1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH KON TUM

104 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Quy hoạch hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững cho bất kì lãnh thổ nào luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và có liên quan đến nhiều ngành khoa học, trong đó khoa học địa lí giữ vai trò trọng tâm. Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là những tư liệu khoa học quan trọng cho việc đề xuất các định hướng trong qui hoạch. Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả các nguồn lực là những vấn đề hết sức quan trọng. Công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ ở nước ta đang được triển khai ở nhiều cấp với qui mô khác nhau. Các đặc điểm về tính chất, qui luật phân hóa không gian và diễn biến theo thời gian của các nguồn tài nguyên đã được điều tra, nghiên cứu một cách cụ thể. Vấn đề đặt ra trong khai thác và sử dụng tài nguyên của các lãnh thổ và khu vực hiện nay là phải nghiên cứu mức độ khai thác một cách hợp lí nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất đối với các mục tiêu sử dụng khác nhau, đánh giá cảnh quan luôn là khâu đặc biệt quan trọng không chỉ làm tăng giá trị và hiệu quả của công tác điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà còn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển nguồn tài nguyên đúng với tiềm năng của vùng. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng vùng lãnh thổ, của nước ta trước đây và sau này, vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cho mục đích phát triển kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan địa lý là một hướng tiếp cận có hiệu quả đối với quá trình sử dụng hợp lý lãnh thổ. Để giải quyết vấn đề này, một trong những công việc quan trọng cần được quan tâm, tham gia của các nhà Địa lý nói chung và các nhà nghiên cứu cảnh quan nói riêng là nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ các nguồn lực tự nhiên, điều kiện tự nhiên của các vùng, các miền phục vụ phát triển kinh tế cho hợp lý và đúng tiềm năng. Kon Tum là một tỉnh cực bắc của Tây Nguyên; phía bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam; phía đông tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; phía tây tiếp giáp với tỉnh Attapeu (Lào) trên tuyến biên giới dài 58km và khoảng 50km biên giới tiếp giáp với Campuchia; phía nam giáp tỉnh Gia Lai thuận lợi thông thương với các nước láng giềng và các vùng bằng giao thông vận tải đường bộ. Tuy lãnh thổ Kon Tum có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và có nhiều tiềm năng tự nhiên: đất đỏ ba dan màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừng nguyên sinh còn nhiều.... nhưng Kon Tum vẫn chưa đạt tốc độ phát triển đúng với tiềm năng của nó. Việc phát triển nông nghiệp là chính nhưng năng suất chưa cao; cơ cấu cây trồng chưa đa dạng, việc qui hoạch vùng nông lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả, hiện đại hóa nông thôn diễn ra chậm... Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mặc dù đã có qui hoạch nhưng chưa có đánh giá chi tiết, việc khai thác sử dụng vẫn chưa chú ý đến sự phát triển bền vững và gây ra nhiều hậu quả: thoái hóa đất bạc màu, đa dạng sinh học suy giảm làm mất nguồn gen quí hiếm, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.... Do vậy, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết. Từ thực tế trên, em chọn đề tài nghiên cứu:” Đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG -

LÂM NGHIỆP TỈNH KON TUM

Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Xuân Phong

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcnhất tới TS Đặng Xuân Phong - Phó trưởng phòng kế hoạch tài chính - Viện Hànlâm khoa học và công nghệ Việt Nam - người Thầy tâm huyết đã tận tình chỉ bảo vàhướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ thuộc Viện Địa lý

- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điềukiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo Trường Đại học sư phạm HàNội, các Thầy cô giáo khoa Địa lí đặc biệt tôi xin cảm ơn các Thầy cô giáo trong tổĐịa lí tự nhiên - những người đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập và làm luận văn

Tôi xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhândân tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn tài liệu quan trọng chotôi trong quá trình làm luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn bên cạnh tôi

để động viên và giúp đỡ tôi, tiếp thêm tinh thần và nghị lực để tôi hoàn thành luậnvăn này

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thủy

Trang 3

SDHLTN và BVMT Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6 Cấu trúc của luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7

1.1.1 Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới 7

1.1.2 Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam 9

1.1.3.Nghiên cứu cảnh quan tại tỉnh Kon Tum 11

1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông -lâm nghiệp 12

1.2.1 Quan niệm về cảnh quan 12

1.2.2 Quan niệm cảnh quan là một khái niệm chung 13

1.2.3 Lý luận về đánh giá cảnh quan cho nông - lâm ngư nghiệp: Đơn vị đánh giá là loại cảnh quan 14

1.2.4 Hướng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên 14

CHƯƠNG II CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH KON TUM 17

2.1 Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Kon Tum 17

2.1.1 Vị trí địa lý 17

2.1.2 Đặc điểm địa chất Kon Tum 18

2.1.3 Điều kiện địa hình - địa mạo 19

2.1.4 Khí hậu 20

Trang 5

2.1.5 Thủy văn 22

2.1.6 Thổ nhưỡng 26

2.1.6.1.Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols 27

2.6.1.2 Nhóm đất gleysols 28

2.1.6.3 Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols 28

2.1.6.4 Nhóm đất xám (X) - Acrisols: 29

2.1.6.5 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) - Leptosols 29

2.1.6.6 Nhóm đất trên đá mác ma a xít 29

2.1.7 Sinh vật 30

2.1.8 Các yếu tố nhân sinh 31

2.2 Đặc điểm phân hóa cảnh quan tỉnh Kon Tum 35

2.2.1.Phân loại cảnh quan tỉnh Kon Tum 35

2.2.2 Hệ thống phân loại các đơn vị cảnh quan 36

2.2.3 Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng thành lập bản đồ STCQ tỉnh Kontum tỉ lệ 1: 100.000 42

2.2.3.1 Qui trình thành lập bản đồ cảnh quan 42

2.2.3.2 Thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum 43

2.3 Đặc điểm CQ tỉnh Kon Tum 46

3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phân loại tỉnh Kon Tum 46

2.3.2 Đặc điểm CQ tỉnh Kon Tum 48

2.3.2.1 Đặc điểm cấu trúc đứng của CQ 48

2.3.2.2 Đặc điểm cấu trúc ngang của CQ tỉnh Kon Tum 50

3.2.2.3 Cấu trúc động lực của cảnh quan khu vực nghiên cứu 54

3.2.2.4 Chức năng cảnh quan khu vực Kon Tum 55

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH KON TUM 58

3.1 Quy trình đánh giá cảnh quan tại khu vực nghiên cứu 58

3.2 Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái 59

3.2.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá chung 59

Trang 6

3.2.2 Đánh giá riêng cho từng ngành sản xuất 62

3.2.2.1.Đối với ngành lâm nghiệp 62

3.2.2.2 Đối với ngành nông nghiệp 72

3.2.3 Đánh giá tổng hợp các loại cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp 82

3.2.4 Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trên cơ sở đánh giá cảnh quan 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

BẢNG GIẢI THÍCH KÍ HIỆU CÁC LOẠI CẢNH QUAN 96

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum 18

Bảng 2.2 Phân loại kiểu thời tiết theo độ ẩm 21

Bảng 2.3 Dân số các huyện, thành phố các năm 2005-2009 32

Bảng 2.4 Dự báo phát triển dân số và lao động tỉnh Kon Tum, 33

Bảng 2.5 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu lao động Kon Tum qua các năm 34

Bảng 2.6 Bảng hệ thống phân loại các cảnh địa lí 39

Bảng 2.7 Bảng hệ thống phân loại các dạng địa lí 40

Bảng 2.8: Hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) 41

Bảng 2.9: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ Kontum 44

Bảng 2.10 Bản chú giải hệ thống các đơn vị cảnh quan tỉnh Kon Tum 45

Bảng 3.1 Thang điểm 4 bậc trong đánh giá CQ tỉnh Kon Tum 59

Bảng 3.2 Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn 64

Bảng 3.3 Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất(khai thác, kinh doanh rừng) 66

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển lâm nghiệp .68

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất lâm nghiệp 72

Bảng 3.6 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp 73

Bảng 3.7 Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của cảnh quan đối với sản xuất nông nghiệp 76

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu 77

cho phát triển nông nghiệp 77

Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất nông nghiệp 80

Bảng 3 10 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho từng ngành sản xuất 81

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá tổng hợp từng loại cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp 82

Trang 8

PHỤ LỤC CÁC LOẠI SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

1 Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

2 Bản đồ địa mạo tỉnh Kon Tum

3 Bản đồ thủy văn tỉnh Kon Tum

4 Bản đồ mật độ dân số tỉnh Kon Tum

5 Bản đồ đất tỉnh Kon Tum

6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Kon Tum

7 Sơ đồ quy trình nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum

8 Bản chú giải hệ thống các đơn vị cảnh quan tỉnh Kon Tum

9 Bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Kon Tum

10 Quy trình đánh giá theo hướng thích nghi sinh thái

11 Bản đồ đánh giá cho phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum

12 Bản đồ đánh giá cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum

13 Bản đồ định hướng phát triển ngành nông – lâm nghiệp tỉnh Kon Tum

14 Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ tỉnh Kon Tum

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy hoạch hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướngphát triển bền vững cho bất kì lãnh thổ nào luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

và có liên quan đến nhiều ngành khoa học, trong đó khoa học địa lí giữ vai trò trọngtâm Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội là những

tư liệu khoa học quan trọng cho việc đề xuất các định hướng trong qui hoạch

Để phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề

sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác có hiệuquả các nguồn lực là những vấn đề hết sức quan trọng

