Nguồn lợn để sản xuất thịt lợn sữa ởThái Bình là lợn lai F1 được tạo ra bởi đực giống ngoại Yorkshire – Y, Landrace – LR, Pietrain – Pi phối giống với lợn nái Móng Cái MC được nuôi ở các
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từngđược bảo vệ ở bất cứ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án
Bùi Quang Hộ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cácthầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học:
TS Trần Quốc Việt và PGS.TS Nguyễn Văn Đức Các thầy đã tận tâm và nhiệttình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, trao đổi phương pháp luận, ý tưởng
và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo vàThông tin, Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Bộ môn Phân tích thức ăngia súc và Sản phẩm chăn nuôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập vàtạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo và các Phòng, Ban thuộcBan Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh TháiBình, Công ty cổ phần xuất khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình; Lãnh đạo UBND
xã, đồng chí thú y viên và các nông hộ chăn nuôi tại xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy,tỉnh Thái Bình đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thựchiện đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian qua
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luậnán
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án
Bùi Quang Hộ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ix
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN ix
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN xii
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Một số giống lợn nội, lợn lai được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt Nam 5
1.1.1 Một số giống lợn nội thuần được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc 5
1.1.1.1 Giống lợn Móng Cái 5
1.1.1.2 Giống lợn Ỉ 7
1.1.1.3 Giống lợn Lang Hồng 9
1.1.2 Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) được nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến ở miền Bắc 9
1.1.2.1 Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 11
1.1.2.2 Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 11
1.1.2.3 Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) 12
1.2 Cơ sở khoa học của ưu thế lai 14
1.2.1 Khái niệm về ưu thế lai 14
1.2.2 Bản chất di truyền của ưu thế lai 14
Trang 41.2.3 Thành phần của ưu thế lai 17
1.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai 18
1.2.5 Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi 19
1.3 Cơ sở sinh học của sinh trưởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hưởng 19
1.3.1 Cơ sở sinh học của sự sinh trưởng ở lợn con 20
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con 21
1.3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng lợn con 21
1.3.2.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự hình thành và phát triển của hệ cơ xương ở lợn con 23
1.4 Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con 24
1.4.1 Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con 24
1.4.2 Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống dạ dày ruột của lợn con 25
1.4.3 Ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con 27
1.5 Chất lượng thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng 28
1.5.1 Thành phần thân thịt của lợn con và những yếu tố ảnh hưởng 29
1.5.2 Màu sắc của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng 31
1.5.3 Mùi của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng 31
1.5.4 Độ mềm của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng 32
1.6 Tình hình nghiên cứu về lợn con trong và ngoài nước 33
1.6.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 33
1.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 39
1.6.2.1 Những nghiên cứu về các tổ hợp lai (ngoại x MC) và ưu thế lai 39
1.6.2.2 Những nghiên cứu về tuổi cai sữa lợn con 40
1.6.2.3 Những nghiên cứu về khẩu phần ăn cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi .42
1.6.2.4 Tình hình giết mổ lợn sữa và xuất khẩu thịt lợn sữa của Việt Nam 44
Chương 2 47
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
Trang 52.1 Vật liệu nghiên cứu 47
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 48
2.3 Nội dung nghiên cứu 48
2.4 Phương pháp nghiên cứu 49
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 49
2.4.2 Khẩu phần cho lợn thí nghiệm 50
2.4.2.1 Khẩu phần cho lợn nái 50
2.4.2.2 Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm 51
2.4.3 Phương thức nuôi dưỡng lợn thí nghiệm 52
2.4.3.1 Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn chờ phối và mang thai 52
2.4.3.2 Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn nuôi con 52
2.4.3.3 Phương thức nuôi dưỡng lợn con 53
2.4.4 Phương pháp mổ khảo sát 53
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 53
2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái 53
2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con 54
2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 54
2.5.4 Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành phần thân thịt lợn con 55
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 56
Chương 3 57
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1 Ảnh hưởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 57
3.1.1 Ảnh hưởng của đực giống đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 57
3.1.1.1 Số con sơ sinh sống/ổ 58
3.1.1.2 Số con để nuôi/ổ 59
3.1.1.3 Số con cai sữa/ổ 60
3.1.1.4 Số con lợn con 42 ngày tuổi/ổ 61
Trang 63.1.1.5 Khối lượng sơ sinh/con 62
3.1.1.6 Khối lượng cai sữa/con 63
3.1.1.7 Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi 64
3.1.2 Ảnh hưởng của lợn đực giống đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 65
3.1.2.1 Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 65
3.1.2.2 Sinh trưởng của lợn con từ cai sữa đến 42 ngày tuổi 66
3.1.2.3 Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 66
3.1.3 Ảnh hưởng của đực phối đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 67
3.1.3.1 Ảnh hưởng của đực phối đến mức thu nhận thức ăn/ngày của lợn con 67
3.1.3.2 Ảnh hưởng của đực phối đến mức tiêu tốn thức ăn của lợn con 68
3.2 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 71
3.2.1 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con 71
3.2.2 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 73
3.2.2.1 Ảnh hưởng tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con 73
3.2.2.2 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con 75
3.3 Ảnh hưởng của khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 77
3.3.1 Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn con 77
3.3.2 Ảnh hưởng của khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 79
3.3.2.1 Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con 79
3.3.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con 81
3.3.2.3 Ảnh hưởng của khẩu phần đến chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi 82
3.4 Tác động đồng thời của ba yếu tố: Tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 84
3.4.1 Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi 86
Trang 73.4.1.1 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lượng lợn con
42 ngày tuổi 863.4.1.2 Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con
42 ngày tuổi 883.4.1.3 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khốilượng lợn con 42 ngày tuổi 893.4.2 Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khốilượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 913.4.2.1 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lượng lợncon từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 913.4.2.2 Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợncon từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 923.4.2.3 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăngkhối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 933.4.3 Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức
ăn thu nhận/ngày của lợn con 953.4.3.1 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thunhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con 963.4.3.2 Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ăn thunhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con 973.4.4 Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thứcăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi 1003.4.4.1 Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kglợn con 42 ngày tuổi 1013.4.4.2 Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1
kg lợn con 42 ngày tuổi 1023.5 Ảnh hưởng của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần và tương tác giữachúng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi 105
Trang 83.5.1 Ảnh hưởng của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ
móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 106
3.5.1.1 Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 106
3.5.1.2 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 107
3.5.1.3 Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 108
3.5.2 Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 109
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112
Kết luận 112
Đề nghị 113
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Tài liệu tiếng Việt 115
Tài liệu tiếng nước ngoài 122
PHẦN PHỤ LỤC 134
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
National Research Council (Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ)
Đực Pietrain phối với nái Móng Cái
Trang 10Bảng 1.1: Tương quan giữa khối lượng cơ thể và khối lượng protein, khối lượng mỡ
ở lợn con 29
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 50
Bảng 2.2: Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái 50
Bảng 2.3: Bảng Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm 51
Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 58
Bảng 3.2: Khả năng sinh trưởng của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 65
Bảng 3.3: Thu nhận thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 67
Bảng 3.4: Tiêu tốn thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) 69
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con 71
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con .73
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn 76
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng lợn con 78
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con .80
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn 81
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi 83
Bảng 3.12: Tác động đồng thời của ba yếu tố TH, CS, KP với các tổ hợp tương tác đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 84
Bảng 3.13: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi 86
Trang 11Bảng 3.14: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợncon 42 ngày tuổi 88Bảng 3.15: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khốilượng lợn con 42 ngày tuổi 89Bảng 3.16: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lượnglợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 91Bảng 3.17: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượnglợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 92Bảng 3.18: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăngkhối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi 94Bảng 3.19: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng thức ănthu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con 96Bảng 3.20: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ănthu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con 97Bảng 3.21: Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượngthức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con 98Bảng 3.22: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1
