4. Những đóng góp mới của luận án
3.5. Ảnh hưởng của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần và tương tác giữa chúng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi
Khi nói đến chất lượng thân thịt của lợn cần hiểu khái niệm này bao gồm hai phần: (1) Thành phần thân thịt được xác định theo các chỉ tiêu gồm: Khối lượng giết mổ, khối lượng móc hàm, tỷ lệ móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, dài thân thịt, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ nạc, tỷ lệ xương, tỷ lệ da và (2) Chất lượng thịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Giá trị pH, màu sắc (L* – Lightnees, a* – Rednees và b* – Yellownees), độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến.
Khác với lợn thịt, lợn sữa được sản xuất từ lợn con thương phẩm: Lợn nội hoặc lợn ngoại lai nội, có độ tuổi từ 30 đến 60 ngày, khối lượng lợn hơi phải đạt từ 3,0 đến 9,0 kg tương đương khối lượng móc hàm đạt từ 2,2-6,0 kg/con (Tiêu chuẩn ngành số 10TCN 508-2002 Lợn sữa lạnh đông xuất khẩu). Với khả năng sinh sản tốt hơn so với các giống lợn nội khác, lợn nái Móng Cái đang được sử dụng phổ biến để tham gia tạo các tổ hợp lợn sữa lai. Hầu hết các thị trường nhập khẩu sản phẩm lợn sữa của Việt Nam đều ưa chuộng sản phẩm lợn sữa được tạo ra từ 1/2 máu lợn ngoại và 1/2 máu lợn Móng Cái, vì lợn sữa F1(ngoại x Móng Cái) khi quay da không bị nứt rạn, thịt mềm nhưng da lại giòn và đặc biệt vị thịt rất thơm ngon (Nguyễn Văn Đức, 2007).
Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi xác định tỷ lệ móc hàm của lợn sữa là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định năng suất thân thịt của lợn sữa hay nói cách khác quyết định tổng lượng thịt lợn sữa/nái/năm. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ hợp lai,
tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm của lợn sữa xuất chuồng ở 42 ngày tuổi.
3.5.1. Ảnh hưởng của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
3.5.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Yếu tố di truyền ảnh hưởng đầu tiên đến thành phần thân thịt là giống. Giữa các giống khác nhau sẽ có thành phần thân thịt nói chung và tỷ lệ móc hàm nói riêng khác nhau. Tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) được trình bày ở Bảng 3.25.
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu Tổ hợp lai
SEM P
YxMC LRxMC PixMC
Số lợn con theo dừi 48 48 48
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
9,55 9,57 9,55 0,01 0,47
Khối lượng móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
6,68b 6,69b 7,01a 0,02 <0,01 Tỷ lệ móc hàm lợn con 42
ngày tuổi (%)
70,01b 70,00b 73,37a 0,16 <0,01 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chứ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê.
Kết quả Bảng 3.25 cho thấy, yếu tố tổ hợp lai ảnh hưởng rừ rệt đến tỷ lệ múc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi (P<0,01) và phù hợp với kết luận của Monin và cs.
(1987) cho biết, giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành phần thân thịt cũng như chất lượng thịt ở lợn. Tỷ lệ móc hàm trung bình ở lợn con 42 ngày tuổi của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) biến động từ 70,00-73,37%, đạt cao nhất ở tổ hợp lai F1(PixMC) (73,37%) và cú sự khỏc biệt rừ rệt so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC). Không có sự sai khác về tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) đạt tương ứng 70,01 và 70,00%. Tuy giá trị trung bình chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm của tổ hợp lai F1(PixMC) cao hơn khụng nhiều so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) nhưng rừ ràng tỷ lệ móc hàm ở lợn con 42 ngày tuổi của tổ hợp lai F1(PixMC) đã được cải thiện. Những
tính trạng liên quan đến thành phần thân thịt ở lợn có hệ số di truyền ở mức trung bình tới cao (Cassady và cs., 2010), do đó các phương pháp lai tạo, đặc biệt là lai cấp tiến giữa lợn đực giống ngoại với lợn nái giống nội không chỉ nâng cao khả năng sinh trưởng, mà còn cải thiện thành phần thân thịt. Việc tạo ra con lai F1 giữa lợn đực từ một số giống ngoại với lợn Móng Cái để sản xuất lợn sữa cũng không ngoài mục tiêu vừa cải thiện các chỉ tiêu năng suất sinh trưởng mà còn nhằm vào chất lượng thân thịt theo hướng tăng tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc và giảm tỷ lệ mỡ trong thân thịt.
