4. Những đóng góp mới của luận án
3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con
3.3.1. Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn con
Chúng ta biết rằng, để quá trình sinh trưởng và phát triển của của lợn con đạt tốt đòi hỏi sự đáp ứng đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là protein. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, kể cả về số lượng và tỷ lệ các axit amin sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các giai đoạn tiếp theo.
Kết quả theo dừi ảnh hưởng của khẩu phần cú mật độ dinh dưỡng khỏc nhau cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi ở Bảng 3.8 cho thấy: Khối lượng cơ thể lợn con tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Tuy nhiên, khối lượng lợn con cai sữa đạt được là tương đương nhau 5,96-5,99 kg/con khi lợn con được ăn bằng hai khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau. Giai đoạn sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày tuổi) khi lợn con hoàn toàn sống bằng thức ăn mà chúng thu nhận được hàng ngày, sự khác nhau về khối lượng giữa lợn con được ăn bằng hai khẩu phần có mức dinh dưỡng khỏc nhau là rừ rệt. Cụ thể lợn con được ăn bằng khẩu phần cú mức dinh dưỡng cao đạt khối lượng lúc 42 ngày tuổi (9,98 kg) cao hơn so với lợn con được ăn bằng khẩu phần cú mức dinh dưỡng thấp là 9,70 kg với sự sai khỏc là rừ rệt (P<0,01). Như vậy, khẩu phần có mức dinh dưỡng cao tuy không ảnh hưởng đến
khối lượng lợn con lỳc cai sữa, nhưng ảnh hưởng rừ rệt đến khối lượng lợn con sau cai sữa đến 42 ngày tuổi.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng lợn con
Chỉ tiêu Khẩu phần
SEM P
KP1 KP2
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Khối lượng lợn con cai sữa (kg/con) 5,96 5,99 0,07 0,47 Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi (kg/con) 9,70b 9,98a 0,03 <0,01 TKL từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày) 188,47 188,83 0,96 0,85 TKL từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (g/ngày) 303,76b 318,55a 5,31 <0,01 TKL từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi (g/ngày) 212,23b 218,98a 0,61 <0,01 Ghi chú: TKL = Tăng khối lượng; KP1 = Khẩu phần cho lợn con tập ăn và sau cai sữa có mức dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần cho lợn con tập ăn và sau cai sữa có mức dinh dưỡng cao; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Kết quả Bảng 3.8 cho thấy: Từ sơ sinh đến cai sữa, sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng của lợn con được ăn bằng hai khẩu phần khỏc nhau là khụng rừ rệt (P>0,05). Trong giai đoạn này sinh trưởng của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ, lúc này lợn con mới làm quen với thức ăn tập ăn chúng ăn rất ít, do vậy ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của của lợn con chưa nhiều.
Khả năng sinh trưởng của lợn con tăng lờn rừ rệt ở giai đoạn từ cai sữa đến 42 ngày tuổi, bình quân đạt 311,29 g/ngày. Lợn con sau cai sữa được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đạt sinh trưởng bình quân 318,55 g/ngày, cao hơn so với lợn con sau cai sữa được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp đạt bình quân 303,76 g/ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Trong cả giai đoạn nuôi thí nghiệm (từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi), lợn con có tốc độ sinh trưởng tương đối cao, đạt trung bình là 212,23 g/ngày với khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp và 218,98 g/ngày với khẩu phần có mức dinh dưỡng cao với sai khỏc rừ rệt (P<0,01). Lợn con được ăn bằng khẩu phần cú mức dinh dưỡng cao có mức tăng khối lượng bình quân g/ngày cao hơn 3,08% so với lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp. Như vậy, khi lợn tập ăn và sau cai sữa được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (3265 kcal ME/kg, 21% protein thô, 1,35% lysine) có tác dụng nâng cao khối lượng lợn con ở 42 ngày tuổi so với
lợn được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (3050 kcal ME/kg, 19%
protein thô, 1,21% lysine).
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nghiên cứu về khẩu phần cho lợn con.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào giai đoạn lợn con sau cai sữa và trên đối tượng là lợn ngoại. Nghiên cứu về khẩu phần cho lợn con giai đoạn tập ăn (từ sơ sinh đến cai sữa), đặc biệt trên đối lượng là lợn lai (ngoại x nội) còn rất hạn chế. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả là rất khác nhau, cụ thể như: Trần Quốc Việt và cs. (1999) khi nghiên cứu xác định mức năng lượng, axit amin và tỷ lệ axit amin/năng lượng thích hợp cho lợn con sau cai sữa cho biết khẩu phần thích hợp cho lợn con sau cai sữa là có 20% protein thô và năng lượng trao đổi 3250-3350 kcal ME/kg. Lã Văn Kính và Vương Nam Trung (2003) khi nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con tập ăn cho biết khẩu phần tốt nhất cho lợn con giai đoạn theo mẹ có mật độ dinh dưỡng 3300 kcal ME/kg; 22,5% protein thô (tương đương 68,18 g/1000 kcal ME). Thai Yang Xaichou (2008) nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giống ngoại sau cai sữa từ 21 đến 56 ngày tuổi đã xác định rằng với khẩu phần thức ăn có mật độ dinh dưỡng 3250 kcal ME/kg, 22,50% protein thô, lysine 1,35% có tốc độ tăng khối lượng cao hơn so với khẩu phần có mật độ dinh dưỡng 3300 kcal ME/kg, CP 23,51%, lysine 1,47%. Như vậy, với khẩu phần mức dinh dưỡng cao dùng cho lợn con tập ăn và sau cai sữa trong nghiên cứu của chúng tôi là nằm trong khoảng các mức dinh dưỡng cho lợn con đã được công bố, còn khẩu phần mức dinh dưỡng thấp thì thấp hơn so với các mức dinh dưỡng cho lợn con đã công bố.
3.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con 3.3.2.1. Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần cho lợn con đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của mỗi lợn con (Bảng 3.9) cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con đạt tương đối thấp ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa và không có sự khác
biệt giữa hai nhóm lợn được ăn bằng hai khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau (P>0,05), lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con trong giai đoạn này biến động trong khoảng 93,95-93,99 g/ngày. Kết quả này cho thấy năng suất, chất lượng sữa của đàn nái Móng Cái là khá tốt và đồng đều, đảm bảo cơ bản cho nhu cầu phát triển của lợn con trong giai đoạn theo mẹ, do vậy lợn con chưa cần phải ăn nhiều thức ăn bổ sung.
Sau cai sữa (từ cai sữa đến 42 ngày tuổi), khả năng thu nhận thức ăn của lợn con tăng lờn đỏng kể và cú sự khỏc biệt rừ rệt giữa hai nhúm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau. Lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp đạt lượng thức ăn thu nhận/ngày (295,52 g) cao hơn so với lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (293,76 g) (P<0,01). Trung bình lượng thức ăn thu nhận/ngày của mỗi lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi nuôi tại Thỏi Bỡnh là 180,01 g/ngày và cũng cú sự sai khỏc thống kờ rừ rệt (P<0,01) giữa hai nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau, cao hơn là nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp. Do giai đoạn này lợn con tích lũy lượng protein rất cao, mặt khác lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế. Vì vậy, khi khẩu phần thức ăn cho lợn con có mức dinh dưỡng thấp thì lợn con cần phải ăn nhiều hơn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
Chỉ tiêu Khẩu phần
SEM P
KP1 KP2
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Thức ăn thu nhận từ sơ sinh đến cai
sữa (g/ngày) 93,99 93,95 1,40 0,22
Thức ăn thu nhận từ cai sữa đến 42
ngày tuổi (g/ngày) 295,52a 293,76b 1,95 <0,01
Thức ăn thu nhận từ sơ sinh đến 42
ngày tuổi (g/ngày) 180,37a 179,65b 1,36 <0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Nhìn chung, sự khác biệt về giá trị tuyệt đối trung bình lượng thức ăn thu nhận của lợn con trong từng giai đoạn nuôi cũng như từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi là không nhiều khi được ăn bằng hai loại khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau.
Đối với lợn con, lượng thức ăn thu nhận/ngày còn ít do sức chứa của dạ dày nhỏ, việc thông qua mật độ các chất dinh dưỡng của thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tăng trưởng của lợn là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi nghiên cứu xác định mức lysine và năng lượng (L/NL) đối với lợn con Móng Cái giai đoạn sau cai sữa Bùi Quang Tuấn và Đặng Thùy Nhung (2002); Đặng Thùy Nhung và Bùi Quang Tuấn (2004) cho biết rằng mức lysine và năng lượng khẩu phần ít ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy sự sai khác giữa các giá trị trung bình về tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa khi tập ăn bằng thức ăn có mức dinh dưỡng khác nhau là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), trung bình tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa biến động trong khoảng 4,78-4,80 kg/kg. Cú sự khỏc biệt rừ rệt về tiờu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng lợn con giai đoạn từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (P<0,01):
Lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng từ cai sữa đến 42 ngày tuổi (1,01 kg) thấp hơn so với lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (1,14 kg).