kg lợn con 42 ngày tuổi 101Bảng 3.23: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thứcăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi 102Bảng 3.24: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phầnđến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi 103Bảng 3.25: Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 106Bảng 3.26: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 107Bảng 3.27: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 108Bảng 3.28: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phầnđến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 110Bảng 3.29: Tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi do tác động đồng thời của tổhợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần 110
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Trang 13Hình 1.1: Lợn Móng Cái 6
Hình 1.2: Lợn Ỉ 8
Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 42 ngày tuổi 11
Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 42 ngày tuổi 12
Hình 1.5: Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) 42 ngày tuổi 13
Hình 1.6: Quy trình giết mổ, bảo quản lợn sữa đông lạnh xuất khẩu 46
của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình 46
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thịt lợn sữa là một loại thực phẩm đặc sản, gắn liền với văn hóa ẩm thực vàtín ngưỡng tôn giáo của một số dân tộc ở nhiều nước trên thế giới
Ở châu Âu, từ thời La mã cổ đại, thịt lợn sữa đã được sử dụng như một loạithực phẩm trong các bữa tiệc cung đình và đến nay nhiều nước như Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Rumani, Đức, liên bang Nga, Serbia …, vẫn được xem là món thựcphẩm đặc sản được nhiều người ưa chuộng Đến Tây Ban Nha, du khách không thể
bỏ qua món ăn bản địa truyền thống “Lechon”, chính là thịt lợn sữa quay hảo hạng
có lịch sử hàng nghìn năm nay Văn hóa ẩm thực “Lechon” cũng theo chân của cácnhà thực dân Tây Ban Nha tỏa đến nhiều nước Mỹ Latin như Cuba, Colombia,Bolivia, Ecuador, Peru, Costa Rica, cộng hòa Dominica… (Gorle và cs., 1989) ỞHoa Kỳ, thịt lợn sữa quay cũng được sử dụng nhiều trong các buổi tiệc tùng, lễ hội,đặc biệt phổ biến ở miền Nam nước Mỹ
Ở châu Á, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thịt lợn sữa làmón ăn truyền thống gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động tâm linh thườngđược sử dụng trong các ngày lễ hội, thờ cúng thần linh, cưới hỏi… Thịt lợn sữakhông chỉ là loại thực phẩm đặc biệt gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà còn làmón ăn ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích, nên nhu cầu loại thực phẩmnày trên thế giới ngày càng tăng
Để đáp ứng với nhu cầu đó, từ nhiều năm nay, một số tỉnh ở miền Bắc nước
ta đã chăn nuôi để sản xuất thịt lợn sữa không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng trongnước mà còn xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần tạo công ănviệc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người Chăn nuôi
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, không chỉ biết đến trồng lúa nước nổitiếng mà còn là một trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có ngành chăn nuôilợn phát triển với tổng đàn trên 1 triệu con, hàng năm xuất chuồng từ 800 đến 900ngàn lợn thịt với sản lượng trên 120 nghìn tấn (Niên giám thống kê Thái Bình,
Trang 152013) Sản xuất thịt lợn sữa là thế mạnh của Thái Bình, được hình thành và pháttriển từ những năm 1980 với sản lượng hàng năm từ 2.000 đến 2.500 tấn để cungcấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số nước, vùng lãnh thổ như HồngKông, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia (Niên giám thống kê Thái Bình, 2013)
Thịt lợn sữa được chế biến từ lợn nguyên con đang trong giai đoạn bú sữahoặc sau cai sữa với độ tuổi khoảng 42 ngày Nguồn lợn để sản xuất thịt lợn sữa ởThái Bình là lợn lai F1 được tạo ra bởi đực giống ngoại (Yorkshire – Y, Landrace –
LR, Pietrain – Pi) phối giống với lợn nái Móng Cái (MC) được nuôi ở các nông hộ
và gia trại chăn nuôi Với đặc tính di truyền của con lai F1(ngoại x MC) được nuôitrong điều kiện nông hộ và gia trại, đến 42 ngày tuổi là đạt được yêu cầu về khốilượng và các chỉ tiêu chất lượng thịt của khách hàng
Để nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn sữa phục vụ xuất khẩu, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành số 10-TCN 508-2002đối với lợn sữa lạnh đông xuất khẩu: Lợn con thương phẩm, lợn nội hoặc lai (ngoại
x nội) có độ tuổi từ 30 ngày đến 60 ngày, khối lượng từ 3,0 kg đến 9,0 kg và đảmbảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm Để đáp ứng với tiêu chuẩn này,đồng thời đáp ứng yêu cầu của các đối tác nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuấtthì ba vấn đề đang đặt ra cho người chăn nuôi lợn sữa: (i) giải pháp về giống là sửdụng lợn MC thuần hay lợn lai F1(ngoại x MC) và nếu là lợn lai F1 thì sử dụng lợnđực giống ngoại nào: Yorkshire, Landrace hay Pietrain; (ii) Cai sữa ở độ tuổi nào:
21 ngày hay 35 ngày tuổi; và (iii) khẩu phần nào: có hàm lượng dinh dưỡng cao haythấp để đạt được khối lượng và chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đạthiệu quả kinh tế cao Để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn nêu trên của người
chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định tổ hợp lai giữa đực Landrace, Yorkshire, Pietrain với nái Móng Cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại Thái bình ”.
2 Mục tiêu của đề tài
− Xác định được tổ hợp lợn lai (ngoại x MC) thích hợp để sản xuất thịt lợnsữa trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở Thái Bình đạt hiệu quả cao
Trang 16− Xác định được tuổi cai sữa thích hợp cho ba tổ hợp lợn lai F1(ngoại x MC)
để sản xuất lợn sữa xuất khẩu đạt hiệu quả cao
− Xác định được khẩu phần thích hợp cho lợn lai F1(ngoại x MC) giai đoạn
từ tập ăn đến 42 ngày tuổi trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở nông hộ và giatrại để sản xuất lợn sữa phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng thịt lợn sữa và hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi lợn sữa
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
− Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về:(i) Tổ hợp lợn lai giữa lợn đực giống ngoại Y, LR, Pi với nái MC để sản xuất lợncon thương phẩm đạt năng suất và hiệu quả cao; (ii) tuổi cai sữa thích hợp và (iii)khẩu phần thích hợp cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi để sản xuất thịt lợn sữaphục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng trongcác nông hộ và gia trại ở Thái Bình và vùng đồng bằng sông Hồng
− Kết quả của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụcho công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các viện nghiên cứu và trường đại học nôngnghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lợn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
− Kết quả nghiên cứu là tài liệu có cơ sở khoa học để giúp cho các cơ quanquản lý Nhà nước trong việc xây dựng tái cơ cấu ngành chăn nuôi ở những tỉnh,vùng có lợi thế về chăn nuôi lợn sữa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
− Kết quả của đề tài cũng góp phần xây dựng quy trình sản xuất thịt lợn sữahợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu, tạo sinh kế bền vững cho người dân
ở khu vực nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tận dụngnguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn
4 Những đóng góp mới của luận án
− Xác định được sử dụng lợn đực Pietrain phối với lợn nái Móng Cái đạt sốcon (để nuôi, cai sữa và 42 ngày)/ổ, khối lượng trung bình/con ở 42 ngày và tiêu tốnthức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi tốt hơn so với sử dụng lợn đực Yorkshire;
Trang 17Landrace phối với nái Móng Cái Không có sự khác biệt về sinh sản ở lợn nái MóngCái, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn ở lợn con giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC) vàF1(LRxMC).
− Xác định được cai sữa 21 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về khối lượnglợn con 42 ngày tuổi/con và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi so với cai sữa
35 ngày tuổi ở cả ba tổ hợp lai
− Khẩu phần mức dinh dưỡng cao (3265 kcal ME/kg, 21% protein thô,1,35% lysine) nuôi lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về cácchỉ tiêu khối lượng lợn con 42 ngày tuổi/con, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngàytuổi so với nuôi bằng khẩu phần mức dinh dưỡng thấp (3050 kcal ME/kg, 19%protein thô, 1,25% lysine)
− Lần đầu tiên xác định được ảnh hưởng tương tác giữa các yếu tố (tổ hợplai – TH, tuổi cai sữa – CS, khẩu phần – KP) đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốnthức ăn, tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi Theo đó, đã xác định được lợn con
tổ hợp lai F1(PixMC) cai sữa ở 21 ngày tuổi và nuôi bằng khẩu phần có mức dinhdưỡng cao đạt khối lượng ở 42 ngày tuổi cao hơn với mức tiêu tốn thức ăn/kg thấphơn so với lợn con của hai tổ hợp F1(YxMC); F1(LRxMC), đồng thời cũng đạt caohơn về tỷ lệ móc hàm
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số giống lợn nội, lợn lai được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt Nam
Lợn sữa (sukling pig) được sản xuất từ lợn con thương phẩm là lợn nội hoặclợn ngoại lai nội, có độ tuổi từ 30 đến 60 ngày, khối lượng lợn hơi phải đạt từ 3,0đến 9,0 kg và có đủ điều kiện về vệ sinh thú y theo qui định của Pháp lệnh Thú y(Tiêu chuẩn ngành số 10TCN 508-2002 Lợn sữa lạnh đông xuất khẩu)
1.1.1 Một số giống lợn nội thuần được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc
Miền Bắc nước ta có nhiều giống lợn nội nhưng phổ biến nhất là lợn Móng Cái,
Ỉ, Lang Hồng, Mường Khương, Tạp Ná, Lũng Pù, Cỏ, Mẹo, Mán (Nguyễn Văn Đức,2012) Trong đó các giống lợn Móng Cái, Ỉ, Lang Hồng có những đặc điểm quý, đó làkhả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô, khả năng thích nghi cao, khả năng chốngchịu bệnh tốt, thịt thơm ngon, Đặc biệt là năng suất sinh sản cao nên được nuôi nhiềutrong điều kiện chăn nuôi nông hộ để sản suất lợn sữa
1.1.1.1 Giống lợn Móng Cái
Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình:
Là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc ViệtNam Trước đây lợn Móng Cái và lợn Ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và pháttriển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta Có thểxem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (Đông Triều) của tỉnh QuảngNinh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ nhữngnăm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã phát triển ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm chovùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần Từ sau 1975 giống lợn này được phát triển ra cáctỉnh miền Trung kể cả phía Nam Lợn Móng Cái có một số đặc điểm như đầu đen,
có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có mảng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to,miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ Ưu điểm của giống lợn này
Trang 19là sớm thành thục về tính dục, sinh sản tốt, nuôi con khéo, ít mắc bệnh kể cả trongđiều kiện vệ sinh kém (Nguyễn Văn Đức và cs., 1997).
