- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thốngphân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo làm cơ sở để đánhgiá cho các loại hình sản xuất
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI ĐỨC DUẨN
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI ĐỨC DUẨN
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8 44 02 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Khanh
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Đức Duẩn
Trang 4Xin được cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Địa lí đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phong thống kê huyện Tam Đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận các số liệu, tài liệu, bản đồ liên quan đến luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Đức Duẩn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8
6 Đóng góp của đề tài 14
7 Cơ sở tài liệu 14
8 Cấu trúc luận văn 14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC 16
1.1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp 16
1.1.1 Quan niệm về cảnh quan 16
1.1.2 Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan 18
1.1.3 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan 25
1.1.4 Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu cảnh quan 30
1.2 Quan điểm phát triển bền vững trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 33
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp 36
1.3.1 Định hướng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp 36
1.3.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 36
Tiểu kết chương 1 38
Trang 6Chương 2: CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM
CẢNH QUAN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC 39
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 39
2.1.1 Vị trí địa lí 39
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 41
2.1.3 Những hoạt động dân sinh 53
2.1.4 Đánh giá chung về nguồn lực 56
2.2 Đặc điểm phân hóa cảnh quan huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 59
2.2.1 Phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo 59
2.2.2 Đặc điểm chức năng cảnh quan huyện Tam Đảo 67
Tiểu kết chương 2 70
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN TAM ĐẢO VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP 71
3.1 Phân nhóm cảnh quan theo khả năng sử dụng đất cho nông - lâm nghiệp 71
3.1.1 Nguyên tắc và phương pháp đánh giá 71
3.1.2 Chỉ tiêu phân nhóm cảnh quan 72
3.2 Phân loại cảnh quan cho các loại hình sử dụng đất 76
3.2.1 Đất sản xuất nông nghiệp 76
3.2.2 Đối với ngành lâm nghiệp 80
3.3 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên 83
3.4 Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Tam Đảo cho phát triển nông - lâm nghiệp 86
3.4.1 Quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp 86
3.4.2 Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Tam Đảo cho phát triển nông - lâm nghiệp 87
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Kiến Nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 7UBND : Ủy ban nhân dân
SXNLN : Sản xuất nông, lâm nghiệp
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh các điều kiện địa lí, cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN 21
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tam Đảo 2005 - 2015 48
Bảng 2.2 Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2016 50
Bảng 2.3 Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2015 53
Bảng 2.4: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện 55
Bảng 2.5 Các phụ lớp CQ và độ cao địa hình 61
Bảng 2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 62
Bảng 3.1 Tiêu chí đánh giá cho sản xuất nông, lâm nghiệp 75
Bảng 3.2 Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất nông nghiệp 78
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá cho nông nghiệp 79
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả đánh giá chung của các loại cảnh quan cho ngành nông nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 80
Bảng 3.5: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất lâm nghiệp 82
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển lâm nghiệp 82
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá ngành sản xuất nông, lâm nghiệp 83
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá tổng hợp các loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 84
Bảng 3.9: Kết cấu một số mô hình nông - lâm kết hợp 89
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan 29
Hình 1.2 Mô hình PTBV 35
Hình 1.3 Phát triển bền vững trên quan điểm động 35
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 40
Hình 2.2 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc 44
Hình 2.3 Biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2007 -2016 45
Hình 2.4 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2007 - 2016 45
Hình 2.5 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc 47
Hình 2.6 Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Tam Đảo năm 2005, 2015 (%) 56
Hình 2.7 Bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc 66
Hình 3.1 Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo 85
Hình 3.2 Sơ đồ: Vòng xoáy đói nghèo của người dân miền núi 88
Hình 3.3 Sơ đồ Lợi ích KT - XH và môi trường của mô hình NLKH 89
Hình 3.4 Bản đồ định hướng tổ chức không gian sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phhúc 92
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông, lâm nghiệp là ngành có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của bất kì quốc gia nào, dân tộc nào, địa phương nào và ở bất kì thời đại nào, dùcho khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì cũng không có ngành nào có thể thaythế được nông, lâm nghiệp
Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, nôngnghiệp là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệpgắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên,…
Nông nghiệp là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Tàinguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu sự phát triển và phân bố nông nghiệp.Phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên hướngtới việc thỏa mãn được các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của cácthế hệ mai sau Để nông nghiệp phát triển được một cách bền vững thì việc đánh giátổng hợp các điều kiện địa lí và tài nguyên là việc làm cần thiết nhằm xác định đượcgiá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển nông nghiệp.Thông qua việc đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên cũng như các điềukiện, khả năng khai thác tài nguyên sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tự nhiênđối với từng loại cây trồng, vật nuôi
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay ngành nông - lâm nghiệp của tỉnh khôngchiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, tuy nhiên, với mục tiêu phát huy tiềmnăng phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển nông - lâm nghiệp vẫn chiếm ưu thế, nêntỉnh Vĩnh Phúc hướng tới mục đích phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp vàrất chú trọng tới việc nâng cao sản lượng, chất lượng nông - lâm nghiệp trong toàntỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệphóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở vùng trung du và miền núi
Để phát triển nông - lâm nghiệp ngoài kinh nghiệm, trình độ của con người thìcác nhân tố tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng
Trang 11Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, là huyện nghèo củatỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo có diện tích đất đồi núi, rừng lớn nhất tỉnh, đây là tháchthức rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Dù điều kiện khó khăn nhưvậy, người dân ở đây đã chinh phục được thiên nhiên, biến những khu đất đồi, núirộng lớn, sỏi đá, bạc màu thành những khu kinh tế mang lại giá trị kinh tế cao Vớitiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên phong phú, Tam Đảo hội tụ tất cả các điều kiện
để phát triển toàn diện các ngành kinh tế cả nông, lâm nghiệp và du lịch Đặc biệt làkhí hậu và đất đai đã tạo nên những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các giốngcây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực củahuyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng Tuy tiềmnăng để phát triển kinh tế của huyện rất mạnh nhưng công tác khai thác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu
cơ sở khoa học Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnhcủa huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xâydựng cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng,giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội của
huyện Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát
triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm phát huy
thế mạnh, đề xuất giải pháp khai thác tối đa các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của huyện một cách bền vững
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.2 Nhiệm vụ
Để hoàn thành những mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
Trang 12- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xác định cơ sởkhoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thốngphân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo làm cơ sở để đánhgiá cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu trên lãnh thổ nghiên cứu
- Tiến hành xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích hợp tiềm năng sinh thái
tự nhiên đối với cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp cho huyện Tam Đảo
- Đánh giá cảnh quan huyện Tam Đảo cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp
- Đề xuất một số định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chứckhông gian phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững huyện Tam Đảo
3 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Giới hạn không gian, thời gian
- Lãnh thổ nghiên cứu là toàn huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc, xét theo ranh
giới hành chính, nằm trong giới hạn từ 105029’ đến 105041’ kinh độ Đông, từ 21020’
đến
22033’ vĩ độ Bắc
- Về mặt thời gian: Luận văn sử dụng các tư liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xãhội của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 2005 cho đến nay và có tính đến các số liệu
dự báo và định hướng quy hoạch đến năm 2025
3.2 Giới hạn nội dung
- Đối tượng là các nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển vàhoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo
- Luận văn nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn huyệnTam Đảo để thành lập bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo
- Luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên theo hướng tiếp cậncảnh quan huyện Tam Đảo Từ đó, xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợicủa từng loại cảnh quan đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và đề xuất định hướng
Trang 13không gian phát triển bền vững cho lĩnh vực nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo.
