1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh lịch sử đất nước hiện nay với yêu cầu cấp bách của vấn đề phát triển kinh tế xã hội (KTXH) hiệu quả nhằm đưa đất nước ta tiến lên xây dựng nền kinh tế vững mạnh, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế trên thế giới. Muốn làm được điều đó chúng ta phải tăng cường phát huy những lợi thế nội lực và tranh thủ ngoại lực. Lợi thế về nội lực của chúng ta là những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nền kinh tế đã và đang tạo dựng, xã hội với nguồn lao động, thị trường, truyền thống văn hóa,… Tất cả những yếu tố nội lực là sức mạnh quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng tổ quốc. Trong các yếu tố nội lực đó thì điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên là vô cùng quan trọng và cần thiết nó chính là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia bởi vấn đề sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả không chỉ phát huy tối đa thế mạnh để phát triển kinh tế mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường cho hôm nay và tương lai, hướng tới việc phát triển bền vững (PTBV). Trong nhiều văn kiện chỉ đạo của Đảng, kế hoạch, chiến lược của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ đã đề cập và coi vấn đề sử dụng hợp lí tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và khai thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là chiến lược phát triển của quốc gia đồng thời đưa vấn đề khai thác tự nhiên phát triển kinh tế phải gắn với việc cải tạo bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và cấp bách. Để giải quyết vấn đề này sẽ có rất nhiều cách thức, nhiều phương pháp với nhiều nội dung khác nhau nhưng theo chúng tôi một phần nội dung không thể thiếu đó là sự quan tâm, tham gia của các nhà địa lí nói chung và các nhà nghiên cứu cảnh quan học nói riêng trong việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về tiềm năng, đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, miền, lãnh thổ và trên cả nước gắn liền với mục đích ứng dụng cụ thể cho phát triển sản xuất, kinh tế xã hội phù hợp. Từ đó có phương hướng sử dụng hợp lí, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo cải tạo và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng miền, mỗi lãnh thổ dù nhỏ bé hay rộng lớn đều được tạo thành bởi sự kết hợp của các thành phần tự nhiên cùng với mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, phức tạp theo không gian và thời gian giữa chúng, tạo nên đặc trưng riêng về tự nhiên của từng vùng miền lãnh thổ. Vì thế để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn lực tự nhiên của mỗi lãnh thổ thì cần phải đánh giá các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một cách tổng thể trên quan điểm cảnh quan học. Đó là việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ, của cảnh quan (CQ) làm rõ các quy luật phân hóa không gian, thời gian, đặc điểm phát sinh, phát triển, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần có hệ thống, có quy luật của chúng ở các vùng miền lãnh thổ. Yên Thủy, là huyện miền núi phía nam của tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 28.210,1 ha, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi thấp, giao thông đi lại khó khăn và xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở cho hoạt động kinh tế xã hội. Huyện là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc trong đó dân tộc Mường chiếm phần lớn với 67,57%, dân tộc kinh chiếm 32,22% các dân tộc khác chiếm 0,21%, ở những vùng đồi núi chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc mường với trình độ văn hóa còn khá thấp tập quán canh tác còn lạc hậu. Mặt khác trình độ quản lí của đội ngũ cán bộ và sự khó khăn về điều kiện kinh tế dẫn đến việc khai thác và sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc khai thác chưa hợp lí với quy luật địa sinh thái lãnh thổ dẫn đến hệ quả làm suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội của huyện và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hiện tại và tương lai của dân cư. Do vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan nhằm mục đích khai thác, sử dụng hợp lí, bảo vệ môi trường sinh thái tối ưu trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt đối với một vùng lãnh thổ miền núi với sự phân hóa của tự nhiên khá đa dạng và phức tạp. Xuất phát từ thực tế hoat động sản xuất, phát triển kinh tế của huyện với tỉ trọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm tới 41,7% (năm 2009). Tuy nhiên do địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất canh tác lại có nhiều núi sót phân cách làm đồng ruộng, các đồi nương bị phân cắt mạnh mẽ nên việc hình thành không gian canh tác với quy mô vừa và lớn gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay các nghiên cứu chính thức về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông – lâm nghiệp nói riêng còn rất hạn chế nếu có cũng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá các hợp phần riêng biệt mà chưa có đề tài nào tiến hành đánh giá tổng hợp các nhân tố theo hướng đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cụ thể. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi “Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh lịch sử đất nước hiện nay với yêu cầu cấp bách của vấn đềphát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiệu quả nhằm đưa đất nước ta tiến lên xâydựng nền kinh tế vững mạnh, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế trên thếgiới Muốn làm được điều đó chúng ta phải tăng cường phát huy những lợi thếnội lực và tranh thủ ngoại lực Lợi thế về nội lực của chúng ta là những điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nền kinh tế đã và đang tạo dựng, xã hộivới nguồn lao động, thị trường, truyền thống văn hóa,… Tất cả những yếu tố nộilực là sức mạnh quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng tổ quốc.Trong các yếu tố nội lực đó thì điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là mộttrong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu Vấn đề sử dụng hợp lí các điềukiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tựnhiên là vô cùng quan trọng và cần thiết nó chính là vấn đề sống còn của mỗiquốc gia bởi vấn đề sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả không chỉ phát huy tối
đa thế mạnh để phát triển kinh tế mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongviệc cải tạo và bảo vệ môi trường cho hôm nay và tương lai, hướng tới việc pháttriển bền vững (PTBV)
Trong nhiều văn kiện chỉ đạo của Đảng, kế hoạch, chiến lược của Nhànước, các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ đã đề cập và coi vấn đề sử dụng hợp
lí tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và khai thác hiệu quả các nguồn lực tựnhiên để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là chiến lược phát triển của quốc giađồng thời đưa vấn đề khai thác tự nhiên phát triển kinh tế phải gắn với việc cảitạo bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và cấpbách Để giải quyết vấn đề này sẽ có rất nhiều cách thức, nhiều phương pháp vớinhiều nội dung khác nhau nhưng theo chúng tôi một phần nội dung không thểthiếu đó là sự quan tâm, tham gia của các nhà địa lí nói chung và các nhà nghiêncứu cảnh quan học nói riêng trong việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ,toàn diện về tiềm năng, đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên củamỗi vùng, miền, lãnh thổ và trên cả nước gắn liền với mục đích ứng dụng cụ thểcho phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội phù hợp Từ đó có phương hướng sửdụng hợp lí, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo cải tạo vàbảo vệ môi trường cho phát triển bền vững
Đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng miền, mỗi lãnh thổ dù nhỏ bé hay rộnglớn đều được tạo thành bởi sự kết hợp của các thành phần tự nhiên cùng với mốiquan hệ vô cùng chặt chẽ, phức tạp theo không gian và thời gian giữa chúng, tạo
Trang 2nên đặc trưng riêng về tự nhiên của từng vùng miền lãnh thổ Vì thế để khai thác
và sử dụng hợp lí nguồn lực tự nhiên của mỗi lãnh thổ thì cần phải đánh giá cácđặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một cách tổng thể trênquan điểm cảnh quan học Đó là việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của các thểtổng hợp tự nhiên lãnh thổ, của cảnh quan (CQ) làm rõ các quy luật phân hóakhông gian, thời gian, đặc điểm phát sinh, phát triển, mối quan hệ tương hỗ giữacác thành phần có hệ thống, có quy luật của chúng ở các vùng miền lãnh thổ
Yên Thủy, là huyện miền núi phía nam của tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích
tự nhiên là 28.210,1 ha, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi thấp, giaothông đi lại khó khăn và xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở cho hoạt động kinh
tế - xã hội Huyện là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc trong đó dân tộc Mườngchiếm phần lớn với 67,57%, dân tộc kinh chiếm 32,22% các dân tộc khác chiếm0,21%, ở những vùng đồi núi chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộcmường với trình độ văn hóa còn khá thấp tập quán canh tác còn lạc hậu Mặtkhác trình độ quản lí của đội ngũ cán bộ và sự khó khăn về điều kiện kinh tế dẫnđến việc khai thác và sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc khaithác chưa hợp lí với quy luật địa sinh thái lãnh thổ dẫn đến hệ quả làm suy thoái
và cạn kiệt tài nguyên Điều này gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế
-xã hội của huyện và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hiện tại và tương lai của dân
cư Do vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan nhằm mục đích khai thác, sử dụnghợp lí, bảo vệ môi trường sinh thái tối ưu trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là vấn
đề mang tính chiến lược, đặc biệt đối với một vùng lãnh thổ miền núi với sự phânhóa của tự nhiên khá đa dạng và phức tạp
Xuất phát từ thực tế hoat động sản xuất, phát triển kinh tế của huyện với tỉtrọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm tới 41,7% (năm 2009) Tuy nhiên do địahình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất canh tác lại có nhiều núi sót phân cách làmđồng ruộng, các đồi nương bị phân cắt mạnh mẽ nên việc hình thành không giancanh tác với quy mô vừa và lớn gặp rất nhiều khó khăn Cho đến nay các nghiêncứu chính thức về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đíchphát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông – lâm nghiệp nói riêng còn rấthạn chế nếu có cũng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá các hợp phần riêng biệt màchưa có đề tài nào tiến hành đánh giá tổng hợp các nhân tố theo hướng đánh giácảnh quan cho mục đích phát triển cụ thể
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn với
tên gọi “Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
Trang 32 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
Đặt vấn đề đánh giá cảnh quan của một lãnh thổ nhằm mục đích phát triểnsản xuất kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương mà cụ thể trong đềtài này đó là vấn đề đánh giá cảnh quan nhằm mục đích phục vụ phát triển nông –lâm nghiệp bền vững của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình Muốn đánh giá đúng
và đạt được mục đích đề ra cho một vùng nông thôn miền núi thì cần phải dựavào việc đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự báo được diễnbiến của các quá trình tự nhiên, môi trường đó chính là cơ sở khoa học và thựctiễn quan trọng cho việc xây dựng chiến lược, hoạch định kế hoạch cụ thể cho sựphát triển trong tương lai
Vậy mục tiêu chính của luận văn là:
- Làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hộicủa địa bàn nghiên cứu (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình)
- Đánh giá cảnh quan theo hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quancủa địa bàn nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho mục đích phát triển nông
- lâm nghiệp bền vững của huyện
2.2 Nhiệm vụcủa đề tài
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết được năm nhiệm
- Đề xuất một số định hướng pháp phát triển KT-XH vùng nghiên cứu
3 Giới hạn của đề tài
3.1 Giới hạn phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu:
Trang 4Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính huyệnYên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Vấn đề đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệmôi trường của một lãnh thổ, đặc biệt đối với lãnh thổ miền núi là một vấn đềrộng lớn và tổng hợp Tuy nhiên với mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, trong khuônkhổ luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào đánh giá cảnh quan trên cơ sở phântích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâmnghiệp bền vững cho lãnh thổ nghiên cứu
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1 Lịch sử nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan trên thế giới
và ở Việt Nam
4.1.1 Trên thế giới:
Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan đểphục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì từ trước đến nay đã có rấtnhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau Trước hếtphải kể đến những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nướcthuộc Liên Xô trước đây Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà báchọc Nga L.S Berg với tiền đề là học thuyết của V.V Dokutsaev về địa tổng thể
và các đới thiên nhiên Năm 1913, L.S Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vàotrong địa lí học và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa
lí học Đến năm 1931, L.S Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa líLiên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan.Năm 1963, Annhenxkaia và nnk đã trình bày rõ cách phân chia các đơn vị cảnhquan trong tuyển tập “Cảnh quan học” Năm 1967, F.N Milkov đề cập đến cáctổng thể thiên nhiên trên trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà sau đóD.L Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan” (1975)
“Khoa học về cảnh quan” là một loạt tiểu luận về các đề tài lí thuyết và phươngpháp được sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng
Một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga là A.G Ixatxenko với nhiềucông trình có giá trị Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quanLiên Xô, tỉ lệ 1 : 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan” Năm
1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự
Trang 5trong phân vùng địa lí tự nhiên, 5 năm sau (1974), ông cùng với A.A.Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địalí” Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - côngtrình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khiđưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học Những năm sau, một loạt các côngtrình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như: “Nghiên cứu đánh giácảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M Rakovskaia, I.R Dorphman -1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối
ưu lãnh thổ” (M Ruzichka, M Miklas - 1980)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học kháccũng có nhiều đại diện xuất sắc Trước hết phải kể đến B.B Polưnov - ngườisáng lập môn địa hóa học cảnh quan vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Liên Xô,
mà sau đó, công trình cùng tên “Địa hoá học cảnh quan” cũng được công bố bởiA.I Perelman Trong cuốn sách này, A.I Perelman đã thể hiện một phương phápnghiên cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa Sau đó, tiếp tục
có thêm một hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lí đượcbiết đến qua công trình “Địa vật lí cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộcViện Hàn lâm Khoa học Liên Xô công bố, do I.P Geraximov làm chủ biên
Tiếp sau các tác giả của Nga và Liên Xô là một số tác giả theo trường pháicảnh quan của Anh, Mĩ, Pháp, Đức với một vài khác biệt trong hướng nghiêncứu Trong đó đáng chú ý có hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan Đây là
sự kết hợp lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học mà vào năm 1973, GunterHaase và Raft Schmid - hai nhà cảnh quan học của Đức đã sử dụng để nghiêncứu cảnh quan và thành lập bản đồ nông nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ).Tuy vậy, hướng nghiên cứu này xuất hiện trước tiên ở Pháp với đại diện tiêu biểu
là G Bertran qua công trình “Phong cảnh địa lí tự nhiên toàn cầu” (1968) TheoBertran, địa lí học tiến triển theo hướng sinh quần học, còn phong cảnh là một bộphận sinh thái có thể nhận thấy được của cảnh quan Chính vì thế mà ở Pháp,thuật ngữ “phong cảnh” được sử dụng thay cho thuật ngữ “cảnh quan”
4.1.2 Ở Việt Nam
Quá trình nghiên cứu cảnh quan của nước ta tuy mới chỉ diễn ra trong hơnnửa thập kỉ gần đây nhưng cũng đã có các tác giả để lại nhiều công trình giá trị
Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập Năm
1963, các ông công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ
về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ ViệtNam Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng
Trang 6địa lí tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lí tự nhiên” (NguyễnĐức Chính, V.G Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉcác đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khácnhau” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận vàphương pháp phân vùng địa lí tổng hợp tỉ lệ trung bình (V.G Zavrie, NguyễnĐức Chính, Nguyễn Văn Nhưng) Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ củaE.M Murzaev và V.G Zavriev đã hoàn thành công trình “Cảnh quan địa lí miềnBắc Việt Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trịhọc thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, công tác phân vùng còn được tiến hành bởi Tổ phân vùng địa lí
tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước, với tác phẩm “Phân vùngđịa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (1970) Đến 1998, Nguyễn Văn Nhưng vàNguyễn Văn Vinh công bố cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo - biểnViệt Nam và lân cận” Mặc dù có khá nhiều quan điểm phân vùng khác nhaunhưng các tài liệu này đã cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứuđịa lí tự nhiên tổng hợp của các thế hệ sau được tiến hành thuận lợi hơn
Đối với hướng nghiên cứu địa hóa và sinh thái cảnh quan thì ở Việt Nam,tuy ra đời muộn hơn các nước phương Tây nhưng đã đạt được những thành tựuđáng kể, tiêu biểu là Nguyễn Văn Vinh Năm 1983, ông có bài “Những yếu tốchính cấu thành cảnh quan địa hóa Việt Nam” - chứng tỏ sự có mặt của hướngnghiên cứu địa hóa trong cảnh quan tại Việt Nam Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnhquan sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mởđầu hướng nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan học Việt Nam với bài “Tiếp cậnsinh thái trong nghiên cứu cảnh quan” Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoànthành “Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học vàsinh thái học cảnh quan” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan và sinh tháihọc Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất,trao đổi năng lượng trong một số cảnh quan Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinhthái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam
Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rấtnhanh các hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệthông tin Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu cảnhquan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải vànnk với công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 :200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh vàNguyễn Cẩm Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 :
Trang 7Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gầnđây là hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bềnvững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải Năm 1988,ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tựnhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ” Kế đến vàonăm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiếnhành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải venbiển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm” Năm 1993, ông cùng NguyễnThượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai tháchợp lí tài nguyên Tây Nguyên” Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố
“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn NgọcKhánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật vàđặc trưng của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thốngphân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnhquan riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắcnhững biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới tác động củacon người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm
sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường Trong giai đoạn này còn có rấtnhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cảnh quannhư Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải, Phạm QuangTuấn, Trần Anh Tuấn và những người khác
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở cácvùng, miền của đất nước và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chungcủa cảnh quan học như: Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiêntrong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạochúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991); Nguyễn Thế Thôn với “Tổngluận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và pháttriển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh tháiứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995); Trần Văn Thành với
“Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993)
Đó là chưa nói đến một loạt các bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan
đã được các nhà cảnh quan học và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên tronghơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan của nước ta ngày càng
có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc
5 Quan điểm và hệ thống các phương pháp nghiên cứu
Trang 85.1 Quan điểm nghiên cứu
Vấn đề cốt lõi của đề tài là xây dựng các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lýtài nguyên, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đề xuất các mô hìnhphát triển phù hợp trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình với các nội dungnghiên cứu có tính tổng hợp và hệ thống hoá rất cao Đồng thời, với một lãnh thổmiền núi có tính đa dạng về tự nhiên và nhân văn như huyện Yên Thủy, với sựphân hóa các địa tổng thể khá phức tạp nên yêu cầu cách tiếp cận chủ yếu phảitheo hướng tiếp cận tổng hợp và hệ thống, kết hợp với việc sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp khảo sát điều tra tổng hợp, phươngpháp đánh giá tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh và các phương phápkhác nhằm đạt được mục đích thiết lập cơ sở khoa học cho phát triển nông - lâmnghiệp bền vững của huyện Yên Thủy
Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá trên cở sở phân tích cấutrúc, chức năng cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp đòihỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành các dạng cảnh quan đó trongmối quan hệ tương tác lẫn nhau, nghĩa là phải nghiên cứu đồng bộ, toàn diện cácđiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như quy luật phân hóa củachúng Từ đó, có những định hướng đúng đắn cho từng loại hình phát triển
5.1.2 Quan điểm hệ thống:
Trong tự nhiên, mỗi thực thể luôn tồn tại như một hệ thống nhất gồm nhiều
bộ phận cấu thành khác nhau Mặt khác, mỗi hệ thống không tồn tại độc lập màluôn là bộ phận của hệ thống lớn hơn Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnhquan huyện Yên Thủy như một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồm cáchợp phần cấu trúc: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu vànhân văn Các bộ phận này luôn có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trìnhtồn tại và phát triển của cảnh quan Đồng thời, các cảnh quan luôn có sự biến đổi
Trang 9thuộc các hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại Nghiên cứu cảnh quan theoquan điểm hệ thống để có những định hướng sử dụng cảnh quan lãnh thổ nghiêncứu cho mục đích phát triển mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các
hệ thống xung quanh
Rõ ràng, khi phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cần phải xem xét mốiliên hệ giữa các hợp phần trong cảnh quan và phải dựa trên cơ sở những kết quảphân tích đồng bộ, toàn diện và tổng hợp Đồng thời, cả hai quan điểm này phảiđược sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau
Vận dụng quan điểm này trong phạm vi nghiên cứu “Đánh giá cảnh quanphục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnhHòa Bình” chúng tôi coi tổng hợp phạm vi nghiên cứu của huyện Yên Thủy làmột hệ thống lãnh thổ tự nhiên Trong hệ thống đó luôn có sự tương tác giữa các
hệ thống tự nhiên với nhau, đó là mối quan hệ tác động của lớp phủ thực vật đếndòng chảy, đến lớp phủ thổ nhưỡng,…
Đề tài thực hiện dựa trên những nguyên lý cụ thể:
- Mỗi một thành phần địa lý tự nhiên phải được nghiên cứu tổng hợp trongmối liên hệ biện chứng với các hiện tượng, thành phần khác về không gian lãnhthổ, về thời gian và động lực phát sinh
- Mỗi một thành phần hoặc đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên đều có quá trìnhphát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
- Quá trình hoạt động và diễn biến các thành phần đều tuân theo quy luật tựnhiên, đồng thời chịu sự chi phối của đặc điểm kinh tế - xã hội
