa bàn người dân tộc sinh sống để có thể phản ánh được đầy đủ diệnmạo văn hóa phi vật thể dân tộc đó
Trên cơ sở ấy, phân tích chọn lọc cái hay, cái tốt, cái phù hợp và tìmcách phục hồi, phát huy Đặc biệt, cần phải đưa nó vào cuộc sống để chínhnhân dân thực hiện và tạo sức sống cho văn hóa truyền thống, trong đó các cơquan văn hóa đóng vai trò nòng cốt, là người hướng dẫn, là “bà đỡ”
Nghiên cứu văn hóa Thái là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách, là cơ
sở khoa học để tiếp tục gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dântộc Trước hết, cần xây dựng kế hoạch điều tra, sưu tầm, thống kê xác địnhgiá trị và tổ chức truyền dạy những giá trị văn hóa cổ truyền về kinh nghiệm,trí thức trong sản xuất, ứng xử và quan hệ xã hội cả tộc người Thái để phổbiến trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ Trên cơ sở đánh giá các
di sản hiện tại, cần bảo lưu và phục dựng các nghi thức, lễ hội truyền thống ởmỗi gia đình, dòng họ và cả sinh hoạt cộng đồng để đưa những giá trị của lễtục, lễ hội tốt đẹp, là kết tinh văn hóa truyền thống vào phục vụ cuộc sống.Hiện nay, các nghệ nhân dân gian Thái không còn nhiều, do đó để sưu tầm,nghiên cứu đầy đủ, phản ánh đậm nét đặc trưng sắc thái đời sống văn hóa lịch
sử dân tộc Thái rất khó khăn Công việc phân tích, chọn lọc những giá trị vănhóa truyền thống tốt đẹp để gìn giữ, phát huy trong giai đoạn hiện nay cũngđòi hỏi công phu và có cách làm, bước đi khoa học
Trang 19Theo các nhà nghiên cứu, bảo tồn động, đưa các lễ hội cũng như cáchoạt động văn hóa, nghề thủ công truyền thống trở về với cuộc sống củacộng đồng là cách làm tốt nhất để chúng được diễn ra chính trong môi trường
mà chúng vốn nảy sinh và tồn tại Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnhThanh Hóa Ngô Hoài Chung cho rằng, nên truyền dạy cho lớp trẻ nghề đanlát, thêu dệt và sắc phục truyền thống của đồng bào Thái; tổ chức thành cáclàng nghề để vừa bảo lưu nghề cổ truyền của ông cha, vừa phát triển văn hóa,kinh tế, du lịch; tiếp tục sưu tầm và phát huy những giá trị tốt đẹp của luật tụcThái trong xây dựng đời sống văn hóa hiện nay như việc sử dụng những bài tếThái trong tang lễ, những bài ca trong đám cưới, câu tục ngữ, thành ngữ dạy
lẽ sống, cách làm người, việc bảo vệ môi trường sinh thái Chúng ta cũngcần coi trọng và khuyến khích các nghệ nhân dân gian truyền lại tri thức dângian cho thế hệ trẻ; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa dântộc trong đời sống, cũng như ở các trường học theo chương trình sân khấu họcđường, xây dựng nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian ở các làng, xã;Thường xuyên tổ chức giao lưu, lễ hội, hội thi, hội diễn làm cho nhiều ngườibiết đến và tham gia, tạo nên môi trường văn hóa đa dạng, sôi động, thườngxuyên, lâu bền
Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, mở của hội nhập kinh tế vàtạo điều kiện để giao lưu, phát triển văn hóa Bên cạnh những thời cơ mà toàncầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại thì những thách thức đặt ra trên mọi lĩnhvực đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - vănhóa – xã hội phù hợp với điều kiện và tình hình mới,thì công tác giữ gìn, bảotồn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống nói chung và văn hóangười dân tộc Thái nói riêng trong kết cấu đa sắc của văn hóa nhân loại lànhiệm vụ quan trọng
Trang 20Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc Thái là việc làm thiết thực để phục vụ cho hoạt độngnghiên cứu và du lịch Đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộcThái cũng góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc trong cuộc sống đương đại theo tinh thần Nghị quyết trungương năm khóa VIII đã đề ra
Trang 21CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH THANH HÓA
2.1 Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Giới thiệu chung về dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một trong những tỉnh lớn và có một vị trí kinh tế-xã hội hếtsức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả nước, là một tỉnhthuộc phía bắc miền trung, với diện tích trên 11.116,3 km2, được xếp là tỉnh
có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước Thanh Hoá có vi trí địa lý hết sức quantrọng: phía Bắc giáp Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La; phía Tây giáp Lào; phíaNam giáp Nghệ An; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ Thanh Hoá có 3 vùng địa
lý tự nhiên: biển, đồng bằng, miền núi
Tỉnh Thanh Hoá gồm 27 huyện, thị, thành phố Trong đó có 11 huyệnmiền núi, 6 huyện thị thuộc vùng biển và 10 huyện thị thuộc đồng bằng
Về dân số và dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh ThanhHoá có 3.467.609 người Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộcKinh có 2.898.311 người, chiếm 85,6%; các dân tộc thiểu số như dân tộcMường có 328.744 người, chiếm 9,4%; dân tộc Thái có 210.908 người, chiếm6%; ít nhất là dân tộc Tà Ôi : 02 người
Trong số 28 dân tộc cư trú và sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cónhững dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất này ngay từ thửa banđầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta Cùng với nềnvăn hoá của cộng đồng các dân tộc, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoámang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào.Bản sắc văn hoá là tất của mỗi tộc người là cả những giá trị vật chất và tinhthần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm
lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng được sáng tạo trong quá trìnhphát triển lâu dài của lịch sử Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộccàng làm phong phú nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Trong đó bản
Trang 22sắc văn hóa dân tộc Thái cũng hòa chung vào làm phong phú thêm bản sắcvăn hóa các dân tộc tại Thanh Hóa.