Trang 144 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo, giữ vai trò kim chỉ nam cho mọinghiên cứu địa lí mà các đối tượng được nằm trong tổng hòa các mối liên hệ giữachúng với nhau Quan điểm tổng hợp yêu cầu và đặt ra cho các nhà nghiên cứu phảinhìn nhận sự vật hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tương tác nhau bởi mỗi một sựvật hiện tượng trong giới vô cơ và hữu cơ đều có những quy luật vận động phức tạp.Các ngành kinh tế phát triển trên cơ sở hệ thống tương đối toàn diện từ nguồn lực tựnhiên cho đến các nguồn lực kinh tế xã hội Mỗi ngành kinh tế có tính đặc thù riêng,tuy nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải đảm bảo mối quan hệ liênngành, tổng hợp có hệ thống của các thành phần kinh tế
Khi nghiên cứu tới cấu trúc, chức năng để đánh giá thuận lợi và khó khăn củahuyện Tam Đảo, không chỉ xem xét từng bộ phận của tự nhiên mà phải nghiên cứumột cách toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các mối quan hệtương tác giữa chúng Ngoài ra còn chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội và môitrường trong mối quan hệ tổng hợp với các điều kiện tự nhiên để từ đó đề xuất cácđịnh hướng bố trí không gian sản xuất nông, lâm nghiệp thích hợp với từng điều kiệncủa các xã trong huyện Tam Đảo
4.2.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống chính là cơ sở cho phép xác định lãnh thổ nghiên cứu làmột hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống con trong nó, đồng thời cũng là hệ thốngcon trong mối liên hệ với các lãnh thổ cấp cao hơn, tạo nên sự phân hóa đa dạng củalãnh thổ Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực hở và tự điều chỉnh có ranh giớixác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là đặc trưngcủa địa lí học Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối quan hệ hữu cơtrong hoạt động khai thác - sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, hệ địa sinh thái huyện Tam Đảo cũng
là một hệ thống động lực có khả năng thay đổi theo thời gian, vì vậy, cần có sự quan
Trang 15tâm đúng mức khi tiến hành phân tích, đánh giá, vạch ranh giới các đơn vị CQ trongmột thời gian phù hợp, cụ thể nhằm phân tích đánh giá và đưa ra các định hướng sảnxuất nông, lâm nghiệp đúng đắn trên địa bàn huyện Tam Đảo.
4.2.3 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là quan điểm mang tính đặc thù của các đối tượng, hiệntượng địa lí hay nói một cách khác mọi sự vật hiện tượng đều có sự phát sinh, pháttriển trên một lãnh thổ nhất định, chúng có sự phân hoá không gian nội tại nhưng cũng
có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên và kinh tế xã hội
Mỗi cảnh quan đều phát sinh và hình thành phát triển gắn với một không gian
cụ thể, sự thay đổi bất cứ một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ từmiền núi hay vùng gò đồi cũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ khu vựcđồng bằng và ngược lại Vì vậy quan điểm lãnh thổ được vận dụng để tiến hànhnghiên cứu cảnh quan huyện Tam Đảo và đặt trong mối liên hệ cho việc xây dựngchiến lược kinh tế đồng bộ của toàn tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển vàbiến đổi không ngừng theo thời gian Mỗi đơn vị cảnh quan phải mất một thời giandài để hình thành Trong quá trình phát triển các đặc trưng riêng hầu như đã bị biếnđổi
Đối với việc phát triển nông, lâm nghiệp quy mô cấp huyện cũng cần phảinghiên cứu, đề xuất các định hướng phù hợp với tiềm năng và các nguồn lực phát triểnnông, lâm nghiệp để thấy được các quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại Đồngthời xác định những mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính chuyên biệt của mỗi
hệ thống lãnh thổ nông, lâm nghiệp cũng như của mỗi địa phương để tạo ra sức cạnhtranh
Tam Đảo là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hóa phát triển từ lâuđời Vùng đất với nhiều nét đặc trưng về tự nhiên, văn hóa và con người, những đặcđiểm này đã được nghiên cứu, khai thác cho phát triển kinh tế nói chung và phát triểnnông, lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểunguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án chính xác giúp cho
Trang 164.2.5 Quan điểm phát triển bền vững
Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chấtbiện chứng mới ngày nay, nhưng không chỉ bền vững, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnhvực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnhvực, bền vững giữa các vùng, miền lãnh thổ và toàn cầu
Phát triển nông, lâm nghiệp phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tàinguyên, môi trường sinh thái bền vững Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lýphù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, kinh tế - xã hội sao cho môi trườngcảnh quan không những không bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển nông, lâmnghiệp mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn Do vậy, cùng với các nghiên cứu vềkhía cạnh tài nguyên nông, lâm nghiệp, luận văn cũng lồng ghép các phân tích về kinh
tế, xã hội của lãnh thổ nhằm đưa ra khung định hướng tổ chức không gian sử dụnghợp lý tài nguyên, phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo hướng tới bền vững
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu
Khi đã xác định được phương hướng của đề tài thì để có cái nhìn khái quát, cụthể về khu vực nghiên cứu thì phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tàiliệu là rất cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu Các tài liệu, số liệu thống
kê được phân tích chọn lọc và tổng hợp lại để phù hợp với yêu cầu của đề tài Trên cơ
sở đó tiến hành lập đề cương chuẩn bị cho công tác thực địa để kiểm chứng, bổ sungcập nhật tài liệu, bảo đảm tính đúng đắn và tính chính xác của việc điều tra nghiêncứu tổng hợp điều kiện địa lí lãnh thổ phù hợp với mục đích nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp truyền thống, bắt buộc khinghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhất là đối với địa lí tựnhiên tổng hợp Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung tài liệu, tìmhiểu thực tế ở lãnh thổ nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu, điều tra tổnghợp về điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của khuvực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập
Trang 174.2.3 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Bản đồ và hệ thống thông tin địa lí là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc biểudiễn các thành quả nghiên cứu - đánh giá cảnh quan Với nhiều tính năng ứng dụngcao trong nghiên cứu địa lí mà phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lí (GIS) là cácphương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu cảnh quan Trong đềtài, phương pháp GIS được vận dụng để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữliệu hợp phần cảnh quan, chồng xếp các lớp dữ liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề
4.2.4 Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các giá trị kinh tế của ĐKTN vàTNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT - XH, mô hình hoá các hoạt động giữa tựnhiên với KT - XH phục vụ cho việc dự báo những biến đổi của môi trường, điềuchỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường
Sau khi có kết quả nghiên cứu CQ, tác giả tiến hành các bước đánh giá CQ tuần
tự từ việc lựa chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, thang điểm, xác địnhcác nhân tố giới hạn; phương pháp tính điểm, phân chia mức độ thích hợp (thuận lợi)của các đơn vị CQ với các loại hình sản xuất; nhóm gộp các cấp thuận lợi để thể hiệnlên bản đồ Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành ĐGCQ đã được các nhà CQHxây dựng
4.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là cách mang lại những phản hồi có giá trị, bám sátnhất vào đề tài nghiên cứu dựa trên những nhận định, phân tích, phản hồi từ việc tácgiả đã tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lí địa phương, người dân địa phương ở cácđiểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tìnhhình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương Các thông tin được thu thập, chọn lọcphù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận văn Nhờ có sự nhìn nhận kháchquan từ các chuyên gia mà đề tài mang tính ứng dụng thiết thực
4.2.6 Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu - MCA (Multi Criteria Analysis) là mộtphép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng Ứngdụng của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu giúp xác định mức độ thuận lợi của các
Trang 18lĩnh vực Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là sử dụng một hệthống các chỉ tiêu phù hợp để phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu Đây làphương pháp đánh giá bán định lượng cho kết quả khách quan đáng tin cậy cao.
