Các phương pháp, biện pháp để tìm hiểu những đặc trưng thi pháp trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 54 - 63)

3. Dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thi pháp học

3.2 Các phương pháp, biện pháp để tìm hiểu những đặc trưng thi pháp trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

3.2.1 Vận dụng biện pháp so sánh để hướng dẫn học sinh phân tích những độc đáo về mặt thể loại.

So sánh là một thao tác có mặt trong nhiều ngành khoa học, có nghĩa là sự liên hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác dựa trên những nét tương đồng hay tương phản giữa các đối tượng đó. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập tới cách hiểu phương pháp như một biện pháp dạy học mà người giáo viên tổ chức cho học sinh nhìn nhận, đánh giá tác phẩm trong sự đối sánh. Tuy nhiên, người giỏo viờn cần nhận thức rừ ràng, so sỏnh là phương tiện chứ khụng phải mục đích nên không nhầm lẫn nội dung so sánh với nội dung phân tích. Không được rời xa chủ đề của tác phẩm, hướng tới làm sáng tỏ tính chỉnh thể của tác phẩm.

Trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, người giáo viên có thể sử dụng biện pháp so sánh ở nhiều cấp độ của bài học để thấy được vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chúng tôi sẽ vận dụng biện pháp so sánh để học sinh phát hiện, phân tích…được những nét mới mẻ, sáng tạo về mặt thể loại của tác phẩm.

Thể loại dường như rất ít biến đổi. Hơn nữa, văn tế là một thể loại thuộc văn học trung đại chịu sự chi phối bởi tính quy phạm. Tuy nhiên, bằng tài năng của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã có những sáng tạo để đóng góp cho văn học dân tộc một kiệt tác ở thể loại này. Để học sinh có thể biết, hiểu những nét mới độc đáo của tác giả thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh học sinh tìm tài liệu tham khảo hoặc giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tác phẩm cùng thể loại làm đối tượng so sánh. Đồng thời, giáo viên có thể kết hợp những câu hỏi gợi mở để học sinh phát huy năng lực tư duy có thể hiểu được những sáng

tạo về thể loại trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều phương diện.

Từ lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc đến nỗi niềm tiếc thương đối với những anh hùng áo vải đã thấm đẫm trong từng câu, từng chữ và thôi thúc sự sáng tạo của cụ đồ Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng thể loại văn tế một cách đầy sáng tạo để tạo nên một áng văn bất hủ muôn đời.

Sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu để làm nên kiệt tác này đầu tiên phải kể đến sự mở rộng đối tượng phản ánh. Trước đây văn tế chỉ dừng lại ở những đối tượng cung đình như bậc vua chúa, đấng quân vương…như Lê Ngọc Hân có bài Khóc vua Quang Trung:

Nghe trước cú đấng vương Thang, Vừ Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao Mà nay áo vải cờ đào

Giúp dân xây dựng biết bao công trình

(Khóc vua Quang Trung- Lê Ngọc Hân)

Nếu không nói về những nhân vật thuộc giới cung đình thì văn tế cũng phản ánh chủ yếu là những trang nam nhi tuấn kiệt hay những tiểu thư cành vàng lá ngọc. Có thể thấy rằng, sự đóng khung trong đối tượng phản ánh cũng như đối tượng tiếp nhận của văn tế đã tạo nên một bức vách ngăn cách giữa các tầng lớp trong xã hội.

Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã phá vỡ tính quy phạm khi đối tượng phản ánh thuộc tầng lớp bình dân, là những người nông dân bình dị, là những nghĩa sĩ chân đất áo vải. Và có chăng chỉ dừng lại ở sự tiếc thương, tê tái nỗi đau của sự hi sinh, mất mát mà hơn thế nữa là thái độ căm thù giặc, tinh thần quả cảm, quan niệm sống vì danh dự.

Một điều mới mẻ cần phải kể đến trong bài văn tế đó là mối quan hệ giữa người đứng tế và người được tế. Với Nguyễn Đình Chiểu đó không phải là quan hệ ruột rà, máu mủ nhưng nó chứa đựng biết bao ân tình, là tấm lòng ái mộ của

một người gửi đến những tấm lòng trung trinh. Thay vì là những mối quan hệ vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng…thì ở đây là tiếng khóc của tác giả, của nhân dân, của muộn vạn người gửi đến những binh sĩ đã quên mình vì nước.

Nếu như những bài văn tế truyền thống gợi nên những tình cảm xót thương, đau đớn, tiếng khóc ai oán đến quặn lòng thì Nguyễn Đình Chiểu lại mang đến cho người nghe một âm hưởng khác. Đó là hơi thở cuộc sống với những tình cảm thắm thiết, chân thành, là âm hưởng của lòng tự tôn dân tộc, là lòng căm thù sục sôi, là tinh thần chiến đấu để bảo vệ tấc đất quê hương. Văn tế là thể tài viết về cái chết, về sự mất mát nhưng với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ẩn đằng sau đó là thái độ sống biết hi sinh. Những bi thương đau đớn đã nuôi dưỡng những “mầm sống” với ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.

Sự cách tân của Nguyễn Đình Chiểu với thể loại văn tế trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho thấy sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật. Đó không đơn thuần là sự thay đổi về mặt hình thức mà góp phần quan trọng vào việc phản ánh nội dung, tạo nên giọng điệu hào hùng cho bài văn tế, bi thương nhưng không hề bi lụy, hi sinh nhưng hùng tráng. Không chỉ góp phần làm nên sự độc đáo, đặc sắc mà hơn thế nữa việc tiếp thu và đổi mới thể loại đã làm phong phú thêm đời sống văn học, văn hóa dân tộc. Một thể tài bắt nguồn từ Trung Hoa giờ đây đã ăn sâu bắt rễ trên mảnh đất truyền thống văn hóa, gắn bó khăng khít với đời sống nhân dân người Việt.

Như vậy, khi dạy học văn tế, người giáo viên cần nắm chắc đặc trưng thi pháp thể loại để đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhất giúp học sinh nhận ra những sáng tạo độc đáo của tác giả. Đồng thời, hiểu được những đóng góp của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với văn học, văn hóa dân tộc.

3.2.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết để khám phá chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm.

Với phương châm tích cực phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hiện nay, phương pháp gợi mở, đặt câu hỏi là phương pháp tối ưu nhất

trong giờ dạy tác phẩm văn chương. Có thể coi đó là công cụ quan trọng để diễn ra quá trình tương tác giữa học sinh và giáo viên. Không chỉ giúp giáo viên thực hiện bài giảng mà còn nhằm khích lệ, kích thích khả năng tư duy độc lập ở học sinh, tự khám phá và cảm nhận tác phẩm. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh hiện tượng ghi nhớ máy móc. Tức là những câu hỏi này là cơ sở để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu như hệ thống câu hỏi của giáo viên chỉ dừng lại ở định hướng theo sách giáo khoa mà không có những câu hỏi bổ sung thì bài giảng sẽ trở nên thiếu tính sáng tạo, thiếu tính hấp dẫn đưa đến một tiết học tẻ nhạt, nhàm chán đối với cả người dạy và người học. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh phân tích, giáo viên cần phải sử dụng những câu hỏi khoa học, hợp lý để khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn đã đưa ra những yêu cầu khi sử dụng biện pháp đặt câu hỏi như sau:

- Cỏc cõu hỏi đàm thoại ngoài tớnh chất xỏc định rừ ràng, phải cú màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho học sinh.

- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh.

- Câu hỏi không tuỳ tiện, phải được xây dựng thành một hệ thống lôgíc, có tính toán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể.

- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc.

Có thể nói, hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương có vai trò vô cùng quan trọng, như một chía khóa mở ra cánh cửa của thế giới nghệ thuật bên dưới bề mặt câu chữ. Dựa trên đặc trưng bộ môn Văn và những

nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi khi dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bao gồm những nhóm sau:

 Nhóm 1: Hệ thống câu hỏi cảm xúc

Mục đích của việc dạy học tác phẩm văn chương không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức về loại hình nghệ thuật độc đáo này mà một yêu cầu vô cùng quan trong là đánh thức niềm rung cảm nơi tâm hồn học sinh. Mỗi một tác phẩm văn chương không tồn tại như nguồn cung cấp tri thức văn hóa mà có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách con người. Ở văn học, chúng ta có thể cảm nhận được rất nhiều trạng thái cảm xúc và trải nghiệm nó để bồi dưỡng tâm hồn mình. Vì vậy, trong giờ dạy học văn cần có nhưng câu hỏi cảm xúc để có thể tác động trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm học sinh giúp các em thẩm thấu được tác phẩm một cách sâu sắc, tránh tình trạng qua loa, hời hợt.

Câu hỏi cảm xúc vật chất là những câu hỏi thiên về cảm xúc của người đọc trước nội dung của tác phẩm. Tâm trạng của em sau khi đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là như thế nào? Bài văn tế để lại cho em ấn tượng ra sao?

Cảm nhận chung của em về bài văn tế?

Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật là câu hỏi hướng vào rung động của học sinh thông qua những tác động của hình thức nghệ thuật như giọng điệu, kết cấu của tác phẩm… Giọng điệu của bài văn tế gợi cho em những cảm giác gì? Kết cấu dồn dập với câu văn biền ngẫu có tác dụng gì?

Khi sử dụng những câu hỏi cảm xúc, tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên nên cân nhắc, áp dụng sao cho thật hợp lí, chú ý đến yếu tố vừa sức và phải bám sát văn bản. Xây dựng được chuỗi cảm xúc trong giờ học tức là giáo viên đã tạo được những cảm xúc cơ bản và cần thiết ban đầu nơi học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Từ đó, học sinh có thể phát triển xúc cảm cũng như nhận thức của mình khi đi sâu phân tích tác phẩm.

 Nhóm 2: Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng

Xây dựng hệ thống câu hỏi hình dung, tưởng tượng là một khâu rất quan trọng trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung và văn học trung đại nói

riêng. Bởi lẽ, tác phẩm trung đại có một khoảng cách rất lớn đối với học sinh hiện nay. Đồng thời, đọc văn không phải là dừng lại ở mức độ nhận diện từ ngữ và câu mà “đọc” được hình tượng cũng như ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật.

Do vậy, tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng: “Tưởng tượng như chiếc cầu nối giữa người đọc và người viết. Tưởng tượng nâng tâm hồn, suy nghĩ người đọc đến gần với người viết. Thiếu năng lực tưởng tượng thì làm sao hiểu được ý tình sâu kín trong giấy trắng mực đen, chữ viết. Đằng sau và bên dưới từng trang giấy, từng nét chữ, có tiếng nói, hơi thở, nhịp tim của nhà văn, có sức hoạt động của các nhân vật” [6, 97].

Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát huy năng lực tự khái quát, từ những chi tiết, tình tiết cụ thể tái hiện và tìm ra ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng giúp học sinh dựng lại bức tranh nghệ thuật sau khi tiếp xúc với tác phẩm mà ở đây là bức tượng đài nghệ thuật về hình tượng người anh hùng nghĩa sĩ. Giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy nêu nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa binh? Em hãy tìm những từ ngữ nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân của họ.

Hoàn cảnh sống của người nông dân được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trước hành động ngang ngược của bọn “man di”, lòng căm thù giặc của nhân dân được thể hiện như thế nào?

Trước tình thế đất nước một mất, một còn, những nông dân nghĩa sĩ đã có những thay đổi như thế nào trong nhận thức?

Em có nhật xét gì về quá trình chuyển biến của người nông dân? Vì sao người nông dân lại có sự chuyển biến như vậy?

Với những trang bị thô sơ như vậy, người nghĩa sĩ đã xung trận với tinh thần chiến đấu như thế nào?

Đưa ra những câu hỏi hình dung tưởng tượng và định hướng câu trả lời cho học sinh, giáo viên có thể nắm được học sinh hiểu tác phẩm ở mức độ nào.

Qua những câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được khả năng bao quát tác phẩm để có sự uốn nắn, điều chỉnh phù hợp để tránh việc lệch tầm đón nhận.

 Nhóm 3: Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức của tác phẩm

Đây là câu hỏi giúp học sinh khái quát toàn bộ giá trị, tư tưởng của tác phẩm, phát huy sức sáng tạo và cảm nhận của người học. Với hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung của tác phẩm, cụ thể là những câu hỏi phân tích, lí giải có tác dụng định hướng cho học sinh phân tích và cảm nhận bài văn tế một cách sâu sắc. Ví dụ như: Tại sao nói, tình cảm của tác giả đau thương mà không bi lụy, tuyệt vọng?

Bên cạnh đó, chúng ta còn có hệ thống câu hỏi hiểu biết về hình thức của tác phẩm gợi ý người đọc đi sâu vào khám phá những chi tiết nghệ thuật của tác phẩm như: “Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng bức tranh chiến trận hào hùng như vậy?” Hay “Ở phần Ai vãn này, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?”.

Như vậy, việc sử dụng biện pháp đặt câu hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, như “xương cốt” của bài giảng. Một hệ thống câu hỏi trong giáo án tốt sẽ quyết định đến thành công của một giờ dạy tác phẩm văn chương. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý đối với tác phẩm văn học nói chung và bài văn tế nói riêng sẽ tạo điều kiện cho học sinh tự bộc lộ hướng tiếp nhận, phát triển khả năng tư duy và khả năng tự đọc - hiểu vấn đề. Đồng thời, tạo cơ sở để học sinh bày tỏ quan điểm thẩm mĩ cũng như “đồng sáng tạo” với tác giả.

3.2.3 Vận dụng phối hợp các biện pháp bình, giảng để khái quát ý nghĩa của tác phẩm sau khi phân tích chi tiết.

Giảng văn là một khái niệm xuất hiện từ rất sớm trong dạy học tác phẩm văn chương. Ngày nay, giảng văn được hiểu là biện pháp đối thoại giữa người

thầy và học sinh về nội dung bài học. Người giáo viên có vai trò khơi dậy trong học sinh những cảm nhận về tác phẩm, hướng các em tới những cảm xúc đúng đắn, tích cực về giá trị tác phẩm. Đồng thời, giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến, cảm nhận của học sinh, không nên áp đặt một các chủ quan, gượng ép.

Trong khi đó, biện pháp bình là biện pháp thể hiện sự đánh giá, sự rung động, cảm phục của người đọc trước vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của tác giả. Người bình thể hiện sự thấu hiểu của mình về tác phẩm bằng những lời tri âm, đồng điệu. Giáo viên phải hướng học sinh tới những tình cảm tốt đẹp về tác phẩm, đánh thức sự rung cảm, ngưỡng mộ.

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, sau khi học sinh nắm được những đặc trưng về thi pháp tác phẩm nhờ các biện pháp dạy học ở trên. Giáo viên cần phải chỉ ra ý nghĩa khái quát cũng như tư tưởng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu. Cái độc đáo trong tư tưởng của ông có lẽ là ở sự sáng tạo ra hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. “Ông đã phát hiện ra cái vĩ đại lớn lao giữa cái âm thầm, giản dị của cuộc đời những người dân cày.” (Nguyễn Ái Học). Những con người suốt cuộc đời lam lũ sau lũy tre làng. Cuộc đời của họ rất đỗi bình thường, giản dị như màu nâu của đất mẹ. Nhưng trước tình hình đất nước lâm nguy, thì ngọn lửa của tinh thần yêu nước bùng cháy trong họ. Họ đã bất chấp nguy hiểm đứng lên vì đại nghĩa xả thân cứu nước. Người nông dân đã từng xuất hiện trong sáng tác văn học Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên họ xuất hiện mang tầm vóc lớn lao gắn với vận mệnh dân tộc. Nhà thơ mù nhưng tấm lòng sáng trong đã nhìn thấy sức mạnh “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” của lớp dân cày Việt Nam. Nói như TS Nguyễn Ái Học, tác giả đã “thương cảm sâu sắc - tạc tượng – tôn vinh người nông dân lao động Việt Nam trong lịch sử”. Đó là bức tượng đài đẹp nhất, hiên ngang nhất từ trước đến nay, bức tượng đài xưa nay chưa từng có.

Bức khốc văn là sự trào dâng của niềm tiếc thiêng, tiếng nấc lòng gửi đến những linh hồn ra đi vì nghĩa lớn. Nhưng tiếng khóc không hề mang lại cảm

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w