Ảnh hưởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con

Một phần của tài liệu Xác định tổ hợp lai giữa đực Landrace, Yorkshire, Pietrain với nái móng cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại Thái bình (Trang 70 - 84)

4. Những đóng góp mới của luận án

3.1. Ảnh hưởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con

Trong chăn nuôi lợn con nói chung và lợn sữa (42 ngày tuổi) nói riêng, hai mục tiêu được quan tâm nhất là năng suất sinh sản của lợn nái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con.

3.1.1. Ảnh hưởng của đực giống đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)

Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chính như số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và khả năng tiết sữa của lợn nái được đánh giá thông qua khối lượng cai sữa toàn ổ. Trong số các giống lợn nội ở nước ta, lợn Móng Cái luôn được xem là giống lợn có tiềm năng di truyền cao về khả năng sinh sản (đẻ nhiều con, mắn đẻ và có khả năng nuôi con khéo nên số con cai sữa cao).

Tuy nhiên, các chỉ tiêu liên quan đến năng suất sinh sản không chỉ quyết định bởi bản chất giống của lợn mẹ, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác,

trong đó có yếu tố lợn đực giống. Kết quả khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái được phối với các lợn đực giống Yorkshire, Landrace và Pietrain trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Thái Bình để sản xuất lợn sữa được thể hiện cụ thể qua một số chỉ tiêu tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)

Các chỉ tiêu Đơn

vị

Tổ hợp lai

SEM P

YxMC LRxMC PixMC

Số ổ đẻ được theo dừi ổ 72 72 72

Số con sơ sinh/ổ con 12,11 12,22 12,68 0,12 0,12

Số con sơ sinh sống/ổ con 11,94 12,05 12,52 0,12 0,10 Số con để nuôi/ổ con 10,76b 10,96b 11,47a 0,08 <0,01 Số con cai sữa/ổ con 10,43b 10,61b 11,15a 0,07 <0,01 Số con lúc 42 ngày tuổi/ổ con 10,01b 9,99b 10,69a 0,06 <0,01 Khối lượng sơ sinh/con kg 0,76b 0,75b 0,84a 0,01 <0,01 Khối lượng cai sữa/con kg 5,92b 5,93b 6,09a 0,01 <0,01 Khối lượng 42 ngày tuổi/con kg 9,72b 9,70b 10,09a 0,04 <0,01

TLNS đến 42 ngày tuổi % 93,37 91,67 93,69 0,60 0,11

Ghi chú: YxMC = Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái; LRxMC = Đực Landrace phối với nái Móng Cái; PixMC = Đực Pietrain phối với nái Móng Cái; SEM = Sai số chuẩn; P = Xác suất; TLNS = Tỷ lệ nuôi sống; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

3.1.1.1. Số con sơ sinh sống/ổ

Đối với chăn nuôi lợn nái nói chung và chăn nuôi lợn nái để sản xuất lợn sữa nói riêng, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất, là chìa khoá quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Số con sơ sinh sống/ổ cũng là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi

dưỡng chăm sóc lợn nái giai đoạn mang thai. Tất nhiên, bản chất giống của lợn nái và đực giống cũng như kỹ thuật phối giống đều chi phối đến tính trạng này.

Kết quả khảo sát về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái được phối giống với đực Yorkshire, Landrace và Pietrain tương đối cao, dao động trong phạm vi 11,94-12,52 con. Về giá trị tuyệt đối, tổ hợp lai F1(PixMC) có số con sơ sinh sống/ổ cao hơn so với tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(YxMC). Song sự sai khác giữa các giá trị trung bình về số con sơ sinh sống/ổ giữa các tổ hợp lợn lai không có ý nghĩa thống kê (P = 0,12). So với giá trị số con sơ sinh sống/ổ trung bình đạt 9,48- 11,67 con ở lợn Móng Cái thuần nuôi tại một số vùng miền trong cả nước được công bố bởi các tác giả: Nguyễn Văn Đức và cs. (1997, 2000, 2010); Lê Hồng Minh (2000); Nguyễn Văn Nhiệm và cs. (2002); Trần Duy Khanh và cs. (2004); Nguyễn Quế Côi và cs. (2005) thì kết quả này cao hơn tương ứng từ 9,66% đến 20,60%.

Điều này chứng tỏ rằng, ưu thế lai của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đã biểu hiện khỏ rừ trờn đàn lợn Múng Cỏi lai nuụi tại Thỏi Bỡnh và phự hợp với cụng bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) khi nghiên cứu ưu thế lai của lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) cho biết ưu thế lai của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đạt 9,23-14,44%.

Các giá trị trung bình về số con sơ sinh sống/ổ của các tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với giá trị được công bố bởi Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) khi nghiên cứu trên cùng các tổ hợp lai giữa lợn nái Móng Cái phối với đực Landrace, Yorkshire và Pietrain được nuôi trong các nông hộ tại Đông Anh – Hà Nội từ năm 2004 đến 2008 tương ứng là 12,13; 12,14 và 12,52 con/ổ.

Song đạt cao hơn so với một số công bố khác như: Lê Đình Phùng và Phạm Hữu Tuần (2008) trên hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) tương ứng là 10,97; 11,24 con/ổ; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) trên hai tổ hợp F1(YxMC) và F1(PixMC) tương ứng là 11,69; 11,78 con/ổ; Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011) cùng nghiên cứu trên ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMCTH), F1(YxMCTH) và F1(PixMCTH) ở Lào Cai tương ứng là 11,30; 11,32; 11,94 con/ổ.

3.1.1.2. Số con để nuôi/ổ

Số con để nuôi/ổ là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng bởi số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều của đàn lợn lúc sơ sinh, đồng thời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân từng cá thể lợn con cũng như tuổi và phương thức nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chửa. Số con để nuôi/ổ càng nhiều càng có khả năng nâng cao số lượng lợn con cai sữa.

Kết quả khảo sát cho thấy, số con để nuôi/ổ của ba tổ hợp lai biến động từ 10,76 con đến 11,47 con và cú sự khỏc biệt rừ rệt giữa cỏc tổ hợp lợn lai. Tổ hợp lai F1(PixMC) đạt số con để nuôi/ổ là11,47 con, cao hơn so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) tương ứng là 10,76; 10,96 con/ổ và sự sai khác này có ý nghĩa thống kờ rừ rệt (P<0,01). Trong khi đú, sự sai khỏc về số con để nuụi/ổ giữa hai tổ hợp lai (YxMC) và (LRxMC) là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, lợn con sinh ra từ lợn nái Móng Cái phối với lợn đực giống Pietrain có độ đồng đều và sức sống cao hơn hẳn so với lợn con sinh ra từ lợn nái Móng Cái phối với đực giống Yorkshire và Landrace.

Số con để nuôi/ổ ở cả ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) trong nghiên cứu này đều cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng vũ Bình (2006) của hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(PixMC) tương ứng là 9,86 và 10,13 con/ổ. Kết quả này cho thấy, chất lượng đàn lợn nái Móng Cái cũng như giống lợn đực phối và trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản của người dân Thái Bình là tương đối tốt.

3.1.1.3. Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ là một trong những chỉ tiêu chính đánh giá năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Số con cai sữa/ổ phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Số con cai sữa/ổ có tương quan kiểu hình thuận và chặt với số con sơ sinh sống/ổ (Blasco và cs, 1995).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, số con cai sữa/ổ của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) tương ứng là 10,43; 10,61; 11,15 con. Sự sai khác về số con cai sữa/ổ giữa tổ hợp lai F1(PixMC) và hai tổ hợp F1(YxMC),

F1(LRxMC) cú ý nghĩa thống kờ rừ rệt (P<0,01). Khụng cú sự khỏc biệt về số con cai sữa/ổ giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu về số con cai sữa/ổ của chúng tôi là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quế Côi và cs. (2005) khi cho lợn nái Móng Cái phối giống với đực Yorkshire là 10,21 con/ổ; Đặng Hoàng Biên và cs. (2012) nghiên cứu trên nái Móng Cái phối với đực ngoại tại Quảng Trị có số con sống đến cai sữa lúc 30 ngày tuổi là 10,42 con/ổ; Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011) công bố số con còn sống đến cai sữa ở 35 ngày tuổi trên ba công thức lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Lào Cai tương ứng là 10,34; 10,40 và 10,82 con/ổ. Song kết quả ở nghiên cứu này cao hơn so với kết quả công bố của của Nguyễn Văn Thắng (2007) trên hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(PixMC) có số con 21 ngày tuổi tương ứng là 9,43 và 9,79 con/ổ; đạt 9,80 con cai sữa/ổ (Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng, 2002) ở lợn nái Móng Cái phối giống với đực Pietrain; đạt trung bình 10,34 con/ổ ở hai lứa đẻ đầu (Nguyễn Văn Trung và cs., 2009), nghiên cứu trên lợn Móng Cái tổng hợp (MCTH) phối giống với đực giống Yorkshire và Landrace.

