1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914

130 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 4,94 MB

Nội dung

Ấn Độ là đất nước của những sự tương phản và đối lập, từ địa hình, khí hậu đến chủng tộc và ngôn ngữ. Điều đó còn được phản ánh rõ nét qua chính đặc trưng xã hội của quốc gia này, một xã hội phân biệt đẳng cấp rất gay gắt, giữa nhóm người Aryan thống trị và nhóm Dravidan bị trị; giữa những người Hindu giáo với người Hồi giáo; giữa những người thuộc các ngành nghề khác nhau… Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, chế độ đẳng cấp đã ra đời ở Ấn Độ từ thời cổ đại; tuy nhiên, cho đến ngày nay, nó đã bị ruồng bỏ ở hầu khắp các nước đó, trong khi vẫn tồn tại sống động và có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội Ấn Độ và Ceylon . Như vậy, tìm hiểu về chế độ đẳng cấp sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu sắc về lịch sử và cá tính con người Ấn Độ.Đặc biệt, trong nhiều công trình viết về Ấn Độ của các học giả trên thế giới nhiều lần đề cập đến khái niệm “xã hội đẳng cấp” như là một sản phẩm của thời kỳ thuộc địa của Anh. Susan Bayly đã đưa ra những phân tích đầy thuyết phục và tinh tế để chứng minh sự tạo thành một “xã hội đẳng cấp”, cái từng tồn tại trong khoảng thời gian hơn 300 năm, từ thời kỳ tiền thuộc địa vào cuối thế kỷ XX . Sự vận hành của một thực thể xã hội trên cơ sở chế độ đẳng cấp trong thời gian trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (19141918) đã có tác động quyết định đến những xu hướng của phong trào đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ trong những thời kỳ sau. Rõ ràng, việc tìm và phân tích sự chuyển biến của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong thời kỳ từ 1757 đến 1914 có ý nghĩa hết sức quan trọng.Khi xem xét chế độ đẳng cấp Ấn Độ, nhất là từ thời cận đại, có nhiều quan niệm thiếu khách quan đã chiếm ưu thế; những ảnh hưởng của chúng cũng thường tự bộc lộ trong chính sách theo đuổi của đất nước hướng tới đạo Hindu này. Khuynh hướng của các đạo luật được đặt ra, mà trong đó những quy định được xem xét ở mức độ không phù hợp, nhìn chung đã làm chậm lại quá trình củng cố nền văn minh và xã hội ở Ấn Độ. Kết luận đó đã đưa ra thiên kiến, định kiến về chế độ đẳng cấp.

Trang 1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khoa Lịch Sử

Đề tài: Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Văn Ngọc Thành, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch

sử đặc biệt là Tổ bộ môn Lịch sử thế giới, Phòng sau đại học trường Đại học

Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình lựa chọn và hoàn thiện đề tài luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 năm 2014

Tác giả luận văn

Cao Thị Vân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ấn Độ là đất nước của những sự tương phản và đối lập, từ địa hình, khí hậu đến chủng tộc và ngôn ngữ Điều đó còn được phản ánh rõ nét qua chính đặc trưng xã hội của quốc gia này, một xã hội phân biệt đẳng cấp rất gay gắt, giữa nhóm người Aryan thống trị và nhóm Dravidan bị trị; giữa những người Hindu giáo với người Hồi giáo; giữa những người thuộc các ngành nghề khác nhau… Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, chế độ đẳng cấp đã ra đời ở Ấn Độ từ thời cổ đại; tuy nhiên, cho đến ngày nay, nó đã bị ruồng bỏ ở hầu khắp các nước

đó, trong khi vẫn tồn tại sống động và có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội Ấn Độ và Ceylon1 Như vậy, tìm hiểu về chế độ đẳng cấp sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu sắc về lịch sử và cá tính con người Ấn Độ.

Đặc biệt, trong nhiều công trình viết về Ấn Độ của các học giả trên thế giới nhiều lần đề cập đến khái niệm “xã hội đẳng cấp” như là một sản phẩm của thời

kỳ thuộc địa của Anh Susan Bayly đã đưa ra những phân tích đầy thuyết phục và tinh tế để chứng minh sự tạo thành một “xã hội đẳng cấp”, cái từng tồn tại trong khoảng thời gian hơn 300 năm, từ thời kỳ tiền thuộc địa vào cuối thế kỷ XX2 Sự vận hành của một thực thể xã hội trên cơ sở chế độ đẳng cấp trong thời gian trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) đã có tác động quyết định đến những xu hướng của phong trào đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ trong những thời kỳ sau Rõ ràng, việc tìm và phân tích sự chuyển biến của chế độ đẳng cấp ở

Ấn Độ trong thời kỳ từ 1757 đến 1914 có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Khi xem xét chế độ đẳng cấp Ấn Độ, nhất là từ thời cận đại, có nhiều quan niệm thiếu khách quan đã chiếm ưu thế; những ảnh hưởng của chúng cũng thường tự bộc lộ trong chính sách theo đuổi của đất nước hướng tới đạo Hindu này Khuynh hướng của các đạo luật được đặt ra, mà trong đó những quy định

1 Tên gọi của Sri Lanca trước năm 1952

2 Bayly, S (1999), The New Cambridge History of India, Vol.IV: “Caste, Society and Politics in

India from the Eighteenth century to the Modern Age”, The Cambridge University Press.

Trang 5

được xem xét ở mức độ không phù hợp, nhìn chung đã làm chậm lại quá trình củng cố nền văn minh và xã hội ở Ấn Độ Kết luận đó đã đưa ra thiên kiến, định kiến về chế độ đẳng cấp Chúng tôi không phủ nhận những nhược điểm và hạn chế của chế độ này Nhưng cũng cần nhìn nhận khách quan hơn rằng: đó là một thực thể lịch sử - xã hội đã được nhiều thế hệ người Ấn Độ lựa chọn, bảo vệ và duy trì; hơn nữa, chế độ không cố định mà luôn biến đổi cho phù hợp với thực tiễn mới của xã hội Đó không phải chỉ là một hiện tượng xã hội xấu xa, mà còn chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, có vai trò quan trọng đối với tiến trình lịch sử Ấn Độ.

Hơn thế nữa, còn tồn tại những luận điểm trái ngược nhau khi xem xét chế

độ đẳng cấp Ấn Độ thời kỳ thuộc địa của Anh (1757-1947) Trong khi rất nhiều học giả phương Đông, nhất là Ấn Độ ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng: đẳng cấp đã ra đời ở Ấn Độ từ thời cổ đại và phát triển kế tiếp nhau qua các thời

kỳ, tồn tại đến ngày nay; thì một số học giả phương Tây và những học giả người

Ấn theo Tây học, như M N Srinivas (1962), gần đây là Diane P Mines (2009) và Padmanabh Samarendra (2011) lại đi đến phân tích bản chất của chế độ đẳng cấp từng thời kỳ và cho rằng: chế độ đẳng cấp varna và jati là hoàn toàn khác nhau; đẳng cấp theo đúng nghĩa của nó phải ra đời vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền

và là hệ quả của cuộc điều tra dân số chính thức của thực dân Anh; chế độ đẳng cấp thời cận đại và tới ngày nay “không phải là varna, cũng không phải là jati”3;

“… hiện tượng đẳng cấp hiện đại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những ý tưởng, thực tiễn và chính sách của Anh”4 Vậy, đẳng cấp là gì, varna hay là jati, và chế độ đẳng cấp ngày nay có phải là sự phát triển đi lên của các chế độ trước đó không, hay chỉ là một sản phẩm của chế độ thực dân? Trong Luận văn này, chúng tôi không có mục đích giải đáp vấn đề trên, cũng không có ý định đưa ra quan điểm ủng hộ phe nào, mà muốn đưa ra và phân tích những biến đổi của chế độ đẳng

3 M N Srinivas (1962), “Varna and caste”, pp 66; Padmanabh Samarendra (2011), “Cencus in

colonial india and the birth of caste”, pp 51-58, Economic & political Weekly, vol XLVI, no 33.

4 Diane P Mines (2009), Caste in India, Association for Asian Studies, Inc.

Trang 6

cấp Ấn Độ dưới tác động của sự thống trị của thực dân Anh, từ đó hy vọng mang tới những luận cứ mới, khách quan hơn về chế độ đẳng cấp ở quốc gia Nam Á hùng mạnh này.

Trong khi đó, một thực tiễn của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Việt Nam là: dù lịch sử Ấn Độ thời kỳ thuộc địa của Anh là một trong những chủ đề tốn khá nhiều giấy mực của các học giả trong nước và thế giới, nhưng, họ lại chưa có sự quan tâm thích đáng đối với một nội dung rất quan trọng của lịch sử

Ấn Độ thời kì này, đó là chế độ đẳng cấp, cái mà theo tôi đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ cho nền tự trị của mình Điều đó thúc giục chúng tôi tiếp cận với nội dung còn bị “bỏ trống” này.

Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về “Chế độ đẳng cấp ở Ấn

Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914” có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn sâu sắc Do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài trên để nghiên cứu.

Sự cố gắng của ông nhằm mục đích khơi dậy niềm thích thú của người Âu với văn hóa Ấn Trong thời đại của ông còn có William Jones, một nhân viên thư ký

Trang 7

của Hội đồng Anh ở Calcutta, đã công bố luận văn về văn hóa và lịch sử ngôn ngữ

đế quốc Anh-Ấn) Cùng thời, một học giả khác là A H Benton (1854) cũng đưa ra nhiều luận điểm thú vị về vấn đề phong tục và những quy tắc nhân đạo của người

Ấn Độ trong mối quan hệ với chế độ đẳng cấp5.

Rất nhiều các báo cáo của các viên chức, cũng như Chủ tịch người Anh ở các tỉnh thuộc Ấn Độ đã man lại những tri thức hết sức thú vị và quan trọng về chế độ đẳng cấp cũng như xã hội và phong tục của cư dân Ấn Độ Trong đó, tài liệu có giá trị hơn cả đối với chúng tôi là các báo cáo điều tra dân số năm 1871-

1872, năm 1881, 1891 và 1901.

Cho dù phục vụ các mục đích khác nhau, có thể vì chính trị theo đơn “đặt hàng” của chính quyền thực dân hoặc đơn thuần chỉ để thỏa khát khao nghiên cứu, khám phá, những công trình đó có thể được trích dẫn như là những kiến thức cơ sở trong nhiều công trình tiếp theo nhằm ý đồ ủng hộ hay phản bác…, song đã đặt nền móng cho các trường phái nghiên cứu hiện đại.

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và xã hội Ấn Độ thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân và đặc điểm xã hội Ấn Độ thời cổ đại, trong đó có đề cập ít nhiều đến chế độ đẳng cấp trong thời thuộc địa

5 Benton, A.H (1917), Indian moral instruction and caste problems, The Longmans, Green and Co., London.

Trang 8

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo nghiên cứu về Ấn Độ Đặc biệt, trong một số bài viết, Người chú trọng tới việc tìm hiểu “lối cai trị của người Anh” ở Trung Quốc, Xu Đăng, Ấn Độ, từ đó đề cập sơ lược đến tác động của nó đến xã hội truyền thống Ấn Độ Điều này chúng ta cũng gặp khi đọc tác phẩm “Ấn Độ và đế quốc Anh” của Văn Tân.

Với sự ra đời của ngành Ấn Độ học, cho đến nay, giới nghiên cứu đã gặt hái được nhiều công trình tiêu biểu, có đề cập ít nhiều tới phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Tìm hiều văn hóa Ấn Độ” của Nguyễn Thừa Hỷ được ấn hành năm

1983 đã đề cập sơ lược đến chính sách của thực dân Anh và hậu quả xã hội của

nó Cuốn “Lịch sử Ấn Độ” do GS Vũ Dương Ninh chủ biên, được xuất bản năm

1996, đã là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử Ấn Độ, đáng chú ý là những luận điểm của ông về chế độ đẳng cấp thời cổ đại và những tác động của chế độ thực dân Anh đến xã hội Ấn Độ.