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn
Chỉ tiêu Khẩu phần
SEM P
KP1 KP2
Số ổ đẻ theo dừi 108 108
Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa (kg/kg) 4,80 4,78 0,03 0,70
Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng từ cai
sữa đến 42 ngày tuổi (kg/kg) 1,14a 1,01b 0,02 <0,01 Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
(kg/kg) 3,50a 3,35b 0,02 <0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
So với kết quả của Thai Yang Xaichou (2008) khi nghiên cứu xây dựng khẩu phần cho lợn con giống ngoại cho biết, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của lợn con giai đoạn sau cai sữa ở mức 1,89-1,92 kg và 2,08 kg tương ứng với công thức thức ăn ĐHNN-A (mức năng lượng 3250 kcal ME/kg, protein 22,5%, lysine 1,35%) và ĐHNN-B (mức năng lượng 3300 kcal ME/kg, protein 23,51%, lysine 1,47%), kết quả của chúng tôi thấp hơn so với cả hai loại khẩu phần. Như vậy, khẩu phần chúng tôi xây dựng là phù hợp cho lợn con sau cai sữa, đặc biệt là lợn lai (ngoại x nội) và nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như ở Thái Bình hiện nay.
Trung bình tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi nuôi tại Thái Bình là 3,35 kg cho khẩu phần có mức dinh dưỡng cao và 3,50 kg cho khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp. Khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đã làm giảm 4,48% lượng thức ăn tiêu tốn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi so với khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp, sự khỏc biệt này cú ý nghĩa thống kờ rừ rệt (P<0,01). Kết quả này cho thấy rằng, sử dụng khẩu phần thức ăn có mức dinh dưỡng cao so với khẩu phần thức ăn có mức dinh dưỡng thấp cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đã đáp ứng dần tới nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể, làm cho khả năng chuyển hóa thức ăn tốt hơn, thể hiện ở mức tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi thấp hơn. Điều này phản ánh ảnh hưởng tích cực của mức dinh dưỡng khẩu phần đến sinh trưởng của lợn con thí nghiệm.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái và hiệu quả kinh tế của khẩu phần sử dụng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn sữa tại
Thái Bình chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc tính chi phí tiền thức ăn/1 kg lợn sữa xuất chuồng (42 ngày tuổi). Kết quả theo dừi được trỡnh bày tại Bảng 3.11.
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi
Diễn giải Đơn vị KP1 KP2 SEM P
Số ổ đẻ theo dừi ổ 108 108
1. Tổng khối lượng lợn sữa kg/ổ 98,14b 103,25a 0,63 <0,01 2. Tổng thức ăn tiêu tốn kg/ổ 341,25 343,22 1,50 0,11
Nái mang thai kg/ổ 187,36b 189,73a 0,23 <0,05
Nái tiết sữa kg/ổ 94,76 94,72 1,75 0,95
Lợn con kg/ổ 58,36 59,51 0,55 0,05
3. Đơn giá 1 kg thức ăn
Nái mang thai đồng 7.050 7.050 - -
Nái tiết sữa đồng 7.850 7.850 - -
Lợn con đồng 9.760 10.250 - -
4. Tổng chi phí thức ăn đồng/ổ 2.639.800b 2.685.800a 11185 <0,01 5. CPTA/kg lợn sữa 42 ngày tuổi đồng 27.100a 26.200b 174 <0,01
6. So sánh % 100 96,7 - -
Ghi chú: KP1 = Khẩu phần dinh dưỡng thấp; KP2 = Khẩu phần dinh dưỡng cao;
CPTA = Chi phí thức ăn; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái ở vị trí số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Khi tăng mức dinh dưỡng khẩu phần thức ăn từ mức 3050 kcal ME/kg, protein 19%, lysine 1,21% lên mức 3265 kcal ME/kg, protein 21%, lysine 1,35% thì đơn giá thức ăn cũng tăng (tăng từ 9.760 lên 10.250 đồng/kg tương ứng 4,76%).
Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi/ổ cú sự khỏc biệt rừ rệt khi lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi được ăn bằng hai loại khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau (P<0,01). Trong khi đó thấy lượng thức ăn tiêu tốn/ổ như nhau ở cả hai nhóm lợn con thí nghiệm (P>0,05). Tổng chi phí thức ăn/ổ có xu hướng cao hơn ở nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao, nhưng lại cho chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi thấp hơn so với các nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (P<0,01). Trung bình nhóm lợn con được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đạt chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi là 26.200 đồng, thấp hơn 900 đồng (tương đương 3,3%) so với được ăn bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (27.100 đồng). Điều này cho thấy, khi ăn bằng khẩu phần thức ăn có mức dinh dưỡng cao, đã đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng của
lợn, cho nên khả năng sinh trưởng của lợn con tăng lên, hiệu suất chuyển hóa thức ăn tốt hơn.
Như vậy, trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như ở Thái Bình hiện nay, sử dụng khẩu phần thức ăn có mặt độ dinh dưỡng ở mức 3265 kcal ME/kg, protein 21%, lysine 1,35% cho lợn con tập ăn đến 42 ngày tuổi để sản xuất lợn sữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử dụng khẩu phần có mật độ dinh dưỡng thấp (mức 3050 kcal ME/kg, protein 19%, lysine 1,21%).
3.4. Tác động đồng thời của ba yếu tố: Tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần đến