Theo các nhà khoa học, lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệgần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ LòKhăm (tiếng Thái Đen) Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm,Lang, Lò, Vi, Đinh Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng(Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm) Người Thái Trắng sống tập trung ở haihuyện Thường Xuân, Như Xuân và một số bản giáp huyện Triệu Sơn NgườiThái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, BáThước, Lang Chánh, Ngọc Lặc
Theo sự thống kê của ban dân tộc miền núi, sở văn hóa, thể thao và dulịch Thanh Hóa thì tỷ lệ người Thái sinh sống tập trung đông trên địa bàn cáchuyện như sau:
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân tộc Thái trên địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hóa
Trang 232.1.2 Vài nét về bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Theo lịch sử thì người Thái ở Thanh Hóa xuất hiện rất sớm, chính từ sựxuất hiện rất sớm này đã hun đúc nên các giá trị văn hóa truyền thống Cácgiá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn tỉnhThanh hóa vừa bao gồm những yếu tố đặc trưng chung mang tính thống nhấtvới dân tộc Thái của nước ta, vừa hàm chứa những yếu tố đặc thù mang tínhđịa phương Cùng với những yếu tố đặc trưng chung, những nét đặc thù riêng
có này được xác định như là những chuẩn mực giá trị hữu ích
Dưới góc độ triết học thì văn hóa của người dân tộc Thái ở Thanh Hóađược thể hiện trong các lĩnh vực văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
2.1.2.1 Văn hóa vật thể.
Văn hóa vật thể là một lĩnh vực khá quan trọng trong truyền thống vănhóa của đồng bào dân tộc Thái nói chung và người Thái ở Thanh Hóa nóiriêng Ngoài những giá trị được thể hiện về mặt vật chất, các thành tố củadạng thức văn hóa này còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tinh thần
Cụ thể, các giá trị của chúng được thể hiện qua hình thức như: không gian cưtrú, văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà ở kiến trúc, nghề truyền thống …
●Về không gian cư trú.
Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối Tục ngữ Thái
có câu: “Táy kin nậm”, nghĩa là Thái ăn theo nước Hoặc: “O lóc có noong,xoong hươn có bản” nghĩa là: một vùng nước nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng làbản Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi nơi cư trú
Từ xa xưa, người Thái đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãibồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trungthành cánh đồng phì nhiêu
Dải đất ăn đời ở kiếp của mình được người Thái gọi là "bản"hay còngọi là "Mật Tập" Đặc điểm của "Mật Tập" là không lấy vườn tược, đồi nương
Trang 24và đường đi lối lại để quy định vị trí của nó mà lấy thế đất làm điểm trung tâmkhai mở cho tổ ấm của mình
Về cơ bản người Thái ở Thanh Hóa Lấy sông suối, địa thế khoángđãng để đặt hướng nhà; Lấy thế đất chạy theo ven núi để đặt hướng, đặt biệt
là đặt hướng nhà Cộng đồng người Thái cư trú ở nhiều nơi khác nhau, đểphân biệt rõ về nơi "chôn nhau cắt rốn", họ đặt cho bản của mình một cái têngọi riêng, có thể lấy tên con sông, suối, rừng, rú, là tên cho bản
Bản là đơn vị dân cư cơ sở có tổ chức của mường nên từ lâu đã là tổhợp cộng đồng xã hội mang màu sắc văn hóa dân tộc Bởi đó là đơn vị quản
lý kinh tế, xã hội dưới cấp xã hiện nay
●Về kiến trúc nhà ở.
Người Thái ở Thanh Hóa cũng giống như đồng bào Thái ở Việt Namchủ yếu là ở trong nhà sàn Đây là loại nhà được người Thái kiến thiết bằngnhững chất liệu từ thiên nhiên, gần gũi với nơi họ sinh sống Nhà được làmbằng các loại gỗ tốt lim, táu, sến, săng lẻ hay tre nứa… Nhà có 2 tầng, tầngtrên cao hơn tầng dưới từ 1,5 đến 2m, để tránh hơi ẩm và thú dữ Tầng dướimặt đất trước đây là nơi trú ngụ, của gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, chứa củiđóm Tầng trên là nơi sinh hoạt của mọi người trong gia đình Đồng bàothường lên xuống bằng cầu thang
Nhà ở của dân tộc Thái trên địa bàn Thanh Hóa có 4 dạng nhà sàn chủyếu gắn liền với sự phát triển từ thấp lên cao của đồng bào Thái: Dạng cổtruyền gọi là nhà có đà; Dạng thứ hai gọi là nhà quá giang cột chôn; Dạngthứ ba là nhà kê hai hàng cột có quá giang; Dạng thứ tư là nhà kê hạ Cácdạng nhà sàn ở Thanh Hóa về hình thức bên ngoài có đôi chút khác nhau,nhưng về cấu trúc cơ bản là giống nhau, gồm 12 phần chính là:
1 "Xau hóng" là cột chính của nhà Khi xây cất một ngôi nhà việc đầutiên là phải dựng được "Xau hóng";
2 Xau khăn (cột hồn) là cột dùng để thờ khi vợ chết Đây là cột đối
Trang 253 Đay (cầu thang);
4 Cỏi-sàn hiên đầu hồi có càu cầu thang chính;
5 Tu cơi (cửa chính để vào trong nhà);
6 Gian hóng (gian nọc-ngoài);
12 Đây xan (cầu thang dầu hồi thường gác lên xà phơi)
Hiện nay, những ngôi nhà sàn của đồng bào Thái được thay thế bằngnhà cột kê (nhà có chỗ nuôi gia súc riêng), hoặc những ngôi nhà ngói đất, cònrất ít những ngôi nhà sàn theo kiểu truyền thống Chỉ có những bản thuộc các
xã vùng cao giáp biên giới là còn duy trì kiểu nhà sàn truyền thống này
● Về trang phục
Khi nhắc đến trang phục, chúng ta nghĩ đến đặc điểm giới tính của nó,cùng một chất liệu vải nhưng trang phục của người Nam và Nữ không giốngnhau Sự khác biệt đó không phải là chức năng vật chất, mà là sự thể hiện củanếp sống văn hóa tâm linh, tính cách, tâm lý của “giới tính người” Thái trongsuốt cuộc đời
Trang phục Nam
Có một nét chung trong trang phục của nhiều thành phần dân tộc ởnước ta cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, là trang phục nam bao giờ cũngđơn giản hơn trang phục nữ
Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áocánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng
Áo: là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặcxương Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải
Trang 26đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màuchàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu
đỏ, xanh, cà phê Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màuchàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc
sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, khônglượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu
Nhìn chung, giới nam của dân tộc Thái mang trang phục rất đơn giản, ítgiữ bản sắc (cả về trang phục lẫn trang sức) Đặc biệt, ngày nay với sự thâm
nhập của người Kinh, thì nam giới Thái đã mang trang phục như miền xuôi.
Chỉ khi có những lễ hội truyền thống thì những người nam có tuổi mới mangnhững bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình Đặc biệt là giới nam
thanh niên hiện nay hầu như không mang trang phục đó nữa.