Khả năng sản xuất:
Lợn Móng Cái sinh trưởng chậm: khối lượng ở 2 và 10 tháng tuổi tương ứng là5,5 và 83 kg Lợn Móng Cái sinh sản tốt nhất trong các giống lợn nội của ta Trungbình lợn có 12 vú, lợn cái phát dục sớm lúc 5 tháng tuổi và lợn đực có biểu hiện nhảygiống lúc 2 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999) Số con sơ sinh sống/ổ cao(11-13 con), cá biệt có lứa có nái đẻ kỷ lục là 28 con Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 170ngày, số lứa đẻ/nái/năm là 2,2 lứa Khả năng làm mẹ rất tốt Khối lượng sơ sinh thấp:0,5-0,6 kg/con và khối lượng cai sữa ở 7-8 tuần tuổi là 5,0-6,0 kg/con Lợn Móng Cái
có tốc độ tăng khối lượng chậm, trung bình là 330 g/ngày (200-400 g/ngày) Tỷ lệ móchàm thấp: 73-75%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ rất thấp: 33-35%, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%, tiêu tốnthức ăn cao: 4,0-4,5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Nguyễn Văn Đức, 2012)
Lợn nái Móng Cái Lợn đực Móng Cái
Hình 1.1: Lợn Móng Cái
Rõ ràng, nuôi lợn Móng Cái khai thác thịt là không hiệu quả nên chúngkhông được nuôi cho mục đích này mà chủ yếu là sử dụng làm nái nền Nhờ ápdụng chọn lọc, Viện Chăn nuôi đã chọn được 2 nhóm MC15 và MC3000 tốt (NguyễnVăn Đức và cs., 2000; Nguyễn Văn Đức và cs., 2004; Nguyễn Văn Đức, 2005;Giang Hồng Tuyến, 2008):
− Nhóm MC15 có khả năng sản xuất tốt: tăng khối lượng đạt 400 g/ngày và tỷ
lệ nạc đạt 38%
Trang 20− Nhóm MC3000 có khả năng sinh sản tốt: số con sơ sinh sống/ổ đạt tới 12,75con.
Giống Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền, cho phối với đực ngoại
để khai thác ưu thế sinh sản rất tốt của nó Ngoài ra, giống Móng Cái còn được laivới các giống ngoại cao sản như Large White, Landrace và Pietrain tạo ra nái lai(ngoại x nội) tốt trong hệ thống giống lợn để khai thác tối đa ưu thế lai về sinh sản.Trong quá trình chọn lọc nâng cao sinh sản, cần phải chú ý đến cải thiện các gennhược điểm như tăng khối lượng và tỷ lệ nạc thấp vì khi lai với các giống lợn caosản, chúng mang đặc tính di truyền trung gian Vì vậy, để các tổ hợp lai nuôi thịtđạt được năng suất và chất lượng cao về tăng khối lượng và tỷ lệ nạc phải đượcchọn lọc cải thiện trước khi cho lai tạo và nên sử dụng nhóm MC15 vì nhóm lợnnày tăng khối lượng đạt 400 g/ngày và tỷ lệ nạc đạt 38% Đồng thời, sử dụng náilai để tạo các tổ hợp lai 3 hoặc 4 giống nuôi thịt có mức tăng khối lượng và tỷ lệnạc cao, chất lượng thịt thơm ngon và hiệu quả kinh tế lớn
1.1.1.2 Giống lợn Ỉ
Nguồn gốc và ngoại hình:
Có nguồn gốc ở tỉnh Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong tình trạng tuyệtchủng và chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá Qua một thời gian dài,giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành giống lợn Ỉngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha Chúng có một số đặc điểm ngoạihình chung như da đen, lông ngắn và thưa, đầu to, lưng thẳng, bụng xệ và chânthấp Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như thành thục sớm, mắn đẻ, khéonuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống chịu bệnhtốt (Nguyễn Văn Đức, 2012)
Trang 21Lợn Ỉ pha có khối lượng sơ sinh 0,42-0,45 kg/con và 12 tháng tuổi từ 48-50
kg Lợn cái động dục lúc 4-5 tháng tuổi, có thể phối giống lúc 6-7 tháng tuổi Lợn Ỉpha có số vú trung bình là 10 vú Số con sơ sinh sống là 9,6 con/ổ, biến động từ 4đến 15 con Khoảng cách lứa đẻ 189 ngày Lợn đực phát dục sớm, có thể giao phốilúc 4-5 tháng tuổi và sử dụng trong 4-6 năm Khối lượng trưởng thành lợn cái vàlợn đực tương ứng là 75 và 80 kg Giết thịt ở 10-12 tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm74%, tỷ lệ thịt xẻ 64,5%, tỷ lệ mỡ 43%, tỷ lệ nạc 34%, dày mỡ lưng là 37 mm vàkhả năng tích lũy mỡ sớm hơn các giống lợn khác Tăng khối lượng thấp 139-208g/ngày Tiêu tốn thức ăn cao 4,87-5,68 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Nguyễn VănĐức, 2012)
Trang 221.1.1.3 Giống lợn Lang Hồng
Nguồn gốc và ngoại hình:
Lợn Lang Hồng hình thành tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Lợn được nuôi kháphổ biến ở Bắc Giang, Bắc Ninh, vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu các sôngCầu, Thương, Lục Nam để khai thác thịt nơi điều kiện chăn nuôi trung bình Giốnglợn Lang Hồng có ngoại hình tương tự giống lợn Móng Cái: đầu to vừa phải, mõm
bé và dài, tai to, úp về phía trước, cổ ngắn, lưng dài và võng, bụng to và thõng, sệnên hai hàng vú thường quét trên mặt đất, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao,chân vừa phải, lông ngắn và thưa, da hồng, màu đen, giữa trán có điểm trắng, giữatai và cổ có một dải trắng kéo dài đến bụng và 4 chân Khối lượng trưởng thành 80-
100 kg Khả năng thích ứng với hầu hết các môi trường khác nhau, chống bệnh tậttốt và chịu ăn thức ăn kém chất lượng (Nguyễn Văn Đức, 2005)
Khả năng sản xuất:
Khối lượng sơ sinh 0,40-0,45 kg/con và cai sữa 5,0-5,5 kg/con Tuổi độngdục lần đầu 4-5 tháng, nhưng phối giống thích hợp là 8-10 tháng Số con sơ sinhsống 11-13 con/ổ, số con cai sữa 9-11 con/ổ, số lứa đẻ trung bình 1,7-1,8 lứa/năm,khả năng nuôi con tốt Thời gian sử dụng lợn nái thường dùng đến 6 lứa đẻ (NguyễnVăn Đức, 2005)
Lợn đực thành thục sớm ở 3 tháng tuổi, khai thác tinh hoặc nhảy trực tiếp lúc
7 tháng Chất lượng tinh tương đương các giống lợn nội khác Khối lượng lợn cái 6tháng tuổi đạt 25-35 kg, 10-12 tháng đạt 55-65 kg Tăng khối lượng trung bình là300-350 g/ngày Tiêu tốn thức ăn là 4,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng Chất lượngthịt xẻ tương đương giống lợn Móng cái: tỷ lệ thịt xẻ 65-68%, tỷ lệ móc hàm 72-75%, tỷ lệ mỡ 35-37%, tỷ lệ nạc 36-40% (Nguyễn Văn Đức, 2012)
1.1.2 Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) được nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến
ở miền Bắc
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, sự du nhập của các giống lợn ngoạiYorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đã tạo cơ sở vật chất di truyền, góp phần quantrọng trong việc nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn ở nước ta Các giống lợn
Trang 23ngoại có tiềm năng di truyền cao về năng suất sinh trưởng với mức tăng khối lượngcao (700-900 g/con/ngày), tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ đạt trên 50%, hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt (2,2-2,5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng) (Vũ Đình Tôn và cs., 2007) Một xuhướng không thể tránh khỏi là các giống lợn nội đang dần được thay thế bởi các lợnngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh vàđầu tư cao Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thônViệt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại Cácgiống lợn nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưuviệt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn
đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trườngkhí hậu nước ta Trong khi đó các giống lợn ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc Lai tạogiữa các giống lợn nội với các giống lợn ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tínhtốt của cả hai giống Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năngsuất sinh sản tốt Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen lợn nội để nhân thuầncung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ,đặc biệt chăn nuôi nông hộ thường thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật, với phương thứcchăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn còn phổ biến
Với những khả năng vượt trội về tính thích nghi và năng suất sinh sản củagiống lợn Móng Cái so với các giống lợn nội khác được nuôi phổ biến ở miền BắcViệt Nam Lợn Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền lai với các lợn đựcgiống ngoại tạo các tổ hợp lai kinh tế (ngoại x MC) nuôi thịt và sản suất lợn sữaxuất khẩu phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở miền Bắc hiện nay.Hầu hết, các nước trên thế giới đều ưa chuộng thịt lợn sữa, đặc biệt lợn sữa có máugiống lợn Móng Cái của nước ta Lợn sữa có máu giống lợn Móng Cái khi quaykhông bị nứt rạn, thịt mềm nhưng da lại giòn và đặc biệt vị thịt rất thơm ngon Vì lẽ
đó, lợn sữa ở nước ta đã trở thành mặt hàng đặc sản xuất khẩu quan trọng mang lạinguồn ngoại tệ lớn trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng(Nguyễn Văn Đức, 2012)
Trang 24Một số tổ hợp lợn sữa lai (ngoại x MC) đang được nuôi phổ biến ở miền Bắcnói chung và ở Thái Bình nói riêng.