Gần đây, có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến nội dung của đề tài; trong đó, có ý nghĩa hơn cả với chúng tôi là một số luận văn, luận án và bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Vân (2010), “Chính sách thực dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX” đã phân tích những chính sách của Anh ở Ấn Độ, đồng thời đánh giá những tác động của nó đến xã hội Công trình đã cung cấp một cái nhìn khát quát và bản chất về nền thống trị của Anh, nhất là những chính sách của Anh về xã hội và văn hóa Ấn Độ Dẫu tác giả còn hết sức “hờ hững” với những hệ quả của chính sách thực dân đến xã hội đẳng cấp Ấn Độ, song đây thực sự là một nguồn tài liệu quan trọng đối với chúng tôi khi bắt tay nghiên cứu Ấn Độ thời thuộc địa nói chung

Nhiều luận văn thạc sĩ cũng đã đi sâu tìm hiểu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, cũng như cơ sở tôn giáo của nó, đó là Vũ Thế Mạnh (2010), “Tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu”, Nguyễn Thị Hà (2011), “Đời sống kinh tế

Ấn Độ cổ đại qua luật Manu”, Nguyễn Thị Kiều Trang (2005), “Tìm hiểu xã hội Ấn

Độ cổ đại qua sử thi Mahabharata”, Nguyễn Thị Vân (2004), “Sự biến đổi của

Trang 9

Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo ĐêLi và đế quốc Môgôn” Các công trình này đã tiếp cận chế độ đẳng cấp Ấn Độ thời cổ trung đại từ các phương diện khác nhau: kinh tế, tôn giáo, và luật pháp.

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ngay từ thời kỳ thuộc Anh, các học giả nước ngoài đã tiếp cận và đặt ra vấn đề về chế độ đẳng cấp Ấn Độ; nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra đầu tiên là xoay quanh những chủ đề: có nên hay không nên duy trì chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ; chế độ đẳng cấp phân loại dân cư dựa trên tiêu chí nào: varna hay jati, hay không phải cái nào cả? Chế độ đẳng cấp là tốt hay xấu? Những cuộc tranh luận đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của quốc gia Nam Á rộng lớn này Tiếp đó, một số học giả lại đi đến tranh luận đánh giá về vai trò của Anh và sự biến đổi của chế độ xã hội này dưới thời thực dân… Nhiều công trình đã ra đời, một số đã được dịch sang tiếng Việt, có thể phân thành hai hệ thống sau: các công trình liên quan, bao gồm các tác phẩm nghiên cứu về các vấn đề lịch sử chung như lịch sử dân tộc Ấn Độ, hoặc các nghiên cứu cụ thể nhưng có đề cập ít nhiều đến xã hội Ấn Độ giai đoạn thống trị của thực dân Anh; các nguồn tài liệu chuyên khảo bao gồm những công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự thống trị của đế chế Anh - Ấn, những chính sách của Anh tác động đến xã hội Ấn Độ, nhất là những biến đổi của chế độ đó dưới tác động của hệ thống chính sách thực dân này.

- Hệ thống thứ nhất, nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh được đề cập đến trong nhiều công trình của các học giả trên thế giới Trước tiên là K Marx, người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ năm

1853 đã có nhiều bài viết đăng trên báo nghiên cứu về “Sự thống trị của Anh ở

Ấn Độ”, “Công ty Đông Ấn, lịch sử và kết quả hoạt động của nó”, “Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”… , đặc biệt là bộ “Tư bản” Trong các công trình này, bên cạnh đề cập đến những hậu quả “khốc liệt” giữa các nền kinh

tế châu Á (nhất là Trung Quốc và Ấn Độ) với chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đầu của nền thống trị thực dân, ông còn chỉ ra tính chất “hai mặt” của chính sách thực dân, cũng như “hai sứ mệnh” của Anh ở Ấn Độ, chú ý tới những yếu tố tích

Trang 10

cực trong những hệ quả đó Điều này đã đặt cơ sở phương pháp luận cho các thế

hệ nghiên cứu sau đó khi tiếp cận và giải quyết vấn đề sự thống trị thực dân của Anh ở Ấn Độ, cũng như chế độ đẳng cấp Ấn Độ thời kỳ này.

R P Dutt, một nhà sử học mácxít, được mệnh danh là “The great son of Indian people” (Người con vĩ đại của nhân dân Ấn Độ), đã viết một tác phẩm rất quý báu được dịch sang tiếng Việt, với tựa đề “Ấn Độ hôm nay và ngày mai” Công trình của ông đã nghiên cứu tương đối sâu về nền thống trị của Anh ở Ấn Độ, nhấn mạnh nhiều vào những biến đổi của xã hội thuộc địa

Đặc biệt, cuốn “The discovery of India” (Phát hiện Ấn Độ) cũng được dịch sang tiếng Việt (gồm ba tập), J Nehru đã nhìn nhận các vấn đề lịch sử, văn hóa, chính trị của Ấn Độ bằng nhãn quan lý tính của một người Tây học nhưng lại rất

Á Đông, đưa ra nhiều luận điểm thú vị về những hệ quả có ý nghĩa tiến bộ về giáo dục của người Anh ở Ấn Độ, trong đó tác động không nhỏ đến sự biến đổi của các đẳng cấp Ông đã phát hiện những giá trị đích thực của dân tộc Ấn Độ sau những thăng trầm lịch sử.

Các công trình “British policy in India 1858-1905” của Gopal, S (1965),

“The history of the British empire in India” của Thornton, Edward A (1988), và

“History of British India” của Roberts, P E (2004) đã nghiên cứu về sự thống trị của thực dân Anh theo trình tự thời gian, gắn với các giai đoạn cụ thể trị vì của các phó vương hay viên toàn quyền Cuốn “The Oxford hisory of modern India 1740-1975” của Percival Spear (1965) cũng gắn những chính sách thực dân với các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ, đồng thời đưa ra quan điểm về việc xác định mốc thời gian xác lập của đế chế Anh ở Ấn Độ.

- Hệ thống thứ hai là các công trình chuyên sâu, được chia thành các mức độ: nghiên cứu chung về chế độ đẳng cấp từ cổ đại đến đầu thời thực dân, chế độ đẳng cấp thời kỳ thuộc Anh, và cả sự biến đổi của nó nhìn từ tác động của sự thống trị này

Đầu tiên là tác phẩm The theory and practice of caste; being an inquiry into the effects of caste on the institutions and probable destinies of the Anglo-

Trang 11

Indian empire” của Irving, B.A (Smith, Elder & Co., London, 1853) đã đi vào phân tích nguồn gốc của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ từ thời cổ đại và những ảnh hưởng của nó; đồng thời, chỉ ra những biến đổi của chế độ đó trong thời thuộc địa, nhất

là những tác động của nó đến mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ, dự đoán vận mệnh tương lai của Ấn Độ và quan hệ với thực dân Anh… Cũng trong thế kỷ XIX, một công trình tổng hợp của nhiều học giả, gồm Muir, M Muller, Sherring, Wilson, M Williams, Cornish, and others, xuất bản năm 1896 với tựa đề “Caste: its supposed origin its history; its effects the duty of government, Hindus, and Christians with respect to it: and its prospects” đã nghiên cứu chế độ đẳng cấp Ấn Độ trong thế

đa chiều, nhìn từ văn học đến văn hóa học, dân tộc học, nhân chủng học; từ đó xét đến các chính sách cần thiết của Chính phủ đối với đẳng cấp, dự đoán về các cuộc điều tra dân số như một yêu cầu tất yếu đảm bảo sự thống trị của Anh ở Ấn Độ Tuy nhiên, tài liệu chứa đựng nhiều quan điểm chủ quan của tác giả.

Có nhiều tác phẩm chuyên khảo đề cập trực tiếp đến chế độ đẳng cấp thời

kỳ thuộc địa, đáng lưu ý đầu tiên là Susan Bayly (1999) đã viết một bài trong cuốn sách The New Cambridge History of India về “Caste, Society and Politics in India from the Eighteenth century to the Modern Age” (Đẳng cấp, xã hội và chính trị ở Ấn Độ từ thế kỷ XVIII đến thời hiện đại) do Đại học Cambridge xuất bản Kết hợp phương pháp tiếp cận lịch sử và nhân chủng học, Bayly đặt sự phân tích của mình trong bối cảnh của trật tự kinh tế và xã hội năng động của Ấn Độ, từ đó giải thích đẳng cấp không phải là bản chất của văn hóa và văn minh Ấn Độ, mà là một

sự phản ứng tình cờ và biến thiên với những thay đổi to lớn đã xảy ra trong bối cảnh chính trị của tiểu lục địa cả trước và sau cuộc chinh phục thuộc địa Sau đó, tác giả khám phá những ý tưởng của đẳng cấp trong mối quan hệ với Ấn Độ và suy nghĩ của nhà Đông phương học của phương Tây, và các biến động liên quan đến những hiểu biết cạnh tranh nhau về chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ và sự tạo thành quốc gia dân tộc Ấn Độ hiện đại Trên phạm vi rộng và việc phân tích nghiêm ngặt của cuốn sách đã cung cấp một trong các thống kê có tác động lớn nhất chưa từng được viết về đẳng cấp ở Nam Á.

Trang 12

Diane P Mines trong “Caste in India” (Đẳng cấp ở Ấn Độ) (Association for Asian Studies, Inc, 2009) đã có quan điểm hết sức rõ ràng về mối quan hệ giữa đẳng cấp và chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ Ông cho rằng “Nước Anh chính thức biến Ấn Độ thành thuộc địa vào năm 1858 nhưng đã có một sự hiện diện quan trọng ở đây thông qua Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thập niên 1660 Đẳng cấp giống như nó vận hành ở Ấn Độ ngày nay chịu một di sản nặng nề từ Anh Người Anh chịu ảnh hưởng bởi chính sự phân loại đẳng cấp và hiểu biết về đẳng cấp mang tính văn hóa riêng của mình đã cố gắng nhận dạng và trộn lẫn các hạng đẳng cấp để tạo thành các phẩm hạng xã hội dựa trên lý trí mà họ có thể đếm được, mô tả, và tạo ra các chính sách về nó” [48; tr.37] Những phân tích của ông

về tác động của chủ nghĩa thực dân đến thực thể xã hội Ấn Độ đã là những gợi

mở quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.

Một tác phẩm nhận được sự quan tâm của hầu hết các học giả nghiên cứu

về xã hội Ấn Độ ngày nay, đó là “Castes of mind: colonialism and the making of modern India” (Những đẳng cấp của trí tuệ: chủ nghĩa thực dân và sự tạo thành

Ấn Độ hiện đại) của Nicholas B Dirks Không chỉ là một công trình chuyên khảo

về chế độ đẳng cấp, tác phẩm còn giúp chúng ta hiểu được rất nhiều về chính sách thống trị của thực dân, nhất là những biến đổi rất sống động và quan trọng của chế độ này thời kỳ thuộc địa, từ đó thấy được tác động to lớn của nó đối với vận mệnh của dân tộc Ấn Độ thời hiện đại

Ngoài ra, còn phải kể có nhiều bài báo quốc tế đã mang đến cho chúng tôi những nhận định rất hay về chế độ đẳng cấp, điển hình là “Census in Colonial India and the Birth of Caste” (Điều tra dân số ở Ấn Độ thời thuộc địa và sự Sinh

ra Đẳng cấp) của học giả người Ấn là Padmanbh Samarendra đã gắn sự ra đời của “đẳng cấp” với nền thống trị của người Anh, đề cao vai trò “khai hóa” của chủ nghĩa thực dân đối với sự đi lên của Ấn Độ: “Đẳng cấp là một ý tưởng được sinh ra trong suốt nửa sau thế kỷ XIX trong và vì sự vận hành của cuộc điều tra dân số” [58; tr.51].

