MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TẠI HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Khái quát chung về UBND và phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 5 1.1.1. Giới thiệu chung về UBND huyện Yên Thủy. 5 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua 6 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện 7 1.1.4. Mối quan hệ của UBND huyện với các cơ quan đơn vị khác 10 1.2. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11 1.2.1. Giới thiệu tổng quan về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11 1.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11 1.2.3. Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 15 1.2.4. Tóm lược quá trình phát triển của Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 16 1.2.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 5 NĂM QUA (TỪ NĂM 2010 2014) 18 2.1. Khái niêm cán bộ, công chức và các khái niệm liên quan 18 2.1.1. Khái niệm cán bộ 18 2.1.2. Khái niệm công chức 18 2.1.3. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19 2.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng 21 2.3. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, các hình thức và ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng 22 2.3.1. Mục tiêu 22 2.3.2. Đối tượng 22 2.3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 22 2.3.4. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng 23 2.3.5. Ý nghĩa của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 23 2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình 5 năm qua (2010 đến 2014) 24 2.4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay. 24 2.4.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 27 2.6. Nhận xét về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền huyện Yên Thủy 31 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TẠI HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 34 3.1 Những định hướng chung 34 3.2. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức khối chính quyền huyện Yên Thủy 37 3.3. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, Công chức cấp huyện 37 3.3.1.Nâng cao hơn nữa nhận thức của Lãnh đạo cơ quan và cán bộ công chức về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. 37 3.3.2. Từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách, các văn bản pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trên cơ sở các chính sách, văn bản đang hiện hành sao cho phù hợp với thời kỳ đổi mới. 38 3.3.3. Căn cứ vào tình hình thực tế qua đó đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện nhà. 38 3.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và phù hợp với từng cán bộ, công chức 38 3.3.5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của CB, CC 39 3.3.6. Xác định lại vị trí việc làm một cách đúng đắn và phù hợp. 40 3.3.7. Dựa trên những định hướng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, để đảm bảo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ CB, CC ngang tầm với nhiệm vụ mới, đáp ứng những yêu cầu trước mắt, ổn định và lâu dài thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 40 3.4. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền hiện nay 42 PHẦN KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TẠI HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3
7 Kết cấu đề tài 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Khái quát chung về UBND và phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 5
1.1.1 Giới thiệu chung về UBND huyện Yên Thủy 5
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua 6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện 7
1.1.4 Mối quan hệ của UBND huyện với các cơ quan đơn vị khác 10
1.2 Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11
1.2.1 Giới thiệu tổng quan về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11
1.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 11
1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 15
1.2.4 Tóm lược quá trình phát triển của Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy .16 1.2.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 17
Trang 2CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 5 NĂM QUA (TỪ NĂM 2010 - 2014) 18
2.1 Khái niêm cán bộ, công chức và các khái niệm liên quan 18
2.1.1 Khái niệm cán bộ 18
2.1.2 Khái niệm công chức 18
2.1.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19
2.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng 21
2.3 Mục tiêu, đối tượng, nội dung, các hình thức và ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng 22
2.3.1 Mục tiêu 22
2.3.2 Đối tượng 22
2.3.3 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 22
2.3.4 Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng 23
2.3.5 Ý nghĩa của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 23
2.4 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình 5 năm qua (2010 đến 2014) 24
2.4.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay 24
2.4.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 27
2.6 Nhận xét về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền huyện Yên Thủy 31
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TẠI HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 34 3.1 Những định hướng chung 34
Trang 33.2 Yêu cầu đối với cán bộ, công chức khối chính quyền huyện Yên Thủy 373.3 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, Công chức cấp huyện 373.3.1.Nâng cao hơn nữa nhận thức của Lãnh đạo cơ quan và cán bộ công chức về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 373.3.2 Từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách, các văn bản pháp luật
về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trên cơ sở các chính sách, văn bản đang hiện hành sao cho phù hợp với thời kỳ đổi mới 383.3.3 Căn cứ vào tình hình thực tế qua đó đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện nhà 383.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng giai đoạn
cụ thể và phù hợp với từng cán bộ, công chức 383.3.5 Kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của CB, CC 393.3.6 Xác định lại vị trí việc làm một cách đúng đắn và phù hợp 403.3.7 Dựa trên những định hướng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, để đảm bảo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ CB, CC ngang tầm với nhiệm vụ mới, đáp ứng những yêu cầu trước mắt, ổn định và lâu dài thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống kết hợp giữa lý luận và thực tiễn 403.4 Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán
bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền hiện nay 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4cụ thể sau này.