4.2.7 Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT), là phương pháp phân tíchchiến lược, đánh giá vị trí và định hướng của một mục tiêu phát triển dựa trên phântích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Từ thực tiễn phát triển nông, lâmnghiệp của Tam Đảo, luận văn vận dụng mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sởcho việc đề xuất các định hướng phát triển của huyện, tỉnh Trong đó, điểm mạnh vàđiểm yếu được phân tích như những yếu tố nội bộ, còn cơ hội và nguy cơ là nhữngyếu tố bên ngoài góp phần thúc đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của nông, lâmnghiệp Tam Đảo nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
5.1 Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
Việc nghiên cứu CQ phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ngày càngphát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường pháikhác nhau: Từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sựhình thành khái niệm cảnh quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan củacác tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) vàcác nước Đông Âu đến trường phái nghiên cứu cảnh quan của Bắc Mĩ và Tây Âu
Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác học Liên bang Nga L.S.Berg với tiền đề là học thuyết của V.V Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiênnhiên Đến năm 1913, L.S Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong khoa học địa
lí và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí Đến
năm 1931, L.S Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1)
-công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan Cảnh quan học thực sựphát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1945 Đóng góp to lớn vào việchoàn thiện và phát triển lý thuyết nghiên cứu cảnh quan phải kể đến công lao của cácnhà địa lí Xô Viết Năm 1947, N.A.Xôntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầutiên, ông phát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trước
đó của
Trang 19L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, đưa ra một định nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình tháicảnh quan Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận cảnh quan và cácvấn đề liên quan Đầu tiên là các nghiên cứu của B.B Pôlưnôv, tiếp đó A.I Pérelman
đã nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và yếu tố hoáhọc trong phân chia cảnh quan Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây dựngnhững nguyên tắc phân loại địa hoá các cảnh quan một cách cụ thể hơn và đưa ra hệthống phân loại các cảnh quan địa phương Hướng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan doA.L.Armand đề xuất, ông đã sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại để nghiên cứumối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ
Vào năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat
và liên tiếp sau đó là các Hội nghị Khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ chứcgần như hàng năm Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần hoànthiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các côngtrình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ khác nhau, nghiên cứu
về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan, vấn đề sử dụnghọc thuyết cảnh quan trong thực tiễn qua các công trình của N.I.Mikhailôv,V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdetxki (1963), X.V.Kalexnik (1964), A.G.Ixatsenko(1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966), N.A.Xôntxev, V.I.Prôkaev (1971),
Sự ra đời của “Cảnh quan học ứng dụng” phải kể đến công lao to lớn của A.G.Ixatsenko Ông là một nhà CQ tiêu biểu của Liên bang Nga có nhiều công trình có giátrị: năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1:4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan”, năm 1969, ông cho ra đờitác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên”, trong đó ông đã trìnhbày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên,
năm 1974, ông cùng với A.A Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung
của bản đồ cảnh quan địa lí”, năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan họcứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy béncủa ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học Những năm sau, một loạtcác công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như: “Nghiên cứu đánh
giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M Rakovskaia, I.R Dorphman
Trang 20-1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M Ruzichka, M Miklas - 1980).
So với Liên bang Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu vàBắc Mĩ xuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vàlúc đầu với những quan niệm không khác xa nhau Một trong những nhà lý luận cảnhquan đầu tiên người Đức là Z.Passarge (1866-1958), ông đã có những công trình vềcác đới cảnh quan trên Trái Đất Sau đó các nhà địa lí người Đức cũng đã tiến hànhthành lập bản đồ cảnh quan và chủ yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái cảnhquan, lấy các đơn vị sinh cảnh để phân chia cảnh quan
Tác giả G.Bertrand (Pháp) năm 1968, trong công trình “Phong cảnh tự nhiên toàn cầu”, coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy của cảnh quan.
Vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “Phong cảnh (Paysage)” được sử dụng thay cho thuật
ngữ cảnh quan
Các nhà địa lí Mĩ như M.Khactoxơ, D.Uitttơlxli cũng tập trung nghiên cứu địa
lí khu vực nhưng cũng trên quan điểm của các nhà địa lí Xô Viết
Thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá tổnghợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích thực tiễn của các nướcchâu Mĩ, Tây Âu,… có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần hoàn thiện phương phápluận, phương pháp nghiên cứu và đánh giá điều kiện tự nhiên cho các mục đích thựctiễn
5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Xu hướng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên được các nhàkhoa học Việt Nam vận dụng sáng tạo Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công
bố và áp dụng vào thực tiễn trên cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đónggóp to lớn cho sự thành công của khoa học đánh giá địa lí tổng hợp
Tiêu biểu và tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá cảnh quan để phục
vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là Nguyễn Đức Chính và Vũ
Tự Lập Năm 1963, các ông đã công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong
đó trình bày rõ về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cholãnh thổ Việt Nam Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề
phân vùng địa lí tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lí tự nhiên” (Nguyễn Đức Chính, V.G Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng
Trang 21để chỉ các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác nhau” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận và phương pháp phân vùng địa lí tổng hợp tỉ lệ trung bình” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính,
Nguyễn Văn Nhưng)
Năm 1976, Vũ Tự Lập cùng với sự giúp đỡ của E.M.Murzaev và V.G Zavriev
đã hoàn thành công trình “CQ địa lí miền Bắc Việt Nam” - được xem là một côngtrình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học địa líViệt Nam hiện đại Hệ thống phân vùng CQ gồm 16 cấp, từ Quyển địa lí đến Điểmđịa lí, được chia làm 3 đoạn, 2 dãy (theo quy luật địa đới và phi địa đới) và 2 nhánh(cho khu vực miền núi và khu vực đồng bằng), đưa ra 527 cá thể cảnh địa lí [12]
Tại Hội thảo về cảnh quan sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn ThànhLong đánh dấu sự mở đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan học Việt Namvới bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan” Năm 1994, ông và HuỳnhNhung hoàn thành cuốn “Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnhquan học và sinh thái học cảnh quan” đã làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan vàsinh thái học Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vậtchất, trao đổi năng lượng trong một số cảnh quan Việt Nam” đã cho thấy quan điểmsinh thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam
Bên cạnh các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rấtnhanh các hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thôngtin Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu cảnh quan TâyNguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và những ngườikhác với công trình “Xây dựng BĐCQ sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200 000 trên
cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vânvới “Thành lập BĐCQ đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư liệu viễn thám”(1992)
Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gần đây
là hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnhthổ, tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải Năm 1988, ông hoàn thành côngtrình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sửdụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ” Đến năm 1990, trong Chương trình
Trang 22cùng Nguyễn Trọng Tiến và nhiều người khác đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điềukiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuấtnông - lâm” Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổnghợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên” Năm 1992 dotác giả Phạm Hoàng Hải và nhiều người khác; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái ViệtNam cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường” năm 1993, docác tác giả ở Viện Địa lí - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện; “Nghiêncứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích dử dụnglãnh thổ và bảo vệ môi trường, năm 1993 của tác giả Nguyễn Thượng Hùng và nhiềungười khác; “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch, phát triển kinh tế”năm 2002 của tác giả Nguyễn Thế Tôn; “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiêp cậnsinh thái”, năm 2005 của tác giả Nguyễn Cao Huần.
Vào năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở CQ học của việc sửdụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của PhạmHoàng Hải cùng Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình đượcđánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trưng của các CQ nhiệt đớigió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất cho toànlãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cậpmột cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và CQ nói riêngdưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa họctin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
Còn có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên và điều kiệnkinh tế xã hội như đề tài độc lập cấp nhà nước của GS.TS Trần Nghi làm chủ nhiệm
“Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội nhằm định hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum”
- Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Hay luận án Tiến sĩ của TS
Lê Năm “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, trường ĐHSP Hà Nội, 2004” Nhìn
chung các đề tài đã vận dụng cơ sở lý luận của nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTNnhằm phục vụ phát triển KT - XH của một địa phương cụ thể
Trang 23Thêm vào đó là các bản đồ cảnh quan và đánh giá CQ đã được các nhà CQ học
và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vựcnghiên cứu CQ của Việt Nam ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ và vữngchắc
Đến nay, đã có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu theo hướng đánh giá điều kiện
tự nhiên cho mục đích phát triển kinh tế như: “Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và
đề xuất mô hình sử dụng cho mô hình sản xuất lâm, nông nghiệp (10 huyện miềnnúi)”, “ Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ sử dụng đất đai nông, lâm nghiệp vùngđồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế” của tác giả Lê Văn Năm, Nguyễn An Thịnh; “Phântích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - du lịch
huyên Sa Pa, Lào Cai Đề tài “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ” của Tiến sĩ Đặng Thị Huệ năm 2014 đã có
những đánh giá tổng hợp về cảnh quan của một tỉnh miền núi và trung du khá đặctrưng và kết quả đánh giá có tính ứng dụng trong phát triển kinh tế, đacự biệt là pháttriển nông, lâm nghiệp và du lịch Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giáriêng cảnh quan tự nhiên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp của huyện TamĐảo tỉnh Vĩnh Phúc
5.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Đến nay các đề tài cũng như các luận án Tiến sĩ về việc đánh giá tổng hợp điềukiện tự nhiên để phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúcnhìn chung còn khá mới mẻ, chưa có nhiều đề tài Một số công trình nghiên cứu vềtỉnh Vĩnh Phúc chỉ xoay quay từng khía cạnh nông nghiệp, trồng rừng, cải tạo đất,canh tác trên các loại đất, mà chưa đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ giữa các thànhphần tự nhiên cấu thành nên thể tổng hợp địa lí tự nhiên (cảnh quan) Ví dụ như: tácgiả Trịnh Đình Dũng có bài: “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn VĩnhPhúc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, số
781 (tháng 11/2007) đã nghiên cứu cụ thể về vấn đề phát triển nông nghiệp, nôngthôn ở tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập tới việc phát triển nông nghiệp bền vững ởđịa phương Hay như luận văn thạc sĩ “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụngnhóm đất phi nông nghiệp cấp xã trên địa bàn huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc giaiđoạn 2005-2010” của tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà, luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xây
Trang 24dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh yên- tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Tạ Ngọc Long,…
Như vậy, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, đánh giá tổnghợp điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyệnTam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc những cơ sở lý luận, phươngpháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp bềnvững vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở quan điểm địa lí ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ tổng hợp làm
cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng tự nhiên và bố trí cây trồng, vật nuôi trongsản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh giá được tiềm năng tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệpbằng một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp theo quy định của các ngành nông - lâm nghiệp
Đề xuất được phương án sử dụng các điều kiện tự nhiên hợp lý lựa chọn cáccây trồng, vật nôi phù hợp góp phần vào sử dụng hợp lý vùng đất trống đồi trọc ởlãnh thổ nghiên cứu
7 Cơ sở tài liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong suốt thờigian thực hiện luận văn, từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
Các đề tài, dự án, các báo cáo khoa học, nghiên cứu về điều kiện địa lí và tàinguyên nông - lâm nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc; Các số liệu thống kê, báo cáo quyhoạch phát triển kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được trực tiếp thu thập tại phòngthống kê huyện Tam Đảo; Phòng nông nghiệp, phòng Tài nguyên và môi trườnghuyện Tam Đảo Cục Thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môitrường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,
- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, chụp lại,
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết quả nghiên cứu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Trang 25Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục
vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan huyện
Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Đánh giá cảnh quan huyện Tam Đảo và đề xuất định hướng phát
triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 26Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC
1.1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp
1.1.1 Quan niệm về cảnh quan
Thuật ngữ “Cảnh quan” lần đầu tiên được sử dụng vào đầu thế kỷ XIX, nó có nguồn gốc từ tiếng Đức “Landschaft”, với nghĩa ban đầu được hiểu là phong cảnh Sự
ra đời của khoa học cảnh quan xuất phát từ các công trình nghiên cứu về sự phân chiađịa lí tự nhiên bề mặt Trái Đất gắn liền với tên tuổi của những nhà địa lí nổi tiếngnhư: L.S.Berg (1913,1931), N.A Solntsev (1948,1960), A.G.Isachenko (1965,1991),D.L Armand (1975) [3]… và ở Việt Nam là Vũ Tự Lập (1976) [12], Phạm HoàngHải (1992, 1997), Nguyễn Cao Huần (2005)…[6, 10]
Theo cuốn "Khoa học về cảnh quan" thì: “Cảnh quan địa lí là một bộ phận của bề mặt đất, về mặt định tính, khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là một sự tập hợp các đối tượng, các hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lý” [3, tr 152].
Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lí học hiện đại Không kể quanniệm CQ là phong cảnh như trên Cho đến nay, trong khoa học địa lí tồn tại 3 quanniệm khác nhau về CQ, cụ thể là:
Quan điểm xem cảnh quan là một khái niệm chung, để chỉ sự đồng nhất có thể
dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ cấp lãnh thổ nào Người đầutiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S Neustruev, ông quan niệm
“Cảnh quan là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng quá trình phát triển không ngừng” Như vậy, khái niệm cảnh quan tương đương với thuật ngữ thể tổng hợp địa
lý tự nhiên hay cảnh quan tự nhiên Ủng hộ nghiên cứu theo quan điểm này gồm cócác tác giả F.N Minkov, D.L Armand, P.X Kuzonhenxov, V.I Prokaev
Trang 27Quan điểm xem cảnh quan là những cá thể địa lí không lặp lại trong không
gian và là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉtiêu rõ ràng Cảnh quan thể hiện sự tương hỗ của các hợp phần tự nhiên và các yếu tốthành tạo trên một lãnh thổ nhất định Quan niệm này được thể hiện trong các nghiêncứu của các tác giả như: L.X Berg, A.A Grigoriev (1957), X.V Kalexnik (1947 -1959), A.G Ixatsenko (1965), N.A Soltsev (1949), ở Việt Nam có Vũ Tự Lập và một
số người khác
Quan điểm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại Quan điểm này cho rằng
cảnh quan một đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng hợp l ãnh thổ
tự nhiên Mỗi cấp phân vị được coi là một đơn vị cảnh quan và được phân chia dựavào hệ thống chỉ tiêu đặc trưng theo trật tự lôgic từ trên xuống dưới Tính đồng nhấttương đối và lặp lại thể hiện rõ trong các cấp phân vị và phân loại khi thành lập bản
đồ cảnh quan Quan điểm này đã được vận dụng nhiều trong các công trình nghiêncứu cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước, tiêu biểu là các tác giả L.X.Berg, S.V Kalexnik, A.A Xôntxep A.A Grigoriev, N.I Mikhailov, A.G.Ixatsenko, cũng như G.Bertrand, Th.Brossard, I.C Wieber của Pháp, Vũ Tự Lập,Nguyễn Thế Thôn của Việt Nam
Như vậy, dù có hiểu cảnh quan theo khía cạnh nào, phương diện nào thì về bảnchất, cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có tínhbất đồng nhất Tính bất đồng nhất được biểu thị ở 2 mặt: (1) Cảnh quan bao gồmnhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật)
tạo nên (2) Mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau “Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải” (Nguyễn Thành Long, 1993) [13].
Trong nghiên cứu địa lí phục vụ thực tiễn sản xuất (Địa lí ứng dụng), cảnh
quan được xem xét ở cả 3 khía cạnh: đơn vị tổng thể (theo khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loại hình) và đơn vị cá thể (theo khái niệm cá thể)
(Shishenko P.G, 1988) [6]
Trong đề tài này, cảnh quan của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một thểtổng hợp tự nhiên mang tính phức tạp, có sự phân cấp từ thấp đến cao theo hệ thống
Trang 28phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnhquan Với một hệ thống các yếu tố, thành phần cấu tạo (địa chất, địa hình, khí hậu,thổ nhưỡng, sinh vật), vừa có tính đồng nhất vừa có tính bất đồng nhất, tuy nhiêngiữa chúng vẫn có những mối quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau, làm cho đề tàicần bám sát hơn vào các đối tượng nghiên cứu để có thể đánh giá được cảnh quan củahuyện Tam Đảo.
1.1.2 Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
Tron gnội dung cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam” GS Nguyễn Thượng Hùng cho rằng: “Nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-
XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” [13].
Nghiên cứu CQ thực chất là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tốthành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau trên một lãnhthổ, nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan cótính đồng nhất tương đối để làm cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên,TNTN và KT-XH Điều này giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời pháttriển kinh tế và bảo vệ môi trường Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cầnxác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiệnnội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt
ra trong thực tiễn
1.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu cảnh quan
Đối tượng nghiên cứu CQ là các đơn vị CQ, trong đó có thể bao gồm cả cácđơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dưới từ cấp hệ thống CQ đến đới, kiểu,lớp, loại đến các dạng, diện CQ, có thể là các cấp đơn vị phân vùng CQ như các địa ô,các miền, các vùng CQ được phân chia trên lãnh thổ Việc lựa chọn, sử dụng các đốitượng nghiên cứu là các đơn vị CQ cụ thể (đơn vị phân loại), hay là các vùng, miền
CQ (đơn vị phân vùng) còn phụ thuộc khá nhiều vào các mục tiêu cụ thể cần đạt được
và đặc biệt vào tỷ lệ nghiên cứu, tỷ lệ của các bản đồ sẽ được xây dựng
Trang 291.1.2.2 Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan
Bên cạnh những nguyên tắc mang tính thống nhất đã được khẳng định nhưtrong nghiên cứu tự nhiên chung còn có rất nhiều các nguyên tắc riêng của CQ học,trong đó đặc biệt quan trọng và nổi bật nhất là các nguyên tắc liên quan đến các đặcđiểm đặc trưng của chính CQ lãnh thổ, đó là các nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh,đồng nhất về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị
CQ được phân chia Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguyên tắc thường được gọi là lịch sửphục hồi hay phát sinh lịch sử Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng nghiêncứu CQ, trong xác định nguồn gốc thành tạo nên chúng và đặc biệt cần thiết trong quátrình nghiên cứu đề xuất các phương án sử dụng cho các mục đích thực tiễn
a) Nguyên tắc phát sinh hình thái
Nguyên tắc phát sinh hình thái trả lời một cách chính xác những câu hỏi: CQđược cấu tạo như thế nào, các quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả và chức năng
tự nhiên và chức năng xã hội của nó Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan cócùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn
vị ở cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất nhưngkhông có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ được phân thành những cấp đơn vị khác nhau,
từ đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan [6]
b) Nguyên tắc đồng nhất tương đố:
Mỗi cấp phân vị được xác định bởi một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mốiquan hệ giữa các hợp phần cảnh quan Mỗi cấp đơn vị lớn bao hàm ít nhất là hai cấpđơn vị nhỏ hơn nó Đối với cấp đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thìmức độ đồng nhất càng thấp và ngược lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ cànghẹp thì mức độ đồng nhất càng cao
Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồngốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất được xếp vàocùng cấp, mặc dù chúng phân bố ở nững nơi khác nhau trên lãnh thổ
c) Nguyên tắc tổng hợp
Là một lãnh thổ miền núi có tính đa dạng cao về tự nhiên và nhân văn, cácđơn vị cảnh quan huyện Tam Đảo là những tổng thể tự nhiên khá phức tạp, thể hiệntrong các tác động tương hỗ giữa các thành phần trong cấu trúc thẳng đứng cũng như
Trang 30các đơn vị cảnh quan trong cấu trúc ngang của cảnh quan Song nếu sử dụng nhân tốtrội như là một phương pháp chính thì kết quả sẽ gần giống với bản đồ của một yếu tốnào đó Cho nên, khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vị cảnh quan ta phải xétđến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong mối quan hệ tương hỗgiữa các hợp phần đó [6].
1.1.2.3 Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan
Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu trúc, chứcnăng và động lực của CQ, cụ thể:
a) Cấu trúc cảnh quan
Chính là nghiên cứu tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa lí tự nhiên (địa hệ)với sự sắp xếp các thành phần cảnh quan trong không gian bao gồm cấu trúc đứng(cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang (cấu trúc hình thái) Nó liên quan đến quy luật biếnđộng, phát triển của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống CQ Đây là cơ sở đểxác định chức năng đặc trưng cho các mục đích sử dụng khác nhau
Cấu trúc thẳng đứng: Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan được tạo nên bởi
đặc điểm liên hệ và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo củacảnh quan, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạo trong qúa trìnhphát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của thể tổng hợp [8]
Cấu trúc thẳng đứng thể hiện ở sự phân bố theo tầng của các thành phần cảnhquan được sắp xếp từ dưới lên, từ nền địa chất của thạch quyển, địa hình, lớp phủ thổnhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và mối quan hệ giữa chúng Cấu trúc thẳng đứngđược biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dướilên trên và ngược lại
Cường độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điều kiệnkhí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nước ngầm Ở nơi có các quá trình tự nhiên diễn ra
mạnh (thường mang tính chất địa phương) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dày
hơn Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài do
ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên, đặc biệt là các quá trình hiện thời (cấu trúc đứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi) Bên cạnh quá trình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế bằng thực bì trồng trên
Trang 31toàn bộ diện tích) Những nơi mà cấu trúc đứng của cảnh quan ở đó bị biến đổi cơ bản
sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới [6]
Cấu trúc ngang: Sự tác động tương hỗ giữa các bộ phận cấu tạo hình thái (cấu
trúc ngang) của CQ tạo thành cấu trúc ngang của CQ Cấu trúc ngang bao gồm cácđịa tổng thể đồng cấp hay khác cấp tạo nên một đơn vị địa lí nhất định cùng mối quan
hệ phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh làmột hệ thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúc ngang thường được mô hình hóa bởimột mô hình đa hệ thống Cũng như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị c ómột cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùngmột cấp phân vị cũng có những nét riêng
Đối với cấu trúc CQ thì tác động của các điều kiện địa lí nhất là các điều kiệnđịa lí tự nhiên lên cấu trúc CQ có sự tương đồng lớn, còn các yếu tố KTXH (trong đó
có con người) được thể hiện ở các hoạt động nhân sinh sẽ là một phần của CQ có tácđộng đến CQ theo các mức độ khác nhau từ yếu đến mạnh và ngược lại CQ là sảnphẩm của chính sức lao động của con người trên lãnh thổ Các điều kiện địa lí khôngnhững có vai trò quyết định thành tạo CQ mà còn có vai trò chi phối các hoạt độngSXNLN (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 So sánh các điều kiện địa lí, cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN
STT Các điều kiện
Các yếu tố đầu vào cho
SXNLN
1 Địa chất Cấu trúc địa chất, nham thạch Đá tạo đất
2 Địa hình - địa mạo Các kiểu và dạng địa hình Mặt bằng cho sản xuất
7 Kinh tế - xã hội Hoạt động nhân sinh
Sức lao động, trí thức khoa học
và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệpNền địa chất: Bất cứ một cảnh quan nào cũng có một nền địa chất đồng nhất chủyếu dựa vào tính chất và tuổi của thành hệ thạch học Ở mức độ nhất định, đơn vị địa chất trùng với đơn vị địa mạo và thổ nhưỡng
Trang 32Địa hình: Địa hình là hợp phần quan trọng trong cấu trúc đứng và các cấp cấutạo nên cấu trúc ngang của cảnh quan Cùng với nền địa chất, địa hình đã hình thànhnên nền tảng rắn của cảnh quan - cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của cáchợp phần còn lại Chính vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vaitrò chủ chốt.
Khí hậu: Khí hậu của CQ có mối quan hệ mật thiết với bề mặt đệm Mỗi mộtđơn vị CQ có một đơn vị khí hậu phù hợp, đó là kiểu khí hậu của cảnh Trong mốiquan hệ giữa khí hậu và CQ, khí hậu của cảnh được xác định dựa trên số liệu thu thậpđược của các trạm quan trắc khí tượng đặt tại địa điểm đại diện cho CQ
Thuỷ văn: Các thành phần của thuỷ văn, tính chất và mức độ phổ biến củacác tích tụ nước, chế độ c ủa chúng, cường độ tuần hoàn, mức độ khoáng hóa,thành phần hóa học và các tính chất khác, tất cả đều phụ thuộc vào tương quangiữa các điều kiện địa đới và vào thực tế bên trong của bản thân CQ
Thổ nhưỡng: Theo A.G Ixatsenko, trong cảnh quan thì các loại đất thay thếnhau theo không gian phù hợp với sự thay đổi của nhân tố địa hình, khí hậu, chế độnước cũng như thực vật Như vậy có nghĩa là CQ phải tương ứng với vùng đất nhấtđịnh
Nhà Địa lí Vũ Tự Lập cho rằng, thổ nhưỡng của CQ phải là một đại tổ hợp thổnhưỡng Bởi vì trong một cảnh địa lí rất hiếm khi chỉ có một kiểu thổ nhưỡng, nó cóquan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, nền địa chất, với kiểu khí hậu - thuỷ văn, và trên
nó sẽ tương ứng với một đại tổ hợp thực vật
Sinh vật: Theo A.G Ixatsenko, cảnh quan được đặc trưng bằng một tổ hợphoàn chỉnh các quần thể thực vật hình thành một dãy liên hợp với nhau một cách
có quy luật về mặt sinh thái Trong các dãy như thế có thể có sự kết hợp của cácquần xã rất khác nhau, thay thế nhau trong không gian Vũ Tự Lập xác định thựcvật của CQ phải là một đại tổ hợp thực vật, từ nhóm quần hệ trở lên đến lớp giữaquần hệ hoặc kiểu thảm thực vật trong hệ thống phân loại các quần thể thực vật
b) Chức năng của cảnh quan
Việc nghiên cứu chức năng của CQ chính là đi tìm hiểu hoạt động của cấu trúccảnh quan, thể hiện bản chất của cảnh quan Bản chất đó được thể hiện ở cách thứcliên hợp của các bộ phận cấu thành cảnh quan, các thành phần cấu tạo của cảnh quanluôn tác
Trang 33động qua lại lẫn nhau trong hoạt động của cảnh quan Theo A.G Ixatsenko, có thể vạch ra các kênh liên hệ chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc CQ:
Sự chuyển dịch cơ học do trọng lực của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể khí), đi
kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng
Các quá trình hóa lí (phân tử) bảo đảm các khâu quan trọng của sự trao đổi
chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần của CQ được thực hiện nhờ năng
lượng Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hòa tan, kết tủa, các phản ứng hóa học).