Trang 13

Nhìn chung các tác phẩm trong và ngoài nước cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đề tài Các tác giả nước ngoài đã có những tác phẩm, công trình nghiên cứu lớn và nghiên cứu chuyên sâu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới

sự thống trị của thực dân Anh và những ảnh hưởng của nó đối với Ấn Độ hiện đại Tuy nhiên, ở Việt Nam mặc dù cũng đã có những tác phẩm nghiên cứu về Ấn

Độ nhưng vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống về đề tài.

Do vậy việc nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của chính sách thực dân của Anh đối với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ nói riêng và những ảnh hưởng của nó đối với lịch sử Ấn Độ nói chung là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Trang 14

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiêm cứu

3.1 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu những biến đổi của chế độ đẳng cấp ở Ấn

Độ dưới tác động của chế độ thực dân của Anh từ năm 1757 đến năm 1914 Đó là: từ việc phân tích các chính sách của Anh mà có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chế độ đẳng cấp, đó là chính sách “khai hóa” đẳng cấp, sự dung dưỡng đẳng cấp Brahman và sự “nâng đỡ” các đẳng cấp thấp, nhất là bộ phận “tiện dân” (untouchabilities); là chính sách điều tra dân số và thống kê, phân loại dân

số toàn Ấn Độ, luận văn đánh giá tác động của nó đến tình hình đẳng cấp ở đây, với những chuyển biến rất rõ nét (quan điểm mới về vai trò của đẳng cấp ở Ấn Độ; hình thành sự phân loại đẳng cấp thống nhất; sự nổi lên của các hiệp hội đẳng cấp) Hệ thống chính sách của Anh ở Ấn Độ nói chung, cũng như những chính sách của nó đối với chế độ đẳng cấp có thể phân chia thành hai giai đoạn: dưới thời Công ty Đông Ấn Anh và giai đoạn Chính phủ trực tiếp cai trị thuộc địa; song, những biến đổi của chế độ đẳng cấp dưới ảnh hưởng của những chính sách

đó lại chậm chạp, từ từ, và mang tính xuyên suốt dọc theo chiều dài lịch sử, kéo dài đến tận ngày nay.

- Với những đối tượng nghiên cứu đó, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:

+ Trước năm 1757, chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ vận hành như thế nào? Đâu

là đặc trưng của chế độ đó?

+ Cùng với việc thiết lập hệ thống cai trị thuộc địa trên tất cả các mặt, người Anh đã thực thi chính sách gì đối với chế độ đẳng cấp của người Ấn trong hai giai đoạn từ năm 1757 đến năm 1858 và từ năm 1858 đến năm 1914?

+ Sự biến đổi của chế độ đẳng cấp nhìn từ tác động của những chính sách

đó và vai trò của nó đối với toàn xã hội Ấn Độ.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới tác động của chính sách thực dân của Anh, đồng thời, nhìn trong sự so sánh với thời kỳ tiền thuộc địa.

Trang 15

- Thời gian: từ năm 1757 đến năm 1914.

4 Nguồn tư liệu

- Tư liệu gốc: luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tư liệu gốc đã được các nhà nghiên cứu Ấn Độ, Anh và cả Mỹ công bố Đó là các bản báo cáo điều tra của các viên chức, thống đốc Anh ở Ấn Độ; các hồi ký, tác phẩm văn hóa

và các công trình nghiên cứu của các nhà sử học đương thời, như K Marx, B.A Irving, Muir, M Muller, Sherring, Wilson, M Williams, Cornish…

- Tư liệu tham khảo: đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu phong phú, đặc biệt là những công trình mang tính chuyên khảo của các học giả Ấn Độ, Anh,

Mỹ, các nhà sử học Xô-viết… Những số liệu, sự kiện, những phân tích đánh giá…

mà các nhà nghiên cứu đã công bố thực sự vừa là nguồn tham khảo quan trọng, vừa là những gợi mở thú vị cho đề tài.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện bằng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề lịch sử, đặc biệt là về chủ nghĩa thực dân và các vấn đề thuộc địa.

Marx Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử và lôgic: nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các sự kiện lịch sử cụ thể, phân tích các giai đoạn và sự phát triển của hệ thống chính sách thực dân, cũng như hệ quả của nó theo lôgic, hệ thống và mang tính liên kết.

- Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp… Đặc biệt, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu bằng thực tiễn của chế độ đẳng cấp ngày nay qua nhiều kênh thông tin Phương pháp liên ngành được sử dụng từ các bộ môn liên quan đến sử học như dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học… để xử lý

tư liệu, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu.

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam về

chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757, khi người Anh

Trang 16

xác lập được cơ sở chính trị đầu tiên ở Plassey, đến năm 1914, trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

- Trên cơ sở tiếp cận đa chiều, từ các học giả phương Tây, học giả Ấn Độ, học giả Việt Nam và các công trình theo trường phái marxist, luận văn phân tích

và đánh giá về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ nhìn từ đơn chiều, đó là ảnh hưởng của chế độ thực dân Anh.

- Luận văn là một công trình chuyên khảo về chế độ đẳng cấp, có thể sẽ là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho sinh viên, các nhà nghiên cứu khi đi sâu khai thác khía cạnh lịch sử và cả văn hóa-xã hội Ấn Độ thời cận-hiện đại.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được

bố cục theo ba chương sau:

Chương 1: Khái quát về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trước năm 1757

Chương 2: Chính sách của Anh đối với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ (từ năm

1.1 NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ

1.1.1 Những quan niệm Hindu giáo về nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Ấn Độ

“Đẳng cấp” dịch sang tiếng Anh là “Caste” có thể có nguồn gốc từ chữ

“Casta” theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là chủng tộc (race) Đặc biệt, nó được người châu Âu sử dụng để chứng tỏ các tầng lớp, giai cấp khác nhau, điều này

Trang 17

cũng giống như sự phân chia theo Hindu giáo Varna có nghĩa là màu sắc, và Jati có nghĩa là chủng tộc đều là những tên gọi của người Ấn Độ Chatúrvarnya dịch

ra có nghĩa là “đất nước của bốn màu sắc” là tên gọi đầy ý nghĩa phân biệt thời cổ đại của Ấn Độ Ngày nay, đẳng cấp được nhiều quốc gia trên thế giới xem như là đặc trưng riêng biệt của người Ấn Độ nói chung, và người theo Ấn Độ giáo nói riêng Trong những thời đại cổ xưa hơn của xã hội loài người, hệ thống này đã từng chiếm ưu thế rộng khắp toàn thế giới, nhưng theo thời gian, nó đã bị ruồng bỏ bỏ ở hầu khắp các nước, ngoại trừ Ấn Độ và Ceylon.

Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các tôn giáo

có số lượng tín đồ lớn trên thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ, đó là Đạo Phật và Đạo Hindu Ấn Độ cũng là nơi mà nhiều tôn giáo ở bên ngoài được du nhập vào và có

số lượng tín đồ khá đông Trong lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã và vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội “Tôn giáo ở Ấn Độ cũng đã in dấu sâu đậm trong suốt cả chiều dài cuộc đời của mỗi con người, từ khi lọt lòng đến lúc từ biệt cõi trần để rồi trong vòng luân hồi lại đầu thai qua một kiếp khác, theo như tín điều của hầu hết giáo phái Ấn Độ” [12; tr.30] Tôn giáo còn là nguồn cảm hứng cho nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật ở Ấn Độ; do

đó, đời sống văn hóa của người Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tín ngưỡng tôn giáo Chế độ đẳng cấp cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó, ở đây chủ yếu là Hindu giáo.

Trong các kinh sách của Hindu giáo, những nguồn gốc của chế độ đẳng cấp đã được đề cập Những người đi theo tôn giáo này có một niềm tin chung là những người Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma; những người Ksatriya sinh ra từ tay của thần; những người Vaisya sinh ra từ bắp đùi của thần; và những người Sudra sinh ra từ chân của thần.

Trước tiên, trong “Rig Veda”, đoạn trích nối tiếng cổ xưa nhất mà đề cập đến nguồn gốc sinh ra bốn lần của chủng tộc Hindu là bài thánh ca thứ chín mươi của quyển sách thứ 10, được gọi là “Purusha Sukta”, có viết:

Trang 18

“Brahman là miệng của thần, Rajanya được làm từ cánh tay; được gọi là Vaisya, đó là bắp đùi của thần; Sudra xuất hiện từ bàn chân của thần (…) Mặt trăng sinh ra từ tâm hồn của thần, măt trời từ mắt, Indra và Agni từ miệng, và Vayu là từ hơi thở của thần Từ rốn của thần tạo ra không khí, từ đầu là bầu trời,

từ chân là trái đất, từ tai là (bốn) phương; theo đó (các thần) đã hình thành nên các thế giới” [49; tr.4].

Luận thuyết “Taittiriya Brahmana” lại đưa ra một quan điểm khác:

“Toàn bộ (vũ trụ) này đã được tạo ra bởi Brahma Người ta nói rằng đẳng cấp Vaisya được tạo ra từ Rig Veda Họ nói rằng Yajur Veda là tử cung

mà từ đó các Ksatriya được sinh ra.Các Sania Veda là nguồn mà từ đó Brahman xuất hiện"; hay "Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ các vị thần; các Sudra từ các thần Asura6" [49; tr.5]

Trong bộ luật Manu, nguồn gốc của chế độ đẳng cấp không được đề cập nhiều Người ta gán cho nguồn gốc sự ra đời của chế độ đẳng cấp một giả thuyết

có tính chất thiêng liêng, thần bí dựa trên cơ sở sùng bái vị thần tối cao – thần Brahma Ngay trong chương I luật Manu, sau khi miêu tả Brahma - cha mẹ của các giới - được sinh ra trong một quả trứng vàng như thế nào, đã giải thích rõ nguồn gốc của các đẳng cấp là ra đời từ các bộ phận trên cơ thể thần Brahma tương ứng với địa vị xã hội của từng đẳng cấp, vì sao phải phân chia đẳng cấp trong xã hội “Vì sự phồn vinh của các thế giới, từ miệng, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài tạo nên (theo thứ tự tương ứng) Brahman, Ksatriya, Vaisya và Sudra” [Manu, chương I, điều 31].

Đến Mahabharata, trong công trình nhiều tập, đồ sộ này, nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của đẳng cấp lại xuất hiện Chẳng hạn như trong “Santi- parva”, Bhrigu7 có phát biểu như sau:

6Asura nghĩa là “thần thánh, thiêng liêng, siêu phàm” Trong những phần cổ xưa nhất của

Rig-Veda, Asura là thuật ngữ để chỉ cho linh hồn/ thần linh tối cao Về sau này, Asura mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và trở nên có nghĩa như ngày nay: một thứ quỷ quái hay kẻ thù địch của những vị thần.

7Là một hành giả Hindu (rishi), gắn với thuyết Indra – thủ lĩnh của các vị thần – bị mang nghìn con

mắt.

