1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi mầm non có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội…đã khẳng định sự phát triển của trẻ em từ 0-6 tuổi có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Tưởng tượng là một trong những cấu thành của năng lực trí tuệ. Tưởng tượng là cơ sở của bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, nó biểu hiện trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật có khả năng thực hiện. L. X. Vưgotxky nói “Nhất thiết mọi cái ở xung quanh ta và do bàn tay con người làm ra tất cả thế giới văn hóa, khác với thế giới tự nhiên – đều là sản phẩm của trí tưởng tượng con người và của hệ sáng tạo dựa trên cơ sở tưởng tượng đó”[45]. Tưởng tượng tham gia vào quá trình lao động của con người. Trong quá trình hoạt động của con người tưởng tượng cho phép con người nhìn thấy kết quả lao động trước khi bắt đầu, chính vì vậy mà tưởng tượng định hướng hoạt động. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, tưởng tượng góp phần hình thành nhân cách ở trẻ. Nhà tâm lý học M. Birkinlit và A. Pêtropxki trong cuốn “Tưởng tượng và hiện thực” đã khẳng định vai trò của tưởng tượng trong việc hình thành nhân cách bình thường ở trẻ, nó giúp và cần thiết cho sự hình thành khả năng sáng tạo, nhờ có tưởng tượng mà trẻ vượt qua trở ngại đến sự phát triển nhân cách. Tưởng tượng có vai trò to lớn trong quá trình tiếp thu và thể hiện tri thức mới. Nhờ có tưởng tượng dựa vào những kinh nghiệm đã có trẻ có thể hình dung những điều chưa từng biết đến trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. Tưởng tượng vừa là kết quả của quá trình phát triển trí tuệ đồng thời nó cũng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhận thức. Như vậy, việc phát triển tưởng tượng cho trẻ là một nội dung giáo dục cần thiết để chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. Tưởng tượng của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động ở trường mầm non. Một trong những hoạt động giúp cho việc phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ là hoạt đông vui chơi, cụ thể hơn là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Trò chơi ĐVTCĐ là mô phỏng lại các hoạt động và các mối quan hệ của người lớn trong xã hội bằng cách nhập vào (đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ. Bằng việc tham gia trò chơi, trẻ “tiếp xúc một cách độc đáo với xã hội người lớn” [37], ở chúng hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý, rèn luyện những phẩm chất ý chí, phát triển tưởng tượng, tư duy…qua đó hình thành nền móng của nhân cách. Bởi vậy, tổ chức, hướng dẫn chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) - giai đoạn chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn sẽ đưa ra một vài ý kiến đóng góp vào kho tàng lý luận và thực tiễn trong việc tìm hiểu và phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ trước tuổi học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lứa tuổi mầm non có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời củamỗi con người Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vậnđộng, tâm lý xã hội…đã khẳng định sự phát triển của trẻ em từ 0-6 tuổi có tínhquyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai
Tưởng tượng là một trong những cấu thành của năng lực trí tuệ Tưởngtượng là cơ sở của bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, nó biểu hiện trong mọiphương diện của đời sống văn hóa, làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoahọc, kỹ thuật có khả năng thực hiện L X Vưgotxky nói “Nhất thiết mọi cái ởxung quanh ta và do bàn tay con người làm ra tất cả thế giới văn hóa, khác vớithế giới tự nhiên – đều là sản phẩm của trí tưởng tượng con người và của hệsáng tạo dựa trên cơ sở tưởng tượng đó”[45] Tưởng tượng tham gia vào quátrình lao động của con người Trong quá trình hoạt động của con người tưởngtượng cho phép con người nhìn thấy kết quả lao động trước khi bắt đầu, chính
vì vậy mà tưởng tượng định hướng hoạt động
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, tưởng tượng góp phần hình thànhnhân cách ở trẻ Nhà tâm lý học M Birkinlit và A Pêtropxki trong cuốn “Tưởngtượng và hiện thực” đã khẳng định vai trò của tưởng tượng trong việc hình thànhnhân cách bình thường ở trẻ, nó giúp và cần thiết cho sự hình thành khả năng sángtạo, nhờ có tưởng tượng mà trẻ vượt qua trở ngại đến sự phát triển nhân cách.Tưởng tượng có vai trò to lớn trong quá trình tiếp thu và thể hiện tri thức mới Nhờ
có tưởng tượng dựa vào những kinh nghiệm đã có trẻ có thể hình dung những điềuchưa từng biết đến trong quá trình lĩnh hội tri thức mới Tưởng tượng vừa là kết quảcủa quá trình phát triển trí tuệ đồng thời nó cũng là điều kiện cần thiết cho sự pháttriển nhận thức Như vậy, việc phát triển tưởng tượng cho trẻ là một nội dung giáodục cần thiết để chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông
Tưởng tượng của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động
ở trường mầm non Một trong những hoạt động giúp cho việc phát triển khả năng
Trang 2tưởng tượng của trẻ là hoạt đông vui chơi, cụ thể hơn là trò chơi đóng vai theo chủ
đề (ĐVTCĐ) Trò chơi ĐVTCĐ là mô phỏng lại các hoạt động và các mối quan hệcủa người lớn trong xã hội bằng cách nhập vào (đóng vai) một nhân vật nào đó đểthực hiện chức năng xã hội của họ Bằng việc tham gia trò chơi, trẻ “tiếp xúc mộtcách độc đáo với xã hội người lớn” [37], ở chúng hình thành tính chủ định của quátrình tâm lý, rèn luyện những phẩm chất ý chí, phát triển tưởng tượng, tư duy…qua
đó hình thành nền móng của nhân cách Bởi vậy, tổ chức, hướng dẫn chơi ĐVTCĐ
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáolớn (5-6 tuổi) - giai đoạn chuẩn bị bước vào trường phổ thông Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài “Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn sẽ đưa ra một vài ý kiến đóng góp
vào kho tàng lý luận và thực tiễn trong việc tìm hiểu và phát triển khả năng tưởngtượng cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng quy trình sử dụng tròchơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ trước tuổi học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơiĐVTCĐ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ5-6 tuổi
4 Giả thuyết khoa học
Trí tưởng tượng của trẻ phong phú đa dạng Nếu giáo viên ý thức được vaitrò của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ cũngnhư xây dựng được quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ thì có thể giúp cho việc pháttriển khả năng tưởng tượng của trẻ tốt hơn
Trang 35 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Xây dựng và thực nghiệm quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tưởng tượng ở trẻ có nhiều nội dụng, đề tài chỉ tập trung nghiêncứu quy trình sử dụng trò chơi ĐVTVĐ phát triển khả năng tưởng tượng trong tròchơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non thị trấn Tứ Trưng và trườngMầm non xã Ngũ Kiên thuộc huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát giờ hoạt động góc và các hoạt động khác
của trẻ ở trường mầm non để tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi ĐVTVĐ pháttriển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 ở trường mầm non
- Phương pháp điều tra viết: Dùng phiếu hỏi để tìm hiểu nhận thức của giáo
viên về vai trò của việc phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ, quy trình giáo viên
sử dụng các trò chơi ĐVTVĐ nhằm phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ ởtrường mầm non
- Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện cùng giáo viên để tìm hiểu thông tin
của trẻ và hình thức sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển KNTT cho trẻ
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm sư phạm trên trẻ 5-6 tuổi
để xác định tính khả thi và hiệu quả của quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ pháttriển khả năng tưởng tượng cho trẻ
Trang 47.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để phân tích kết quả thu được.
8 Những đóng góp của đề tài
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi của các nhà tâm lý- giáo dục
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý đặc biệt cho phép tạo ra cái mới, hìnhdung được những điều mà trẻ chưa được trực tiếp nhìn thấy, cho thấy trước kết quả
và quá trình thực hiện hoạt động Vấn đề tưởng tượng từ lâu đã thu hút được mốiquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
* Nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo ở nước ngoài
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, tưởng tượng đã được các nhà khoa họctâm lý người Pháp nghiên cứu Đặc biệt là Ribô, ông đã coi tưởng tượng như mộtquá trình xây dựng biểu tượng mới từ những gì đã có từ trước (xây dựng biểu tượngmới dựa trên kinh nghiệm cá nhân đã có) Ông cho rằng nghiên cứu tưởng tượngtrong mối liên hệ thống nhất của hai yếu tố xúc cảm và trí tuệ
Các nhà tâm lý người Đức như B.Stern và L.Điui thì nhận định tưởng tượng
là một khả năng bẩm sinh và vì thế họ cho rằng tưởng tượng của trẻ em trước tuổihọc đặc sắc, phong phú hơn ở người lớn
S.Phrớt (1856 -1939) và những người theo trường phái của ông cho rằngnguồn gốc những kích thích tạo ra tưởng tượng là sự dồn nén các bản năng tính dụckhi chúng không được thỏa mãn Họ lập luận rằng khi không được thỏa mãn thì dụcvọng sẽ không tự mất đi mà bị dồn nén vào vô thức, trong vô thức họ tưởng tượng
để thỏa mãn dục vọng Những người theo trường phái này cho rằng chức năng cơbản của tưởng tượng là bảo vệ “Cái tôi”, điều hòa những cảm xúc bị dồn nén
J.Piaget (1896 – 1980) nhà tâm lý học Thụy Sĩ, khi nói về sự phát triển cácchức năng kí hiệu chỉ ra rằng những hình ảnh của tưởng tượng không phải chỉ là sựsao chép hiện thực một cách đơn thuần mà là sự sao chép một cách tích cực nhữngbức tranh tri giác[24]
Trang 6Một số quan điểm về tưởng tượng của các nhà tâm lý học còn đánh đồngtưởng tượng với trí nhớ, tiêu biểu là: Vinhem Serer, Muyle Phraiphenx Xuất phát
từ ý tưởng muốn phản bác lại luận thuyết coi tưởng tượng là yếu tố không nhận biếtđược, là lãnh địa riêng của thiên tài sáng tạo, là sức mạnh vô hình của sự sáng tạođộc lập, các tác giả đã quy tưởng tượng thành một hiện tượng tâm lý phổ biến Họcoi hình ảnh của trí nhớ đều là sự thể hiện thực sự của tưởng tượng, trí nhớ và tưởngtượng chẳng qua chỉ là một mà thôi và đấy là khả năng gợi lại những biểu tượng cũ
Các nhà tâm lý học phương tây như: Guilford, Wallasen, Kogan, TaylorC.W,… và các nhà tâm lý học Mỹ như: Willson, Torsance, J.Gillord nghiêncứu và cho rằng tưởng tượng được xem như tư duy sáng tạo – một thành tốkhông thể thiếu được của trí tuệ con người Họ cho rằng tưởng tượng sáng tạoluôn gắn liền với hoạt động sáng tạo, trong đó thành phần cấu trúc của hoạtđộng sáng tạo bao gồm các yếu tố
- Tính linh hoạt sáng tạo
V.I.LêNin đã đánh giá cao vai trò của tưởng tượng khi ông viết người ta sẽnhầm nếu cho rằng trí tưởng tượng chỉ cần thiết cho thi sĩ Đó là một thiên kiến nguxuẩn! Ngay cả các nhà toán học tưởng tượng cũng cần, hay trong việc phát minh racách tính vi phân, tích phân cũng không thể có được nếu không có trí tưởng tượng.Trí tưởng tượng một phẩm chất vô cùng quý giá của con người
L.X.Vưgôtxky (1896-1934) người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tưởngtượng Trong các tác phẩm của mình tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi,
sự phát triển chức năng tâm lý cấp cao Ông đã viết về tưởng tượng của con người
Trang 7nói chung Theo ông tưởng tượng là một hoạt động tâm lý phức tạp, một quá trìnhtâm lý như các quá trình tâm lý đã nghiên cứu, nó là sự phản ánh hiện thực kháchquan và phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi mẫu giáo Ông đã nghiên cứu tưởng tượngchặt chẽ với các yếu tố:
- Tưởng tượng được xây dựng bằng những yếu tố lấy trên hiện thực và kinhnghiệm cũ của con người
Nhà tâm lý học O.M.Điatrencô cho rằng việc lĩnh hội các phương tiện củahoạt động tưởng tượng diễn ra trong mối quan hệ tác động qua lại giữa trẻ vớinhững đồ vật của nền văn hóa xã hội đã được tạo dựng nhờ sự phát triển các chứcnăng kí hiệu trong đó các dạng hoạt động khác nhau của trẻ dưới sự tác động qua lạicủa người lớn
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học Xô Viết đã đi sâu nghiêncứu nhiều mặt khác nhau của hoạt động tưởng tượng như một quá trình, cơ chế củahoạt động tưởng tượng, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và những đặcđiểm cơ bản của tưởng tượng ở trẻ
Trang 8Tác giả I.I.Palagina nghiên cứu sự hình thành và phát triển trí tưởng tượngcủa trẻ trong giáo duc cổ truyền Nga và chẩn đoán các mức độ phát triển tưởngtượng của trẻ ở lứa tuổi vườn trẻ Công trình nghiên cứu của bà đã tiếp nối tư tưởngcủa Vưgôtxky về vai trò hoạt động thực tiễn qua lại giữa trẻ và người lớn ở lứa tuổivườn trẻ đối với việc hình thành và lĩnh hội các ký hiệu để trở thành công cụ củahoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt vai trò của giáo dục cổ truyền đối với việclĩnh hội các ký hiệu tưởng tượng ban đầu ở trẻ làm cơ sở cho việc xuất hiện và pháttriển tưởng tượng.