Trang phục Nữ
Trang phục nữ của người Thái thường cầu kỳ và rất đẹp Họ mặc áongắn, có tay và mổ ngực Áo may sát thân, ôm gọn làm nổi bật thân hìnhngười phụ nữ Đáng chú ý hơn cả là váy (Xỉn) Váy có hai loại:
Loại thứ nhất: Váy chỉ là một miếng vải hình chữ nhật dài Khi mặcxếp đôi lại và cuộn theo thân người Váy có cạp trắng hay đỏ, chân váy (Tỉnxin) có hình thêu rực rỡ, thường là hình rồng, hưu, nai,hoa lá Khi mặc váynày chị em thường gấp sang một bên rồi cài mép vào phía trong thắt lưngbằng một cái guộc (éng) sợi buộc
Loại thứ hai: Váy một loại áo có chui rộng màu đen hay xanh sẫm,chân váy cũng thêu những hình rực rỡ như trên, nhưng ở phía trên có mộtđoạn vải đính gọi là cạp váy Khi mặc chị em thường túm hai miếng cạp váyvới nhau ở giữa ngực hoặc phía trên một chút nếu như không mặc với áocánh cổ truyền Phụ nữ thường mặc áo váy này vào mùa hè
Phụ nữ Thái ở Thanh Hóa cũng đội khăn piêu như phụ nữ Thái TâyBắc Khi còn con gái tóc vấn ngược, khăn Piêu được xếp trên đầu không chít
Trang 27đầu có múi như quả táo Còn người già thường mang khăn Pang nhuộm màuchàm thêu thêm ít đường chỉ xanh đỏ hai đầu Khăn Piêu của người phụ nữThái được làm vải bông, tự dệt,
Người Thái rất chuộng đồ trang sức, hầu hết bằng bạc, trừ một vài trườnghợp những gia đình giàu có thì trang sức bằng đồng hoặc bằng ngà voi
Về hoạ tiết trang trí
Người Thái có thể trang trí trên rất nhiều chất liệu của tự nhiên, chẳnghạn như: Gỗ, mây, tre, giang, vải,
Nói chung hoạ tiết của người Thái rất bản sắc Chính những hoạ tiếtcủa họ đã góp phần không nhỏ vào bức tranh sinh động của đời sống Nhờmột phần của nghệ thuật mà bản sắc văn hóa của dân tộc Thái đã trở nên độcđáo và sâu sắc hơn Nội dung của nghệ thuật chính là sự biểu hiện tâm hồn,tình cảm, ước mơ, niềm tin và cả sức sống mãnh liệt của người Thái
●Về ẩm thực
Món ăn truyền thống của người Thái là Xôi Người Thái nổi tiếng với
"Cơm lam" (xôi nhồi ống nứa)
Thức ăn của người Thái rất tự nhiên nhưng lại rất phong phú và giàuvitamin, đạm Sông, suối, khe, rạch trở thành nguồn cung cấp tôm, cua, cá,
ốc, ếch, đầy chất dinh dưỡng; Thảm thực vật, đồi núi là nguồn cung cấp rausạch, măng, nấm, rêu, nhiều vitamin
Thức uống của người Thái ngày xưa không đảm bảo vệ sinh vì họthường uống nước sống ở sông, suối nhưng ngày nay, nhờ ánh sáng của ngườiKinh họ đã uống chín Các món ăn của người Thái chia làm 5 phần lớn khácnhau như: căm chẳm (đồ chấm, đặt đầu tiên); căm nặm (đồ uống, đặt thứ hai);căm cắp (đồ ghém, đặt thứ ba); căm kin (phần về thức ăn, đặt thứ tư); cămkhẩu (phần về cơm, đặt cuối cùng) Trong sự phân loại, tự nó đã bao quát cả
âm dương, ngũ hành một cách tổng thể
Trang 28Người Thái ở Thanh Hóa rất thích uống rượu Đối với họ uống rựu làphong tục cho nên họ tự chế biến lấy để tiêu thụ Rượu của người Thái có baloại chính: Lảu xiêu (cất hay trắng), Lảu xả (Rượu cần), Lảu vang (rượu nếpcái).
