Việc vận dụng phối hợp thông diễn học và thi pháp học trong dạy học tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 23 - 26)

Văn bản văn học chỉ thực sự tồn tại như một tác phẩm khi có sự tiếp nhận của người đọc. Hoạt động đọc tác phẩm có thể coi là khâu cuối cùng và vô cùng trong sự ra đời một tác phẩm văn học: cuộc sống – nhà văn – bạn đọc. Tuy nhiên, để tác phẩm văn chương thực sự tồn tại thì người đọc phải biết, hiểu và thẩm thấu được những giá trị nội dung, tư tưởng mà tác giả gửi gắm. Bài viết đưa ra cách thức tìm hiểu tác phẩm văn chương mà cụ thể là tác phẩm thuộc văn học cổ dựa trên sự kết hợp giữa khoa học thông diễn và thi pháp. Ở trên đã trình bày những khái lược cơ bản nhất về thông diễn học và thi pháp học. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ lí giải tại sao chúng tôi kết hợp hai khoa học này để tìm hiểu tác phẩm văn chương và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Thông diễn học là phân môn thuộc lĩnh vực triết học, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông hiểu lẫn nhau của con người. Các nhà thông diễn đặt mục tiêu đối với mọi sự lí giải, thông qua văn bản và nhờ văn bản mà quá khứ văn hóa được hiểu một cách chính xác nhất. Trong khi đó, tác phẩm văn học được coi là tấm gương phản ỏnh cuộc sống vụ cựng rừ nột và hàm chứa ý nghĩa văn hóa lớn. Và “văn học là nơi lưu giữ toàn bộ thế giới tư tưởng của nhân loại một cách đầy đủ nhất, sống động nhất và hệ thống nhất thông qua ngôn ngữ.”(Ngô Phương Quốc). Do vậy, thông diễn học không thể xa rời với tác phẩm văn học trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.

Có thể coi thông diễn học như bước khởi đầu khi tìm hiểu tác phẩm văn chương. Bởi lẽ, người đọc phải nắm được những kiến thức căn bản xoay quanh tác phẩm để không dẫn đến sự chệch hướng trong nhận thức giá trị của tác phẩm. Thông diễn học sẽ phác thảo đầy đủ nhất không khí lịch sử, thời đại ra đời của tác phẩm cũng như tất cả những hiểu biết về nhà văn. Thông qua đó,

người đọc sẽ hiểu được phần nào đó ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa tinh thần mà nhà văn gửi gắm.

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc áp dụng thông diễn học vào tìm hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường mà cụ thể là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một phương cách hợp lý. Bài văn tế được coi là bài văn hay nhất nhưng không chỉ có vậy mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa chính trị đối với dân tộc. Như đã nói ở trên, tác phẩm cổ này thực sự khó đối với học sinh hiện nay bởi khoảng cách thời gian cũng như quan niệm sống khác nhau giữa các thời đại đã dẫn đến những cách hiểu sai lệch nghiêm trọng. Cho nên, chúng tôi áp dụng thông diễn học vào dạy học tác phẩm này để khởi tạo trong học sinh những hiểu biết ban đầu về tác phẩm từ đó học sinh có cơ sở đi sâu hiểu được những giá tri nội dung, tư tưởng của áng thiên cổ hùng văn đó.

Nếu như thông diễn học là khoa học của sự chú giải, giải nghĩa để đi đến mục tiêu hiểu tác phẩm thì chúng tôi sử dụng thi pháp học - khoa học phân tích tác phẩm văn học để người đọc mà cụ thể là bạn đọc học sinh hiểu được đúng nhất, trọn vẹn nhất giá trị của tác phẩm. Thi pháp học đã xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực lí luận văn học và áp dụng thi pháp học như là một con đường đi tìm hiểu tác phẩm cũng được sử dụng khá phổ biến.

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về thi pháp học nhưng cách hiểu phổ biến là việc phân tích tác phẩm bám sát vào văn bản là chính mà không chú trọng đến tiểu sử nhà văn hay hoàn cảnh ra đời của tác phẩm… Dạy học văn theo hướng thi pháp học là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm với các phạm trù như: thể loại, hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ hay hình tượng tác giả…Như có tác giả đã khẳng định: “Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn của học sinh. Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường…”

[10, 111]. Tuy nhiên, khi phân tích tác phẩm theo hướng thi pháp không có

nghĩa là đi lần lượt tất cả những phạm trù thuộc về thi pháp mà cần phải chắt lọc những đặc trưng nổi bật nhất trong tác phẩm.

Dạy học văn theo hướng thi pháp học là xu hướng chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, kết quả ra sao còn tùy thuộc vào sự vận dụng tích cực của giáo viên và học sinh trong giờ dạy văn. Giáo viên cần có những kiến thức nhất định, vững vàng về đặc điểm loại, thể, nhà văn. Từ đó, xây dựng những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để chiếm lĩnh tác phẩm.

Có thể nói rằng, cả thông diễn học và thi pháp học đều mở ra những hướng đi khác nhau trong việc tìm hiểu tác phẩm văn chương. Mỗi khoa học lại đem đến cho người học những hiểu biết khác nhau về những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Như chúng ta đã biết, thi pháp học đã được áp dụng vào giảng dạy tác phẩm văn chương một cách khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Thi pháp học cho phép người đọc hiểu tác phẩm bắt đầu từ những gợi dẫn về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Người đọc sẽ chọn lọc những hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm như: thể loại, quan niệm con người, nhân vật, không gian hay thời gian nghệ thuật…để từ đó khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để có làm được điều này, điều kiện cần và đủ chính là phải áp dụng khoa học thông diễn để hiểu tất cả những vấn đề xoay quanh tác phẩm và có liên quan mật thiết với tác phẩm như: hoàn cảnh ra đời, tiểu sử của tác giả…Nếu không nắm chắc và hiểu đúng rất có thể sẽ dẫn đến khuynh hướng nhìn nhận sai ý nghĩa của tác phẩm. Dưới góc độ chủ quan, có thể thấy rằng thông diễn học và thi pháp học có mối quan hệ qua lại với nhau.

Mặc dù đây là hai ngành khoa học thuộc hai phân môn khác biệt nhưng để hiểu tỏc phẩm dưới gúc độ thi phỏp một cỏch chi tiết, rừ ràng và chớnh xỏc thỡ nhất thiết cần có sự thông diễn. Và thông diễn còn tồn tại như một khoa học để hiểu thi pháp và các vấn đề thi pháp. Nói như vậy có nghĩa là khi sử dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm theo thi pháp học thì thông diễn

cũng được sử dụng như một công cụ để giúp học sinh hiểu được những đặc trưng thi pháp của tác phẩm.

Như vậy, chúng tôi sử dụng kết hợp thông diễn học và thi pháp học để tìm hiểu tác phẩm với những biện pháp dạy học cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn tiếng nói của nhà văn gửi đến. Đồng thời, cách tiếp cận này sẽ tạo hứng thú học tập cho người học, ngoài những kiến thức nhất định, còn để học sinh suy ngẫm về những vấn đề mang tính dân tộc trong các giai đoạn lịch sử. Từ đó có thể thấy rằng, sự tiếp nhận tác phẩm đã đạt hiểu quả khi vừa cung cấp được kiến thức, vừa rèn luyện năng lực tư duy logic, vừa giáo dục được nhân cách tâm hồn học sinh theo mục tiêu giáo dục trong nhà trường “Văn học là nhân học”.

4. Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w