E.E Xapagova đã nghiên cứu các thao tác xây dựng biểu mẫu điều kiện cầnthiết cho sự phát triển trí tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo Nghiên cứu của bà đã vạch ratriển vọng tốt đẹp của các trò chơi lắp ghép, xếp hình theo mô hình trong các trườngmẫu giáo đối với sự phát triển trí tưởng tượng cho trẻ
Tác giả X.A.Zavaragin đã nghiên cứu vấn đề tưởng tượng bạo lực ở lứa tuổihọc sinh phổ thông Trong các tác phẩm nghiên cứu về tưởng tượng của mình tácgiả đã đánh giá cao vai trò của các loại trò chơi cũng như bất cứ hoạt động thực tiễnnào và mối quan hệ trong gia đình đến sự phát triển tưởng tượng của trẻ em đồngthời chỉ ra sự cần thiết của trò chơi lành mạnh, xây dựng bầu không khí gia đìnhđầm ấm, giàu tình thương để làm giảm đi sự xuất hiện của các hiện tượng bạo lựctrong tưởng tượng của trẻ
Các nhà nghiên cứu tiêu biểu của tâm lý học Xô Viết đều xem xét tưởngtượng như một quá trình nhận thức, một chức năng tâm lý cấp cao Sự phát triển củatưởng tượng cũng là quá trình nhập tâm chuyển vào trong các quan hệ xã hội dướidạng ký hiệu họ nghiên cứu tưởng tượng theo các tư tưởng sau:
- Mối liên hệ giữa tưởng tượng với kinh nghiệm về thế giới hiện thực
- Vai trò của hành động thực với sự xây dựng hình ảnh tưởng tượng
- Vai trò của ngôn ngữ trong việc khôi phục hình ảnh tưởng tượng trong óc
* Nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo ở Việt Nam
Tưởng tượng là một vấn đề được các nhà giáo dục học và tâm lý học ViệtNam quan tâm nghiên cứu Trong việc nghiên cứu tưởng tượng nói chung và tưởng
Trang 9tượng của trẻ mầm non nói riêng có nhiều đóng góp có ý nghĩa cho việc xây dựng
lý luận và phương pháp đánh giá sự phát triển tưởng tượng của trẻ em như: PhạmMinh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Quang UẨn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô CôngHoàn, Lê Thanh Thủy và nhiều tác giả khác đều cho rằng tưởng tượng là một đặctrưng chỉ có ở người và đánh giá cao vai trò của tưởng tượng đối với giáo dục đặcbiệt là giáo dục trí tuệ
Tác giả Trương Bích Hà đã trình bày vai trò to lớn của tưởng tượng đối vớimột số ngành nghề chuyên biệt nói riêng và đối với đời sống con người nói chung,trong luận văn viết về khả năng tưởng tượng sáng tạo hành động của sinh viên khoadiễn viên, trường Đại học sân khấu Điện ảnh [11]
Lê Thanh Thủy nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sángtạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đã khẳng định vai trò to lớn củakhả năng tri giác đối với tưởng tượng, đặc biệt trong hoạt động vẽ của trẻ [30]
Việc nghiên cứu tưởng tượng đều xuất phát từ một trong ba quan điểm sau:+ Tưởng tượng có nguồn gốc sinh học
+ Tưởng tượng được nghiên cứu dước góc độ đánh đồng với các hoạt độngtâm lý khác
+ Tưởng tượng là hoạt động tâm lý nằm trong giai đoạn nhận thức lý tính, nógắn liền với hoạt động sáng tạo
Như vậy, Có nhiều nghiên cứu về tưởng tượng từ những góc độ khác nhau vềnguồn gốc, yếu tố ảnh hưởng và quá trình hình thành tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi…Tóm lại, các nghiên cứu về tưởng tượng ở nhiều góc độ khác nhau đã chỉ ra đượcnhững vấn đề về tưởng tượng như sau:
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức cấp cao nhằm phản ánh cái mớichưa từng có trong vốn kinh nghiệm sống của cá nhân bằng cách xây dựng nhữnghình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có và nảy sinh trước nhu cầu khámphá, phát hiện, sáng tỏ cái mới
- Nghiên cứu tưởng tượng được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố:+ Sự tích lũy kinh nghiệm hiện thực ở trẻ
Trang 10+ Vai trò của cảm xúc, hành động đối với việc xây dựng hình ảnh tưởng tượng.+ Ngôn ngữ với việc khôi phục hình ảnh tưởng tượng trong óc.
- Quá trình hình thành tưởng tượng được phát triển theo qui luật phát triểncủa các chức năng tâm lý cấp cao như sau:
+ Xây dựng và làm giàu hình ảnh tưởng tượng
+ Tách rời hình ảnh tưởng tượng ra khỏi hình ảnh của thế giới hiện thực
1.1.2 Nghiên cứu vấn đề sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo Vì vậy việc sử dụng TCnói chung và trò chơi ĐVTCĐ nói riêng là đặc biệt cần thiết không chỉ trong hoạtđộng nhận thức mà còn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ lứatuổi mầm non hiện nay Việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với quá trình hình thành và phát triển trí tuệ cũng như hình thành nhâncách trẻ Chính vì vậy, trò chơi ĐVTCĐ từ lâu đã được các nhà nghiên cứu nhìn
nhận là trung tâm trong các hoạt động vui chơi của trẻ em mẫu giáo.
Các tác giả N.K.Krupxkaia, D.V.Mendgierinxkaia, X.L.Rubinstein, Vugotxki, P.G Xamarucova đã nghiên cứu một cách toàn diện về trò chơiĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo
L.X-Về ý nghĩa của trò chơi, các tác giả P.G Xamarukova, A.A.Liublinxkaia
A.V.Cherkhop, T.E.Conhincova, V.P.Gialogina và P.V.Giaparogiet,I.G Nherovich
đã thống nhất rằng trò chơi ĐVTCĐ là phương tiện hữu hiệu để giáo dục toàn diệnnhân cách trẻ Qua trò chơi trẻ tích lũy những kinh nghiệm xã hội, những phẩm chấtđạo đức của con người, trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ tích cực với các sựkiện và nguyên tắc đạo đức xã hội Mặt khác, trò chơi ĐVTCĐ có ảnh hưởng đến
sự hình thành tình cảm tập thể của trẻ, góp phần giáo dục thẩm mỹ, hình thành kinhnghiệm vận động cho trẻ [9]
Trong những tác phẩm của mình, đông đảo các nhà tâm lý học, giáo dục học
đã chỉ ra nội dung của trò chơi ĐVTCĐ chính là cuộc sống xã hội muôn màu muôn
vẻ của người lớn được trẻ em phản ánh trong khi chơi
Trang 11Các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm nhất định đến việc tổ chức, hướngdẫn chơi ĐVTCĐ ở các lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi trẻ 5-6 tuổi P.G Xamarukova
đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản trong chỉ đạo chơi ĐVTCĐ cho trẻ, đó là:
- Phát triển chơi ĐVTCĐ như một hoạt động
- Sử dụng trò chơi vào mục đích giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân
- Phát triển tính tự lực và tự tổ chức trong trò chơi ĐVTCĐ, đặc biệt là đốivới trẻ 5-6 tuổi
Các công trình nghiên cứu của Đ.V.Mendgierinxkaia, R.I.Giucopxkaia,V.P.Gialogina và nhiều người khác đã bàn đến những phương pháp tổ chức, hướngdẫn chơi cho trẻ, chúng được chia thành hai nhóm biện pháp chính [9]:
- Nhóm các biện pháp tác động gián tiếp (cung cấp kiến thức về cuộc sống,tạo cơ sở vật chất và môi trường cần thiết phục vụ trò chơi…); tác giả T.Đ.Marcova,N.Karpinxkaia còn nêu ra một số biện pháp như: sử dụng các tác phẩm văn họctrẻ em, các tác phẩm hội họa… để mở rộng nội dung trò chơi
- Nhóm các biện pháp tác động trực tiếp (cô hướng dẫn trẻ chơi, cô tham giavào quá trình chơi của trẻ…)
Ở Việt Nam, lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và việc tổ chức, hướng dẫn chơiĐVTCĐ luôn giữ vị trí nhất định trong các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm
Trong giáo trình Giáo dục học Mầm non - Tập III [1] do Đào Thanh Âm chủbiên, cũng trình bày về bản chất, đặc thù, ý nghĩa và sự phát triển của trò chơiĐVTCĐ, đồng thời đề xuất nhiệm vụ, biện pháp hướng dẫn chơi cho trẻ mẫu giáo
Trang 12Về vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, tác giả Nguyễn ThịThanh Hà đã đề cập tới những nhiệm vụ và phương pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ
ở từng độ tuổi cụ thể (3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi) trong cuốn “Tổ chức cho trẻ vuichơi ở trường mẫu giáo” [12]
Trong chương trình “Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thựchiện (5-6 tuổi)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994) [2] cũng đề ra khá cụ thểcác yêu cầu nội dung, phương pháp hướng dẫn chơi ĐVTCĐ (trong nhóm tròchơi sáng tạo) cho trẻ MGL
Từ năm học 2001 - 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào thí nghiệm diệnhẹp tài liệu “Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻMẫu giáo 5-6 tuổi”, trong đó đề ra một số yêu cầu và nội dung chơi ĐVTCĐ theocác chủ điểm lớn của năm học Đến nay, chương trình này đã thể hiện được tínhhiệu quả trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non
Trong luận án tiến sỹ Tâm lý học “Nghiên cứu những điều kiện tâm lý của
sự phát triển tính độc lập ở trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ”, Nguyễn Thị MỹTrinh đã đề cập đến việc tổ chức, hướng dẫn chơi ĐVTCĐ theo chủ điểm cho trẻMGL trong giai đoạn hiện nay, nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi phát triển tính độclập cho trẻ [32]