1.1.2.1 Tổ hợp lợn lai F 1 (YxMC)
Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) được tạo ra do lai tạo giữa lợn đực giốngYorkshire và lợn nái giống Móng Cái Lợn lai F1(YxMC) có đặc điểm cơ bản gầngiống với lợn lai F1(LRxMC): tầm vóc trung bình, màu lông trắng, rải rác có ít bớtđen nhỏ trên mình, đặc biệt có nhiều đốm đen nhỏ trên vùng quanh 2 mắt và taihướng về phía trước, nhỏ hơn so với F1(LRxMC) Thân dài vừa phải, lưng hơi võng
và chân vững chắc
Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra mỗi ổ từ 10đến 13 con, số con cai sữa là 9-12 con, khối lượng sơ sinh và cai sữa ở 35 ngàytương ứng đạt 0,8-1,2kg/con và 8-10 kg/con (Nguyễn Văn Đức, 1997; Nguyễn VănĐức và cs., 1997; Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng, 2002; Trần Thị MinhHoàng và cs., 2004; Nguyễn Quế Côi và cs., 2005; Thân Văn Hiển và Trần VănPhùng, 2008; Nguyễn Văn Trung và cs., 2009; Nguyễn Thị Viễn, 2011; GiangHồng Tuyến và Hà Thu Trang, 2011
Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F 1 (YxMC) 42 ngày tuổi
1.1.2.2 Tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC)
Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) là kết quả của sự lai tạo giữa lợn đực giốngLandrace và lợn cái giống Móng Cái Lợn lai F1(LRxMC) có tầm vóc trung bình,màu lông trắng, thỉnh thoảng có đốm đen ở mình và thân hơi dài hơn so với lợn laiF1(YxMC), chân cao vừa phải
Trang 25Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biếnđộng trong phạm vi 10-12 con/ổ; số con cai sữa trung bình/ổ đạt 9-11 con/ổ, khốilượng lợn con sơ sinh và cai sữa ở 35-42 ngày tuổi đạt tương ứng từ 0,7 đến 1,1kg/con và từ 9 đến 11 kg/con Lợn lai F1(LRxMC) lớn nhanh hơn lợn nội Móng Cáithuần vì có gen của giống lợn Landrace, tương đương so với lợn lai F1(YxMC).Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như hiện nay, tổ hợp lai này được nuôi rất phổbiến cho mục tiêu khai thác thịt và sản suất lợn sữa xuất khẩu Đặc biệt làm nái tạolợn lai (ngoại x MC) mang lại năng suất và hiệu quả đã được công bố bởi các nhàkhoa học Nguyễn Văn Đức và cs (1997); Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng(2002); Trần Thị Minh Hoàng và cs (2004); Nguyễn Quế Côi và cs (2005); NguyễnVăn Đức (2005); Thân Văn Hiển và Trần Văn Phùng (2008); Giang Hồng Tuyến(2008); Nguyễn Văn Trung và cs (2009); Nguyễn Thị Viễn (2011); Giang HồngTuyến và Hà Thu Trang (2011)
Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC) 42 ngày tuổi
1.1.2.3 Tổ hợp lợn lai F 1 (PixMC)
Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) là kết quả lai tạo giữa lợn đực giống Pietrain vàlợn nái giống Móng Cái Lợn lai F1(PixMC) có tầm vóc trung bình Màu lông đen,thỉnh thoảng có bớt trắng ở mình Thân rộng và dài hơn so với hai nhóm lợn laiF1(YxMC) và F1(LRxMC), chân cao vừa phải
Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biến độngtrong phạm vi 11-13 con, số con cai sữa trên/ổ đạt từ 9,5-10,5 con, khối lượng lợncon sơ sinh và cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt tương ứng từ 0,75 đến 1,2 kg/con và từ 9,5đến 11,5 kg/con Lợn lai F1(PixMC) lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tỷ lệ
Trang 26nạc cao hơn so với lợn Móng Cái và hai tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC),nhưng đòi hỏi yêu cầu về điều kiện nuôi dưỡng cũng tốt hơn giống lợn Móng Cái,song hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi lợn Móng Cái, kể cả lợn lai F1(YxMC) vàF1(LRxMC) đã được công bố bởi các nhà khoa học Nguyễn Văn Đức và cs (2001);Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002); Trần Thị Minh Hoàng và cs (2004);Nguyễn Văn Đức (2005); Giang Hồng Tuyến (2008); Nguyễn Văn Trung và cs(2009); Nguyễn Văn Đức và cs (2010); Nguyễn Thị Viễn (2011); Giang HồngTuyến và Hà Thu Trang (2011).