3.1.1.4. Số con lợn con 42 ngày tuổi/ổ

Với đặc thù của ngành chăn nuôi để tạo ra sản phẩm lợn sữa suất khẩu, chỉ tiêu quan trọng đầu tiên quyết định đến hiệu quả kinh tế là số con lợn sữa xuất chuồng (42 ngày tuổi). Chỉ tiêu này có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ. Lợn con thường chết nhiều ở giai đoạn sau cai sữa do điều kiện sống bị thay đổi đột ngột đó là việc thay đổi thức ăn, chuồng nuôi, xáo trộn khi ghép đàn... Nhiều nghiên cứu khác nhau đã khẳng định cai sữa gây ra nhiều yếu tố stress bất lợi cho khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh của lợn con (Blecha và cs., 1983; Funderburke và Seerley, 1990; Pluske và Williams, 1996).

Cũng như số con cai sữa/ổ, tổ hợp lai F1(PixMC) có số con còn sống đến 42 ngày tuổi (10,69 con/ổ) cao hơn so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) (10,01 con/ổ) và (LRxMC) (9,99 con/ổ). Sự sai khỏc này cú ý nghĩa thống kờ rừ rệt (P<0,01). Khụng thấy sự khác biệt về số con còn sống đến 42 ngày tuổi giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC)

và F1(LRxMC). Kết quả về số con lợn con còn sống đến 42 ngày tuổi ở nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) về số con cai sữa ở 42 ngày tuổi của ba tổ hợp lai F1(YxMC); F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Đông Anh – Hà Nội đạt tương ứng là 9,60; 9,54 và 10,19 con/ổ. Song, cao hơn so với kết quả 9,31 con/ổ của Nguyễn Văn Đức (1997) khi phân tích bộ số liệu của cả nước đối với tổ hợp lợn lai (YxMC) và F1(LRxMC) từ năm 1985 đến năm 1996.

Tỷ lệ nuôi sống của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi nói lên sức sống của đàn lợn con. Khảo sát tỷ lệ nuôi sống của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ở ba tổ hợp F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) cho thấy, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi đạt 93,37-93,69%. Khụng cú sự khỏc biệt rừ rệt về tỷ lệ nuụi sống của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi giữa ba công thức phối giống. Kết quả này cho thấy chất lượng lợn nái cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối với lợn mẹ và lợn con của các cơ sở chăn nuôi ở Thái Bình là khá tốt. Như vậy, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống lợn con đến 42 ngày tuổi cho phép chúng tôi nhận định rằng số lợn 42 ngày tuổi/ổ của ba tổ hợp lợn lai (ở điều kiện chăn nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng tốt ở nông hộ Thái Bình) là phụ thuộc chủ yếu vào số lợn con để nuôi/ổ.

3.1.1.5. Khối lượng sơ sinh/con

Khối lượng sơ sinh trung bình/con có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con theo mẹ và sau cai sữa. Vì vậy, người ta thường quan tâm và xem khối lượng sơ sinh là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng.

Lợn con sinh ra từ nái Móng Cái phối giống với lợn đực Yorkshire, Landrace và Pietrain có khối lượng sơ sinh/con dao động từ 0,75 đến 0,84 kg và có sự khác biệt rừ rệt giữa lợn con của tổ hợp lai F1(PixMC) với hai tổ hợp lai khỏc (P<0,01).

Nhưng không có sự khác biệt về khối lượng lợn con sơ sinh giữa hai tổ hợp F1(YxMC) và F1(LRxMC) (P>0,05). Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy, yếu tố đực phối cú ảnh hưởng khỏ rừ đến khối lượng sơ sinh của lợn con và phự hợp với kết quả nghiên cứu của Roeche (1996), khi phân tích di truyền tính trạng khối lượng sơ sinh của 5293 lợn con ở các tổ hợp lai khác nhau và kết luận rằng khối lượng sơ

sinh là tín hiệu rất quan trọng để đánh giá giá trị giống, vì tính trạng này có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ nuôi sống của lợn con ở các giai đoạn tiếp theo. Các nghiên cứu của một số tác giả khác (Jarvis và cs., 2002; Canario và cs., 2006; Edwards, 2007) cũng cho kết quả tương tự.

Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với kết quả 0,73 và 0,80 kg/con của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) tương ứng với 2 tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương. Song, thấp hơn so với các kết quả của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) cho biết khối lượng sơ sinh/con của các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Đông Anh, Hà Nội tương ứng là 1,12; 1,10 và 1,15 kg; Thân Văn Hiển và Trần Văn Phùng (2008) ứng với tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) nuôi tại Bắc Giang là 0,88 kg/con.

3.1.1.6. Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng phát triển của lợn con trong thời gian theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn mẹ, chủ yếu là năng suất sữa của lợn mẹ. Cỏc kết quả theo dừi cho thấy, khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai F1(PixMC) đạt cao hơn so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC), sự khỏc nhau này cú ý nghĩa thống kờ rừ rệt (P<0,01). Khụng thấy cú sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kê (P>0,05) về chỉ tiêu này giữa tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).

Khối lượng cai sữa/con của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) lần lượt là 5,92; 5,93 và 6,09 kg. Tuy lợn nái đều là giống Móng Cái và ở trong giai đoạn này sinh trưởng của lợn con phụ thuộc nhiều vào lợn mẹ, nhưng kết quả này chứng tỏ lợn đực bố Pietrain có khả năng làm tăng tốc độ sinh trưởng phát triển ở các con lai cao hơn so với lợn đực bố là giống Yorkshire hoặc Landrace. Hơn nữa, tổ hợp lai F1(PixMC) có khối lượng sơ sinh lớn hơn hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC), đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khối lượng cai sữa của lợn con. Phan Xuân Hảo (2008) cho biết khối lượng lợn con sơ sinh có ảnh hưởng lớn đến khối lượng lợn con ở 21 ngày tuổi.

Các kết quả về khối lượng lợn con cai sữa trong nghiên cứu này là cao hơn so với các giá trị 4,64 và 4,99 kg/con tương ứng với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và

F1(PixMC) cai sữa ở 21 ngày tuổi của Nguyễn Văn Thắng (2007) nuôi tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương; cao hơn nhiều so với giá trị 3,57 kg/con trên tổ hợp lai F1(LRxMC) của Thân Văn Hiển và Trần văn Phùng (2008) nuôi tại Bắc Giang.

Thấp hơn giá trị 9,32; 9,25 và 9,41 kg/con tương ứng với ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) cai sữa ở 35 ngày tuổi nuôi tại Bảo Thắng, Lào Cai của Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang (2011).

3.1.1.7. Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi

Khối lượng lợn sữa xuất chuồng (42 ngày tuổi) quyết định nhiều đến hiệu quả của chăn nuôi sản phẩm lợn sữa. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều kiện sống của lợn con giai đoạn sau cai sữa. Kết quả theo dừi khối lượng lợn con ở 42 ngày tuổi cho thấy, có sự khác biệt rất có ý nghĩa thông kê (P<0,01) giữa tổ hợp lai F1(PixMC) và hai tổ hợp F1(YxMC), F1(LRxMC). Tuy nhiên, không thấy có sự khác biệt giữa tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC). Như vậy, cùng với khối lượng cai sữa cao hơn và khả năng đáp ứng tốt điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày tuổi), khối lượng lợn con ở 42 ngày tuổi của tổ hợp lai F1(PixMC) cao hơn so với hai tổ hợp F1(YxMC) và F1(LRxMC) tương ứng là 3,67 và 3,87%.

Khi nghiên cứu lợn nái Móng Cái được phối giống với lợn đực Yorkshire, Landrace và Pietrain nuôi trong điều kiện nông hộ tại một số tỉnh miền Bắc, các tác giả Thân Văn Hiển và Trần văn Phùng (2008); Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) công bố khối lượng lợn con cai sữa ở 42 ngày tuổi của tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) lần lượt đạt 7,65; 8,52 và 8,02 kg/con. Như vậy, kết quả về khối lượng lợn con ở 42 ngày tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với của các tác giả trên. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn giá trị 10,91 kg/con của Nguyễn Văn Đức (1997) nghiên cứu số liệu thu được trong toàn bộ đàn lợn Móng Cái lai của cả nước; giá trị 11,01; 11,02 và 11,19 kg/con tương ứng ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Đông Anh, Hà Nội của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010).

Một phần của tài liệu Xác định tổ hợp lai giữa đực Landrace, Yorkshire, Pietrain với nái móng cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại Thái bình (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w