Trang 19

“Không có sự khác nhau nào giữa các đẳng cấp: thế giới này, đầu tiên đã từng được tạo ra bởi Brahma, đã bị chia rẽ thành các đẳng cấp do hệ quả của tạo hóa Những người được sinh ra hai lần mà thích dục lạc, bốc lửa, nóng tính,

dễ bạo lực, người đã từ bỏ nhiệm vụ của họ và có tay chân đỏ, rơi vào tình trạng của các Ksatriya Những người được sinh ra 2 lần mà có nguồn gốc nghề nghiệp liên quan đến bò cái, những người thuộc chủng da vàng, những người sống dựa vào nông nghiệp, và những người sao nhãng thực thi các nhiệm vụ của mình, chuyển sang tình trạng của những người Vaisya Những người sinh ra hai lần đó say mê những điều ác và những ý nghĩ sai lầm, những kẻ thèm khát, những kẻ sống bằng mọi loại nghề nghiệp, những kẻ da đen và từng ngã ra khỏi sự thanh khiết, rơi xuống những điều kiện của Sudra Bị chia rẽ bởi chính nghề nghiệp của

họ, những người Brahman đã bị phân chia thành những đẳng cấp khác nhau” [49; tr.5]

Như vậy, những dẫn chứng trên, cùng nhiều khảo sát của tiến sĩ Muir trong công trình của ông, đã chứng tỏ những quyển sách tâm linh của Hindu giáo không chứa đựng một sự đồng quy hay quan niệm nhất quán nào về nguồn gốc của các đẳng cấp; điều này hoàn toàn trái ngược với sự đa dạng cao độ của các nghiên cứu về chủ đề này ngày nay Những lời giải thích thần bí, thần thoại và duy lý chủ nghĩa, tất cả đều lần lượt được biểu thị Tuy nhiên, những điều đó lại trở thành cơ sở tư tưởng cho sự ra đời của luật Manu với trục chính là sự phân biệt chủng tộc hết sức gay gắt giữa các bộ phận dân cư trong xã hội.

1.1.3 Sự khác biệt về chủng tộc

Những tên gọi nguyên thủy của đẳng cấp đã chứng minh điều này Varna theo tiếng Ấn có nghĩa là “màu sắc, màu da”, cùng với jati nghĩa là chủng tộc, cả hai đều nhấn mạnh vào sự khác biệt về chủng tộc

Theo Veda thì chỉ có hai đẳng cấp là những người Aryas và Dasyus

- Aryas có nghĩa là quý tộc, cao quý (noble); nhiều học giả cho rằng nó bắt nguồn từ từ “ar” nghĩa là cái cày (plough), biểu tượng của các quốc gia đi theo nền kinh tế nông nghiệp nhưng đã trở nên văn minh hơn các chủng tộc du mục.

Trang 20

Vào những thời kỳ xa xưa nhất, khoảng thiên niên kỷ II trước công nguyên, một bộ lạc nói một ngôn ngữ mà chưa phải là tiếng Sanskrit hay tiếng

Hy Lạp, hoặc tiếng Đức đã cư trú ở những vùng đất cao thuộc Trung Á Họ đã làm tăng lên gấp bội những đồng cỏ xanh cho gia súc Tuy nhiên, theo thời gian, các nhánh của họ dần biến mất; dòng chính đã đi theo hướng tây bắc Những người cổ nhất đã di cư là tổ tiên của những người Xentơ8, những người có thể tìm thấy ở vùng rừng núi châu Âu Theo sau họ là tổ tiên của những người Ý, Hy Lạp, Đức, và những người Slavơ

Theo nhà ngôn ngữ học, nhà Sanskrit Max Muller: “Người Hindu mặc dù có lẽ là cổ xưa nhất nhưng là những người cuối cùng đã rời ngôi nhà trung tâm của gia đình Aryan Anh ta nhìn thấy những người anh trai rời đi theo hướng mặt trời lặn, và sau đó trở lại theo hướng nam và hướng đông, anh ta bắt đầu một mình tìm kiếm thế giới mới” [49; tr.8].

Ngôn ngữ cũng đã chứng minh rằng những tổ tiên của những quốc gia nguyên thủy của châu Âu và Ấn Độ đã cư trú với nhau “Những từ Chúa, nhà, cha, mẹ, con trai và con gái, chó và bò cái, trái tim và nước mắt, cái rìu và cái cây đều giống nhau là theo cách diễn đạt của ngôn ngữ Ấn – Âu, giống như khẩu hiệu của những người lính Chúng tôi chống lại những người bề ngoài có vẻ lạ; và liệu anh

ta trả lời với cái môi của một người Hy Lạp, Đức, hay người Italia, chúng tôi vẫn nhận thấy anh ta như một trong số chúng tôi Có một thời kỳ khi những tổ tiên của người Xentơ, người Đức, người Slavơ, những người Hy Lạp và người Italia, người Ba Tư và Ấn Độ, đang sống với nhau trong cùng một bức tường, chia rẽ khỏi tổ tiên của những chủng tộc Semitic và Turanian” [49; tr.8].

- Dasyus là tên gọi mà người Aryas dành cho những thổ dân của Ấn Độ, những người bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai của họ, do đó, từ này còn được hiểu là kẻ thù (enemies) Rất nhiều trong số họ đã bị nô lệ hóa mà từ dasa được

8 Tiếng Anh là người Celt, một nhóm đa dạng các bộ lạc sống vào thời kì La Mã ở châu Âu, những

người đã nói tiếng Celt, ngày nay họ có mặt ở nhiều quốc gia, khu vực như vương quốc Anh, miền Bắc nước Pháp, Ireland.

Trang 21

dùng để chỉ một người hầu như thế Người Dasyus không phải là những bộ lạc Aryan Những dấu tích của họ vẫn còn được tìm thấy trên khắp Ấn Độ Ngày nay, họ nói nhiều ngôn ngữ, như Tamil, Telugu, Canarese khác xa với tiếng Sanskrit

Do khác biệt về khí hậu nên người Aryas hãnh diện về màu da của mình, và gọi những người Dasyus là “da đen”

Theo các học giả hiện đại: “Mầm mống của hệ thống đẳng cấp được hình thành ở người Aryan từ khi chưa xâm nhập vào Ấn Độ Trong dân tộc có chung họ hàng với họ là người Iran cũng từng có thực tiễn phân chia xã hội thành

“màu” (pistra) Nói chính xác hơn cả là biểu tượng màu sắc đó có liên quan đến phẩm chất và chức năng của các nhóm xã hội riêng lẻ Không phải ngẫu nhiên mà về sau màu trắng (dấu hiệu của thiện chí và thông thái) liên quan đến các Brahman, màu đỏ (màu của năng lượng, sức mạnh, quân đội và quyền lực) liên quan đến các võ sĩ, màu vàng (màu của đất và vàng) liên quan đến đẳng cấp bình dân và cuối cùng là màu đen (màu tối) liên quan đến đẳng cấp thấp nhất là tiện dân” [21; tr.256] Như vậy, trong xã hội người Aryan thực tế đã tồn tại ít nhất ba varna mà cơ sở cho sự phân chia xã hội bất bình đẳng là sự khác biệt về dòng họ, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng Chế độ đẳng cấp varna được hoàn thiện khi người Aryan vào Ấn Độ, tức là khoảng thiên niên kỷ I TCN.

Như vậy, có thể thấy rằng: khi xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp được hoàn thiện với việc hình thành đẳng cấp thứ tư dành cho người Dravidan bản địa Nguyên nhân chủ yếu là do người Aryan là một tộc người thuộc chủng tộc Ấn –Âu và nói ngữ hệ Ấn –Âu, không chỉ khác biệt với người Dravidan bản địa về màu da mà cả trình độ phát triển

“Sự khác biệt lớn lao đầu tiên là giữa những chủng tộc da trắng và da đen, giữa kẻ đi chinh phục và người bị chinh phục, giữa người tự do và người nô lệ Không còn nghi ngờ gì nữa, những người Sudra là những chủng tộc thổ dân của Ấn Độ đã bị đánh bại bởi những người xâm lược Aryan Một trong những bộ lạc

xa xưa nhất bị chìm dưới sự chinh phục được gọi là Sudra, và tên này được mở rộng cho toàn chủng tộc” [49; tr.10].

Trang 22

Những sự khác biệt chủng tộc đó đã lý giải vì sao ở Ấn Độ, kỳ thị chủng tộc là hết sức sâu sắc Will Durant đã phân tích nguồn gốc đầu tiên của chế độ đẳng cấp như sau:

“Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryan cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn sự chủng tộc ngoại hôn, nghĩa là không được kết hôn với người ngoài thị tộc Người Aryan phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho khỏi lai, nếu không chỉ một trong hai thế kỷ sẽ bị thổ dân đồng hóa, thu hút mà mất hết giống nòi Đầu tiên, sự phân chia đẳng cấp dựa theo màu da: một bên là giống người mũi cao, một bên là giống người mũi tẹt: một bên là dân tộc Aryan, một bên là dân tộc Naga và Dravidan, theo quy tắc kết hôn với người cùng dòng giống” [6; tr.39]

Như vậy, chế độ đẳng cấp varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia màu da, chủng tộc và dòng giống, nhưng sau đó do sự biến đổi của xã hội, chế độ varna được mở rộng ra bằng phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kỵ trong hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội.

1.1.4 Sự khác biệt về nghề nghiệp và vị trí

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Nhật Bản, chế độ đẳng cấp đã từng tồn tại, nhưng chỉ trong thời gian ngắn là có sự biến đổi và sớm bị phá vỡ, và nó cũng không khắt khe và cứng nhắc như ở Ấn Độ, nhất là thời cổ đại Có thể khẳng định rằng: chế độ đẳng cấp là cơ sở cho sự phân chia nghề nghiệp và phương tiện sinh sống ở Ấn Độ, hay cũng có thể nói rằng: nghề nghiệp và phương tiện sinh sống là cơ sở để phân biệt cư dân Ấn Độ thành những varna khác nhau.

Theo luật Manu, có mười phương tiện để kiếm sống là: kiến thức, nghề thủ công, làm việc lấy công, hầu hạ, chăn nuôi, buôn bán, canh tác, bằng lòng, xin bố thí, cho vay lãi (điều 16, chương X) Trong đó, người ở varna nào chỉ được phép làm nghề sinh sống thuộc varna ấy “để bảo toàn cả vũ trụ này, ngài, đấng cực kỳ sáng láng, định ra những việc riêng biệt cho những kẻ sinh ra từ miệng, hai tay, đùi và bàn chân” (điều 87, chương I).

Trang 23

Sau khi sáng tạo ra bốn đẳng cấp, thần ra lệnh cho Brahman nghiên cứu và giải thích kinh Veda, lo việc tế tự và truyền thụ tri thức; Ksatriya có trách nhiệm học kinh Veda, cai trị và bảo vệ dân, dâng lễ cho thần; Vaisya có nhiệm vụ lao động sản xuất nhằm cung cấp mọi thứ cần thiết cho đời sống của Brahman và Ksatriya, ngoài ra còn phải nộp thuế, phục vụ lao dịch và binh dịch; còn Sudra thì có bổn phận phục vụ ba chủng tính trên, không được kêu ca, oán thán (điều

88, 89, 90, 91; chương I) Trong thần thoại Ấn Độ nói về sự sáng tạo ra thế giới, có câu: lúc đầu thần tạo ra ba varna trên và về sau mới tạo ra Sudra và súc vật.

Brahman “có thể sống một cách xứng đáng bằng sáu việc (kể ra sau đây) theo thứ tự: Dạy (Veda), nghiên cứu, hiến tế cho bản thân mình, hiến tế cho những người khác, dạy học và nhận (quà biếu) của những người trong sạch” (điều 32, chương I) “Nhưng trong sáu việc ấy có ba việc đem lại phương tiện sinh sống: làm hiến tế cho những người khác, dạy học và nhận (quà biếu) của những người trong sạch” (điều 34, chương I) Manu khuyên các Brahman “nên sống bằng rita (công minh chính đại) và amrita (bất tử), mrita (phải chết) hay pramrita (tàn khốc) hay thậm chí bằng styanrita (công minh và giả dối), đừng bao giờ bằng svariti (lối sống của chó)” Việc chọn nghề cũng là một phần thể hiện sự cao quý; nghề nghiệp không đơn thuần chỉ là phương tiện sống mà quan trọng hơn cả là sự trong sạch, không được dối trá, không được phép dựa vào uy tín của mình để giả nhân giả nghĩa (điều 11, chương IV).