Hình 1.5: Tổ hợp lợn lai F 1 (PixMC) 42 ngày tuổi
Ưu thế lai của tính trạng khối lượng đối với tổ hợp lợn lai F1(YxMC),F1(LRxMC) và F1(PixMC) cao, chứng tỏ rằng các tính trạng khối lượng lợn con laiđều có ưu thế lai trực tiếp cao Khối lượng lợn cai sữa của lợn lai cao có thể đượcgiải thích rằng lợn con của lợn nái Móng Cái khi được phối với lợn đực giống ngoạicao sản tạo nên các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) đượchưởng ưu thế lai trực tiếp của chính bản thân chúng vì khoảng cách di truyền giữachúng lớn Vì vậy, nuôi các tổ hợp lợn lai luôn cho năng suất và hiệu quả kinh tếcao hơn so với lợn thuần vì khối lượng lợn cai sữa cao hơn so với trung bình bố mẹ.Nguyễn Văn Đức (2005) công bố ưu thế lai của tính trạng khối lượng lợn cai sữacủa các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi trong điều kiệnchăn nuôi nông hộ đạt từ 5-9%
Trang 271.2 Cơ sở khoa học của ưu thế lai
1.2.1 Khái niệm về ưu thế lai
Trong công tác di truyền giống bên cạnh việc chọn lọc và nhân thuần thìthông qua con đường lai tạo sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hơn Lê ĐìnhLương và Phan Cự Nhân (1994) cho biết có hai cách tốt nhất để nâng cao năng suấtbằng cách cải tiến bản chất di truyền, có thể tiến hành đồng thời cùng một lúc đó làchọn lọc nhân thuần và lai tạo giữa các giống, dòng Sự lai tạo đã được sử dụngnhiều trong chăn nuôi nhằm khai thác thế mạnh của con lai, đặc biệt trong chănnuôi lợn ở các nước đang phát triển Chính việc lai giữa các giống khác nhau đãgiúp cho việc quyết định chiến lược thích hợp về công tác giống (Flock, 1996)
Bouwman (2000) khẳng định lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sứcmạnh ở con lai còn gọi là ưu thế lai Con lai thường có sức chống chịu bệnh tật tốthơn, sức sản xuất cao hơn Tuy nhiên ưu thế lai không thể đoán trước được, sự khácbiệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng cao Ưu thế lai chỉ có thể xảy ra ởmột công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành nghiên cứu nhiều công thức lai khácnhau Ưu thế lai không di truyền lại cho đời sau, nếu tiếp tục cho giao phối đời convới nhau thì ưu thế lai sẽ giảm và giảm sự đồng đều
Trong công tác lai tạo, người ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phốihợp, đó là phải lựa chọn những con giống gốc phù hợp với nhau nhằm tạo nênnhững tổ hợp gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức độcao hơn theo mục đích (Trần Đình Miên, 1997) Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sứcsống, sự sinh trưởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu cũng như khảnăng sử dụng các chất dinh dưỡng (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)
Như vậy, ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật
và năng suất cao hơn mức trung bình của bố mẹ chúng
1.2.2 Bản chất di truyền của ưu thế lai
Bản chất di truyền của ưu thế lai là trạng thái dị hợp tử ở con lai, từ đó người
ta nêu ra ba giả thiết về ưu thế lai (Nguyễn Ân và cs., 1983; Nguyễn Văn Thiện,1995)
Trang 28– Thuyết tập trung các gen trội có lợi: Trong quá trình tiến hóa, dưới áp lựccủa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, các gen trội bất lợi tự đào thải, gen trội
có lợi được tăng lên Trong khi đó các gen lặn bất lợi vẫn tồn tại ở trạng thái dị hợp
tử bên cạnh các gen trội có lợi Khi cho giao phối cận huyết, các quần thể sẽ phânhóa thành các dòng khác nhau ở trạng thái đồng hợp tử theo các gen trội có lợikhác Khi lai các dòng này với nhau dẫn đến con lai F1 tập hợp được các gen trội cólợi ở bố và mẹ làm xuất hiện ưu thế lai Thí dụ: có 5 locus gen cùng tham gia hìnhthành một tính trạng kinh tế Người ta cho rằng mỗi gen trội hoặc đôi gen dị hợp tử
Aa có giá trị tính trạng là hai đơn vị (AA=Aa=2) Mỗi đôi gen lặn chỉ làm giá trịtính trạng lên một đơn vị (aa=1), ta có AA=Aa>aa Khi lai hai dòng khác nhau conlai F1 có các tính trạng kinh tế cao hơn bố và mẹ, xuất hiện ưu thế lai
– Thuyết dị hợp tử và siêu trội:
Trang 29Thuyết dị hợp tử: Chính là sự dị hợp tử của nhiều gen làm xuất hiện ưu thếlai Các gen khác nhau ở cùng một locus tổng hợp các protein chức năng khác nhautrong quá trình phát triển, nhờ vậy chúng bổ sung cho nhau làm xuất hiện ưu thế lai.
Thuyết siêu trội: Dựa vào thuyết dị hợp tử phát triển thêm, các gen ở trạngthái dị hợp tử có sự tương tác với nhau mạnh hơn so với gen khi ở dạng đồng hợp
tử Kết quả làm xuất hiện ưu thế lai ở F1: Aa>AA>aa
Người ta có thể minh họa thuyết dị hợp tử và siêu trội, giải thích ưu thế lainhư sau:
Giả sử có 5 cặp gen tham gia xác định một tính trạng kinh tế Các kiểu genđồng hợp tử lặn đóng góp một đơn vị tính trạng, các gen đồng hợp tử trội cho 1,5đơn vị tính trạng, các kiểu gen dị hợp tử sẽ cho hai đơn vị tính trạng
P Kiểu gen: AabbCCddEE (P1) x aaBBccDDee (P2)Giá trị kiểu hình: 1,5+1+1,5+1+1,5=6,5 1+1,5+1+1,5+1=6,0
– Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locus:
Cơ thể lai có bản chất dị hợp tử mà sự tác động tương hỗ giữa các gen khôngcùng một locus được tăng lên, nhờ vậy tăng hiệu quả của ưu thế lai Ví dụ: ở các cơthể đồng hợp tử AABB thì chỉ xuất hiện một loại tác động tương hỗ giữa A và B(A-B), nhưng ở thể dị hợp tử AaBb sẽ có 6 loại tác động tương hỗ: A-a, B-b, A-B,A-b, a-B và a-b Trong đó A-a và B-b là tác động tương hỗ giữa các gen trên cùngmột alen, 4 loại còn lại là tác động tương hỗ giữa các gen không cùng alen Ngoài ra
có thể có thêm các loại tác động tương hỗ cấp hai như Aa-B, Aa-b… và các loạitương hỗ cấp ba như Aa-Bb, Aa-bb… kết quả làm nâng giá trị kiểu hình, làm tănghiệu quả ưu thế lai
Trên cơ sở kết hợp các giả thiết, người ta đưa ra quan điểm về sự thay đổitrạng thái hoạt động của hệ thống enzym trong cơ thể sống là quá trình dị hợp vàtương tác với nhau của các cặp gen mới có ưu thế lai Trần Đình Miên (1997) chorằng ưu thế lai phụ thuộc vào hai yếu tố là trạng thái hoạt động của dị hợp tử (d) và
sự sai khác nhau của hai quần thể xuất phát (y)
HF1=∑dy2 HF2=HF1 HF3=HF1
Trang 30Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 rồi giảm dần, sự giảm ưu thế lai ở đời sau có sựthay đổi trong sự tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộc các locuskhác nhau, hơn nữa biểu hiện của tính trạng không chỉ chịu ảnh hưởng của điềukiện ngoại cảnh hay nói một cách khác mức độ ưu thế lai cao hay thấp còn phụthuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền Ưu thếlai thể hiện mức độ khác nhau và thường được thể hiện ở các tính trạng số lượng,còn các tính trạng chất lượng thì ít được thể hiện Các tính trạng có hệ số di truyềncao (như thành phần hóa học của thịt…) thì ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã khẳngđịnh khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối, con lai có sức sống cao và giảm chiphí thức ăn (Kushner, 1978) Do vậy để có ưu thế lai thì phải chọn cặp bố mẹ cókhả năng phối hợp Bởi vì khả năng đó có sẵn ở gen con đực, con cái và được cácnhà chọn giống có nhiều kinh nghiệm phát hiện và chọn phối
1.2.3 Thành phần của ưu thế lai
Theo nghiên cứu của William (1997) ở lợn có ba loại ưu thế lai:
Ưu thế lai của con mẹ: Ưu thế lai của con mẹ thể hiện đối với các cá thể đờicon, rõ nhất là thời kỳ lợn con phụ thuộc vào lợn mẹ như từ khi lợn mẹ chửa đếnkhi cai sữa lợn con (các tính trạng sinh sản được cải thiện như số con sơ sinh, khốilượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi, khoảng cách lứa đẻ…) Cho đến nay ưu thế lai củacon mẹ là ưu thế lai quan trọng nhất bởi vì số con lợn con cai sữa/nái là một chỉ tiêukinh tế rất quan trọng
Ưu thế lai của con con: Ưu thế lai của con con có lợi cho chính bản thânchúng vì chính chúng là con lai Ưu thế lai có ảnh hưởng đến sức sống của lợn con
và sự tăng khối lượng của chúng, đặc biệt sau khi cai sữa chúng hoàn toàn tách khỏilợn mẹ
Ưu thế lai của con bố: Ưu thế lai của con bố được thể hiện rất hạn chế Sosánh về năng xuất sinh sản của lợn cái lai (LRxLW) phối với lợn đực thuần và lợnđực lai, Gineva (1999) cho thấy, kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hưởng đến
Trang 31số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi, nhưng khối lượng lợn con sơsinh của lợn đực giống lai cao hơn lợn đực giống thuần.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định như sau:
H(%) = 1/2(AB +BA) – 1/2(A + B) x 100
1/2(A + B)
Trong đó: 1/2 (AB) là trung bình của con (A là bố, B là mẹ)
1/2 (BA) là trung bình của con (B là bố, A là mẹ) 1/2 (A + B) là trung bình của bố, mẹ
Qua đây ta có thể nói sẽ không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉbằng năng suất của chính bố mẹ chúng
1.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Mức độ biểu hiện của ưu thế lai phụ thuộc vào bốn yếu tố (Nguyễn VănThiện, 1995) Các yếu tố đó là:
– Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc càng xa nhau thì ưuthế lai càng cao và ngược lại Lai xa khác loài vịt với ngan tạo ra con lai có tốc độsinh trưởng rất cao, nhưng khả năng sinh sản rất khó khăn (bất thụ) (Nguyễn TấnAnh., 1993)
– Tính trạng nghiên cứu: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (tính trạng sốlượng) thì có ưu thế lai cao và ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền cao (tínhtrạng chất lượng) thì ưu thế lai thấp Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôisống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất, vì vậy để cải tiến các tính trạngnày, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn
– Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con nàolàm bố và con nào làm mẹ, khi cho lai giữa hai dòng, giống với nhau, cho dù dòngnào làm bố hay mẹ thì con lai đều có tổ hợp gen giống nhau Nếu biểu hiện giá trịkiểu hình chỉ là giá trị cộng gộp của kiểu gen thì tính năng sản xuất của chúng làtương đương nhau Nhưng trong thực tế các công thức lai khác nhau thì tính năngsản xuất của con lai khác nhau
Trang 32– Điều kiện nuôi dưỡng: Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất
rõ rệt đến ưu thế lai, nuôi dưỡng tốt ưu thế lai sẽ được phát huy, nuôi dưỡng kém ưuthế lai có được sẽ thấp
1.2.5 Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi
Sự biểu hiện ưu thế lai trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng, khác nhau
ở các tính trạng Sự ưu việt của con lai không chỉ thể hiện sự lớn hơn về giá trị tínhtrạng so với trung bình bố mẹ mà còn biểu hiện bằng mức độ tối ưu của tính trạng.Các tác giả (Nguyễn Ân và cs., 1983; Kushnes, 1974; Trần Đình Miên và NguyễnVăn Thiện, 1995) cho rằng:
– Con lai F1 của những công thức lai xa khác giống vượt trội bố mẹ về thểchất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay mất hoàn toàn khả năng sinhsản, điển hình trường hợp này là con la hay con Mullard (con lai giữa vịt và ngan)
– Con lai F1 vượt hơn trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức sống, cókhả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ Kết quả thực tế lai giữa một sốgiống bò thịt hoặc một số giống lợn mà ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã nghiêncứu thành công đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi
– Con lai F1 có khối lượng cơ thể chỉ ở mức trung gian, song khả năng sinhsản, sức sống cao hơn hẳn bố mẹ Điển hình là kết quả lai giữa gà Leghorn trắng với
gà New Hampshire, gà Plymouth Rock với gà Australorp
– Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét về một tínhtrạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản phẩm cuối cùng một mặtnào đó lại vượt trung bình bố mẹ Trường hợp này có thể xảy ra ở bò, lợn, gà
Như vậy trên cơ thể lai, ưu thế lai không biểu hiện đồng loạt ở tất cả các tínhtrạng, trên tất cả các giai đoạn, sự biểu hiện này còn phụ thuộc vào từng cặp lai cụthể, các yếu tố ngoại cảnh, giai đoạn phát triển
1.3 Cơ sở sinh học của sinh trưởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hưởng
Mặc dù là một dạng thực phẩm đặc biệt, tỷ lệ sử dụng (tỷ lệ phần ăn được –edible) cao hơn so với các loại thịt khác, nhưng bộ phận cấu thành cơ bản của thịtlợn sữa là sinh khối thịt nạc của hệ cơ xương (skeletal muscle mass) Bởi vậy, việc
Trang 33hiểu biết đầy đủ cơ sở sinh học của sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinhtrưởng ở lợn con có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các tổ hợp laicũng như đặt ra chiến lược nuôi dưỡng phù hợp
1.3.1 Cơ sở sinh học của sự sinh trưởng ở lợn con
Sinh trưởng là một đặc tính chủ yếu của sinh vật Rất khó để đưa ra một địnhnghĩa đầy đủ về sinh trưởng, nhưng hiểu một cách đơn giản, sinh trưởng là sự tănglên về kích thước và khối lượng của cơ thể (Lawrence và cs., 1997) Ở những giốnglợn hiện đại có tỷ lệ nạc cao, sinh khối cơ xương chiếm 40% khối lượng cơ thể, và
50 đến trên 60% tỷ lệ thịt xẻ, bởi vậy, quá trình sinh trưởng ở lợn chủ yếu là sự pháttriển của sinh khối mô nạc (Pas và cs., 2004) Những nghiên cứu gần đây cho thấy,tốc độ tăng trưởng mô nạc ở lợn phụ thuộc rất lớn vào động thái phát triển của tếbào cơ xương trong quá trình phát triển cá thể và quá trình này bị tác động bởi cácyếu tố di truyền và ngoại cảnh (Lawrence và cs., 1997) Trong quá trình phát triển
cá thể, sợi cơ được hình thành từ các nguyên bào cơ (tế bào cơ nguyên thủy –myoblast) có nguồn gốc từ trung bì Các nguyên bào cơ sinh sôi và biệt hóa thànhcác tế bào cơ hình ống (myotubes) để tạo thành những sợi cơ (muscle fibre) Quátrình này được hình thành chủ yếu ở giai đoạn phát triển hợp tử trong bào thai(Rehfeldt và cs., 2000) Các sợi cơ được phát triển từ hai quần thể nguyên bào cơ,quần thể thứ nhất được hình thành ở giai đoạn đầu trong quá trình biệt hóa của cácmyoblast để tạo thành các sợi cơ nguyên thủy (primary myofibres) có chức năngnhư một bộ khung cho các sợi cơ thứ cấp (secondary fibres) nhỏ hơn bao quanh(Wigmore và Sickland, 1983); một quần thể các myoblast khác không biệt hóathành các tế bào cơ hình ống để tạo thành sợi cơ, mà tồn tại gần với các myotube(các tế bào vệ tinh – satellite cells) có khả năng phân chia, sinh sôi để trở thànhnguồn nhân cơ (myonuclei) cho những myoblast mới trong quá trình phát triển cáthể ở thời kỳ hậu thai (Moss và Leblond, 1971; Schultz, 1974) Ở lợn và một số loàiđộng vật có vú khác, sự hình thành các sợi cơ từ các nguyên bào cơ được diễn ratrong thời kỳ phát triển hợp tử trong tử cung của con mẹ Quá trình phát triển của hệ
cơ xương thời kỳ hậu thai (postnatal) chỉ là sự tăng lên về kích cỡ (sự trương nở hay
Trang 34phình to – hypertropy) của sợi cơ, đồng thời với quá trình trương nở của các sợi cơ
là quá trình tăng sinh các tế bào vệ tinh (satellite cells) Sau khi sinh, tổng số sợi cơtrong cơ thể lợn con hầu như không thay đổi và chính sự tăng lên về kích cỡ của cácsợi cơ (hypertropy) là cơ sở sinh lý của quá trình sinh trưởng ở lợn và một số loàiđộng vật có vú khác (Stickland và Handel, 1986)
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở lợn con và chúng được chiathành 2 nhóm: nhóm yếu tố liên quan đến di truyền và nhóm yếu tố môi trường
1.3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng lợn con
Kích cỡ và khối lượng cơ thể ở các loài động vật có xương sống có sự khácbiệt rất lớn Bản chất của sự khác biệt này là do sự phát triển của sinh khối mô cơquyết định, nhưng sự phát triển của sinh khối mô cơ lại phụ thuộc rất lớn vào số sợi
cơ và sự phát triển của kích cỡ sợi cơ trong quá trình phát triển cá thể (Rehfeldt vàcs., 2004) Khi tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu về kích cỡ sợi cơ của một số loàiđộng vật trưởng thành, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, đường kính trung bìnhcủa sợi cơ ở các loài động vật có xương sống dao động từ 20 đến 80 μm (hệ số khácbiệt: 80/20 = 4), nhưng khi so sánh về khối lượng cơ thể giữa chuột chù và cá voithì hệ số khác biệt là 2,5 triệu lần Điều thú vị ở đây là, cá voi không phải là loài cókích cỡ sợi cơ lớn nhất, loài động vật có kích cỡ sợi cơ lớn nhất là lợn Nhiềunghiên cứu cho thấy, sự phát triển sinh khối cơ xương ở động vật phụ thuộc chủ yếuvào số lượng sợi cơ hơn là kích cỡ sợi cơ (Rehfeldt và cs., 2004) Kiểu di truyền cóảnh hưởng lớn đến số lượng sợi cơ, bởi vậy, chọn lọc và lai giống là biện pháp kỹthuật rất quan trọng để cải thiện tốc độ sinh trưởng thông qua ưu thế lai về số lượngsợi cơ của con lai từ thế hệ bố mẹ có sự khác biệt nhiều về tính trạng này Tính đadạng tế bào và phân tử của sợi cơ xương là cơ sở di truyền của tính trạng số lượngsợi cơ ở động vật có vú (Pette và Staron, 1990) Theo Rehfeldt và cs (2004), từ mộtnửa đến hai phần ba độ lệch chuẩn kiểu hình của số lượng và kích cỡ sợi cơ là do ditruyền Hệ số di truyền (h2) của tính trạng số lượng kích cỡ của sợi cơ dài lưng ở lợndao động từ 0,17 đến 0,50 (tùy thuộc theo phương pháp tính toán), nhưng số lượng