Người Thái xem rượu là cái cớ để cởi mở niềm vui, sự hân hoan mang tínhvăn hóa lành mạnh, không bê tha Với người Thái, rượu cần là thức men thú
vị mỗi khi có đình đám
Nói đến nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Thái không thểkhông nói đến phong cách uống rượu Trong tiệc rượu tiếp khách, bao giờ chủnhà cũng đặt ở đầu mâm hai chén nhỏ gọi là “Chén nóng” Khi chủ và kháchnâng chén đầu, trước khi uống bao giờ cũng rót vào chén nóng và rót xuốngkhe sàn chút rượu từ chén của mình để cho những linh hồn những người quá
cố của chủ nhà và những linh hồn đi theo khách cùng chung hưởng Rồi chủ
và khách “Khắp mơi lảu”, tức là hát mời rượu
Sinh hoạt ẩm thực của người Thái có cung cách giờ giấc nhất định
"Kín lảu mi ngan, đa pan mi pựa", tức là ăn có bữa, rượu có giờ
● Nghề thủ công truyền thống
Cho đến nay, hầu như ai cũng biết đến nghề dệt thổ cẩm độc đáo, tinh
tế của dân tộc Thái thông qua những sản phẩm như: Chăn, gối, đệm, khănPiêu
Từ nhỏ (khoảng 5 – 6 tuổi) các em gái dân tộc Thái đã được mẹ dạycho cách dệt thổ cẩm kèm với công việc chăm lo quán xuyến gia đình Bởivậy, đến khi lập gia đình, các cô gái Thái đã thành thạo nghề canh cửi và cómột kiến thức nhất định về các loại sản phẩm thổ cẩm truyền thống, giúp cho
họ dệt nên những vật dụng thiết yếu cho mình và gia đình khi tạo dựng cuộcsống mới Đó là vật hồi môn không gì thay thế được của các cô gái Thái khi
về nhà chồng Song đồng thời nghề dệt thổ cẩm còn thể hiện sự phân côngtrong lao động của người dân dân tộc Thái Người Thái qua bao đời đã đúc
Trang 29dệt vải, trai đan chài” Hơn nữa, nó không chỉ là sự phân công lao động giảnđơn giữa nữ giới và nam giới mà nó đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá vai trònam, nữ của dân tộc Thái từ xưa đến nay Một thực tế cho thấy, nghề dệt thổcẩm vẫn đang và sẽ gắn bó suốt đời với đời sống của người phụ nữ Thái
Sản phẩm từ dệt thổ cẩm đã trở thành một kho tàng của cải đáng giácủa các gia đình dân tộc Thái Mỗi khi chúng ta bước lên nhà người Thái, các
bộ chăn, đệm với những đồ án, hoa văn trang trí tinh xảo đẹp mắt xếp ngănnắp thể hiện sự sung túc, nếp sống văn minh, lịch sự của mỗi gia đình nóiriêng và dân tộc Thái nói chung Điều đặc biệt hơn nữa, trong số các bộ chăn,gối, đệm đó bao giờ chủ nhà cũng dành một bộ mới, đẹp nhất để tiếp khách
2.1.2.2 Văn hóa phi vật thể
● Ngôn ngữ và chữ viết
Nhiều nhà ngiên cứu kết luận rằng: Tiếng Thái là một ngôn ngữ thốngnhất trong cộng đồng Thái Đành rằng có ít nhiều khác biệt do tác động ảnhhưởng của địa phương cư trú với cộng đồng khác, đành rằng có sự phát âmkhác nhau giữa một số từ giữa các nhóm của một cộng đồng Thái, nhưng điều
đó không đáng kể Hàng ngày, người Thái Thanh Hóa vẫn giao tiếp với nhaubằng tiếng mẹ đẻ
Người Thái ở Việt Nam nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có chữviết riêng của mình Ở miền núi Thanh Hóa có một số huyện còn lưu trữnhững tư liệu về chữ Thái cổ (Như huyện Bá Thước, huyện Quan Hóa )nhưnghầu như có rất ít người đọc được Vì vậy mà chữ viết Thái không phổ biến ởnơi đây
● Về văn học nghệ thuật
Đây là lĩnh vực rất phong phú của đồng bào Thái Thanh Hóa NgườiThái có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú và đặc sắc Từ Tây Bắc vàoThanh Hóa và cùng đi với họ là cả kho tàng văn hóa của một tộc người có lịch
sử hàng ngàn năm sinh tụ ổn định trên một địa bàn tương đối rộng Đó là chưa
Trang 30Mường, những cư dân Môn-Khơme, cư dân Lào làm cho vốn văn nghệ dângian Thái mang thêm nhiều màu sắc của nhiều dân tộc
