Các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh thông diễn tác phẩm

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 39 - 46)

2. Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thông diễn học 1 Thông diễn một số vấn đề của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để tạo

2.2 Các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh thông diễn tác phẩm

2.2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm theo hướng dạy học tích hợp

Trong tiến trình vận động của mình, các phương diện của văn học nói chung, tác phẩm văn học nói riêng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng cụ thể. Những điều kiện này có thể đi vào tác phẩm như một đối tượng nhận thức nhưng điều quan trọng là nú chi phối khỏ rừ nột đến ngũi bỳt của chủ thể sáng tác. Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn chương chúng ta không thể không tìm hiểu những nét khái quát nhất về bối cảnh xã hội cũng như tiểu sử nhà văn. Đây là một nguyên tắc dạy học cơ bản: dạy học theo hướng tích hợp với kiến thức lịch sử, xã hội… để tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả.

Đối với các tác phẩm văn học cũng như tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì đây là một khâu vô cùng quan trọng. Văn tế là một thể tài thuộc văn học trung đại, điều này đồng nghĩa với việc nó có khoảng cách rất xa so với đối tượng học sinh hiện nay. Chính vì vậy, khả năng hiểu biết của học sinh có thể sẽ bị hạn chế. Trong khi đó, mỗi tác phẩm ra đời lại chịu sự chi phối của thời đại.

Sự ra đời của một tác phẩm đó là quan niệm, là thái độ, là cách nhìn nhận của tác giả về hiện thực được nói đến trong tác phẩm. Thông diễn cho học sinh biết, hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm không chỉ giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản mà còn biết được không khí lịch sử đã tác động đến nhà văn sáng tác.

Vỡ vậy, giỏo viờn cần tỏi hiện lại một cỏch ngắn gọn, rừ ràng bối cảnh ra đời của tác phẩm để tạo tiền đề cho học sinh thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, giáo viên cho học sinh đọc sau đó có thể sử dụng những câu hỏi tái hiện để học sinh trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà. Kết hợp với việc diễn giảng học sinh sẽ được định hướng những mốc lịch sử quan trọng liên quan đến sự ra đời của tác phẩm. Không chỉ cho thấy tình hình rối ren của lịch sử lúc bấy giờ mà việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử giúp học sinh hình thành những ấn tượng chung về hình tượng người nông dân nghĩa. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, vua quan nhà Nguyễn đớn hèn như vậy, những người nông dân ý thức được trách nhiệm của mình và quyết tâm chiến đấu.

Sự hi sinh đầy đau thương mất mát đã làm cho tâm hồn người con đất mẹ Nam Bộ không khỏi ưu tư, trăn trở, đau xót. Bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu như một sự an ủi vong linh những nghĩa binh đã ngã xuống. Điều này giúp học sinh hiểu được phần nào tính nhân văn được thể hiện trong tác phẩm. Chính vì vậy, tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt càng tiếp thêm bút lực, khơi dậy tài năng ở Nguyễn Đình Chiểu để làm nên một anh hùng ca bi tráng. Bao nhiêu yêu thương, trân trọng len lỏi trong từng câu, từng chữ. Bao căm hờn, oán giận đã thôi thúc tác giả viết nên bài văn tế này.

Đồng thời, giáo viên có thể điểm qua một vài nét về tác gia Nguyễn Đình Chiểu mà học sinh đã được học ở tiết trước. Giáo viên cùng học sinh thâm nhập vào không khí lịch sử khi tác phẩm ra đời làm cho học sinh không còn cảm thấy xa lạ với tác phẩm nữa. Từ đó, việc phân tích, cắt nghĩa, bình giá và cảm nhận giá trị của tác phẩm trở nên dễ dàng hơn.

2.2.2 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tạo hứng thú để tiếp nhận văn bản

Đọc diễn cảm nằm trong hoạt động đọc nói chung từ lâu đã trở thành biện pháp dạy học đặc thù trong những giờ dạy tác phẩm văn chương. Đọc là biến những dòng chữ khô cứng, chỉn chu thành những ngôn ngữ nghệ thuật, thổi hồn vào hệ thống kớ tự. Đọc diễn cảm là hỡnh thức đọc thành tiếng một cỏch rừ ràng, chính xác, có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung văn bản. Đọc diễn cảm nhằm mục đích truyền tải cảm xúc về tác phẩm của người đọc tới người nghe. Đây cũng chính là hạt nhân của phương pháp đọc sáng tạo.

Đọc diễn cảm có một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy Văn. Là phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mĩ, phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy cũng như người học. Đọc diễn cảm là một biện pháp giúp giáo viên truyền được cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm đến với học sinh. Giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể để học sinh có thể thẩm thấu và sử dụng giọng đọc hợp lí. Giáo viên có thể đọc mẫu để tạo ra sự hứng thú của học sinh đối với tác phẩm. Tùy theo đặc trưng mỗi thể loại, tùy vào các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm mà có những mức độ đọc, yêu cầu đọc khác nhau. Tính diễn cảm của đọc diễn cảm được thể hiện chủ yếu qua giọng đọc, giọng đọc có thể hiện được tình cảm hay không, nhanh hay chậm, thong thả hay gấp gáp, lên bổng xuống trầm như thế nào có ảnh hưởng đến cảm xúc của người nghe.

Đọc diễn cảm là một khâu rất quan trọng trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là một bài văn tế. Văn tế thường được đọc lên trong các tang lễ, bày tỏ niềm thương tiếc với người đã mất nên âm điệu chung thường là lâm li, dùng nhiều

thán từ, gợi cảm giác bi thương đau xót. Căn cứ vào bố cục của từng đoạn để sử dụng giọng điệu phù hợp, chú ý nhấn giọng theo ngữ điệu nhịp nhàng của văn biền ngẫu để diễn tả cảm xúc phong phú, đa dạng của tác phẩm:

Phần lung khởi (câu 1, câu 2): bối cảnh thời đại căng thẳng và sự hi sinh cao quý của người nông dân nghĩa sĩ. Cần đọc với giọng trang trọng để nhấn mạnh sự hi sinh cao đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhấn mạnh giọng điệu từng câu văn. Lời mở đầu mang âm hưởng kiêu hùng và đầy tự hào.

Phần thích thực (câu 3 đến hết câu 15): tái hiện hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ người nông dân lam lũ trở thành người nghĩa binh đánh giặc. Đây là phần có sự phức hợp nhiều giọng đọc khác nhau. Cần phải đọc với giọng điệu bồi hồi, trầm lắng, tha thiết khi hồi tưởng quá khứ, khi dựng lại chân dung của nghĩa sĩ có nguồn gốc nông dân, sau đó chuyển sang giọng hùng hồn, mạnh mẽ, dứt khoát xen lẫn sự xót xa tiếc nuối.

Ở phần thứ hai này, cần nhấn mạnh các động từ “cui cút, phập phồng, vấy vá, trắng lốp, đen sì…”, các động từ mạnh như “ăn gan, cắn cổ”… Tác giả tập trung mô tả người nghĩa sĩ với quá trình đi từ người nông dân lam lũ, nghèo khổ đến cuộc đời vẻ vang, anh dũng, vì vậy cần phải sử dụng giọng điệu phù hợp để làm nổi bật lên bức tranh với khí thế hào hùng.

Phần ai vãn (từ câu 16 đến hết câu 25): lòng tiếc thương, thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân của người nghĩa sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp cứu nước.

Phần này cần đọc với giọng trầm buồn, sâu lắng khi nói về đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của những anh hùng một lòng vì quê hương đất nước. Mặc dù là sự ra đi trong ngậm ngùi, đau thương nhưng không bi lụy bởi xen vào đó còn có giọng ngợi ca, thái độ cảm phục. Âm hưởng tự hào, thành kính, ngưỡng vọng xuyên suốt trong phần ai vãn này.

Phần kết (từ câu 26 đến hết câu 30): Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ. Với đoạn cuối cùng này, phải đọc với giọng buồn thương, tâm sự cùng

với giọng thành kính, trang nghiêm. Khẳng định sự ra đi của những người nghĩa quân có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Những người con ấy luôn sống mãi trong lòng tác giả cũng như nhân dân cả nước.

Như vậy, việc sử dụng biện pháp đọc diễn cảm đối với một bài văn tế có nhiều từ ngữ khó, nhiều điển tích điển cố như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là vô cùng cần thiết. Không chỉ tái hiện lại không khí lịch sử để tạo cơ sở đi vào thế giới nghệ thuật mà còn giúp học sinh hình dung được về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. Đồng thời, giúp học sinh cảm thụ được những nét đep văn hóa của dân tộc Việt qua hình thức cũng như giá trị nội dung của tác phẩm.

Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm, giáo viên cần định hướng cho học sinh có những cảm tưởng, nhận xét chung sau khi đọc bài văn tế.

Với bố cục chặt chẽ, lối hành văn gần gũi, giản dị, tác phẩm bộc lộ cảm xúc dâng trào, là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì đau thương nhưng vĩ đại. Là tấm lòng cảm phục đối với những người dân thường đã dám đứng lên chống lại kẻ thù hung tàn, làm rạng ngời một chân lí dân tộc “thà chết vinh còn hơn sống nhục”.

2.2.3 Phối hợp các biện pháp chú giải, vấn- đáp…để giải thích từ ngữ, câu khó, điển tích, điển cố trong tác phẩm

Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Mỗi văn bản văn học được hình thành nhờ có sự sắp xếp có ngụ ý của hệ thống kí hiệu phi vật thể. Ngôn ngữ là công cụ để sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm. Chính vì vậy, khi tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm văn học thì vấn đề quan trọng thiết yếu là hiểu được ý nghĩa của hệ thống kí hiệu trong văn bản. “Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học được diễn ra từ một cơ chế nhất định, kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hóa được những kí hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được những tư tưởng trong tác phẩm…” [23]. Chính vì vậy, trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, việc chú giải, giải thích hệ thống từ trong văn bản mà cụ thể là những từ khó,

những điển tích, điển cố là vô cùng quan trọng. Xóa bỏ “hàng rào ngôn ngữ” là yêu cầu thiết yếu đối với cả giáo viên và học sinh khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Giúp học sinh hiểu chính xác cách dùng từ cũng như ý đồ của tác giả khi sử dụng những từ ngữ đó.

Sự tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc mà cụ thể là ở mỗi bạn đọc học sinh tồn tại ở những mức độ khác nhau. Xuất phát từ những điều kiện chủ quan như tâm lý, hoàn cảnh sống, vốn hiểu biết văn hóa…khác nhau dẫn đến sự tiếp nhận không đồng đều. Hơn nữa, sự cách xa về khoảng cách lịch sử, điều kiện sống giữa thế hệ học sinh ngày nay so với thời cha ông. Với các tác phẩm văn học trung đại thường được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng. Học sinh trung học phổ thông với vốn từ khá mỏng thì những tác phẩm theo lối viết cổ sẽ thực sự rất khó hiểu. Tuy nhiên, nói khó hiểu nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị văn học, văn hóa của những áng văn chương kiệt tác đó.

Chính vì vậy, việc đọc- hiểu những tác phẩm đã được chắt lọc đưa vào trong sách giáo khoa còn như một nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời giữa thế kỉ XIX, được viết bằng chữ Nôm. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố với lời văn hàm súc. Đối với học sinh ở lứa tuổi 15 để có thể hiểu được trọn vẹn cái hay, cái đẹp cũng như giá trị của tác phẩm là một điều vô cùng khó. “Khoảng cách thẩm mĩ” giữa học sinh với tác phẩm, giữa học sinh với tác giả cần được thu hẹp thông qua biện pháp chú giải trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể kết hợp với biện pháp vấn đáp yêu cầu học sinh đọc kĩ chú thích trong sách giáo khoa ở nhà và khi đến lớp có thể gọi học sinh diễn xuôi theo ý hiểu của mình. Để có thể giúp học sinh có hướng đi đúng khi tìm hiểu tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải nghĩa những từ khó, cung cấp ý nghĩa của những điển tích, điển cố vì đây là một văn bản khó.

Chẳng hạn điển cố “phong hạc” trong câu 6: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Điển cố này bắt nguồn từ trận chiến thời Đông Tấn giữa quân Bồ Kiên và quân Tạ Huyền đánh nhau trên sông Vị Thủy. Quân Bồ Kiên thua trận phải rút lui và sợ hãi đến mức nghe tiếng hạc kêu cũng tưởng có quân địch. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng điển cố này để nói về sự mong mỏi, lo lắng của nghĩa quân khi đất nước đang trong tình thế nguy cấp nhưng vẫn không thấy những người có trách nhiệm trong triều đình.

Trong câu tám: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyên chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”, giáo viên cần lưu ý giải thớch rừ điển cố “chộm rắn đuổi hươu” vỡ phần chỳ thớch trong sỏch giỏo khoa chưa được cụ thể. Con hươu trong tiếng Hán nghĩa là Lộc, còn có nghĩa là bổng lộc. Thiên hạ thời chiến quốc thường tranh nhau xưng bá, đòi nhà Chu phải giao Lộc đỉnh (đỉnh để nấu thịt hươu) cho mình. Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước nhưng lại xa xỉ, bạo tàn…gây nên bao cảnh lầm than, dân chúng oán hận. Cỏc bậc kỡ tài lỳc bấy giờ, trong đú cú Lưu Bang và Hạng Vừ cho rằng nhà Tần đã tận nên con Hươu bỏ đi. Từ đó, thiên hạ tranh nhau tìm con Hươu nhà Tần. Tương truyền khi nghĩa quân của Lưu Bang đi ngang qua vùng núi thì có một con bạch xà to chắn đường, Lưu Bang dùng gươm chém chết con bạch xà để trấn an quân lính. Nghe tin đó, nhiều dân sĩ đã kéo đến đầu quân. Cả câu này có nghĩa là nước ta là một quốc gia độc lập, sao không tự nhận lấy sứ mệnh bảo vệ đất nước, chẳng lẽ lại để kẻ khác đứng lên dẹp loạn xâm lăng.

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó” có ý nghĩa chỉ ánh sáng của đạo lí, chính nghĩa sẽ không dung túng cho hành động ngang ngược, dối trá của quân Pháp.

Trong tác phẩm, có rất nhiều câu văn sử dụng những từ khó, giáo viên cần giải thớch rừ ràng để trỏnh hiện tượng lệch tầm đún nhận ở học sinh. Vớ dụ như câu cuối của bài văn tế: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ

thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”.

“Nước mắt anh hùng” là nước mắt của nhân dân khóc thương cho những nghĩa sĩ đã hi sinh. Ý cả câu là: Nước mắt khóc cho những vị anh hùng lau mãi cũng không khô, cảm thương nhân đân đang khổ đau; thắp nén hương thơm nhớ người nghĩa sĩ lại chạnh lòng nghĩ đến nước non đang bị quân giặc giày xéo.

Có thể nói rằng, chú giải các từ ngữ khó, điển tích, điển cố trong bài văn tế đã xóa tan “hàng rào ngôn ngữ”, tạo cơ sở cho việc định hướng học sinh đi sau vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Đây được coi là bước tạo tâm thế cho học sinh khi bắt đầu tìm hiểu một tác phẩm văn chương. Cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản về bối cảnh ra đời của tác phẩm không chỉ giúp học sinh dễ dàng đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn tránh được hiện tượng lệch lạc trong việc hiểu ý nghĩa của tác phẩm. Đặc biệt, đối với các tác phẩm văn chương thuộc những thế hệ trước thì điều này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa độc giả và tác giả, giữa độc giả và tác phẩm. Do vậy, chúng tôi tiến hành thông diễn một số vấn đề ngoài văn bản có quan hệ mật thiết với tác phẩm để bước đầu hình thành những hiểu biết về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho học sinh.

3. Dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thi

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w