Trang 35sợi cơ dài lưng có hệ số di truyền khá cao (0,28 - 0,88) (Fiedler và cs., 1991) Một
số nghiên cứu trên lợn rừng và lợn nhà cho thấy, dưới tác động của chọn lọc, sốlượng sợi cơ dài lưng ở các giống lợn hiện đại cao hơn 1,5 lần so với lợn rừng Khi
so sánh số lượng sợi cơ dài lưng ở một số giống lợn châu Âu hiện nay, Rehfeldt và
cs (2004) đã cho thấy, có sự khác biệt rất đáng kể về số lượng sợi cơ ở cơ dài lưng.Kết quả nghiên cứu của Fieldler và cs (1989) về kích cỡ và số lượng sợi cơ dàilưng ở ba giống lợn Landrace, Large White và Pietrain đã cho thấy, không có sựkhác biệt nhiều giữa ba giống này về đường kính sợi cơ (68,9; 70,0 và 71,3 μm),nhưng số lượng sợi cơ thì khác nhau rõ rệt (1,041; 1,016 và 1,107 x 10-6) Theo đó,giống lợn Pietrain tỏ ra có ưu thế hơn Điều đó cho thấy, đối với các giống lợn chưađược cải tiến như Móng Cái và các giống lợn nội ở nước ta, một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tốc độ sinh trưởng chậm rất có thể là do số lượng sợi cơ rấthạn chế
Để cải tiến khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt, lai tạo giữa các giống lợnngoại cao sản (Yorkshire, Landrace, Pietrain) có tiềm năng di truyền cao về sốlượng sợi cơ với các giống lợn địa phương nhằm lợi dụng ưu thế lai là một giảipháp kỹ thuật rất hiệu quả
Ở nước ta, công tác nghiên cứu lai tạo giống lợn được tiến hành có hệ thống
từ năm 1964 trên cơ sở kết quả đạt được của lai kinh tế giữa các giống ngoại với lợnđịa phương chủ yếu là lai với giống Yorkshire, Đại Bạch Liên Xô cũ và Berkshire(1964), sau đó là lợn Landrace (1971) với các giống Móng Cái và Ỉ Cùng với việctạo giống lợn trắng ĐBI-81 (từ hai giống lợn Đại Bạch Liên Xô và lợn Ỉ) còn cónhóm giống lợn đen BSI-81 (từ hai giống lợn Berkshire và lợn Ỉ) do Viện Chănnuôi tiến hành Một công thức lai cũng được tiến hành lai tạo giống mới giữa lợnĐại Bạch Liên Xô cũ với Lang Thái Bình do tỉnh quản lý (tỉnh Thái Bình) TheoPhạm Hữu Doanh (1983), khi lai lợn Đại Bạch với lợn Ỉ cho biết, các chỉ tiêu về sứcsản xuất của đời con lai F1 đều cao hơn giống lợn Ỉ Khi cho lai lợn cái F1 cấp tiếnvới đực Đại Bạch (ĐB x F1) thì F2 có nhiều chỉ tiêu về sinh sản đạt cao hơn Ỉ Khi tỷ
lệ gen của lợn Đại Bạch tăng lên 62,5-75,0% thì tính năng sinh sản và sinh trưởng
Trang 36cũng tăng theo tỷ lệ tăng đó Nhưng, cũng cần có điều kiện nuôi dưỡng phù hợp đểđáp ứng nhu cầu con giống thì mới thể hiện được tiềm năng sản xuất của con giống.
1.3.2.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự hình thành và phát triển của hệ cơ xương ở lợn con
Cũng như một số loài động vật có vú khác, sự phát triển cá thể ở lợn đượcphân làm hai giai đoạn với những đặc trưng riêng biệt về sự hình thành và phát triểncủa hệ cơ xương, nền tảng cơ bản của sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt, đó làgiai đoạn trước và sau khi sinh Để xây dựng được chiến lược nuôi dưỡng có hiệuquả đối với lợn con và lợn nuôi thịt, cần phải khảo sát kỹ những ảnh hưởng của dinhdưỡng cho lợn con ở giai đoạn khi còn là bào thai và sau khi sinh Rất nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng kém trong thời kỳ phát triển hợp tử và bào thai sẽlàm giảm hàm lượng DNA trong tế bào cơ và số lượng sợi cơ của hệ cơ xương và
do đó làm giảm khối lượng sơ sinh ở lợn (Wigmore và Stickland, 1983; Handel vàStickland, 1987; Dwyer và cs., 1994) Khối lượng sơ sinh là một tính trạng có ýnghĩa quan trọng cả về khía cạnh sinh học cũng như kinh tế và bị ảnh hưởng rất lớnbởi dinh dưỡng thai trong giai đoạn trước khi sinh (Rehfeldt and Kuhn, 2006).Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp, số lượngsợi cơ xương ít hơn rất đáng kể so với những lợn con có khối lượng cao (Gondret vàcs., 2006; Rehfeldt và Kuhn, 2006; Paredes và cs., 2013), đó chính là nguyên nhân
cơ bản làm cho tốc độ sinh trưởng của những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp ởcác giai đoạn phát triển tiếp theo chậm hơn so những lợn con cùng ổ đẻ có khốilượng sơ sinh cao Ngoài ra, ở những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp, sự pháttriển của cơ quan tiêu hóa cũng chậm hơn, năng lực tiêu hóa và hấp thu các chấtdinh dưỡng trong thức ăn cũng kém hơn (Wang và cs., 2005; Michiels và cs., 2013).Bởi vậy, để tạo nền tảng vững chắc cho sự sinh trưởng của lợn con thời kỳ hậu thainhư nguồn lực cơ bản để sản xuất thịt lợn sữa (42 ngày tuổi), ngoài biện pháp laitạo, việc khảo sát sự phát triển của hệ cơ xương trong quá trình phát triển bào thai ởlợn dưới tác động ảnh hưởng của dinh dưỡng lợn nái có ý nghĩa rất quan trọng Một
số công trình nghiên cứu đã cho thấy, có tương quan thuận rất chặt chẽ giữa khối
Trang 37lượng lợn con lúc sơ sinh với tốc độ sinh trưởng của lợn con và lợn thịt, khối lượng
sơ sinh thấp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tăng tỷ lệ còi cọc và tỷ lệ chết trước vàsau cai sữa (Wu và cs., 2006) và giảm tốc độ sinh trưởng ở lợn con (Widdowson,1977; Pond và Mersmann, 1988; Ritter và Zschorlich, 1990; Milligan và cs., 2002;Quiniou và cs., 2002)
Khối lượng sơ sinh của lợn con phụ thuộc vào di truyền và dinh dưỡng củalợn nái trong thời gian mang thai Bởi vậy, để có được khối lượng lúc sơ sinh đạttiêu chuẩn phẩm giống, ngoài các biện pháp liên quan đến chọn lọc, lai tạo, việcnuôi dưỡng hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳcủa giai đoạn mang thai để vừa giảm thiểu sự chết hợp tử, chết lưu thai và tăng khốilượng sơ sinh của lợn con là rất quan trọng
Ngay sau khi sinh, sức sống và tốc độ sinh trưởng của lợn con phụ thuộchoàn toàn vào sữa mẹ Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần trong những ngày đầusau khi đẻ đạt cực đại vào tuần thứ 2 và 3 của chu kỳ tiết sữa, sau đó giảm dần,trong khi đó khối lượng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con lại tăng liên tục
Sự bất cập về nhu cầu dinh dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp dinh dưỡngcủa sữa mẹ là trở ngại lớn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn con(Armstrong và cs., 1986; Rojkittikhun và cs., 1993; Toner và cs., 1996) Bởi vậy,tìm hiểu kỹ đặc điểm tiêu hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn contrước và sau cai sữa để đưa ra chế độ nuôi dưỡng phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng
1.4 Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con
1.4.1 Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con
Hệ thống tiêu hóa của lợn con trong những ngày đầu sau sinh cả về cấu trúchình thái học và hoạt động của hệ enzyme tiêu hóa chỉ thích hợp với việc tiếp nhận
và tiêu hóa sữa như nguồn dinh dưỡng duy nhất (Zintzen và cs., 1971) Trong 36giờ đầu sau khi sinh, thành ruột non của lợn con có khả năng hấp thu nguyên vẹnnhững globulin phân tử lượng lớn, một sự hấp thu tích cực và không chọn lọc được
Trang 38thực hiện nhờ các yếu tố ức chế trypsin và các enzyme tiêu hóa protein khác có mặttrong sữa đầu của lợn nái và có trong thành ruột non của lợn con (Zintzen và cs.,1971) Chính nhờ có cơ chế đó mà hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh củalợn con tăng lên nhanh chóng trong một vài giờ khi chúng được bú sữa đầu Khảnăng hấp thu các kháng thể có phân tử lượng lớn chỉ có hiệu quả trong 36 giờ đầusau khi sinh Sau thời điểm này, thành ruột non trở thành một bức rào chắn vữngchắc không chỉ đối với globulin miễn dịch mà còn đối với các vi khuẩn gây bệnh.Cho đến nay, cơ chế điều chỉnh khả năng hấp thu cũng như sự hình thành bức ràochắn vẫn chưa được giải thích một cách thỏa đáng Có giả thuyết cho rằng bản chấtcấu trúc sơ khai của niêm mạc ruột non và hormone ACTH có liên quan đến khảnăng này (Zintzen và cs., 1971).