Về cơ bản, văn học Thái được thể hiện qua các lĩnh vực như: Các câutruyện thần thoại, các câu truyện cổ tích, truyện thơ Người Thái ở đây có khotang truyện cổ và dân ca, đồng giao, hò vè… rất nhiều các tác phẩm dân gianThái được sưu tầm từ mảnh đất này: cái lốt khái, Chim Tăng-lo, Anh chàng
mồ côi và con quỷ, Chàng Chồn – nàng Lả, Tạo Khả - nàng An…
Nghệ Thuật bao gồm nhiều lĩnh vực cùng với nhiều loại hình nhạc cụnhư: Khèn, Sáo, Cồng Chiêng và Khắc Luông Nhuôn, xuối, khắp, lăm… lànhững điệu hát khác nhau mang nặng chất chữ tình, nội dung ân tình, hòa vớitiếng khèn, tiếng pí trở thành những bài hát làm say lòng người Ngoài ratrong các cuộc vui, người Thái không chỉ hát mà còn múa, trò chơi truyềnthống đã quá đỗi quen thuộc như: xòe vòng, nhảy sạp,ném còn …
● Tín ngưỡng dân gian
Là cư dân sinh tụ lâu đời với truyền thống nông nghiệp, từ rất lâu ngườiThái ở Thanh Hóa có một đời sống tâm linh cộng đồng Tín ngưỡng dân giancủa người Thái là biểu hiện nhận thức, tâm lý, tình cảm của họ về các hiệntượng xung quanh tự nhiên và xã hội
Theo người Thái ở Thanh Hóa, vũ trụ chia làm ba phần: Mường Phạ(Mường Phen) là mường của các vị then; Mường Lùm(Mường người); MườngBoọc Đai (Mường trong lòng đất) Qua cách quan niệm về vũ trụ có thể thấyngười Thái ở Thanh Hóa đặt con người vào vị trí trung tâm của vũ trụ
Đời sống tâm linh của con người là nhằm hướng đến một đấng siêunhiên, toàn năng Với người Thái, siêu nhiên, toàn năng đó được gọi là
"Phi".Theo quan niệm của người Thái, "Phi" bao gồm: Linh hồn người sống(Phi vẳn); Linh hồn người chết (Phi hương); Tổ sư nghề mo (Phi ôn, phi một);Các loại ma quỷ trong tự nhiên (Phi Pu, Phi pả) Với họ, tất cả đều được thần
Trang 31Nói chung tín ngưỡng của người dân tộc Thái ở Thanh Hóa là tínngưỡng dân gian đa thần (chưa xuất hiện tôn giáo) Họ cho rằng các sự vật,hiện tượng đều có linh hồn nên họ tôn sùng và thờ tất cả.
● Phong tục tập quán liên quan đến nghi lễ đời người
Người Thái coi ngôi nhà là nơi linh thiêng, ăn đời ở kiếp của mình Vìvậy, mỗi khi dựng nhà người Thái phải nhờ thầy cúng đến xem hộ
Dựng nhà xong, người Thái có làm lễ lên nhà mới Đây là tập quán rấtlâu đời của họ
Người Thái, quan niệm rất duy linh về con người Họ cho rằng, con cáiđược sinh ra là quà ban thưởng của trời đất cho họ Mỗi khi có đứa trẻ đượcsinh ra họ gửi gắm rất nhiều niềm tin vào nó, vì vậy trước khi sinh người phụ
nữ mang thai được quan tâm chăm sóc một cách chu đáo
Truyền thống dân tộc Thái chỉ ra rằng, khi con gái biết dệt vải, con traibiết đan chài là lúc đến tuổi cặp kè Chuyện gái có trai là chuyện bình thườngnhư "trăng có sao" Mỗi khi có đôi trai gái nên duyên vợ chồng không chỉ làniềm vui của gia đình, dòng họ mà đó còn là niềm vui lớn của cả bản, vì chínhnhững cặp vợ chồng này sẽ là tương lại xum quần, cường thịnh của bản làng.Cưới hỏi của người Thái trải qua nhiều khâu như: Chơi thăm, Ngủ thăm,Chóm (dạm hỏi), Dăm (Thăm), Lễ cưới Và mỗi một khâu đoạn như vậy cónhiều cung bậc nghi lễ rất công phu và tỉ mỉ
Nếu như tôn giáo quan niệm chết là được sống ở một thế giới khác.Dân tộc Thái ở Thanh Hóa cũng quan niệm như vậy Nhưng với họ, cuộcsống ở vùng đất mới là cuộc sống của mường ma Vì muốn được sống ở mộtvùng đất mới với kiếp ma hạnh phúc nên người Thái rất coi trọng việc tang
ma mỗi khi có người qua đời
● Văn hóa dân gian
Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp Khăp là lối ngâm thơ hoặc
hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa
Trang 32Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấutrong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả Khi múa xòe người ta cầmtay nhau múa du dương nên xòe vòng còn có tên là: xóe khăm khen.