Sự chuyển hóa sinh vật - quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống các mốiliên hệ giữa các hợp phần của cảnh quan, nhờ đó vật chất của tất cả hợp phần được lôicuốn vào sự trao đổi Sự chuyển hóa sinh vật đóng vai trò điều hòa và ổn định, nhờ đóvật chất được giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đi khỏi CQ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá CQ đã xác định được những chức năng chủ yếucủa chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng phòng hộ bảo vệ; chức năng phụchồi và bảo tồn; chức năng phát triển kinh tế sinh thái; chức năng sản xuất lương thựcthực phẩm Phát triển nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao đời sốngngười dân, người dân sẽ không phá rừng Phát triển lâm nghiệp bảo tồn và tái tạo sẽtạo ra điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho phát triển nông nghiệp, tạo cảnh quanđẹp cho phát triển du lịch sinh thái
c) Về động lực của cảnh quan
Sự nghiên cứu động lực CQ không những làm sáng tỏ thực trạng biến đổi của
CQ dưới các tác động tự nhiên, nhân tác mà còn cho phép lựa chọn các phương án sửdụng chúng có tính phù hợp nhất đối với tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ Phải khẳngđịnh rằng sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trìnhtrao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển
Một trong những yếu tố động lực có tính quyết định đến sự biến đổi CQ mà tácgiả nhắc tới đó chính là hoạt động khai thác lãnh thổ và hoạt động sản xuất nông, lâmnghiệp của con người Những tác động đó vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực:
Tích cực: Làm thay đổi chế độ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau nhờđiều tiết dòng chảy, giúp duy trì độ ẩm ổn định cho CQ; hình thành CQ nhân sinh gópphần
Trang 34điều khiển vật chất và năng lượng trong các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông-
lâm ; thay đổi bề mặt địa hình tạo nên các quần thể kiến trúc, các CQ đô thị,
Tác động tiêu cực là: phá hủy cân bằng trọng lực của CQ qua việc tạo ranhững chất độc hại làm nhiễm bẩn nguồn nước, môi trường, phá vỡ vòng tuần hoànđịa hóa; làm thay đổi vòng tuần hoàn ẩm và cán cân nước; phá vỡ cân bằng sinh học
và tuần hoàn sinh học của vật chất trong CQ; sự biến đổi cán cân nhiệt của CQ; sự tiêucực của các tác động công nghệ đối với CQ, phá vỡ quy luật cấu trúc động lực củaCQ
Trên lãnh thổ nghiên cứu với nguồn năng lượng dồi dào được cung cấp bởimặt trời với tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và tập trung theomùa, sự luân phiên tác động vào lãnh thổ chế độ mùa đã tạo nên nhịp điệu mùa của
CQ và tạo ra những tác động làm biến đổi CQ thông qua sự gia tăng của các quá trìnhtích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cũng như những tác động mang tínhkìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên khác Tuy nhiên, theo đánh giá chung,yếu tố động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến đổi CQ chính là cáchoạt động khai thác lãnh thổ của con người
1.1.2.4 Hướng nghiên cứu cảnh quan
Cùng với sự phát triển Khoa học địa lí bộ phận, thành tựu nghiên cứu địa lísinh vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định một
thời kì nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất CQ học là học thuyết về các quy luật
phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lí; CQ là đơn vị cơ sở Hệ thống phân vùng đượcxem như là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở các mối quan
hệ liên quan CQ về mặt không gian và lịch sử Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúckhông gian của CQ
Hướng nghiên cứu cấu trúc xác định định tính tính chất CQ Do đó, các nghiên
cứu hướng sâu vào chỉ tiêu định lượng tính chất CQ, sử dụng các biện pháp như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, nghiên cứu tác động kĩ thuật (nhân tác) vào NCCQ… Điều này đánh dấu hướng chuyển từ nghiên cứu cấu trúc không gian sang nghiên cứu chức năng động lực của CQ.
Cũng trong thời gian này, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắcsinh thái và CQ địa lí” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới - hướng sinh thái CQ,
Trang 35nhưng nó ít có tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết Hướng sinh thái hoá CQ làhướng ứng dụng với mục đích nghiên cứu trao đổi và chuyển hoá vật chất của vòngtuần hoàn sinh vật trong CQ, bảo vệ và làm tốt hơn môi trường sống .
Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết quảnghiên cứu ở phạm vi toàn cầu Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp cậnkhoa học tổng hợp - NCCQ vùng Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đócho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT - XH và bảo
vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững (PTBV) [7]
1.1.3 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan
1.2.3.1 Khái niệm đánh giá cảnh quan
Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là việc làm rất phức tạp Đốitượng của ĐGCQ là các hệ địa lí, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơchế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên (TN) - khách thể và hệ thống kinh tế
- xã hội (KT - XH) - chủ thể Vậy nên, “Thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư )” [10].
Nói cách khác, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn Tuỳ thuộc
vào từng mục đích cụ thể mà lựa chọn các kiểu đánh giá cho phù hợp:
Đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu tự nhiên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mụcđích thực tiễn khác nhau
Đánh giá mức độ thuận lợi hay thích hợp của điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên đối với các ngành sản xuất
Đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các
ngành sản xuất đó Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thích hợp haythuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích khác nhaucho từng lãnh thổ riêng biệt
Trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng, các thành phần và đơn
vị tự nhiên luôn có mối quan hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau Vì vậy, khi tiến hành
Trang 36đánh giá cần hiểu rõ các quy luật tự nhiên, mối liên quan, và tác động tương hỗ của hệthông “tự nhiên - xã hội”, từ đó, đưa ra được các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũngnhư các chính sách xã hội hợp lí Như vậy, đối tượng của đánh giá tổng hợp khôngchỉ là các đơn vị tổng hợp tự nhiên, các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên,
xã hội, mà là tổng hòa các mối quan hệ của chúng, giữa các hệ thống tự nhiên và các
hệ thống kinh tế - xã hội Việc xác định các đối tượng đánh giá dựa trên mối liênquan và tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quantrọng của công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiêncho các mục đích ứng dụng thực tiễn nói chung [7]
Tóm lại đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy
hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT ĐGCQ vừa là một nhiệm vụ trongnghiên cứu địa lí ứng dụng vừa đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạtđộng phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra kế hoạch chiến lượcphù hợp đối với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể
1.1.3.2 Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu đánh giá cảnh quan
Đối tượng đánh giá cảnh quan là các hệ địa lí với tính đặc thù của các điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực cảnh quan,các quá trình và hiện tượng nói chung, chức năng của các đơn vị tự nhiên trong mốiquan hệ tổng hòa, tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế
- xã hội Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên các mối quan hệ tự nhiên - xã hộilà
cơ sở khoa học quan trọng trong đánh giá CQ cho mục đích ứng dụng
[7]
Đối tượng đánh giá tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ hay cácthành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối quan hệ, cá tácđộng giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ của công tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh giá cho các
thể tổng hợp riêng biệt Có hai kiểu đánh giá là đánh giá về mặt chất lượng và đánh
giá kinh tế Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính, phân loại mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít Đánh giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá
bằng tiền, nhưng phải xem xét toàn diện các mặt vì sự PTBV của môi trường sinh thái
Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan là đưa ra những quyết sách sử dụng môi
trường tự nhiên hợp lí nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhất, tương đối chính xác, làm cơ sở
Trang 37khoa họccho việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế phù hợp với từng vùng lãnh thổnhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên cơ sởphát triển bền vững.
Như vậy, đối tượng ĐGCQ trong đề tài này là các hệ địa lí - đơn vị CQ củahuyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
ĐGCQ huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển nông lâm nghiệp chomỗi loại cây trồng ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 125.000, đối tượng đánh giá là dạng CQ Đốitượng đánh giá là các hệ địa lí nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chếquan hệ tương hỗ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH
1.1.3.3 Nguyên tắc của đánh giá CQ
Nguyên tắc chung của việc ĐGCQ là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể
và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quan luônthay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các CQ chotừng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt Khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụngvào nhiều mục đích của lãnh thổ (đánh giá cho yêu cầu của nhiều chủ thể) Chínhviệc đánh giá tổng hợp CQ cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụnghợp lý TNTN và BVMT
Trong đánh giá, cần tiềm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả năng sử
dụng vào mục đích nào đó) Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn giản hoáquá trình đánh giá Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó được xem làbất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố khác của nóthuận lợi hay trung bình
Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi tiết),
thường lựa chọn thang đánh giá từ 2, 3…10 cấp hoặc nhiều hơn
Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh giá Yêu cầu của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu giới hạn đối với mục đích sử dụng lãnh thổ đó) Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên, các chỉ tiêu kinh tế
xã hội và hoạt động nhân tác Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc:
- Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu củachủ thể (dạng sử dụng)
Trang 38- Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chấtcủa các CQ đã biết và liệt kê trong bản đánh giá.
- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hoá trong không gian
Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánhgiá sẽ thay đổi Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp, xác địnhtrọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu
1.1.3.4 Phương pháp đánh giá cảnh quan
Để ĐGCQ của một lãnh thổ nào đó, phải thông qua một hệ thống các phươngpháp đa dạng, phức tạp, có nhiều cách và hình thức đánh giá, cần lựa chọn đượcphương pháp, hình thức đánh giá phù hợp, bởi nó phản ánh kết quả, mức độ chínhxác, chi tiết của đánh giá Trên quan điểm tiếp cận địa lí tổng hợp trong ĐGCQ có thể
sử dụng các phương pháp mô hình hóa, phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, sosánh định tính, thang điểm có trọng số
Bất kỳ nghiên cứu địa lí ứng dụng nào đối với một lãnh thổ cụ thể cũng phải có
3 giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản, đánh giá và kiến nghị Trong đó, đánh giá là khâu kếtnối giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối Tùy vào mục đích ĐGCQ mà sử dụng cácphương pháp đánh giá sao cho đạt hiệu quả, bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp đánh giá thành phần: là phương pháp đánh giá cho các mục
đích, giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá đất choviệc phát triển trồng các loại cây công nghiệp dài ngày Bảo vệ và phát triển môitrường bền vững về thực chất bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống đặc điểm của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau Với phươngpháp này, các thành phần tự nhiên được tách biệt ra khỏi mối quan hệ tương hỗ lẫnnhau
Phương pháp đánh giá tổng hợp: là cách đánh giá xét đến tất cả các mối
quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng nhưgiữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổchức không gian, cấu trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa của cácdạng sử dụng tài nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ cũng như sựphụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố con người, thông qua các hoạt động kinh tế Đánhgiá tổng hợp dựa trên các phép phân tích về thích nghi sinh thái, sự bền vững xã
Trang 39hội, bền vững môi trường và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình áp dụngphương pháp này cần có thêm những lý giải, xem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánhgiá, phương pháp luận, các thủ thuật, phương pháp tiến hành đối với mỗi đối tượngcũng như ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lí Xô Viết, các mô hình đánhgiá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của L.I Mukhina(1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của A.MMarinhich (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng hòa Ucraina của P.GSisenko (1983) và nhiều công trình khác Có thể khái quát nội dung quá trình đánhgiá tổng hợp theo mô hình sau:
Đặc trưng của các đơn vịtổng hợp tự nhiên
Đặc điểm sinh thái công trình đặctrưng kĩ thuật - công nghiệp của các
ngành sản xuất
Đánh giá tổng hợpXác định mức độ thích nghi của cácthể tổng hợp tự nhiên đối với cácmục tiêu thực tiễn cụ thể
Đề xuất các kiến nghị sửdụng hợp lý tài nguyên
Hình 1.1: Sơ đồ quvyàtbrảìnohvệđámnôhi tgrưiáờncgảnh quan
Dựa trên việc nghiên cứu ĐGCQ, tác giả sẽ đưa ra mức độ thích nghi của từngđối tượng sản xuất nông - Lâm nghiệp một cách phù hợp ở địa bàn huyện Tam Đảotỉnh Vĩnh Phúc Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh tháicủa của loại hình sử dụng đất và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan Điểmđánh giá được tính theo một trong các phương pháp sau đây [10]:
Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần
Phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần
Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thông tin địa lí (gọi tắt làphương pháp tích hợp ALES - GIS)
Trang 40Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong quá trình đánh giá có thể khácnhau Công thức đánh giá thích nghi sinh thái chung có dạng:
Cảnh quan (A) thuận lợi đối với dạng sử dụng (X) trong điều kiện (Y)
Trong đó:
(A) là địa tổng thể/cảnh quan(X) là dạng sử dụng, khai thác tài nguyên(Y) là điều kiện
Các nhóm nhiệm vụ đánh giá cảnh quan có các dạng sau:
“X” đã xác định, tìm “A”
“A” đã xác định, tìm “X”
Tìm “A” và “X”
“A” và “X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu
Các vấn đề lý luận, phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái CQ chomột số đối tượng cây trồng, vật nuôi, các loại hình sản xuất, kinh tế đã được nhiều tácgiả trong và ngoài nước đề cập khá kỹ, cũng như đã có những kinh nghiệm nghiêncứu và thực tiễn
Trong đề tài này, tác giả lựa chọn các cây su su, bí đỏ, bí xanh, lạc, đậu tương,dưa hấu, mía, gấc, đào, lê, chuối ngự trồng trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh VĩnhPhúc Vì phần lớn các loại cây này trồng ở huyện và đã cho thu hoạch, bước đầu đemlại hiệu quả kinh tế cao, được xem là loại cây xóa đói giảm nghèo và cây làm giàu củahuyện Tam Đảo, có loại đã tạo nên thương hiệu riêng của Tam Đảo như su su
1.1.4 Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu cảnh quan
1.1.4.1 Một số hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới
Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN
cá thể Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN thường phân chia theo các đơn vịkiểu loại Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vịphân vùng theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các cảnh quan) Đặcbiệt quan tâm đến 3 hệ thống phân loại CQ theo kiểu loại như sau:
- Hệ thống phân loại của A.G.Iasachenko (1961) [1], [11]
Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu Kiểu Phụ kiểu Lớp Phụ lớp Loại Phụ loại Biến chủng (Thể loại) (Phụ lục 1.1)