Những lợi ích đó tập trung vào các vấn đề cơ bản như : Thu khoảng lợi lớn hơn từ sự khác biệt về kỹ năng, chiến lược kinh doanh hợp lý hoặc cạnh tranh đặc biệt, nhận ra kinh tế vùng bằng
Trang 1BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) & THỰC
TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Danh sách nhóm: -Nguyễn Phát
-Mai Anh Sơn-Nguyễn Thanh Tân-Bùi Hữu Quốc-Huỳnh Nhật Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, đặc biệt là công ty đa quốc gia thì việc toàn cầu không còn là một lựa chọn nữa mà là một tất yếu Mở rộng toàn cầu mang nhiều lợi ích to lớn cho công ty, giúp công ty khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình Những lợi ích đó tập trung vào các vấn đề cơ bản như : Thu khoảng lợi lớn hơn từ sự khác biệt về kỹ năng, chiến lược kinh doanh hợp lý hoặc cạnh tranh đặc biệt, nhận ra kinh tế vùng bằng sự phân tán tạo giá trị cho những địa phương mà công ty có thể thực hiện hiệu quả nhất,thu thập được những kinh nghiệm để giảm chi phí của việc tạo giá trị.
Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới tinh thần phiêu lưu của các doanh nghiệp lại sống động và vươn xa như hiện nay Thương mại thế giới làm tăng doanh thu và lợi nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp, tạo việc làm và giúp đặt ra mức biến động theo mùa Nhưng, khó khăn là ở chỗ các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng trên toàn cầu cũng như sự thay đổi liên tục về phong cách sống, thị hiếu của họ,… Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh
Để bắt kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu, công ty Louis Vuitton đã có sự thay đổi khôn ngoan về chiến lược kinh doanh quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trường khác nhau và dần dần trở thành một trong những công ty đa quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường hàng tiêu dùng trên thế giới
Tập đoàn Louis Vuitton xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế dựa trên những
cơ sở khác nhau dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc tổ chức và các chức năng của công ty Trong quá trình thực hiện mỗi chiến lược, công ty đã nhận thấy ưu cũng như nhược điểm của từng chiến lược thông qua những thành công đạt được và những thất bại vấp phải Từ
đó, Louis Vuitton có sự chọn lựa và cải tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp hơn
Trang 3CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
đa quốc gia hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau (khác với Công ty quốc tế, chỉ là tên gọi chung với những công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó)
Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với quá trình toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu
2 Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia:
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh
3 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:
Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ
Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước
sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao
Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro Cũng như tránh những bất
ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất
Trang 4Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC
Hoạt động của các MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:
- Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…
- Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ…
II Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia:
1 Chiến lược xuyên quốc gia ( The Transnational Strategy )
Là chiến lược mà MNC tìm cách đạt hiệu quả toàn cầu và đáp ứng địa phương, có chia sẻ sứ mệnh chung của MNC nhưng có những hoạt động thay đổi theo yêu cầu của địa phương ( chuẩn hóa nơi có thể , thích ứng nơi bắt buộc )
Chọn được một địa điểm tối ưu không thể đảm bảo chắc rằng chất lượng và chi phí cho các yếu tố đầu vào ở đó cũng sẽ tối ưu Chuyển giao kinh nghiệm có thể là một nguồn lực cốt lõi của lợi thế cạnh tranh, nhưng kinh nghiệm không thể tự động được chuyển giao
Đặc trưng:
- Lợi thế cạnh tranh có thể phát triển ở bất kì đơn vị hoạt động nào của MNC
- Cố gắng đạt chi phí thấp dựa trên kinh tế vùng ,tính kinh tế của quy mô, học tập hiệu quả cũng như tạo sản phẩm khác biệt cho khách hang ở những khu vực khác nhau, khuyến khích mở cửa ở những nơi phát triển kĩ năng hoạt động trong hoạt động toàn cầu
- Dòng sản phẩm và kĩ năng có thể chuyển đưa giữa các đơn vị trong MNC, tập trung thúc đẩy phát triển các kĩ năng tại các cơ sở học tập toàn cầu
Trang 5Hạn chế : Thực hiện chiến lược này có nhiều khó khăn vì đáp ứng địa phương làm tăng
chi phí
Cần tránh 2 khuynh hướng: tập trung hoạt động của công ty quá lớn vào một vị trí trung tâm, hoặc vì muốn tăng mức độ thích nghi theo địa phương mà phân tán hoạt động của công ty trên quá nhiều địa điểm khác nhau
2 Chiến lược toàn cầu ( The Global Strategy)
MNC mở rộng thị trường nước ngoài dựa trên sự chuẩn hóa và chi phí có tính cạnh tranh; giá trị được tạo ra dựa trên việc thiết kế sản phẩm cho thị trường toàn cầu và sản xuất, marketing hiệu quả nhất
Quy mô sản xuất, phân phối sản phẩm được nâng cao, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và giảm chi phí rất tích cực; nhưng khó đáp ứng nhu cầu địa phương
- Không cố gắng đáp ứng địa phương
- Thích hợp cho sản phẩm công nghiệp
- Mục tiêu chiến lược là theo đuổi chiến lược chi phí thấp trên phạm vi toàn cầu để
hỗ trợ “ chiến lược giá công kích ” (aggressive pricing) trên thế giới
- Phân tán vài hoạt động chủ yếu và hỗ trợ như sản xuất ,marketing ,R&D ở vài vị trí thuận lợi nhất trên phạm vi toàn cầu (outsource)
- Quyết định tập trung hóa tại trụ sở chính
Hạn chế: không phù hợp tại những thị trường cần sự thích ứng cao
3 Chiến lược đa nội địa (The multi-domestic Strategy)
Những quyết định chiến lược và hoạt động phân chia theo đơn vị kinh doanh từng quốc gia Chiến lược này có cơ hội khách hàng hóa cao nhưng hạn chế khai thác quy mô kinh tế, học tập và phối hợp thông tin
Đặc trưng:
- Tập trung sự cạnh tranh tại từng thị trường
Trang 6- Thu lợi bằng việc khách hàng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của những thị trường quốc gia khác nhau, dẫn đến gia tăng giá trị sản phẩm tại thi trường quốc gia địa phương và đẩy giá sản phẩm lên cao
- Mức độ phân quyền cho địa phương cao (gần gũi về vị trí và văn hóa )
- Giá trị được tạo ra bằng việc giao quyền cho nhà QT địa phương để thích ứng với môi trường kinh tế luật pháp văn hóa địa phương
- Thích hợp khi có nhiều chi nhánh tại các quốc gia và áp lực giảm chi phí không lớn
Các hoạt động sản xuất và tiếp thị của các công ty con được kiểm soát chặt chẽ bởi công ty mẹ
Các đặc điểm:
-Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài Nghĩa là, công ty thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình thức quảng cáo, thông điệp sản phẩm ở các thị trường ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing trong nước Tận dụng các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế vè sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường
Trang 7cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thể đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực Hay thực hiện chiến lược này công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương.
-Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở những thị trường có áp lực yêu cầu địa phương cao thì công ty sẽ dễ dàng đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình Do có các đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ở từng địa phương và thực hiện các chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị, theo những yêu cầu riêng biệt đó
Điều kiện áp dụng:
Từ khái niệm và những ưu nhược điểm của chiến lược quốc tế chúng ta có thể khái quát những điều kiện cần thiết để công ty thực hiện chiến lược này bao gồm:
Một là, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại toàn bộ hệ
thông sản xuất và hệ thống phân phối ở các thị trường ngoài nước Đồng thời cũng tạo điều kiện để công ty tồn tại và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những hành động làm ảnh hưởng tới công ty như: giảm giá, khuyến mại,
Hai là, công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối
thủ nội địa khó đáp ứng Do công ty cung cấp các sản phẩm giống nhau trên tất cả thị trường của mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ trong nước thì mới có thể cạnh tranh được
Ba là, công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp Chiến lược quốc
tế đòi hỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản xuất sản phẩm gần như được cố định bởi chi phí đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất lúc ban đầu nên rất khó để giảm giá thành
Vì vậy nếu thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứng và dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường
Bốn là, sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp Sản phẩm và các hoạt động chiêu
thị ở các thị trường là như nhau do vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu tương đồng của các khách hàng khác nhau ở những nơi khác nhau Chiến lược không đáp ứng được hết các yêu cầu của từng địa phương
Trang 8Tóm lại, chiến lược quốc tế chỉ thích hợp với những công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt với đối thủ về kỹ năng hay sản phẩm Đồng thời công ty đó phải hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm chi phí và yêu cầu đáp ứng nhu cầu địa phương thấp Thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của hãng đóng vai trò trung tâm, từ trụ sở chính các chính sách được hoạch định một chiều tới tất cả các thị trường trên toàn cầu Đối với một
số hãng thời trang cao cấp, chiến lược quốc tế trở nên rất phù hợp, như hãng Louis Vouston Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của hãng này lại gặp phải một thách thức rất lớn
là hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc Đối với một số doanh nghiệp khác, ban đầu thì thực hiện chiến lược quốc tế, sau đó cũng phải thay đổi chiến lược để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng thị trường khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn Đặc biệt, khi sức ép buộc phải thay đổi sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu và sở thích của từng thị trường tăng lên, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược này sẽ gặp thách thức và
dễ bị thua thiệt so với các công ty linh hoạt trong việc điều chỉnh thích nghi phù hợp với điều kiện địa phương
Trang 9CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ CỦA LOUIS VUITTON
1 Lịch sử hình thành, phát triển& thành tựu đạt được
a Giới thiệu:
Louis Vuitton (4/8/1821 – 27/3/1892) nhà sáng lập công ty cùng tên, sinh tại Jura, Pháp (giờ thuộc Lavans-sur-Valouse) Vào năm 1835, ông đi bộ từ Jura đến Paris Suốt chuyến hành trình dài hơn 400 km, ông làm đủ mọi nghề nhỏ nhặt từ người thợ đóng hòm cho đến người quản gia xuất chúng
để chi trả chi phí Suốt quá trình trải nghiệm, ông tích lũy được những kiến thức chuyên ngành, hiểu rõ điều gì tạo nên chiếc túi xách du lịch chất lượng tốt Chính từ đó ông bắt đầu tự thiết kế túi xách cho mình, tạo lập nên nền tảng của thương hiệu Louis Vuitton (viết tắt là LV)
Cuối thế kỷ 19, Louis Vuitton là cửa hàng bán lẻ rương và túi xách, hành lý Bước vào thế kỷ 20, công ty mở rộng địa điểm và đạt được thành công về doanh thu Vào giữa thập kỷ, LV tiến vào thị trường thế giới, gắn liền kí hiệu LV lồng nhau(với ví và túi xách tay) Sự liên kết này đã dẫn đến sự thành lập LVMH và trở thành một bước ngoặc lịch sử Từ đó, LV dần đạt được hình ảnh về một nhãn hiệu sang trọng ngày nay
b Thành tựu:
Thời gian trôi qua thương hiệu Vuitton đã được toàn thế giới biết đến Thương hiệu này đã nhận được huy chương đồng tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1867 và huy chương vàng tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1889 tại Paris Sau khi Louis mất vào năm 1892, con trai của ông đã hết sức thành công trong việc đưa thương hiệu này lên một tầm cao mới Thương hiệu được đóng trực tiếp trên sản phẩm như hiện nay là ý tưởng của con trai Louis Vuitton để ngăn chặn hàng giả
Giờ đây sản phẩm nhãn hiệu Vuitton đã có mặt tại hơn 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 314 cửa hàng (lớn nhất là tại góc đại lộ Champs - Elysées, Paris, rộng 1.800m2, với 5 tầng), và là nhãn hiệu hàng xa xỉ đứng đầu thế giới Vuitton có mức lãi hằng năm lên đến 40 - 45%, các sản phẩm được làm trong 14 xưởng (tại Pháp, Tây Ban
Trang 10Nha, Hoa Kỳ), sử dụng 10.000 nhân viên, trong đó 3.600 người chế tạo túi xách (có đến 80% công đoạn sản xuất túi xách được làm bằng tay).
Người Nhật, Mỹ là những khách hàng lớn nhất của Vuitton Tại Trung Quốc cũng đã
có 9 cửa hàng của nhãn hiệu này Mỗi năm, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Vuitton (hiện nay là Yves Carcelle) tìm cách chinh phục thêm một xứ Bởi ngày nay, phụ nữ (kể
cả thiếu nữ) thích phẩm chất hơn là số lượng mà Louis Vuitton là món hàng đủ đáp ứng nhu cầu của họ
Sau hơn 150 năm liên tục nỗ lực đổi mới, thương hiệu Louis Vuitton đã trở nên nổi tiếng và chứng minh được vị thế hàng đầu so với những tên tuổi lớn trong ngành thời trang
Theo nghiên cứu của Millward Brown 2009, Louis Vuitton là thương hiệu xếp thứ
29 trong các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới, xếp ngay sau khi AT&T và trước ngân hàng HSBC; đến năm 2015, LV xếp ở vị trí 32 trong bảng xếp hạng những thương hiệu giá trị nhất thế giới (Global brands top 100) Năm 2015 giá trị thương hiệu của LV đã là 27.445 tỷ USD (qua đó tiếp tục giữ vị trí thống trị trong ngành hàng xa xỉ suốt 10 năm)
LV là thương hiệu đứng đầu thế giới về hàng xa xỉ Đó không những là niềm tự hào của hãng LV mà còn là niềm tự hào của cả tập đoàn LVMH
Trang 11c Louis Vuitton và Việt Nam :
Louis Vuitton du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc Pháp nhờ những quý tộc Pháp thỉnh thoảng lạc bước đến "Hòn ngọc Viễn Đông" này Louis Vuitton kén khách trước hết bởi giá của nó khiến cả những người thu nhập khá của Việt Nam cũng phải cân nhắc Thậm chí, không ít người nghĩ rằng mặt hàng này ở Việt Nam chỉ để làm một món quà tặng đối với những người muốn lấy lòng nhau
Những ai có đủ khả năng để sở hữu sản phẩm Louis Vuitton? Họ là những người giàu sang, thành đạt như doanh nhân, nghệ sĩ, khách du lịch, chính khách, Việt kiều Hầu hết đều có điểm chung là yêu và hiểu cái đẹp Nếu một người đã sử dụng sản phẩm của Louis Vuitton thì ít khi chọn sản phẩm của các hãng khác Vì thế mà Louis Vuitton luôn
Trang 12Năm 1987, Louis Vuitton đã trở thành chi nhánh của LVMH, 1 tập đoàn hàng hóa sang trọng hàng đầu thế giới LV đã nắm bắt tất cả cơ hội từ nhiều sự hợp tác trong tập đoàn, trong khi vẫn giữ lại được danh tiếng và còn giữ vững đặc trưng của riêng mình
Có thể nói, sứ mệnh và giá trị của Louis Vuitton cũng chính là sứ mệnh và giá trị của tập đoàn LVMH
a Viễn cảnh :
Tạm dịch :
Chúng tôi quan niệm rằng “đời là những chuyến đi” Và điều quan trọng nhất là phải biết đưa những giá trị cá nhân của từng khách hàng theo chân họ trong những chuyến đi xa, và trong một môi trường tiện nghi nhất.
Chúng tôi vươn tới khát vọng trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực hàng thời trang cao cấp.
-Sáng tạo và đổi mới
-Hướng đến sự vượt trội về sản phẩm
-Giữ vững hình ảnh nhãn hiệu với một sự quyết tâm và niềm đam mê
-Hành động như các doanh nghiệp
-Phấn đấu để tất cả những gì chúng tôi làm đều là tốt nhất
d Triết lí kinh doanh :
Tạm dịch:
Trang 13- Khách hàng không chỉ mua một sản phẩm mà họ mua một hình ảnh - một lối sống.
- LVMH đã và đang duy trì một tinh thần sáng tạo
Như đã nói, LV không cấp phép cho bất cứ cá nhân (hoặc công ti) nào làm đại lí của
họ mà chỉ trực tiếp mở các chi nhánh khắp nơi trên toàn thế giới
Trang 141 Áp lực chi phí :
a Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009: Áp lực chi phí thấp
Các công ty quốc tế ngày càng phải đối mặt với sức ép giảm chi phí đối với nhiều mặt hàng và ở nhiều nơi trên thế giới Chính điều đó đã đòi hỏi công ty phải giảm bớt chi phí hoạt động sáng tạo giá trị bằng việc tập trung vào việc làm sao để giảm chi phí thấp nhất Nhưng đối với Louis Vuitton thì khác, là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng đắt tiền nhằm mang lại đẳng cấp cho người tiêu dùng Khi mua một sản phẩm của công ty, khách hàng không chỉ đơn thuần là mua một sản phẩm mà là mua một thương hiệu Công ty kinh doanh trên thị trường không cạnh tranh về giá mà cạnh tranh về chất lượng, chứng tỏ công ty không mấy quan tâm đến chi phí bỏ ra cho việc sản xuất sản phẩm là bao nhiêu mà chỉ tìm cách tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và thiết kế hoàn hảo nhất
Những tập đoàn lớn nhất là đối với những thương hiệu sang trọng thì luôn có ý niệm bảo vệ thương hiệu Khách hàng cũng luôn kì vọng vào những thương hiệu cao cấp và yêu cầu những nét đặc sắc, sang trọng của những thương hiệu cao cấp đó Louis Vuitton hay Tiffany đều không kích cầu bằng việc giảm giá sản phầm ngay khi cả lúc thị trường đi xuống, vì với những chiến lược như thế sẽ làm hỏng đi hình ảnh thương hiệu của họ mà phải mất rất nhiều năm xây dựng nên Mối quan tâm hàng đầu của các thương hiệu sang trọng là luôn bảo vệ hình ảnh và thương hiệu.điều cần lưu ý là các công ty nêu trên không đặt nặng giá trị vào tài sản hữu hình Nếu cho rằng khái niệm những thương hiệu sang trọng không bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa của kinh tế trì trệ thì cũng không đúng, song nó đóng vai trò quan trọng trong việc định chân giá trị và phong cách trong việc phát triển kinh doanh và sẽ không có tình trạng bất ổn rối loạn trong việc bán hàng Đảm bảo giữ vững giá
và giá trị là điều quan trọng tối thượng với các thương hiệu danh tiếng trong chiến lược lâu dài
b Giai đoạn từ năm 2009 đến nay: Áp lực chi phí vẫn thấp
Nhìn chung, từ giai đoạn 2001 đến nay, áp lực chi phí của LV thay đổi không đáng
kể, nghĩa là áp lực về chi phí của hãng này vẫn thấp, sở dĩ như vậy là do vị trí của nó vẫn còn đứng ở vị trí rất cao trong những mặt hàng xa xỉ nhất thế giới Tuy nhiên,bên cạnh đó
Trang 15là “Để hiểu chuyện gì có thể xảy ra với Louis Vuitton nếu nhãn hiệu này không thể cải thiện tình hình, hãy nhìn vào hãng ôtô sang trọng Audi Audi đang phát triển mạnh ở Trung Quốc và dự kiến bán ra 300.000 chiếc tại thị trường này trong năm 2011, tăng 29% so với năm ngoái Tuy nhiên, thị phần của Audi vẫn giảm 25% trong hai năm qua khi giới thượng lưu Trung Quốc giờ đây thích những nhãn hiệu hấp dẫn và cá tính hơn như BMW hay Porche.J.D Powers, một công ty dịch vụ thông tin thị trường thế giới, tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô – ước tính Mercedes sẽ tăng trưởng 38%, BMW tăng trưởng 63% trong năm 2012.
Để ngăn chặn sự cạnh tranh từ các nhãn hiệu độc quyền và thương hiệu cao cấp như Coach, Prada, Channel , Louis Vuitton sẽ phải chi tiêu nhiều hơn vào tiếp thị để duy trì độc quyền của nó Đến nay Louis Vuitton đã đi trước một bước khi ra mắt các cửa hàng trong các khu mua sắm lớn và đưa ra sáng kiến tiếp thị kết hợp với Bảo tàng Quốc gia Bắc Kinh
Những minh tinh như Angelina Jolie cũng giúp cho Louis Vuitton trong việc duy trì thương hiệu Những sáng kiến này là chìa khóa để duy trì tình trạng hiện nay, nhưng sẽ ngày càng trở nên tốn kém, ít lợi nhuận, khi tiền thuê nhà và chi phí lao động tăng lên
Tập đoàn mẹ của Louis Vuitton, LVMH nên xem xét mua lại các nhãn hiệu độc quyền, cao cấp hơn nữa để thu hút những người tiêu dùng giàu có đã chán thương hiệu hàng đầu (Louis Vuitton) của tập đoàn này LVMH đã mua cổ phần trong Hermes nhưng vẫn nên cố gắng mua thương hiệu cao cấp hoàn toàn nắm bắt được phân khúc khách hàng thực sự giàu có”
2 Áp lực địa phương:
a Giai đoạn trước năm 2009: Áp lực địa phương không cao
Sự khác biêt về thị hiếu, sở thích:
Sức ép đáp ứng địa phương phát sinh từ những khác
biệt về thị hiếu và sở thích của khách hàng,những khác biệt
về cấu trúc hạ tầng và các thói quen trưyền thống, những
sự khác biệt về kênh phân phối và các nhu cầu của chính