Vòng xòe có sức hút mãnh liệt và không phân biệt già trẻ, gái trai Khinhạc cụ truyền thống vang lên mọi người đều có thể tham gia vào vòng xòe,quây quần bên đống lửa, vòng xòe không ngừng mở rộng Tiếng nhạc công,cống, chiêng hòa vang đệm theo nhịp 2/4 tạo nên không khí tưng bừng ngàyhội bản làng, đặc biệt sự nhún nhảy của người chơi nhạc tạo nên sự rạo rực,tăng thêm sức sôi động của vòng xòe
Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái
“Hạn khuống" là linh hồn của bản mường, tượng trưng cho sự no ấm, phồn
vinh của xã hội Thái "Hạn khuống" nghĩa tiếng Thái là sân sàn, tức là một cáisàn dựng ở ngoài trời, có hình vuông hoặc chữ nhật với diện tích 15 - 20 m2.Sàn được làm cao cách mặt đất 1 - 1,5 m, mặt sàn lát bằng tre hoặc phên nứa,chung quanh thưng bằng phên đan mắt cáo hay chấn song bằng tre, gỗ Giữasàn có một bếp lửa để cung cấp ánh sáng và sưởi ấm vào các đêm hò hát
Đối với dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc Mường, Tày, H’mông ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân Mởđầu cuộc chơi là phần nghi lễ, thầy mo dâng hai quả còn làm lễ giữa trời đất,cầu cho bản làng yên vui, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no ấm Sau phần nghi
lễ, thầy mo cầm hai quả còn đã được “ban phép” tung lên cho mọi ngườitranh cướp, khai cuộc chơi ném còn năm đó Các quả còn khác của các giađình lúc này mới được tung lên như những con chim én
● Lễ hội truyền thống
Lễ cơm mới
Đây là lễ sau khi đã thu hoạch vụ mùa vào tháng mười (dương lịch)nhằm tạ ơn sự phù hộ độ trì của tổ tiên đã cho mùa màng tốt tươi Lễ này
Trang 33không linh đình vì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình mà làm nhưngvẫn phải mời thầy mo đến cúng vía.
Lễ hội Xăng Khan
Là lễ hội đền ơn đáp nghĩa mang tính chất tín ngưỡng dân gian, cầumong cho "người an, vật thịnh", dân bản, mường ai cũng được ấm no hạnhphúc Đây là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian rất độc đáo, bản sắc, trở thànhtruyền thống của dân tộc Thái, được diễn ra vào cuối mùa đông, đầu mùaxuân khi ngô trên nương đã hái hết về nhà, lúa ngoài đồng đã gùi về bản
Ngoài các lễ hội trên, còn rất nhiều các lễ hội khác như: Lễ hội Kinpang then; Lễ hội cầu mùa…
Với tất cả những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bàoThái ở Thanh Hóa Một mặt vẫn có những nét tương đồng với bản sắc vănhóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam Mặt khác, cùng với những đặcđiểm riêng có về không gian cư trú, điều kiện phát triển mà tạo nên nhữngbản sắc riêng của người dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
2.2 Những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.2.1 Thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể
Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềlĩnh vực văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương năm khóa IX về xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Đồng thời xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh (có 6% dân số là người Tháivới nền văn hóa đặc sắc, đa dạng ) Do đó việc bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc Thái trên địa bàn Thanh Hóa là một việc làm cần thiết vàđúng đắn để phát triển văn hóa địa phương góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa kinh tế - xã hội
Trong những kỳ Đại hội gần đây, Đảng bộ Thanh Hóa luôn đưa việcbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói
Trang 34chung và dân tộc Thái nói riêng như là một công việc quan trọng hàng đầutrong việc xây dựng, phát triển văn hóa địa phương Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2000 - 2005) đã xác định: “Chăm lo tôn tạo bảo tồn các di tích lịch sử, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Tổ chức sưu tầm biên soạn lịch sử và địa chí huyện, xây dựng nhà sàn, bảo tồn văn hóa dân tộc dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng và bảo tồn truyền thống văn hóa của tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn hóa; quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở”[2, Tr.148] Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2005 - 2010) cũng đã tiếp tục khẳng định mộttrong những nhiệm vụ để phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh là:Chăm lo tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn và phát huybản sắc văn hoá truyền thống
Thực hiện chủ trương của cấp ủy, Ủy ban nhân dân và sở văn hóa – thểthao và du lịch, ban dân tộc miền núi của tỉnh cũng đã có những chính sách cụthể nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.Ngày 5/5/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có công văn số 343/UBND-VH vềviệc sưu tầm tài liệu, hiện vật phục vụ trưng bày tại bảo tàng tỉnh, trong đó cógian trưng bày văn hóa hiện vật của dân tộc Thái Trong thư gửi Chủ tịch Ủyban nhân dân các huyện, xã, thị trấn Trong đó có yêu cầu: Lựa chọn, chắt lọcnhững tài liệu, hiện vật gốc tiêu biểu, điển hình phản ánh được đặc trưng vănhóa của các dân tộc, của nhân dân, mang bản sắc riêng của các vùng dân tộctrên địa bàn tỉnh
Năm 2007, tỉnh Thanh Hóa đã khởi công xây dựng và hoàn thành Nhàsàn văn hóa của tỉnh, nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống của các dântộc anh em trên địa bàn tỉnh, trong đó có 1 gian trưng bày hiện vật của vănhóa dân tộc Thái như: Trang phục truyền thống; Cồng chiêng; sản phẩm từnghề thủ công của đồng bào dân tộc Thái… Hiện nay, tại Nhà sàn văn hóa
Trang 35đồng bào các dân tộc Có thể nói việc xây dựng và cho vào hoạt động Nhà sànvăn hóa đã góp phần bảo lưu, phổ biến và làm giàu thêm kho tàng di vật vềlịch sử tự nhiên - xã hội của tỉnh Đồng thời góp phần giáo dục tư tưởng, tìnhcảm cho các thế hệ về di sản văn hóa của dân tộc mình.