Em xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo, các bác, các cô, chú phòng Nội
vụ huyện Yên Thủy đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tạiphòng, giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu phụ vụ cho bài báo cáo thựctập được hoàn thành thuận lợi
Xin gửi tới Bố, Mẹ và gia đình lòng cảm ơn sâu sắc bởi đã giúp đỡ, độngviên cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập tại trường cũng nhưquãng thời gian thực tập để em hoàn thành bài báo cáo của mình
Tuy bản thân em đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, bên cạnh đóthời gian thực tập không dài nên bài báo cáo không tránh mắc phải những thiếuhụt, sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến củaquý Thầy, Cô để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Bùi Văn Thuận
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QH : Quốc hộiUBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân
CC : Công chức
VC : Viên chức
CV : Chuyên viênCVC : Chuyên viên chínhThs : Thạc sỹ
CT : Chủ tịch PCT : Phó chủ tịchCNH-HĐH : Công nghệp hóa – hiện đại hóa BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
Trang 6và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp thiết.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC được đánh giá là mộttrong những nội dung cơ bản của cải cách, do tầm quan trọng của nhân tố conngười trong mọi hoạt động, Trong cải cách hành chính, CB, CC không chỉ làkhách thể của cải cách mà còn là chủ thể của tiến trình cải cách Do đó, hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong những năm qua đã trở thành mối quantâm trung không chỉ của tất cả các cấp, các ngành, từng cơ quan đơn vị mà còn
là mối quan tâm thiết thực của mỗi CB, CC Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chính
là con đường giúp CB, CC không ngừng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tưtưởng chính trị, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động của bộ máy Nhà nước
Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC huyện YênThủy, tỉnh Hòa Bình đã giành được sự quan tâm lớn và góp phần quan trọng vàoviệc nâng cao năng lực cho đội ngũ CB, CC ở đây Tuy nhiên, việc đào tạo bồidưỡng CB, CC cũng chỉ ra rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ragiải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại địa phương
Nhận thức được điều này, hàng năm huyện Yên Thủy, đã lên kế hoạchxây dựng, tổ chức nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhằm tạo ra đội
Trang 7ngũ CB, CC giỏi, có đủ năng lực để đương đầu với mọi thử thách và biến độngcủa xã hội, vượt qua mọi khó khăn để phát triển.
Với ý nghĩa trên, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình” để làm đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu hướng tới mục tiêu là chỉ ra thực trạng hoạt động đàotạo, bồi dưỡng CB, CC cấp huyện tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình Thôngqua những phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại huyệnYên Thủy, tỉnh Hòa Bình trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng đội ngũ CB, CC huyện nhà phục vụ cho CNH - HĐH đất nước
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp huyện khối chínhquyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trong thời gian từ 2009-2013 như thế nào?
Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CB, CC cấp huyện khối chính quyền tạihuyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấphuyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới
4 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là một trong những hoạt động quan trọngđối với hoạt động quản lý nhân sự trong hệ thống cơ quan Nhà nước Để vấn đềnghiên cứu được tập trung, trong phạm vi ngiên cứu của một bài báo cáo tốtnghiệp tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Không gian: Khối chính quyền cấp huyện bao gồm các phòng banchuyên môn thuộc UBND huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình (gồm các phòng banchuyên môn, tính đến thời điểm 31/12/2014 gồm: Văn phòng Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân, Phòng tài chính, Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Kinh
tế, Phòng Y tế, Phòng Nội Vụ, Phòng lao động xã hội, Phòng dân tộc và tôngiáo, Phòng tư pháp, Thanh tra, Phòng văn hóa thể thao, Phòng tài nguyên môitrường, phòng giáo dục)
Trang 8- Thời gian: Giai đoạn từ năm 2010 – 2014.
- Đối tượng khảo sát: Đội ngũ CB, CC cấp huyện khối chính quyềnđang làm việc tại các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Thủy,tỉnh Hòa Bình
- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB,
CC và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thờigian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, trước hết tôi sử dụng phương pháp duyvật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là cơ sở phương pháp luậnđúng đắn chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn Trong đó, tôiquán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn Giữa lý luận với thực tiễn
có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau Lý luận là cơ sở để soi vàothực tiễn và ngược lại, từ thực tiễn sẽ là căn cứ để phản ánh, hoàn thiện hơn về
lý luận Trên cơ sở đó tôi sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp quan sát: Tôi quan sát cách làm việc, cách xử lý hồ sơ, cácvăn bản giấy tờ được chuyển đến cơ quan, cách giải quyết các vấn đề của nhữngchuyên viên, lãnh đạo trong phòng Quan sát tất cả những công việc diễn ratrong cơ quan đặc biệt là chuyên viên làm về mảng đào tạo, bồi dưỡng để kịpthời nắm bắt được những thông tin liên quan đến đề tài mình đang nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, và xử lý số liệu: Tôi tiến hành thu thậpthông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đề ra Những thông tin bao gồmbáo cáo, công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, sách chuyênngành hay dưới dạng các số liệu thống kê Các thông tin thu thập được sử dụngmột cách chọn lọc sau đó phân tích và xử lý số liệu mà mình thu thập được
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Báo cáo thực tập “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình” là sự tổng hợp, phân tích những kiến thức lý luận cơ bản về đào tạo,
bồi dưỡng cho CB, CC Từ đó cung cấp, trang bị cho người đọc những kiến thức
Trang 9cơ sở về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC và tác động của nó tới hiệu quả làm việccủa CB, CC trong cơ quan Nhà nước.
Về mặt thực tiễn: bài báo cáo đã góp phần tổng hợp các thông tin về côngtác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC từ năm 2010 – 2014 Đồng thời đề xuất ra một sốkhuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này Đối với riêng em, việcnghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo này giúp em ôn lại kiến thức và có cáinhìn thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giúp em tiếp cận công việcđược thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình học tập cũng như khi tốt nghiệp ratrường làm việc thực tiễn
Chương 1: Tổng quan về cơ quan và đơn vị thực tập
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện khối chính quyền tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới
Trang 10
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về UBND và phòng Nội vụ huyện Yên Thủy 1.1.1 Giới thiệu chung về UBND huyện Yên Thủy.