Công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ ở nước ta đangđược triển khai ở nhiều cấp với qui mô khác nhau Các đặc điểm về tính chất, quiluật phân hóa không gian và diễn biến theo thời gian của các nguồn tài nguyên đãđược điều tra, nghiên cứu một cách cụ thể Vấn đề đặt ra trong khai thác và sử dụngtài nguyên của các lãnh thổ và khu vực hiện nay là phải nghiên cứu mức độ khaithác một cách hợp lí nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái

Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất đối với cácmục tiêu sử dụng khác nhau, đánh giá cảnh quan luôn là khâu đặc biệt quan trọngkhông chỉ làm tăng giá trị và hiệu quả của công tác điều tra cơ bản điều kiện tựnhiên và tài nguyên thiên nhiên mà còn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và pháttriển nguồn tài nguyên đúng với tiềm năng của vùng Đặc biệt, trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ, của nước ta trước đây và sau này,vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tận dụng vàkhai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cho mục đích phát triển kinh tế là vấn đề hếtsức quan trọng Vì vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan địa lý là một hướng tiếp cận

có hiệu quả đối với quá trình sử dụng hợp lý lãnh thổ Để giải quyết vấn đề này, mộttrong những công việc quan trọng cần được quan tâm, tham gia của các nhà Địa lýnói chung và các nhà nghiên cứu cảnh quan nói riêng là nghiên cứu, xem xét, đánh

Trang 10

giá một cách đầy đủ, đồng bộ các nguồn lực tự nhiên, điều kiện tự nhiên của cácvùng, các miền phục vụ phát triển kinh tế cho hợp lý và đúng tiềm năng.

Kon Tum là một tỉnh cực bắc của Tây Nguyên; phía bắc tiếp giáp với tỉnhQuảng Nam; phía đông tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; phía tâytiếp giáp với tỉnh Attapeu (Lào) trên tuyến biên giới dài 58km và khoảng 50km biêngiới tiếp giáp với Campuchia; phía nam giáp tỉnh Gia Lai thuận lợi thông thươngvới các nước láng giềng và các vùng bằng giao thông vận tải đường bộ

Tuy lãnh thổ Kon Tum có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng để pháttriển kinh tế, an ninh quốc phòng và có nhiều tiềm năng tự nhiên: đất đỏ ba dan màu

mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừng nguyên sinh còn nhiều nhưng Kon Tumvẫn chưa đạt tốc độ phát triển đúng với tiềm năng của nó Việc phát triển nông nghiệp

là chính nhưng năng suất chưa cao; cơ cấu cây trồng chưa đa dạng, việc qui hoạchvùng nông - lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả, hiện đại hóa nông thôn diễn ra chậm

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mặc dù đã có qui hoạch nhưng chưa cóđánh giá chi tiết, việc khai thác sử dụng vẫn chưa chú ý đến sự phát triển bền vững

và gây ra nhiều hậu quả: thoái hóa đất bạc màu, đa dạng sinh học suy giảm làm mấtnguồn gen quí hiếm, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước cho sản xuất và sinhhoạt Do vậy, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênphục vụ khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết

Từ thực tế trên, em chọn đề tài nghiên cứu:” Đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ cho việc phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum".

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu

- Nghiên cứu điều kiện phát sinh và đặc điểm sinh thái cảnh quan của Tỉnh Kon Tum

- Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Kon Tum nhằm phát hiện và phân chia

ra các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở phục

vụ định hướng qui hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xác định cơ sở khoahọc và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống phânloại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum tỉ lệ 1: 1.000.000 làm

cơ sở để đánh giá cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu trên lãnhthổ nghiên cứu

- Đánh giá cảnh quan tỉnh Kon Tum cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp

- Đề xuất một số định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức khônggian phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum

- Luận văn chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, đánh giá dạng cảnh quan tỉnh Kon Tum

Từ đó, xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng dạng cảnh quan đốivới sản xuất nông, lâm nghiệp và đề xuất định hướng không gian phát triển bềnvững cho lĩnh vực nông, lâm nghiệp tỉnh Kon Tum

4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và đặc trưng củaĐịa lý học Các đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên là một hệ thống phức tạp gồm cáchợp phần tự nhiên cấu thành có tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua các dòng vậtchất, năng lượng và thông tin Bản thân mỗi hệ thống không tồn tại một cách độclập mà là bộ phận của một hệ thống lớn hơn [2] Quan điểm này cho phép nhìn nhận

Trang 12

cảnh quan tỉnh Kon Tum như là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồmnhiều hợp phần cấu trúc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (nền đá, địa hình, khíhậu, thổ nhưỡng, sinh vật ) Các bộ phận này luôn có sự tác động tương hỗ lẫnnhau trong quá trình tồn tại và phát triển của cảnh quan Đồng thời, các cảnh quancũng luôn có sự biến đổi do các động lực phát triển bên trong cũng như các tác độngcủa nhân tố bên ngoài thuộc hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại Nghiên cứucảnh quan theo quan điểm này để có những định hướng sử dụng cho mục đích pháttriển mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống xung quanh [10].

4.1.2 Quan điểm tổng hợp

Dựa trên cơ sở các kết quả phân tích toàn diện, đồng bộ về các điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên và KT - XH với quy luật phân hóa, cũng như các mốiquan hệ tương tác của các hợp phần, của thể tổng hợp địa lý để nghiên cứu đánh giácảnh quan thiên nhiên một khu vực Đây là một quan điểm hữu dụng cho việc quihoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên môi trường tiến tới phát triển bền vững Các đơn

vị cảnh quan là kết quả tổng hợp của sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần địa lý

tự nhiên và nhân tạo Vì vậy, khi nghiên cứu cần phải đứng trên quan điểm tổng hợp

để thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại của các hợp phần và tính toán hiệuquả kinh tế của các mô hình này Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp và

dự báo khả năng sử dụng các đơn vị cảnh quan trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đềxuất các định hướng sử dụng hợp lý chúng

4.1.3 Quan điểm lịch sử

Các hợp phần địa lý tự nhiên tồn tại và phát triển theo quy luật riêng và chịu

sự chi phối của các hợp phần tự nhiên khác Chúng có quá trình phát sinh, phát triển

và biến đổi không ngừng theo thời gian Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau,chúng bị biến đổi dưới các tác động tự nhiên và nhân tác Muốn xác định đúngnguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến đổi và dự báo xu thếphát triển trong tương lai của các cảnh quan, không thể không vận dụng quan điểmlịch sử Đây cũng là cơ sở để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên vàkhông gian lãnh thổ

Trang 13

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môitrường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưngkhông làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai [11] Đây là quanđiểm xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc gia hay lãnh thổ

Khi tiến hành nghiên cứu cảnh quan tỉnh Kon Tum nhằm phục vụ phát triểnnông - lâm nghiệp của tỉnh thì quan điểm phát triển bền vững đã thể hiện ngay trongtên gọi của đề tài Đây là mục tiêu quan trọng vì phát triển kinh tế thông thườngkhông chú ý đến hậu quả của việc khai thác cạn kiệt tài nguyên và gây ra tình trạngmất cân bằng sinh thái môi trường Vì thế, phát triển kinh tế trên quan điểm pháttriển bền vững sẽ tạo lợi thế lâu dài cho sự phát triển của tỉnh trong tương lai

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập có chọn lọc, tiếp cận

và sử dụng các kết quả mà đề tài thu thập, điều tra khảo sát được bao gồm các báocáo, bản đồ về đặc điểm điều kiện tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hâu, khí tượng,địa chất thủy văn, thổ nhưỡng thảm thực vật), kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum: tổng

số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất Bên cạnh đó, để tiến hành xây dựngbản đồ cảnh quan, việc cần thiết là phải thu thập và chỉnh biên cơ sở giữ liệu cácbản đồ hợp phần tỉ lệ 1: 1.000.000 tại khu vực nghiên cứu

Các tài liệu, số liệu đã thu thập sẽ được thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý

để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung,cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc sử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dungnghiên cứu

4.2.2 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Đây là phương phá đặc thù và rất quan trọng trong địa lý, được sử dụngtrong suốt quá trình nghiên cứu Với việc sử dụng các phần mềm: Mapinfo 10.0;Arcgis trong nghiên cứu sẽ tạo ra một cách nhìn trực quan hơn, cho phép ta nắmbắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, để từ đó vạch ra các

Trang 14

tuyến khảo sát chi tiết, điểm khảo sát đặc trưng cho vùng nghiên cứu Để đánh giátổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ khôngthể không thành lập bản đồ cảnh quan Đề tài sẽ tiến hành xây dựng bản đồ cảnhquan tỉ lệ 1: 1.000.000 cho khu vực nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích các bản đồthành phần: bản đồ địa mạo, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

4.2.3 Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan

Những nguồn tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu, đã được thu thập và

xử lý, cần phải tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra những nhận xét

và những hướng phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năng vốn có của vùngcần nghiên cứu Đây là phương pháp rất quan trọng không chỉ trong nghiên cứu địa

lý mà với tất cả các ngành khoa học

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnhquan phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở cấp tỉnh tại một vùng kinh tế TâyNguyên

- Trên cơ sở đánh giá tổng hợp ĐKTN - TNTN, đề tài sẽ đưa ra các định hướng vàgiải pháp sát với thực tế góp phần vào việc phát triển kinh tế của vùng

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung củaluận văn gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu cảnh quan

Chương II: Các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan tỉnh Kon TumChương III: Đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiênphục vụ cho việc phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT

TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

1 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới

Hướng nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm, cùngvới sự phát triển của khoa học Địa lý, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được coi

là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh quan trong bối cảnh địa

lý học có sự phát triển phức tạp và cùng phát triển ở hai nước Nga và Đức Cáccông trình về nghiên cứu cảnh quan tiêu biểu ở Nga trong giai đoạn này của các tácgiả: Docutraev, Isatsenko, Klexnic Đây là những lý luận và cơ sở về khoa họccảnh quan làm tiền đề cho những nghiên cứu cảnh quan tiếp sau phục vụ thực tiễn

Ở Đức, Z.Passarge (1867 - 1958) đã công bố công trình lý thuyết về địa lý cảnhquan vào năm 1943, độc lập với các nghiên cứu ở Nga Từ đó đến nay, trường pháinày vẫn là một trong các trung tâm nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch cảnh quanlớn của thế giới Sau này khi khoa học về cảnh quan được kết hợp với bộ môn sinhthái học thì nó được phát triển rộng rãi, đặc biệt là ở Tây Âu và Châu Mỹ

Khoa học về cảnh quan và những công trình phân tích, đánh giá tổng hợpcảnh quan đã được phát triển từ rất sớm (khoảng giữa những năm 50 của thế kỷXX) đã kế thừa những nền tảng, lý luận khoa học của trường phái Nga Xô Viết vàcác trường phái khác như Anh, Đức Với sự tiếp thu có hệ thống và vận dụng mộtcách mềm dẻo trong điều kiện cụ thể, các kết quả nghiên cứu cảnh quan trong nước

đã và đang xâm nhập vào thực tiễn góp phần định hướng, qui hoạch sử dụng hợp lýlãnh thổ

Những công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Liên Xô cũ về sử dụng tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường có giá trị to lớn cả về thực tiễn và phươngpháp luận Docutraev là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên

cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể Ông cho rằng, cần phải “Tôn

Trang 16

trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất toàn vẹn và không chia cắt, chứ không tách rời chúng ra từng phần" Ông coi bản chất của sự tìm hiểu tự

nhiên là nghiên cứu các mối liên hệ phát sinh, những tác động tương hỗ có tính qui luậtgiữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên Sau Docutraev các nhà Địa lý khácthuộc trường phái của ông như: A.N.Kraxnov, L.S.Becgo, G.F.Moooorrodov dựa trênhọc thuyết về thể tổng hợp địa lý đã đề xuất cơ sở đánh giá đất đai nông nghiệp mộtcách khoa học, tổ chức hợp lý lãnh thổ [1], [7], [14], [15]

Với quan điểm xác định cảnh quan thiên nhiên như là một miền, trong đó đặcđiểm địa hình, khí hậu, thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thànhmột thể toàn vẹn, thống nhất Vào năm 1913, L.S.Becgo đã lần đầu tiên đưa vào

khoa học địa lý khái niệm “Cảnh quan", ông cho rằng, chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lý Đến năm 1931, L.S.Becgo công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô” (tập 1) - một công trình nổi tiếng, là cơ sở để hoàn thiện lý

luận cảnh quan Năm 1963, Annhenxkaia và nnk, đã trình bày rõ cách phân chia các

đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học" Năm 1967, F.N.Milkov đã đề cập đến các tổng thể thiên nhiên trên Trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh”

mà sau đó D.L.Arman gọi là “hệ địa” trong công trình “khoa học về cảnh quan”

(1975) "Khoa học về cảnh quan” là một loại tiểu luận về các đề tài lí thuyết vàphương pháp được sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng [1]

Tiếp đó, các nhà khoa học Địa lý Xô Viết giai đoạn giữa thế kỷ XX như:X.V.Kalexnic, A.A.Grigoriev, N.A.Xontxev, V.N.Xukatxev, B.B.Polunov,V.I.Prokaev, V.X.Preobrajenxki và A.G.Isatsenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận vàthực tiễn nghiên cứu cảnh quan cho phục vụ mục đích phát triển nền kinh tế quốcdân Cùng thời gian này, hướng nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái Đất, phân hóa

lớp vỏ địa lý được phát triển mạnh mẽ, “Cảnh quan được xác định như một đơn vị

cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”

(A.G.Isatsenko) Mặc dù quan niệm về cảnh quan còn khác nhau nhưng hầu hết các

nhà địa lý Xô Viết đều coi “cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các “thể tổng hợp tự nhiên” ở các cấp khác nhau [14].

Trang 17

Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học kháccũng có nhiều đại diện xuất sắc Trước hết phải kể đến B.B.Pôlunov - người sáng

lập môn "Địa hóa học cảnh quan” vào thập niên 40 của thế kỷ XX tại Liên Xô, mà sau đó công trình cùng tên “Địa hóa học cảnh quan” cũng được công bố bởi

A.I.Perelman Trong tác phẩm này, A.I.Perelman đã thể hiện một số phương phápnghiên cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa Sau đó, tiếp tục cóthêm một hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lý được biết đến

quan công trình “Địa vật lý cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc Viên hàn

lâm khoa học Liên Xô công bố, do I.P.Geraximov làm chủ biên

Sau trường phái cảnh quan của Liên Xô, ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ cũng ra đờimột trường phái nghiên cứu cảnh quan nhưng có một vài khác biệt trong hướngnghiên cứu Trong đó đáng chú ý là hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan Đây

là sự kết hợp lý thuyết địa sinh thái với cảnh quan học thể hiện trong công trình

“Phong cảnh địa lý tự nhiên toàn cầu” của G.Bertran (Pháp) vào năm 1968 Ông

coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy ở cảnh quan Vì thế mà ởPháp, thuật ngữ “phong cảnh” được sử dụng thay cho thuật ngữ cảnh quan [22]

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực sử dụng hợp lý tàinguyên, đặc biệt là của các nhà địa lý Xô Viết có giá trị cao về mặt lí luận

1.1.2 Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam

Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam mới chỉ tiến hành trong vài thập niên gầnđây nhưng đã để lại nhiều công trình có giá trị Đầu tiên phải kể đến sự đóng góp tolớn, có công đầu trong nghiên cứu cảnh quan là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập.Đây được coi như là giáo trình cơ bản cho sinh viên chuyên ngành cảnh quan Tácgiả đã trình bày về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan, hệthống phân vị và phân loại cảnh quan; khái quát đặc điểm của tất cả các mặt tựnhiên và phân tích mối quan hệ giữa chúng trên lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam.Trong tác phẩm này, tác giả đã nhấn mạnh rằng nghiên cứu cảnh quan không nhữngchỉ là sự kế thừa, phân tích có chọn lọc các kết quả nghiên cứu chuyên ngành, mà

Trang 18

còn là độc lập nghiên cứu từ khảo sát thực địa cho đến phân tích các tài liệu, tư liệuthu thập được.

Lê Bá Thảo với “Thiên nhiên Việt Nam” (1977) và “Việt Nam - lãnh thổ và các vùng kinh tế” (2000) cũng là những tác phẩm có giá trị cao về phân vùng địa lý

tự nhiên lãnh thổ Việt Nam

Khoa học cảnh quan nước ta phát triển mạnh từ những năm 1990 trở lại đâyvới hàng loạt các công trình, tác phẩm Đóng góp to lớn cho sự phát triển của lĩnhvực này phải kể đến các công trình của tập thể tác giả Viện Địa lý - Viện hàn lâmkhoa học và công nghệ Việt Nam, các tác giả Trường Đại học khoa học tự nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội

Theo hướng nghiên cứu cơ bản có “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1997) của các

tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh Tác phẩmnày đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quannói riêng dưới các tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường Theo hướng tiếp cận sinh thái có “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ” (1988) của Phạm Hoàng Hải, “Các vùng địa lý sinh thái Việt Nam”(1992) do Phạm Hoàng Hải và nnk thực hiện; “Về hướng tiếp cận sinh thái nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam” (1991) của Phạm Hoàng Hải; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường” (1993) do các cán bộ Viện Địa lý - Viện KHCN Việt Nam thực hiện,

”Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích

sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường” (1993) do tác giả Nguyễn Thượng Hùng và nnk thực hiện; “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái”

của Nguyễn Cao Huần cũng là một tài liệu có tính khái quát và lí luận cao

Bên cạnh các công trình lý luận về cảnh quan sinh thái, các nhà cảnh quan vàcác nhà Địa lý tổng hợp đã nghiên cứu và thành lập hàng loạt bản đồ cảnh quan cáckhu vực: Bản đồ cảnh quan Việt Nam 1: 1.000.000 (Phạm Hoàng Hải); Bản đồ cảnh

Trang 19

quan sinh thái (Nguyễn Văn Minh chủ biên); Loạt bản đồ cảnh quan khu vực và cáctỉnh được các tác giả này thành lập ở các tỉ lệ khác nhau (Bắc Ninh, Thái Bình, CaoBằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Đồng bằng sông Hồng ) Điều đặc biệt ở các công trìnhcủa các tác giả này là đã đưa chỉ tiêu thảm thực vật hiện đại (đã bị biến đổi) vào hệthống phân loại để phù hợp với xu thế trên thế giới hiện nay Đó là các nghiên cứu

tự nhiên dưới góc độ cảnh quan sinh thái, lấy tiêu điểm là tác động của con người

và thảm thực vật Ở đây có nét khác biệt so với các hệ thống phân loại trước thiên

về các yếu tố tự nhiên, mang tính phát sinh nhiều hơn

Ngoài ra còn một số lượng lớn các đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công

trong nước như “Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình”(1996) của Nguyễn Văn Vinh;

“Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và đề xuất các mô hình sử dụng đất đai cho nông - lâm nghiệp (10 huyện miền núi)”(2000) của Đào Khang; “Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp tỉnh Lai Châu”(2002) của Nguyễn Thị Ngọc Khanh; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ “(2004) của Phạm Thế Vĩnh, “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa-Thiên Huế"

(2005) của Lê Năm

1.1.3.Nghiên cứu cảnh quan tại tỉnh Kon Tum

Cảnh quan tỉnh Kon Tum đã và đang được nghiên cứu bởi tập thể cán bộ

Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam - Viện Địa lý với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Lào (tỉnh Kon Tum và Attapeu) phục vụ cho quy hoạch các khu dân cư và phát triển bền vững".

Để xây dựng khu dân cư và mô hình phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu

đã thành lập bản đồ cảnh quan cho 4 huyện của tỉnh Kon Tum gồm: Ngọc Hồi, ĐăkLei, San xai và Phu Vong (Lào) phục vụ cho qui hoạch dân cư vùng biên giới doViện Địa lý - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện

Trang 20

1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp.

-1.2.1 Quan niệm về cảnh quan

Từ cảnh quan là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học địa lý hoàn chỉnh,

được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của cáchiện tượng khác nhau trên bề mặt Trái Đất

Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX trong các công trình nghiên cứu, sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt TráiĐất của các nhà Địa lý kinh điển Nga: V.V.Docutraev, L.C.Berge, G.N.Vưxotxki, G.F Morozov, ; ở Đức: Passarge, A.Httner; ở Anh: E.J.Gerbertson và các nhà địa

lý Mỹ, Pháp Song việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái Đất dẫn đến việc hìnhthành học thuyết về các qui luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý chỉ được phát triểnmạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ II, khi đó cảnh quan được xác định như một

“đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các qui luật phân hóa địa đới và phi địa đới"(A.G.Isatsenko,1953) [11] Quá trình phát triển đó thể hiện ở sự xác định khái niệmcảnh quan trong các định nghĩa của các tác giả ở các thời gian khác nhau - đánh dấumỗi thời điểm phát triển của khái niệm cũng như của học thuyết cảnh quan như sau:

“Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất”(L.C.Berge,1931) [7].

Năm 1948, N.A.Xolsev đưa ra định nghĩa sau: “Cảnh quan địa lý được gọi

là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: Cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực vật - động vật".

Trong “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”(1965) A.G.Isatsenko viết “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn

Trang 21

bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”[14].

Sau đó N.A.Xolsev lại đưa ra các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độclập (cá thể) như sau:

- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải trên nền địa chất đồng nhất

- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồngnhất về không gian

- Phải có một khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọibiến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng Cảnh quan là một hệ thống cấutạo có qui luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp [18]

Theo hướng đó, khi nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Vũ TựLập (1976) có định nghĩa:”Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hóa ratrong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấutrúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủyvăn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quiluật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúcngang đồng nhất"

Năm 1991, A.G.Isatsenko đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh quan làmột địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địađới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các hệ địa liên kết bậc thấp”[14]

Qua các định nghĩa trên cho thấy, có ba quan niệm về cảnh quan mà sau đóđược áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau phụ thuộc vào các quanniệm của người nghiên cứu

1.2.2 Quan niệm cảnh quan là một khái niệm chung

Theo quan niệm này, cảnh quan đồng nghĩa với khái niệm các tổng hợp thể

tự nhiên lãnh thổ, các địa tổng thể ở bất kỳ cấp nào và có thể sử dụng cho bất kỳđơn vị phân loại hoặc đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên nào Quan niệm này coicảnh quan như những thành phần khác nhau như: thổ nhưỡng, thủy văn, khíhậu Do đó khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, nhất định phải xuất phát

Trang 22

từ các quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống Tuy nhiên, các sử dụng quanniệm cảnh quan này không cho thấy giới hạn về lãnh thổ, không có trật tự phân cấplôgic của các cấp cảnh quan Các đại diện như: Minkov, Armand, Prokaev [7].

1.2.3 Lý luận về đánh giá cảnh quan cho nông - lâm ngư nghiệp: Đơn vị đánh giá là loại cảnh quan

Đánh giá CQ thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể TN cho mục đíchphát triển cụ thể nào đó

Đánh giá tổng hợp tài nguyên là hết sức phức tạp, vì đây là một bộ môn khoahọc liên ngành, gồm nhiều đối tượng khác nhau nên phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu phải tập hợp nhiều đối tượng riêng biệt

Đối tượng đánh giá CQ không chỉ là các địa tổng thể mà cả các mối quan hệgiữa các hợp phần tự nhiên và ngay cả kinh tế - xã hội

Nhiệm vụ đánh giá phụ thuộc vào từng mục đích đánh giá, dựa vào các đặcđiểm về ĐKTN và các mối quan hệ về các hệ thống nêu trên để tìm ra hướng khaithác và sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phát huy được tiềmnăng TN, KT - XH của lãnh thổ

Vị trí của đánh giá CQ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là các hoạt độngphát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết định phù hợp vớitừng đơn vị, lãnh thổ cụ thể

Đánh giá CQ là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và qui hoạch sửdụng tài nguyên

1.2.4 Hướng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, nhữngtiến bộ của xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nayđang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên

- xã hội" Các dạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác triệt để, mạnh

mẽ cho nhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế sự khai thác này nhiều

Nghiên cứu

cơ bản

Đánh giá CQ Sử dụng hợp lý tài

nguyên và BVMT

Trang 23

khi quá mạnh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tàinguyên, dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thoái tự nhiên và điều kiện môi trường củahành tinh chúng ta.

Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên đang trở nên cấp thiết và ngày càng quan trọng Trong đó, trước hết đã nảysinh một nhu cầu cần có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyênthiên nhiên lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học sử dụng hợp lý chúng Việcnghiên cứu đánh giá này đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học địa lý, làm cho nóngày càng gần với thực tế, phát triển kinh tế theo lãnh thổ, làm cho vai trò của địa lýứng dụng ngày càng được xác lập rõ ràng và tính cấp thiết của nó ngày một caohơn Thực tế cho thấy rằng, trong hầu hết các công trình nghiên cứu, quy hoạch sửdụng hợp lý nguồn tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnhthổ từ trước tới nay, một phần nội dung lớn không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học,thực tiễn hết sức quan trọng đó là công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên theo lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn cụ thể Tuynhiên, cần nhấn mạnh rằng, đánh giá tổng hợp tự nhiên là một công việc hết sứcquan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn, là một bộ môn khoa học liên ngành: tựnhiên, kinh tế - xã hội Do đó, đối tượng , phương pháp và nguyên tắc của từng hợpphần riêng nên chúng cũng phức tạp, đa dạng [18]

Nói tóm lại, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

là công việc hết sức phức tạp, nó xác định tiềm năng tự nhiên trong mối liên quanchặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ nhận thức khoa học

- kỹ thuật của xã hội đó, thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, cácđiều kiện tự nhiên của lãnh thổ Nội dung của công tác đánh giá tổng hợp điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có thể khái quát thành mô hình sau:

Trang 24

thực tiễn cụ thể

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Trang 25

Với vị trí này, Kon Tum nằm trong vùng nội chí tuyến á xích đạo với hai lầnMặt Trời đi qua thiên đỉnh trong một năm, trị số cán cân bức xạ trong năm trên75kcalo / cm2, tổng số giờ nắng trong năm khá cao đạt 2374 giờ/năm, lượng bức xạtổng cộng (có mây) đạt 168,6 kcal/cm2 và tổng nhiệt độ năm trên 85000C, thuộc đớirừng gió mùa á xích đạo với hệ số thủy nhiệt trên 1,5, chịu ảnh hưởng của cả haiđới: á đới rừng gió á xích đạo không có mùa khô rõ rệt kéo dài (từ 160B đến 140B)

và á đới rừng gió mùa á xích đạo có mùa khô rõ rệt kéo dài (phía nam vĩ độ 140B

Hệ sinh vật phát triển mạnh mẽ và phong phú, lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng Đâycũng là nơi có lợi thế về mở rộng quan hệ quốc tế với nước bạn Lào và Campuchia