Trò chơi ĐVTCĐ và việc hướng dẫn chơi ĐVTCĐ được các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước đề cập khá toàn diện Tuy nhiên, các nghiên cứu nhằm hướngđến phát triển KNTT của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ còn chưa nhiều vàchưa sâu Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn về việc tổ chức và hướngdẫn chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển KNTT cho trẻ 5-6 tuổi
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm " tưởng tượng" và " khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi"
1.2.1.1 Khái niệm "tưởng tượng"
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tưởng tượng.Nhà tâm lý học người Nga L X Vưgôtxki cho rằng “Tưởng tượng là sự táihiện những ấn tượng hoặc hành động đã có trong kinh nghiệm và tạo nên nhữnghình tượng hoặc hành động mới” [45; 395]
Trang 13Như vậy, Vưgôtxki đã khẳng định rằng tưởng tượng là một hoạt động tâm lícao cấp, nó được hình thành dần dần, phát triển từ những hình thức đơn giản đếnphức tạp ở mỗi độ tuổi, phụ thuộc trực tiếp vào những hình thức hoạt động, sự tíchlũy hiểu tượng thành kinh nghiệm của mỗi con người Ông cho rằng: "Tưởng tượngbao giờ cũng được nảy sinh từ những yếu tố lấy trong hiện thực và đã có trong kinhnghiệm cũ của con người" [44; 113] Theo ông hoạt động tưởng tượng luôn phụthuộc trực tiếp vào hiện thực khách quan đã được phản ánh trong kinh nghiệm của
cá nhân và như vậy kinh nghiệm càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì chất liệu đểtạo nên tưởng tượng càng phong phú bấy nhiêu
Trong các giáo trình biên soạn cho các trường đại học và cao đẳng sư phạmcủa các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến, …đều chorằng: “Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng cótrong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở nhữngbiểu tượng đã có”, trong đó biểu tượng là “Hình thức của nhận thức cao hơn cảmgiác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vậtvào giác quan đã chấm dứt” [40]
Như vậy, tưởng tượng là một quá trình tạo ra những biểu tượng mới (hìnhảnh mới) dựa trên những biểu tượng đã có nhờ cảm giác, tri giác cùng những kháiniệm đã hình thành trong nhận thức, thông qua quá trình tư duy Điều này nói lêntưởng tượng có quan hệ mật thiết với quá trình cảm giác, tri giác và tư duy
“Khi con người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề - nguồn khởi đầu củahoạt động - thì sẽ có hai hệ thống phản ánh đi trước của ý thức với kết quả của hoạtđộng đó: hệ thống được tổ chức chặt chẽ của các hình ảnh và hệ thống được tổ chứcchặt chẽ của các khái niệm Khả năng lựa chọn và kết hợp hình ảnh là cơ sở củatưởng tượng, khả năng kết hợp những khái niệm theo một cách mới là cơ sở của tưduy Thường thì hoạt động này diễn ra cùng môt lúc ở cả hai “tầng”, bởi vì hệ thốnghình ảnh và khái niệm có liên quan mật thiết với nhau, ví dụ như sự lựa chọn mộtphương thức hoạt động được thực hiện bằng những phán đoán lôgíc gắn liền vớinhững biểu tượng sáng rõ về hoạt động sẽ được thực hiện như thế nào” [45; 103].Như vậy, tưởng tượng và tư duy là hai hoạt động tâm lý khác nhau Trong đó cơ sở
Trang 14Vậy đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề khi nào ta tư duy khi nào ta tưởngtượng ? Điều này tùy thuộc vào tính bất định (không xác định, không rõ ràng) củahoàn cảnh vấn đề nhiều hay ít Những tài liệu khởi đầu của nhiệm vụ, một vấn đềkhoa học rõ ràng, sáng tỏ thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu tuân theo nhữngquy luật của tư duy Còn khi hoàn cảnh có vấn đề mang tính bất định lớn, những tàiliệu khởi đầu khó được phân tích một cách chính xác, thì quá trình giải quyết nhiệm
vụ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng Tưởng tượng hoạt động ở giai đoạn nhận thứckhi mà tính bất định của hoàn cảnh quá lớn
Giá trị của tưởng tượng có là ở chỗ: nó cho phép ta đi đến quyết định và tìm
ra lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không có đủ tri thức cần thiết để
tư duy, nó cho ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn cứhình dung được kết quả cuối cùng”
Đối với lứa tuổi mầm non, tưởng tượng của trẻ rất phong phú Tưởng tượngcho phép trẻ tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không có đủ trithức cần thiết để tư duy nên tưởng tượng ở lứa tuổi này sẽ tạo cho trẻ những bướcnhảy đột biến trong sự phát triển trí tuệ Đồng thời được sự tác động của giáo dục sẽnhằm giúp cho trẻ phát huy được khả năng của bản thân, kích thích sự phát triển cả
tư duy và ngôn ngữ Nếu như được sự tác động từ giáo dục thì năng lực tưởngtượng của trẻ sẽ được phát triển hơn nữa
Như vậy, các nhà tâm lý học Nga, Việt Nam đứng trên góc độ của mình
và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tưởng tượng, nhìn chung các tác giả
điều đưa ra những nhận định cho rằng: tưởng tượng là một quá trình tạo ra những biểu tượng mới dựa trên những biểu tượng đã có nhờ cảm giác, tri giác đem lại và những khái niệm đã hình thành trong nhận thức Tưởng tượng có mối quan hệ mật thiết với tư duy.
Cấu trúc của hoạt động tưởng tượng:
+ Những hoạt động nhằm ghi nhớ trong óc hình ảnh ban đầu đã hình thành+ Ấn định trong biểu tượng những biến đổi khác nhau của hình ảnh
+ Phụ thuộc vào yêu cầu bài toán
Cấu trúc này vận hành tự do và nhiều lần các hình tượng đã có Hoạt độngnày còn được đặc trưng bởi: điều kiện đặc biệt xây dựng hình ảnh bên trong (tách
Trang 15khỏi cơ sở trực quan) Nội dung của hoạt động là biến đổi những biểu tượng đã có.Trình độ thực hiện hoạt động là biến đổi trong óc theo biểu tượng nhiều lần và có hệthống hoàn chỉnh.
1.2.1.2 Khái niệm "khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi"
* Khái niệm "khả năng"
Theo Từ điển tiếng Việt, 1992, Viện ngôn ngữ thì “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định” Ở đây khả năng dựa trên sự xuất
hiện, tồn tại của hiện tượng nào đó Ngoài ra, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên thì “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”, vừa là “cái vốn có về vật chất và tinh thần để có thể làm được việc gì” [25] Khả năng được xem xét trên phương diện như là một năng lực, phẩm chất
của cá nhân
Khả năng có những đặc điểm sau đây: Khả năng là đa chiều và chỉ có một sốkhía cạnh của nó có thể đo được Khả năng là sự kết hợp của những thiên hướng ditruyền cộng hưởng với môi trường, cá tính và các yếu tố theo ngữ cảnh Khả năngmang tính phát triển Điều này có nghĩa rằng những gì được xem là khả năng caovới trẻ nhỏ có thể sẽ là có sự khác biệt của trẻ qua những giai đoạn khác nhau Khảnăng chỉ phát triển nếu như nó được nuôi dưỡng thông qua các cơ hội hành động và
sự hỗ trợ
Như vậy, khả năng là năng lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó, được xem xét
cả về mặt thể chất cũng như tinh thần, thậm chí cả khả năng về mặt đáp ứng các yêu cầu mang tính vật chất.
* Khái niệm "khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi"
Tưởng tượng là một quá trình tạo ra những biểu tượng mới dựa trên nhữngbiểu tượng đã có nhờ cảm giác, tri giác đem lại và những khái niệm đã hình thànhtrong nhận thức Nhà tâm lý học A.N Florina… đã khẳng định sự phát triển khảnăng tưởng tượng của trẻ trong các hoạt động vui chơi, tạo hình, múa hát, vănhọc… các tác giả nhất trí cho rằng việc làm giàu vốn kinh nghiệm, tri thức cho trẻ
về thế giới hiện thực bằng hình ảnh của các loại hình nghệ thuật là con đường làmgiàu biểu tượng và phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
Trang 16Khả năng tưởng tượng ở mỗi người là khác nhau, không hoàn toàn là bẩmsinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của mỗi conngười Sự khác biệt này là do vốn kinh nghiêm trong quá trình hoạt động của mỗicon người Nhà tâm lý học L.X Vưgôtxky đã có nhiều nghiên cứu về sự phát triểntưởng tượng ở trẻ Trong tác phẩm “Trí tưởng tượng và sáng tạo lứa tuổi thếu nhi”[45] ông cho rằng: “Tưởng tượng là một hoạt động phức tạp và phụ thuộc vào hàngloạt những nhân tố khác nhau; nó được phát triển từ những hình thức sơ đẳng, đơngiản nhất đến hình thức phức tạp ở mỗi độ tuổi, phụ thuộc trực tiếp vào sự hoạtđộng và sự tích lũy kinh nghiệm” Vì vậy ông khẳng định: kinh nghiệm của trẻ emnghèo hơn kinh nghiệm của người lớn rất nhiều, mối quan hệ của trẻ với môi trường
ít phức tạp, tinh tế, đa dạng và khả năng kết hợp gắn liền kinh nghiệm đó, chấtlượng và sự đa dạng của những kết hợp ở trẻ cũng thua kém ở người lớn rất nhiều,cho nên tưởng tượng của trẻ không phong phú hơn mà nghèo nàn hơn trí tưởngtượng của người lớn [45]
Như vậy, khả năng tưởng tượng là năng lực tạo ra những biểu tượng mới dựa trên những biểu tượng đã có.
*Biểu hiện của khả năng tưởng tượng
Nhà tâm lý học A.A Lublinxkaia cho rằng: “Tưởng tượng của trẻ nảy sinhkhi trẻ có một chút vốn kinh nghiệm ở khoảng năm thứ 2-3, khi đứa trẻ biết học,biết bắt chước gián tiếp, nhớ lại hành động của người lớn xung quanh có mangnhững yếu tố hành động của người lớn xung quanh có mang theo những yếu tố mới
lạ Như J Piaget, Lublinxkaia nhấn mạnh vai trò của sự bắt chước đối với sự pháttriển các chức năng ký hiệu [24] Bà cho rằng hình ảnh của tưởng tượng là sự phốihợp độc đáo các hình ảnh của các sự vật đã được tri giác Biểu tượng của trẻ về sựvật và hiện tượng mà trẻ tích lũy được mang những đặc điểm ảnh hưởng đến tưởngtượng của trẻ Tưởng tượng của trẻ phát triển trong sự phụ thuộc vào mức độ pháttriển của các biểu tượng chính vì vậy theo Lublinxkaia, tưởng tượng của trẻ pháttriển dần theo lứa tuổi và mang một số đặc điểm sau:
Trang 17+ Số lượng biểu tượng được tăng lên.
+ Biểu tượng ngày càng rõ ràng, chính xác, linh hoạt, dễ phân biệt và có tínhkhái quát hơn
+ Những biểu tượng trở nên có liên quan với nhau và có hệ thống (nhờ vậy
có thể hợp nhóm thành phạm trù hay bức tranh)
+ Tính linh hoạt, độc lập của các hình ảnh để có thể dùng vào các dạng hoạtđộng khác nhau
+ Các biểu tượng trở nên dễ hiểu hơn
1.2.2 Khái niệm " trò chơi đóng vai theo chủ đề"
Trong từ điển Tâm lý học tác giả Henri Piéron đã định nghĩa “Trò chơi nóichung là một khái niệm đề cập tới hoạt động có những thể lệ được quy định, thỏaước, ít nhiều có tính ngẫu nhiên, không có năng xuất thực nhưng ở đó người chơitìm cách để kiếm được một cái gì đó, dù cho mối lợi là tự nhiên”
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì “Chơi là một hoạt động vô tư, ngườichơi không nhằm vào lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ củacon người với tự nhiên và với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho ngườichơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” [38]
Những nhận đinh trên cho thấy động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả chơi
mà nằm ngay trong bản thân hành động chơi Trò chơi thoát khỏi những phương thứchành động bắt buộc hay nói cách khác nó mang tính tự do và tự nguyện Trò chơi làhoạt động tự lập của trẻ (trẻ tự lựa chọn trò chơi, bạn chơi và tìm kiếm các phương tiện
để thực hiện dự định chơi của mình…)
Nếu như trong hoạt động học tập và lao động, nhân tố dạy dỗ chủ yếu làngười lớn thì trò chơi được quan niệm như một hình thức của tính tự lập mang tínhtích cực của trẻ em Trong trò chơi trẻ em có thể tự mình lựa chọn chủ đề và mởrộng chủ đề theo những hướng khác nhau Bằng những phương tiện phù hợp và vừasức với mình, trẻ vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vốn có để giải quyết cácnhiệm vụ đã đặt ra trong trò chơi Tất nhiên tính tự lập và tính tích cực của trẻ em làkhái niệm tương đối ở một lứa tuổi nhất đinh Tuy vậy, vẫn cần phải dạy trẻ em
Trang 18chơi, bởi nếu không có tác động sư phạm của người lớn thì trò chơi của trẻ em sẽ bịkìm hãm trong sự phát triển của chính nó Song cũng không nên hiểu sự phát triểncủa trò chơi là kết quả của việc dạy dỗ Những mô tả hiện thực bằng trò chơi mà trẻnắm được phải được trẻ khái quát hóa và vận dụng vào những hoàn cảnh mới vàthay đổi sao cho phù hợp với kinh nghiệm cá nhân của trẻ cũng như phù hợp vớiquan hệ của trẻ em đối với xung quanh Trong trò chơi vai trò của người lớn không
bị loại bỏ mà ở đây chỉ thay chức năng dạy bằng chức năng tổ chức hướng dẫn Tròchơi được phân loại chủ yếu trong các nhóm sau:
- Nhóm trò chơi sáng tạo: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch,trò chơi lắp ghép - xây dựng
- Nhóm trò chơi với nội dung và luật chơi có sẵn: trò chơi học tập, trò chơivận động
- Nhóm trò chơi dân gian
Trò chơi cuộc sống của người lớn, tại sao trẻ em, nhất là trẻ mẫu giáo lạithích trò chơi, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, bắt đầu từ đây màhoạt động vui chơi, trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻmẫu giáo, nhưng đó là cấu trúc tương đối phức tạp Việc phân tích cấu trúc trò chơinày cho thấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu của trẻ Mẫu Giáo.Cấu trúc trò chơi đóng vai theo chủ đề gồm 4 phần:
* Chủ đề và nội dung chơi
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì "chủ đề chơi là các mảng hiện thực đượcphản ánh vào trò chơi" Cùng với quan điểm này nhà tâm lí Đ.B Elconin cho rằng:
“ chủ đề chơi là môi trường của hiện thực được thể hiện trong trò chơi” [9] Chủ đềtrò chơi phụ thuộc vào thời đại, vào các hiện tượng xã hội lịch sử trong cuộc sống
Trang 19hội A.V.Giaparogiet cho rằng chủ đề của hoạt động chơi gồm ba yếu tố cơ bản:hoàn cảnh, hành động và đối tượng Một chủ đề chơi sẽ được thể hiện bởi nhiều nộidung chơi khác nhau và sự phát triển nội dung chơi tỷ lệ thuận với sự phát triển tâm
lí của trẻ, “sự phát triển nội dung trò chơi thể hiện sự thâm nhập ngày càng sâu củađứa trẻ vào cuộc sống của người lớn xung quanh” Đ.B.Elconin đã chỉ ra “sự pháttriển trò chơi trẻ em đi từ nội dung phản ánh hoạt động với đối tượng của con ngườiđến phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người” [9] Nội dung chơi pháttriển từ đơn giản đến phức tạp, từ trò chơi mô phỏng hành động của con người với
đồ vật đến trò chơi thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, và cuốicùng là những trò chơi với nội dung chính là sự tuân thủ các quy tắc hành vi xã hội
và các quan hệ xã hội bên trong của con người
* Vai chơi và hành động chơi
Vai chơi được coi là "trung tâm của trò chơi" (Đ.B Elconin), "là phươngtiện để trẻ thực hiện chủ đề" [9; 153] Trẻ đóng vai tức là trẻ tái tạo lại các hànhđộng của người lớn trong các mối quan hệ với đồ vật hay với xã hội, tức là thựchiện chức năng xã hội của người lớn (thường là những chức năng mang tínhnghề nghiệp như dạy học, khám bệnh, bán hàng…) “Đóng vai là con đường giúptrẻ thâm nhập vào cuộc sống” Trong khi đóng vai trẻ không chỉ phản ánh trungthành những ấn tượng đã tiếp nhận mà còn đưa vào trong vai chơi những kinhnghiệm cá nhân của mình
Theo Nguyễn Ánh Tuyết [37], vai chơi quy định hành động chơi của trẻ,
nó gồm hành động với đồ vật và hành động với các nhân vật khác Hành độngchơi chỉ là hành động mô phỏng và mang tính tượng trưng Tính tượng trưngcủa hành động chơi thể hiện ở chỗ: trẻ sử dụng vật thay thế tượng trưng cho vậtthật, dùng hành động chơi mô phỏng hành động thật, vai chơi là nhân vật cóthật trong cuộc sống xã hội
Nhưng mặt khác, hành động chơi của trẻ lại mang tính hiện thực vì hànhđộng chơi được trẻ lấy từ cuộc sống thực và phương thức hành động là hoàn toàn cóthực, tương ứng với đồ chơi Ví dụ, một trẻ chơi trò chơi “Chăm sóc em bé” với búp
bê làm con, trẻ cũng trải nghiệm những hành động của người mẹ (cho con ăn, rucon ngủ…) và những cảm xúc của người mẹ (yêu thương, lo lắng…)
Trang 20Ngoài ra, hành động chơi của trẻ còn mang tính khái quát, “Trong hành độngchơi trẻ mô phỏng cái điển hình, cái chung” Tính khái quát của hành động chơi chophép trẻ tiến hành trò chơi trong những điều kiện đồ chơi khác nhau Ví dụ, trẻ cóthể làm đoàn tàu với những chiếc ghế xếp thành dãy, hay với các hòn gạch xếp lạithành hàng.
* Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi
Trong trò chơi ĐVTCĐ chứa đựng hai mối quan hệ giữa những đứa trẻ thamgia chơi: đó là quan hệ chơi và quan hệ thực
+ Quan hệ chơi: là sự tác động qua lại giữa các vai chơi nhằm thể hiện mốiquan hệ xã hội của người lớn trong chủ đề chơi
+ Quan hệ thực: là sự tác động qua lại của những đứa trẻ tham gia trò chơinhằm thỏa thuận, điều tiết việc thực hiện chủ đề chơi
Mối quan hệ giữa các vai chơi (tức là quan hệ chơi) trong trò chơi ĐVTCĐ
là yếu tố quan trọng tạo nên bản chất xã hội của trò chơi [37] Chính những mốiquan hệ này làm nảy sinh luật chơi, xác lập mối quan hệ của trẻ khi tham gia tròchơi (tức là quan hệ thực)
* Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
Đồ chơi là cơ sở vật chất quan trọng để tiến hành trò chơi Có hai loại đồchơi trong trò chơi ĐVTCĐ: đồ chơi do người lớn làm, mô phỏng theo những đồvật thật (gọi là đồ chơi hình tượng); và đồ chơi - đồ vật thay thế cho vật thực (còngọi là vật thay thế) …
Do tính tượng trưng của hành động chơi nên trẻ có thể sử dụng các vật thaythế khác nhau, tuy nhiên đồ vật sử dụng làm vật thay thế phải giúp trẻ thực hiệnđược thao tác chơi phù hợp
Do đồ chơi là vật thay thế nên thao tác chơi của trẻ không trùng với hànhđộng của vai, đó là lí do làm nảy sinh tình huống chơi Tình huống chơi là tìnhhuống trẻ tưởng tượng ra trong khi chơi, trẻ đặt mình vào đó để thực hiện hànhđộng chơi, góp phần tạo nên nội dung chơi Dù chơi trong tình huống không có thựcnhưng thái độ tình cảm trẻ đặt ra trong tình huống là hết sức chân thực
Trang 21Như vậy, khái niệm về trò chơi ĐVTCĐ được trình bày rõ ràng trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa trong "Giáo trình giáo dục học mầm non": Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội [16] Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một
mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng Đó là quan
hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, văn minhđược trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng
1.2.3 Khái niệm " sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi"
Theo Từ điển tiếng Việt do Tạ Minh Ngọc chủ biên thì “Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ một nhu cầu, mục đích nào đó” Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, 1992, Viện ngôn ngữ thì “Sử dụng là dùng vào một việc nào đó” Như vậy, sử
dụng là dùng một phương tiện, một đối tượng để phục vụ cho một nhiệm vụ, mụcđích nào đó
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em
mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việcnhập vào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theochức năng của họ trong mối quan hệ xã hội Bản chất của trò chơi trò chơi đóngvai theo chủ đề là một mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chiphối của chúng Đó là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư
xử, hành vi ứng xử, văn minh được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượnghành động của chúng Trong khi đó, khả năng tưởng tượng là năng lực tạo ra
những biểu tượng dựa trên những biểu tượng đã có.
Như vậy, từ những khái niệm về "sử dụng", khái niệm về “trò chơi ĐVTCĐ”
và khái niệm “khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi” có thể hiểu khái niệm "sử
dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT cho trẻ 5-6" như sau: Sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT cho trẻ 5-6 tuổi là cách tổ chức của giáo viên nhằm giúp trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc
Trang 22nhập vào các vai chơi, nhằm hình thành năng lực tạo ra những biểu tượng mới.
Khái niệm thể hiện việc giáo viên là người tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ
đề, trẻ được nhập vào các vai chơi Thông qua hoạt đông này, trẻ phát triển đượccác năng lực tạo ra những biểu tượng mới trong vốn kinh nghệm của trẻ dựa trênnhững biểu tượng đã có
1.2.4 Khái niệm " quy trình sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi"
Theo Từ điển tiếng Việt do Tạ Minh Ngọc chủ biên thì “Quy trình là một chuỗi hoạt động hay hành động có hệ thống dẫn tới một mục đích đặc biệt” Quy
trình bao gồm các hành động khác nhau được sắp xếp một cách hệ thống Ngoài ra,
trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “Quy trình là các bước nghiêm ngặt cần thực hiện theo một trình tự nhất định” Các bước trong quy trình
được thực hiện đúng trình tự một cách nghiêm ngặt [25]
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em môphỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhậpvào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năngcủa họ trong mối quan hệ xã hội Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ
đề là một mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng Đó
là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, vănminh được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng
Trong khi đó, khả năng tưởng tượng là năng lực tạo ra những biểu tượng mới
dựa trên những biểu tượng đã có.
Như vậy, quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT là các bước
có trình tự, hệ thống được thực hiện nghiêm ngặt giúp trẻ nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội; từ đó hình thành năng lực tạo ra những biểu tượng mới dựa trên những biểu tượng đã có.
Quá trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT cho trẻ 5-6 tuổi đượcthực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt các bước; đó là hệ thống các bước đượcsắp xếp theo môt trình tự, hệ thống nhất định yêu cầu người thực hiện phải tuân thủnghiêm ngặt quy trình này
Trang 23Các bước trong quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT cho trẻ5-6 tuổi nhằm giúp trẻ nhập vào các vai chơi của mình cùng với các nội dung chơi
và hành động chơi phù hợp
Từ việc giúp trẻ nhập vào vai chơi một cách hiệu quả tạo điều điện choKNTT của trẻ phát triển, tức là trẻ có khả năng tạo ra những biểu tượng mới dựatrên những biểu tượng đã có trong kinh nghiệm của trẻ được thể hiện ngay trong khitrẻ tham gia trò chơi và nhập vào vai chơi
1.3 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ 5 – 6 tuổi
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã bắt đầu đạt được những thành tựu quan trọng trongphát triển tưởng tượng Những đặc điểm tưởng tượng nổi bật mà trẻ có ở lứa tuổinày bao gồm:
Xuất hiện tưởng tượng tích cực Đây là một trong những thành tựu quan
trọng nhất trong sự phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Tưởng tượng của trẻbắt đầu mang tính độc lập, không phụ thuộc vào các hoạt động thực tiễn và bắt đầutham gia vào cải tổ các hoạt động đó Chúng bắt đầu kết hợp với tư duy diễn rađồng thời trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức Hình thành các hànhđộng tưởng tượng như : Xây dựng trước dự định dưới dạng mẫu, sơ đồ một cáchtrực quan các đồ vật, hiện tượng, sự kiện và thực hiện việc xây dựng hình ảnh mới,hoàn thiện chúng bằng cách thêm các chi tiết, làm cho chúng trở nên cụ thể hơn
Tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú, hợp lý hơn các lứa tuổi trước do vốn kinh nghiệm của trẻ đã được mở rộng đáng kể Sự hoàn thiện của
các quá trình tri giác, trí nhớ làm cho vốn biểu tượng của trẻ ngày càng pháttriển phản ánh chọn vẹn thế giới hiện thực cho phép tưởng tượng của trẻ hoànthiện hơn Trẻ biết phân biệt, không nhầm lẫn giữa hình ảnh của tưởng tượngvới hiện thực Tưởng tượng tích cực của trẻ được nảy sinh và phát triển trongcác trò chơi Các nhà tâm lý học đều cho rằng trò chơi là môi trường thuận lợinhất cho sự phát triển tưởng tượng tích cực
Tưởng tượng của trẻ bắt đầu mang tính chất sáng tạo Tưởng tượng của trẻ
bắt đầu gần với tưởng tượng sáng tạo của người lớn Ở lứa tuổi này, khi trẻ tưởng
Trang 24tượng trẻ không phải xây dựng hình ảnh tái tạo theo sự mô tả của người lớn màhướng tới xây dựng dự định trước, sự sáng tạo cho mình Tưởng tượng sáng tạo ởlứa tuổi này có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển các hành động tưởng tượng,chuẩn bị cho sự sáng tạo thực thụ trong tương lai.
Tưởng tượng của trẻ phần nào có tính mục đích, có chủ định rõ rệt Trẻ mẫu
giáo lớn đã biết xây dựng dự định trò chơi trước khi chơi Có ý nghĩa to lớn trongquá trình lĩnh hội khả năng xây dựng dự định chơi, kế hoạch của trò chơi nằm trongquá trình thảo luận giữa trẻ với nhau Khi đó trẻ bàn bạc, bổ sung cho nhau đó làđộng lực thúc đẩy sự phát triển tưởng tượng của trẻ Dự định của trẻ trước khi chơi
là sơ đồ của trò chơi và chi tiết của nó sẽ được phong phú hoàn thiện hơn trong quátrình hoạt động chơi
Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm Tưởng tượng và xúc cảm có mối
quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau Xúc cảm càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phùhợp với tình cảm đó Ngược lại, tưởng tượng giữ vai trò rất quan trọng trong quátrình làm giàu kinh nghiệm cảm xúc của trẻ
Tưởng tượng của trẻ gắn liền với ngôn ngữ Ngôn ngữ là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần phát triển tưởng tượng ở trẻ vì tưởng tượng được hìnhthành và phát triển gắn chặt với sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ Nhờ cóngôn ngữ mà trẻ hình dung ra những gì mà trẻ không nhìn thấy được Mặt khácngôn ngữ kém phát triển thì tưởng tượng cũng kém phát triển
Tưởng tượng được hình thành và phát triển trong hoạt động Nếu hoạt động
(học tập, vui chơi, lao động) của trẻ được tổ chức hấp dẫn, phong phú, thu hút và lôicuốn thì trí tưởng tượng của trẻ có điều kiện phát triển hơn Trẻ không có kỹ nănghoạt động thì không thể nói đến sự phát triển của tưởng tượng Qua hoạt động trẻtiếp thu tri thức, tích lũy biểu tượng kinh nghiệm… Đây là điều kiện quan trọng làmcho tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển phong phú, đa dạng hơn các lứatuổi trước đó
Như vậy, tưởng tượng tích cực ở trẻ ngày càng phát triển khi trẻ tham gia cáctrò chơi đóng vai, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người lớn Trong các trò chơinày trẻ tự xây dựng dự định và thực hiện dự định kết hợp với việc sử dụng đồ chơi
Trang 25như chỗ dựa bên ngoài Dần dần tưởng tượng của trẻ thoát khỏi những hành độngthực đi vào hoàn toàn thầm trong óc Việc xuất hiện tưởng tượng tích cực trongcuộc sống và trong các hoạt động khác dần dần chuyển sang các hoạt động như vẽ,xếp hình…Nét đặc trưng của hình ảnh tưởng tượng là rõ ràng, giàu cảm xúc, dễdàng và nhanh xuất hiện Những câu chuyện, những gì mà trẻ tự xây dựng nên ngàycàng trở nên có tổ chức, có trình tự, độc đáo hơn và thường có nội dung được kếtcục hợp lý Chính đặc điểm này đã làm cho dự định và kết quả sáng tạo của trẻmang nét đặc trưng.
Tuy nhiên, tưởng tượng của trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu có xu hướng thay đổihiện thực, hình thành một thế giới tưởng tượng trong đó trẻ dễ dàng thực hiện ướcmuốn của mình Tưởng tượng sẽ thường xuyên hơn, mang tính bay bổng và dễ viphạm hiện thực Trẻ lâm vào tình trạng hoang tưởng, viển vông Mặt khác tưởngtượng của trẻ kết hợp với vốn kinh nghiệm ít ỏi sẽ làm cho tưởng tượng khônghướng vào thực tế ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở trẻ Do vậy, cần có sựkiểm tra hoạt động của trẻ và sự chỉ đạo định hướng của người lớn để phát triểntưởng tượng ở trẻ một cách đúng hướng
1.3.2 Các yếu tố tâm lý cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
Ở tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đượchình thành ở giai đoạn trước vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ Với sự giáo dục củangười lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọiphương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, chú ý ) Đây chính lànhững yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ
* Đặc điểm tri giác:
Tri giác của trẻ 5-6 tuổi phát triển mạnh cho phép trẻ định hướng vào nhữngmối liên hệ bên ngoài của sự vật hiện tượng
Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người, con vật ở nhiều dạngloại, lứa tuổi khác nhau do vậy độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu, thuộc tính bênngoài của chúng khá chính xác và đầy đủ
Trang 26Về tri giác không gian: trẻ 5-6 tuổi có thể nhận biết một cách chính xác cáchướng chủ yếu trogn không gian như: trên – dưới, phái – trái, trước – sau Trẻ cóthể tri giác những bức tranh nghệ thuật, trẻ có thể nhận ra màu sắc, đường nét và cả
bố cục của bức tranh Trẻ có thể tưởng tượng được những gì xảy ra trong tác phẩm
Về tri giác thời gian: trẻ 5-6 tuổi nhận biết thời gian quá khứ, hiện tại vàtương lai trong những khoảng thời gian gần như: lúc nãy, bây giờ, lúc nữa, hay xahơn: hôm qua, hôm nay và ngày mai
Khả năng quan sát của trẻ được phát triển, không chỉ số lượng đồ vật, mà cả chi tết,dấu hiệu, thuộc tính, màu sắc qua các chi tiết tạo hình, tìm hiểu môi trường xung quanh, Các loại tri giác như nhìn, nghe, sờ, nếm phát triển ở mức độ tinh nhạy (độ nhạy cảm)
Như vậy, tri giác chính là sản phẩm của nhận thức cảm tính Những biểutượng về thế giới khách quan xung quanh trẻ đều do nhận thức cảm tính đem lại.chính vì vậy, tri giác và sản phẩm của chúng có ý nghĩa, không chỉ cung cấp nhữngbiểu tượng phong phú về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà còn
cả vốn sống, kinh nghiệm cho trẻ thông qua hành động với đồ vật và hoạt động vuichơi Sự phát triển tri giác của trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa đặc biệt đối với trí tưởngtượng sáng tạo, góp phần phát triển đời sống tâm lý của trẻ
* Đặc điểm trí nhớ:
Cùng với sự phát triển của tư duy, trí nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triển mạnh
mẽ, những gì mà trẻ hiểu thường được ghi nhớ bền vững hơn, nhờ có sự phát triểntrí nhớ có ý nghĩa góp phần làm phát triển tư duy hình ảnh ở độ tuổi này
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bên cạnh trí nhớ hình tượng bắt đầu hình thành trínhớ ngôn ngữ lôgic Bên cạnh trí nhớ không chủ định là trí nhớ có chủ định.bên cạnh trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ dài hạn mỗi loại trí nhớ này có tác dụngnhất định giúp trẻ ghi nhớ, tích lũy tri thức, tích lũy biểu tượng về thế giới sựvật hiện tượng xung quanh
Trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn Nó là công cụ để lưu giữ lại các kết quả của quátrình cảm giác, tri giác Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhậnthức lý tính (tư duy và tưởng tượng) và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lý.Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp nhận thông tin, sự vật hiện tượng được ghi nhớ, điềunày góp phần quan trọng làm cho tưởng tượng của trẻ thêm phong phú sáng tạo
Trang 27* Đặc điểm tư duy:
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bên cạnh sự phát triển tư duy hình tượng vẫn mạnh
mẽ như trước đây, còn hình thành phột kiểu tư duy trực quan hình tượng mới để đápứng với khả năng và nhu cầu phát triển của trẻ, đó là kiểu tư duy trực quan sơ đồ.Kiểu tư duy này tạo cho trẻ một khả năng phản ánh mối liên hệ tồn tại khách quankhông phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ Tư duytrực quan sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn đứa trẻ đến ngưỡng cửa của tư duy trừu tượng,cho phép trẻ em hiểu được những biểu diễn sơ đồ khái quát và sau này trẻ có thểtưởng tượng sáng tạo chủ yếu dựa trên các kiểu sơ đồ khái quát đó
Qua các hoạt động trò chuyện và trò chơi một mặt sẽ giúp trẻ tích lũy đượcnhững biểu tượng về các sự vật hiện tượng làm cơ sở cho hoạt đông tư duy, mặtkhác nó làm cho tư duy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bêntrong Việc tích lũy các biểu tượng sẽ làm trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh
mẽ, trẻ có thể hình dung những cái đó, biết xây dựng những biểu tượng mới lạ trongtrí tưởng tượng Vui chơi làm tăng vốn hiểu biết của trẻ và các quá trình nhận thứctưởng tượng ở trẻ cũng được phát triển
* Đặc điểm chú ý
Do yêu cầu của hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, trẻ 5-6 tuổi bắt đầubiết điều khiển chú ý của mình vào những đối tượng mới lạ nhất định, đặc biệt làchú ý vào các đối tượng có kích thích thích với cường độ mạnh, độ hấp dẫn, chú ý
có chủ định phát triển mạnh, nhưng chú ý không có chủ định vẫn chiếm ưu thế
Sự phát triển chú ý có chủ định ở trẻ 5-6 tuổi thường gắn liền với mụcđích của hành động, ngôn ngữ đã trở thành kích thích gây ra chú ý có chủ định.Điều này có nghĩa là cái gì trở thành đối tượng của hành động có mục đích lạiđược kích thích củng cố bằng lời nói, sẽ mang tính định hướng làm cho trẻ chú ýlâu hơn tập trung hơn
Chú ý là nền tảng của mọi tài năng, việc trẻ chú ý quan sát các sự vậthiện tượng mới lạ, những tri tiết, chức năng thành phần mới ở những đồ vật,con người quen thuộc, những thuộc tính không gian, thời gian, sinh học, vàmối liên hệ của nhiều sự vật và hiện tượng sẽ là tiền đề nảy sinh tưởng tượngsáng tạo ở trẻ Nếu trẻ không chú ý và ghi nhớ những sự vật hiện tượng, các
Trang 28thuộc tính của chúng thì trí tưởng tượng của trẻ sẽ trở nên đơn điệu, không thểhiện rõ các cách xây dựng hình ảnh tâm lý mới trong tưởng tượng Vì vậy, trẻphải tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ đích.
* Đặc điểm phát triển cảm xúc:
Xúc cảm của trẻ đã được ổn định và trở nên bền vững, sâu sắc hơn so với lứatuổi trước đó, tình cảm được hình thành và nhanh chóng chi phối mọi hành độngcủa trẻ Tình cảm của trẻ bộc lộ chân thực, hồn nhiên, trẻ chưa kiềm chế được tìnhcảm của mình vì hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn mạnh, những gì làm xúc độngmạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho tưởng tượng phải hoạt đông
Ở trẻ mẫu giáo lớn, trí tuệ biểu hiện rõ rệt trẻ muốn tìm hiểu nguyên nhâncủa các hiện tượng sự vật trong tự nhiện và cuộc sống xã hội xung quanh trẻ, mỗinhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú Tình cảm trítuệ của trẻ biểu hiện ở tính tò mò, lòng ham hiểu biết Tình cảm thẩm mỹ - đạo đứccủa trẻ nảy sinh và phát triển mạnh Trẻ dễ dàng rung động trước những vẻ đẹptưởng chừng như rất đơn giản trong tự nhiên, trong cuộc sống như: Khi nhìn thấymột bông hoa tươi thắm, xem một bức tranh, xem những đồ vật, cảnh vật xungquanh, nghe một câu chuyện hấp dẫn Tất cả những xúc cảm tích cực đó khiến trẻgắn bó thiết thân với con người, cảnh vật, kích thích trí tưởng tượng của trẻ trở nênbay bổng, phong phú, đẹp đẽ hơn
Chúng ta đều biết xúc cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hànhđộng Xúc cảm chi phối tất cả các biểu hiện xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú, lýtưởng, niềm tin), tình cảm là nhân lõi của tính cách và động lực thúc đẩy con người tìmtòi chân lý Tình cảm tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫugiáo Chỉ khi nào trẻ thực sự xúc động, yêu thích một điều gì đó, trẻ muốn bộc lộ mình
và thông qua trí tưởng tượng làm cho nó đẹp đẽ, sáng tạo Trí tưởng tượng cũng tác độngtrở lại làm cho đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc
* Đặc điểm phát triển ngôn ngữ:
Tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiệntượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khánhanh, và đến tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ mộtcách thành thục trong sinh hoạt hằng ngày
Trang 29Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy khá phong phú không những chỉ vềdanh từ mà cả động từ, tính từ, liên từ Trẻ nắm được những từ trong tiếng mẹ đẻ đủ
để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày
Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn được quyết định bởi tính tích cực của bản thântrẻ đối với ngôn ngữ Những trẻ em hay giao tiếp, có khả năng tìm hiểu cáchiện tượng ngôn ngữ thì không chỉ hiểu được từ ngữ và nắm ngữ pháp một cáchvững vàng mà còn sáng tạo ra những từ ngữ, những cách nói chưa hề có trongngôn ngữ của người lớn
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi đã phát triển Ngôn ngữ mạch lạc có ýnghĩa quan trọng trong việc giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt là đốivới sự phát triển trí tuệ của trẻ Muốn có ngôn ngữ mạch lạc thì những điều trẻ địnhnói ra cần phải được suy nghĩ rõ ràng, rành mạch ngay từ trong đầu, tức là cần được
tư duy hỗ trợ Mặt khác chính ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy củatrẻ phát triển đến một chất lượng mới, đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duylôgic, nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình cao hơn
Ngôn ngữ giữ vai tò to lớn trong tưởng tượng, ngôn ngữ không chỉ làphương tiện kích thích hoạt động tưởng tượng mà còn là phương tiện để biểu đạt vàduy trì các hình ảnh tâm lý mới của tưởng tượng Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, với
sự phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc xuất hiện đã giúp trẻ làm chính xác hóacác hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bảnnhất, gắn những hình ảnh đó lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ ngữ và lưu giữchúng trong trí nhớ Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng của trẻ trở thành một quá trình
có ý thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao
Những đặc điểm kể trên có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển khả năngtưởng tượng của trẻ, nó là những điều kiện thuận lợi làm cho tưởng tượng của trẻngày một phát triển, sáng tạo
1.4 Ảnh hưởng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc phát triển tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
1.4.1 Đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ MGL tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, nhưng hoạt động chủđạo vẫn là hoạt động vui chơi và vị trí trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ Trẻ 5-6
Trang 30tuổi đã tích lũy được vốn biểu tượng đủ lớn, đa dạng về các hoạt động và cácmối quan hệ xã hội của người lớn; hình thành được một số kỹ năng lao độngđơn giản, do đó trẻ tham gia trò chơi ĐVTCĐ một cách tích cực và đạt hiệu quảhơn so với các lứa tuổi khác.
Ở trẻ 5-6 tuổi, cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ có sự phát triển mạnh mẽ, trở nên hoàn thiện hơn:
Chủ đề chơi của trẻ trở nên phong phú, đa dạng hơn Trong những chủ
đề quen thuộc, trẻ không chỉ giới hạn ở "Gia đình", "Khám bệnh" mà đã mởrộng hơn với các chủ đề như "Cửa hàng bách hóa", "Bệnh viện", "Du lịch" tạo thành một xã hội thu nhỏ Ngoài các chủ đề sinh hoạt, trẻ đã chơi với cácchủ đề về hoạt động xã hội và phản ánh các sự kiện xã hội ("Mừng ngày Quốckhánh", "Vui Tết Trung thu" )
Nội dung trò chơi đã phát triển hơn một bước, từ chỗ chỉ đơn thuần phản ánh
các hành động của người lớn, trẻ MGL còn phản ánh những quy tắc đạo đức và mốiquan hệ xã hội bên trong giữa người với người Trẻ không chỉ phản ánh những sựkiện chúng trực tiếp tham gia mà còn cả những việc chúng tiếp nhận gián tiếp quadạo chơi, tham quan và hoạt động hàng ngày (xem tivi, sách báo )
Trẻ MGL đã biết lập kế hoạch chơi ĐVTCĐ, cho dù còn giản đơn Theo
R.M Rimbury, cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ ở trẻ MGL còn có thêm giai đoạnchuẩn bị Lúc đầu, các cháu chỉ trao đổi và thỏa thuận về chủ đề chơi (“chúng ta sẽchơi trò gì?”), cũng có thể có sự phân công vai chơi Dần dần, trẻ đã biết thảo luậnxác định hướng phát triển nội dung chơi (tức là cốt chuyện) Ví dụ: trong trò chơi
“Gia đình”, hai trẻ thỏa thuận với nhau: "trước tiên, mẹ cho con ăn, sau đó hai bố
mẹ đưa con đi học, rồi bố đi làm, mẹ đi chợ "
Chính việc lập kế hoạch trò chơi này đã giúp cho nội dung trò chơi đầy đủhơn, mối quan hệ giữa các vai chơi chặt chẽ hơn Theo tác giả P.G Xamarucova thìbước phát triển mới này bắt đầu trước tiên ở những trẻ hay chơi chung với nhau, vì
nó đòi hỏi nhiều kỹ xảo tổ chức, sự hiểu biết năng lực lẫn nhau của trẻ MGL
Vai chơi của trẻ cũng có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Mỗi
trò chơi có thể có từ 4-5 vai chơi trở lên; trẻ không chỉ đòi hỏi thể hiện vai chơi
Trang 31giống như hành động thực mà còn yêu cầu thể hiện những tình cảm đạo đức củanhân vật (bác sĩ không chỉ khám bệnh và kê đơn thuốc, mà còn phải thể hiện sựquan tâm chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo).
Các mối quan hệ trong trò chơi cũng phức tạp và sâu sắc hơn Quan hệ vai
chơi đa dạng: cùng một trẻ thể hiện nhiều vai chơi trong các tình huống khác nhau(ở bệnh viện, cháu Nam là bác sỹ, khi đến cửa hàng, cháu đóng vai người muahàng, và khi về nhà lại trở thành một ông bố )
Trẻ đã phân biệt một cách có ý thức quan hệ chơi và quan hệ thực, có thể
đảm bảo cả hai mối quan hệ mà không làm gián đoạn trò chơi (khi có sự cố, trẻ chủđộng dàn xếp với các bạn rồi thoải mái tiếp tục chơi)
Cùng với sự phát triển chủ đề chơi và nội dung chơi, thì yêu cầu của trẻ 5-6 tuổi đối với đồ chơi cũng tăng dần Trẻ MGL thích những đồ chơi phức tạp gần
giống với mô hình vật thật; trẻ còn có nhu cầu chơi với vật thay thế và đồ chơi tựlàm (tự lắp ráp, chế tạo các đồ chơi)
Nếu có sự chỉ đạo của cô giáo, trong giai đoạn này, trẻ MGL sẽ tự chuẩn bịhoàn cảnh chơi (lựa chọn đồ chơi, tự sửa sang, tự chế tạo đồ chơi phù hợp)
Trẻ MGL còn có đặc điểm nổi bật đó là sự thể hiện tính độc lập hơn hẳn so với các lứa tuổi khác Trẻ MGL có khả năng tự chọn chủ đề chơi, trò chơi, chọn
nhóm chơi, bàn bạc thống nhất nội dung chơi, lên kế hoạch chơi, phân vai chơi,chọn chỗ chơi, đồ dùng, đồ chơi, tự điều chỉnh hành vi chơi để thực hiện kế hoạchtrò chơi, và tự nhận xét, đánh giá hoạt động chơi
Tính độc lập trong khi chơi ĐVTCĐ của trẻ MGL còn được thể hiện rõ nét vớivai trò “thủ lĩnh” của mỗi nhóm chơi “thủ lĩnh” là đứa trẻ được các bạn vị nể nhất, bởitrẻ đó luôn có nhiều sáng tạo và khả năng tổ chức trò chơi [23] Đứa trẻ “thủ lĩnh” (hay làtrưởng các nhóm chơi) thường nhận nhiệm vụ phân vai và chỉ huy, điều khiển các vaikhác Trẻ này thường nhận các vai chính trong trò chơi, như vai mẹ trong trò chơi “Bánhàng”, vai bác sĩ trong trò chơi “Bệnh viện”, cô giáo trong trò “Lớp học” Do vai trò chỉhuy của mình, những hành vi của đứa trẻ “thủ lĩnh” có ảnh hưởng nhất định đến các mốiquan hệ trong nhóm chơi
Trang 32Ngoài ra, một số trẻ 5-6 tuổi đó thể hiợ̀n nhiều yếu tố sỏng tạo thụng qua việc
xõy dựng nội dung chơi, xỏc định hành vi chơi, thụng qua việc tạo mụi trường vậtchất cần thiết cho trũ chơi
Để trũ chơi ĐVTCĐ phỏt triển phự hợp với sự phỏt triển của trẻ 5-6 tuổi, vàtrở thành một phương tiện giỏo dục trẻ hiệu quả thỡ rất cần sự tổ chức, hướng dẫnđỳng đắn của người giỏo viờn mầm non
1.4.2 Ảnh hưởng của trũ chơi đúng vai theo chủ đề đụ́i với việc phỏt triển khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
Trò chơi ĐVTCĐ là phơng tiện để hình thành và phát triển tính chủ định của
các quá trình tâm lý Chơi ĐVTCĐ gắn liền với những sự vật hiện tợng trẻ quan sát
hàng ngày, trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những đối tợng đợc đa vào chủ đề,nội dung, vai chơi và tình huống chơi Để trò chơi thành công, đứa trẻ phải tập trung
t duy, chú ý và ghi nhớ nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ đợc đặt ra trong trò chơi Quatrò chơi, năng lực nhận thức, óc tởng tợng, sự chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ
đợc huy động một cách tích cực, nhờ đó đợc phát triển mạnh mẽ Trong khi chơi, trẻbắt đầu hỡnh thành chỳ ý cú chủ định và ghi nhớ cú chủ định Khi chơi trẻ tập trungchỳ ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hơn Bởi vỡ bản thõn trũ chơi đũi hỏi trẻ phảitập trung vào những đối tượng được đưa vào tỡnh huống của trũ chơi và nội dungcủa chủ đề Nếu đứa trẻ khụng chỳ ý và nhớ điều kiện của trũ chơi thỡ nú sẽ hànhđộng lung tung và cú nguy cơ bị cỏc bạn cựng chơi đuổi đi Để trũ chơi được thànhcụng buộc đứa trẻ phải tập trung chỳ ý và ghi nhớ một cỏch cú mục đớch
- Trẻ sử dụng vật thay thế và thực hiện hành động chơi để đóng vai, đó là
điều kiện để phát triển chức năng ký hiệu tợng trng trong t duy, từ đó phát triển tduy tợng trng cho trẻ Trong trũ chơi đứa trẻ hành động với đồ vật thay thế mangtớnh chất tượng trưng Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy, trong khi hànhđộng với vật thay thế trẻ em học suy nghĩ về đối tượng thực Dần dần những hànhđộng chơi vơi cỏc vật thay thế được rỳt gọn và mang tớnh khỏi quỏt, nhờ đú hànhđộng chơi này được chuyển vào bỡnh diện bờn trong như vậy trũ chơi gúp phần rấtlớn vào việc chuyển từ duy từ bỡnh diện bờn ngoài (tư duy trực quan hành động) vàobỡnh diện bờn trong (tư duy trực quan hỡnh tượng) Trũ chơi cũn giỳp cho trẻ tớchluỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy Đồng thời những kinh nghiệm đượcrút ra từ cỏc mối quan hệ qua lại trong lỳc chơi cho phộp đứng trờn quan điểm của
Trang 33người khỏc để tiờn đoỏn hành vi tương lai của họ và trờn cơ sở đú mà lập kế hoạchhành động và tổ chức hành vi của bản thõn mỡnh.
Trong hoạt động vui chơi, trẻ thay thế đồ vật này bằng đồ vật khỏc, nhậnđúng cỏc vai khỏc nhau Năng lực này là cơ sở phỏt triển trớ tưởng tượng chớnh trũchơi đúng vai theo chủ đề đó làm nảy sinh cỏc hoàn cảnh chơi, tức là nảy sinh trớtưởng tượng Trong khi chơi trẻ cú thể làm bất cứ việc gỡ trẻ muốn: bỏc sĩ, lỏi xe, cụgiỏo, mỏy bay… thậm chớ là siờu nhõn, rụbốt bay vào vũ trụ Một bộ gỏi cú thểtưởng tượng mỡnh là cụ tiờn, một bộ trai yếu ớt vẫn tưởng mỡnh là dũng sĩ, hay trẻ
cú thể biến tất cả cỏc thứ mỡnh thớch: giấy là tiền, gậy là ngựa, ghế là tàu…
Những hỡnh ảnh tưởng tượng vừa ngõy thơ vừa phi lý này khụng chỉ đem lạicho tuổi thơ niềm hạnh phỳc mà cũn cần cho mỗi người lớn sau này, dự đú là ngườilao động chõn tay, nhà khoa học hay nghệ sĩ Phương tiện hiệu quả nhất để nuụidưỡng trớ tưởng tượng, đú là trũ chơi đúng vai theo chủ đề
- Khi phản ánh trong trong trò chơi các hiện tợng và sự kiện xung quanh đứatrẻ đồng thời tái hiện lại chúng Để làm đợc điều đó, một mặt trẻ tiếp nhận những trithức về thế giới xung quanh, một mặt biến chúng thành hình ảnh, biểu tợng để táitạo vào trò chơi Đây chính là bớc chuyển từ chơng trình hành động thực tế với đồvật sang chơng trình hành động trí tuệ Nh vậy, chơi không chỉ có tác dụng củng cốbiểu tợng đã có mà còn là một điều kiện để phát triển tính hình tợng trong t duy củatrẻ mẫu giáo
- Trong trò chơi ĐVTCĐ việc tạo nên tình huống tởng tợng (liên kết các sựkiện của cốt chuyện, lựa chọn phơng tiện thể hiện vai chơi, xây dựng hoàn cảnhchơi…) là điều kiện hình thành và phát triển trí t) là điều kiện hình thành và phát triển trí tởng tợng cho trẻ mẫu giáo
- Chơi ĐVTCĐ là hoạt động mang tính hợp tác, do đó khi tham gia trò chơi,
đứa trẻ buộc phải có trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Nhờ vậy trẻ mới cóthể diễn đạt mạch lạc nguyện vọng của mình với trò chơi, có thể tiếp thu những ýkiến thảo luận của bạn chơi và thể hiện vai chơi Những chủ đề và nội dung vô cùngphong phú của trò chơi ĐVTCĐ chính là điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ mộtcách tích cực
1.5 Biờ̉u hiợ̀n khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi trong trũ chơi đúng vai theo chủ đờ̀
Trang 34Ở trẻ mẫu giáo những biểu hiện của TT rất khác nhau, có thể thông qua hànhđộng, ngôn ngữ hay biểu hiện trên ánh mắt, nét mặt… Ta có thể xem xét 1 số cáchbiểu hiện TT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Tưởng tượng của trẻ được biểu hiện thông qua việc sử dụng vật thay thếmang ký hiệu tượng trưng Trong trò chơi ĐVTCĐ trẻ biết dùng vật thay thế đểthực hiện một loạt các hoạt động mang tính chất kí hiệu tượng trưng Việc thay thế
đồ vật này bằng đồ vật khác trong trò chơi dẫn đến chỗ làm nảy sinh khả năng bổsung, thay thế các sự vật, tình huống, các sự kiện bằng việc xây dựng lên nhữngbiểu tượng mới từ những biểu tượng đã tích lũy được Ví dụ: trẻ sử dụng cái gối đểthay cho hình ảnh em bé để thực hiện một loạt các hành động tượng trưng như cho
em ăn, cho em ngủ… hay trong việc tưởng tượng hàng ghế là đoàn tàu để có ngườilái tàu, hành khách…
Trẻ thể hiện được nhiều vai chơi khác nhau trong trò chơi ĐVTCĐ Trẻ có thểnhập vào các vai chơi khác nhau và thể hiện nhu cầu chơi của mình Các vai chơi càng
đa dạng bao nhiêu thì sức tìm tòi, trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú bấy nhiêu.Bằng trí tưởng tượng trong khi chơi, trẻ có thể làm được mọi việc và có thể là bất cứ cái
gì mình muốn Một trẻ có thể đóng vai làm bác sĩ khi ở phòng khám, khi đi chợ trẻ làngười mua hàng, khi về nhà trẻ vào vai người bố trong gia đình…
Trẻ liên kết được nội dung chơi của các trò chơi với nhau Trong quátrình nhập vai trẻ liên kết được nội dung chơi của những lần chơi trước vàotrong một trò chơi với chủ đề và nội dung mới Ví dụ: buổi chơi trước trẻ vàovai người mẹ với các hành động chơi như cho con ăn, cho con uống thuốc, tắmrửa cho con… ở buổi chơi này trẻ vào vai y tá chăm sóc các trẻ được đi khámbệnh cũng với những hành động chơi như cho trẻ ăn, cho trẻ uống thuốc và có
cả lời khuyên về việc chăm sóc con đối với bạn chơi…Trẻ đã biết sử dụngnhững biểu tượng đã có trong kinh nghiệm để tạo thành một chủ đề chơi mới,trong đó sử dụng các biểu tượng của trò chơi trước
Trẻ biết liên hệ giữa các vai chơi và mở rộng mối quan hệ giữa các góc chơivới nhau Bằng kinh nghiệm đã được chơi ở các góc khác nhau trong trò chơi Trẻ
Trang 35đã có những biểu tượng về hành động chơi ở các góc đó Khi tham gia vào trò chơiĐVTCĐ trẻ có thể sử dụng những biểu tượng đã có để liên kết các vai chơi vớinhau như: Trẻ thể hiện đúng vai chơi của người bán hàng, người mua hàng và mốiquan hệ cũng như các hành động chơi gắn liền với các vai chơi đó Người bán hàngthì phải chào mời người mua, người mua hàng thì phải trả tiền khi mua hàng…Không chỉ vậy trẻ còn biết mở rộng mối quan hệ chơi với các góc chơi khác Trẻchủ động di chuyển sang các góc chơi khác để làm phong phú nội dung chơi Ví dụ:trẻ di chuyển sang góc tạo hình để mua các sản phẩm tạo hình làm quà sinh nhật Trẻ thể hiện khả năng liên tưởng trong mối quan hệ của các nhân vật với nhau vàtrong các góc chơi khác.
Khi chơi trò chơi ĐVTCĐ, trẻ luôn là một chủ thể tìm mọi cách để giải quyếtcác vấn đề diễn ra trong trò chơi cho phù hợp với vai chơi, nội dung chơi, thỏa mãnnhu cầu được chơi của trẻ Nội dung trò chơi ĐVTCĐ là những mối quan hệ xã hộigây cho trẻ những xúc cảm, ấn tượng được trẻ phản ánh một cách đa dạng trong tròchơi của mình Trò chơi ĐVTCĐ dạy trẻ tư duy, tưởng tượng, tích cực nhận thứchiện tượng xung quanh
Như vậy có thể khái quát biểu hiện khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổitrong trò chơi ĐVTCĐ như sau:
- Trẻ biết dùng vật thay thế để thực hiện một loạt các hoạt động mang tínhchất kí hiệu tượng trưng
- Trẻ có thể nhập vai vào các vai chơi khác nhau trong các trò chơiĐVTCĐ thể hiện sự đa dạng và phong phú trong nội dung chơi và các hànhđộng chơi của mình
- Trẻ liên kết được nội dung chơi của các trò chơi với nhau
- Trẻ biết chủ động liên kết mối quan hệ giữa các vai chơi với nhau và liên hệvới các góc chơi khác trong trò chơi ĐVTCĐ
Từ những cơ sở lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và biểu hiện KNTT của trẻ 5-6tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề như đã trình bày ở trên là cơ sở định hướng
Trang 36cho việc nghiên cứu tìm ra quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT củatrẻ làm tiền đề cho trẻ bước vào học phổ thông một cách thuận lợi.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ, đề tài rút ramột số kết luận sau:
1 Tưởng tượng là một quá trình tạo ra những biểu tượng mới dựa trên
những biểu tượng đã có nhờ cảm giác, tri giác đem lại và những khái niệm đãhình thành trong nhận thức Tưởng tượng có mối quan hệ mật thiết với tư duy
Cấu trúc của hoạt động tưởng tượng:
- Những hoạt động nhằm ghi nhớ trong óc hình ảnh ban đầu đã hình thành
- Ấn định trong biểu tượng những biến đổi khác nhau của hình ảnh
- Phụ thuộc vào yêu cầu bài toán
2 Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em môphỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhậpvào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năngcủa họ trong mối quan hệ xã hội Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ
đề là một mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng Đó
là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, vănminh được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng
3 Sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ
5-6 tuổi trong đề tài này là xây dựng quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ Quy trình
sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển KNTT là các bước có trình tự, hệ thống đượcthực hiện nghiêm ngặt giúp trẻ nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một ngườinào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội; từ đó hìnhthành năng lực tạo ra những biểu tượng mới dựa trên những biểu tượng đã có
4 Khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ được biểuhiện như sau:
Trang 37- Trẻ biết dùng vật thay thế để thực hiện một loạt các hoạt động mang tínhchất kí hiệu tượng trưng.
- Trẻ có thể nhập vai vào các vai chơi khác nhau trong các trò chơiĐVTCĐ thể hiện sự đa dạng và phong phú trong nội dung chơi và các hànhđộng chơi của mình
- Trẻ liên kết được nội dung chơi của các trò chơi với nhau
- Trẻ biết chủ động liên kết mối quan hệ giữa các vai chơi với nhau và liên hệvới các góc chơi khác trong trò chơi ĐVTCĐ
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
2.1 Địa bàn và khách thể điều tra
Điều tra thực trạng về việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ phát triển khả năngtưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện với 50 GV lớp 5-6 tuổi tại cáctrường MN thị trấn Tứ Trưng, trường MN Liên Châu, trường MN xã Ngũ kiên,trường MN Thanh Nhàn, trường MN Tam Phúc thuộc địa bàn huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh Phúc
Điều tra thực trạng khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơiĐVTCĐ được tiến hành trên 60 trẻ thuộc các lớp 5-6 tuổi tại hai trường MN:Trường MN thị trấn Tứ Trưng, Trường MN xã Ngũ Kiên thuộc địa bàn huyện VĩnhTường – tỉnh Vĩnh Phúc
2.2 Mục đích điều tra
Đề tài tiến hành điều tra thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng của việc pháttriển khả năng tưởng tượng thông qua trò chơi ĐVTCĐ Trên cơ sở đó, nghiên cứu
và đề xuất quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển khả năng tưởngtượng cho trẻ 5-6 tuổi
2.3 Nội dung điều tra
- Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển khả năng tưởng tượngcho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ
- Thực trạng quy trình sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển khả năngtưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi
- Thực trạng mức độ khả năng tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơiĐVTCĐ
2.4 Thời gian điều tra thực trạng
Từ tháng 02/2015 đến tháng 03/2015
Trang 392.5 Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu điều tra (an két) để lấy ý kiến giáo viên dạy tại các lớp 5 - 6 tuổi
- Dự các hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi Quan sát thực trạng và cáchthức sử dụng trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên nhằm phát triển khả năng tưởngtượng cho trẻ
- Quan sát biểu hiện, kết quả tưởng tượng của trẻ trong các hoạt động cũngnhư trong quá trình trẻ tham gia các trò chơi ĐVTCĐ do giáo viên tổ chức
- Tổ chức các trò chơi ĐVTCĐ để đo mức độ tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
- Xử lý số liệu điều tra bằng toán thống kê
2.6 Tiêu chí và thang đánh giá
Căn cứ khái niệm và đặc điểm biểu hiện tưởng tượng và phát triển khả năngtưởng tượng của trẻ, chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá biểu hiện khảnăng tưởng tượng của trẻ trong trò ĐVTCĐ như sau:
+ Mức độ 2: Trung bình - Trẻ tự chọn vật thay thế, các hành động chơi
còn lúng túng và cần có sự định hướng của giáo viên
+ Mức độ 3: Kém - Trẻ không biết sử dụng vật thay thế, các hành động
chơi còn lúng túng ngay khi có sự định hướng của giáo viên
: 3 điểm: 2 điểm: 1 điểm
- Tiêu chí 2: Thể hiện sự đa dạng, phong phú trong nội dung chơi và các hành động chơi
+ Mức độ 1: Tốt - Trẻ thể hiện hành động chơi phong phú, đa dạng kết
hợp một cách linh hoạt, hợp lý giữa hành động, lời nói và thái độ qua
vai đóng để thể hiện vốn kinh nghiệm phong phú của trẻ vào trò chơi
+ Mức độ 2: Trung bình - Thể hiện hành động chơi tương đối tỉ mỉ, chi tiết
và giống thật nhưng chưa có sự kết hợp linh hoạt giữa lời nói, hành động
+ Mức độ 3: Kém - Hành động chơi đơn điệu còn bị bạn nhắc nhở
: 3 điểm
: 2 điểm: 1 điểm
Trang 40nhau tạo nên trò chơi mới
+ Mức độ 1: Tốt - Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết các trò chơi theo
từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau và biết mở rộng nội dung phong phú
giải quyết các tình huống nhanh nhẹn và sáng tạo
+ Mức độ 2: Trung bình - Biết mở rộng các chủ đề chơi và nội dung chơi
nhưng chưa phong phú và sáng tạo Trẻ không giải quyết được các tình
huống trong khi chơi
+ Mức độ 3: Kém - Trẻ không biết mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi
+ Mức độ 1: Tốt - Trong trò chơi trẻ biết liên kết giữa trò chơi này với
trò chơi khác, mở rộng quan hệ chơi
+ Mức độ 3: Trung bình - Trẻ có thể liên kết được với bạn chơi nhưng
cần có sự gợi ý của giáo viên
+ Mức độ 3: Kém - Trẻ không biết liên kết với bạn chơi chỉ chơi trong
một trò chơi từ đầu đến cuối, ít trò chuyện với bạn chơi
: 3 điểm: 2 điểm: 1 điểm
* Thang đánh giá
Căn cứ vào thang điểm thì số điểm tối đa mà trẻ đạt được trong mỗi trò chơi
là 12 điểm Do vậy, có thể phân loại mức độ tưởng tượng của trẻ như sau:
Loại tốt: Trẻ đạt từ 9 đến 12 điểm
Loại trung bình: Trẻ đạt từ 6 đến cận 9 điểm
Loại kém: Trẻ đạt dưới 6 điểm
2.7 Kết quả điều tra
2.7.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
* Đôi nét về đối tượng điều tra:
Trong 50 giáo viên điều tra, 100% số GV đều đang trực tiếp phụ trách cáclớp MG 5 – 6 tuổi và đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo yêu cầu của bậchọc GDMN Trong đó, có 24 GV có trình độ đại học, 18 GV có trình độ cao đẳng