Khi nghiên cứu trên cùng ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi thịt, Bùi Quang Hộ (2004) cho biết tỷ lệ móc hàm của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Thái Bình có tỷ lệ móc hàm tương ứng là 77,06; 77,15 và 77,45%; Nguyễn Văn Thắng (2007) nghiên cứu trên hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(PixMC) nuôi thịt công bố tỷ lệ móc hàm của hai tổ hợp lai tương ứng là 77,23 và 78,41%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi giữa ba tổ hợp lai là phù hợp với kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên (lợn tổ hợp lai F1(PixMC) có tỷ lệ móc hàm cao hơn tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC)). Tuy nhiên, tỷ lệ móc hàm ở lợn con 42 ngày tuổi là thấp hơn so với lợn thịt. Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ các bộ phận cấu thành cơ bản của thân thịt lợn thịt có sự khác biệt cơ bản so với lợn con 42 ngày tuổi.
3.5.1.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Kết quả khảo sát tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi của hai nhóm lợn con có độ tuổi cai sữa khác nhau được trình bày ở Bảng 3.26.
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu Tuổi cai sữa
SEM P
21 ngày 35 ngày
Số lợn con theo dừi 72 72
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
9,55 9,56 0,01 0,60
Khối lượng móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
6,81 6,78 0,02 0.21
Tỷ lệ móc hàm lợn con 42 71,29 70,98 0,16 0,10
ngày tuổi (%)
Khác với yếu tố tổ hợp lai, yếu tố độ tuổi cai sữa lợn con không ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi (P>0,05). Bộ phận cấu thành cơ bản của thân thịt ở lợn con là hệ cơ xương. Bởi vậy, thành phần thân thịt của lợn con gắn liền với cấu trúc sinh học của hệ cơ xương (sự hình thành và phát triển của hệ cơ, sự tích lũy mỡ giữa các tế bào cơ), những thay đổi về thành phần phần thân thịt ở lợn con chủ yếu là tỷ lệ protein (Pr) và mỡ trong thân thịt (Varley và Wiseman, 2001). Hai nhóm lợn con được cai sữa ở 21 và 35 ngày tuổi đạt tỷ lệ móc hàm tương ứng là 71,29 và 70,98%, trung bình tỷ lệ móc hàm ở nhóm lợn con được cai sữa sớm (21 ngày tuổi) có xu hướng đạt cao hơn so với nhóm lợn con được cai sữa muộn (35 ngày tuổi), tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê.
3.5.1.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Kết quả khảo sát tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi của hai nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần khác nhau được trình bày ở Bảng 3.27.
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Các chỉ tiêu Khẩu phần
SEM P
KP1 KP2
Số lợn con theo dừi 72 72
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
9,55 9,56 0,01 0,92
Khối lượng móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (kg/con)
6,88 6,79 0,02 0,41
Tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (%)
71,23 71,04 0,16 0,32
Ghi chú: KP1 = Khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao.
Giống như độ tuổi cai sữa, khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi (P>0,05). Hai nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp và cao đạt tỷ lệ móc hàm tương ứng là 71,23 và 71,04%. Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa đặc biệt đến thành phần thân thịt, nếu cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng thì lợn tăng
trọng chậm, tỷ lệ xương cao, nhất là khi thiếu năng lượng và protein. Trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì sẽ nâng cao tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ. Tuy nhiên, đối với lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi do sản lượng sữa lợn nái giảm dần theo thời gian trong chu kỳ tiết sữa và khủng hoảng do cai sữa nên lợn con không được đáp ứng đủ nhu cầu để phát huy hết tiềm năng di truyền về khả năng sinh trưởng. Vì vậy, ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến thành phần thân thịt ở lợn con là chưa rừ rệt.
Từ kết quả phân tích ảnh hưởng độc lập của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi cho thấy chỉ có yếu tố giống (tổ hợp lai) ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi, còn hai yếu tố tuổi cai sữa và khẩu phần ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi. Như vậy, đối với tính trạng có hệ số di truyền cao nói chung và tính trạng tỷ lệ móc hàm nói riêng việc chọn những bố mẹ có năng suất cao là biện pháp cải tiến năng suất ở thế hệ con một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền thấp, hay nói cách khác hiệu quả chọn lọc đối với các tính trạng này thông qua tác động vào điều kiện môi trường là ít có hiệu quả. Monin và cs. (1987) cho biết khẩu phần thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng ít ảnh hưởng đến thành phần thân thịt lợn.
3.5.2. Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần với các kiểu tương tác đơn TH*CS, TH*KP, CS*KP và tương tác phức TH*CS*KP ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi được thể hiện ở Bảng 3.28.
Tương tự như phân tích kết quả ở Bảng 3.27, chỉ có yếu tố tổ hợp lai ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi (P<0,01). Hai yếu tố tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi (P>0,05).
Không có ảnh hưởng bởi các tương tác đơn TH*CS, TH*KP, CS*KP và tương tác phức TH*CS*KP đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi (P>0,05).
Bảng 3.28: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi
Chỉ tiêu n
(con) R2 TH CS KP Các ảnh hưởng tương tác TH*CS TH*KP CS*KP TH*CS*KP Tỷ lệ móc hàm
lợn con 42 ngày tuổi (%)
144 0,6925 *** 0,10 0,32 0,99 0,73 0,32 0,10 Ghi chú: R2 = Hệ số xác định của tính trạng; TH*CS = tương tác giữa tổ hợp lai và tuổi cai sữa; TH*KP = tương tác giữa tổ hợp lai và khẩu phần; CS*KP = tương tác giữa tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn; TH*CS*KP = tương tác giữa tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần; *** = P<0,001.
Nhìn chung, hệ số xác định (R2) của chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi ở mức trung bình (R2 = 0,6925), phù hợp với quy luật chung. Các yếu tố thí nghiệm này xác định đến 69,25% biến đổi trong tổng biến đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả khảo sát tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần thức ăn đến tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi được trình bày trong Bảng 3.29. Kết quả Bảng 3.29 cho thấy, tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi của ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) ảnh hưởng bởi độ tuổi cai sữa (21 và 35 ngày tuổi) và khẩu phần (mức dinh dưỡng cao và thấp) biến động từ 69,52-73,53%.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi giữa các nhóm lợn con có độ tuổi cai sữa khác nhau (21 và 35 ngày) và được ăn bằng khẩu phần khác nhau (khẩu phần có mức dinh dưỡng cao và thấp) ở các tổ hợp lai.(P>0,05). Tuy nhiên, với ảnh hưởng độc lập của yếu tố tổ hợp lai thì tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi có xu hướng đạt cao hơn ở tổ hợp lai F1(PixMC) (73,02%-73,53%) so với hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC) (69,52%-70,51%).
Bảng 3.29: Tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi do tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
Yếu tố thí nghiệm n
(con)
Tỷ lệ móc hàm Tổ hợp lai Tuổi cai sữa Khẩu phần (%)
YxMC CS21 KP1 12 69,84
YxMC CS21 KP2 12 70,51
YxMC CS35 KP1 12 70,19
YxMC CS35 KP2 12 69,52
LRxMC CS21 KP1 12 70,50
LRxMC CS21 KP2 12 69,82
LRxMC CS35 KP1 12 69,88
LRxMC CS35 KP2 12 69,83
PixMC CS21 KP1 12 73,52
PixMC CS21 KP2 12 73,53
PixMC CS35 KP1 12 73,42
PixMC CS35 KP2 12 73,02
SEM 0,16
P 0,10
Từ những kết quả phân tích tác động của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi chúng tôi có thể nhận định rằng, tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu, trừ yếu tố giống (tổ hợp lai). Do các chỉ tiêu liên quan đến thành phần thân thịt lợn đều là những chỉ tiêu có hệ số di truyền (h2) ở mức trung bình đến cao nên kết quả này cũng là hoàn toàn phù hợp với quy luật. Với đặc điểm sản phẩm là lợn sữa, chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm lợn sữa xuất chuồng ở 42 ngày tuổi được xem là quan trọng và quyết định nhiều nhất đến hiệu quả của chăn nuôi lợn sữa, vì tỷ lệ móc hàm đạt cao sẽ nâng cao tổng khối lượng lợn sữa thành phẩm/nái/năm. Như vậy, tổ hợp lợn lai F1(PixMC) để sản xuất lợn sữa khai thác lúc 42 ngày tuổi đạt tỷ lệ móc hàm là cao nhất.