4. Những đóng góp mới của luận án
3.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
3.2.1. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Cai sữa là một hoạt động gây stress lớn và gây nên nhiều thay đổi cho hệ thống dạ dày, ruột ở lợn con theo chiều hướng bất lợi. Trong giai đoạn này, lợn con rơi vào tình trạng khủng hoảng không chỉ do sản lượng sữa ở lợn nái giảm một cách sinh lý, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của lợn con mà còn do sự cai sữa thường được thực hiện vào thời điểm này. Kết quả khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn con nuôi tại Thái Bình với hai độ tuổi cai sữa khác nhau (21 và 35 ngày tuổi) được trình bày ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Chỉ tiêu Tuổi cai sữa
SEM P
21 ngày 35 ngày
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Khối lượng lợn con khi 42 ngày tuổi
(kg/con) 10,04a 9,63b 0,03 <0,01
Tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa
(g/ngày) 201,02a 176,28b 0,96 <0,01
Tăng khối lượng từ cai sữa đến 42 ngày
tuổi (g/ngày) 240,25b 382,06a 5,31 <0,01
Tăng khối lượng từ sơ sinh đến 42 ngày
tuổi (g/ngày) 220,63a 210,58b 0,61 <0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Kết quả theo dừi khả năng sinh trưởng bỡnh quõn/ngày ở lợn con của ba tổ hợp lai cho thấy, tuổi cai sữa ảnh hưởng rất rừ rệt đến khả năng sinh trưởng của lợn ở tất cả các giai đoạn (P<0,01). Phân tích tốc độ sinh trưởng của lợn con qua các giai đoạn cho thấy: Giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, lợn con được cai sữa ở 21 ngày
tuổi có khả năng sinh trưởng cao hơn hẳn so với lợn con được cai sữa ở 35 ngày tuổi (P<0,01). Trong giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiết sữa của lợn nái. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần trong vài ngày đầu sau khi đẻ, đạt cực đại vào thời điểm 21 đến 28 ngày sau khi đẻ, sau đó bắt đầu giảm, tốc độ giảm nhanh kể từ tuần thứ 4 của chu kỳ tiết sữa (Hitoshi Milkami, 1994). Vì vậy, sau 21 ngày tuổi lợn con bước vào giai đoạn khủng hoảng do sản lượng sữa ở lợn nái giảm một cách sinh lý, trong khi lợn con mới làm quen với thức ăn tập ăn, lượng thức ăn thu nhận chưa nhiều không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của lợn con làm cho lợn con sinh trưởng chậm lại và có thể ngừng sinh trưởng. Như vậy, phải trải qua giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển, với độ tuổi cai sữa dài hơn (cai sữa ở 35 ngày tuổi) lợn con có tốc độ sinh trưởng bình quân đạt 176,28 g/ngày, thấp hơn so với lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi đạt 201,02 g/ngày là hoàn toàn hợp lý.
Sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày tuổi) khả năng sinh trưởng của lợn con tăng lờn rừ rệt so với giai đoạn trước cai sữa và biến động từ 240,25-382,06 g/ngày.
Trong giai đoạn này lợn con đã hoàn toàn quen với thức ăn tập ăn, lợn con ăn được nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nhanh của chúng. Ngược lại với giai đoạn trước cai sữa, trong giai đoạn này lợn con được cai sữa ở 35 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng bình quân g/ngày cao hơn so với lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi (P<0,01). Theo chúng tôi sinh trưởng của lợn con giai đoạn 35-42 ngày cao hơn so với sinh trưởng giai đoạn 21-42 ngày tuổi là do giai đoạn từ 21 đến 35 ngày tuổi (2 tuần) hệ thống tiêu hóa chưa phát triển dẫn đến tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn thấp hơn do đó khả năng sinh trưởng của lợn con thấp. Nhóm cai sữa 35 ngày tuổi (hệ thống tiêu hóa đã hoàn thiện hơn) thu nhận và chuyển hóa thức ăn tốt hơn nên khả năng sinh trưởng tốt hơn (35-42 ngày tuổi)
Nhìn chung, sinh trưởng của lợn con hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng không đồng đều qua các giai đoạn. Phân tích khả năng sinh trưởng của lợn con trong cả giai đoạn nuôi thí nghiệm từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi cho thấy: Lợn con khi được cai sữa ở 21 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn con
được cai sữa ở 35 ngày tuổi (P<0,01). Cụ thể, cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi đạt sinh trưởng trung bình từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi là 220,63 g/ngày cao hơn so với 210,58 g/ngày ở lợn con cai sữa 35 ngày tuổi (tương ứng 4,55%). Theo đó cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi đạt khối lượng lợn con 42 ngày tuổi là 10,04 kg/con cao hơn so với cai sữa ở 35 ngày tuổi là 9,63 kg/con (P<0,01).