Về hành chính, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố, 8 huyện, 6 thị trấn, 10 phường

và 81 xã Cụ thể diện tích các huyện, thành phố xem bảng 2.1

Trang 26

Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum

2.1.2 Đặc điểm địa chất Kon Tum

Lãnh thổ Kon Tum nằm trong đơn vị kiến tạo có nền móng kết tinh tuổi cổnhất nước ta Khu vực có chế độ kiến tạo khá mạnh mẽ, đặc biệt là sự nâng lên củađịa khối Kon Tum Nhìn chung, cấu trúc địa chất của vùng có dạng vòm nâng khốitảng mà chính giữa là các thành tạo địa chất có tuổi cổ nhất, xung quanh là các đơn

vị có tuổi trẻ hơn Đơn vị địa khối này lại bị phức tạp hóa bởi các khối xâm nhậpgranit cũng như các hoạt động phun trào núi lửa và các hoạt động ngoại sinh Cácthành tạo đá ở Kon Tum bao gồm một số loại chủ yếu sau:

Các thành tạo biến chất bao gồm chủ yếu là Granite 2 Mica dạng pocfia hạt

vừa, dạng gơai, granit biotit có muscovit dạng pocfia hạt lớn, dạng gownai với diệntích lớn nhất lãnh thổ Kon Tum Chúng là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vùng rìaphía đông, phía bắc và gần như toàn bộ phần trung tâm của lãnh thổ, điển hình làkhối núi Ngọc Linh ở phía bắc lãnh thổ

Các thành tạo trầm tích biến chất gồm chủ yếu là phiến sét chiếm diện tích

nhỏ ở phía tây thuộc địa phận huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi

Các thành tạo badan: trong phạm vị tỉnh Kon Tum, có hai loại badan: badan

cổ tuổi Plicen muộn, phân bố ở cao nguyên Măng Đen (Kon Plong) với tổng diệntích 500km2 và badan trẻ tuổi Pleistocen sớm với tổng diện tích khoảng 100 km2 ởnam Kon Tum

Trang 27

Các thành tạo trầm tích: rất phức tạp, có tuổi từ Pleistonxen giữa đến

Holocen hiện đại với nhiều nguồn gốc khác nhau: trầm tích sông tạo nên nhiều dạng địa hình: đồng bằng phù sa, bãi bồi ven sông, đầm lầy Ngoài ra, còn có thành tạo

trầm tích đệ tứ không phân chia, nguồn gốc tàn tích và sườn tích, thành phần chủyếu là cuội, sạn hoặc sét bị laterit màu vàng loang nổ

Nền địa chất là nhân tố đóng vai trò quyết định quá trình hình thành, pháttriển và phân hóa đa dạng của cảnh quan Kon Tum có lịch sử phát triển lâu dài, cấutrúc địa chất phức tạp, hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau, là cơ sở phân chiacác lớp, phụ lớp cảnh quan, làm đa dạng cấu trúc cảnh quan lãnh thổ Kon Tum cóthành phần thạch học phức tạp; quá trình phong hóa tạo nên nhiều loại đá mẹ khácnhau, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và thay đổi theo các đơn vị địa hình đã tạonên nhiều đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng Sự phân hóa đa dạng của thổ nhưỡng kếthợp với lớp phủ thực vật hiện tại đã hình thành trên lãnh thổ Kon Tum nhiều loạicảnh quan khác nhau

2.1.3 Điều kiện địa hình - địa mạo

Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từBắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và thoải ở phía nam Địa hìnhKon Tum khá đa dạng bao gồm: đồi núi, cao nguyên, và vùng trũng xen kẽ nhau

Địa hình núi bao gồm vùng núi cao và núi trung bình, núi thấp tây nam NgọcLinh Về căn bản đây là phần khối nhô Kon Tum thượng hoạt động như một cáikhiên với những vận động thẳng đứng quan trọng và có cấu tạo từ các đá cổ tiềnCambri đến cổ sinh hạ Do ảnh hưởng tân kiến tạo, mà địa hình có đặc điểm chia cắtmạnh, tập trung nhiều đỉnh cao nhọn, sườn dốc Các dãy núi có hướng bắc - nam,đông bắc - tây nam với đỉnh Ngọc Linh (2588m) và các đỉnh khác cao trên 2000mnhư: Ngọc Phan (2251m), Ngọc Niay (2259m), Ngọc Krinh (2025m) Dãy NgọcLinh phân chia khối Kon Tum thượng thành hai sườn không đối xứng, sườn tâygồm các dãy núi thấp chạy theo hướng đông bắc - tây nam thoải dần về phía Lào vàCampuchia, sườn đông hẹp hơn gồm các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam, dốc

về phía đông tạo điều kiện cho các sông đổ ra Biển Đông Địa hình được hình thành

Trang 28

và phát triển sớm, có độ dốc phần lớn trên 250, mức độ chia cắt sâu trên 100m đãdẫn đến quá trình xâm thực bóc mòn mạnh, nhiều sườn núi để lộ đá gốc, những nơi

bị khai phá mạnh thì tầng đất bị rửa trôi trơ sỏi đá

Địa hình cao nguyên ở Kon Tum phát triển trên thành tạo badan (cao nguyênbadan), bao gồm cao nguyên Măng Đen (cao nguyên Kon Plon) nằm giữa dãy AnKhê về phía đông và dãy Ngọc Krinh về phía tây, thuộc phía đông tỉnh Kon Tum,

có độ cao trung bình 700 - 1700m, tuổi Plocen muộn, bị phân cắt mạnh khiến địahình có dạng đồi kéo dài; và một phần cao nguyên Playku nằm ở phía đông namhuyện Sa Thầy, cao trung bình 500 - 600m dạng vòm thoải, có tuổi Pleistocen, bịchia cắt bởi mạng lưới sông suối

Địa hình thung lũng, trũng giữa núi phân bố khá phổ biến trong lãnh thổ KonTum Trong đó, điển hình là thung lũng phân cách Ngọc Bin San với Ngọc Linh, tớiĐắc Tô, thung lũng được mở rộng, tạo nên một cánh đồng phẳng chạy từ Đăk Tôđến thị xã Kon Tum

Đặc trưng hình thái phát sinh của địa hình Kon Tum quy định các quá trìnhlớn xảy ra trong chu trình vật chất và năng lượng của lãnh thổ Các dạng địa hình,mức độ chia cắt, hướng địa hình quyết định quá trình địa mạo, vận chuyển vật chấttrong cảnh quan Sự phân hóa địa hình theo đai cao là nhân tố tạo ra sự phân hóa củacác quá trình tự nhiên Đây chính là cơ sở để phân chia các lớp, phụ lớp cảnh quan

Trang 29

trong năm, ta thấy khí hậu thời tiết của Kon Tum thuộc loại từ khí hậu khô cho đến

ẩm - độ ẩm các tháng chủ yếu từ 70 đến 90%, tùy theo từng thời kỳ Cụ thể, khí hậuhơi khô và khô trong các tháng đầu và giữa mùa khô - từ tháng 11 năm trước đếntháng 1 hoặc tháng 2 năm sau, khí hậu khô hơn nữa trong các tháng cuối mùa khô ;khí hậu ẩm trong mùa mưa - từ tháng 5 đến hết tháng 10.[19]

Đánh giá chung theo độ ẩm, khí hậu Kon Tum thuộc loại từ hơi khô đến hơi

ẩm và một số thời điểm của năm có thể là khí hậu ẩm.

Bảng 2.2 Phân loại kiểu thời tiết theo độ ẩm

Kiểu thời tiết Độ ẩm (%) Kiểu thời tiết Độ ẩm (%)

Ngoài việc đánh giá các yếu tố khí hậu đơn thuần, tập thể tác giả Viện Địa

lý - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam còn nghiên cứu đến tài n guyênsinh khí hậu để đánh giá ảnh hưởng của nó đến phát triển KT - XH của vùng

Khí hậu của Kon Tum có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11,mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình năm 2121mm,lượng mưa năm cao nhất 2260mm, lượng mưa năm thấp nhất là 1234mm Tháng cólượng mưa cao nhất là tháng 8 Mùa khô gió theo hướng Đông Bắc, mùa mưa giótheo hướng Tây Nam Nhiệt độ trung bình năm 22 - 230C, biên độ nhiệt dao độngtrong ngày 8 - 90C

Cùng với địa hình, khí hậu cũng là nhân tố quyết định sự thành tạo cảnhquan Kon Tum Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo cảnh quan thể hiện ở sự tác

động tổng hợp của tất cả các yếu tố theo không gian và thời gian Khí hậu chi phối

sự phân hóa và hình thành nên các cấp cảnh quan Tính chất chung của khí hậu và hoàn lưu khí quyển quyết định cấp phân vị cao nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm

thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc

trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm, là cơ sở để phân chia các kiểu và phụ kiểu cảnh quan Chế độ nhiệt ẩm đa dạng có thay đổi theo không gian và thời gian không

Trang 30

chỉ là cơ sở để phân chia các đơn vị cảnh quan các cấp mà còn là cơ sở cho các hoạtđộng của đời sống kinh tế - xã hội Các cực trị của nhiệt độ cho phép dự đoán khảnăng thích nghi của thảm thực vật, mức độ chịu đựng của cây trồng, bố trí các hoạtđộng sản xuất của con người.

2.1.5 Thủy văn

Cấu trúc địa hình tạo ra sự phân hóa các yếu tố thủy văn một cách rõ nét Địahình đồi núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh với nhiều sườn dốc tạo nên một mạng lướisông suối khá phát triển với mật độ sông trung bình từ 0,35 đến 0,60km/km2 Hầuhết sông suối tỉnh Kon Tum được bắt nguồn từ địa hình núi cao phía Bắc và ĐôngBắc, do đó đặc điểm sông, suối ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh Điều kiện địa hình kếthợp với tình trạng khai thác rừng ngày càng gia tăng nên lũ quét ngày càng xuấthiện nhiều hơn và mức độ ngày càng ác liệt hơn

Sông suối trong tỉnh Kon Tum chủ yếu thuộc hệ thống sông Sê San, trừ một

bộ phận nhỏ các suối nhỏ nằm ở phía đông bắc thuộc huyện Đăk GLei và KonPlông đổ vào các sông thuộc tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi Sông Sê San bắtnguồn từ phía nam chân núi Ngọc Linh rồi chảy theo hướng Bắc - Nam, Tây bắc -Đông nam đến vùng Play Mlu biên giới Việt Nam - Campuchia thì chuyển hướngđông - tây chảy vào sông Mêkông Lưu vực sông mở rộng hình nan quạt nên mức

độ tập trung nước nhanh Do sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, điển hình làthác Yaly, núi tiến sát đến tận bờ sông, do đó tốc độ dòng chảy rất lớn Phần trunglưu là thung lũng thuộc thành phố Kon Tum và là nơi giao nhau giữa sông Đak Bla

và sông Krông Pôkô, đây là thung lũng lớn nhất tỉnh Đoạn sông Sê San nằm trênđịa phận Việt Nam dài 210km có lòng sông hẹp, dốc Hệ số uốn khúc của dòngchính đạt 1,53 Lưu vực sông Sê San có diện tích 11.620km2, trong đó 70,5% diệntích lưu vực tương đương với 8.188km2 thuộc địa phận tỉnh Kon Tum Do sôngđược bắt nguồn từ núi cao Ngọc Linh rồi chảy xuống các thung lũng núi nên độ dốclòng sông lớn, độ dốc trung bình 5,5% Sông có nhiều thác ghềnh, tốc độ dòng chảylớn Lưu vực sông có tính chất miền núi, độ cao trung bình của lưu vực 910m, nơicao nhất và là nơi xuất phát thuộc vùng núi Ngọc Linh có đỉnh cao 2.598m, nơi thấp

Trang 31

nhất là vị trí cửa sông tại biên giới Việt Nam - Campuchia cao 130m Mật độ sôngsuối trung bình là 0,45km/km2 Vùng thượng lưu là núi cao, địa hình chia cắt mạnhnên mật độ sông suối lớn hơn vùng trung và hạ lưu Mật độ lưới sông ngoài thể hiệntính chất địa hình còn phản ánh đặc điểm khí hậu, ở những nơi mưa nhiều mật độlưới sông lớn hơn.

Ngoài các sông suối nằm trong hệ thống sông Sê San, còn có một số suối nhỏthuộc đông bắc tỉnh nằm trên địa bàn huyện Kon Plông và Đăk Glei thuộc lưu vựcsông Vu Gia - Thu Bồn và Trà Khúc Phần diện tích lưu vực của 2 hệ thống sôngnày không lớn chỉ chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh: sông Vu Gia - Thu Bồn

là 583,6km2 và sông Trà Khúc là 917,5km2 Các suối nhỏ này có chế độ dòng chảytương tự như các sông phía đông Trường Sơn

Tỉnh Kon Tum có rất nhiều hồ đập thủy lợi lớn nhỏ, trong đó phải kể đến hồthủy lợi Đăk Hniêng, hồ Đăk Uy có diện tích mặt nước lớn tạo điều kiện thuận lợicho nuôi trồng thủy sản có giá trị lớn ngoài ra còn cung cấp nước tưới cho đồngruộng Hồ thủy điện Yaly có tổng diện tích lòng hồ 6.450 ha, phần lớn nằm trên địaphận tỉnh Kon Tum với diện tích khoảng 4.450 ha, độ sâu trung bình 48,2m, chiềudài hồ chứa tính theo dòng sông là 38km, chiều rộng lớn nhất 6km, nhỏ nhất 0,5km.Dung tích hồ chứa khoảng 1.037,09 m3, đây là điều kiện để phát triển du lịch, nuôi

và đánh bắt thủy sản Ba hồ chứa PleiKrong (11.080ha), ĐăkBla(9750ha), ĐăkNe(510ha) đang được xây dựng

Mưa là nguồn cung cấp nước chính của các sông trong tỉnh Ở Kon Tumtương ứng giữa mùa mưa và mùa khô là dòng chảy mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ làthời kỳ nước sông dâng cao do những trận mưa trên lưu vực sông tạo nên những đợt

lũ kế tiếp nhau ở trong sông Mùa lũ đến với Kon Tum chậm hơn so với mùa mưa,

do đó để lại một mùa khô hạn kéo dài Các tháng đầu mùa mưa lượng dòng chảymặt và dòng chảy ngầm nhỏ chưa đủ để gây ra những trận lũ lớn

Ở Kon Tum lượng dòng chảy chủ yếu sản sinh trong các tháng mùa lũ Mùa

lũ ở Kon Tum chỉ kéo dài từ 4 đến 5 tháng nhưng lượng dòng chảy chiếm từ 60 70% tổng lượng dòng chảy toàn năm, đây là một khó khăn lớn trong vấn đề sử dụng

Trang 32

-nước của tỉnh Trong mùa lũ, có những năm lượng -nước dư thừa gây thiên tai lũ lụt,

lũ quét ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế quốc dân Mùa cạn thường có một thời

kỳ khô hạn kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các loại cây trồng Do sự bất cânđối về lượng dòng chảy giữa hai mùa, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lại dòng chảyphù hợp với nhu cầu dùng nước

Lũ ở Kon Tum có mức độ tập trung nước nhanh, cường suất lớn Lũ lênnhanh, đồng thời cũng xuống nhanh vì sông suối có chiều dài ngắn và dốc lòngsông lớn Các trận lũ xuất hiện tháng VII, VIII và IX thường lên và xuống trong mộtthời gian dài và có dạng lũ kép hoặc răng cưa Các trận lũ xuất hiện trong tháng X,

XI lên xuống nhanh và có dạng lũ đơn Lũ gây ra do dải hội tụ nhiệt đới gây ra domưa lớn diện hẹp do đó các sông nhỏ phía Tây tỉnh thường xuất hiện lũ quét, điểnhình nhất là các trận lũ quét thường xảy ra trên sông Đăk Bsi

Hầu hết các sông suối nhỏ trong tỉnh đều bắt nguồn từ vùng núi cao nên có

độ dốc lòng sông lớn, nhất là các dòng sông bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh Sovới các sông lớn (sông Đăk Bla, sông Krông Pôkô) thì lũ trên các sông nhỏ thườnglên xuống nhanh hơn và kéo dài không quá hai đến ba ngày Lũ lên xuống phụthuộc vào từng đợt mưa và có dạng hình răng cưa Lũ ở các sông nhỏ lên khá nhanhvới cường suất từ 2 đến 3 km/h Do độ dốc lưu vực và độ dốc lòng sông lớn, điểnhình là vùng Đăk Glei và Đăk Tô có tốc độ nước lũ khá lớn, có khi tốc độ đạt từ 5đến 7 m/s Sau khi mưa tạnh, lũ trong sông rút nhanh và nước sông lại khá cạn.Trong các sông suối nhỏ thường xảy ra lũ quét Lũ quét xảy ra lớn nhất trong tỉnh làkhu vực thị trấn Đăk Glei ngày 7 tháng 11 năm 1972 Tại cầu Đăk Pet với biên độmực nước lũ đạt 14,27

Tiềm năng nguồn nước phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh KonTum Tiềm năng nguồn nước lớn nhất là huyện Kon Plông và thấp nhất là thành phốKon Tum Các huyện có tiềm năng nguồn nước lớn đều tập trung ở phía Đông bắctỉnh Mô đun dòng chảy huyện Kon Pông là 52 l/skm2, tổng tiềm năng nguồn nước

là 2,26 tỉ m3/năm Tổng tiềm năng nguồn nước huyện Tumơrôn là 1,16 tỉ m3 tươngứng với mô đun dòng chảy là 43 l/skm2 Mô đun dòng chảy thành phố Kon Tum chỉ

Trang 33

đạt 25 l/skm2 tương ứng với tổng lượng 0,34 tỉ m3 Như vậy có thể thấy chênh lệch

về tiềm năng nguồn nước giữa các huyện trong tỉnh Kon Tum khá lớn Chênh lệch

về tiềm năng nguồn nước giữa các huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum đạttrên 2 lần Đây cũng là một trong những khó khăn cho sử dụng nước ở địa phương

vì vậy cần có những giải pháp công trình để không những điều tiết dòng chảy giữacác năm mà còn có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cho những khu vực khó khăn

Nhìn chung, các phân tích đánh giá cho thấy nguồn nước trên địa bàn tỉnhKon Tum phân bố bất điều hòa cả về không gian và thời gian gây nhiều khó khăncho sản xuất và sinh hoạt Mùa kiệt thường kéo dài từ 7 đến 9 tháng nhưng lượngnước cũng chỉ đạt xấp xỉ 30% tổng lượng nước năm Dòng chảy phân bố bất điềuhòa cùng với một số dấu hiệu ô nhiễm các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và chất rắn

lơ lửng và sắt ở những điểm tập trung dân cư và điểm xả của một số nhà máy sẽ gâynhững tác động theo chiều bất lợi tới môi trường nước mặt ở tỉnh Kon Tum

Có thể thấy, nhân tố thủy văn Kon Tum có vai trò lớn trong thành tạo cảnhquan, vận chuyển và phân bố vật chất trong cảnh quan, tạo đặc trưng cho mỗi loạicảnh quan: những cảnh quan miền núi, cao nguyên bị ảnh hưởng, thay đổi bởi quátrình xói mòn, rửa trôi; trong khi các cảnh quan thung lũng và đồng bằng bị ảnhhưởng, thay đổi bởi quá trình tích tụ, bồi đắp phù sa

Trang 34

2.1.6 Thổ nhưỡng

Tỉnh Kon Tum có lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp, mang màu sắccủa vùng cao nguyên nhiệt đới Hai nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất xámchiếm 93,44% diện tích tự nhiên, nhóm đất đỏ chiếm 3,36% diện tích tự nhiên.Ngoài ra, cũng phải kể đến nhóm đất phù sa chiếm 0,88% diện tích tự nhiên vànhóm đất mùn alit núi cao, là đặc trưng của tỉnh, chiếm 0,71% diện tích tự nhiên

Trang 35

Nhóm đất đồi núi tỉnh Kon Tum chiếm diện tích, lớn nhất, trong đó, đất xám chiếm

tỉ trọng lớn nhất với ưu thế rất lớn cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện

có, khanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chốngxói mòn đất

Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng giữ vai tròquan trọng trong viêc phát triển sản suất nông nghiệp ở Kon Tum như nhóm đất phù

xa, đất glây, đất mới biến đổi Bởi vì, đất có ưu thế về địa hình, dinh dưỡng và đăcbiệt là tưới tiêu, thích hợp trồng lúa màu va cây công nghiệp ngắn ngày

Theo hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, tỉnh Kon Tum có 6 nhóm đất chínhvới 26 đơn vị phụ:

2.1.6.1.Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols

Nhóm đất phù sa có 8.526 ha, chiếm 0,88% tổng diện tích tự nhiên, phân bố

ở các khu đồng bằng sông Bắk Blar, sông Đăk Glei, sông Sa Thầy, thuộc cáchuyện thị như Kông Plông, Đắk Tô, thị xã Kon Tum, Nhóm đất phù sa là các đấthình thành trên các trầm tích sông , suối hiện tại, quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu,đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp của trầm tích; thỏa mãn các đặc tính bồi phù

xa (đăc tính Fluvic) cho đến ít nhất 50 cm Nhóm đất phù xa ở Kon Tum có hailoại:

Đất phù sa gley - Gleyic Fluvisols: thuộc nhóm Fluvisols và có đặc điểm gley trong vòng 50 - 100cm, gley sâu Ở Kon Tum, đất phù sa gley thuộc loại đất

phù sa giàu mùn gley, loại đất này có diện tích 7.246ha chiếm tỉ lệ 0,75% diện tích

tự nhiên hình thành trên thềm bồi tích hiện tại của các dòng suối nhỏ, phạm vihình thành hẹp chỉ cách bờ sông, suối vài chục mét đến vài trăm mét Đất chưaphân dị, có tầng dày

Đất phù sa cơ giới nhẹ có thành phần cơ giới là cát pha hay thô hơn trongvòng 50cm, ở Kon Tum có phù sa cơ giới nhẹ thuộc loại đất phù sa chua với diệntích 1.280 ha chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở thị xã KonTum và huyện Sa Thầy

Trang 36

2.6.1.2 Nhóm đất gleysols

Nhóm đất gleysols có 2.001 ha, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên Phân bố chủyếu ở các huyện Kon Plông, Đắk Tô, Đắk Hà, Sa Thầy, thị xã Kon Tum, Các đấtđược hình thành từ các sản phẩm deluvi, proluvi hoặc fluvic, trên địa hình thấptrũng như thung lũng ngập nước theo mùa hoặc các khu vực đồng bằng thấp xasông, suối, có mực nước ngầm nông Quá trình gley chiếm ưu thế trong vòng 50

cm Ở Kon Tum đất này thuộc loại đất glây chua (Hapli-Umbric-Glaysols) Đơn vị này là đất dốc tụ theo phân loại phát sinh của Việt Nam Đất phân bố ở địa hình

thấp trũng ở các thung lũng hoặc khe suối và vật liệu đất hình thành từ quá trìnhdeluvi, proluvi ở các vùng núi cao lân cận nên sản phẩm thường không được chọnlọc kỹ Đặc điểm đất chịu ảnh hưởng rất rõ từ các vùng núi cao lân cận Địa hìnhthoát nước kém, thường bị ngập úng trong mùa mưa, do đó, các tầng đất bị gleytrung bình đến mạnh toàn phẫu diện, đất rất chua Đất có độ phì khá cao, địa hìnhkhá bằng phẳng, gần nguồn nước nhưng thường bị ngập úng nên thích hợp cho việctrồng lúa nước hoặc các cây trồng cạn ngắn ngày vào mùa khô Ở vùng đất trũng cóthể cải tạo để trồng lúa 2 vụ Cần lưu ý là đất rất chua nên cần đặc biệt ưu tiên bónvôi mới có thể nâng cao năng suất lúa Mặt khác, đất do chặt bí nên cày phơi ảitrong mùa khô để oxy hóa các hợp chất độc tích tụ trong đất

2.1.6.3 Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols

Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 2,417 ha, chiếm 0,25% diện tích tựnhiên Đất phân bố chủ yếu ở thị xã Kon Tum, huyện Sa Thầy và Đắk Hà Phần lớnđất có nguồn gốc phù sa, nhưng trong đất có tầng B phát triển về cấu trúc, dấu hiệuthay đổi về màu sắc, hoặc di chuyển của cacbonat, với tổng các cation trao đổi trên

16 cmol/kg sét, trong cấp hạt thịt (50-200 mm) lượng khoáng vật có khả năngphong hóa 10% (thỏa mãn nhu cầu của tầng chuẩn đoán Cambic) Tuy nhiên, cácquá trình như rửa trôi tích tụ sét, sắt, nhôm và các quá trình phá hủy khoáng sét xảy

ra yếu Trong nhóm đất này có 1 đơn vị đất Fluvic Cambisols và 1 đơn vị phụ

Anthraqui-Fluvic Cambisols Đơn vị phụ đất này theo phân loại phát sinh của Việt Nam là đất phù sa loang lổ đỏ vàng (Pf) Đất thường được phân bố ở bậc thềm

Trang 37

sông, chỉ bị ngập khi lũ lụt Đất có một tầng bùn nhão và một tầng đế cày do canhtác lúa nước nhiều năm, lớp bùn nhão bị gley và có loang lổ nâu vàng hoặc đỏ vàngdọc theo kẽ nứt hoặc rễ cây; tầng đế cày có cấu trúc phiến dẹt, chặt dẻ và độ thấmrất thấp (đặc tính Anthraquic) Đất chua vừa, mùn, đạm, lân tổng số trung bình,dung lượng cation trao đổi trong sét cao,… địa hình bằng phẳng, gần nguồn nướcthuận lợi cho việc tưới,…thích hợp cho việc canh tác lúa nước.

2.1.6.4 Nhóm đất xám (X) - Acrisols:

Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 898.295 ha, chiếm 93.44% diện tích

tự nhiên Nhóm đất xám có trong hầu hết các huyện của tỉnh; tập trung nhiều ở ĐắkGlei, Kong Plông, Đắk Tô, Sa Thầy Đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ/mẫu chất:granit, đá cát, đá phiến sét, phù sa cổ và trên nhiều dạng địa hình, từ những dạng địahình bằng thấp ven sông suối, các bậc thềm khá bằng phẳng, các dạng đồi thấp thoảiđến địa hình núi cao dốc Đất chịu tác động mạnh của quá trình rửa trôi sét và cáccation kiềm thổ Đất có tầng tích tụ sét (tầng Argic), phân ly chua vừa đến chua,dung lượng trao đổi cation thấp nhỏ hơn 24 me/100g sét và bão hoà bazơ thấp nhỏhơn 50%

Trong nhóm đất xám có 9 đơn vị đất (Soils Units) và 17 đơn vị phụ Soils Units) Trong 17 đơn vị đất này có 3 đơn vị đất (Humic Acrisols, SkeleticAcrisols, Chromic Acrisols) có diện tích lớn nhất, chiếm tới 93.95% diện tích nhómđất (DTN)

(Sub-2.1.6.5 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) - Leptosols

Nhóm đất này với diện tích 1.282 ha, chiếm 0,13% DTTN Chủ yếu phân bố

ở TX Kon Tum, huyện Sa Thầy và Kong Plông Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (đất

tầng mỏng) có 1 đơn vị đất Lithic Leptosols và 1 đơn vị phụ Dystri - Lithic Leptosols.

2.1.6.6 Nhóm đất trên đá mác ma a xít

Đất phát triển trên đá macma axit, trên địa hình độ dốc lớn, với thảm thực vậtche phủ kém và quá trình bào mòn rửa trôi bề mặt xảy ra với tốc độ nhanh Tầng đất

Trang 38

hữu hiệu bị giới hạn bởi tầng đá cứng trong khoảng 25 cm Đất thường có nhiều đálẫn thành phần đất mịn có tỷ lệ nhỏ hơn 10% và đất rất chua.

Hướng sử dụng: nhóm đất này bị hạn chế về độ dày tầng đất và phân bố ở địa hìnhdốc mạnh nên ít có ý nghĩa cho mục đích nông nghiệp, cần trồng và bảo vệ rừng

2.1.7 Sinh vật

Theo báo cáo chuyên đề Thảm thực vật Kontum của Nguyễn Hữu Tứ, thảmthực vật tự nhiên được chia theo 3 vành đai cao: nhiệt đới (<1000m), á nhiệt đới(1000-1800m) và ôn đới (>1800m), bao gồm 25 đơn vị, trong đó có 21 đơn vị thuộcnhóm thảm thực vật tự nhiên, 4 đơn vị thuộc nhóm thảm thực vật trồng

Vành đai nhiệt đới chiếm đại đa số diện tích khu vực, gồm 2 sinh khí hậu:

nhiệt đới ẩm và nhiệt đới hơi ẩm Trong sinh khí hậu nhiệt đới ẩm có khi con

người chưa tác động, trên đất địa đới (sâu dày thoát nước tốt, không ngập úng) có

rừng kín cây lá rộng thường xanh đặc trưng cho khí hậu với cấu trúc nhiều tầng cây

gỗ, đa dạng loài; khi con người khai phá rừng ở mức độ chọn các cây gỗ, lâm sảnxuất hiện các rừng thứ sinh; trên đất bỏ hoang sau canh tác theo thời gian xuất hiện

các kiểu phụ thứ sinh như trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng tre nứa, rừng non; trên đất nội địa đới (ngập úng thường xuyên hay định kỳ) có rừng đầm lầy và trảng cây bụi,

trảng cỏ chịu ngập Trong sinh khí hậu nhiệt đới hơi ẩm trên đất địa đới có kiểu

thảm nguyên sinh là rừng kín cây lá rộng rụng lá và trên các đất có tầng nông, sỏi sạn xuất hiện rừng thưa cây lá rộng ưu thế cây họ Dầu hay rừng thưa cây lá kim Thông 2 lá; dưới tác động khai phá của con người xuất hiện các kiểu phụ thứ sinh như rừng thứ sinh, rừng non, rừng Tre nứa, trảng cây bụi, trảng cỏ; trên đất nội địa đới (ngập úng thường xuyên hay định kỳ) có rừng đầm lầy, trảng cây bụi, trảng cỏ chịu ngập

Trong vành đai á nhiệt, trên đất địa đới bao gồm 2 kiểu thảm nguyên sinh

rừng kín cây lá rộng (xen lá kim) thường xanh trong sinh khí hậu á nhiệt đới ẩm

và rừng thưa cây lá kim thông 3 lá trong sinh khí hậu á nhiệt đới hơi ẩm; dưới tác

động khai phá của con người từ 2 kiểu này xuất hiện các kiểu phụ thứ sinh nhân tác

trảng cây bụi, trảng cỏ

Trang 39

Trong vành đai ôn đới, trong sinh khí hậu ôn đới ẩm trên đất địa đới phổ

biến rừng kín cây lá rộng thường xanh; ngoài ra còn có rừng hỗn giao cây lá rộng,

lá kim, rừng thưa cây lá kim; trên các sườn đón gió ẩm có rừng rêu, ở các đỉnh núi trên đất mỏng có trảng cỏ Sặt.

Thảm thực vật trồng phân bố tập trung trong vùng thấp, trên đất bằng gồmcác đơn vị lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp lâunăm, cây ăn quả; rừng trồng và các quần xã cây trồng trong các khu dân cư

2.1.8 Các yếu tố nhân sinh.

a Dân số

Kon Tum là nơi cư trú của khoảng trên 20 dân tộc, trong đó người Kinhchiếm tỉ lệ cao nhất là 46,4% tập trung ở thành phố và các thị trấn, sau đó là các dântộc như Xê Đăng, Bah Nar, Gia Rai, Dẻ Triêng, v.v (Nguyễn Diệu Trinh, 2011).Với một thành phần đa dân tộc như vậy, lại cư trú trên một địa bàn có địa hình đồinúi chiếm khoảng 2/5 diện tích lãnh thổ, tập quán sinh sống của đồng bào các dântộc ở Kon Tum chủ yếu là khai phá rừng làm nương rẫy, khai thác lợi thế về lâmnghiệp, đất đai

Giai đoạn từ 2005-2009, dân số ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh KonTum ở đều có xu hướng tăng dần từ 385983 người (2005) lên 432865 người (2009).Đên cuối năm 2009, tổng dân số của Tỉnh là 432865 người, dân cư có sự phân bốkhông đều, cao nhất là ở thành phố Kon Tum 333 người/km2, còn thấp nhất làhuyện Kon Plong 15 người/km2, trung bình toàn Tỉnh là 45 người/km2, dân số nôngthôn cao hơn dân số thành thị khoảng là 2,033 lần Kon tum có tốc độ tăng dân số tựnhiên là 1,88%; tỷ lệ nam/nữ trung bình là 1,0105

Trang 40

Bảng 2.3 Dân số các huyện, thành phố các năm 2005-2009

Diện tích (km 2 )

Dân số các năm (người) Mật độ

dân số 2009 (người/km

*Dự báo về sự phát triển dân số đến năm 2020:

Kon Tum là một trong những tỉnh Tây Nguyên có tốc độ tăng dân số cơ học ởmức khá cao trong những năm gần đây Dự báo đến năm 2015, quy mô dân số củaKon Tum sẽ vào khoảng 505-510 ngàn người, tốc độ tăng bình quân vào khoảng2,7-2,9%/năm, đến năm 2020 vào khoảng 570-600 ngàn người, tăng bình quânkhoảng 2,45-3,3%/năm Với quy mô dân số như trên, dân số trong tuổi lao động đếnnăm 2015 khoảng 270-272 nghìn người và năm 2020 khoảng 308-325 nghìn người(Bảng 2.2)

Ngày đăng: 11/04/2016, 21:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguyễn Thị Kim Chương (2003), Địa lý tự nhiên đại cương: “Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, lớp vỏ cảnh quan và các qui luật địa lý của Trái Đất", NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ nhưỡngquyển, sinh quyển, lớp vỏ cảnh quan và các qui luật địa lý của Trái Đất
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chương
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm
Năm: 2003
1. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, 2006. Đặc điểm địa chất, địa mạo Bắc Trung Bộ. Viện KH &amp; CN Việt Nam, Hà Nội Khác
2. D. L Armand (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác
3. Đào Đình Bắc (2004), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản qui định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, kèm theo Quyết định số 61/ 2005/ QĐ - BNN ngày 12/ 10/ 2005 Khác
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản qui định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng, kèm theo Quyết định số 61/ 2005/ QĐ - BNN ngày 12/ 10/ 2005 Khác
6. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội Khác
8. Cục thống kê tỉnh Kon Tum (2010), Niên giám thống kê 2005 - 2009, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
9. Cục thống kê tỉnh Kon Tum(2012), Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 và 2025, Niên giám thống kê 2011 - 2025, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
10. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
11. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
13. Nguyễn Cao Huần (2002), Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
14. Ixatsenko A.G (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
15. Kakexnik. X.V (1978), Những qui luật địa lý chung của Trái Đất, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
16. Vũ Tự lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
17. Vũ Tự Lập (2001), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
18. Vũ Tự Lập (1982), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ qui hoạch lãnh thổ, Hà Nội Khác
19. Đặng Xuân Phong (2012), Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào, Hà Nội Khác
20. Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh (1998), Phân vùng địa lý tự nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w