Huyện Yên Thuỷ được thành lập từ năm 1964, là một huyện miền núithấp của tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hoà Bình gần 100 km, giáp với các địaphương: Phía Đông giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình;
Phía Tây giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình;
Phía Nam giáp huyện Thạch Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình
Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 28.216,1 ha; gồm 13 đơn vịhành chính (trong đó có 12 xã và 1 Thị trấn) Dân số trong huyện tính đến ngày31/12/2014 là 65.780 người (trong đó có 32.795 nam chiếm 49,85%; nữ có32.805 người, chiếm 50,15%)
Yên Thủy là huyện miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc nên sốlượng người dân tộc chiếm đa số Hơn nữa, Hoà Bình vốn được gọi là tỉnhMường, là cái nôi của văn hoá Mường Do vậy trên địa bàn huyện số người làdân tộc Mường chiếm tỷ lệ cao, khoảng 69 % Số còn lại, dân tộc Kinh chiếm 29
%; dân tộc khác chiếm 2 % Như vậy thành phần dân tộc trên địa bàn huyệnkhông quá phức tạp Về đặc điểm phân bố dân cư: các hộ trong huyện đa số nằmdọc theo chân dãy núi Trường Sơn, rải rác ở các sườn đồi cao, luôn bị ảnhhưởng bởi các yếu tố môi trường tự nhiên như thời tiết, độ ẩm, giao thông,.…
Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, đời sống sinh hoạt của nhân dân vàkhó khăn cho công tác quản lý Nhà nước
Theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 11 năm 2006 của
Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núitheo trình độ phát triển, toàn huyện có 3 xã vùng I, 5 xã vùng II và 4 xã vùng III
Như vậy, với các đặc điểm tự nhiên nêu trên ta có thể nhận thấy những khókhăn, cản trở trong công tác quản lý trên địa bàn mà đội ngũ cán CB, CC chính lànhững người trực tiếp thực hiện, tham gia vào công tác quản lý sẽ gặp phải
Trang 11Với đặc điểm tỷ lệ người dân tộc Mường chiếm gần 70%, kèm theo đó làđời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, khôngđồng đều, nhiều phong tục, quan niệm cổ hủ, lạc hậu còn tồn tại Những khókhăn này đặt ra yêu cầu không nhỏ đối với CB, CC trên địa bàn huyện trongviệc thực hiện, triển khai các chủ chương, chính sách của Đảng và Pháp luậtNhà nước Đặc biệt là đội ngũ CB, CC cấp huyện khối chính quyền – lực lượng
có vai trò hướng dẫn, triển khai xuống cấp chính quyền thấp hơn, đưa các chínhsách được thực thi vào đời sống của người dân Bên cạnh đó, những đặc điểmcủa địa bàn chính là các căn cứ, điều kiện đưa ra các yêu cầu về trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, năng lực công tác cho cán bộ, CB, CC Ví dụ như khả năng giaotiếp bằng tiếng dân tộc, có những hiểu biết cơ bản về phong tục, tập quán, nétvăn hoá đặc trưng của người dân tộc, đặc biệt là những nét văn hoá đặc trưngcủa dân tộc Mường…Xác định rõ những đặc điểm tự nhiên trên địa bàn còn là
cơ sở để các nhà Lãnh đạo, quản lý tại cấp của mình xây dựng, đề ra những
phương hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển sao cho phù hợp nhất
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua
Do đặc thù là vùng miền núi có các xã vùng sâu, vùng xa, trong cơ cấucác ngành kinh tế thì nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu,địa phương không có ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2010 đến năm 2014), kinh tếcủa huyện có mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định Cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịchvụ; giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tậptrung đầu tư, các tuyến đường được nâng cấp cải tạo, một số tuyến đường được
mở mới, đường thôn xóm được bê tông hoá Đặc biệt là có 22 km đường Hồ ChíMinh đi qua địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá,phát triển kinh tế xã hội Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế và giải quyết cácvấn đề xã hội có tiến bộ Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 10,8%; năm 2011đạt 11,2%, năm 2012 đạt 11,5 %, năm 2013 đạt 11,8 %; năm 2014 đạt 12,1%
Trang 12Đời sống nhân dân được ổn định và từng bước nâng cao Thu nhập bình quânđầu người đạt 11,01 triệu đồng/năm Thu ngân sách hàng năm đều vượt so với
dự toán Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, đến nay còn 10 % Công tác y tế, giáo dục,
an ninh quốc phòng ngày càng được giữ vững và quan tâm hơn
Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong nhữngnăm gần đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy công tác quản lý Nhànước ngày càng tốt hiệu quả cao hơn Bởi thực tế đã cho thấy, tạo dựng đượcmột nguồn nhân lực mạnh sẽ là nền tảng vững chắc cho những chiến lược pháttriển lâu dài là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện
Theo luật tổ chức HĐND – UBND ngày 20/11/2003 và nghị định số14/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, bộ máy hành chính củahuyện đã tinh giảm gọn hơn và đáp ứng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ
Bộ máy của UBND huyện Yên Thủy bao gồm: Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch vàmười hai cơ quan chuyên môn Cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức thống nhấtnhư sau:
Đứng đầu UBND huyện là Chủ tịch UBND huyện Chủ tịch UBND huyện làngười Lãnh đạo, điều hành các mặt hoạt động của UBND huyện, các thành viêncủa UBND huyện, và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đồng thờiChủ tịch UBND huyện kiêm trưởng khối Nội chính
Hai phó Chủ tịch UBND huyện: Một phó Chủ tịch UBND huyện phụ tráchkhối Kinh tế tổng hợp, đồng thời cũng đóng vai trò là Phó Chủ tịch Thường trực,
có quyền giải quyết các công việc chung của UBND huyện khi Chủ tịch UBNDhuyện đi vắng và được ủy quyền Một Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khốiVăn Hóa – Xã Hội Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng và có từ một đến haiphó phòng Các phòng của UBND huyện có mối quan hệ ngang hàng độc lậpvới nhau, đồng thời có sự phối hợp bình đẳng đảm bảo tính thống nhất, giúpUBND huyện quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện
Trang 13Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Yên Thủy được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Có thể tóm tắt chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu tổchức của UBND huyện Yên Thủy như sau:
VPHĐND và UBND: Tham mưu tổng hợp cho UBND cấp huyện về hoạt
động của UBND, tham mưu giúp UBND cấp huyện về công tác dân tộc, tham
Trang 14mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của chủ tịch UBND cung cấpthông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan Nhànước ở địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của HĐND
và UBND
Phòng Nội vụ: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sựnghiệp Nhà nước, cải cách hành chính; xây dựng chính quyền cơ sở; địa giớihành chính; CB, CC, VC Nhà nước; các CB các cấp xã, thị trấn; hội, tổ chức phichính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng
Phòng lao động thương binh và xã hội: Tham mưu giúp UBND cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Lao động, việc làm,dạy nghề, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động,người có công bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, chống tệ nạn xã hội
Thanh tra huyện: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trongphạm vi quản lý Nhà nước của UBND cấp huyện và phòng chống tham nhũngtheo quy định của pháp luật
Phòng tư pháp: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước và trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tham mưu giúp UBND
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thôn, kinh tế hộ, kinh tế trang trại nôngthôn, kinh tế hợp tác xã, nông lâm ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghềtrên địa bàn xã
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo gồm:mục tiêu chương trình, nội dung Giáo dục và Đào tạo, xây dựng têu chuẩn nhàgiáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý Giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bịtrường học và đồ chơi cho trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ,đảm bảo chất lượng Giáo dục và Đào tạo
Trang 15Phòng tài chính kế hoạch: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước vể các lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu
tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế, hợp tác xã,Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
Phòng tài nguyên và môi trường: Tham mưu giúp UBND cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môitrường và khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ
Phòng Y Tế: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: y tế cơ sở, y
tế dự phòng, khám chữa bệnh phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốcphòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảohiểm y tế, dân số
Phòng văn hóa thông tin: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.Bưu chính viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, Hạ tầng thông tin, Phátthanh, báo chí, xuất bản
1.1.4 Mối quan hệ của UBND huyện với các cơ quan đơn vị khác
Với UBND tỉnh và HĐND cùng cấp
UBND huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, có trách nhiệm chấphành mọi văn bản của HĐND huyện
Với thường trực HĐND huyện
UBND huyện phối hợp chặc chẽ với thường trực HĐND huyện trong việcchuẩn bị chương trình và nội dung làm việc của kỳ họp HĐND; các báo cáo, đề
án của UBND huyện trình HĐND cùng cấp, giải quyết các vấn đề nảy sinh trongquá trình thực hiện nghị quyết của HĐND, giải quyết theo thẩm quyền các kiếnnghị của HĐND huyện và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND huyện
Với Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam.
UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể nhân dân cùng chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.UBND huyện có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt
Trang 16Nam và các đoàn thể nhân dân cùng chấp hành tốt chức năng, nhiệm vụ, xemxét giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Uỷ ban mặt trận tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.
Với Viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân
UBND huyện phối hợp với viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân trongviệc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, bảođảm thi hành pháp luật, gìn giữ kỷ cương, kỷ luật hành chính và tổ chức việctuyên truyền giáo dục pháp luật tại địa phương
1.2 Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
1.2.1 Giới thiệu tổng quan về Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
- Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
- Địa chỉ: Khu phố 7 thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
CB, CC xã, thị trấn, hội, tổ chức phi Chính phủ, tôn giáo, thi đua khen thưởng
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công táccủa , đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình Phòng có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoảnriêng
* Nhiệm vụ
Trang 17Trình UBND các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổchức triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dàihạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
Về tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật
Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩmquyền thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện;
Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sápnhập các tổ chức phối hợp liên ngành huyện theo quy định của pháp luật
Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm
Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chếhành chính, sự nghiệp
Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệptrên địa bàn huyện và UBND cấp xã
Về công tác xây dựng chính quyền
Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử Đại biểu QH, Đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện và
Trang 18hướng dẫn của UBND tỉnh;
Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức danhlãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê chuẩn cácchức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia,điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND huyện thôngqua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Chịu tráchnhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập vàkiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, khu vực trên địa bànhuyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, khu vực
Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việcthực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Về cán bộ, công chức, viên chức
Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với CB, CC, VC;
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với CB, CC và CB không chuyên trách xã, thị trấn theo phân cấp
Thực hiện việc đánh giá, phân loại CB, CC, VC hàng năm theo qui định;Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan theo quy định của pháp luật;Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện
Trang 19Giúp UBND huyện thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn.
Về công tác tôn giáo
Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh và theoquy định của pháp luật
Về công tác thi đua, khen thưởng
Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện;
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện vàGiám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệthống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công tác nội vụtrên địa bàn
Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
CB, CC, VC thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của phápluật và theo phân cấp của UBND huyện
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp củaUBND huyện
Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giaotrên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
Về công tác văn thư, lưu trữ
Hướng dẫn kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế
độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
Trang 20Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trênđịa bàn huyện và lưu trữ huyện.
* Quyền hạn
Được tổ chức các hội nghị để phổ biến các chủ trương, quyết định củaNhà nước, UBND huyện và ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ thuộc lĩnh vực liên quan đến công tác chuyên môn của phòng Nội vụ;
Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại các đơn vị cơ sở trựcthuộc UBND huyện và đề nghị các đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chínhsách, pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của tỉnh, huyện vềnhững lĩnh vực liên quan đến công tác chuyên môn của phòng Nội vụ;
Kiến nghị với cấp trên những biện pháp giúp cơ sở giải quyết khó khăn vàsửa đổi, bổ xung những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực liên quanđến công tác chuyên môm của phòng Nội vụ
1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
Trưởng phòng: có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phưng án họat
động, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ phòng Đề ra kế hoạch côngtác, phân công nhiệm vụ và bố trí công việc đối với từng thành viên trong
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng 1
Phó trưởng phòng 2
Chuyên viên 1 Chuyên viên 2 Chuyên viên 3
Trang 21Phó trưởng phòng 1: là người giúp việc cho Trưởng phòng, được
Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu tráchnhiệm trước cấp trên về phần việc được phân công phụ trách và được ủy quyềnthực hiện một số công việc cụ thể khi trưởng phòng đi vắng và theo dõi quản lýnhững công việc liên quan trực tiếp đến chuyên viên 1 và chuyên viên 2
Phó trưởng phòng 2: là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng
phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu trách nhiệmtrước cấp trên về phần việc được phân công phụ trách và được ủy quyền thựchiện một số công việc khi trưởng phòng đi vắng và theo dõi, quản lý nhữngcông việc liên quan trược tiếp đến chuyên viên 3
Chuyên viên 1: Theo dõi công tác địa giới hành chính Tổ chức hoạt
động công đoàn, chăm lo đời sống CBCC Thực hiện những nhiệm vụ doTrưởng phòng, phó phòng giao cho
Chuyên viên 2: Theo dõi quản lý biên chế lao động tiền lương các đơn vị
thuộc UBND Theo dõi chất lượng và biến động đội ngũ CBCC, VC trực thuộcUBND huyện Tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác thi đua khênthưởng, nghỉ việc, nghỉ hưu Thực hiện chính sách tiền lương theo quy định,khoản biên chế kinh phí hành chính huyện Đánh giá CBCC, VC hàng năm.Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao cho
Chuyên viên 3: Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Tham mưu
lãnh đạo phòng quản lý theo dõi hoạt động khoán biên chế, công tác thi đuakhen thưởng, nghỉ việc, nghỉ hưu, xử lý kỷ luật Theo dõi CBCC xã được hưởngtrợ cấp khuyến khích, cải tiến phương pháp quản lý trên hệ thống máy tính vàmạng nội bộ Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao cho
1.2.4 Tóm lược quá trình phát triển của Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
Phòng Nội vụ huyện Yên Thủy được thành lập ngày 01 tháng 5 năm 2008trên cơ sở chia tách từ Phòng tổ chức Lao động Nội vụ và xã hội
Trong 6 năm qua, tập thể CB của phòng luôn phấn đấu hoàn thành tốt
Trang 22nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về công tác nội vụ, cụ thể là trên các lĩnh vực: tổ chức CB, tổ chức bộ máy, xâydựng chính quyền, thực hiện chính sách CB, cải cách hành chính, công tác tôngiáo
Đến nay, UBND huyện Yên Thuỷ có 12 cơ quan hành chính, 2 đơn vị sựnghiệp, 1 tổ chức hội và 1 đơn vị sự nghiệp gắn thu đang hoạt động ổn định.Phòng Nội vụ đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụtheo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 28/1/2008 của Chính phủ quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và công bố thành lập các phòng chuyên môn theo Quyết định số 582/QĐ-UBNDngày 17/3/2008 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan.Ngoài ra, phòng thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các phong tràothi đua hàng năm của các đơn vị, cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bànhuyện Trong các phong trào thi đua, phòng tập trung theo dõi, xây dựng cácđiển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và công tác, làm cơ sở cho nhiều đơn
vị, cá nhân tham quan học tập Đặc biệt, Trong những năm qua cơ quan
+ 3 năm liền được UBND tỉnh, hyện công nhận là Tập thể lao động suấtxắc, cơ quan văn hóa ( năm 2007, 2008, 2009) của huyện, của tỉnh;
+ Chi bộ được công nhận là Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnhtiêu biểu, được Ban Thường vụ Huyện ủy tặng giấy khen;
+ Công đoàn cơ quan được Ban Thường vụ Liên đoàn lao động huyệntặng giấy khen (2007, 2008, 2009)
1.2.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội vụ huyện Yên Thủy
Phát huy thành tích đã đạt được, từng bước khắc phục những tồn tại, hạnchế, trong những năm tới, phòng Nội vụ tập trung tham mưu cho UBND thựchiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm (2015 - 2020) baogồm: kế hoạch tuyển dụng CB,CC; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC; kếhoạch cải cách hành chính; kế hoạch tổ chức, biên chế hành chính Nhà nước,
Trang 23hành chính sự nghiệp; công tác thi đua - khen thưởng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN KHỐI CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 5 NĂM QUA (TỪ NĂM 2010 - 2014)
2.1 Khái niêm cán bộ, công chức và các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm cán bộ
Điều 4 Luật CB, CC có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 quy định CB là:Công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ ttrong cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổchức chính trị xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọichung là cấp tỉnh); ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấphuyện); trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Cán bộ xã, phường, thị trấn, là công dân Việt Nam, được bầu cử, phục vụtheo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư Đảng ủy,người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội
2.1.2 Khái niệm công chức
Theo Điều 4 luật CB, CC quy định CC là công dân Việt Nam, được tuyểndụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện; trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹquan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với CC trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế hưởnglương từ ngân sách Nhà nước; đối với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý sựnghiệp công lập thì được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật
Trang 242.1.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng giúp nângcao chất lượng đội ngũ CB, CC Đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả sẽ giúp cungcấp cho CB, CC các kỹ năng làm việc tốt hơn Đào tạo bồi dưỡng thực chất làphương tiện được các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để truyền thụ, trao đổikiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ công việc Để làm được điều này đòi hỏinhững người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cần có cách hiểu đúng về đào tạo,bồi dưỡng và ngay cả CB, CC cũng cần có nhận thức đúng về hoạt động đào tạo,bồi dưỡng
Có rất nhiều khái niệm đào tạo đã được nêu ra Trong phạm vi đề tài nàyđào tạo được hiểu là: Một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmhình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ sảo, kỹ năng, thái độ…để hoànthành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời làm việc
có năng suất va hiệu quả Hay nói một cách đúng nhất đào tạo được xem nhưmột quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêuchuẩn nhất định
Bồi dưỡng: Là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu,
bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm các chuyên môn hoặc củng cố các kỹ năngnghề nghiệp theo chuyên đề Với cách hiểu này thì hoạt động bồi dưỡng đượctiến hành trên nền kiến thức, kỹ năng đã có của người được bồi dưỡng, thời gianbồi dưỡng thường ngắn, hình thức không chính quy Kết quả đào tạo, bồi dưỡngthường được xác nhận qua việc cấp cho học viên các chứng chỉ bồi dưỡng
Qua hai khái niệm trên ta có thể nhận thấy những điểm khác nhau tươngđối giữa hai khái niệm đào tạo và bồi dưỡng như sau:
Trang 25Tiêu chí so sánh Đào tạo Bồi dưỡng
Mục tiêu
Làm thay đổi rõ rệt trình độ,đạt được một mức độ về kiếnthức, kỹ năng cụ thể
Hoàn thành một bước hoặc nâng cao trình độ về một mặtnào đó cho người được đào tạo, bồi dưỡng
Nội dung Cung cấp tri thức, kỹ năng đầy
đủ, hoàn chỉnh có hệ thống
Bổ sung các tri thức, kỹ năng, chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước
Kết quả
Được xác định bằng các loại văn bằng theo quy định của nhà nước
Được xác nhận qua việc cấp cho các học viên các chứng chỉ bồi dưỡng
Mặc dù giữa đào tạo và bồi dưỡng có những điểm khác nhau tương đốinhư trên nhưng trong thực tế nhiều khi rất khó phân biệt một cách rạch ròi Vàquá trình đạo tạo, bồi dưỡng không chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định mà nókéo dài liên tục trong suốt quá trình trình làm việc của mỗi người Do vậy, haikhái niệm này thường được sử dụng cùng nhau “Đào tạo, Bồi dưỡng”
Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ CB,
CC những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là xuất phát từ đòi hỏi khách quan của côngtác CB nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giaiđoạn đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiến thức cho CB, CC giúp họ theokịp với nền kinh tế, xã hội đảm bảo hiệu quả của họat động công vụ
Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ CB, CC nước ta còn hạnchế thì đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phần hoàn thiện cơcấu cho chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương Đào tạo, bồidưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện và nâng cao nănglực cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyền Nhà nước
2.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng