Những đặc trưng thi pháp cần chú ý trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 46 - 54)

3. Dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thi pháp học

3.1 Những đặc trưng thi pháp cần chú ý trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

3.1.1 Thể loại văn tế

 Khái niệm

Từ điển Tiếng Việt của Lê Văn Đức định nghĩa rằng: “văn tế, văn cáo, văn chúc, tế văn đọc lúc tế một người chết để kể tính tình, công đức người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình” [4].

Theo Giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã đưa ra khái niệm về văn tế như sau: “Văn tế là một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể công đức, tính nết của người ấy và tỏ tấm lòng thương tiếc, kính trọng của mình” [7].

Trần Đình Sử thì cho rằng: “Văn tế thời xưa dùng để tế trời đất, núi sông, còn gọi là kì văn hay chúc văn. Về sau văn tế dùng để tế người chết. Là một thể loại tổng hợp bày tỏ niềm tiếc thương đối với người mất mà không phân biệt trên dưới xa gần, thân hữu” [24].

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm văn tế được hiểu như sau:

là một loại văn gắn với phong tục tang lễ chủ yếu nhằm bày tỏ sự tiếc thương của tác giả và của những người thân đối với người đã mất. Nội dung văn tế thường xoay quanh hai ý chính: một là kể về cuộc đời người quá cố; hai là bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt” [8,421].

 Đặc điểm

Trên cơ sở tiếp thu từ Trung Quốc trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, văn tế đã trở thành một thể loại đặc sắc phản ánh tư tưởng, tình cảm lớn của dân tộc, thời đại. Nội dung của một bài văn tế phải đáp ứng được hai yêu cẩu chính một là: giới thiệu được công trạng, tài đức của người đã khuất, hai là: bày tỏ được nỗi thương tiếc, xót xa. Bố cục của bài văn tế thường có bốn đoạn:

- Đoạn mở đầu: luận chung về lẽ sống chết (thường khởi xướng bằng hai chữ “Than ôi”).

- Đoạn thứ hai: kể công đức người đã chết (thường bắt đầu bằng chứ

“Nhớ linh xưa”).

- Đoạn thứ ba: tỏ nỗi niềm thương tiếc với người đã chết.

- Đoạn thứ tư: bảy tỏ thương nhớ và lời cầu nguyện của người cúng tế.

Là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam văn tế tồn tại ở nhiều dạng thức:

- Lối văn xuôi: như bài Văn tế chị (Nguyễn Hữu Chỉnh)

- Lối tán: mỗi câu có bốn, năm chữ, có vần có đối hoặc không đối, ví dụ như Văn tế công chúa (Mạc Đĩnh Chi)

- Lối Cổ thể hoặc lưu thủy: có vần mà không có đối (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

- Lối Đường luật: cú vần, cú đối, cú luật bằng trắc (Văn tế Vừ Tỏnh và Ngô Tùng Châu)

- Lối thơ: song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh- Nguyễn Du) 3.1.2 Quan niệm về con người

Văn học là nhân học, con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Trong công trình Dẫn luận Thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương diện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”. Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những khía cạnh quan trọng của thi pháp học hiện đại. Con người luôn là đối tượng hướng đến của tất cả các nhà văn, nhà thơ. Thông qua con người văn học, tác giả thể hiện những quan niệm về cuộc sống nhân sinh. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người của một tác giả là một trong những con đường để cắt nghĩa tác phẩm. Và không chỉ dừng lại ở việc hiểu hình tượng mà còn có thể hiểu được cách nhìn nhận, cách nghĩ, cách cảm của chủ thể sáng tạo dưới lăng kính chủ quan thông qua việc xây dựng hình tượng.

Bằng tài năng, Nguyễn Đình Chiểu đã có một cách nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người. Bằng cái tâm trong sáng, bằng tấm chân tình, ông đã xây dựng nên hình tượng người nông dân nghĩa sĩ tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Có trái tim nào không bồi hồi xúc động như Mai Am nữ sĩ trong bài Đọc bài văn điếu nghĩa dân chết trận :

ô Bồi hồi đọc mói bản văn ai

Phách cứng, văn hùng cảm động thay ! Dân chúng cần vương vì ghét giặc, Nhà nho lõm trận tiếc khụng tài…

Mở đầu bài văn tế, hai tiếng ô Hỡi ụi ằ vang lờn thống thiết, lay động lòng người :

ô Hỡi ụi !

Sỳng giặc đất rền, lũng dõn trời tỏ

Trong cảnh nước mắt nhà tan, tiếng súng quân thù giày xéo trên mảnh đất quê hương yêu dấu, chỉ có nhân dân là người đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người con áo vải thấm nhuần chính nghĩa, sáng tỏ trời xanh.

Người nông dân được đặt trong mối quan hệ với lịch sử, số phận của họ giờ đây không yên bình với con trâu, cái cày mà đang đối mặt với thử thách lớn.

Chỉ với lời mở đầu ngắn gọn, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ được ghi tạc trên cơ sở đạo lí làm Người trước cảnh nước sôi lửa bỏng.

Nguồn gốc xuất thân của những nghĩa sĩ là những người nông dân chịu thương, chịu khó làm ăn, chất phác, hiền lành, quẩn quanh sau lũy tre làng. Họ nào đâu biết gì đến binh đao, nào ai hiểu về chiến trận :

ô Nhớ linh xưa :

Cui cỳt làm ăn ; toan lo nghốo khú

Họ là những người nông dân hiền lành, chăm chỉ chưa một lần biết đến binh đao vũ khớ. Nếp sinh hoạt của họ luụn gắn liền với ô việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm ằ. Cuộc đời lặng lẽ của họ chảy trụi một cỏch hiền hũa, cỏc nghĩa sĩ là những người ô chưa quen cung ngựa, đõu tới trường nhung ằ hoàn toàn xa lạ với trận mạc. Nhưng khi đất nước rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chút bình yên cuối cùng trong cuộc sống của họ cũng bị đạp đổ thì người nông dân đã đứng đấu tranh quyết tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ bình yên trên mỗi nếp nhà của chính họ. Lần đầu tiên, hình ảnh người nông dân đứng lên đánh giặc hiện lên sừng sững trên trang viết tạo thành bức tượng đài nghệ thuật hùng tráng. Những người dân chân lấm tay bùn ấy đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Dòng máu Lạc Hồng với ý thức dân tộc chảy mạnh mẽ trong huyết quản biến những người nông dân lương thiện thành những người nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất :

ôBữa thấy bũng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khúi chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu, hai vầng nhật nguyệt chúi lũa, đõu dung lũ treo dờ bỏn chúằ.

Lòng yêu nước hòa quyện với ý thức công dân đã thôi thúc một cách tự nhiên tinh thần tự nguyện của những người nông dân chất phác. Họ ý thức được rằng phải đứng lên, phải vùng dậy để bảo vệ mảnh đất quê hương, bảo vệ cuộc sống của mình. Sự hiền lành, chấp nhận số phận của người nông dân trong chế độ phong kiến được thay thế bằng lũng quyết tõm giữ nước : ônào đợi ai đũi ai bắt ằ, ôchẳng thốm trốn ngược trốn xuụi ằ. Trước tỡnh thế nguy cấp, họ bỗng trở thành người lính can trường khi quên đi nỗi lo toan miếng cơm manh áo. Mặc dự chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, quõn phục chỉ là ômột manh ỏo vải ằ, quõn trang của họ chỉ là ômột ngọn tầm vụng ằ nhưng họ vẫn băng mỡnh qua hang ổ của giặc với một vũ khí sắc bén là ý chí đánh giặc sôi sục trong tim :

ô Ngoài cật một manh ỏo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngũi ; trong tay cầm một ngọn tầm vụng, chi nào sắm dao tu nún gừ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không ; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh ; bọn hố trước, lũ ú sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng sỳng nổ ằ.

Bằng ấy chữ thôi nhưng chất chứa bao nhiêu sự thán phục! Bằng ấy chữ thôi nhưng đủ dựng lên một tượng đài sống mãi với thời gian. Lòng căm thù như bựng chỏy thành ngọn lửa khi ôrơm con cỳi ằ nhưng trong tay người nghĩa sĩ nụng dõn trở thành vũ khớ ôđốt xong nhà dạy đạo kia ằ. Họ khụng một chỳt sợ hói, lăn xả trong tiếng sỳng của địch dựng ôlưỡi dao phay, chộm đứt đầu quan

hai nọ ằ. Và cuối cựng dự là hi sinh nhưng cỏi chết của những nghĩa binh ấy thật cao đẹp, thật đỏng tự hào. Như nhà phờ bỡnh Hoài Thanh nhận xột : ôCú ai ngờ trong khuôn khổ một thể văn xưa mà lại có được một bức tranh công đồn như vậy, rất hiện thực, rất sinh động và ngất trời trỏng khớ ằ. Cú thể núi rằng, tinh thần chiến đấu, truyền thống yêu nước như một nét đẹp hòa vào dòng chảy của dân tộc vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Lớp cha trước, lớp con sau. Lớp này ngã xuống, lớp khác vùng lên :

ô Sống đỏnh giặc, thỏc cũng đỏnh giặc ; linh hồn theo giỳp cơ binh, muụn kiếp nguyện được trả thự kia ằ.

Đọc văn tế có lẽ không ai không khỏi ngạc nhiên trước tinh thần của những con dân nghèo Nam Bộ. Họ đã hi sinh nhưng tiếng thơm của họ còn mãi ngàn đời. Về đến nơi cửu tuyền những tưởng họ sẽ thanh thản quên đi những mưa bom bão đạn nhưng linh hồn họ vẫn tiếp tục sự nghiệp chiến đấu. Khí tiết cao quý của những anh hùng đã ngã xuống truyền lửa cho những người đã, đang và sẽ tiếp tục đứng lên đấu tranh vì tự do, vì độc lập. Lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh non sông. Họ dù biết mình là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lý phù hợp với muôn đời :

ô Thà thỏc mà đặng cõu định khỏi, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn cũn mà chịu chữ đầu Tõy ở với man di rất khổ

Với giọng văn mạnh mẽ được thể hiện qua những từ ngữ giản dị, bài văn tế đã đi vào lòng người và để lại ấn tượng sâu đậm. Nguyễn Đình Chiểu bằng tấm lòng đồng cảm đã nhìn thấy, nghe thấy và dựng lên bức tượng đài bất hủ ấy.

Đó là bức tượng đài đẹp nhất, lung linh hình ảnh những con người nghìn năm tiết rỡ. “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người

anh hùng cứu nước... Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang...” [3].

3.1.3 Ngôn ngữ

Văn học trung đại Việt Nam nói chung và các thể loại mang tích chất cung đình như cáo, hịch, văn tế nói riêng…thường sử dụng ngôn ngữ diễm lệ, chuẩn mực, tránh nói thô và ám chỉ là chủ yếu. Việc sử dụng ngôn ngữ như vậy để xứng đáng với vầng hào quang của những đấng quân vương, bậc anh hùng hào kiệt.

Đặc trưng thi pháp này chịu sự chi phối của thời đại nhưng dường như đã làm cho các tác phẩm trở nên xa cách với độc giả bình dân. Ngôn ngữ mang tính chất uyên bác, ước lệ…ít phổ biến trong quảng đại quần chúng do vậy làm nên hàng rào ngăn cách giữa tác phẩm với bạn đọc. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Nguyễn Đình Chiểu thực sự là một bậc thầy của ngôn ngữ khi có sự tiếp nối truyền thống với ngôn ngữ trang nhã kết hợp với ngôn ngữ bình dân tạo nên sự gần gũi, chân thành. Dường như từng dòng, từng chữ không hề được đẽo gọt tỉ mỉ mà cứ tự nhiên với những cảm xúc chân tình của người viết. Ngôn ngữ bình thường, đời thường mang đến cảm giác gần gũi, giản dị và đậm chất dân dã.

ôNgoài cật một manh ỏo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngũi ; trong tay một ngọn tầm vụng, chi đũi sắm dao tu, nún gừ

Hỏa mai bằng rơm còn cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo bằng lưỡi dao phay, cũng chộm rớt đầu quan hai nọằ.

Cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiều dường như tỉ lệ thuận với tính cách con người Nam Bộ hồn nhiên, bộc trực. Những vật dụng hết sức thụ sơ gắn liền với người nụng dõn như ô bao tấu, bầu ngũi, dao tu, nún gừ ằ hay ô rơm con cỳi, lưỡi dao phay ằ bước vào trang văn cụ Đồ một cỏch tự nhiờn, giàu giá trị biểu cảm. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng ngôn ngữ như vậy không hề làm giảm bớt tính chất trang nghiêm của bài văn tế mà càng thể hiện niềm tự hào đối với những người nghĩa binh nông dân.

Mặt khác, Nguyễn Đình Chiều còn đưa vào bài văn tế những cách so sánh rất giản dị, gần với lời núi hằng ngày cũng như tõm lý của nhõn dõn : ô trụng tin quan như trời hạn trụng mưa ằ, ô ghột thúi mọi như nhà nụng ghột cỏ ằ. Thỏi độ yêu ghét thuộc phạm trù tình cảm mang tính chất trừu tượng lại được so sánh với những hình ảnh hết sức độc đáo. Làm nghề nhà nông thì cỏ dại ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đến cuộc sống của con người. Và họ căm thù những tên giặc ngoại xâm kia cũng như vậy. Một thái độ dứt khoát và ẩn chứa lòng quyết tâm phá tan mọi dấu vết của ngọn cỏ xâm lược. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ không chỉ làm cho tác phẩm trở nên gần gũi mà còn góp phần làm nổi bật giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt. Đặc biệt, thủ pháp so sánh được sử dụng để khẳng định tiếng vang của người nghĩa binh khi hi sinh nơi chiến trường :ô tiếng vang như mừằ. Đõy là một lối so sỏnh hết sức bỡnh dị và đầy dựng ý nghệ thuật. Mừ là vật dụng làm bằng tre và ắt hẳn nú vụ cựng quen thuộc với người nông dân chân lấm tay bùn. Tiếng vang quen thuộc trong làng bộ ấy thôi nhưng để lại dư âm mãi trong lòng bao thế hệ bạn đọc. Nguyễn Đình Chiểu đã đưa văn chương trở về với cuộc sống, về với nhân dân đã làm cho bài văn tế có sức hút kì lạ đối với nhân dân nói chung và những người con lao động nói riêng.

Ngôn ngữ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn được chú ý bởi những hình ảnh đặc tả với động từ mạnh :

ô Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như khụng….xụ cửa xụng vào, liều mỡnh như chẳng cú

Hàng loạt những động từ với nhịp điệu dứt khoát đã vẽ nên bức tranh chiến trường với những nghĩa quân hừng hực khí thế, quyết tâm trả thù nhà. Đầy oai phong, lầm liệt nhưng rất gần gũi đời thường. Những từ ngữ bình dị mà có sức biểu hiện tinh tế, chính xác.

Như vậy, tác phẩm đã đạt được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ nhờ cảm quan của một người chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận văn học. Viết

về nỗi đâu của sự ra đi nhưng không một chút bi lụy mà tựa như bản ảnh hùng ca thôi thúc các thế hệ sau đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

3.2 Các phương pháp, biện pháp để tìm hiểu những đặc trưng thi

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w