Ksatriya sinh sống bằng hoạt động quân sự, Vaisya bằng hoạt động kinh tế “Để sinh sống, (có quy định là), Ksatriya mang gươm và tên casta, Vaisya thì buôn bán, (nuôi) súc vật, canh tác nhưng dharma (của họ) là hiếu học, hiến tế” (điều 79, chương I) Còn Sudra chỉ được sinh sống bằng công việc phục vụ các Brahman bởi vì đấng tự tại tạo nên Sudra để hầu hạ Brahman “Sudra dù được chủ phóng thích cũng không thoát khỏi trách nhiệm hầu hạ; vì việc đó sinh ra là để cho Sudra, vậy thì ai có thể giải thoát Sudra khỏi cái đó” (điều 414, chương I).

Trong tất cả các nghề nghiệp sinh sống kể trên thì việc dạy kinh Veda, làm chủ tế lễ và nhận lễ vật là ba công việc chỉ dành riêng cho Brahman, ngay cả

Trang 24

Ksatriya cũng không được với tới Ở thời cổ đại, nhất là đối với một xã hội mang đậm dấu ấn tâm linh như đất nước Ấn Độ, thì việc hành nghề tôn giáo được xã hội coi là nghề nghiệp sang trọng nhất, dễ kiếm ăn và vinh thân nhất Chính vì vậy, Brahman đã độc chiếm nghề đó, coi đó là một đặc quyền vốn có của mình

Ngoài nghề nghiệp cụ thể quy định cho từng đẳng cấp trong xã hội, Manu còn đề cập đến lao động của những người làm công nhật tự do hay chế độ lao động làm thuê trong xã hội Ấn Độ cổ đại gọi là các karmakara trong các lĩnh vực khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán Họ đã được sử dụng trong những thành thị cũng như trong các làng xã Nói chung, họ là những người không có tư liệu sản xuất và cách kiếm sống duy nhất của họ là cho thuê sức lao động của mình để lấy tiền công hay là đồ ăn

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại còn tồn tại lao động của các nô lệ Mặc dù địa vị của Sudra thấp kém và đời sống khổ cực như vậy, nhưng đây không phải là bộ phận nô lệ Trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, khái niệm “nô lệ” được biểu hiện bằng danh từ “Dasa” vừa có nghĩa là nô lệ, vừa có nghĩa là kẻ tôi tớ Điều 415 chương VIII chỉ rõ nguồn gốc của tám loại nô lệ như sau: kẻ bị bắt dưới cờ, kẻ nô lệ vì được nuôi dưỡng, nô lệ sinh ra trong nhà, kẻ mua về, kẻ được đem cho, kẻ được thừa hưởng và nô lệ do trừng phạt Nô lệ phải lao động khổ sai nặng nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, hầm mỏ dưới quyền sở hữu của nhà nước hay dưới quyền sở hữu của cá nhân chủ nô, nô lệ được sử dụng trong việc nội trợ của nhà vua hay đại quý tộc chủ nô

Ngoài nghề nghiệp của bốn đẳng cấp trong xã hội và lao động của nô lệ, luật Manu còn đề cập đến đối tượng đặc biệt trong xã hội lúc bấy giờ và công việc của họ, đó là những tầng lớp người không được xếp vào đẳng cấp nào Họ bị coi là những kẻ “thấp kém nhất trong xã hội” Họ được gọi bằng nhiều cái tên: Magadhan, Videhan, Sandala, nghĩa là tầng lớp “không được sờ mó” (untouchabilities hay depressed caste) Nguồn gốc của họ có nhiều, nhưng chủ yếu là những người con cái của những đôi hôn nhân vi phạm quy định của chế độ phân biệt đẳng cấp Họ bị buộc phải ở ngoài làng, phải làm những công việc mà

Trang 25

xã hội đẳng cấp coi thường: trông coi ngựa và xe, phục vụ những người đàn bà, săn thực vật hoang Ngoài ra, họ còn phải làm những việc khác ghê sợ hơn như: chôn cất xác chết, đao phủ, móc cống, thuộc da “Ban ngày theo lệnh của vua, họ được thả vào (đấy) để làm các công việc khiêng xác chết (của những người) không có họ hàng thân thích” “sát hại những kẻ tử hình” (điều 55, 56; chương X).

Như vậy, quy tắc về sự phân chia đẳng cấp là rất rõ ràng trong xã hội Ấn Độ, nó buộc mọi đẳng cấp phải tuân theo Đây chính là cơ sở của sự phân chia đẳng cấp, cũng là cơ sở phân loại sau này của Anh trong các cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX.

1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ THEO LUẬT MANU

1.2.1 Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp

1.2.1.1 Quy định về tôn giáo

Trong bộ luật Manu, những quy định về tôn giáo được đề cập tương đối nhiều và khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi đẳng cấp trong xã hội Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân đều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận thuộc về đẳng cấp mình Ở khía cạnh luật pháp, Manu đã đưa ra những quy định về tôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng Trên đỉnh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Brahman (hay Bàlamôn) Họ là những người được hưởng nhiều quyền lợi nhất về tôn giáo, vai trò và địa vị luôn được đề cao Điều 88 chương I quy định

“Việc giảng dạy (adhyapa), nghiên cứu Veda (adhyayana), cúng lễ ngài và cúng lễ những người khác, phân phát (dana) và nhận (pratigana) (của bố thí), ngài quy định cho các Brahman” Manu còn khuyên các tu sĩ Brahman nếu không được hỏi thì không giảng giải và cũng không giảng giải cho những người hỏi không đúng Ngoài ra, Manu cũng phân loại cụ thể những chức danh cho những người liên quan đến việc giảng dạy kinh Veda.

Trang 26

Manu cũng chỉ ra rằng trách nhiệm phân phát của bố thí, cúng lễ, nghiên cứu Veda được dành lần lượt cho các đẳng cấp Ksatriya và Vaisya “Nhờ những

kỳ công khổ hạnh đặc biệt và những lời thề khác nhau do các quy tắc định ra, những người ra đời hai lần phải nghiên cứu toàn bộ Veda cùng với Upanishad (rahasya) [Manu, điều 165, chương II] Như vậy, những quyền lợi và trách nhiệm chính trong việc thực thi những quy định tôn giáo chủ yếu dành cho những người thuộc ba đẳng cấp trên được gọi là những người “được sinh ra hai lần” Người Sudra thuộc đẳng cấp thấp nhất trong xã hội theo đạo Brahman nếu nghe thánh kinh (Veda) thì tai sẽ điếc, bị đổ chì vào; nếu tụng thánh kinh thì lưỡi sẽ bị cắt đứt ra; nếu lại muốn học thuộc lòng thì thân thể bị chặt ra làm hai

Luật Manu cũng giải thích sở dĩ đẳng cấp Brahman có đặc quyền như vậy

vì họ nắm được tri thức, được sinh ra từ phần tốt nhất trên thân thể thần Brahma, là người nắm giữ vị trí đích trưởng và hiểu biết kinh Veda Đồng thời, kinh Veda có một vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức của mỗi đẳng cấp trong xã hội “Người ra đời hai lần mà không nghiên cứu Veda mà lại ra sức làm (viji) khác, thì ngay lúc sống, người ấy cùng con cháu nhanh chóng

đi đến tình trạng của Sudra” (Manu, điều 168, chương II) Mặt khác, tư tưởng trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ là tư tưởng Dharma, một khái niệm về trách nhiệm, nghĩa vụ, và về việc thực hiện trách nhiệm của mình đối với chính bản thân và đối với người khác Cũng theo đạo Brahman và luật Manu, Dharma

có gốc rễ từ Veda mà ra, tu sĩ Brahman được coi là những nhà thông thái vì tinh thông Veda đương nhiên sẽ giữ vị trí cao nhất về tôn giáo.

Không chỉ dừng lại ở việc quy định quyền tôn giáo của mỗi đẳng cấp, những quy định về tôn giáo trong luật Manu còn làm rõ bốn giai đoạn khác nhau của một con người Mỗi giai đoạn của cuộc đời, mỗi đẳng cấp phải thực hiện những nghi lễ, quy định tôn giáo khác nhau, đó cũng là quá trình vươn lên sự

“giải thoát” – mục đích lớn nhất mà các tín đồ Brahman muốn đạt được Trong

đó, giai đoạn thứ nhất dành cho tuổi thiếu niên là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống Đây là giai đoạn chủ yếu phải học tập kinh Veda Tùy thuộc mỗi đẳng cấp

Trang 27

mà mức độ nghiên cứu kinh Veda nặng, nhẹ khác nhau Giai đoạn này, thiếu niên phải học tập và tuân theo những quy định chặt chẽ, khắt khe dưới sự hướng dẫn của thầy dạy Veda Giai đoạn thứ hai là giai đoạn “chủ nhà”: con người lập gia đình, tạo dựng sự nghiệp và công danh, hưởng thú vui trần tục nhưng vẫn phải tuân theo những quy định lễ nghi tôn giáo và bổn phận của giai cấp mình Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sống ẩn giật khi đã có tuổi và con cháu Họ phải rời bỏ gia đình, từ bỏ những ràng buộc của cuộc sống đời thường, sống cuộc sống tâm linh, suy ngẫm về những triết lý tôn giáo Giai đoạn thứ tư là giai đoạn xuất thế thành những tu sĩ khất thực, sống cuộc sống không màng đến danh lợi, mong muốn tìm đến sự giải thoát Trong mỗi giai đoạn khác nhau của một đời người, tùy thuộc vào thân phận của mình mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện những nghi

lễ, quy định tôn giáo khác nhau.

Nhìn chung, những đặc quyền về tôn giáo thường dành cho những đẳng cấp trên trong hệ thống xã hội, đặc biệt là đẳng cấp Brahman Tuy nhiên, song song với việc được hưởng những đặc quyền đó, những người ra đời hai lần cũng phải thực hiện hàng loạt những quy định khắt khe, những lễ nghi tôn giáo phức tạp mà luật Manu đã quy định cho mỗi đẳng cấp khá chi tiết, rõ ràng.

Tuy nhiên, sau khi các cuộc chiến tranh qua đi, và hòa bình lập lại, con người cần mở mang tri thức, sinh hoạt tôn giáo và phát triển kinh tế Đẳng cấp Brahman ngày càng đông lên, uy quyền được thần thánh hóa Brahman không chỉ có những đặc quyền về tôn giáo mà cả chính trị Đẳng cấp này được coi là những động vật ưu tú nhất trong những động vật có lý tính, do đó họ nắm quyền thống trị cả thế giới “Bàlamôn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền chính trị quốc gia,

Trang 28

trong triều đình bao giờ cũng có chỗ dành cho Purohita-nhà tư tế gia đình Nó giúp vua các ma thuật, trở thành cố vấn nhiều vấn đề, thành bộ trưởng và người được ủy quyền”.

Quyền lực chính trị của Brahman được thể hiện ở nhiều khía cạnh Trước hết Brahman là đẳng cấp có quyền đưa ra các quy định về pháp luật; trong nhiều trường hợp, nếu không có các quy định pháp luật thì lời nói của Brahman được coi là các Dharma và các đẳng cấp khác phải nghe theo Brahman còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vua xét xử các vụ kiện tụng Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt, nếu vua không tự mình xét xử được những vụ kiện tụng thì phải có một Brahman thông thái nhất tiến hành việc xử kiện Manu cũng khuyên vua muốn thực hiện tốt trách nhiệm cai trị đất nước của mình thì phải có

sự giúp đỡ của các Brahman thông thái “Vua nên bàn bạc hết sức nghiêm chỉnh với Brahman thông thái, ưu tú nhất về sáu hình thức chính trị Bao giờ cũng nên cho người ấy biết mọi công việc với sự tin cậy hoàn toàn; hãy cùng người ấy cân nhắc kỹ rồi mới thi hành bất kỳ hiệp pháp nào” (Manu, chương VII, điều 58-59).

