Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 26 - 31)

4.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát 4.1.1 Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát hai đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy học là giáo viên và học sinh.

a. Học sinh

Học sinh vừa là đối tượng tiếp nhận tác phẩm, vừa là chủ thể của quá trình dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận của học sinh về tác phẩm.

b. Giáo viên

Chúng tôi tiến hành việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá giáo án của giáo viên cùng với đó là dự giờ một số tiết giảng của giáo viên và phỏng vấn. Qua đó, có thể thấy được mặt tích cực, hạn chế trong việc giảng dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trường phổ thông.

4.1.2 Phạm vi khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh ở hai lớp 11A1 và 11A10 và 10 giáo viên của trường trung học phổ thông Bắc Đông Quan (Thái Bình)

4.2 Kết quả khảo sát

Qua việc phát phiếu điều tra học sinh hai lớp 11A1 (Ban tự nhiên) và 11A10 (Ban xã hội) cùng việc tìm hiểu giáo án của 10 giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

• Về phía giáo viên:

Câu hỏi 1: Thầy (cô) thấy dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

như thế nào?

A. Rất khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ

Câu hỏi 2. Để có thể hiểu được giá trị của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta nên tập trung vào những vấn đề nào?

Câu hỏi 3. Theo thầy (cô), học sinh khó tiếp nhận tác phẩm vì những rào cản nào?

A. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm B. Thể loại

C. Ngôn ngữ

D. Hình tượng nhân vật Ở nội dung 1:

Kết quả như sau:

A. Rất khó: 5/10 giáo viên B. Khó: 3/10 giáo viên

C. Bình thường: 2/10 giáo viên D. Dễ: 0/10 giáo viên

Ở nội dung 2:

Kết quả tổng hợp Số lượng cụ thể Tập trung làm nổi bật hình tượng người nghĩa quân 9/10

Khai thác tiếng khóc cao cả của bài văn tế 8/10 Quan tâm tới ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu 9/10

Khai thác yếu tố ngoài văn bản 5/10

Ở nội dung 3:

A. Hoàn cảnh ra đời: 7/10 giáo viên

B. Thể loại: 8/10 giáo viên C. Ngôn ngữ: 10/10 giáo viên

D. Hình tượng nghệ thuật: 3/10 giáo viên

• Về phía học sinh: chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 11A1 (Ban tự nhiên) và 11A10 (Ban xã hội) với những câu hỏi khảo sát như sau:

Câu 1: Em có thích học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu không?

A. Có thích B. Có và rất thích C. Không thích

Câu 2: Trước khi lên lớp em đọc bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mấy lần?

A. Không đọc lần nào C. 1 lần

B. 2; 3 lần D. 4 lần trở lên

Ở nội dung thứ nhất:

Lớp Tổng số phiếu Có thích Rất thích Không thích

11A1 45 10/45 5/45 35/45

11A10 40 20/40 15/40 5/40

Tổng số 85 30/85 20/85 40/85

Ở nội dung thứ hai:

Lớp Tổng số phiếu Không 1 lần 2; 3 lần 4 lần trở lên

11A1 45 5/45 40/45 0 0

11A10 40 0 5/40 30/40 5/40

Tổng số 85 5/85 45/85 30/85 5/85

4.3 Phân tích kết quả khảo sát

* Về phía giáo viên: Căn cứ vào kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy:

- Nội dung chủ yếu mà đa số các giáo viên quan tâm khi khai thác tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là hình tượng nghệ thuật người nghĩa sĩ

nông dân. Đây được coi là hình tượng trung tâm của tác phẩm nhưng giáo viên không linh động trong việc kết hợp tìm hiểu nhưng quan điểm, triết lý nhân sinh của tác giả được thể hiện trọng tác phẩm thì khó mà có thể hiểu được trọn vẹn cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

- Phiếu điều tra cho thấy các giáo viên đã chú ý khai thác các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm như ngôn ngữ, lời văn, giọng điệu…Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chỉ rừ sự sỏng tạo của Nguyễn Đỡnh Chiểu về thể loại văn tế thì mới có thể lí giải vì sao tác phẩm được coi là bài văn tế bất hủ.

- Đã có một số ít giáo viên quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh tác phẩm ra đời…Điều này vô cùng cần thiết khi tìm hiểu tác phẩm và đây mới chỉ là một khâu, một bước gợi dẫn, tạo tâm thế cho học sinh trước khi đi vào đọc hiểu văn bản. Hầu hết giáo viên cho rằng học sinh khó tiếp nhận tác phẩm do hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ngôn ngữ thể loại. Đây đều là những vấn đề thuộc về thi pháp học.

* Về phía học sinh:

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát hứng thú học tập tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng tôi nhận thấy:

- Cú sự phõn húa rừ rệt giữa hai lớp của ban tự nhiờn và ban xó hội:

Đối với lớp 11A10, số lượng học sinh có hứng thú với tác phẩm chiếm tỉ lệ tương đối. Điều này có thể lí giải do đây là lớp chọn có thiên hướng về các mụn xó hội, cỏc em cú chỳt ớt khả năng văn chương cũng như xỏc định rừ sự cần thiết trong việc ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng.

Đối với lớp ban tự nhiên, số học sinh có hứng thú với tác phẩm rất ít.

Hơn nữa, học sinh ở khối học này thường không chú trong môn Văn. Vì vậy, để giúp học sinh có thể hiểu được, cảm được tác phẩm thì đặc biệt cần chú ý đến việc thông diễn để học sinh có một cái nhìn bao quát về tác phẩm đồng thời kết hợp với việc phân tích thi pháp tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa, đánh giá tác phẩm.

Bên cạnh đó, chúng tôi thấy rằng tình trạng đọc tác phẩm ở học sinh rất đáng lo ngại. Không kể đến lớp khối tự nhiên, ở lớp thuộc ban xã hội,

hầu hết các học sinh chỉ đọc tác phẩm một lần. Điều này còn chưa xét đến việc đọc kĩ tác phẩm hay chỉ đọc một cách đối phó, hời hợt, thiếu nghiêm túc; đọc chỉ cho đủ thông tin cơ bản để trả lời câu hỏi khi soạn bài hoặc khi giáo viên vấn đáp trên lớp. Tỷ lệ đọc tác phẩm từ ba lần trở lên chiếm rất ít ở lớp ban xã hội và lớp ban tự nhiên thì hoàn toàn không có. Việc không đọc tác phẩm một cách kĩ càng thì rất khó có thể thẩm thấu hết những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó dẫn đến thực trạng dạy và học không đạt hiệu quả cao.

Những nhận xét bước đầu trên đây cho thấy một phần thực trạng dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trường phổ thông. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về tình hình dạy học tác phẩm văn chương nói chung và các bài văn học cổ nói riêng hiện nay, từ đó có những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có thể xuất phát từ phía giáo viên, phía học sinh cũng như tài liệu học tập nhưng dù lí do tại sao thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên là vô cùng cần thiết. Thay đổi ở đây không đồng nghĩa với việc phủ định những phương pháp truyền thống mà việc thay đổi hoàn toàn có thể dựa trên những khía cạnh tích cực của từng phương pháp. Thậm chí, giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để tạo ra một phương pháp mới. Chỉ có như vậy kết quả của việc dạy và học mới có chiều hướng tiến triển.

CHƯƠNG 2

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TỪ CƠ SỞ PHỐI HỢP LÝ THUYẾT THÔNG DIỄN HỌC VÀ THI PHÁP HỌC

1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học tác phẩm Văn tế

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w