5.1.3 Quan điểm lãnh thổ.
Quan điểm này quan trọng bậc nhất, nó quy định sự lựa chọn đơn vị lãnhthổ nghiên cứu Yên Thủy là huyện có ranh giới về mặt chính trị nhưng về mặt tựnhiên không có ranh giới cụ thể vì thế giới hạn đề tài khi nghiên cứu ta lấy giớihạn theo ranh giới hành chính huyện Xét nhỏ lẻ một cánh rừng, một quả đồi làmột hệ thống tự nhiên ở đó diễn ra hàng loạt các quá trình mà mỗi sự phát triển,biến đổi đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường Đặc biệt với đặc điểm Yên Thủy
là huyện miền núi với địa hình chủ yếu là núi thấp và đồng bằng cao bị chia cắtkhá mạnh thì vấn đề lớp phủ thực vật đặc biệt là lớp phủ rừng có ý nghĩa vô cùngquan trọng nó liên hệ chặt chẽ với dòng chảy và thổ nhưỡng của huyện Đây cóthể coi là nhân tố trội trong việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên chung củahuyện
Trang 105.1.4 Quan điểm kinh tế sinh thái.
- Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinhthái hướng tới bảo vệ môi trường, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sựbiến động, thay đổi các đối tượng mà đề xuất các phương pháp bảo vệ môitrường Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điềuchỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật,
sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạchtrong phạm vi địa phương và quốc gia
Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần của tựnhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên Lớp phủthực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp mức nước ngầm và biến đổikhí hậu Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái cũng dẫn đến
sự suy thoái tài nguyên sinh vật Chính vì vậy, việc bảo đảm bảo cân bằng sinhthái là rất cần thiết Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn
và bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt nươnglàm rẫy,…cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường
- Mục tiêu của kinh tế sinh thái rừng là bảo vệ và phát triển vốn rừng, duytrì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dòng chảy, chống sóimòn, rửa trôi, bảo vệ sự cân bằng của môi trường sinh thái…
5.1.5 Quan điểm phát sinh - lịch sử
Quan điểm lịch sử khẳng định mỗi một lãnh thổ đều gắn với một quá trìnhlịch sử phát triển riêng và ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau sự phát triển củalãnh thổ theo chiều hướng khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.Xuất phát từ quan điểm này ta khẳng định quá trình phát triển của lãnh thổ tựnhiên một khu vực có tầm quan trọng lớn trong việc hình thành nên các đặc điểm
tự nhiên khu vực và tất yếu sự phát triển của lãnh thổ nghiên cứu trong tương laicần định hướng phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại
5.1.6 Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môitrường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tạinhưng không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai Đây làquan điểm thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc giahay của lãnh thổ
Trang 11Khi tiến hành nghiên cứu cảnh quan huyện Yên Thủy nhằm phục vụ mụcđích phát triển nông - lâm nghiệp thì các hướng đề xuất phải đảm bảo tối ưu về
ba phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường Đây là mục tiêu quan trọng hàngđầu vì hiện tại công tác bảo vệ môi trường của huyện đang gặp nhiều trở ngại khinền kinh tế - xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh và chưa thật sự ổn định Vìthế, nếu các phương án đề xuất thích hợp không chỉ tạo nên động lực rất lớn cho
sự phát triển mà còn đảm bảo vấn đề môi trường, cân bằng hệ sinh thái của huyệntrong tương lai
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu:
Quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, sốliệu liên quan đến khu vực nghiên cứu Đây là một bước không thể thiếu, giúpcho đề tài có tính khoa học mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn Những tàiliệu mang tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, có đủ cả bản đồ, số liệu thống kê vàcác văn bản Trong quá trình tiến hành có thể so sánh từ nhiều nguồn tài liệu Thuthập xong thì cần tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và sắp xếp theo thứ tựthời gian
Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành thu thập những tài liệu, số liệu, cácbài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu Đó là những tài liệu, sốliệu về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa chất,… và những sốliệu về kinh tế xã hội: tổng số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất,…
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý các sốliệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung,cập nhật, bảo đảm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dungnghiên cứu
5.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng đối vớicác ngành nghiên cứu tự nhiên Phương pháp này cho ta các thông tin đầy đủ hơn
về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, về sự phân hoá lãnh thổ nhằm bổ sung chocác kết quả đã nghiên cứu sơ bộ trong phòng Ngoài ra, với nội dung nghiên cứucủa đề tài về đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệpbền vững, công tác khảo sát thực địa sẽ giúp chúng có cái nhìn cụ thể hơn về thựctrạng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu Trong quá
Trang 12trình nghiên cứu đề tài cùng với việc thu thập tư liệu từ các nguồn văn bản, bảng
số liệu tác giả luôn thực hiện việc kết hợp đi thực tế nghiên cứu địa bàn nghiêncứu, tìm hiểu, chụp ảnh các tư liệu, các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm Từ đó,giúp chúng tôi đưa ra các định hướng phát triển tối ưu nhất
5.2.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí
Theo N.N Baranski thì “Bản đồ là alpha và omega của địa lí” Nghiên cứubản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trìnhnghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình
Phương pháp bản đồ còn là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bốkhông gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho cácnhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng
và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí được sử dụng trong suốt quátrình nghiên cứu Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanhchóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khuvực Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theođơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan Đề tài đã xâydựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 100.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sởphân tích bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất,bản đồ thảm thực vật,… Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồichồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vịcảnh quan
Phương pháp hệ thông tin địa lí được sử dụng nhằm thể hiện các đối tượngtrên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tượngtrên các lớp thông tin đó Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung vàđưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công tác đánh giá và thành lập bảnđồ
5.2.4 Phương pháp phân tích, tiếp cận hệ thống
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc cảnh quan, mối quan
hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơncảnh quan trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng
Trang 13Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyênthì phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên là rất quan trọng.
Sử dụng phương pháp này giúp xác định mối quan hệ và tác động tương hỗcủa các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng thể tự nhiênvới nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức trong không gian vàthời gian Mặt khác sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác định rõ bản chất cácđơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung, từ đó đưa ra những kết luậnchính xác về việc bố trí sản xuất, kinh tế theo từng vùng
5.2.5 Phương pháp chuyên gia
Đánh giá cảnh quan là một môn khoa học liên ngành, đặc biệt đối với việcđánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp thì rấtcần thiết phải được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các chuyên gia Sự giúp đỡ của cácchuyên gia sẽ giúp cho việc đánh giá cũng như đưa ra những giải pháp, địnhhướng một cách khoa học tin cậy
5.2.6 Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp:
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý nói riêng cũngnhư trong tất cả các ngành khoa học khác nói chung Sau khi có đầy đủ các thôngtin về khu vực nghiên cứu cần tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ranhững nhận xét và những hướng phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năngvốn có của khu vực nghiên cứu
+ Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan và bản
đồ đánh giá cảnh quan cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, tỉ lệ 1: 100.000cho khu vực nghiên cứu
+ Đưa ra được định hướng sử dụng không gian lãnh thổ cho phát triển chomục đích phát triển nông - lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu
Trang 147 Ý nghĩa đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ tổng hợp về tiềm năng tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sựphân hoá không gian lãnh thổ và các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiêncủa vùng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận, thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ gópphần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnhquan nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng địa lýtổng hợp và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu
7.2
Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở kết quả của việc đánh giá cảnh quan trên cơ sở phân tích cấutrúc, chức năng cảnh quan đề tài sẽ đưa ra một số định hướng và giải pháp pháttriển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, góp phần xác lập định hướng chiếnlược phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, phân tích cấutrúc, chức năng phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyệnYên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnhquan huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Chương 3: Đánh giá cảnh quan trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năngcảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện YênThủy, tỉnh Hòa Bình
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 1.1 Những vấn đề lý luận về cảnh quan, phân tích cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan
1.1.1 Quan niệm về cảnh quan và phương pháp nghiên cứu cảnh quan 1.1.1.1 Quan niệm về cảnh quan
Thuật ngữ cảnh quan lần đầu tiên được sử dụng có nguồn gốc từ tiếng Đức
- landschaft, với nghĩa nguyên thủy là phong cảnh, quang cảnh Theo thời giankhoa học cảnh quan ngày càng được nhiều nhà khoa học tìm tòi và phát triển.Ngày nay cảnh quan là một ngành khoa học được nhận diện và có đối tượngnghiên cứu một cách hệ thống đã có nhiều công trình có giá trị to lớn gắn liền vờitên tuổi nhiều nhà khoa học địa lí nổi tiếng như: L.S Berg (1913, 1931), N.A.Solntsev (1948, 1960), A.G Isachenko (1965, 1991), D.L Armand (1975),… ỞViệt Nam những nhà địa lí nghiên cứu cảnh quan lớn phải kể đến đi tiên phong là
Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần…
Có nhiều quan điểm khác nhau về cảnh quan xong có 3 xu hướng quanđiểm chính hiện nay được công nhận là:
+ Quan niệm thứ nhất, coi cảnh quan là một khái niệm chung đồng nghĩa với tổng thể địa lí tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau.
Những nhà nghiên cứu thống nhất quan điểm này là: F.N Milkov,D.L.Armand, V.I.Prokav,…
+ Quan niệm thứ hai coi cảnh quan là một khái niệm khái quát, có tính chất kiểu hình của những tổng thể địa lí tự nhiên
Điển hình cho quan điểm này là các nhà nghiên cứu B.B.Polunov,I.K.Knasenkov, N.A.Gvodesky,…
+ Quan niệm thứ ba coi cảnh quan là các cá thể địa lí không lặp lại trong không gian, là một trong những đơn vị thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này là L.S.Berg, A.A.Grygoryev,S.V.Kalesnik, N.A.Soltsev, A.G.Isachenko, Vũ Tự Lập,…
Như vậy, nhận thấy ở cả ba quan điểm trên dù theo quan niệm nào thì cảnhquan vẫn được xem như một thể tổng hợp tự nhiên sự khác biệt chính là ở chỗ đặt
Trang 16cảnh quan ở cấp phân vị nào và cảnh quan được xác định, thể hiện trên bản đồtheo cách thức nào Trong số ba quan niệm trên quan niệm phổ biến được nhiềunhà nghiên cứu ủng hộ và đồng tình nhất là quan niệm kiểu loại quan niệm nàychỉ rõ, cảnh quan là sự phối hợp biện chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ tựnhiên tương đối đồng nhất, không phụ thuộc vào phạm vi phân bố Trong đánhgiá cảnh quan nhiều yếu tố không thể định lượng một cách chính xác trong mộttổng thể phức tạp, do vậy cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thểghép vào một nhóm, đưa ra phương án tính toán nhằm bố chí sản xuất hợp línhất Trong nghiên cứu phục vụ sản xuất, cảnh quan được xét ở ba khía cạnh:đơn vị địa tổng thể (theo khái niệm chung); đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loạihình); đơn vị cá thể (theo khái niệm cá thể) (shishenko P.G, 1988) Trong luậnvăn này chúng tôi theo quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại đểthành lập bản đồ cảnh quan huyện Yên Thủy.
1.1.1.2 Lí luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan là nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa cáchợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóacủa tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên – các đơn vịcảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong đánh giá lãnh thổ làm cơ sở đánhgiá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để quy hoạch, sử dụng hợp
lí, phát triển và bảo vệ môi trường
Để nghiên cứu cảnh quan khoa học và đạt kết quả thì việc nghiên cứu phảigắn với quan điểm nghiên cứu đúng đắn trong đó quan điểm hệ thống là quanđiểm vô cùng quan trọng Trên cơ sở quan điểm hệ thống sẽ giải quyết được vấn
đề nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổngthể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau Ngoài ra nghiên cứu cảnh quanđòi hỏi người nghiên cứu phải xác định cụ thể cơ sở lí luận, phương pháp luận,những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bướcnghiên cứu cụ thể,… nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra
- Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan: Là các đơn vị cảnh quan, bao gồm
các đơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dưới Cụ thể các cấp lớn nhất làcấp hệ thống cảnh quan đến đới cảnh quan, kiểu, lớp, loại, đến dạng, diện cảnhquan Tuy nhiên cũng có thể là các cấp phân vùng cảnh quan như các địa ô, cácvùng, miền cảnh quan được phân chia trên lãnh thổ Việc lựa chọn các cấp và cácloại cấp phụ thuộc nhiều vào mục đích nghiên cứu và bản đồ xây dựng của lãnhthổ nghiên cứu
Trang 17- Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan: nghiên cứu cảnh quan là một
bộ phận của nghiên cứu tự nhiên học do đó việc nghiên cứu cảnh quan cũng baogồm những nguyên tắc nghiên cứu của tự nhiên học nói chung Tuy nhiên vớinhững đặc thù riêng của lĩnh vực mà nghiên cứu cảnh quan còn đòi hỏi phải cónhững nguyên tắc riêng đó là: nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, nguyên tắcđồng nhất về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của cácđơn vị cảnh quan được phân chia,… Đây là nhóm nguyên tắc quan trọng nhất nóliên quan trực tiếp nhất đến các đặc điểm đặc trưng của chính cảnh quan lãnh thổ.Trong nghiên cứu cảnh quan không thể thiếu việc xây dựng bản đồ cảnh quan,bản đồ phân vùng và chính điều này đặt cho việc nghiên cứu cảnh quan phải tuânthủ theo nguyên tắc phát sinh lịch sử nguyên tắc này nhấn mạnh đến tính thờigian vì thể tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp quá trình nghiên cứu lãnh thổ hiểuthấu đáo về lịch sử thành tạo lãnh thổ Từ những kết quả đó sẽ góp phần quantrọng để người nghiên cứu đề xuất những phương án sử dụng phục vụ mục đíchthực tiễn hiệu quả nhất
1.1.2 Những vấn đề lý luận phân tích cấu trúc cảnh quan
“Cấu trúc” là một trong những khái niệm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong khoa học cảnh quan Trong sinh thái cảnh quan, cấu trúc cảnh quan được
xác định là đối tượng nghiên cứu chính (Isaak S Zonneveld).
Kalexnik (1978) định nghĩa: ”Cấu trúc cảnh quan là tính tổ chức của các
bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ)”.
Khái niệm cấu trúc cảnh quan hàm chứa ý nghĩa về cấu trúc không gian(bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian
1.1.2.1 Cấu trúc đứng của cảnh quan
Cấu trúc đứng được xác định bởi tính chất của các mối liên hệ tương hỗgiữa các thành phần cấu tạo của mỗi cảnh quan, bởi sự kết hợp và quan hệ củacác thành phần cấu tạo, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạotrong quá trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của cảnh quan.Cấu trúc đứng bao gồm các hợp phần: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổnhưỡng và sinh vật Các hợp phần này luôn xâm nhập vào nhau và quan hệ vớinhau mặc dù các thành phần này không giống nhau về số lượng và chất lượng, vềthành phần vật chất và cường độ các thành phần cấu tạo [3], [12]
Cấu trúc đứng thường phức tạp và kém đồng nhất ở các đơn vị lớn và đồngnhất hơn ở các đơn vị nhỏ Đơn vị cảnh quan tồn tại càng lâu thì cấu trúc của các
Trang 18thành phần cấu tạo sẽ càng đầy đủ và độ dày theo chiều thẳng đứng sẽ càng lớn.
Độ dày của cấu trúc đứng trong các cảnh quan có khác nhau do: hình thành trongđới tích tụ hay rửa trôi, do sườn thoải hay dốc, do điều kiện khí hậu nóng và ẩmhay khô và lạnh,… Ví dụ: các cảnh quan ở đồng bằng tích tụ với khí hậu ẩm vànóng hay ôn hoà thì có độ dày lớn (độ dày lớp trầm tích vụn bở và thổ nhưỡngđược tăng lên, thực bì phát triển, tầng nước ngầm biểu hiện rõ) Cấu trúc đứngcủa đồng bằng luôn dày hơn ở miền núi, do độ dốc của sườn và cường độ của cácquá trình bóc mòn, đặc biệt là quá trình trọng lực
Cường độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điềukiện khí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nước ngầm Nơi có các quá trình tự nhiêndiễn ra mạnh (mang tính chất địa phương) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dàyhơn Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâudài do ảnh hưởng các quá trình tự nhiên, đặc biệt là quá trình hiện thời (cấu trúcđứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi) Bên cạnh quátrình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực
bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thếbằng thực bì trống trên toàn bộ diện tích) Tại các khu vực cấu trúc đứng củacảnh quan bị biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới
a) Nền địa chất:
Cảnh quan nào cũng có một nền địa chất đồng nhất dựa vào tính chất vàtuổi thành hệ thạch học Các loại nham khác nhau chịu tác động ngoại lực khônggiống nhau và có một kiểu địa hình tương ứng Đồng thời mỗi loại nham ảnhhưởng đến thổ nhưỡng một cách riêng biệt thông qua thành phần địa hóa của nó
Ở mức độ nhất định, đơn vị địa chất trùng với đơn vị địa mạo và thổ nhưỡng
b) Địa hình:
Đây là hợp phần quan trọng trong cấu trúc đứng và các cấp cấu tạo nên cấutrúc ngang của cảnh quan Cùng với địa chất, địa hình đã hình thành nền tảng rắncủa cảnh quan - cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất các hợp phần cònlại Vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt
c) Khí hậu:
Theo Vũ Tự Lập: khí hậu của cảnh quan hệ mật thiết với mặt đệm hơn làvới hoàn lưu khí quyển Đơn vị cảnh quan có một đơn vị khí hậu phù hợp, đó làkiểu khí hậu của cảnh Trong quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan, S.P Kromovxem khí hậu của cảnh được xác định dựa trên số liệu thu thập được của các trạm
Trang 19quan trắc khí tượng đặt tại địa điểm đại diện cho cảnh Theo Vũ Tự Lập, kiểu khíhậu của cảnh phải bao gồm các chỉ tiêu nói lên: Cảnh đó thuộc vào đới nganghoặc đai cao nào? Cảnh đó có chế độ mùa ra sao và cường độ mùa như thế nào?
d) Thuỷ văn:
A.G Ixatxenko cho rằng mỗi cảnh quan vốn có tổ hợp đặc trưng ít haynhiều phức tạp Các thành phần của thuỷ quyển, tính chất và mức độ phổ biếncủa các tích tụ nước, chế độ của chúng, cường độ tuần hoàn, mức độ khoáng hoá,thành phần hoá học và các tính chất khác, tất cả đều phụ thuộc vào tương quangiữa các điều kiện địa đới và vào thực tế bên trong của bản thân cảnh quan
Vũ Tự Lập xem chế độ thuỷ văn phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu trên nềntảng một cảnh quan nhất định Để xác định kiểu thuỷ văn, tác giả sử dụng thông
số về môđun dòng chảy, chú ý đến nhịp điệu của lũ theo mùa, tháng cực đại vàcực tiểu, nêu lên mối quan hệ với nham thạch, thổ nhưỡng và thảm thực vật Khuvực bờ biển thì phải xét chế độ hải văn (thuỷ triều, nhiệt độ nước biển)
e) Sinh vật:
Theo A.G Ixatxenko, cảnh quan được đặc trưng bởi một tổ hợp hoàn chỉnhcác quần thể thực vật hình thành một dãy liên hợp với nhau có quy luật về mặtsinh thái Trong các dãy như thế có thể có sự kết hợp của các quần xã rất khácnhau, thay thế nhau trong không gian Vũ Tự Lập xác định thực vật của cảnh phải
là một đại tổ hợp thực vật, từ nhóm quần hệ trở lên đến lớp giữa quần hệ hoặckiểu thảm thực vật trong hệ thống phân loại các quần thể thực vật
f) Thổ nhưỡng:
Theo Ixatxenko, các loại đất trong cảnh thay thế nhau theo không gian phùhợp với sự thay đổi của nhân tố địa hình, khí hậu, chế độ nước cũng như thực vật.Như vậy, có nghĩa là cảnh quan phải tương ứng với vùng đất nhất định
Vũ Tự Lập cho rằng thổ nhưỡng của cảnh quan phải là một đại tổ hợp thổnhưỡng Bởi vì trong một cảnh địa lí rất hiếm khi chỉ có một kiểu thổ nhưỡng, nó
có quan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, nền địa chất, với kiểu khí hậu - thuỷ văn vàtrên nó sẽ tương ứng với một đại tổ hợp thực vật
Trang 20Hình 1.1 Mô hình đơn hệ thống (V.X Preobrajenxki)
V.X Preobrazenski đã xây dựng mô hình đơn hệ thống, coi như hệ thốngđược cấu tạo từ hàng loạt thành phần có tác động tương hỗ với nhau Theo ông,
mô hình này phản ánh quan niệm về tính liên tục phát triển của các cảnh quan
Nghiên cứu các mối liên hệ giữa các thành phần của các cảnh quan chophép làm sáng tỏ cụ thể hơn những thành phần cấu tạo trên lãnh thổ có ảnhhưởng cơ bản tới sự hình thành và phân dị các cảnh quan, đồng thời cũng xácđịnh sự không đồng giá trị của các thành phần cấu tạo khác nhau và những ảnhhưởng của chúng tới các cảnh quan Căn cứ vào các mối liên hệ của các thànhphần cấu tạo, chúng ta có thể tập hợp các đơn vị cảnh quan ở các cấp thấp thànhcác đơn vị phân vị lớn hơn theo mức độ đồng nhất Căn cứ vào tính chất liên hệ
có thể biểu hiện mức độ đồng nhất và không đồng nhất của các đơn vị cảnh
Nghiên cứu cấu trúc đứng của cảnh quan vai trò của các hợp phần trongthành tạo cảnh quan là như nhau, hợp phần trội phải được xét cụ thể, trong điềukiện thời gian và không gian xác định, tùy thuộc vào từng cấp phân vị và từng cáthể trong mỗi cấp Hợp phần trội có thể chỉ là một yếu tố của một hợp phần, cókhi là cả một hợp phần, mà cũng có khi là sự kết hợp hữu cơ giữa hai hợp phần
Vì thế, vai trò của các hợp phần phải được phát hiện một cách khách quan trongquá trình phân tích mối liên hệ giữa các hợp phần Và khi phân tích thì phải biếtsắp xếp các hợp phần thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố, một yếu tố được coinhư là nguyên nhân, còn yếu tố kia là kết quả Sau khi phân tích, phải rút ra đượcmột cặp quan hệ là chủ yếu, có tác dụng quyết định, còn những cặp quan hệ khác
A
B
C
D E
F
Các thành phần cấu tạo Hướng liên hệ giữa các thành phần cấu tạo
Trang 21thuẫn chủ đạo, nắm được mâu thuẫn này nhằm đưa ra các hướng giải quyết cụ thể
và chính xác
1.1.2.2 Cấu trúc ngang của cảnh quan
Cấu trúc ngang gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu tạonên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị cảnh quan đó với nhau.Bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúcngang thường được mô hình hoá bởi một mô hình đa hệ thống Cũng như cấu trúcthẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúcngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng
Theo Vũ Tự Lập, nghiên cứu cấu trúc ngang của một cảnh địa lí là tìm hiểu
số lượng các đơn vị cấu tạo, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành nêncảnh và xét các mối quan hệ không gian cũng như quan hệ phát sinh giữa chúngvới nhau Từ cấp cảnh dạng, cảnh diện, sự phân hoá do các nhân tố địa phươngchi phối nên việc xác định số lượng các cấp phân vị dưới cấp cảnh rất khó khăn
Tính phức tạp của cấu trúc ngang có thể được tính dựa vào công thức tính
hệ số phân cắt:
% 100
C
m m
Cấu trúc ngang bị thay đổi không chỉ do ảnh hưởng của các quá trình tựnhiên mà còn do ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế của con người Những hoạt
Trang 22động kinh tế của con người hiện nay chỉ mới tác động tới một phần lãnh thổ củacảnh quan và nhìn chung nó chưa phá huỷ toàn bộ cấu trúc ngang của một đơn vịcảnh, đặc biệt là các đơn vị lớn.
Trong cấu trúc ngang, các đơn vị cảnh đồng cấp và các đơn vị khác cấpcũng là những hệ thống độc lập, có mối quan hệ bên trong riêng, và cũng trao đổivật chất và năng lượng với nhau theo những mối quan hệ bên ngoài
Hình 1.2 Mô hình đa hệ thống (V.X Preobrajenxki)
Preobrazenski đã đưa ra mô hình đa hệ thống thể hiện mối liên hệ ngangcủa cảnh quan Việc giải thích các mối liên hệ ngang của các đơn vị cảnh quan cóthể xác định tính chất và hướng liên hệ, sự ảnh hưởng qua lại, những quá trìnhhình thành chủ yếu của các cảnh quan Nhận thức được các mối liên hệ cho phépthấy trước những biến đổi của cảnh quan nếu có một hay vài cảnh quan ở gần đó
bị phá hoại Vì vậy, hiểu biết mối liên hệ giúp ta ước định những biện pháp cụthể, ngăn ngừa sự phá hoại của các cảnh quan này với cảnh quan khác
Khi đánh giá vai trò của các đơn vị cảnh, Vũ Tự Lập cho rằng cần phảiphân biệt đơn vị chủ yếu và thứ yếu Đơn vị chủ yếu là đơn vị chiếm diện tích lớn
3 Các liên hệ bên trong giữa các đơn vị cảnh hàng n + 1
4 Các liên hệ bên trong giữa các đơn vị cảnh hàng n + 2
5 Các liên hệ bên ngoài
Trang 23nhất làm nền tảng cho cảnh, hoặc là đơn vị được gặp nhiều ngoài thực địa nhưng
tỉ lệ diện tích không lớn Đơn vị thứ yếu là đơn vị ít gặp, chiếm tỉ lệ diện tíchnhỏ, giữ vai trò không đáng kể trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.Tuy nhiên, các đơn vị thứ yếu có thể nói lên tính chất đặc thù của cảnh, hoặcchúng là những đơn vị tàn dư của cảnh quan cổ, hoặc những dấu hiệu của cảnhquan tương lai Vì vậy, muốn có kết luận về cấu trúc ngang của các cảnh quannhất thiết phải tìm hiểu các cá thể cảnh quan
1.1.2.3 Cấu trúc thời gian của cảnh quan
Cấu trúc thời gian của cảnh quan được thể hiện thông qua tính nhịp điệu,đây là đặc điểm cơ bản của tất cả các quá trình địa lý tự nhiên Tính nhịp điệu làmột mặt không thể tách rời với sự phát triển đi lên của cảnh quan
Các loại nhịp điệu của cảnh quan là: nhịp điệu ngày, nhịp điệu mùa và nhịpđiệu nhiều năm Trong đó, nhịp điệu ngày và mùa được nghiên cứu nhiều hơn,đặc biệt là nhịp điệu mùa Đây là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để phân loạicảnh quan, vì mỗi đới cảnh quan đều đặc trưng một chế độ mùa riêng chomình.Ví dụ:
- Sự diễn biến đều đặn của mọi quá trình trong năm là đặc điểm của cáccảnh quan rừng xích đạo
- Tính chất mùa thể hiện rất rõ ở cảnh quan vành đai ôn đới
- Các cảnh quan gió mùa có sự tương phản rõ rệt trong động lực mùa: mùa
hè độ ẩm dư thừa, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho thế giới hữu cơ phát triển mạnh
và đẩy nhanh cường độ của các quá trình địa hoá
1.1.3 Những vấn đề lý luận về phân tích chức năng cảnh quan
Bất cứ một cảnh quan nào cũng được tổ chức theo không gian và thời gian,trong mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận cấu thành Cấu trúc chỉ là mặt quantrọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn chưa lột tả được toàn bộbản chất của cảnh quan Bản chất đó được thể hiện ở cách thức liên hợp của các
bộ phận cấu thành cảnh quan, hay có thể nói đó là sự hoạt động của cảnh quantheo thời gian dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất vànăng lượng diễn ra trong cảnh quan
Trang 24Hoạt động của cảnh quan phụ thuộc vào các quy luật vật lí, hoá học và sinhhọc, thể hiện ở các quá trình sơ đẳng cấu thành như chuyển động cơ học của vậtliệu vụn, nước, sự bốc hơi từ bề mặt đất, thẩm thấu của nước vào đất, sự dichuyển của mỗi nguyên tố hoá học và tác động qua lại của nó với các nguyên tốkhác (phản ứng hoá học), sự quang hợp, khoáng hoá của các di tích hữu cơ,…Mỗi quá trình luôn đi kèm với sự hấp thụ, biến đổi hay giải phóng năng lượng.
Nghiên cứu chức năng cảnh quan không chỉ dừng lại ở các quá trình sơđẳng mà nhiệm vụ chủ yếu và phức tạp nhất là chuyển từ các quá trình tự nhiên
sơ đẳng sang quá trình tự nhiên hoàn chỉnh Theo A.G Isachenko, có thể vạch racác kênh liên hệ chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc cảnh quan:
- Sự chuyển dịch cơ học: do trọng lực của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thểkhí), đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng
- Các quá trình hoá lí (phân tử): bảo đảm các khâu quan trọng của sự traođổi chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần của cảnh quan được thựchiện nhờ năng lượng Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hoà tan,kết tủa, các phản ứng hoá học)
- Sự chuyển hoá sinh học: quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống cácmối liên hệ giữa các hợp phần của cảnh quan, nhờ đó vật chất của tất cả hợp phầnđược lôi cuốn vào sự trao đổi Sự chuyển hoá sinh học đóng vai trò điều hoà và
ổn định, nhờ đó vật chất được giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đikhỏi cảnh quan
Ngoài ra cần nghiên cứu các mối liên hệ đa dạng trong cảnh quan, phânbiệt các mối liên hệ thuận và liên hệ ngược (gồm mối liên hệ ngược dương vàngược âm) trong cảnh quan Mối liên hệ ngược dương làm tăng dần tác động từbên ngoài vào cảnh quan, còn mối liên hệ ngược âm sẽ làm giảm dần tác động từbên ngoài vào hệ thống Như vậy, các mối liên hệ ngược chính là cơ chế tự điềuchỉnh của cảnh quan Các hệ thống lãnh thổ tự nhiên càng đa dạng, càng bao gồmnhiều bộ phận cấu thành thì khả năng tự điều chỉnh càng lớn và ngược lại
1.1.4 Động lực của cảnh quan
Trang 25Động lực cảnh quan là sự thay đổi trạng thái cảnh quan mà không trùngvới sự thay đổi cấu trúc cảnh quan Các cảnh quan luôn chịu sự tác động trongsuốt quá trình hình thành, phát triển của mình Động lực phát triển cảnh quan phụthuộc các yếu tố của tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt Trời, chế độ nhiệt, cơ chếhoạt động của gió mùa, ) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người Nhịpđiệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùavào lãnh thổ Tác động này làm biến đổi cảnh quan qua sự gia tăng các quá trìnhtích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cả những tác động kìm hãm haythúc đẩy các quá trình tự nhiên Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyếtđịnh nhất đến biến đổi cảnh quan là các hoạt động khai thác lãnh thổ của conngười Tác động của con người nếu theo hướng tích cực (trồng và bảo vệ rừng,xây hồ chứa, ) tạo ra cân bằng tự nhiên, tăng sinh khối cảnh quan, cải thiện tốtmôi trường khu vực Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái hoáđất, hoạt động kinh tế quá mức, ) làm biến đổi, suy thoái cảnh quan theo chiềuhướng xấu.
1.1.4.1 Nguyên lý độ bất ổn định của cảnh quan
Độ bất ổn định của cảnh quan được thể hiện bởi tương quan của tính biếnđổi và tính bền vững của cảnh quan
a) Tính biến đổi của cảnh quan
Theo Becgơ có 2 kiểu biến đổi cảnh quan: thuận nghịch và không thuậnnghịch
- Biến đổi thuận nghịch: là sự biến đổi với sự trở lại về trạng thái ban đầu
sau tác động, không có sự cải tạo cảnh quan về chất lượng, chỉ thực hiện chứcnăng biến đổi trạng thái cảnh quan trong phạm vi nhất định Biến đổi theo mùathuộc về biến đổi thuận nghịch, thực chất chúng không mang theo một cái gì mớivào trong trật tự đã xác lập của sự vật Tính nhịp điệu không phải là sự lặp lạiđơn giản cùng một hiện tượng Mỗi chu kỳ hay mỗi nhịp điệu không phải là vòngkhép kín Mỗi chu kỳ tiếp theo (ngày, mùa, ) đều bắt đầu trên cơ sở có một biếnđổi ít nhiều của chu kỳ trước Sau mỗi một chu kỳ trong cảnh quan còn rớt lạinhững biến đổi không thuận nghịch và từ năm này sang năm khác sẽ tích luỹ.Đồng thời sẽ bị mang đi, xâm thực chia cắt tăng lên
Trang 26- Biến đổi không thuận nghịch: không có sự trở lại về trạng thái ban đầu,
là bản chất của sự phát triển Trong sự thay đổi không thuận nghịch (còn gọi là sựthay đổi tiến bộ) thì sự thay đổi trạng thái cũ không xảy ra, sự biến đổi chỉ theomột phía, một hướng nhất định
b) Tính bền vững của cảnh quan
Tính bền vững của cảnh quan là khả năng giữ lại cấu trúc hoặc khả năngtrở lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động Tính bền vững không có nghĩa là ổnđịnh tuyệt đối hoặc không có sự biến động tuyệt đối Tính bền vững là sự daođộng quanh trạng thái cân bằng (cân bằng động) Biên độ dao động càng rộngcàng ít rủi ro xảy ra của sự thay đổi không thuận nghịch trong sự tác động dịthường của các yếu tố bên ngoài
Mức độ bền vững của địa hệ tỷ lệ với độ lớn của chúng: diện < dạng <cảnh quan Nguyên lý này có ý nghĩa lớn đặc biệt khi nghiên cứu cảnh quan liênquan tới các yếu tố nhân sinh
1.1.4.2 Nguyên lý sự phát triển của cảnh quan
a) Nguyên lý:
- Mỗi một cảnh quan đều có nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển
- Sự phát triển của cảnh quan là sự biến đổi tiến bộ dưới tác động của cácmâu thuẫn bên trong
- Cơ chế phát triển cảnh quan: trong cảnh quan có những phần tử mới,cảnh diện mới không ngừng xuất hiện và tích luỹ, dần dần sẽ hình thành cảnhquan mới tại đó
Dưới góc độ phát triển phân biệt 3 yếu tố: tàn dư, bảo thủ và tiến bộ trongcảnh quan
- Yếu tố tàn dư: là yếu tố vẫn giữ được những nét của thời gian quá khứ,
nó cho phép ta biết được lịch sử phát triển của cảnh quan thời kỳ đã qua Ví dụ:các dạng địa hình băng hà, lòng sông khô trên sa mạc,
- Yếu tố bảo thủ: hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện thời và quyết định
cấu trúc hiện tại của cảnh quan Ví dụ: địa hình núi karst
Trang 27- Yếu tố tiến bộ: chỉ rõ tính chất biến động cảnh quan và khuynh hướng
phát triển trong tương lai của nó
Sự tích luỹ dần dần các phần tử cấu trúc mới cảnh quan sẽ dẫn tới sự biếnđổi về chất và dần xuất hiện cảnh quan mới Sự tự phát triển của cảnh quanthường được quan sát thấy ở các địa tổng thể cấp thấp và hầu như đều có sự canthiệp của con người
b) Tuổi cảnh quan:
Tuổi cảnh quan là thời gian tính từ khi cảnh quan mới bắt đầu hình thành,
là lúc cảnh quan có những phần tử cấu trúc mới xuất hiện (do có những nguyênnhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài)
Các giai đoạn phát triển của cảnh quan: 2 giai đoạn
- Giai đoạn hình thành cấu trúc: cảnh quan biến đổi nhanh, mang nét
điển hình của tuổi trẻ - kiến trúc còn chưa hình thành, sinh vật quần chưa có, thổnhưỡng phát triển còn yếu, địa hình ít chia cắt, mạng lưới thuỷ văn chưa hoànthiện Ví dụ: bãi bồi giữa sông
- Giai đoạn ổn định về cấu trúc: các thành phần cấu tạo tương đối phù
hợp với nhau và với điều kiện địa đới, phi địa đới Cảnh quan có cấu trúc bềnvững hơn
Giai đoạn phát triển này rất dài, mối tác động bên trong sẽ là yếu tố làmbiến đổi cảnh quan Sự thay đổi cấu trúc bằng con đường tích lũy các phần tử tiến
bộ nhưng rất dài và không có ranh giới rõ rệt
1.2 Những vấn đề lý luận về đánh giá cảnh quan
Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt mốiliên quan của đặc trưng các tổng thể tự nhiên và các hoạt động sản xuất thể hiệndưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau Kết quả phân tích, đánh giá cho thấycác cảnh quan tự nhiên luôn có đủ những điều kiện thuận lợi về chức năng cho đờisống con người, phát triển của ngành sản xuất, kinh tế, cũng như các mức độ đadạng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, Một trong những nội dungthiết thực nghiên cứu, đánh giá cảnh quan với các mức độ khác nhau của công tác
sử dụng tài nguyên ở lãnh thổ mỗi vùng cần phải đề cập đến là việc phân định các
Trang 28loại hình sản xuất chính như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch vànghỉ dưỡng, theo lãnh thổ
Phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết cácvấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trườngbền vững về thực chất sự bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống đặc điểm của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau; việc phântích tổng hợp cảnh quan và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng cácđịnh hướng về các dạng sử dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng Vìvậy, những cơ sở và nội dung quan trọng trước hết phải là việc nghiên cứu cácđặc điểm của cảnh quan, phân định rõ mức độ “phù hợp” hay “thích hợp” của cácvùng CQ hay từng tổng hợp thể tự nhiên cho phát triển một hay một vài ngànhsản xuất, kinh tế, cho đời sống con người, cho các nhu cầu xã hội và những vấn
đề liên quan khác như bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên, môi trường
Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyênthì một trong những phương pháp quan trọng thường được áp dụng là phươngpháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho cácmục đích thực tiễn Với phương pháp này có thể dễ dàng xác định mối quan hệ
và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữacác tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổchức không gian, cấu trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa củacác dạng sử dụng tài nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ Vớiphương pháp này một mặt sự xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trongmột hệ thống tự nhiên chung và đồng thời đưa ra được những kết luận chính xác
về việc bố trí các ngành sản xuất, kinh tế phù hợp theo từng vùng, Tuy nhiên,trong quá trình áp dụng phương pháp này cần có thêm những lý giải, cũng nhưxem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánh giá, phương pháp luận, các thủ pháp tiếnhành đối với mỗi đối tượng cũng như ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khácnhau
Cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu lựa chọn - huyện Yên Thủy, tỉnh HòaBình trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tiến hành phân tích,đánh giá cảnh quan phục vụ cho định hướng phát triển hai ngành sản xuất chính
là nông nghiệp và lâm nghiệp Do vậy, đề tài sẽ không đề cập đến những vấn đề
Trang 29đánh giá cảnh quan chung mà chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giáthích nghi sinh thái của cảnh quan cho hai loại hình phát triển đó và đồng thời làcác quan điểm lý luận, phương pháp luận tương ứng.
Khái niệm chung về đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan: Đánh
giá thích nghi sinh thái các cảnh quan được hiểu là việc thực hiện các thủ pháp,các bước thực hiện nội dung nghiên cứu phân loại các địa tổng thể theo mức độthích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ
Vì cảnh quan theo quan niệm chung là các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ
mà ở đó có sự đồng nhất tương đối về nền địa chất, đặc điểm địa hình, điều kiệnkhí hậu và chế độ thuỷ văn tương ứng, cũng như sự đồng nhất tương đối về cácloại đất và các quần xã thực vật nên cảnh quan được coi là đối tượng cơ sở củaviệc nghiên cứu lãnh thổ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, là đối tượng nghiêncứu tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng khai thác bền vững Do
đó, chúng được dùng khá phù hợp và hiệu quả nhất cho công tác đánh giá thíchnghi sinh thái các đối tượng lựa chọn Mức độ thích hợp của các dạng cảnh quanthường được thể hiện ở dạng điểm hoặc dạng cấp
Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của củaloại hình sử dụng đất và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan Điểm đánhgiá được tính theo một trong các phương pháp sau [10]:
- Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần
- Phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần
- Phương pháp phân tích nhân tố
- Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thông tin địa lý (gọitắt là phương pháp tích hợp ALES - GIS)
Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong quá trình đánh giá có thểkhác nhau Công thức đánh giá thích nghi sinh thái chung có dạng:
Trong đó: (A): là địa tổng thể/cảnh quan
(X): là dạng sử dụng, khai thác tài nguyên
Cảnh quan (A) thuận lợi đối với dạng sử dụng (X) trong điều kiện (Y )
Trang 30(Y): là điều kiệnCác nhóm nhiệm vụ đánh giá cảnh quan có các dạng sau:
+ “X” đã xác định, tìm “A”
+ “A” đã xác định, tìm “X”
+ Tìm “A” và “X”
+ “A” và “X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu
Những vấn đề lý luận, phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnhquan cho một số đối tượng cây trồng, vật nuôi, các loại hình sản xuất, kinh tế đãđược nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập khá kỹ, cũng như đã có nhữngkinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiềutác giả trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng một mô hình tổng quan
về các bước nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái như sau:
2.1 Xác định nhu cầu sinh thái 2.2 Lập bảng đặc tính các địa tổng thể
( 3) Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
Trang 31Các bước của quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các dạng cảnh quanđối với đối với hai ngành sản xuất nông - lâm nghiệp sẽ được trình bày cụ thểhơn trong nội dung của Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triểnnông - lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
1.3 Quan niệm về phát triển bền vững
1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững (PTBV)
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới, được công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và
tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển củanhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhucầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”
Tiếp đó chương trình của Liên hiệp quốc (UNEP) cũng đưa ra khái niệmPTBV với khái niệm rộng hơn, bao gồm cả PTBV về xã hội, PTBV về kinh tế đã đềcập tới nhưng chưa đầy đủ
Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta", Ủy ban quốc tế vềMôi trường và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: "PTBV là
sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hạiđến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai" Báo cáo này khẳngđịnh, phát triển kinh tế và môi trường là không tách rời nhau PTBV ngày càngphổ biến trên qui mô toàn cầu
Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển (NCED) được
tổ chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới vềphát triển bền vững tại Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đã đưa ra khái niệm:
"Phát triển bền vững là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hàihòa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệmôi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai"
PTBV đòi hỏi các lĩnh vực sinh thái, kinh tế và xã hội phải kết hợp chặtchẽ và phát triển một cách hài hòa Điều đó có nghĩa là khi đẩy mạnh PTBV cầnphải chú ý quan tâm thiết lập sự liên kết gắn bó của các mục tiêu sinh thái (bảo vệmôi trường và tự nhiên), kinh tế (sự phát triển kinh tế) và xã hội (công bằng xã
Trang 32hội) và sự tác động tương hỗ giữa ba lĩnh vực này PTBV không phải là ngừngphát triển để bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên mà phát triển theo những nguyêntắc mới, quy luật mới và những chiến lược mới
Từ những quan điểm và tính cấp thiết của PTBV được nêu ở trên có thểkhẳng định việc phát triển KT-XH ở mỗi lãnh thổ ngoài việc đề ra những phương
án nhằm phát huy tối đa những lợi thế để phát triển thì cũng không thể coi nhẹvấn đề môi trường và sinh thái Nhiệm vụ trọng tâm và vô cùng bức thiết đặt ravới sự phát triển đất nước hiện nay chính là vấn đề phát triển KT-XH gắn vớiPTBV trong đó quan trọng nhất là vấn đề bảo vệ môi trường
Với nhiệm vụ thực tiễn đặt ra hiện nay và tầm nhìn cho tương lai các nhànghiên cứu địa lí tự nhiên đã kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu cảnh quan vớimục tiêu phát triển bền vững Bước đầu tiếp cận và giải quyết vấn đề PTBV, từgóc độ nghiên cứu tài nguyên, môi trường có thể xây dựng được những cơ sởkhoa học và giải quyết cơ bản các vấn đề đặt ra ở mỗi vùng lãnh thổ thông quacác phương pháp: tiếp cận nghiên cứu địa lí tổng hợp, đánh giá cảnh quan,…
1.3.2 Mô hình phát triển bền vững
Một lãnh thổ được coi là PTBV nếu lãnh thổ đó đảm bảo phát triển đồngthời thống nhất giữa ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường
Về mặt kinh tế: phát triển bề vững về kinh tế là sự phát triển kinh tế một
cách ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất Đối với một lãnh thổ cụ thểhay ở một Quốc gia thì phát triển bền vững về kinh tế đó chính là sự tăng trưởngliên tục và ổn định về tổng sản phẩm trong nước hoặc tính bằng bình quân thunhập của một người trên một năm (GNP/người hoặc GDP/người)
Về mặt xã hội: xã hội bền vững là một xã hội trong đó phát triển kinh tế
phải đi đôi với công bằng xã hội, thể hiện sự phân chia hợp lý thu nhập và phúclợi xã hội cho mọi người dân và cho mọi vùng lãnh thổ Ngoài ra ở mỗi vùnglãnh thổ xã hội bền vững còn được đánh giá từ việc đảm bảo phát triển văn hóabền vững Không chỉ giữ gìn và phát triển sự đa dạng văn hóa truyền thống tốtđẹp mà còn tiếp thu và xây dựng nhiều nét văn hóa mới phù hợp với thời đại với
sự phát triển của kinh tế thế giới chống lại những xu thế văn hóa tiêu cực
Về môi trường: Bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lí các tài
nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội của lãnh thổ Vấn đề bảo vệmôi trường được đề cao và coi như là một điều kiện sống còn cho sự phát triển xãhội loài người hiện tại và trong tương lai
Trang 33Trên cơ sở 3 trụ cột của PTBV đã phân tích ở trên có một số mô hình tiếpcận phát triển bền vững tiêu biểu như:
- Mô hình của Jacobs và Sadler 1990, mô hình mô phỏng PTBV là tươngtác giữa ba hệ thống: Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội
Hình 1.4 Mô hình PTBV của Jacobs và Sadler 1990
Hình 1.5 Mô hình PTBV của UNICEF 1993
Hệ kinh tế
Hệ xã hội
Hệ tự nhiên
PTB V
Sản
xuất
Kinh tế
Môi trường
Xã hội
Thời gian Vật chất không gian
Trang 34Theo sơ đồ PTBV là kết quả của quá trình tương tác qua lại và phụ thuộclẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới Hệ thống tự nhiên là bao gồm cácHST tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất;
Hệ thống kinh tế là hệ sản xuất và phân phối sản phẩm; Hệ thống xã hội là quan
hệ của con người trong xã hội Ba hệ thống tạo nên sự PTBV cho thấy không có
sự ưu tiên của hệ này mà coi nhẹ hệ khác, không coi trọng phát triển của hệ này
để gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác Như vậy PTBV là sự dung hòacác tương tác và coi trọng sự phát triển cân bằng giữa ba hệ thống trên
- Mô hình thứ hai là mô hình PTBV của UNICEF năm 1993, mô hình thểhiện quan hệ thời gian và không gian của các hệ kinh tế - xã hội - môi trường
Sơ đồ của UNICEF nhấn mạnh tới các mục tiêu kinh tế mục tiêu xã hội mục tiêu môi trường thay thế cho các hệ kinh tế - xã hội - môi trường như ở sơ đồ
-của Jacobs và Sadler 1990.
Phân tích sơ đồ trên của UNICEF ta thấy:
+ Mục tiêu kinh tế là vấn đề nâng cao thu nhập của người dân, các ngànhkinh tế và GDP, GNP
+ Mục tiêu xã hội là thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, vật chất, tinh thầncủa mọi người dân và cộng đồng dân cư
+ Mục tiêu môi trường là giữ lâu dài, cân bằng của các hệ sinh thái nuôidưỡng sự sống
- Mô hình thứ ba là mô hình PTBV của Villen 1990, mô hình thể hiện cácnội dung cụ thể để cân bằng của một quan hệ kinh tế - sinh thái - xã hội trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia
- Bảo vệ nguồn nước
- Kiểm soát thuốc BVTV
- Bảo vệ CLCS.
Giá trị của máy móc Cạnh tranh quốc tế
Trang 35Mô hình thư tư là mô hình của ngân hàng thế giới về PTBV Ngân hàngthế giới đưa ra mô hình PTBV là sự phát triển kinh tế - xã hội để đạt được đồngthời các mục tiêu kinh tế cụ thể: tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phốithu nhập, hiệu quả trong kinh tế của sản xuất cao Mục tiêu xã hội cụ thể là: côngbằng và dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội Mục tiêu sinh thái là: đảmbảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các HST tự nhiên nuôi dưỡng con người.
Hình 1.7 PTBV của ngân hàng thế giới
Các mô hình thể hiện vấn đề PTBV trên cho thấy quan niệm về PTBVđược tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới một sựphát triển hài hòa, coi thành phần sinh thái tự nhiên là một trong những bộ phậnkhông thể tách rời và coi nhẹ Sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế - xã hội - môitrường là sự phát triển vững bền cho hiện tại và tương lai
1.4 Quy trình nghiên cứu
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, để hoàn thành luận văn, chúng tôithực hiện theo quy trình sau:
PTBV
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu sinh thái Mục tiêu
xã hội
Trang 36- Bước 1: Công tác chuẩn bị:
Nhiệm vụ đầu tiên của bước này là xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung,quan điểm và phương pháp nghiên cứu Công tác chủ yếu trong giai đoạn này làthu thập, chuẩn bị các tư liệu, bản đồ về khu vực nghiên cứu nhằm khảo sát sơ bộđiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, vạch ra các tuyến khảo sát, từ đó xây dựng
kế hoạch thực hiện luận văn
1 Công tác chuẩn bị
- Tổng quan tài liệu
- Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
Trang 37- Bước 2: Điều tra tổng hợp:
Sau khi khảo sát sơ bộ điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vựcnghiên cứu trong phòng cần tiến hành thu thập thêm các tài liệu, số liệu của địaphương trong quá trình đi thực địa Từ các quan sát thực tế về đặc điểm tự nhiêncủa vùng, sự phân hóa cảnh quan nhằm bổ sung cho các kết quả nghiên cứu cònthiều sót trong phòng Nhiệm vụ của đề tài đặt ra là nghiên cứu, đánh giá cảnhquan cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp nên trong quá trình đi thực địacần tìm hiểu thực trạng và quy mô phát triển thực tế hai loại hình sản xuất nàycủa địa phương
- Bước 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp:
Đề tài sẽ tập trung đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đốivới hai loại hình sản xuất là nông nghiệp và lâm nghiệp
- Bước 4: Đề xuất hướng sử dụng:
Sau khi đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với hailoại hình sản xuất là nông nghiệp và lâm nghiệp, chúng tôi sẽ thành lập bản đồđịnh hướng sử dụng không gian lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp và đềxuất một số kiến nghị cho việc sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ nghiên cứu.Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trang 38CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 2.1 Vị trí địa lý
Yên Thủy là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Hòa Bình, làhuyện duy nhất của tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với ba vùng: Tây Bắc, Đồng bằngSông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ Lãnh thổ huyện được giới hạn bởi vĩ độ từ
20018’B đến 20033’B; từ kinh độ 105032’Đ đến 105046’Đ Trung tâm huyện cáchthành phố Hòa Bình 80 km về phía Tây Bắc theo trục quốc lộ 12B và quốc lộ 6,cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc Tổng diện tích đất tự nhiên củahuyện là 28.280,1 ha, bằng 6% diện tích tỉnh và 0,79% diện tích cả vùng TâyBắc Về măt tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía bắc giáp các huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
- Phía phía đông giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Phía nam giáp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Phía tây giáp huyện Lạc Sơn - Hòa Bình và huyện Nho Quan, tỉnh NinhBình
Vị trí địa lí của huyện Yên Thủy là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với cáctỉnh phía Tây Nam của Đồng bằng Bắc Bộ Huyện có khoảng 22km đường quốc
lộ 12B đi qua 5 xã, thị trấn của huyện (Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương,thị trấn Hàng Trạm) và khoảng 22,5km đường Hồ Chí Minh đi qua 4 xã (LạcThịnh, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng) Đây là những tuyến giao thông huyếtmạch của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, dịch vụ,giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Đặc điểm vị trí địa lí như trên quy định lãnh thổ nghiên cứu nằm trong vùng nội chí tuyến, thuộc hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm Đông Nam Á, phụ
hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy - các nhân tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ
Trang 392.2.1 Đặc điểm địa chất - nhân tố thành tạo nền tảng rắn trong cảnh quan
Huyện Yên Thủy nói riêng và lãnh thổ tỉnh Hòa Bình nói chung có lịch sửphát triển tương đối lâu dài, nằm trong vùng uốn nếp phía Tây Bắc, một miền cómức độ hoạt động kiến tạo và tân kiến tạo khá mạnh so với miền khác ở ViệtNam Vùng uốn nếp này thuộc đầu mút Đông Nam của dải uốn nếp Tetis baogồm các đới nâng lên và sụt xuống xen kẽ nhau nằm trong hai khối kiến trúc uốnnếp Hecxini muộn và Indoxini Chính điều này đã tạo nên cho lãnh thổ huyệnYên Thủy một nền cấu trúc địa chất dạng tuyến theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
và địa hình chuyển tiếp giữa khu vực núi cao Tây Bắc với khu vực đồng bằngphía Đông Nam
Trong lịch sử phát triển của mình, cách đây khoảng 500 triệu năm, lãnh thổhuyện Yên Thủy bị quá trình biển tiến nhấn chìm Chế độ biển kéo dài hàng trămtriệu năm kết hợp với các vận động sụt lún tạo điều kiện cho việc hình thành các tập
đá vôi và đá phiến hiện nay phân bố rộng khắp trong vùng Đồng thời, vận động tạosơn Indoxini xảy ra mạnh trên khu vực đã tạo nên những nếp uốn khổng lồ kèmtheo các hệ thống đứt gãy chờm nghịch làm cho đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơntrồi lên trên đá phiến, đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn Vận động tạo núi Tân sinhlàm cho lãnh thổ trẻ hoá, tuy mức độ không lớn những cũng cải tạo thêm bề mặtđịa hình khu vực Trong giai đoạn Tân sinh các chuyển động ngang đi kèm vớicác chuyển động nâng hạ đã cải biến bình đồ cấu trúc cổ hình thành các kiến trúctân kiến tạo, tạo nên sự phân dị của địa hình
Chính sự phức tạp về cấu trúc địa chất đã tạo cho khu vực một nền nhamthạch kém đồng nhất Trong vùng có đầy đủ 3 loại đá chính là: macma, trầm tíchhỗn hợp và biến chất
- Nhóm đá macma: trong nhóm đá macma thì các đá macma axit chiếm
diện tích lớn nhất, các đá macma bazơ phun trào chủ yếu tập trung ở một số xãcủa huyện: Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sĩ
- Nhóm đá trầm tích hỗn hợp: bao gồm các loại đá phiến sét xen bột kết,cát kết, bột kết; Trầm tích do sạt lở gồm dăm, sạn bột, cát nhiều thành phần;Ngoài ra còn có các trầm tích ngoài sông do bãi bồi hiện đại
Trang 40- Nhóm đá biến chất: bao gồm đá phiến sét, phiến mica và gơnai Đây lànhóm đá biến chất nhiệt tiếp xúc với đá macma xâm nhập của khối granit.
Như vậy, việc xem xét cấu trúc địa chất, đặc điểm nham thạch và vận độngkiến tạo của khu vực tạo tiền đề cho việc xác định vai trò, chức năng và động lựcphát triển thành tạo cảnh quan Đồng thời, đây là cơ sở để nghiên cứu địa hìnhcùng các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ngầm và tài nguyên đất
2.2.2 Đặc điểm địa hình - nhân tố phân bố năng lượng và vật chất trong cảnh quan
Yên Thủy là một huyện miền núi nằm trong vùng núi thấp của tỉnh HòaBình, lãnh thổ có độ cao trung bình 42m so với mặt nước biển, thấp dần từ Tâysang Đông và từ Bắc xuống Nam Vùng núi có chiều dài trung bình là 26,0 km,chiều rộng trung bình là 12,0 km, hướng núi chủ yếu chạy dọc theo hai hướngTây Bắc - Đông Nam và hướng Bắc - Nam Địa hình Yên Thủy khá đa dạng, cónúi đá vôi cao, có rừng rậm và đồi xen kẽ, có thung lũng, đồng bằng chạy dàitheo đường quốc lộ 12B Xét về đặc điểm cấu trúc hình thái của địa hình có thểchia địa hình huyện Yên Thủy thành 3 vùng chính sau:
Vùng 1: Gồm các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Thị trấn là vùng có địa hìnhtrung bình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình khoảng 35m so với mặt nướcbiển Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện
Vùng 2: Gồm các xã Đa Phúc, Hữu Lợi, Đoàn Kết, Yên Trị, Phú Lai, NgọcLương đây là, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp,trồng rừng, là vùng có sản lượng lạc, ngô, mía cao nhất huyện
Vùng 3: Gồm các xã: Lạc Lương, Lạc Sĩ, Bảo Hiệu là các xã thuộc khuvực miền núi với đặc trưng địa hình chủ yếu là núi có độ cao trung bình nên hoạtđộng kinh tế chính là trồng rừng, cây hoa màu và cây ăn quả
- Dạng địa hình núi thấp: có độ cao trung bình từ 500 - 1.000m, độ dốc
phổ biến từ 150 - 250 Dạng địa hình chủ yếu có dạng địa lũy, khối tảng bộ phậncánh võng phức, thuộc địa phận các xã: Lạc Hưng, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc
Sỹ, Đa Phúc, ria phía tây các xã Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Trị vùng có diện tíchrừng và vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương Hoạt động kinh tế chính là trồng