*) Đối với đẳng cấp Ksatriya: Đây là đẳng cấp chủ thể của quyền lực chính trị Đẳng cấp Ksatriya gồm tầng lớp quý tộc, vương công, võ sĩ thế tục… Theo quan điểm về tính gần gũi với tri thức thần thánh thì Ksatriya giữ địa vị thấp hơn so với đẳng cấp Brahman Tuy nhiên, trong thực tế, quyền lực chính trị và cai quản hành chính lại nằm trong tay đẳng cấp này Luật Manu cũng chỉ rõ trách nhiệm chính đối với Ksatriya là mang gươm, việc làm xứng đáng nhất của họ là bảo vệ các thần dân, ra sức thực hiện các Dharma được quy định cho đẳng cấp mình, Ksatriya không bao giờ được lảng tránh chiến đấu trên sa trường, luôn phải “dũng cảm trong các trận đánh, bảo vệ nhân dân, tôn kính các Brahman đó

là phương tiện tốt nhất để đạt được phúc lạc” (Manu, chương VII, điều 89).

Như vậy, thực tế, quyền lực chính trị nằm trong tay hai đẳng cấp cao nhất trong xã hội: Brahman và Ksatriya Manu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa hai đẳng cấp này: đẳng cấp Ksatriya luôn luôn phải kính trọng đối với những

Trang 29

Brahman Bởi vì “không có Brahman thì Ksatriya không thể thành đạt được, không có Ksatriya thì Brahman không hưng vượng được; Brahman và Ksatriya kết hợp với nhau thì được hưng vượng trong cả thế giới này lẫn thế giới bên kia” (Manu, chương IX, điều 322).

*) Đối với đẳng cấp Vaisya: Mặc dù được coi là những người sinh ra hai lần nhưng do Vaisya chủ yếu có trách nhiệm thực thi bổn phận chính trị đã được quy định, chứ không có nhiều quyền lực về chính trị như đẳng cấp Brahman hay Ksatriya Luật Manu cũng quy định trách nhiệm chính của đẳng cấp Vaisya

“Vaisya đã được phong tặng, đã kết hôn, bao giờ cũng nên làm kinh tế và đặc biệt

là nuôi gia súc” (Manu, chương IX, điều 326) Dharma cao nhất đối với đẳng cấp Vaisya là cố gắng hết sức làm tăng tài sản và cấp thức ăn cho các sinh vật.

*) Đẳng cấp Sudra: Đây là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội, có trách nhiệm chính là phục dịch các đẳng cấp trên, đặc biệt là Brahman Việc phục dịch các Brahman được coi là Dharma cao nhất đối với đẳng cấp Sudra, vì “Một Sudra trong sạch, vâng lời người trên, nói năng dịu dàng, không kiêu ngạo, luôn nhờ cậy Brahman che chở, thì được sự ra đời cao nhất trong cuộc đời mới” (Manu, chương IX, điều 334) Manu chỉ rõ Sudra không có quyền bàn luận và đưa ra những quy định về Dharma vì “Nước nào mà có một Sudra được vua cho phép đưa ra định nghĩa về Dharma thì nước đó diệt vong như con bò cái trong vũng lầy” (Manu, chương VIII, điều 22).

Trách nhiệm chính của Sudra là phục vụ đẳng cấp Brahman, coi đây là phương tiện sinh sống chủ yếu Tuy nhiên, nếu Sudra không thể phục vụ Brahman

vì kế sinh nhai có thể phục vụ đẳng cấp Ksatriya giàu có, nhưng Manu khuyên tốt nhất nên phục vụ Brahman vì đó là con đường tốt nhất có thể lên thiên đường.

1.2.1.3 Quy định về tư cách pháp nhân trước pháp luật

Những quy định về tư cách pháp nhân thể hiện vai trò vị trí của các đẳng cấp trong xã hội, đồng thời thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong

xã hội Về cơ bản, pháp luật bảo vệ quyền lợi của những đẳng cấp trên – những người được quan niệm là sinh ra hai lần “cho nên những người hiền minh thậm

Trang 30

chí đừng bao giờ đi dọa những người ra đời hai lần, đừng đánh kẻ đó dù là bằng cọng cỏ, đừng làm kẻ đó đổ máu” (Manu, chương IV, điều 169).

Đối với đẳng cấp Brahman, pháp luật dường như có một sự bảo vệ đặc biệt, các đẳng cấp dưới phải phục tùng và kính trọng vô điều kiện đối với Brahman Bất kỳ người nào, dù được sinh ra hai lần, nhưng nếu chỉ dọa giết một Brahman có thể bị đày xuống địa ngục một trăm năm; kẻ nào vì mất trí mà làm đổ máu Brahman, kẻ đó

có thể bị mất đẳng cấp và sẽ bị hành hạ ghê gớm sau khi chết Thậm chí kẻ nào giả làm Brahman cũng bị coi là tội lớn và bị trừng phạt nghiêm khắc Brahman khi phạm những tội nặng thì chỉ bị phạt ở mức độ trung bình hay bị đuổi ra khỏi nước, nhưng vẫn được đem theo tài sản của mình; không bao giờ bị xử vào tội chết Tuy nhiên, Brahman cũng phải thực hiện những trách nhiệm nặng nề của đẳng cấp mình, không nên có ý định gây hại cho người khác Brahman say rượu cũng có thể trải qua tình trạng sâu bọ và súc vật

Đối với đẳng cấp Sudra, sự phục tùng các đẳng cấp trên là tuyệt đối Sudra sinh ra chỉ có bổn phận là phục vụ các đẳng cấp trên trong xã hội Sudra dù đã được phòng thích thì vẫn không thoát khỏi bổn phận của Varna mình đó là hầu

hạ, không ai có thể giải thoát trách nhiệm đó của Sudra Ngoài ra, Sudra không

có quyền được phong tặng, không được thực hiện Dharma của các đẳng cấp trên, không có quyền được tích lũy tài sản dù có khả năng làm việc đó Luật Manu giải thích vì Sudra giàu có sẽ làm khó cho các Brahman.

Trong xét xử, sự phân biệt đẳng cấp và sự khác biệt về tư cách pháp nhân giữa các đẳng cấp càng thể hiện rõ nét Manu nêu rõ nguyên tắc trong việc xét xử trước pháp luật phải đảm bảo trật tự xã hội và căn cứ vào địa vị tôn giáo, chính trị của mỗi đẳng cấp “Biết cái lợi, cái hại, đặc biệt Dharma và Adharma, nếu xét tất cả các vụ của các bên kiện, theo đúng trật tự các Varna” (Manu, chương VIII, điều 24)

Đối với việc làm chứng trước tòa, Manu thể hiện tính hai mặt rõ nét Một mặt, bộ luật này khuyên người làm chứng trước tòa phải nói sự thật vì “Người làm chứng được tẩy uế bằng sự thật, Dharma được tăng lên nhờ sự thật; chính bởi

Trang 31

thế, các nhân chứng ở tất cả varna phải nói lên sự thật” (Manu, chương VIII, điều 83), nếu không thì sẽ bị trừng phạt rất nặng Mặt khác, Manu cũng khuyên người làm chứng nếu khai đúng sự thật mà có thể làm chết một Sudra, một Vaisya, Ksatriya hay một Brahman thì phải nói sai sự thật, trong trường hợp đó còn tốt hơn cả chân lý.

Ngoài ra, luật Manu còn quy định rất rõ ràng về việc những hình phạt đối với những ai phạm những tội lăng nhục, ăn cắp, ngoại tình, đánh bạc và thừa kế tài sản…

Như vậy, có thể thấy rằng: những điều khoản của luật Manu đã dành sự

ưu ái nhất đối với những đẳng cấp trên, đồng thời, ra sức bảo vệ chế độ đẳng cấp

Ấn Độ Manu được coi là cơ sở pháp lý của chế độ xã hội này Điều này không có

gì là khó hiểu, bởi luật Manu được soạn bởi những thành viên của đẳng cấp Brahman, hay những tu sĩ Dharma của những người chủ gia đình trong Manu là những người thuộc đẳng cấp Brahman.

1.2.1.4 Quy định về hôn nhân

Theo quan niệm chung về hôn nhân của người Ấn Độ cổ trung đại thì hôn nhân là một sự kiện quan trọng, là bước chuyển trong sự phát triển hoàn thiện cuộc sống của mỗi người Ngay từ rất sớm, thời Veda, ở Ấn Độ đã xuất hiện những cuộc hôn nhân cặp đôi với các nghi lễ tôn giáo phong phú chứ không còn

là kiểu tạp hôn như thời nguyên thủy Hơn nữa, những quy định cụ thể về hôn nhân và những hình thức hôn nhân được đề cập khá chi tiết.

Về cơ bản, tôn giáo và luật pháp Ấn Độ thời cổ - trung đại không khuyến khích và đề cao chế độ hôn nhân đa thê (poligamy); thông thường người đàn ông chỉ lấy duy nhất một vợ Dù trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp cưới hai, ba vợ, nhưng chủ yếu chỉ xảy ra đối với những người giàu có và là đẳng cấp trên trong

xã hội như: tăng lữ, vua, quý tộc Theo truyền thống, một người Sudra chỉ có thể lấy một vợ là Sudra; nhưng một người Vaisya có thể lấy một người thuộc đẳng cấp Vaisya và một người thuộc đẳng cấp Sudra; một người Ksatriya có thể lấy một người vợ thuộc đẳng cấp mình và hai vợ thuộc hai đẳng cấp dưới; một

Trang 32

người thuộc đẳng cấp Brahman có thể lấy một vợ thuộc đẳng cấp Brahman và

ba người thuộc đẳng cấp dưới (Manu, chương III, điều 13) Tuy nhiên, ở Ấn Độ thời cổ đại và phong kiến, hiện tượng đa thê không phổ biến, và việc phụ nữ lấy nhiều chồng lại càng cá biệt hơn

Hôn nhân trong Manu được quy định rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ Những chàng trai thuộc ba đẳng cấp trên sau khi hoàn thành việc học tập (kinh sách) sẽ trở về nhà và bắt đầu một giai đoạn mới cao hơn về thể chất, đạo đức, tinh thần Đó là viêc chọn cưới vợ và trở thành một người chủ gia đình “Sau khi tẩy rửa thân thể với sự cho phép của guru, sau khi thực hiện nghi thức trở về nhà (samavrtta) theo đúng quy tắc, người ra đời hai lần nên lấy vợ cùng varna với mình và có những biểu hiện thân thể dễ ưa” (Manu, chương III, điều 4) Việc kết hôn rất quan trọng và được tiến hành khá phức tạp tùy thuộc vào từng đẳng cấp.

Thường thì người đàn ông thuộc đẳng cấp nào thì lấy vợ thuộc đẳng cấp

đó Manu phê phán những người thuộc đẳng cấp Brahman lấy vợ thuộc đẳng cấp Sudra vì cho rằng “không một truyền thuyết nào thấy nhắc đến người vợ Sudra của đẳng cấp Brahman hay Ksatriya, ngay cả với những người gặp hoàn cảnh thúc bách” Manu phê phán những người đàn ông được tái sinh nếu cưới những người vợ của đẳng cấp dưới (Sudra), cho đó là ý nghĩ điên rồ vì họ sẽ sớm làm mất danh dự gia đình, đồng thời những đứa trẻ sinh ra sẽ thuộc đẳng cấp Sudra (Manu, chương III, điều 15) Dầu vậy, Manu vẫn chấp nhận hôn nhân xuyên đẳng cấp, nhưng có những quy định hết sức ngặt nghèo về lễ nghi Chẳng hạn, điều 44, chương III, luật Manu có ghi:

“Trong lễ kết hôn của một cô dâu thuộc đẳng cấp dưới với một chú rể có vị trí cao quý hơn thì theo luật cô dâu Ksatriya phải cầm một mũi, cô dâu Vaisya cầm một gậy nhọn và cô dâu Sudra cầm lấy viền áo của chú rể” (Manu).

Những cuộc hôn nhân xuyên đẳng cấp này từng được nhiều học giả xem là

“khe hở” của chế độ varna Tuy nhiên, điều này không hề đi quá giới hạn nhất định.

Trang 33

Ngoài ra, theo Manu, một cuộc hôn nhân được coi là hạnh phúc phải dựa trên cơ sở tự nguyện của đôi bên Mặc dù vậy, phần lớn các cuộc hôn nhân trong

xã hội Ấn Độ cổ đại và trung đại chỉ là sự thỏa thuận giữa gia đình hai bên

Bên cạnh đó, trong luật Manu còn có những quy định rất rõ về những loại hình hôn nhân trong xã hội Ấn Độ thời kỳ Veda và phong kiến Dù theo hình thức nào thì luôn phải đảm bảo những quy định cơ bản về lễ nghi, trang phục của mỗi đẳng cấp; và chế độ nội hôn được coi là biểu tượng của hệ thống phân cấp varna,

và cả jati nữa.

1.3 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ TRƯỚC NĂM 1757

1.3.1 Đặc điểm của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trước năm 1757

1.3.1.1 Sự phân biệt đẳng cấp dựa trên cơ sở chủng tộc và vai trò tuyệt đối của Brahman

Ở Ấn Độ, sự tồn tại của vũ trụ được cho rằng là dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp, mà nguồn gốc của mỗi đẳng cấp thể hiện vị trí của họ trong xã hội:

“Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatriya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaisya được sinh ra từ bắp đùi, và đẳng cấp Sudra được sinh ra từ bàn chân của thần” (Manu, chương I, điều 31).

Đây là sự thần thánh hóa nguồn gốc của chế độ Varna theo quan điểm của Manu, còn thực tế, nó bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc rất sâu sắc giữa những người Aryan da trắng với người bản địa Dravidan da đen Trong thời kỳ Veda, chế độ đẳng cấp tùy thuộc vào màu da, đến thời trung đại, nó lại tùy thuộc vào dòng máu gia đình, tổ tiên Có thể thấy hai điểm căn bản tồn tại trong xã hội Ấn Độ cổ xưa là mỗi cá nhân đều thuộc một đẳng cấp nhất định, đồng thời phải thừa nhận và tuân thủ Dharma.

Việc ưu tiên những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội Ấn Độ là rất dễ hiểu bởi nó có cơ sở là bộ luật Manu, bộ luật được soạn thảo bởi những thành viên của đẳng cấp Brahman hay những tu sĩ Chế độ đẳng cấp được coi là công cụ

Trang 34

của bộ phận này nhằm thống trị xã hội Họ sáng tạo ra toàn bộ hệ thống vũ trụ phức tạp, rộng lớn, được bao trùm bởi một quan niệm rằng họ đóng vai trò điều chỉnh xã hội Ấn Độ cổ đại.

Chỉ ở Ấn Độ mới thấy được hiện tượng lạ lùng này – một đẳng cấp giữ đặc quyền và uy tín suốt khoảng 2500 năm, mặc dù trải qua nhiều sự đổi thay chính quyền Các học giả nước ngoài cho rằng có nhiều lí do để Manu bênh vực chế độ đẳng cấp Varna hay cũng là lí do khiến chế độ này tồn tại bất dịch trong suốt một thời gian dài.

Những nhà khoa học hiện đại với quan điểm về đấu tranh giai cấp cho rằng việc tồn tại và duy trì hệ thống đẳng cấp là duy trì bất công trong xã hội, nhưng Manu lại cho đó là những yếu tố làm nên tinh thần tối cao, đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của xã hội Và ngày nay, chế độ đẳng cấp đó vẫn tồn tại ở Ấn Độ, chỉ có điều, nó vận hành với một dáng vẻ mới, và những đặc điểm rất khác biệt Sự tồn tại dai dẳng đó của chế độ đẳng cấp có thể được lý giải ở hai nguyên nhân tích cực sau:

Trước hết, về mặt sinh học, việc nghiêm cấm hôn nhân xuyên đẳng cấp (intermarriages), không lai tạp, thêm vào đó là những quy cách ăn uống, những quy tắc giữ thân thể được thanh khiết, giữ gìn vệ sinh khiến nòi giống ngày càng tốt hơn

Hai là, chế độ Varna thiết lập nên trật tự trong cảnh hỗn độn do sự bất bình đẳng và dị biệt giữa các cá nhân, nó tránh cho hàng triệu người khỏi bị tham vọng phú quý ám ảnh Chế độ này quy định đời sống cá nhân, cho mỗi người một dharma, tạo vị trí các nghề nghiệp, mỗi người có một nghề nhất định, không ai nghĩ tới chuyện khinh suất đổi nghề, và do đó giúp những người cùng nghề đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau.

Có thể nói rằng nhờ Varna mà Ấn Độ dù có giặc ngoại xâm hay không thì vẫn giữ được nét cổ truyền đặc trưng của một trật tự xã hội – trật tự chứa đựng luân lý và các giá trị văn hóa đặc sắc – trong khoảng thời gian liên tục kéo dài

mà hiếm một dân tộc nào trên thế giới có được.

Trang 35

1.3.1.2 Tính xơ cứng và khắc nghiệt

Tính xơ cứng của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ được thể hiện rất rõ qua các quy định cụ thể đối với các đẳng cấp trong xã hội Ngay từ khi mới ra đời, chế độ đẳng cấp được phân chia dựa trên cơ sở sự khác biệt về màu da, đến thời trung đại, nó tùy thuộc vào nghề nghiệp, dòng máu tổ tiên Về cơ bản, đẳng cấp ở Ấn Độ được di truyền từ đời cha đến đời con – cha ở trong đẳng cấp nào thì con ở đẳng cấp đó bất di bất dịch không thể thay đổi được Mặt khác, gốc rễ của chế độ đẳng cấp là tư tưởng “dharma”, mỗi đẳng cấp trong xã hội đều phải thừa nhận và tuân theo Dharma (tức là bổn phận và trách nhiệm) của đẳng cấp mình, chấp nhận dharma cũng có nghĩa là chấp nhận những tục lệ truyền thống Do đó, người Ấn Độ không bao giờ có ý định thay đổi đẳng cấp của mình Ví dụ, điều 97, chương X có khuyên: mỗi đẳng cấp nên thực hiện dharma của đẳng cấp mình, thà dharma của mình thực hiện kém còn hơn là thực hiện dharma của người khác tốt Ngoài ra, để củng cố chế độ đẳng cấp thì luật Manu cũng nêu rõ lối sống cho từng đẳng cấp Đối với những đẳng cấp trên nếu khó khăn có thể thực hiện dharma của các đẳng cấp dưới Tuy nhiên, các đẳng cấp dưới tuyệt đối không bao giờ được thực hiện lối sống và dharma của những đẳng cấp trên Ví dụ, điều

96 chương X có nêu rõ: kẻ nào sinh ra ở đẳng cấp thấp kém nếu vì tham lam sống theo dharma của những đẳng cấp cao hơn có thể chịu những hình phạt nặng nề như: bị tịch thu tài sản và trục xuất ra khỏi đất nước…

Tính xơ cứng cũng giải thích vì sao chế độ đẳng cấp Ấn Độ tồn tại trong suốt một thời gian dài trước những thay đổi phức tạp về chính trị trong lịch sử

Ấn Độ “Chỉ ở Ấn Độ người ta mới thấy hiện tượng lạ lùng này là một tập cấp giữ được trọn uy tín và đặc quyền trong suốt hai ngàn rưỡi năm, mặc dầu trải qua bao cảnh thay đổi ngôi chúa, chính quyền này lên, chính quyền khác xuống Chỉ bọn Chandala, ti tiện, ngoài tập cấp mới vĩnh tồn như vậy” [6; tr.183]

Tính khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ được thể hiện rõ qua quyền lợi và trách nhiệm giữa các đẳng cấp trong xã hội về tôn giáo, xử phạt trước pháp luật, hôn nhân và trong quan hệ xã hội Nhìn chung, những đẳng cấp trên –

Trang 36

những người ra đời hai lần được hưởng nhiều quyền lợi, đặc biệt là đối với Brahman và Ksatriya Ví dụ, đối với Brahman thì trong một số điều như 98, 99,

100 chương I của luật Manu có nêu rõ Brahman giữ địa vị cao nhất trong xã hội, được hưởng những đặc quyền và là chúa tể của thế giới Brahman còn được pháp luật bảo vệ, các đẳng cấp khác trong xã hội nếu chỉ cần xúc phạm, lăng nhục Brahman dù chỉ bằng lời nói hay hành động đều bị coi là phạm tội nặng và phải chịu những hình phạt khốc liệt Ví dụ, điều 207 chương XI có quy định rõ: kẻ nào xông vào có ý định đánh Brahman thì phải ở địa ngục một trăm năm Đối với đẳng cấp Sudra thì sự phân biệt và bất bình đẳng được thể hiện rõ nét qua luật Manu Sudra không có quyền thực hiện các nghi lễ tôn giáo, không có quyền về chính trị, không được tích lũy tài sản, nhiệm vụ chính chỉ là phục dịch các đẳng cấp trên trong xã hội.

Đẳng cấp cũng phải thực hiện rất nhiều các quy tắc kiêng kị trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, ăn, mặc, tiếp xúc Ví dụ, trong thời kỳ “chủ nhà”, người ra đời hai lần khi thực hiện lễ thờ cúng tổ tiên phải tuân thủ quy định không được cho hàng loạt các đối tượng tham dự như: các thầy lang, kẻ không nghiên cứu Veda, kẻ bán thịt, kẻ có răng đen, kẻ không làm tròn trách nhiệm tôn giáo, kẻ học trò của Sudra, kẻ không noi theo các quy tắc phẩm hạnh… mà Manu liệt kê chi tiết từ điều 151 đến 166 chương III Đối với những người ra đời hai lần, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau của đời người mà phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về cách ăn, mặc, thực hiện các nghi lễ tôn giáo khác nhau Có lẽ không một nơi nào trên thế giới mà luật pháp lại đưa ra nhiều quy định phức tạp, cụ thể, có sự phân biệt, bất bình đẳng giữa các đẳng cấp về mọi mặt của đời sống xã hội như Ấn Độ.

1.3.1.3 Chế độ đẳng cấp được thần thánh hóa mang đậm dấu ấn tôn giáo – đạo Hindu

Trong chương I của luật Manu, yếu tố thần thánh hóa được thể hiện khá

rõ nét khi nội dung chủ yếu của nó nói về nguồn gốc của thế giới, sự ra đời của bốn đẳng cấp và đề cao thần Brahma – thủy tổ của cả thế giới loài người và các

Trang 37

vị thần khác có liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt và lao động của cư dân Ấn Độ

Ví dụ, trong điều 31, chương I có giải thích về nguồn gốc ra đời của bốn đẳng cấp

là do thần Brahma tạo ra “Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ miệng, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài tạo nên (theo tương ứng) Brahman, Ksatriya, Vaisya và Sudra” (Manu, điều 31, chương I) Có lẽ, không một nơi nào trên thế giới mà sự

ra đời của các đẳng cấp, lối sống, quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp được thần thánh hóa và được quy định bằng luật pháp như ở Ấn Độ cổ đại.

Trong Rig Veda cũng có viết:

“Mặt trăng sinh ra từ tâm hồn của thần, mặt trời từ mắt, Indra và Agni từ miệng, và Vayu là từ hơi thở của thần Từ rốn của thần tạo ra không khí, từ đầu

là bầu trời, từ chân là trái đất, từ tai là (bốn) phương; theo đó (các thần) đã hình thành nên các thế giới” [49; tr.4].

