4. Những đóng góp mới của luận án
2.4. Phương pháp nghiên cứu 1. Bố trí thí nghiệm
Bảy mươi hai (72) lợn nái Móng Cái được nuôi trong điều kiện nông hộ tại hai thôn (36 nái/thôn; 3 nái/hộ), lợn nái trong thời kỳ sinh sản từ lứa thứ 2 đến 4 đã được sử dụng và được bố trí theo phương pháp thí nghiệm 3 yếu tố, với tổng số (3 x 2 x 2) 12 lô thí nghiệm, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi lô 6 lợn nái Móng Cái, mỗi ổ được coi như một lần lặp lại. Theo đó, 72 lợn nái được phân làm ba nhóm để tạo các tổ hợp lai (24 lợn nái/nhóm/tổ hợp): Tổ hợp 1: Lợn nái được phối với tinh lợn Yorkshire; Tổ hợp 2: Lợn nái được phối với tinh lợn Landrace; Tổ hợp 3: Lợn nái được phối với tinh lợn Pietrain (yếu tố 1).
Trong giai đoạn mang thai và nuôi con, lợn nái ở cả ba tổ hợp lai đều được ăn cùng một khẩu phần có mức dinh dưỡng như nhau. Trong giai đoạn nuôi con, mỗi tổ hợp trong ba tổ hợp trên lại được phân làm hai lô (A và B), mỗi lô 12 nái.
Lợn nái trong lô A có thời gian cai sữa 21 ngày; lợn nái ở lô B có thời gian cai sữa 35 ngày để khảo sát ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm của lợn sữa xuất chuồng ở 42 ngày tuổi (yếu tố 2).
Trong mỗi lô A và B lại được chia làm hai tiểu lô a và b, lợn con ở mỗi tiểu lô a và b được ăn tương ứng với khẩu phần 1 (mức dinh dưỡng thấp) và khẩu phần 2 (mức dinh dưỡng cao) để khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến sinh
trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ móc hàm của lợn sữa 42 ngày tuổi (yếu tố 3).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thôn 1 Số hộ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số nái/hộ 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
Thôn 2 Số hộ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số nái/hộ 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
Số nái (2 hộ/2 thôn) 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
Lô thí nghiệm
Tổ hợp lai YxMC
(n = 24)
LRxMC (n =24)
PixMC (n = 24)
Tuổi cai sữa
Lô A
(n=12) Lô B
(n=12) Lô A
(n=12) Lô B
(n=12) Lô A
(n=12) Lô B (n=12) 21 ngày 35 ngày 21 ngày 35 ngày 21 ngày 35 ngày
Khẩu phần
Lô a (n=6)
Lô b (n=6)
Lô a (n=6)
Lô b (n=6)
Lô a (n=6)
Lô b (n=6)
Lô a (n=6)
Lô b (n=6)
Lô a (n=6)
Lô b (n=6)
Lô a (n=6)
Lô b (n=6) KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 KP1 KP2 Ghi chú: YxMC = Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái; LRxMC = Đực Landrace phối với nái Móng Cái; PixMC = Đực Pietrain phối với nái Móng Cái; KP1 = Khẩu phần mức dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần mức dinh dưỡng cao.
2.4.2. Khẩu phần cho lợn thí nghiệm 2.4.2.1. Khẩu phần cho lợn nái
Trong giai đoạn chờ phối, mang thai và nuôi con, lợn nái Móng Cái ở các lô thí nghiệm đều được ăn cùng một khẩu phần có mức dinh dưỡng như nhau (Bảng 2.2). Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái giai đoạn mang thai và nuôi con được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1547-2007).
Bảng 2.2: Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái
Nguyên liệu (%) Nái chờ phối và mang thai Nái nuôi con
Ngô 27,92 39,57
Cám gạo 35,00 18,93
Sắn khô 20,00 15,00
Khô đậu tương 13,56 22,65
Premix Vitamin – khoáng 0,25 0,25
Lysine 0,11 0,15
Methionine 0,06 0,07
Threonine 0,03 0,07
Muối ăn 0,50 0,50
Bột đá trắng 1,00 0,86
DCP 17% phốt pho 1,57 1,95
Thành phần dinh dưỡng/kg thức ăn
Vật chất khô (%) 87,65 87,51
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2950 3050
Protein thô (%) 13,00 16,00
Xơ thô (%) 6,70 5,95
Lysine (%) 0,85 0,95
Methionine + Cystine (%) 0,53 0,59
Threonine (%) 0,59 0,67
Tryptophan (%) 0,16 0,18
Ca (%) 0,85 0,90
Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,40 0,45
Giá (đ/kg) 7050 7850
2.4.2.2. Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm
Trong giai đoạn từ tập ăn đến 42 ngày tuổi lợn con của các tổ hợp lai cai sữa cùng độ tuổi được chia làm hai lô a và b: lô a được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (KP1); lô b được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (theo khuyến cáo của NRC, 1998) (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Bảng Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm
Nguyên liệu (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2
Ngô 20,00 20,00
Tấm gạo tẻ 30,02 27,41
Cám gạo loại 1 16,50 12,96
Khô dầu đậu tương tách vỏ 14,13 19,70
Bột cá 65% Protein 3,00 3,00
Protein đậu tương 42% protein 8,00 8,00
Bột sữa Whey 5,00 5,00
Dầu đậu tương 0,00 0,65
Bột đá 0,48 0,44
DCP 17% phốt pho 1,53 1,51
Premix Vitamin - Khoáng 0,25 0,25
L-Lysine HCl 0,20 0,20
DL-Methionine 0,06 0,04
L-Threonine 0,03 0,03
L-Tryptophan 0,00 0,01
Chất axit hóa 0,20 0,20
Muối ăn 0,30 0,30
ZnO 0,30 0,30
Thành phần dinh dưỡng/kg thức ăn
Vật chất khô (%) 88,74 88,79
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3050 3265
Protein thô (%) 19,00 21,00
Lysine (%) 1,21 1,35
Canxi (%) 1,00 1,00
Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,50 0,50
Giá (đ/kg) 9760 10250
2.4.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn thí nghiệm
2.4.3.1. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn chờ phối và mang thai
Giai đoạn chờ phối và sau khi phối giống, lợn nái ở các lô được nuôi dưỡng cùng một chế độ, áp dụng cho lợn nái mang thai.
Trong giai đoạn chờ phối và chửa kỳ I (84 ngày chửa đầu): Lợn nái được ăn từ 1,20 kg đến 1,60 kg thức ăn tinh (tùy theo thể trạng béo hay gầy), chia 2 bữa/ngày.
Trong giai đoạn chửa kỳ II (30 ngày chửa cuối): Lợn nái được ăn từ 2,0 kg đến 2,2 kg thức ăn tinh, chia 2 bữa/ngày.
Ngoài thức ăn tinh có chất lượng như nêu ở Bảng 2.2, mỗi lợn nái được bổ sung hàng ngày 2,0 kg thức ăn xanh (dây lá khoai lang).
Trước khi đẻ 7 ngày, lợn nái ở các lô được ăn khẩu phần của nái nuôi con.
2.4.3.2. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn nuôi con
Trong giai đoạn nuôi con, lợn nái ở các lô được nuôi dưỡng cùng một chế độ, áp dụng cho lợn nái nuôi con, theo lịch trình cho ăn thức ăn tinh như sau:
− Ngày đẻ: Không cho ăn
− Ngày thứ nhất sau khi đẻ: 1 kg/con/ngày
− Ngày thứ 2 sau khi đẻ: 2 kg/con/ngày
− Ngày thứ 3 sau khi đẻ: 2,2 kg/con/ngày
− Kể từ ngày thứ 4 sau khi đẻ cho đến khi cai sữa: Lợn nái được cho ăn 2 kg + (số con lợn con x 0,15 kg/con).
Ngoài thức ăn tinh, mỗi ngày, mỗi lợn nái được ăn 1,5 kg thức ăn xanh (dây lá khoai lang).
Trong thời gian mang thai và nuôi con, lợn nái ở các lô được uống nước sạch tự do.
2.4.3.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn con
Lợn con ở các lô được tập ăn từ 10 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên. Tại thời điểm cai sữa (21 hoặc 35 ngày), lợn mẹ được tách khỏi lợn con (cai sữa tại chỗ) và lợn con tiếp tục được ăn khẩu phần thức ăn dùng trong giai đoạn tập ăn theo mức dinh dưỡng bố trí thí nghiệm (khẩu phần dinh dưỡng thấp và cao) và nuôi như vậy cho đến tuổi xuất chuồng (42 ngày).
Lợn con ở các lô thí nghiệm đều được ăn thức ăn tinh và uống nước sạch tự do.
2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát
Kết thúc thí nghiệm (42 ngày tuổi) mỗi tiểu lô thí nghiệm chọn 4 con có khối lượng tương đương nhau (khoảng 9-10 kg/con) gồm 2 đực và 2 cái để giết mổ.
Trước khi mổ khảo sát để lợn nhịn đói 24 giờ, sau đó cân khối lượng sống trước khi mổ khảo sát. Chọc tiết, cạo lông, mổ một đường ở giữa dọc theo thân từ cổ qua ngực, bụng tới hậu môn. Lấy hết nội tạng ra, chỉ để lại hai lá mỡ bụng. Cân khối lượng thịt móc hàm. Tính tỷ lệ thịt móc hàm (theo TCVN 3899 – 84).