Như vậy, việc khảo sát thời gian cai sữa hợp lý không chỉ quan trọng đối với chăn nuôi lợn con nói chung mà còn có ý nghĩa sinh học và kinh tế đặc biệt đối với ngành sản xuất thịt lợn sữa. Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như ở Thái Bình hiện nay cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi đã làm tăng tốc độ sinh trưởng của lợn sữa (42 ngày tuổi) so với cai sữa ở 35 ngày tuổi.
3.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển rất nhanh về dung tích, kích thước và khối lượng nhưng về chức năng thì chưa hoàn thiện. Chức năng chưa hoàn thiện là do một số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính đủ mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu tiên sau sinh ra.
3.2.2.1. Ảnh hưởng tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con được trình bày ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Chỉ tiêu Tuổi cai sữa
SEM P
21 ngày 35 ngày
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Thức ăn thu nhận từ sơ sinh đến cai
sữa (g/ngày) 73,47b 114,47a 1,40 <0,01
Thức ăn thu nhận từ cai sữa đến 42
ngày tuổi (g/ngày) 266,12b 323,16a 1,95 <0,01
Thức ăn thu nhận từ sơ sinh đến 42
ngày tuổi (g/ngày) 199,90a 160,12b 1,36 <0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Cũng như tốc độ sinh trưởng của lợn, mức thu nhận thức ăn của lợn con qua cỏc giai đoạn từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi cũng chịu ảnh hưởng rừ rệt bởi tuổi cai sữa (P<0,01). Giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, thức ăn thu nhận/ngày của lợn con khi cai sữa ở 21 ngày tuổi trung bình là 73,47 g/ngày thấp hơn nhiều so với lợn con khi cai sữa ở 35 ngày tuổi là 114,47 g/ngày. Nguyên nhân là do cai sữa ở 21 ngày tuổi nguồn sữa mẹ là chủ yếu, giai đoạn này sữa mẹ đang tiết nhiều, lợn con mới làm quen với thức ăn cùng với dung tích dạ dày còn nhỏ nên chúng ăn ít. Sau 21 ngày tuổi (từ 21 đến 35 ngày tuổi), lượng sữa mẹ tiết ra giảm dần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, ở giai đoạn này lợn con đã quen dần với thức ăn tập ăn cùng với dung tích dạ dày lợn con tăng lên đáng kể nên lợn con ăn được nhiều hơn.
Lượng thức ăn thu nhận/ngày của mỗi lợn con tăng lên ở giai đoạn sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày tuổi) dao động từ 266,12 g đến 323,16 g. Do được tập ăn sớm, sau cai sữa lợn con đã hoàn toàn quen với thức ăn dạng viên và biết ăn tốt, lúc này sinh trưởng của lợn con phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn hỗn hợp từ bên ngoài, lợn con ăn nhiều hơn. Bình quân lượng thức ăn thu nhận/ngày của mỗi lợn con khi được cai sữa ở 35 ngày tuổi cao hơn so với lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi (P<0,01). Nguyên nhân chính là do mức độ phát triển và hoàn thiện chức năng của bộ máy tiêu hóa của lợn con trên 35 ngày tuổi là tốt hơn so với lợn con ở 21-35 ngày tuổi. Đồng thời mức tăng trưởng và khối lượng lợn con (21-35 ngày tuổi) cũng thấp hơn giai đoạn (35-42 ngày tuổi). Bộ máy tiêu hóa hoàn thiện hơn nên lợn con thu nhận thức ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể do vậy lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi thu nhận thức ăn/ngày (35-42 ngày tuổi) cao hơn so với lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi (21-42 ngày tuổi).
Khả năng thu nhận thức ăn của lợn sữa được đánh giá tổng quát bằng lượng thức ăn thu nhận bình quân/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi. Bình quân lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con (từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi) đạt 180,01 g/ngày. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi và 35 ngày tuổi (P<0,01). Cụ thể, cai sữa ở 21 ngày tuổi lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
đến 42 ngày tuổi đạt 199,90 g/ngày cao hơn so với cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt 160,12 g/ngày, tương ứng là 19,90%. Mặc dù, ở cả hai giai đoạn nuôi (từ sơ sinh đến cai sữa và từ cai sữa đến 42 ngày tuổi) lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi đều có lượng thức ăn thu nhận/ngày thấp hơn so với lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi, song trung bình toàn kỳ nuôi (từ sơ sinh đến xuất chuồng 42 ngày tuổi) lợn con cai sữa ở 21 ngày vẫn có lượng thức ăn thu nhận bình quân/ngày cao hơn so với lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi. Kết quả này là do cai sữa sớm (21 ngày) buộc lợn con phải ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cơ thể dẫn đến tăng lượng thức ăn thu nhận. Trong khi đó, cai sữa muộn (35 ngày tuổi) vì có sữa mẹ đã đáp ứng một phần nhu cầu dinh dưỡng nên nhu cầu thức ăn sẽ giảm đi so với nhóm cai sữa 21 ngày tuổi. Thực tế khảo sát cho thấy, lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi có tổng lượng thức ăn thu nhận bình quân trong cả kỳ thí nghiệm đạt 6,40 kg/con cao hơn hẳn so với lợn con được cai sữa ở 35 ngày tuổi trung bình chỉ đạt 5,12 kg/con.
Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây của một số tác giả trên lợn con khi cai sữa ở các độ tuổi khác nhau (Bruininx và cs., 2002; Campbell và cs., 2013) cho biết khi được bú sữa mẹ đến 35 ngày, lợn con lười ăn hơn và thích ứng với thức ăn mới chậm hơn so với lợn con cai sữa ở 21 ngày; Nguyễn Nghi và cs.
(1978) nghiên cứu cai sữa lợn con ở 35 ngày, 45 ngày, 60 ngày (trên đàn lợn lai) cho biết khi cai sữa sớm cho lợn con thì lợn con ăn nhiều thức ăn tinh hơn, tương ứng lần lượt là 604; 571; 344 g/ngày.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con
Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, mức tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa (tập ăn); tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng lợn con sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày) và tiờu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi đều bị ảnh hưởng rừ rệt bởi tuổi cai sữa (P<0,01). Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa 21 ngày tuổi (4,91 kg) cao hơn so với lợn con cai sữa 35 ngày tuổi (4,67 kg). Kết quả này là do cai sữa ở 21 ngày tuổi lợn con có khối lượng cai sữa/con thấp hơn so với khi được cai sữa ở 35 ngày tuổi. Tương tự, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của lợn con từ cai sữa đến 42 ngày tuổi ở lợn được cai sữa 21 ngày tuổi cũng cao hơn so với lợn được cai
sữa ở 35 ngày tuổi, tương ứng ở mức 1,21 kg so với 0,95 kg. Điều này rất hiển nhiên vì nhóm cai sữa 35 ngày ăn ít hơn do số ngày bú sữa dài hơn.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu Tuổi cai sữa SEM P
21 ngày 35 ngày
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ/nái/ổ (kg) 256,92 309,67 1,84 <0,01 Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa (kg/kg) 4,91a 4,67b 0,03 <0,01 Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng lợn con
từ cai sữa đến 42 ngày (kg/kg) 1,21a 0,95b 0,02 <0,01 Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con ở 42 ngày
(kg/kg) 3,16b 3,69a 0,02 <0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên khi tính tất cả thức ăn cho lợn mẹ và thức ăn cho lợn con thì để sản xuất ra 1 kg lợn con lúc 42 ngày tuổi, nhóm lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi có mức tiêu tốn thức ăn là 3,16 kg, thấp hơn so với nhóm lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi là 3,69 kg (P<0,01). Do đặc điểm của chăn nuôi sản phẩm lợn sữa (xuất chuồng 42 ngày tuổi) là khối lượng lợn sữa xuất chuồng nhỏ, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn sữa xuất chuồng phụ thuộc rất lớn vào lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái đặc biệt là thời gian nuôi con. Kết quả khảo sát lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong thí nghiệm cho thấy: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ cho lợn nái của lô lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi trung bình 256,92 kg/ổ thấp hơn rất nhiều so với lô lợn nái có lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi trung bình 309,67 kg/ổ (P<0,01). Tổng lượng thức ăn tiêu thụ ít hơn cùng với khối lượng lợn con ở 42 ngày tuổi cao hơn nên kết quả tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi khi cai sữa lợn con ở 21 ngày thấp hơn so với cai sữa lợn con ở 35 ngày tuổi là hoàn toàn hợp lý.
Như vậy, khi cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con 42 ngày tuổi (14,51%) so với cai sữa lợn con ở 35 ngày tuổi. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết luận của Nguyễn Nghi và cs. (1978) khi nghiên cứu
cai sữa cho lợn con ở 35 ngày, 45 ngày, 60 ngày (trên đàn lợn lai) cho biết khi cai sữa sớm cho lợn con thì chi phí thức ăn giảm 10-30%.
Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con để sản xuất thịt lợn sữa trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Thái Bình chúng tôi đi đến kết luận: Khi cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì lợn con thu nhận được nhiều thức ăn tinh hơn, sinh trưởng phát triển tốt hơn, đặc biệt làm giảm tiêu tốn thức ăn (14,51%) so với cai sữa lợn con ở 35 ngày tuổi.
3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn