1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học

88 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Nói như vậy không có nghĩa là “đơn giản hóa” tác phẩm mà phải đặt nó trong một hệ thống - thông diễn các yếu tố trong hệ thống và những vấn đề liên quan cũng như luận giải những đặc trưn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….………….1

1 Lý do chọn đề tài……….…………1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 3

3 Mục đích nghiên cứu……….……….……….8

4 Giới hạn nghiên cứu………8

5 Phương pháp nghiên cứu……… ………9

6 Cấu trúc của khóa luận……… …….…9

CHƯƠNG 1 KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHỐI HỢP LÝ THUYẾT THỐNG DIỄN HỌC VÀ THI PHÁP HỌC VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU……… ……….10

1 Thông diễn học - khoa học giải thích các loại hình văn bản… ….…10

1.1 Nguồn gốc và sự phát triển……… ………… ……… 10

1.1.1 Thông diễn học ở Phương Tây……… ……… 10

1.1.2 Thông diễn học ở Phương Đông……… ……….… …11

1.2 Định nghĩa thông diễn học……… … 13

1.3 Từ quy luật thông diễn thực dụng……… … 14

1.3.1 Phân biệt giữa thông diễn (Auslegung) và gán nghĩa (Sinngebung)… 14

1.3.2 Ý nghĩa của bản văn hay câu nói luôn nằm trong văn cảnh (Context) hay trong cái toàn thể, mà chỉ và ở trong đó mỗi câu nói mới có thể hiểu được……… 15

1.3.3 Tính chất sống động (Aktualitaet) của ý nghĩa từ vị thế của người thông diễn………15

1.4 …đến áp dụng khoa học thông diễn tìm hiểu văn bản văn chương…… 16

2 Thi pháp học - khoa học phân tích văn bản nghệ thuật…… 17

2.1 Thi pháp ……….……….………….…17

2.2 Thi pháp học và đối tượng của thi pháp học……….….………… …….19

3 Việc vận dụng phối hợp thông diễn học và thi pháp học trong dạy học tác phẩm văn chương……….…………20

4 Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường phổ thông……….…… ….24

4.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát……… ……….……24

4.2 Kết quả khảo sát……….……… …24

4.3 Phân tích kết quả khảo sát……….……… ………26

Trang 2

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TRÊN CƠ SỞ PHỐI HỢP LÝ THUYẾT THÔNG DIỄN HỌC VÀ THI

PHÁP HỌC………29

1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”……….………… ………29

1.1 Yêu cầu chung khi giảng dạy tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường phổ thông……….……….……29

1.2 Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông……… 30

1.3 Đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy học sinh làm trung tâm………… … 33

2 Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thông diễn học…35 2.1 Thông diễn một số vấn đề của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để tạo tiền đề tiếp nhận tác phẩm……… ………….……….… 35

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm……….…… …… … 35

2.1.2 Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu……… …….….….36

2.2 Các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh thông diễn tác phẩm 37

2.2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm theo hướng dạy học tích hợp……….….37

2.2.2 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tạo hứng thú để tiếp nhận văn bản……….……… …39

2.2.3 Phối hợp các biện pháp chú giải, vấn- đáp…để giải thích từ ngữ, câu khó, điển tích, điển cố trong tác phẩm……….….41

3.Dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thi pháp học……… …… ……… 45

3.1 Những đặc trưng thi pháp cần chú ý trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”……… ……….……45

3.1.1 Thể loại văn tế……… ………….……… … 45

3.1.2 Quan niệm về con người……… ………….46

3.1.3 Ngôn ngữ……….……… …… ….50

3.2 Các phương pháp, biện pháp để tìm hiểu những đặc trưng thi pháp trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”……… … ……….…52

3.2.1 Vận dụng biện pháp so sánh để hướng dẫn học sinh phân tích những độc đáo về mặt thể loại……… … 52

3.2.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết để khám phá chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm……….………….…… 55

3.2.3 Vận dụng phối hợp các biện pháp bình, giảng để khái quát ý nghĩa của tác phẩm sau khi phân tích chi tiết……….…….……….59

Trang 3

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC VĂN TẾ

NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TỪ CƠ SỞ PHỐI HỢP THÔNG DIỄN HỌC VÀ

THI PHÁP HỌC……… ……….…62

1 Thiết kế giáo án dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”…… … ………62

2 Thuyết minh giáo án thực nghiệm……… … ……82

3 Thực nghiệm sư phạm………… ……… … ……83

KẾT LUẬN……… ……… 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……87

DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên NXB: Nhà xuất bản

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: một bức tranh mang đến cho người thưởng thức những chiêm nghiệm về cuộc sống, một tác phẩm điêu khắc phản ánh một khía cạnh của văn hóa hay một bản nhạc mang đến cho con người ta những giây phút tĩnh tại, sâu lắng của tâm hồn… Đặc biệt không thể không kể đến những sản phẩm của văn học với vần thơ mang hơi thở cuộc sống, những áng văn xuôi đậm chất tình, chất người

và chất đời Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống Mỗi tác phẩm văn chương được coi là một hệ thống cấu trúc mở, “điểm dừng” trong vấn đề hiểu nó là “không giới hạn” Vì vậy, việc hiểu được ngọn nguồn “hang cùng ngõ hẹp” một tác phẩm văn học là điều không thể Ở mỗi độc giả tùy thuộc vào tầm đón nhận mà có những cách hiểu khác nhau Mang những đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ, môn Văn không chỉ được quan tâm dưới góc độ nghệ thuật mà hơn hết nó còn được thể hiện ở tính khoa học Là một môn học chính xuyên suốt chương trình phổ thông cơ sở nên: Dạy như thế nào? Học như thế nào? Bằng cách nào có thể hiểu được? là những câu hỏi được đặt ra bởi khá nhiều những người làm công tác giảng dạy Đặc biệt

là việc giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại cho thế hệ học sinh hiện nay,

do sự cách biệt khá lớn về văn hóa, về hoàn cảnh sống dẫn đến hiện tượng học sinh chán học, không thích học các tác phẩm đó Hoặc giả có học thì đại đa số

Trang 5

học sinh không thẩm thấu được hết cái hay, cái đẹp của các văn bản, tác phẩm

cổ Bài dự thi học sinh giỏi của học sinh Nguyễn Phi Thanh trường THPT Việt Đức, Hà Nội khiến không ít những người quan tâm khỏi suy nghĩ Với đề bài là:

“Giới thiệu về vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì em học sinh

này đã trả lời bằng một ý kiến chủ quan, thiếu hiểu biết: “Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu Em đọc xong mà không hề thấy có chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn này không truyền tải được đến người đọc?”, “em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp” Điều đáng buồn là có

rất nhiều học sinh có chung cảm nhận như vậy và khi bài viết của học sinh này được chia sẻ thì đã có khá nhiều ý kiến ủng hộ Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ hướng tiếp cận phối hợp thông diễn học và thi pháp học để tìm hiểu tác phẩm là một phương pháp để giải mã một cách khá toàn diện, giúp xóa mờ khoảng cách thời đại giữa học sinh với tác phẩm - tác giả

Lý do thứ hai khiến chúng tôi chọn đề tài này là tác giả Nguyễn Đình

Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Nguyễn Đình Chiểu là một nhà

yêu nước vĩ đại, một nhà nho khí tiết và là một nhà thơ giàu tài năng Tập hợp các tác phẩm của ông như những trang sử vừa hào hùng, vừa oanh liệt nhưng

thấm đẫm nước mắt, chan chứa tình thương Nói như Hà Huy Giáp thì “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên trung, bất khuất”[13, 65] Đã có khá nhiều các bài

viết, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông Tuy nhiên, những sự quan tâm dường như vẫn là “hữu hạn” đối với “một tầm tư tưởng vô hạn” nơi cụ đồ Chiểu Trong khi đó, các công trình nghiên cứu một

cách đầy đủ và hệ thống về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn ít.

Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà Nhưng vấn đề giảng dạy và

học tập tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Trang 6

vẫn còn nhiều điểm cần phải suy nghĩ Một tác phẩm đã từng làm sống dậy những bước đường thăng trầm của một thời đại Những dòng chữ đã từng để lại

dư âm, dư cảm trong lòng bao thế hệ Nhưng cho đến nay, khoảng cách về văn hóa, về lối sống dường như đã làm cho độc giả nói chung và bạn đọc học sinh nói riêng chưa hiểu một cách trọn vẹn, sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm Đã từng có

học sinh phủ nhận giá trị của tác phẩm được coi là “một trong những bài văn hay nhất trong văn học Việt Nam” (Hoài Thanh).

Để tránh hiện tượng giáo viên ngại giảng, học sinh sợ học, sợ thi, đặc biệt

là “hiểu lầm” tác phẩm thì cần phải có phương pháp để giảng dạy tác phẩm này hiệu quả Nói như vậy không có nghĩa là “đơn giản hóa” tác phẩm mà phải đặt

nó trong một hệ thống - thông diễn các yếu tố trong hệ thống và những vấn đề liên quan cũng như luận giải những đặc trưng thi pháp để hiểu tác phẩm một cách trọn vẹn nhất có thể Điều này vừa không làm cho tác phẩm “xa lạ” vừa giúp cho học sinh hiểu được tác phẩm một cách khái quát nhất “chất sống” của nó

Với những lý do như vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng

phối hợp lý thuyết thông diễn học và thi pháp học vào dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài nghiên cứu của mình.

mẻ Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu nói chung cũng như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nói riêng đã xuất hiện trên “bàn tròn văn học” từ rất sớm

và không thể liệt kê một hay hai bài viết mà đó là một con số không thể đếm

Các bài viết đầu tiền về Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu của các tác giả ngoài

nước Năm 1887, E.Bajot đã dịch tác phẩm “Lục Vân Tiên” ra tiếng Pháp và có

Trang 7

chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này Sau đó, xuất hiện hàng loạt các bài viết

về “Lục Vân Tiên” của hàng loạt các học giả như G.Aubaret, A.Mickls, G.Codier…Họ viết về một con người được coi là “bậc văn nhân tài hoa đất Việt”.

Năm 1938, sau 50 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Phan

Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên cho ra đời chuyên luận “Nỗi lòng Đồ Chiểu” Đây được coi là một dấu mốc trên con đường nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ khoa học văn học Không chỉ quan tâm đến “Lục Vân Tiên”, Phan Văn Hùm đã dành sự chú ý của mình đến các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu như “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng mới chỉ “mon men” ở vỉa tầng bên ngoài mà chưa thật sự đi sâu

và tôi tớ của chúng…” Đặc biệt, trong bài báo, thủ tướng đã có những lời ca ngợi giá trị bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như “…thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã tận trung với dân Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung, của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật sống động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…” [3, 27].

Tiếp theo phải kể đến tác giả Mai Quốc Liên, người đã có công trình

nghiên cứu về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Mai Quốc Liên đánh giá rất cao tác phẩm này, là “khúc ca về người anh hùng nông dân cứu nước…áng văn là

Trang 8

đỉnh cao, là tiêu biểu cho sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” Ông đã đặt

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong hàng ngũ những áng văn yêu nước bất hủ của dân tộc như Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo… Và đặc biệt ông đã khẳng định: “Qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lần đầu tiên trong văn học xuất hiện vô cùng sinh động và chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân”.

Cũng trong năm 1963, trong diễn văn đọc trong lễ kỉ niệm 75 năm ngày

mất Nguyễn Đình Chiểu, Hoài Thanh với bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam đã nhận xét: “…những người dân đen đã tự mình vùng dậy và họ lại là những người đầu tiên được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong một bài văn hay vào bậc nhất trong văn học Việt Nam: bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam chúng ta được nghe một lời ca như vậy, một lời ca chan chứa tình anh em ruột thịt và lòng kính phục vô biên đối với những người nông dân nghèo khổ” [13, 117].

Đến tuần báo văn nghệ ngày 30/6/1972, Nhà phê bình văn học Hoài

Thanh lại có bài viết: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc một trong những bài văn hay nhất của chúng ta Tác giả bài viết đã nén hàm lượng ý nghĩa tối đa trong số

lượng ngôn ngữ tối thiểu Bên cạnh việc khẳng định giá trị, vẻ đẹp, tác giả lại

một lần nữa khẳng định: “Trước đó chưa bao giờ có và sau đó đến mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta một cái nhìn yêu thương, kính phục như vậy đối với người nông dân” [28, 455].

Ngoài ra cũng phải kể đến bài viết của tác giả Đỗ Văn Hỷ: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ Miên Thẩm và Mai Am.

2.2 Các công trình nghiên cứu phương pháp giảng dạy và học tập bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Với Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm có lẽ là người đầu tiên

khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia văn học lớn Ông cho rằng tác

phẩm “Lục Vân Tiên” là “áng văn hay trong nền quốc văn ta” và được chọn lọc

ở năm thứ nhì ban trung học Đông Pháp Cùng với đó nhà giáo Lê Thước cũng

Trang 9

dành sự ưu ái khi giảng “Lục Vân Tiên” ở nhà trường trung học thời Pháp thuộc

khá kĩ lưỡng, đầy đủ Đặc biệt, ngoài việc giảng dạy truyện thơ (Lục Vân Tiên),

các tác phẩm khác thuộc thể loại văn tế cũng được quan tâm

Nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ trong bài viết của mình đã đưa đến cho

chúng ta một cái nhìn toàn diện về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: “Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước, đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ để động viên lòng yêu nước căm thù giặc, ý chí kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó” [28, 606] Và tác giả đã phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” dựa trên kết cấu bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và

Có thể nói rằng, những tấm lòng tri ân của thế hệ con cháu không chỉ dừng lại ở các bài chuyên luận, bài nghiên cứu mà lan tỏa đến rất nhiều các nhà giáo trong nhà trường với lòng nhiệt huyết luôn tìm tòi con đường đưa học sinh

Trang 10

đến với văn chương Nguyễn Đình Chiểu một cách hiệu quả nhất Tiêu biểu là các nhà giáo: Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Đình Sử…Đặc biệt là nhà giáo Nguyễn Đình Chú đã có nhiều đóng góp thiết thực, có

giá trị trong việc hướng dẫn tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (1991).

Tác giả Phạm Thị Thu Hương trong cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 11 tập

1 (Phan Trọng Luận chủ biên) đã đưa ra cách tiếp cận đối với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Phó giáo sư đã phân tích tác phẩm dựa trên hai phương

diện:

(1) Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân

(2) Tiếng khóc cho những người nông dân nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương quật khởi [19].

Liên quan đến vấn đề giảng dạy, tác giả Nguyễn Xuân Lạc trong cuốn

Đọc-hiểu và vận dụng ngữ văn 11 đã đưa ra quan điểm tiếp cận tác phẩm trên ba vấn đề:

(1) Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân (qua phần lung khởi và phần thích thực).

(2) Tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu (qua toàn bài, chủ yếu ở phần Ai vãn và phần kết).

(3) Bút pháp hiện thực- trữ tình và một quan điểm mĩ học mới mẻ [17,65] Đặc biệt, không thể không kể đến bài viết Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Ái Học (Phương pháp tư duy hệ thống) Tác giả đã đưa ra cách tiếp cận tác phẩm một cách khá cụ thể, chi tiết

với 5 bước dạy học cơ bản:

(1) Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài văn tế.

(2) Hướng dẫn đọc diễn cảm bài văn tế.

(3) Định hướng học sinh nêu cảm tưởng, nhận xét chung.

(4) Hướng dẫn phân tích chi tiết.

(5) Hướng dẫn học sinh khái quát ý nghĩa của bài văn tế sau khi phân tích chi tiết [12, 60].

Ngoài ra, đã có những luận văn thạc sĩ về việc dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong thời gian gần đây Tác giả Phạm Thị Mai Hương với

Trang 11

đề tài: “Con đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiễm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” đã đưa ra cách tiếp cận tác phầm từ chiều sâu nghệ thuật của bài văn tế Và luận văn: “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11- tập 1)”- 2010 của tác giả Lại Thị Thương cung cấp một hướng đi khá mới mẻ đối với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đặt tác phẩm dưới cái nhìn văn

hóa để phân tích, lí giải

Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu khá

phong phú và đa dạng nhưng kết quả nghiên cứu về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

còn khá ít, chưa thật sự tương xứng với giá trị của nó

3 Mục đích nghiên cứu:

Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tác gia văn học nói

chung và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng, bài viết tập trung giải

- Tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

trên cơ sở phối hợp lý thuyết thông diễn học và thi pháp học

- Thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trên cở sở phối hợp lý thuyết thông diễn học và thi pháp học.

4 Giới hạn nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những công trình nghiên cứu đi trước về Nguyễn Đình Chiểu, về phương pháp dạy học tác phẩm của Nguyễn

Đình Chiểu, trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc chương trình lớp 11, tập 1.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 12

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp xử lí thông tin

- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết, khóa luận gồm có ba chương:

Chương 1: Khoa học của việc vận dụng phối hợp lý thuyết thông diễn và thi pháp học vào dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Chương 2: Dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ cơ sở phối

hợp lý thuyết thông diễn học và thi pháp học

Chương 3: Thiết kế và thực nghiệm dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ

cơ sở phối hợp thông diễn học và thi pháp học

CHƯƠNG 1 KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHỐI HỢP LÝ THUYẾT THÔNG DIỄN HỌC VÀ THI PHÁP HỌC VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

1 Thông diễn học- khoa học giải thích các loại hình văn bản.

1.1 Nguồn gốc và sự phát triển

Thông diễn học (Hermeneutics) được coi là một môn học, một phương

pháp, một nền triết học xuất hiện từ rất sớm nhưng đến nay nó vẫn còn những điều mới mẻ để chúng ta khám phá, đồng thời là một công cụ để khám phá các

Trang 13

sự vật hiện tượng Tại Trung Quốc, thông diễn học được dùng thay thế bằng

thuật ngữ thuyên thích học Thuật ngữ này được dịch sang Hoa ngữ nhờ Giáo sư

Thầm Thanh Tòng của Đại học Quốc gia Chính trị vào cuối thập niên 1970s và đến năm 1990s, thuật ngữ này mới được giới học giả Trung Quốc chấp nhận

Chữ thuyên bao gồm hai chữ: ngôn và toàn, muốn nói lên sự diễn tả toàn thể nội dung của ngôn ngữ Còn chữ thích có thể mang nghĩa là giãi bày hoặc thích hợp

Thuật ngữ này có thể coi là đầy đủ hơn so với những thuật ngữ thường thấy khác

như giải thích học, chú giải học Tuy vậy, “thuyên thích học vẫn chưa hoàn toàn diễn tả được tính chất hội thông và nhất là tính chất sáng tạo của văn bản” [2, 2] Thuật ngữ thông diễn được giới học giả Việt sử dụng vào đầu thập niên

1970, được ghép từ hai từ “thông ngôn” và “diễn dịch”

Thông diễn học ra đời từ khi xuất hiện ngôn ngữ (cụ thể là ngôn từ và ngôn tự) Thông diễn học giúp con người hiểu nhau qua ngôn từ, qua hành động,

và nhất là qua văn bản (ngôn tự) từng được truyền lại

1.1.1 Thông diễn học ở phương Tây

Thông diễn học có quá trình hình thành phát triển khá dài và phức tạp với

sự khởi nguyên là một môn học về ngôn ngữ, là “một nghệ thuật khiến ta nhìn thấy cái bất khả kiến (invisible), nhận ra được cái bất khả thấu (imperceivable), hiểu được điều bất khả thông (incommunicable) và lý giải được điều bất khả lý hội (incomprehensible)” trong nền triết học và văn học Hi Lạp

Trong lịch sử văn học phương Tây, thông diễn học được xem là một công

cụ để giải thích Kinh Thánh, mang những thông điệp của Chúa đến với các con chiên Và như vậy, thông diễn học thực chất tồn tại như là môn Giải thích học Không chỉ là công cụ để giải thích Kinh Thánh, đến đầu thế kỉ 19, nhà thần học Friedrich Daniel Ernst Schleiermacher (1768-1834) đã phát triển Giải thích học rộng ra thành một môn khoa học để hiểu Thánh Kinh, pháp luật và lịch sử

Tiếp theo đó, nhà sử học và triết học Wilhehm Dilthey (1833-1911) đã áp dụng phương pháp thông diễn trong các lĩnh vực của khoa học xã hội nhân văn

và đặc biệt là “phát triển thông diễn học thành một kỹ thuật cao đẳng để hiểu

Trang 14

con người và lịch sử” Kĩ thuật mà ông cho là đạt tới “sự hiểu biết” phải tồn tại

ba khả năng: (1) “giúp chúng ta thảo luận về ngôn ngữ dùng trong văn bản (ngữ vựng, văn phạm), (2) giúp ta có thể giải thích một cách dễ dàng nền văn chương Thánh Kinh,(3) hướng dẫn ta có một phán đoán chín chắn áp dụng vào luật học

và phán đoán đạo đức” [2, 2]

Sự phát triển của thông diễn học mạnh nhất là giai đoạn thế kỉ 20 với rất nhiều các triết gia nổi tiếng và những nhà thần học vĩ đại như: Martin Heiegger (1889-1976), Hans-Georg Gadamer (1900-2002), Paul Ricoeur (1913-), Rudolph Bultmann (1884-), Karl Barth (1886-1968)…Lúc này, thông diễn học không chỉ bao gồm môn Giải thích học mà nó còn bao quát ba nghệ thuật: nghệ thuật Diễn giải hay giải thích (ars exphanandi), nghệ thuật Diễn nghĩa hay giải nghĩa (ars explicandi), nghệ thuật Chuyển nghĩa hay Thuyên thích (ars interpretandi)”

1.1.2 Thông diễn học ở phương Đông

Ở Trung Hoa, thông diễn học đã từng xuất hiện từ rất sớm, dưới hình thức của môn giải thích, giải nghĩa, giải tự, triết tự và chú thích Từ những đại nho gia như Mạnh Tử (371-289 TCN), Tuân Tử (298-238 TCN), Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107), Chu Hy (1130-1200)…đến những đạo gia như Hoài Nam Tử (ch 122 TCN), Vương Bật (226-249) đều sử dụng môn giải thích học để diễn giải tư tưởng của tiền nhân cũng như trình bày quan điểm của họ

Đặc biệt, sự phát triển của Phật giáo với những nét đặc thù cũng nhờ áp dụng phương pháp giải thích học một cách khoa học, hợp lý của các đại sư hay thiền phái như: Huyền Tăng (Huyền Trang)-(439-507), trường phái Thiền Đài tông và trường phái Hoa Nghiêm tông…

Tại Việt Nam, môn giải thích học đã được áp dụng nhưng còn ở mức đơn giản, thô sơ Từ thời vua Trần Nhân Tông, môn giải thích học được sử dụng để diễn giải, truyền bá Kinh Phật dưới dạng đã được Việt hóa

Trang 15

Sau này vào thời nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784), môn giải thích học đã phát triển khá tinh vi, “dịch lý được coi như là cái luật (logic) căn bản để giải thích mọi biến hóa và mọi mâu thuẫn”

Vào đầu thập niên 70, môn thông diễn học ở trạng thái giải thích căn bản

đã được áp dụng khá triệt để với nhiều giáo sư triết học, thần học, tôn giáo học như Giáo sư Kim Định (1915-1997), Giáo sư tiến sĩ Lê Tôn Nghiêm, Giáo sư tiến sĩ Hoàng Sĩ Quý, Giáo sự Lê Mạnh Thác, Giáo sư Thân Văn Tường, Giáo

sư Bùi Văn Đọc… “Tuy áp dụng thông diễn học, các tác giả trên vẫn chưa hẳn phân biệt một cách rõ ràng giữa thông diễn và giải thích, giữa giải thích và giải nghĩa Đa số còn hiểu giải nghĩa, giải thích như là chú thích, hay chú giải”[2,6].

Đặc biệt, phải kể đến Giáo sư Cao Xuân Huy, người đã áp dụng thông diễn học để phê bình lối suy tư nhị nguyên của Tây phương Ông giải thích (lý giải) triết học Đông phương như là một nền triết học “chủ toàn”, trong khi triết học Tây phương như là một nền triết học “chủ biệt” [2, 6]

Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách chuyên biệt, cụ thể, khoa học và áp dụng rộng rãi thông diễn học hiện nay vẫn chưa được quảng bá trong giới hàn lâm Mặc dù vậy, thông diễn học đã dành được sự quan tâm không nhỏ của giới nghiên cứu đồng thời cũng được áp dụng ở một mức độ nhất định nào đó

1.2 Định nghĩa thông diễn học

Thông diễn học với quá trình diễn biến khá phức tạp và tính chất phức tạp này còn được thể hiện ở việc cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất trong giới nghiên cứu Giáo sư Trần Văn Đoàn ( Đại học quốc gia

Đài Loan) trong cuốn Thông diễn học, đã có sự thống kê rất chi tiết về các định

nghĩa thông diễn học của các truyền thống khác nhau Do vậy, chúng tôi chỉ xin tóm tắt lại một số định nghĩa để có một cái nhìn tổng quan về khoa học thông diễn như sau:

(1) Truyền thống Thánh Kinh học và Giải thích học hiểu thông diễn học như là một hệ thống, phương pháp giải thích các văn kiện Thánh Kinh.

Trang 16

(2) Truyền thống tu từ học hay truy nguyên học (philology) và phương pháp giải ngữ chung (General Philological Methodology) Truyền thống này

quan tâm đến lịch sử ngôn ngữ và “ý nghĩa câu nói trong Thánh Kinh”

(3) Khoa học về sự hiểu biết ngôn ngữ (Linguistic Understanding)

Nhà thần học Schleiermacher cho rằng thông diễn học là một nền khoa học giải

thích “…Muốn phát triển thông diễn học thành một nền khoa học và một nghệ thuật của sự hiểu biết tức lý hội và giác ngộ (hay lý ngộ)”.

(4) Truyền thống khoa học tinh thần (Geisteswissenschaft): Đại diện

tiêu biểu của truyền thống này là Wilhelm Dilthey, đồ đệ và là người hiểu được tầm quan trọng trong phát minh của thầy mình là Schleiermacher Ông đã phát

triển thông diễn học thành nền tảng của tất cả mọi nền khoa học tinh thần “Nền khoa học tinh thần này nhằm nghiên cứu tất cả mọi bộ môn liên quan đến sự hiểu biết về nghệ thuật, hành vi, tác động cũng như văn bản và chính tác giả”

(5) Truyền thống phân tích hiện tượng và giác ngộ hiện sinh (Phenomenological Analysis of Existence and Existential Understanding):

truyền thống này đặt thông diễn học trong mối quan hệ với hiện tượng học Nó tồn tại như một bộ phận quan trọng của hiện tượng học Heidegger cho rằng: Thông diễn học là một sự diễn giải hiện tượng học về chính sự hiện hữu của con người Thế nên, sự thông hiểu cũng như sự thông diễn (interpretation) là những kiểu diễn tả, biểu tả và hiện hữu của chính hữu thể (con người)

Đặc biệt, truyền thống này được thể hiện rõ nét hơn với quan niệm của Gadamer, ông đã đi thêm một bước xa hơn Heidegger Ông cho rằng: “Hữu thể chỉ có thể hiểu được nếu là ngôn ngữ” Điều này có nghĩa là thực tại con người mang những đặc tính ngôn ngữ, nền thông diễn học của ông đã biến phương pháp thông diễn thành một nền triết học, mà trong đó sự tương quan giữa ngôn ngữ và hữu thể, giữa ngôn ngữ và sự thông hiểu, giữa ngôn ngữ và lịch sử, giữa hiện sinh và thực thể luôn mang một tính chất biện chứng

(6) Thông diễn học như là một hệ thống giải nghĩa để tìm lại những ý nghĩa đã mất Với truyền thống này, chúng ta phải chú ý đến quan điểm của

Trang 17

Paul Ricoeur Ricoeur coi thông diễn học không chỉ là một phương pháp, mà còn là một hệ thống mà qua đó cái ý nghĩa thâm sâu, thầm kín có thể hiện ra Thông diễn học như là một công cụ hữu hiệu để khám phá những tầng nghĩa nằm sâu trong văn bản Và các quy tắc giải nghĩa không bị quy định bởi bất cứ nguyên tắc nào, nó không phổ biến, không tất yếu mà mang tính cá nhân, theo quy luật cá biệt

1.3 Từ quy luật thông diễn thực dụng đến…

1.3.1 Phân biệt giữa thông diễn (Auslegung) và gán nghĩa (Sinngebung)

Trong quá trình giải thích rất dễ xảy hiện tượng nhầm lẫn giữa thông diễn

và gán nghĩa Đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau Thông diễn là khiến các

sự vật, hiện tượng, văn bản… bộc lộ những lớp nghĩa tồn tại tất yếu trong những

sự vật, hiện tượng đó Việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay văn bản…dựa vào những “điều kiện tiên nghiệm”- những điều ta đã biết trước đó, mới có thể đi đến một ý nghĩa chắc chăn khó có thể nhầm được Ta không thể nghĩ đến một món ăn nào đó khi nhìn thấy con chim câu ở tòa nhà Liên Hiệp Quốc mà nhờ những hiểu biết sẵn có, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của nó là biểu tượng cho hòa bình

Còn hành động gán nghĩa mang tính chủ quan, thể hiện màu sắc cá nhân rất rõ nét Ví dụ, cùng nhìn một đối tượng, hay một dấu hiệu, tín hiệu, hay biểu biệu, ta có thể hiểu khác nhau tùy theo văn hóa, giáo dục, hay lịch sử và bối cảnh Nhìn con chim câu, có người nghĩ đến một giống chim nào đó, có người lại nghĩ đến hòa bình, hay thậm chí là nghĩ đến một món ăn nào đó từ loài chim này…

1.3.2 Ý nghĩa của bản văn hay câu nói luôn nằm trong văn cảnh (Context) hay trong cái toàn thể, mà chỉ và ở trong đó mỗi câu nói mới có thể hiểu được.

Sự hiểu của chúng ta về sự vật, hiện tượng hay văn bản bị chi phối rất lớn bởi bối cảnh mà chúng ra đời, tồn tại Sẽ rất khó có một cách hiểu hợp lý, chính xác ý nghĩa sự vật, hiện tượng hay văn bản nếu không có một cái nhìn tổng quan

về xuất xứ, hoàn cảnh mà nó tồn tại “Khi áp dụng vào mỗi câu văn, hay một tác giả, ta phải chú ý tới cấu trúc (structure) hay hệ thống (system), lối lập luận

Trang 18

(logic), và cả tinh thần (văn hóa), cách thể sống của tác giả” [2, 207] So sánh

tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều, rồi lấy văn chương của Nguyễn Du để phán đoán Nguyễn Đình Chiểu hoặc ngược lại thì sẽ dẫn đên những sai lầm đáng tiếc Bởi lẽ, hai tác giả sống trong thời đại khác nhau, hai cách nghĩ, cánh nhìn nhận, suy nghiệm về cuộc sống hoàn toàn khác nhau

1.3.3 Tính chất sống động (Aktualitaet) của ý nghĩa từ vị thế của người thông diễn.

Người trong vị thế thông diễn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người khác thông hiểu ý nghĩa mà những người kể cả trong quá khứ gửi vào văn bản Do vậy, người thông diễn phải có những năng lực nhất định: “ (1) ý thức của người thông diễn về vị trí của mình, (2) ý thức được sự tương quan giữa những ý thích (mục đích) của thời đại của ông với ý thích của thời đại đoạn văn,

và (3) ý thức được tính chất sản sinh ra ý nghĩa mới của tác động thông diễn” [2, 207]

Giáo sư Trần Văn Đoàn đã lấy ví dụ khá cụ thể và dễ hiểu về những năng lực cần có của người thông diễn, người thông diễn cũng giống như một dịch giả

“Một dịch giả tài ba không chỉ thông thạo ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ, mà còn phải thấu triệt hai thế giới của tác giả và của chính dịch giả Cùng những dữ kiện nhưng khi dịch sang ngôn ngữ của mình, dịch giả phải dùng chính cái thế giới mình đương sống, những hình thái có ý nghĩa đương được sử dụng trong thế giới của mình, cũng như cảm giác của mình để chuyển chúng thành cái văn bản sống động:vừa của tác giả, vừa của dịch giả” [2, 207].

1.4 …đến áp dụng khoa học thông diễn tìm hiểu tác phẩm văn học.

“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo ra nhằm thể hiên những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”

[8,290]

Tác phẩm văn chương lấy ngôn ngữ làm vật liệu biểu hiện và thông qua

sự sắp xếp hệ thống kí hiệu đó mà đưới sự đọc của bạn đọc thì tiếng nói của nhà

Trang 19

văn đến được với công chúng Mỗi tác phẩm văn chương là một lời nhắn gửi, một lời tâm sự, là suy tư của trí óc, là thanh âm của trái tim…gửi đến bạn đọc.

Áp dụng thông diễn học vào việc tìm hiểu tác phẩm văn chương mà cụ thể

là tác phẩm văn học cổ là một cách thức có ý nghĩa quan trọng trong việc giải

mã tác phẩm Khi tìm hiểu một tác phẩm văn chương thì một con đường “truyền thống” chính là tìm hiểu, phân tích, lý giải hệ thống kí hiệu ngôn ngữ rồi đi đến hình tượng, ý nghĩa của tác phẩm Điều này không nằm ngoài lý thuyết khoa học thông diễn như chúng tôi vừa nêu trên Tuy nhiên, nếu áp dụng toàn bộ hệ thống

lý thuyết này vào quá trình dạy học và giáo viên đóng vai trò là người thông diễn thì vô hình chung đã đi chệch khỏi quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy chủ thể sáng tạo học sinh Học sinh sẽ trở thành đối tượng tiếp nhận tri thức một cách thụ động Mặc dù giáo viên hoàn toàn có thể hướng dẫn học sinh tự “thông hiểu” nhưng rất khó tránh khỏi việc quay về lối dạy học nghiêng về hoạt động của giáo viên, thầy đọc trò chép

Chính vì vậy, chúng tôi chỉ sử dụng lý thuyết thông diễn ở mức độ cơ bản Nói cách khác, chúng tôi không đi sâu áp dụng khía cạnh quan trọng nhất của thông diễn là tìm hiểu hệ thống ngôn từ mà chúng tôi áp dụng cách thức chỉ cung cấp và thông diễn cho học sinh những kiến thức liên quan đến tác phẩm văn học nhưng ở phạm vi ngoài văn bản Chúng tôi áp dụng lý thuyết khoa học thông diễn ở những khía cạnh sau như: cung cấp và thông diễn bối cảnh ra đời của tác phẩm văn học, cung cấp và thông diễn cách thế sống của tác giả…

Sử dụng thông diễn học với mục đích cung cấp cho học sinh những căn

cứ, tiền đề để từ đó tìm hiểu đặc trưng thi pháp tác phẩm, chúng tôi sử dụng phối hợp những biện pháp dạy học để định hướng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn tế

2 Thi pháp học- khoa học phân tích văn bản nghệ thuật

2.1 Thi pháp

Thi pháp là thuật ngữ tương đối quen thuộc đối với những người nghiên cứu văn học chuyên cũng như không chuyên Cho đến nay vẫn chưa có một

Trang 20

định nghĩa chính xác, hoàn chỉnh, nhất quán cách hiểu về thi pháp mặc dù thuật ngữ này đã xuất hiện cách hơn 2300 năm Đã có rất nhiều quan niệm và cách trình bày khác nhau về nội hàm của khái niệm Chúng tôi xin được mạn phép trình bày một cách ngắn gọn nhất những lí giải của giới nghiên cứu về vấn đề này.

Giáo sư Lê Ngọc Trà trong công trình Lí luận và văn học đã đưa ra định nghĩa về thi pháp như sau: “hệ thống các phương tiện, cách thức thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật trong sáng tạo văn chương….Đặc điểm thi pháp như là hình thức bên trong của tác phẩm văn học thường gắn liền với những đăc điểm của bản thân ý thức nghệ thuật của nhà văn Vì vậy muốn nghiên cứu thi pháp của một tác phẩm hoặc sáng tác của nhà văn phải xác định cho được quan niệm

về thế giới và tư tưởng xã hội của tác giả” [30, 143] Như vậy, giáo sư quan

niệm thi pháp là hệ thống các yếu tố thuộc phạm trù nghệ thuật thể hiện và cần phải nắm vững những vấn đề xoay quanh tư tưởng, ý đồ của tác giả để có tiền đề

cơ sở nghiên cứu thi pháp

Chúng ta còn có thể kể đến một định nghĩa hết sức bao quát về thi pháp

học của GS Nguyễn Văn Hạnh trong công trình Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ”: “thi pháp là nghệ thuật thi ca, nói một cách chặt chẽ và khái quát hơn là

hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo quá trình sáng tác và xây dựng tác phẩm văn học bao gồm những nguyên tắc nhận thức và thể hiện cuộc sống một cách nghệ thuật, theo qui luật của cái đẹp, qua việc lựa chọn đề tài, xác định và soi sáng các chủ đề, khai thác cốt truyện, xây dựng hình tượng, nhân vật, tính cách,

sử dụng và sáng tạo loại thể, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật khác, xuất phát từ quan niệm về bản chất và chức năng của văn học” [9, 71]

Theo tác giả Đỗ Đức Hiểu thì “thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm…”

[11, 9] Tác giả Đỗ Đức Hiểu ngay từ đầu đã coi thi pháp là một phương pháp để

Trang 21

nghiên cứu tác phẩm nhưng chỉ dừng lại ở việc khai thác, tìm hiểu hệ thống ngôn từ

Trong tác phẩm Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh quan niệm thi pháp chủ yếu “là nói đến quá trình sáng tạo những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương tịên, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ” [16, 10]

Trong cuốn Thi pháp văn học dân gian của tác giả Lê Trường Phát có đưa

ra định nghĩa về thi pháp như sau: “Thi pháp là tất cả những gì làm nên tính độc đáo, riêng biệt về phương diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả hoặc các trào lưu trường phái” [22].

GS Trần Đình Sử là một trong những nhà nghiên cứu có rất nhiều đóng góp cho lí luận văn học khi ông đã cho ra rất nhiều những cuốn sách về thi pháp

học Và trong chuyên đề Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, giáo sư đã đưa ra hai cách hiểu về khái niệm thi pháp: một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật… Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu… Cả hai cách đều có chung mục đích khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật [25, 5]

Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu những phương diện hình thức của tác phẩm, những hình thức này mang nội dung mà tác giả gửi gắm Thông qua việc tìm hiểu những phương diện hình thức này người đọc có thể hiểu một cách khái quát nhất nội dung cũng như giá trị của tác phẩm

2.2 Thi pháp học và đối tượng của thi pháp học

Thi pháp học là khoa học về thi pháp Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì:

“thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật

Trang 22

trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của thế giới nghệ thuật” [8,304].

Nhà lý luận V.Vinogradov định nghĩa : “thi pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và các cấu trúc, các loại thể tác phẩm văn học” Trong khi, Khravchenko thì quan niệm :

“thi pháp học như một môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, khám phá cuộc sống một cách hình tượng” [26, 10].

Nhà lý luận văn học người Nga đã đưa ra một định nghĩa rất khái quát về

thi pháp học: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách

là một nghệ thuật” [31, 15].

Là một người có những hiểu biết chuyên sâu về thi pháp, GS Trần Đình

Sử thì quan niệm “thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động phát triển của chúng” [25, 88]

Và GS Trần Đình Sử cũng giải thích rõ nhiệm vụ nghiên cứu của thi pháp học không chỉ bao gồm những phương diện hình thức đơn thuần mà hình thức

mang tính quan niệm “ Tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy

ẩn chứa trong hình thức, thể hiện trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ thống nghệ thuật….Tính quan niệm của hình thức cho thấy thi pháp không giản đơn là

hệ thống các phương thức, phương tiện miêu tả nghệ thuật, mà còn là hệ thống các nguyên tắc cảm nhận đời sống một cách thẩm mĩ” [26, 54].

Tóm lại, có thể hiểu nhiệm vụ của thi pháp học là tìm ra cái lý của nghệ thuật Có thể là những tồn tại nghệ thuật của một thời đại, một trào lưu, một tác gia, một tác phẩm…hay cũng chỉ có thể là những yếu tố nghệ thuật tạo thành tác phẩm như nhân vật , kết cấu, không gian, thời gian…Do vậy, trên tinh thần ấy, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu , tìm hiểu một số phương diện trong thi pháp bài

Trang 23

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Từ đó, xây dựng những biện pháp dạy học phù hợp

để khai thác tác phẩm trong phạm vi gắn liền với học sinh trung học phổ thông

3 Việc vận dụng phối hợp thông diễn học và thi pháp học trong dạy học tác phẩm văn chương

Văn bản văn học chỉ thực sự tồn tại như một tác phẩm khi có sự tiếp nhận của người đọc Hoạt động đọc tác phẩm có thể coi là khâu cuối cùng và vô cùng trong sự ra đời một tác phẩm văn học: cuộc sống – nhà văn – bạn đọc Tuy nhiên, để tác phẩm văn chương thực sự tồn tại thì người đọc phải biết, hiểu và thẩm thấu được những giá trị nội dung, tư tưởng mà tác giả gửi gắm Bài viết đưa ra cách thức tìm hiểu tác phẩm văn chương mà cụ thể là tác phẩm thuộc văn học cổ dựa trên sự kết hợp giữa khoa học thông diễn và thi pháp Ở trên đã trình bày những khái lược cơ bản nhất về thông diễn học và thi pháp học Trên cơ sở

đó, chúng tôi sẽ lí giải tại sao chúng tôi kết hợp hai khoa học này để tìm hiểu tác

phẩm văn chương và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Thông diễn học là phân môn thuộc lĩnh vực triết học, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông hiểu lẫn nhau của con người Các nhà thông diễn đặt mục tiêu đối với mọi sự lí giải, thông qua văn bản và nhờ văn bản mà quá khứ văn hóa được hiểu một cách chính xác nhất Trong khi đó, tác phẩm văn học được coi là tấm gương phản ánh cuộc sống vô cùng rõ nét và hàm chứa ý nghĩa văn

hóa lớn Và “văn học là nơi lưu giữ toàn bộ thế giới tư tưởng của nhân loại một cách đầy đủ nhất, sống động nhất và hệ thống nhất thông qua ngôn ngữ.”(Ngô

Phương Quốc) Do vậy, thông diễn học không thể xa rời với tác phẩm văn học trong quá trình tìm hiểu tác phẩm

Có thể coi thông diễn học như bước khởi đầu khi tìm hiểu tác phẩm văn chương Bởi lẽ, người đọc phải nắm được những kiến thức căn bản xoay quanh tác phẩm để không dẫn đến sự chệch hướng trong nhận thức giá trị của tác phẩm Thông diễn học sẽ phác thảo đầy đủ nhất không khí lịch sử, thời đại ra đời của tác phẩm cũng như tất cả những hiểu biết về nhà văn Thông qua đó,

Trang 24

người đọc sẽ hiểu được phần nào đó ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa tinh thần mà nhà văn gửi gắm

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc áp dụng thông diễn học vào tìm

hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường mà cụ thể là tác phẩm Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một phương cách hợp lý Bài văn tế

được coi là bài văn hay nhất nhưng không chỉ có vậy mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa chính trị đối với dân tộc Như đã nói ở trên, tác phẩm cổ này thực sự khó đối với học sinh hiện nay bởi khoảng cách thời gian cũng như quan niệm sống khác nhau giữa các thời đại đã dẫn đến những cách hiểu sai lệch nghiêm trọng Cho nên, chúng tôi áp dụng thông diễn học vào dạy học tác phẩm này để khởi tạo trong học sinh những hiểu biết ban đầu về tác phẩm từ đó học sinh có cơ sở đi sâu hiểu được những giá tri nội dung, tư tưởng của áng thiên cổ hùng văn đó

Nếu như thông diễn học là khoa học của sự chú giải, giải nghĩa để đi đến mục tiêu hiểu tác phẩm thì chúng tôi sử dụng thi pháp học - khoa học phân tích tác phẩm văn học để người đọc mà cụ thể là bạn đọc học sinh hiểu được đúng nhất, trọn vẹn nhất giá trị của tác phẩm Thi pháp học đã xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực lí luận văn học và áp dụng thi pháp học như là một con đường đi tìm hiểu tác phẩm cũng được sử dụng khá phổ biến

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về thi pháp học nhưng cách hiểu phổ biến

là việc phân tích tác phẩm bám sát vào văn bản là chính mà không chú trọng đến tiểu sử nhà văn hay hoàn cảnh ra đời của tác phẩm… Dạy học văn theo hướng thi pháp học là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm với các phạm trù như: thể loại, hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ

hay hình tượng tác giả…Như có tác giả đã khẳng định: “Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn của học sinh Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường…”

[10, 111] Tuy nhiên, khi phân tích tác phẩm theo hướng thi pháp không có

Trang 25

nghĩa là đi lần lượt tất cả những phạm trù thuộc về thi pháp mà cần phải chắt lọc những đặc trưng nổi bật nhất trong tác phẩm

Dạy học văn theo hướng thi pháp học là xu hướng chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, kết quả ra sao còn tùy thuộc vào sự vận dụng tích cực của giáo viên và học sinh trong giờ dạy văn Giáo viên cần có những kiến thức nhất định, vững vàng về đặc điểm loại, thể, nhà văn Từ đó, xây dựng những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để chiếm lĩnh tác phẩm

Có thể nói rằng, cả thông diễn học và thi pháp học đều mở ra những hướng đi khác nhau trong việc tìm hiểu tác phẩm văn chương Mỗi khoa học lại đem đến cho người học những hiểu biết khác nhau về những vấn đề liên quan đến tác phẩm Như chúng ta đã biết, thi pháp học đã được áp dụng vào giảng dạy tác phẩm văn chương một cách khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao Thi pháp học cho phép người đọc hiểu tác phẩm bắt đầu từ những gợi dẫn về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Người đọc sẽ chọn lọc những hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm như: thể loại, quan niệm con người, nhân vật, không gian hay thời gian nghệ thuật…để từ đó khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để có làm được điều này, điều kiện cần và đủ chính là phải áp dụng khoa học thông diễn để hiểu tất cả những vấn đề xoay quanh tác phẩm và có liên quan mật thiết với tác phẩm như: hoàn cảnh ra đời, tiểu sử của tác giả…Nếu không nắm chắc và hiểu đúng rất có thể sẽ dẫn đến khuynh hướng nhìn nhận sai ý nghĩa của tác phẩm Dưới góc độ chủ quan, có thể thấy rằng thông diễn học và thi pháp học có mối quan hệ qua lại với nhau Mặc dù đây là hai ngành khoa học thuộc hai phân môn khác biệt nhưng để hiểu tác phẩm dưới góc độ thi pháp một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác thì nhất thiết cần có sự thông diễn Và thông diễn còn tồn tại như một khoa học để hiểu thi pháp và các vấn đề thi pháp Nói như vậy có nghĩa là khi sử dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm theo thi pháp học thì thông diễn

Trang 26

cũng được sử dụng như một công cụ để giúp học sinh hiểu được những đặc trưng thi pháp của tác phẩm

Như vậy, chúng tôi sử dụng kết hợp thông diễn học và thi pháp học để tìm hiểu tác phẩm với những biện pháp dạy học cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn tiếng nói của nhà văn gửi đến Đồng thời, cách tiếp cận này sẽ tạo hứng thú học tập cho người học, ngoài những kiến thức nhất định, còn để học sinh suy ngẫm về những vấn đề mang tính dân tộc trong các giai đoạn lịch sử Từ đó có thể thấy rằng, sự tiếp nhận tác phẩm đã đạt hiểu quả khi vừa cung cấp được kiến thức, vừa rèn luyện năng lực tư duy logic, vừa giáo dục được nhân cách tâm hồn học sinh theo mục tiêu giáo dục trong nhà trường “Văn học là nhân học”

4 Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường phổ thông.

4.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát

4.1.1 Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong

nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy học là giáo viên và học sinh

a Học sinh

Học sinh vừa là đối tượng tiếp nhận tác phẩm, vừa là chủ thể của quá trình dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận của học sinh về tác phẩm

Trang 27

Qua việc phát phiếu điều tra học sinh hai lớp 11A1 (Ban tự nhiên) và 11A10 (Ban xã hội) cùng việc tìm hiểu giáo án của 10 giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

• Về phía giáo viên:

Câu hỏi 1: Thầy (cô) thấy dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” như thế nào?

Tập trung làm nổi bật hình tượng người nghĩa quân 9/10

Khai thác tiếng khóc cao cả của bài văn tế 8/10

Quan tâm tới ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu 9/10

Ở nội dung 3:

A Hoàn cảnh ra đời: 7/10 giáo viên

Trang 28

B Thể loại: 8/10 giáo viên

C Ngôn ngữ: 10/10 giáo viên

D Hình tượng nghệ thuật: 3/10 giáo viên

• Về phía học sinh: chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 11A1 (Ban tự nhiên) và 11A10 (Ban xã hội) với những câu hỏi khảo sát như sau:

Câu 1: Em có thích học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu không?

Ở nội dung thứ hai:

Lớp Tổng số phiếu Không 1 lần 2; 3 lần 4 lần trở lên

4.3 Phân tích kết quả khảo sát

* Về phía giáo viên: Căn cứ vào kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy:

- Nội dung chủ yếu mà đa số các giáo viên quan tâm khi khai thác

tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là hình tượng nghệ thuật người nghĩa sĩ

Trang 29

nông dân Đây được coi là hình tượng trung tâm của tác phẩm nhưng giáo viên không linh động trong việc kết hợp tìm hiểu nhưng quan điểm, triết lý nhân sinh của tác giả được thể hiện trọng tác phẩm thì khó mà có thể hiểu được trọn vẹn cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

- Phiếu điều tra cho thấy các giáo viên đã chú ý khai thác các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm như ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu…Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chỉ rõ sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu về thể loại văn tế thì mới có thể lí giải vì sao tác phẩm được coi là bài văn tế bất hủ

- Đã có một số ít giáo viên quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh tác phẩm ra đời…Điều này vô cùng cần thiết khi tìm hiểu tác phẩm

và đây mới chỉ là một khâu, một bước gợi dẫn, tạo tâm thế cho học sinh trước khi đi vào đọc hiểu văn bản Hầu hết giáo viên cho rằng học sinh khó tiếp nhận tác phẩm do hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ngôn ngữ thể loại Đây đều là những vấn đề thuộc về thi pháp học

* Về phía học sinh:

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát hứng thú học tập tác

phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng tôi nhận thấy:

- Có sự phân hóa rõ rệt giữa hai lớp của ban tự nhiên và ban xã hội:Đối với lớp 11A10, số lượng học sinh có hứng thú với tác phẩm chiếm tỉ

lệ tương đối Điều này có thể lí giải do đây là lớp chọn có thiên hướng về các môn xã hội, các em có chút ít khả năng văn chương cũng như xác định rõ sự cần thiết trong việc ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng

Đối với lớp ban tự nhiên, số học sinh có hứng thú với tác phẩm rất ít Hơn nữa, học sinh ở khối học này thường không chú trong môn Văn Vì vậy, để giúp học sinh có thể hiểu được, cảm được tác phẩm thì đặc biệt cần chú ý đến việc thông diễn để học sinh có một cái nhìn bao quát về tác phẩm đồng thời kết hợp với việc phân tích thi pháp tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa, đánh giá tác phẩm

Bên cạnh đó, chúng tôi thấy rằng tình trạng đọc tác phẩm ở học sinh rất đáng lo ngại Không kể đến lớp khối tự nhiên, ở lớp thuộc ban xã hội,

Trang 30

hầu hết các học sinh chỉ đọc tác phẩm một lần Điều này còn chưa xét đến việc đọc kĩ tác phẩm hay chỉ đọc một cách đối phó, hời hợt, thiếu nghiêm túc; đọc chỉ cho đủ thông tin cơ bản để trả lời câu hỏi khi soạn bài hoặc khi giáo viên vấn đáp trên lớp Tỷ lệ đọc tác phẩm từ ba lần trở lên chiếm rất ít ở lớp ban xã hội và lớp ban tự nhiên thì hoàn toàn không có Việc không đọc tác phẩm một cách kĩ càng thì rất khó có thể thẩm thấu hết những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Từ đó dẫn đến thực trạng dạy và học không đạt hiệu quả cao

Những nhận xét bước đầu trên đây cho thấy một phần thực trạng

dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trường phổ thông Qua đó, chúng ta

có thể hiểu thêm về tình hình dạy học tác phẩm văn chương nói chung và các bài văn học cổ nói riêng hiện nay, từ đó có những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có thể xuất phát

từ phía giáo viên, phía học sinh cũng như tài liệu học tập nhưng dù lí do tại sao thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên là vô cùng cần thiết Thay đổi ở đây không đồng nghĩa với việc phủ định những phương pháp truyền thống

mà việc thay đổi hoàn toàn có thể dựa trên những khía cạnh tích cực của từng phương pháp Thậm chí, giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để tạo ra một phương pháp mới Chỉ có như vậy kết quả của việc dạy và học mới có chiều hướng tiến triển

CHƯƠNG 2

Trang 31

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TỪ CƠ

SỞ PHỐI HỢP LÝ THUYẾT THÔNG DIỄN HỌC VÀ THI PHÁP HỌC

1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1.1 Yêu cầu chung khi giảng dạy tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường phổ thông.

Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc Giai đoạn văn học này đã để lại một khối lượng lớn những tác phẩm với sự phong phú và đa dạng về nội dung, đạt được những đỉnh cao nghệ thuật Tuy nhiên, việc tiếp nhận văn học trung đại lại gặp rất nhiều những khó khăn bởi khoảng cách thời gian và đặc biệt là sự khác biệt về ngôn ngữ Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là chữ Hán

và chữ Nôm với những hệ thống kí tự hoàn toàn khác so với chữ quốc ngữ được

sử dụng ngày nay Hơn nữa, đặc trưng “văn - sử - triết” bất phân yêu cầu người tiếp nhận phải có vốn hiểu biết về văn hóa, về thời đại mà cụ thể là hoàn cảnh ra đời thì mới có thể hiểu hết giá trị của tác phẩm

Cùng với đó, cuộc sống hiện đại với những guồng quay chóng mặt của kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin…cũng chi phối đến việc dạy và học văn học trung đại

Sự phát triển của xã hội kéo theo những thay đổi quan niệm về bản thân, về lẽ sống, về các giá trị nhân sinh…ngày càng khác xa người xưa Trong khi đó, các tác phẩm văn học trung đại do trình độ lưu trữ đến nay đã có sự mất mát, “tam sao thất bản”, hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản dịch và có những bản dịch không dịch sát nghĩa so với bản gốc

Chính vì những nguyên nhân như vậy đã khiến người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ

Tác phẩm văn học trung đại có một hệ thống thi pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích ước lệ, chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm,

Trang 32

luật, đối Vì vậy, khi giảng dạy cũng như phân tích, phê bình cần chú ý đến những yêu cầu có tính quy phạm đó:

- Quan niệm Văn dĩ tải đạo: văn chương chuyên chở đạo lý

- Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: đây là đặc điểm nổi bật của các sáng tác thời trung đại Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo

- Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã: Ngôn từ diễn đạt diễm

lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng

- Cảm thức về thế giới con người thời trung đại: Con người thời trung đại tự xem mình là một phần của thế giới, con người thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có vũ trụ

1.2 Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông.

Hiện nay, quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường là một xu hướng tiến bộ Tiếp cận đồng bộ ở đây được hiểu là quan tâm tới tất cả các yếu tố nội tại và mối liên hệ với các yếu tố bên ngoài Hướng tiếp cận này phải vừa đảm bảo được phương pháp lịch sử phát sinh, vừa chú trọng được tác giả, tác phẩm, đồng thời chú trọng đến vai trò tích cực của người đọc Quan điểm tiếp cận được thể hiện ở ba đặc điểm chính:

 Tiếp cận lịch sử phát sinh:

Tiếp cận lịch sử phát sinh có cơ sở xuất phát từ khâu sáng tạo của nhà văn, được hiểu là vận dụng những hiểu biết ngoài văn bản một cách thích hợp để cắt nghĩa tác phẩm Trong tiến trình vận động của mình, các phương diện của văn học nói chung, tác phẩm văn học nói riêng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử,

xã hội, văn hóa, tư tưởng cụ thể Những điều kiện này có thể đi vào tác phẩm như một đối tượng nhận thức nhưng điều quan trọng là nó chi phối khá rõ nét đến ngòi bút của chủ thể sáng tác Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn chương chúng ta không thể không lần giở lại những nét khái quát nhất về bối cảnh xã hội bao gồm bối cảnh lịch sử và ý thức hệ, tư tưởng

Trang 33

Trong khi đó, chúng ta biết rằng mỗi nhà văn là một bản thể văn hóa, một

cá nhân trong cộng đồng xã hội nên việc tìm hiểu tác giả ở một mức độ nào đó

sẽ giúp người đọc hiểu tác phẩm một cách dễ dàng hơn Tất cả các yếu tố liên quan đến tiểu sử của một tác giả từ quê hương gia đình, từ những chặng trong cuộc đời đến tính cách, bản chất con người…đều để lại dấu ấn trong mỗi tác phẩm văn học Một ẩn ức cuộc đời cũng có thể tác động đến mạnh ngầm trong toàn bộ sáng tác của một tác giả Chính vì vậy, tìm hiểu tiểu sử nhà văn và bối cảnh lịch sử sẽ tạo tiền đề quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm

Tiếp cận lịch sử phát sinh giúp chúng ta phần nào lí giải được những chi tiết khó hiểu trong văn bản, những ẩn số, những biểu tượng có thể được gợi mở Tuy nhiên, để không đưa đến những cách tiếp nhận lệch lạc cần tránh tuyệt đối hóa gán ghép khiên cưỡng, máy móc các yếu tố bên ngoài để áp đặt cho việc hiểu và cắt nghĩa tác phẩm Mọi hình thức được vận dụng vào cắt nghĩa đều xuất phát từ những cơ sở nhất định đảm bảo đặc thù của quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn học

 Tiếp cận văn bản:

Văn bản là chìa khóa hàng đầu để mở cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của bất cứ tác phẩm nào Hiểu biết ngoài văn bản cực kì quan trọng nhưng vẫn không thể thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản Xuất phát từ hệ thống

lý thuyết về văn bản và văn bản học cũng như các lí thuyết tiếp nhận văn chương theo định hướng của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa phê bình mới, chủ nghĩa kí hiệu học, chủ nghĩa siêu hình thức…chúng ta có hướng tiếp cận văn bản Là cách tiếp cận đi sâu vào các yếu tố thuộc văn bản từ nội dung đến ý

nghĩa Nói như Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn: “ Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiềm văn bản…” [18, 186] Vì vậy, khi tiếp cận tác phẩm cần

Trang 34

chú ý đến tính nhất quán, cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và đặc biệt là tính chỉnh thể của tác phẩm

Việc tiếp cận một văn bản lại có nhiều hướng đi khác nhau: Tiếp cận kết cấu của văn bản (ngôn từ, hình tượng) hay tiếp cận hướng vào những điểm cô đúc, ngời sáng của văn bản như chi tiết, nhan đề, giọng điệu, tình huống truyện…Tuy nhiên, dù là cách tiếp cận nào thì người đọc cũng cần có khả năng ngôn ngữ tối thiểu để tri giác văn bản, thấu hiểu ngôn từ và đời sống của nó trong văn bản

Với hướng tiếp cận này cần tránh tuyệt đối hóa việc tiếp cận văn bản tách rời với tiếp cận lịch sử phát sinh Tiếp cận văn bản đặc biệt phải chú ý vào đặc trưng loại thể cũng như những thông điệp thẩm mĩ, thông điệp nghệ thuật, giá trị văn hóa của văn bản

 Tiếp cận hướng vào đáp ứng học sinh:

Là hướng tiếp cận hướng vào sự hồi đáp của bạn đọc học sinh Một văn bản nếu chỉ trên trang giấy thì chỉ là một dãy các kí hiệu “vô tri”, “vô cảm” nếu không muốn nói là “vô nghĩa” Một văn bản văn học chỉ có thể trở thành tác phẩm văn học khi có sự góp sức, “tiếp tay” của bạn đọc Tác phẩm văn học không phải là một cấu trúc khép kín mà là một hệ thống mở Có rất nhiều điểm

mờ, điểm trắng…mà người đọc chính là người lấp chỗ trống đó

Tác phẩm văn chương là đối tượng nghiên cứu của người học và việc học tác phẩm văn học thì đối tượng hướng đến bản thân học sinh Chính vì vậy, việc tiếp cận một tác phẩm văn chương trong nhà trường phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh Thông qua sự hướng dẫn trong một chừng mực nhất định nào đó của giáo viên, học sinh phải có điều kiện tự do tìm hiểu tác phẩm, sống với tác phẩm trên cơ sở những trải nghiệm, những kinh nghiệm cá nhân Học sinh có thể thẩm thấu, thăng hoa cùng tác phẩm mà không

bị bất kì sự áp đặt nào Giáo viên không sao chép những cảm nhận của mình về

Trang 35

tác phẩm sang những “cái đầu non nớt” mà dưới sự hướng dẫn của mình để cho học sinh tự đọc, tự hiểu, tự nghĩ về tác phẩm

Và với việc tiếp cận này có thể xác định được tầm đón nhận của bạn đọc học sinh, xác định được những phán đoán, những suy luận ban đầu, những cảm xúc, băn khoăn, ngộ nhận trong quá trình đọc hiểu của học sinh

Chúng ta biết rằng, hồi ứng là quá trình diễn ra ở bên trong vì vậy muốn xác định được cần phải có các hình thức hoạt động để hiển thị hóa ra bên ngoài Giáo viên cần có những biện pháp dạy học phù hợp để học sinh có cơ hội bộc lộ cách hiểu về tác phẩm văn học

Công cuộc đổi mới phương pháp giảng văn ở trung học với rất nhiều phương cách tiếp cận tác phẩm khác nhau Việc dạy học tác phẩm văn chương phải bắt đầu từ thói quen từ thói quen tự đọc, tự khám phá của học sinh trên cơ

sở hướng dẫn của giáo viên Khi đó tác phẩm văn chương là tình huống có vấn

đề trước người đọc học sinh Vì vậy, giáo viên phải từng bước hướng dẫn học sinh tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương giúp người đọc lí giải được những phương diện chủ quan

và khách quan của tác phẩm một cách đầy đủ nhất

1.3 Đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Xã hội nước ta đang phát triển với một vận tốc chóng mặt để hướng đến một xã hội tri thức Một xã hội mà sự đầu tư thiếu tỉnh táo sẽ gây nên sự bất ổn, thậm chí khủng hoảng Một xã hội mà tri thức con người đang được số hóa Trước tình hình đó, việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà cụ thể là thay đổi phương pháp dạy học phù hợp Hình thức thầy đọc, trò chép theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều không còn phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay Chính vì vậy, quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong dạy học nói chung và phương pháp dạy học nói riêng

Trang 36

Thực chất, đây được coi là phương pháp dạy học tích cực, là đặt người hoc vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy-học, xem mỗi cá nhân người học vừa

là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, giao nhiệm vụ và đôn đốc học sinh thực hiện nhiệm vụ

Học sinh được coi là cơ sở, điều kiện tồn tại của trường học Mục tiêu của

sự nghiệp giáo dục là bồi dưỡng học sinh, thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước Không chỉ xây dựng những kiến thức, kĩ năng để mỗi cá nhân tự phục vụ cho cuộc sống của mình mà quan trọng hơn nữa là cống hiến cho xã hội, góp phần vào phát triển đất nước Toàn bộ “vòng tròn” giáo dục đều xoay quanh một tâm điểm “học sinh” Học sinh càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác, có ý thức vào quá trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy càng vững chắc bấy nhiêu

Quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” sẽ xác lập lại một cơ chế dạy và học văn trong những mối liên hệ hợp lí giữa giáo viên, học sinh và tài liệu học tập Đòi hỏi phải xây dựng các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp Với tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực sáng tạo, lấy tự học làm chính để hình thành cho học sinh sự mạnh dạn,

có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lý Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả quan điểm dạy học này cần phải chuẩn bị thật kĩ các điều kiện cần thiết đối với cả giáo viên và học sinh Có thể nói rằng quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” sẽ là một phương hướng, một phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay

2 Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thông diễn học 2.1 Thông diễn một số vấn đề của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để tạo tiền đề tiếp nhận tác phẩm

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm

 Hoàn cảnh lớn

Trang 37

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tiến hành xâm lược Đà Nẵng Trước sự chống cự của quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, chúng đành phải rút lui và chuyển hướng đánh vào Gia Định (1859) Tiếp đó, chúng lấn dần sang ba tỉnh miền Đông Vua quan nhà Nguyễn run sợ nhượng bộ cắt dâng ba tỉnh Miền Đông vào năm 1862 Năm 1867, dâng nốt ba tỉnh miền Tây và cuối cùng Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

Không đồng tình với cách xử sự của vua quan nhà Nguyễn, trong nhân dân dấy lên một lòng căm phẫn và quyết không đầu hàng bọn cướp nước Phong trào chống Pháp nổi lên ở một số nơi gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng như khởi nghĩa Trương Định Gò Công, Thủ khoa Huân ở Mĩ Tho, Phan Liêm và Phan Tôn ở Bến Tre, Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Đỗ Thừa Lương và Đỗ Thừa Tự ở Cần Thơ…

Nguyễn Đình Chiểu với tấm lòng son trọn đời đã đứng về phía nhân dân, dùng ngòi bút của mình để ngợi ca những anh hùng đã hi sinh vì nghĩa lớn, vì danh dự như Phan Tòng, Trương Định…và thể hiện nỗi cảm thương trước cảnh nhân dân bị bỏ rơi trong loạn lạc

 Hoàn cảnh nhỏ

Dưới sự chỉ huy của Rigon đờ Giownuiy, Pháp đem chiến thuyền vào Nam, theo cửa biền Cần Giờ vào song Bến Nghé, đánh chiếm thành Gia Định (18-2-1859) Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp bắt đầu mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công… Giặc Pháp có đóng đồn giáp sông Cần Giuộc, gần chợ Trường Bình, cách chùa Tân Thạnh khoảng 2km Trước tình hình ấy, nghĩa quân Cần Giuộc đã tập hợp lại Đêm ngày 16-12-1861, họ kéo lên đồn Lang Sa ở huyện lị Cần Giuộc Với tinh thần quyết chí và chiến đấu quyết liệt, họ đã giết được một số quân giặc nhưng 27 người trong nghĩa quân đã hi sinh Tuần phủ Gia Định đã ra lệnh cho tổ chức truy điệu những nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh Lúc này, Nguyễn Đình Chiểu đang sống ở quê vợ ở làng Thanh Ba, quận Cần Giuộc và được giao viết bài văn tế Với bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu thống thiết ca ngợi tinh thần anh dũng hi

Trang 38

sinh vì tổ quốc của những người nông dân áo vải, của những con người quyết tử

vì danh dự, vì sự nghiệp bảo vệ từng tấc đất quê nhà

2.1.2 Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu

*Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, mất ngày 3 tháng 7 năm 1888, là nhà văn tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam Ông đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc, đặc biệt là trong văn thơ yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX

Cuộc đời ông là một chuỗi những khó khăn gian khổ khi trên đường đi thi thì nhận được tin mẹ mất, ông quá đau xót cùng với những khó khăn vất vả đã lấy đi đôi mắt của người trai trẻ Đương lúc thanh xuân với bao lí tưởng sống tốt đẹp nhưng công danh chưa đạt, gia thất chưa có lại bị mù cả hai mắt nhưng hi vọng sống không hề lụi tắt “Một người mù lòa với nghị lực phi thường đã tìm ra con đường sáng” Nhưng ông không hề nản lòng, không than thân trách phận, Nguyễn Đình Chiểu đã đối mặt với khó khăn để sống tốt với bản thân mình, sống tốt với đời Vượt qua nỗi đau riêng, ông đem đến những niềm vui chung khi mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn

Vốn mang trong mình truyền thống anh hùng của dân tộc mình, Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực tham gia vào công cuộc chống ngoại xâm, cùng các nghĩa quân bàn mưu tính kế và sáng tác thơ văn yêu nước Ông một lòng giữ tấm lòng sắt son với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng

*Phong cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu

Phong cách nghệ thuật là một thuật ngữ để chỉ nét riêng, nét đặc trưng để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác Phong cách nghệ thuật là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất, vừa có sự lặp lại, vừa có sự sáng tạo Các yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật là: khuynh hướng, đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu…Một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo thì tác phẩm nghệ thuật

Trang 39

càng hấp dẫn Nguyễn Đình Chiểu là nhà nghệ sĩ có cái nhìn mới mẻ, độc đáo về cuộc sống và con người

Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ Nôm, thứ ngôn ngữ dân tộc bình dị gắn với quần chúng nhân dân Ngôn ngữ văn chương chính xác và giàu sức gợi Vừa có hơi hướng bác học, vừa mang tính chất bình dân, vừa cổ điển, vừa hiện đại

Nhân vật trong các sáng tác của ông đều rất gần gũi với người dân Nam

Bộ, từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách

cư xử khoáng đạt, bộc trực, hồn nhiên…

Với bút pháp trữ tình mang đậm hơi thở cuộc sống, xuất phát từ cái tâm trong sáng, đầy tình yêu thương con người Cùng với đó là cách xây dựng hình ảnh, hình tượng điển hình bằng những chi tiết đắt giá để lại ấn tượng sâu trong tâm trí người đọc Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nhân cách, về ý chí, nghị lực phi thường

2.2 Các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh thông diễn tác phẩm

2.2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm theo hướng dạy học tích hợp

Trong tiến trình vận động của mình, các phương diện của văn học nói chung, tác phẩm văn học nói riêng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng cụ thể Những điều kiện này có thể đi vào tác phẩm như một đối tượng nhận thức nhưng điều quan trọng là nó chi phối khá rõ nét đến ngòi bút của chủ thể sáng tác Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn chương chúng ta không thể không tìm hiểu những nét khái quát nhất về bối cảnh xã hội cũng như tiểu sử nhà văn Đây là một nguyên tắc dạy học cơ bản: dạy học theo hướng tích hợp với kiến thức lịch sử, xã hội… để tiếp nhận tác phẩm một cách

có hiệu quả

Trang 40

Đối với các tác phẩm văn học cũng như tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì đây là một khâu vô cùng quan trọng Văn tế là một thể tài thuộc văn

học trung đại, điều này đồng nghĩa với việc nó có khoảng cách rất xa so với đối tượng học sinh hiện nay Chính vì vậy, khả năng hiểu biết của học sinh có thể sẽ

bị hạn chế Trong khi đó, mỗi tác phẩm ra đời lại chịu sự chi phối của thời đại

Sự ra đời của một tác phẩm đó là quan niệm, là thái độ, là cách nhìn nhận của tác giả về hiện thực được nói đến trong tác phẩm Thông diễn cho học sinh biết, hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm không chỉ giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản mà còn biết được không khí lịch sử đã tác động đến nhà văn sáng tác

Vì vậy, giáo viên cần tái hiện lại một cách ngắn gọn, rõ ràng bối cảnh ra đời của tác phẩm để tạo tiền đề cho học sinh thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm Với

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, giáo viên cho học sinh đọc sau đó có thể sử dụng

những câu hỏi tái hiện để học sinh trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà Kết hợp với việc diễn giảng học sinh sẽ được định hướng những mốc lịch sử quan trọng liên quan đến sự ra đời của tác phẩm Không chỉ cho thấy tình hình rối ren của lịch

sử lúc bấy giờ mà việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử giúp học sinh hình thành những ấn tượng chung về hình tượng người nông dân nghĩa Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, vua quan nhà Nguyễn đớn hèn như vậy, những người nông dân ý thức được trách nhiệm của mình và quyết tâm chiến đấu

Sự hi sinh đầy đau thương mất mát đã làm cho tâm hồn người con đất mẹ Nam Bộ không khỏi ưu tư, trăn trở, đau xót Bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu như một sự an ủi vong linh những nghĩa binh đã ngã xuống Điều này giúp học sinh hiểu được phần nào tính nhân văn được thể hiện trong tác phẩm Chính vì vậy, tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt càng tiếp thêm bút lực, khơi dậy tài năng ở Nguyễn Đình Chiểu để làm nên một anh hùng ca bi tráng Bao nhiêu yêu thương, trân trọng len lỏi trong từng câu, từng chữ Bao căm hờn, oán giận đã thôi thúc tác giả viết nên bài văn tế này

Ngày đăng: 07/08/2016, 19:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Nguyễn Thị Ngà, Định hướng tổ chức dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sao cho đạt hiệu quả cao nhất, BCKH, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Đại học sư phạm, 2006 Khác
2. Trần Văn Đoàn, Thông diễn học, www. Simonhoadatlat.com Khác
3. Phạm Văn Đồng, trích “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc'', tạp chí Văn học tháng 7 năm 1963 Khác
4. Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển, Nhà sách khai trí, Sài Gòn Khác
5. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng ngữ văn 11, NXB Hà Nội , 2007 Khác
6. Nhiều tác giả - Giáo trình lí luận Viện văn học, NXB Giáo dục Hà Nội, 1991 Khác
7. Dương Quảng Hàm,Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1968 Khác
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2013 Khác
9. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, 1998 Khác
10. Phạm Ngọc Hiền, Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng thi pháp học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4-2009 Khác
11. Đỗ Đức Hiểu,Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, 2000 Khác
12. Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, NXB Giáo dục, 2010 Khác
13. Viện văn học, Nguyễn Đình Chiểu-tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, 1973 Khác
14. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, NXB Giáo dục, 1998 Khác
16. Nguyễn Thị Dư Khánh, Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB Giáo dục Khác
17. Nguyễn Xuân Lạc, Đọc- hiểu và vận dụng ngữ văn 11, tập 2, NXB Đại học sư phạm, 2010 Khác
18. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học sư phạm, 2012 Khác
19. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 10/2009 Khác
20. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 (nâng cao), NXB Giáo dục, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w