1.4.2 Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống
dạ dày ruột của lợn con
Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa mỡ trong đường tiêu hóa của lợn con rấtcao lúc sơ sinh và tăng không đáng kể theo tuổi (Zintzen và cs., 1971; Aumaitre,1971) Tuy nhiên, Corring và cs (1978); Efird và cs (1982) có thông báo rằng hoạttính của enzyme lypase tuyến tụy tăng dần theo tuổi Theo Cera và Mahan (1990),khối lượng tuyến tụy tăng dần trong giai đoạn bú sữa và một cách tương ứng, hoạttính enzyme lipase tăng từ ngày thứ 2 đến 35 ngày tuổi Tương ứng với sự tăng dầnhoạt tính của các enzyme lipase, tỷ lệ tiêu hóa mỡ của lợn con tăng dần theo tuổi vàphụ thuộc vào nguồn mỡ (Zintzen và cs., 1971) và độ dài của axit béo trong mỡ.Chuỗi axit béo càng dài, tỷ lệ tiêu hóa mỡ càng thấp (Lloyd và cs., 1957)
Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa protein (pepsin, trypsin và chymotrypsin)phụ thuộc vào pH của môi trường dạ dày ruột và tăng lên theo tuổi cùng với sự tăngcường sản xuất axit chlohydric của niêm mạc dạ dày (Anderson và Bowland, 1967).Theo Zintzen và cs (1971), độ pH trong dịch dạ dày của lợn con lúc sơ sinh là 3,sau đó tăng dần lên 5 ở 3 ngày tuổi, sau đó giảm do tăng khả năng sản xuất axitchlohydric và đạt mức pH=2 vào thời điểm 21 ngày tuổi Do không có khả năng sảnxuất đủ lượng axit chlohydric và men pepsin, nên trong giai đoạn dưới 21 ngày tuổi,
Trang 39khả năng tiêu hóa protein có nguồn gốc thực vật và động vật (trừ protein sữa) củalợn con rất kém, đồng thời môi trường pH cao trong dịch dạ dày làm tăng khả năngnhiễm mầm bệnh, đặc biệt là chủng E.coli trong ruột non, hơn nữa sự phân giảiprotein bởi men pepsin không hoàn hảo dẫn đến những mạch peptit dài chưa phângiải được đưa xuống ruột non làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy của lợn con Hoạt tínhcủa các enzyme tiêu hóa protein ở lợn con phụ thuộc rất lớn vào nguồn và chấtlượng protein trong thức ăn (Corring, 1980) Theo Efird và cs (1982), hoạt tính củacác enzyme trypsin và chymotrypsin trong dịch tiêu hóa ở ruột non của lợn controng giai đoạn 28-35 ngày tuổi được ăn khẩu phần có protein từ sữa cao hơn đáng
kể so với những lợn con được nuôi dưỡng bằng khẩu phần có protein từ đậu tương
Tỷ lệ tiêu hóa protein sữa kể cả sữa lợn và sữa bò ở lợn con rất cao (95-99%) Khảnăng tiêu hóa protein nguồn gốc thực vật và động vật khác ở lợn con tăng theo tuổi.Theo Leibholz (1982), tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến casein ở lợn con giai đoạn 9-14 ngàytuổi là 94,6 %, 21-24 ngày tuổi là 96,9%, protein bột cá và khô dầu đậu tương tươngứng là 86,6; 87,6 và 83,1; 87,8% Theo Zintzen và cs (1971), sự khác biệt về tỷ lệtiêu hóa đối với các loại protein trong đường tiêu hóa của lợn con là do sự khác biệt
về khả năng đông đặc của chúng trong đường tiêu hóa mà chính khả năng này lạiquyết định độ dài thời gian lưu lại trong đường dạ dày ruột Quãng thời gian lưu lạinày của protein đậu tương là 19 giờ, casein là 42 giờ Đường lactose trong sữa cótác dụng kích thích khả năng tiêu hóa casein Tỷ lệ tiêu hóa protein của lợn conkhông chỉ phụ thuộc vào nguồn và chất lượng protein mà còn phụ thuộc vào tỷ lệprotein trong thức ăn, hiệu quả sử dụng protein sẽ bị giảm khi mức protein trongkhẩu phần tăng lên
Sự phát triển và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit ở lợn con rất khôngđồng đều, các enzyme lactase có hoạt tính rất cao ngay từ những ngày đầu sau khisinh và giảm rất nhanh ở 3 tuần tuổi, trong khi đó hoạt tính của các enzyme tiêu hóagluxit khác như amylase, maltase và saccharase tăng rất chậm (Dahlquist, 1961;Hartman và cs., 1961) Theo Hartman và cs (1961), trong mô tuyến tụy của lợn conlúc sơ sinh hoàn toàn không có enzyme amylase, hoạt tính enzyme này tăng nhanh
Trang 40khi lợn con được 35-40 ngày tuổi Leibholz (1982) đã thông báo rằng, hoạt tính củaenzyme amylase bắt đầu thể hiện ở ngày tuổi thứ 7 sau khi sinh nhưng không đáng
kể và tăng dần theo tuổi, hoạt tính của enzyme maltase tăng 1,5 lần từ 7 đến 28ngày tuổi Tương ứng với hoạt tính của hệ enzyme tiêu hóa gluxit, tỷ lệ tiêu hóa củatất cả các loại gluxit ở lợn con đều rất thấp (trừ lactose) Khả năng tiêu hóa tinh bột
ở lợn con chỉ đạt 25% ở tuần tuổi đầu tiên, 50% ở tuần tuổi thứ 3 và tiếp tục tăngcùng với tiến trình hoàn thiện của cơ quan tiêu hóa (Zintzen và cs., 1971) Tuynhiên, tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của lợn con phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của tinhbột (Leibholz, 1982) Theo Sewell và cs., (1961), Giesting và cs (1985), Turlington
và cs (1989) đường lactose không những được tiêu hóa và hấp thu có hiệu quả nhấttrong giai đoạn bú sữa mà còn có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinhdưỡng khác trong khẩu phần Theo Lawrence (1985), các phương pháp chế biếnnhư nổ bỏng (poping), ép đùng (extrusion) làm tăng rõ rệt tỷ lệ tiêu hóa tinh bột
1.4.3 Ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con
Năng suất thịt lợn sữa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ sinh trưởng của lợncon Trong giai đoạn trước cai sữa, tốc độ sinh trưởng của lợn con phụ thuộc chủyếu vào khả năng tiết sữa của lợn nái Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần trong vàingày đầu sau khi đẻ, đạt cực đại vào thời điểm 21 đến 28 ngày sau khi đẻ, sau đóbắt đầu giảm, tốc độ giảm nhanh kể từ tuần thứ 4 của chu kỳ tiết sữa (HitoshiMilkami, 1994) Trong giai đoạn này, lợn con bước vào giai đoạn khủng hoảngkhông chỉ do sản lượng sữa ở lợn nái giảm một cách sinh lý, không đáp ứng đủ nhucầu dinh dưỡng ngày càng tăng của lợn con mà còn do sự cai sữa thường được thựchiện vào thời điểm này Cai sữa là một sự kiện gây stress nghiêm trọng và gây nênnhiều thay đổi của hệ thống dạ dày, ruột ở lợn con theo chiều hướng bất lợi Nhiềucông trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung
và tăng độ sâu của các hốc niêm mạc ruột non ở lợn con trong những ngày đầu saucai sữa (Dunsford và cs., 1989; Cera và cs., 1990; McCracken, 1993 và Pluske vàWilliams, 1996) Theo McCracken và Kelly (1984), chiều cao của các lông nhungniêm mạc ruột non ở lợn con giảm 25% trong 24 giờ đầu sau cai sữa, và tiếp tục