Bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa: Bảo tồn và phát huy

MỤC LỤC

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số

Mục tiêu tổng quát là: “Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số; tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, thông tin; phát triển các hoạt động văn hoá văn nghệ lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xoá đói, giảm nghèo”[8, Tr.12]. Đến ngày 3/2/1999, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin cũng đã ra Quyết định số 04/1999/QĐ-BVHTT ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 39/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạng công tác văn hóa thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, trong đó có nội dung quan trọng là là giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa các dân tộc thiểu số, đồng thời nêu sáu công việc cụ thể cần phải làm mà trọng tâm là tiến hành khảo sát,.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở nước ta hiện nay

Theo NSND Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc thái cần được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc và từng bước trả lại đời sống cộng đồng thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa; cần nghiên cứu đề ra các giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể dân tộc Thái một cách khoa học, tích cực, hiệu quả và thiết thực nhất, chọn lựa những giá trị văn hóa tốt đẹp, phù hợp để phục hồi, phát huy nó trong đời sống đương đại. Chúng ta cũng cần coi trọng và khuyến khích các nghệ nhân dân gian truyền lại tri thức dân gian cho thế hệ trẻ; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa dân tộc trong đời sống, cũng như ở các trường học theo chương trình sân khấu học đường, xây dựng nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian ở các làng, xã;.

Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa 1 Giới thiệu chung về dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa

Văn hóa phi vật thể

Người Thái ở đây có kho tang truyện cổ và dân ca, đồng giao, hò vè… rất nhiều các tác phẩm dân gian Thái được sưu tầm từ mảnh đất này: cái lốt khái, Chim Tăng-lo, Anh chàng mồ côi và con quỷ, Chàng Chồn – nàng Lả, Tạo Khả - nàng An…. Đây là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian rất độc đáo, bản sắc, trở thành truyền thống của dân tộc Thái, được diễn ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân khi ngô trên nương đã hái hết về nhà, lúa ngoài đồng đã gùi về bản.

Những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Năm 2007, tỉnh Thanh Hóa đã khởi công xây dựng và hoàn thành Nhà sàn văn hóa của tỉnh, nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, trong đó có 1 gian trưng bày hiện vật của văn hóa dân tộc Thái như: Trang phục truyền thống; Cồng chiêng; sản phẩm từ nghề thủ công của đồng bào dân tộc Thái… Hiện nay, tại Nhà sàn văn hóa tỉnh đang trưng bày và lưu giữ nhiều hiện vật gốc mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó ở các địa phương có đồng bào Thái cư trú và sinh sống việc bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ cũng được triển khai dưới nhiều hình thức, như việc thành lập các câu lạc bộ hát dân ca, mở các lớp tập huấn đánh cồng chiêng và sử dụng nhạc cụ của người Thái, đưa dân ca, ngôn ngữ Thái vào trong trường học (dạy dân ca và đánh cồng chiêng, dạy tiếng Thái cho học sinh các trường dân tộc nội trú), thành lập các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở, dạy tiếng Thái cho thanh niên… Hầu hết các huyện có đồng bào Thái sinh sống đều có lớp dạy tiếng Thái, và các câu lạc bộ hát dân ca như: Huyện Bá Thước, Huyện Lang Chánh.

Những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, có lúc, có nơi chưa chú ý đến bản sắc và di sản truyền thống của văn hóa các dân tộc trong đó có văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái, cho nên không ít các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa dưới dạng phi vật thể bị mai một, đến nay chỉ còn được nhắc đến trong trí nhớ của các nghệ nhân cao tuổi tại địa phương. Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở một số thời kỳ, một số lĩnh vực và một số địa phương chưa nhất quán nên trong chỉ đạo thực hiện có tình trạng tránh né những vấn đề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh, ngôn ngữ và chữ viết… Việc khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu chưa gắn với duy trì, phát huy và phát triển bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tôc Thái ở tỉnh Thanh Hóa

Cấp ủy phải lãnh đạo hoạt động của các cơ quan văn hóa - thông tin, ban dân tộc trong việc tuyên truyền vận động thực hiện các chính sách văn hóa; việc thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Thái của các tổ chức, cơ quan văn hóa. Bên cạnh đó, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, ban dân tộc miền núi tỉnh, phòng văn háo các huyện có đồng bào Thái cư trú ngoài việc nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo tồn bản sắc văn hóa Thái, phải nhận thức về chức năng, nhiệm vụ phải bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu một cách có hệ thống bản sắc văn hóa dân tộc Thái để lựa chọn biện pháp bảo tồn và phát huy phù hợp

Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tâm linh, tinh thần của các tầng lớp nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Những giá trị gây cản trở cho sự phát triển thì phải tổ chức vận động và thuyết phục để tự bản than người dõn thấy rừ tỏc hại của nú và từ bỏ chỳng, như tục lệ tang ma kéo dài nhiều ngày, chữa bệnh bằng các hình thức phép thuật, ma thuật làm hại….

Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Hiện nay sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang triển khai Chương trình văn hóa du lịch – truyền thống , trong đó ưu tiên cho các mục tiêu về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số và tổ chức có hiệu quả các hình thức giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc của tỉnh ở nhiều cấp độ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu này phải thông qua việc bồi dưỡng tập huấn cán bộ văn hóa nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn; sản xuất, cung cấp các sản phẩm văn hóa cho các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng dân tộc trọng điểm bởi bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số chính là củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa

Coi trọng việc lựa chọn những sinh viên là người dân tộc đã tốt nghiệp đại học có liên quan đến các lĩnh vực văn hóa - tư tưởng để đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn rồi đưa họ vào công tác trong các cơ quan văn hóa - tư tưởng tại địa phương. Song song với việc đào tạo về nghiệp vụ quản lý văn hóa, nhất là nghiệp vụ trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, quan điểm, lập trường, đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho đội ngũ cán bộ trong ngành văn hóa - thông tin trên địa bàn huyện.

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa gắn với phát triển những bản sắc văn hóa truyền thống trong tương lai

Muốn cho sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa được thực hiện, những giá trị văn hóa mang đậm tính nhân văn, nhân đạo được lưu truyền trong cộng đồng người Thái dù cho thời đại nào, thì việc làm đầu tiên cần nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân tộc Thái. Trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và tộc người Thái ở Thanh Hóa nói riêng phải luôn tạo điều kiện để giao lưu văn hóa người Thái được mở rộng tầm ảnh hưởng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và trên thế giới.