2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đặc điểm cũng như vai trò của trò chơi dân gian đến sự phát triển ở trẻ KTTT 4 – 5 tuổi, đặc biệt đối với sự phát triển kỹ năng xã hội, đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 5 tuổi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. Đề xuất một số biện pháp phát triển KNXH cho trẻ KTTT trong độ tuổi từ 4 5 thông qua trò chơi dân gian. Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian mà đề tài nghiên cứu.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trước tiên tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Đình Thuận – Phó Vụ Trưởng - Vụ Giáo dụcTiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉbảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất các thầy cô giáo trongKhoa Giáo dục Đặc biệt – các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, trang bị nhữngkiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Đại học Sư phạm
Hà Nội
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh
ở cơ sở Thực nghiệm – Trung tâm giáo dục đặc biệt - Viện Khoa học giáo dụcViệt Nam và Trung tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt – Khoa giáo dụcđặc biệt – Trường đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ trong quá trình tôi điều tra thực tế và tiến hành thực nghiệm
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tiếpthêm tinh thần và nghị lực để tôi hoàn thành luận văn này
Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Đoàn Thị Thao
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giới hạn nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN 8
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Nghiên cứu về kỹ năng xã hội 8
1.1.2 Những nghiên cứu về trò chơi dân gian 10
1.2 Lí luận về trẻ KTTT, KNXH của trẻ KTTT, trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ 14
1.2.1 Lí luận về KTTT 14
1.2.2 Lí luận về phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 22
1.2.3 Lí luận về trò chơi dân gian 32
1.2.4 Lí luận về sự phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 38
Tiểu kết chương 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN 40
2.1 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu 40
2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 41
2.2.1 Mục đích khảo sát 41
2.2.2 Khách thể khảo sát 41
2.2.3 Thời gian khảo sát 41
Trang 42.2.4 Nội dung khảo sát 41
2.2.5 Phương pháp khảo sát 42
2.3 Thực trạng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 43
2.3.1 Thực trạng KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi tại 2 cơ sở 43
2.3.2 Thực trạng việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi tại 2 cơ sở 44
Tiểu kết chương 2 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 4 – 5 TUỔI 60
3.1 Đề xuất biện pháp phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 60
3.1.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 60
3.1.2 Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 61
4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 61
3.2 Tổ chức thực nghiệm 68
3.2.1 Mục đích 68
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 68
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 69
3.2.4 Thời gian thực nghiệm 76
3.2.5 Tiêu chí đánh giá 76
3.2.6 Tiến hành thực nghiệm 78
3.2.7 Phân tích kết quả thực nghiệm 78
3.2.8 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 82
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ 17
Bảng 1.2 Các lĩnh vực quan trọng để chẩn đoán trẻ KTTT 18
Bảng 2.1 Thực trạng KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi tại 2 cơ sở 43
Bảng 2.2 Mục tiêu phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 45
Bảng 2.3 Mục tiêu phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 46
Bảng 2.4 Mục tiêu phát triển kỹ năng vui chơi cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 47
Bảng 2.5 Mục tiêu phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 48
Bảng 2.6 Nội dung phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 49
Bảng 2.7 Nội dung phát triển kỹ năng vui chơi cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 50
Bảng 2.8 Nội dung phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 51
Bảng 2.9 Yếu tố để giáo viên lựa chọn trò chơi dân gian để phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 53
Bảng 2.10 Những yếu tố giáo viên thường chú ý khi thiết kế trò chơi dân gian để phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 54
Bảng 2.11 Hình thức phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 55
Bảng 2.12 Thuận lợi trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 56
Bảng 2.13 Khó khăn trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi 57
Bảng 3.1 Kết quả đo trước thực nghiệm (GV can thiệp) 78
Bảng 3.3 Kết quả đo sau thực nghiệm 82
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của giáo viên về vai trò của việc phát triển KNXH chotrẻ KTTT 44Biểu đồ 2.2 Mức độ sử dụng trò chơi dân gian để phát triển KNXH cho trẻKTTT 4 – 5 tuổi 52Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh kết quả TNN và STN 83
Trang 7MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Gần 20 năm nay, trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ(KTTT) nói riêng có cơ hội được đến trường hòa nhập, được học tập, vui chơivới các bạn cùng trang lứa trong cộng đồng xã hội Nhưng có thể hòa nhậpđược với cộng đồng, đòi hỏi trẻ phải có những kĩ năng xã hội để tạo các mốiquan hệ với bạn bè, thầy cô để trẻ có thể tự tin, mạnh dạn trong môi trườnghọc tập Nhưng thực tế cho thấy, kỹ năng xã hội ở trẻ KTTT thường phát triểnchậm và muộn hơn so với trẻ khác cùng độ tuổi Đặc biệt, đối với các trẻKTTT 4 – 5 tuổi, khi các em đang trên đà chuẩn bị bước vào một giai đoạnmới – vào học lớp 1, thì việc phát triển kĩ năng xã hội cho các em lại càng cầnthiết và quan trọng Tuy nhiên, phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5tuổi là một việc không ít khó khăn và đòi hỏi phải có những biện pháp, cáchthức phù hợp