Bên canh đó, việc khôi phục và phát triển nghề dệt truyền thống củadân tộc Thái đang được các địa phương trong tỉnh quan tâm tạo điều kiện pháttriển và nhân rộng Năm 2008 Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa hoàn thành dự ánkhôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái tại huyện vùng cao,biên giới Quan Hóa Với dự án này, hiện nay 60 ĐVTN các bản Ban, Khằm,Khó (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) đang phát triển nghề dệt vải, dệt ga, làmgối, làm đệm, may quần áo bằng thổ cẩm Các sản phẩm như vải, túi xách,chăn làm ra bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường Nghề dệt thổ cẩm đãcho thu nhập từ 15.000 - 20.000 đồng/ngày/người Thực hiện dự án “Khôiphục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đồng bào dân tộc miềnnúi Thanh Hóa”, 100 ĐVTN hai xã vùng cao là Sơn Điện (huyện Quan Sơn)
và Nam Tiến (Quan Hóa) cũng đã được đào tạo miễn phí nghề dệt thổ cẩmtruyền thống dân tộc Thái
Việc thực hiện đề án “khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyềnthống tại Thanh Hóa ” không chỉ khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩmtruyền thống của người dân tộc Thái, đây còn là một hướng hỗ trợ đồng bàoxóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trên chính quê hương mình
2.2.2 Thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể.
Cùng với công tác bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa vật thểthì công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể cũng được tiếnhành, đạt nhiều thành tựu Công tác điều tra, khảo sát và sưu tầm dân ca, dân
vũ và âm nhạc của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa đã được các cấp ủyđảng, ngành văn hóa thông tin, ban dân tộc và miền núi quan tâm, chú ý và
Trang 36được tiến hành thường xuyên Nhiều bản dân ca, dân vũ và âm nhạc cổ truyền(đặc biệt là các làn điệu hát của đồng bào dân tộc Thái đã được sưu tầm Hệthống những bản dân ca, âm nhạc cổ này đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh,phòng văn hóa truyền thống các huyện và tại sở văn hóa, thể thao và du lịch,ban dân tộc và miền núi Thanh Hóa.
Bên cạnh đó ở các địa phương có đồng bào Thái cư trú và sinh sốngviệc bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ cũng đượctriển khai dưới nhiều hình thức, như việc thành lập các câu lạc bộ hát dân ca,
mở các lớp tập huấn đánh cồng chiêng và sử dụng nhạc cụ của người Thái,đưa dân ca, ngôn ngữ Thái vào trong trường học (dạy dân ca và đánh cồngchiêng, dạy tiếng Thái cho học sinh các trường dân tộc nội trú), thành lập cácđội văn nghệ quần chúng ở cơ sở, dạy tiếng Thái cho thanh niên… Hầu hếtcác huyện có đồng bào Thái sinh sống đều có lớp dạy tiếng Thái, và các câulạc bộ hát dân ca như: Huyện Bá Thước, Huyện Lang Chánh Có thể nóiphong trào văn nghệ quần chúng phát triển sôi nổi ở các bản làng đã góp mộtphần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóatruyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa
Việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, nghệthuật của đồng bào dân tộc Thái cũng luôn được các địa phương chú trọng.Liên tục trong nhiều năm các cấp, ngành trong tỉnh, các huyện đã phối hợpchặt chẽ với nhau để sưu tầm, biên soạn những tác phẩm văn học truyềnthống của người Thái ở Thanh Hóa đặc biệt là việc sưu tầm các bản sử thi,truyện thơ truyền thống của Người Thái
Liên tục trong nhiều năm sở văn hóa thông tin Thanh Hóa đã tổ chứcnhiều hình thức giao lưu văn hóa, đỉnh cao là việc tổ chức “Liên hoan văn hóacác dân tộc trên địa bàn Thanh Hóa” hội tụ đầy màu sắc của các dân tộc anh
em trong tỉnh, mang đậm nét truyền thống văn hóa các dân tộc xứ Thanh Vớigần 500 nghệ nhân, diễn viên của 17 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 11