Đến sử thi Mahabharata cũng chứa đựng tinh thần tôn giáo của học thuyết Hindu về nguồn gốc của các đẳng cấp, cũng như là các quy định về trừng phạt đẳng cấp:

“Những người được sinh ra 2 lần mà có nguồn gốc nghề nghiệp liên quan đến bò cái, những người thuộc chủng da vàng, những người sống dựa vào nông nghiệp, và những người sao nhãng thực thi các nhiệm vụ của mình, chuyển sang tình trạng của những người Vaisya” [49; tr.5].

Nền tảng của Manu dựa trên kinh Veda - nơi chứa đựng những yếu tố căn bản nhất của Hindu giáo, do vậy, quan niệm của Manu gần như là quan niệm của Hindu giáo về xã hội và con người Theo Manu, xã hội được chia thành đẳng cấp

và giới tính, trật tự đẳng cấp được thừa nhận rõ ràng từ trên xuống dưới Tất cả các đẳng cấp làm nên một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có những dharma của riêng mình Manu chấp nhận một xã hội mà ở đó khái niệm varna được tồn tại một cách hoàn chỉnh Rig Veda nói rằng: sự tồn tại của vũ trụ là dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họ trong xã hội Mỗi người sinh ra đều thuộc một đẳng cấp nhất định và gắn liền với dharma của

Trang 38

đẳng cấp mình cho đến hết cuộc đời mà theo Hindu giáo đó là sự an bài có tính chất tiền định, theo ý chí của thần thánh

1.3.1.4 Tính địa phương và thiếu thống nhất

Hệ thống phân cấp xã hội theo varna trong thời kỳ đầu, khi người Aryan mới xâm nhập vào Ấn Độ và thiết lập hệ thống cai trị ở vùng đất rộng lớn này, được xem là khá thuần nhất Đó là một xã hội dựa trên tiêu chí lớn nhất là chủng tộc, giữa người Aryan da trắng và người Dravidan da đen, kết hợp với sự phân tầng xã hội của những kẻ đi chinh phục; từ đó hình thành nên các đẳng cấp gốc của xã hội, đó là Brahman, Ksatriya, Vaisya và Sudra Trong quá trình vận động

và phát triển của xã hội Ấn Độ cổ đại, bộ phận nô lệ và những đẳng cấp “không sờ mó” hay “tiện dân” (untouchable castes) dần hình thành Chế độ hôn nhân nội hôn và những quy định ngặt nghèo của luật Manu đã có ý nghĩa quan trọng bảo

vệ “sự trong sạch” đẳng cấp của dòng giống người Aryan.

Tuy nhiên, trên thực tế, những quy định của luật Manu không hoàn toàn được đảm bảo; và những “kẽ hở” đó đã tạo điều kiện cho những nhân tố phá vỡ tính thống nhất nguyên thủy của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ xuất hiện Trong thời kỳ phong kiến, trước sự phát triển đa dạng của xã hội, chế độ đẳng cấp varna không còn phù hợp nữa; hệ thống phân cấp jati lấy tiêu chí nghề nghiệp và chủng tộc làm

cơ sở đã thay thế, chi phối sự vận động của xã hội Hơn nữa, sự vi phạm những quy tắc xã hội được quy định trong bộ luật Manu, nhất là về chế độ nội hôn, đã đưa đến một hệ quả đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của những đẳng cấp hỗn hợp (mixed castes).

Hơn thế nữa, mặc dù trong hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ, Brahman vẫn là tầng lớp cao nhất, thống trị xã hội, song, ở nhiều nơi, với sự phát triển của ngành kinh tế thương nghiệp, cũng như vai trò của quân đội nhà nước trong thời kỳ chiến tranh đã dần đưa bộ phận Ksatriya lên chi phối một số quận phía bắc và tây bắc

1.3.2 Vai trò của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ

Trang 39

Chế độ đẳng cấp vừa có tác động tích cực, vừa hạn chế đến đời sống xã hội

Ấn Độ cổ trung đại.

Trước hết, chế độ đẳng cấp góp phần duy trì được một trật tự xã hội, luân

lý, đạo đức văn hóa của Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử mà các dân tộc khác không có được ngoại trừ văn minh Trung Hoa Những giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được bảo tồn trong điều kiện lịch sử Ấn Độ có nhiều biến động phức tạp từ những làn sóng xâm lăng và sự tiếp xúc văn hóa từ bên ngoài Giáo

sư Macdonell từng nhận xét về tính liên tục của văn hóa Ấn Độ như sau: “Người Trung Quốc không có một nước nào có thể tìm được nguồn gốc ngôn ngữ và văn học, tín ngưỡng và nghi lễ tôn giáo, những tập tục kịch và những tập quán xã hội của mình qua một sự phát triển không ngừng trong hơn ba nghìn năm” [13; tr.180] Max Muller, nhà ngôn ngữ học và Đông phương học nổi tiếng cũng từng nhấn mạnh “Quả thực có một sự liên tục không đứt quãng giữa những giai đoạn phát triển hiện đại nhất và cổ xưa nhất của tư duy Ấn Độ, kéo dài hơn ba nghìn năm” [13; tr.180] Sở dĩ, tính liên tục của văn hóa truyền thống Ấn Độ được bảo đảm là nhờ chế độ đẳng cấp, luân lý đạo đức được duy trì có gốc rễ từ dharma Dharma là kỷ luật, việc chấp nhận và tuân theo dharma cũng là bổn phận của mỗi thành viên trong xã hội Người Ấn Độ dường như không bao giờ có ý định thay đổi đẳng cấp được quy định cho mình, coi đó là một sự sắp đặt có tính chất tiền định Chế độ đẳng cấp là một phần không thể thiếu trong xã hội Ấn Độ cổ đại

“Nếu một ngày nào đó không còn chế độ tập cấp nữa thì đời sống luân lý của Ấn

sẽ bị xáo động, hỗn độn trong một thời gian lâu vì ở xứ đó quy luật luân lý gắn liền với tập cấp, mất cái này thì mất luôn cái kia” [6; tr.184-185].

Chế độ đẳng cấp còn góp phần tạo nên phong cách ăn mặc, cư xử độc đáo của người Ấn Độ Có lẽ, không một quốc gia nào trên thế giới, luật pháp lại có những quy định chặt chẽ và cụ thể về cách ăn mặc, giao tiếp như Ấn Độ Người

Ấn Độ nổi tiếng là sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh cơ thể, mỗi thành viên trong xã hội phải chú trọng đến ăn mặc và vệ sinh như là một biểu hiện của sự thành kính tôn giáo và thực hiện quy tắc đẳng cấp Về quan hệ xã hội, người Ấn Độ cũng được

Trang 40

biết đến là một dân tộc có lễ độ hòa nhã, hiếu khách trong giao tiếp Linh mục Dubois từng nói rằng: “Ta phải nhận ra rằng về phép lễ giao, tất cả các giai cấp

Ấn Độ, cả những giai cấp thấp nhất, tôn trọng lễ phép hơn cả bên Âu” [6; tr.197].

Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại cùng với công xã nông thôn có tác động tiêu cực không chỉ với đời sống vật chất mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần, tư tưởng, tôn giáo của người dân Ấn Độ Chính những đặc điểm của chế độ đẳng cấp Ấn Độ thời cổ trung đại như tính cốt hóa, tính khắc nghiệt cũng đã nói lên phần nào những tác động tiêu cực của nó Chế độ đẳng cấp đã hạn chế lý trí con người, biến con người trở thành công cụ ngoan ngoãn của những giáo lý tôn giáo, những quan niệm trật tự xã hội Con người cam nhịu trước hoàn cảnh, họ chỉ biết thực hiện trách nhiệm của bản thân thông qua việc thực hiện dharma của đẳng cấp mình mà không quan tâm đến biến đổi xã hội bên ngoài Chế độ đẳng cấp “Từ chỗ được tạo ra cho một thời đại riêng biệt nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội lúc đó và tạo ra cho xã hội có sức mạnh và sự cân bằng, nó đã phát triển thành một nhà tù cho cái trật tự xã hội ấy và cho trí óc con người Sự ổn định giành được trong một thời gian dài với giá phải trả là không đạt được sự tiến bộ trong một thời gian dài” [13; tr.178-179] Đó cũng là lý do căn bản giải thích vì sao trong lịch sử, Ấn Độ luôn thất bại trước những cuộc xâm lấn từ bên ngoài Ngoài ra, chế độ đẳng cấp Ấn Độ với những giáo lý, quy định hà khắc đã thực sự tạo nên sự bất công trong xã hội Pháp luật, tôn giáo luôn luôn bảo vệ những quyền lợi của các đẳng cấp trên, những đẳng cấp dưới phải phục tùng, hầu hạ và bị phân biệt đối xử nghiệt ngã trên nhiều phương diện của cuộc sống từ kinh tế, chính trị, tôn giáo, luật pháp cho đến các quan hệ xã hội.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới, chế độ đã biến đổi và lụi tàn đi dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa, sự giao lưu văn hóa và tiếp biến lịch sử; thì chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dù cũng có ít nhiều sự cải sắc, song nhìn

Ngày đăng: 14/09/2015, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Cachima Canexaburo (1961), Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự thật, Hà 6. Nội. Will Durant (2003), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nd: Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cachima Canexaburo (1961), Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự thật, Hà "6
Tác giả: Cachima Canexaburo (1961), Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự thật, Hà 6. Nội. Will Durant
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 2003
11. Nam Liên (1978), “Pơ-rem Chan và hiện thực xã hội Ấn Độ”, Tạp chí Văn học, số 5, Tr.118-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Liên (1978), “Pơ-rem Chan và hiện thực xã hội Ấn Độ
Tác giả: Nam Liên
Năm: 1978
1. L.B. Alaev, K.A. Antônôva, K.Z. Asrabian, (1968), Lịch sử Ấn Độ: Trung đại, tập 1, Nd: Lương Ninh, Đặng Đức An, Đinh Ngọc Bảo Khác
2. Nguyễn Bảo Anh (2011), Đạo Sikh với phong trào ly khai của bang Punjab Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
3. Antônôva, K., Bôngatêva, G., Kôtốpxkian, G. (1983), Lịch sử Ấn Độ: Cổ đại và trung đại, Nd: Nguyễn Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
4. Michael Beaud (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội Khác
7. R.P. Dutt (1960), Ấn Độ hôm nay và ngày mai, Nxb Sự thật, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Hà (2011), Đời sống kinh tế Ấn Độ cổ đại qua luật Manu, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác
12. Vũ Thế Mạnh (2010), Tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
13. J. Nehru (1997), Phát hiện Ấn Độ, tập 1, Nd: Phạm Thuỷ Ba, Lê Ngọc, Hoàng Thuý, Nxb Văn học, Hà Nội Khác
14. J. Nehru (1997), Phát hiện Ấn Độ, tập 2, Nd: Phạm Thuỷ Ba, Lê Ngọc, Hoàng Thuý, Nxb Văn học, Hà Nội Khác
15. J. Nehru (1997), Phát hiện Ấn Độ, tập 3, Nd: Phạm Thuỷ Ba, Lê Ngọc, Hoàng Thuý, Nxb Văn học, Hà Nội Khác
16. Vũ Dương Ninh (Cb) (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
17. Pôlianxki, F. I (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
18. Văn Tân (1946), Ấn Độ và đế quốc Anh, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam Khác
19. Nguyễn Thị Kiều Trang (2005), Tìm hiểu xã hội Ấn Độ cổ đại qua sử thi Mahabharata, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
20. Hoàng Trung (1977), Lịch sử Ấn Độ trung đại, Nd: Lâm Ngọc, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
21. Tủ sách tri thức bách khoa phổ thông (2006), Các nền văn hóa thế giới, tập 1: Phương Đông, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w