Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 31 - 36)

1.1 Yêu cầu chung khi giảng dạy tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường phổ thông.

Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc. Giai đoạn văn học này đã để lại một khối lượng lớn những tác phẩm với sự phong phú và đa dạng về nội dung, đạt được những đỉnh cao nghệ thuật. Tuy nhiên, việc tiếp nhận văn học trung đại lại gặp rất nhiều những khó khăn bởi khoảng cách thời gian và đặc biệt là sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là chữ Hán và chữ Nôm với những hệ thống kí tự hoàn toàn khác so với chữ quốc ngữ được sử dụng ngày nay. Hơn nữa, đặc trưng “văn - sử - triết” bất phân yêu cầu người tiếp nhận phải có vốn hiểu biết về văn hóa, về thời đại mà cụ thể là hoàn cảnh ra đời thì mới có thể hiểu hết giá trị của tác phẩm.

Cùng với đó, cuộc sống hiện đại với những guồng quay chóng mặt của kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin…cũng chi phối đến việc dạy và học văn học trung đại.

Sự phát triển của xã hội kéo theo những thay đổi quan niệm về bản thân, về lẽ sống, về các giá trị nhân sinh…ngày càng khác xa người xưa. Trong khi đó, các tác phẩm văn học trung đại do trình độ lưu trữ đến nay đã có sự mất mát, “tam sao thất bản”, hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản dịch và có những bản dịch không dịch sát nghĩa so với bản gốc.

Chính vì những nguyên nhân như vậy đã khiến người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ.

Tác phẩm văn học trung đại có một hệ thống thi pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích ước lệ, chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm,

luật, đối. Vì vậy, khi giảng dạy cũng như phân tích, phê bình cần chú ý đến những yêu cầu có tính quy phạm đó:

- Quan niệm Văn dĩ tải đạo: văn chương chuyên chở đạo lý

- Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: đây là đặc điểm nổi bật của các sáng tác thời trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo.

- Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã: Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng

- Cảm thức về thế giới con người thời trung đại: Con người thời trung đại tự xem mình là một phần của thế giới, con người thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có vũ trụ.

1.2 Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông.

Hiện nay, quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường là một xu hướng tiến bộ. Tiếp cận đồng bộ ở đây được hiểu là quan tâm tới tất cả các yếu tố nội tại và mối liên hệ với các yếu tố bên ngoài. Hướng tiếp cận này phải vừa đảm bảo được phương pháp lịch sử phát sinh, vừa chú trọng được tác giả, tác phẩm, đồng thời chú trọng đến vai trò tích cực của người đọc.

Quan điểm tiếp cận được thể hiện ở ba đặc điểm chính:

 Tiếp cận lịch sử phát sinh:

Tiếp cận lịch sử phát sinh có cơ sở xuất phát từ khâu sáng tạo của nhà văn, được hiểu là vận dụng những hiểu biết ngoài văn bản một cách thích hợp để cắt nghĩa tác phẩm. Trong tiến trình vận động của mình, các phương diện của văn học nói chung, tác phẩm văn học nói riêng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng cụ thể. Những điều kiện này có thể đi vào tác phẩm như một đối tượng nhận thức nhưng điều quan trọng là nú chi phối khỏ rừ nột đến ngòi bút của chủ thể sáng tác. Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm văn chương chúng ta không thể không lần giở lại những nét khái quát nhất về bối cảnh xã hội bao gồm bối cảnh lịch sử và ý thức hệ, tư tưởng.

Trong khi đó, chúng ta biết rằng mỗi nhà văn là một bản thể văn hóa, một cá nhân trong cộng đồng xã hội nên việc tìm hiểu tác giả ở một mức độ nào đó sẽ giúp người đọc hiểu tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Tất cả các yếu tố liên quan đến tiểu sử của một tác giả từ quê hương gia đình, từ những chặng trong cuộc đời đến tính cách, bản chất con người…đều để lại dấu ấn trong mỗi tác phẩm văn học. Một ẩn ức cuộc đời cũng có thể tác động đến mạnh ngầm trong toàn bộ sáng tác của một tác giả. Chính vì vậy, tìm hiểu tiểu sử nhà văn và bối cảnh lịch sử sẽ tạo tiền đề quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

Tiếp cận lịch sử phát sinh giúp chúng ta phần nào lí giải được những chi tiết khó hiểu trong văn bản, những ẩn số, những biểu tượng có thể được gợi mở.

Tuy nhiên, để không đưa đến những cách tiếp nhận lệch lạc cần tránh tuyệt đối hóa gán ghép khiên cưỡng, máy móc các yếu tố bên ngoài để áp đặt cho việc hiểu và cắt nghĩa tác phẩm. Mọi hình thức được vận dụng vào cắt nghĩa đều xuất phát từ những cơ sở nhất định đảm bảo đặc thù của quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn học.

 Tiếp cận văn bản:

Văn bản là chìa khóa hàng đầu để mở cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của bất cứ tác phẩm nào. Hiểu biết ngoài văn bản cực kì quan trọng nhưng vẫn không thể thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản. Xuất phát từ hệ thống lý thuyết về văn bản và văn bản học cũng như các lí thuyết tiếp nhận văn chương theo định hướng của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa phê bình mới, chủ nghĩa kí hiệu học, chủ nghĩa siêu hình thức…chúng ta có hướng tiếp cận văn bản. Là cách tiếp cận đi sâu vào các yếu tố thuộc văn bản từ nội dung đến ý nghĩa. Nói như Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn: “ Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiềm văn bản…” [18, 186]. Vì vậy, khi tiếp cận tác phẩm cần

chú ý đến tính nhất quán, cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và đặc biệt là tính chỉnh thể của tác phẩm.

Việc tiếp cận một văn bản lại có nhiều hướng đi khác nhau: Tiếp cận kết cấu của văn bản (ngôn từ, hình tượng) hay tiếp cận hướng vào những điểm cô đúc, ngời sáng của văn bản như chi tiết, nhan đề, giọng điệu, tình huống truyện…Tuy nhiên, dù là cách tiếp cận nào thì người đọc cũng cần có khả năng ngôn ngữ tối thiểu để tri giác văn bản, thấu hiểu ngôn từ và đời sống của nó trong văn bản.

Với hướng tiếp cận này cần tránh tuyệt đối hóa việc tiếp cận văn bản tách rời với tiếp cận lịch sử phát sinh. Tiếp cận văn bản đặc biệt phải chú ý vào đặc trưng loại thể cũng như những thông điệp thẩm mĩ, thông điệp nghệ thuật, giá trị văn hóa của văn bản.

 Tiếp cận hướng vào đáp ứng học sinh:

Là hướng tiếp cận hướng vào sự hồi đáp của bạn đọc học sinh. Một văn bản nếu chỉ trên trang giấy thì chỉ là một dãy các kí hiệu “vô tri”, “vô cảm” nếu không muốn nói là “vô nghĩa”. Một văn bản văn học chỉ có thể trở thành tác phẩm văn học khi có sự góp sức, “tiếp tay” của bạn đọc. Tác phẩm văn học không phải là một cấu trúc khép kín mà là một hệ thống mở. Có rất nhiều điểm mờ, điểm trắng…mà người đọc chính là người lấp chỗ trống đó.

Tác phẩm văn chương là đối tượng nghiên cứu của người học và việc học tác phẩm văn học thì đối tượng hướng đến bản thân học sinh. Chính vì vậy, việc tiếp cận một tác phẩm văn chương trong nhà trường phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh. Thông qua sự hướng dẫn trong một chừng mực nhất định nào đó của giáo viên, học sinh phải có điều kiện tự do tìm hiểu tác phẩm, sống với tác phẩm trên cơ sở những trải nghiệm, những kinh nghiệm cá nhân. Học sinh có thể thẩm thấu, thăng hoa cùng tác phẩm mà không bị bất kì sự áp đặt nào. Giáo viên không sao chép những cảm nhận của mình về

tác phẩm sang những “cái đầu non nớt” mà dưới sự hướng dẫn của mình để cho học sinh tự đọc, tự hiểu, tự nghĩ về tác phẩm.

Và với việc tiếp cận này có thể xác định được tầm đón nhận của bạn đọc học sinh, xác định được những phán đoán, những suy luận ban đầu, những cảm xúc, băn khoăn, ngộ nhận trong quá trình đọc hiểu của học sinh.

Chúng ta biết rằng, hồi ứng là quá trình diễn ra ở bên trong vì vậy muốn xác định được cần phải có các hình thức hoạt động để hiển thị hóa ra bên ngoài.

Giáo viên cần có những biện pháp dạy học phù hợp để học sinh có cơ hội bộc lộ cách hiểu về tác phẩm văn học.

Công cuộc đổi mới phương pháp giảng văn ở trung học với rất nhiều phương cách tiếp cận tác phẩm khác nhau. Việc dạy học tác phẩm văn chương phải bắt đầu từ thói quen từ thói quen tự đọc, tự khám phá của học sinh trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Khi đó tác phẩm văn chương là tình huống có vấn đề trước người đọc học sinh. Vì vậy, giáo viên phải từng bước hướng dẫn học sinh tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường. Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương giúp người đọc lí giải được những phương diện chủ quan và khách quan của tác phẩm một cách đầy đủ nhất.

1.3 Đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Xã hội nước ta đang phát triển với một vận tốc chóng mặt để hướng đến một xã hội tri thức. Một xã hội mà sự đầu tư thiếu tỉnh táo sẽ gây nên sự bất ổn, thậm chí khủng hoảng. Một xã hội mà tri thức con người đang được số hóa.

Trước tình hình đó, việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà cụ thể là thay đổi phương pháp dạy học phù hợp. Hình thức thầy đọc, trò chép theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều không còn phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay. Chính vì vậy, quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong dạy học nói chung và phương pháp dạy học nói riêng.

Thực chất, đây được coi là phương pháp dạy học tích cực, là đặt người hoc vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy-học, xem mỗi cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, giao nhiệm vụ và đôn đốc học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh được coi là cơ sở, điều kiện tồn tại của trường học. Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là bồi dưỡng học sinh, thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Không chỉ xây dựng những kiến thức, kĩ năng để mỗi cá nhân tự phục vụ cho cuộc sống của mình mà quan trọng hơn nữa là cống hiến cho xã hội, góp phần vào phát triển đất nước. Toàn bộ “vòng tròn” giáo dục đều xoay quanh một tâm điểm “học sinh”. Học sinh càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác, có ý thức vào quá trình dạy học bao nhiêu thì kết quả của việc giảng dạy càng vững chắc bấy nhiêu.

Quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” sẽ xác lập lại một cơ chế dạy và học văn trong những mối liên hệ hợp lí giữa giáo viên, học sinh và tài liệu học tập. Đòi hỏi phải xây dựng các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp. Với tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực sáng tạo, lấy tự học làm chính để hình thành cho học sinh sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lý. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả quan điểm dạy học này cần phải chuẩn bị thật kĩ các điều kiện cần thiết đối với cả giáo viên và học sinh. Có thể nói rằng quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” sẽ là một phương hướng, một phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay.

2. Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ góc nhìn thông diễn học

Một phần của tài liệu Daỵ học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc từ góc nhìn thông diễn học (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w