Kỹ năng xã hội (KNXH) được hiểu là những hành vi ứng xử giúp cánhân có thể tiếp xúc, quan hệ với những người xung quanh và hoà nhập vàocộng đồng Bởi ở đó, trẻ được thường xuyên tiếp xúc, tương tác với bạn bè,thầy cô, chịu sự giám sát của thầy cô trong mọi hoạt động Từ đó, các KNXHcủa trẻ được củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn Biểu hiện là trẻbiết tuân theo các quy tắc trường lớp; có mối quan hệ đẹp với thầy cô, bạn bè;
có thể tham gia chơi một cách phù hợp… Nhưng với trẻ KTTT, do hạn chếtrong cách tương tác với mọi người xung quanh nên khi tham gia vào môitrường trường học, trẻ gặp một số khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, họcđường Do đó, việc rèn luyện KNXH cho trẻ KTTT khi trẻ tham gia vào môitrường trường học là vô cùng cần thiết
Thực tế cho thấy, khi tham gia vui chơi, sinh hoạt tại môi trườngtrường lớp do không hiểu, không biết cách ứng xử lại một cách phù hợp với
Trang 8các hoạt động, với mọi người xung quanh nên trẻ KTTT ít được bạn bè chấpnhận, dần trở nên lạc lõng, vì vậy, ảnh hưởng tới quá trình hoà nhập cộngđồng của trẻ Giáo viên, cha mẹ trẻ KTTT thường gặp khó khăn và luôn mongmuốn tìm được phương pháp có khả năng khắc phục được tình trạng trên Một sốgiáo viên đã lựa chọn phương pháp sử dụng trò chơi vào dạy KNXH cho trẻ, tuynhiên do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này cònnhiều hạn chế.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên,rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian
Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt Đặc biệt đối với trẻ em,trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thếgiới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vuichơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng Nó làmcho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽtrở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm
và trí tuệ cho các em Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựachọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ
Trò chơi dân gian cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc pháttriển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT Thông qua các trò chơi mà giáo viên tổchức với mục đích cụ thể sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tham gia vui chơicùng bạn bè, đăc biệt trẻ phát triển kĩ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập
và trong cuộc sống Trẻ tạo được sự thân thiện với bạn bè, thầy cô và từ đógiúp trẻ học tập tốt hơn
Cơ sở thực nghiệm trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặcbiệt-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam được thành lập vào tháng 1 năm
2010 Mục tiêu chính là thực nghiệm những công trình nghiên cứu về lĩnh vựcGiáo dục đặc biệt giúp cán bộ nghiên cứu có cơ hội nâng cao năng lực nghiên
Trang 9cứu về lí luận cũng như thực tiễn Hiện nay, cơ sở thực nghiệm tiếp nhận cácđối tượng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt gồm: trẻ khiếm thính, trẻ tự kỷ, trẻchậm nói, trẻ KTTT, trẻ khó khăn về học, trẻ đa tật, trong đó số trẻ KTTT làchủ yếu Hầu hết các em đều thiếu, yếu về các KNXH và các giáo viên ở đâycũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài
“Biện pháp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đặc điểm cũng như vai trò của trò chơi dân gian đến sự pháttriển ở trẻ KTTT 4 – 5 tuổi, đặc biệt đối với sự phát triển kỹ năng xã hội, đềtài đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển kỹ năng
xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT
4 - 5 tuổi
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển KNXH
cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian
- Đề xuất một số biện pháp phát triển KNXH cho trẻ KTTT trong độtuổi từ 4 - 5 thông qua trò chơi dân gian
- Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biệnpháp phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian
mà đề tài nghiên cứu
Trang 105 Giới hạn nghiên cứu
5.1 Giới hạn về đối tượng và địa bàn nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triểnKNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua việc sử dụng trò chơi dân gian
- Nghiên cứu và thực nghiệm được tiến hành với các KNXH của trẻKTTT bao gồm:
+ Kỹ năng luân phiên
+ Kỹ năng hợp tác
+ Kỹ năng vui chơi
Việc đánh giá thực trạng và thực nghiệm được tiến hành tại Cơ sở ThựcNghiệm - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt - Viện Khoa học giáo dụcViệt Nam và Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục đặc biệt – Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội
5.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
- Khảo sát KNXH của 30 trẻ KTTT 4 – 5 tuổi mức độ trung bình (IQ từ
40 – 55), 30 giáo viên dạy trẻ tại Cơ sở Thực Nghiệm - Trung tâm Nghiên cứuGiáo dục đặc biệt - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trung tâm Đào tạo vàPhát triển Giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm tìm hiểuthực trạng sử dụng các trò chơi dân gian trong dạy học cho trẻ nói chung vàtrẻ KTTT nói riêng
- Chúng tôi lựa chọn 3 trẻ KTTT từ 4 – 5 tuổi mức độ trung bình (IQ từ
40 – 55) để thực nghiệm và rút ra kết luận
6 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, ở các trung tâm chuyên biệt, GV đã quan tâm đến việc pháttriển KNXH thông qua trò chơi dân gian cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi, tuy nhiênchưa có hiệu quả cao Nếu giáo viên nắm được đặc điểm, vai trò của trò chơi dângian cũng như đặc điểm hình thành và phát triển KNXH của nhóm trẻ lứa tuổinày, trên cơ sở đó áp dụng một số biện pháp thích hợp sẽ giúp trẻ phát triển kỹnăng xã hội tốt hơn, tạo nền tảng cho trẻ có khả năng hoà nhập cao hơn
Trang 117 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.3 Các bước tiến hành
- Xây dựng sơ đồ lý thuyết cho đề tài
- Sưu tầm những tài liệu liên quan
- Đọc các tài liệu liên quan tới đề tài qua: Luận án, luận văn, tạp chí,báo mạng…
- Phân tích những nội dung đã đọc được thông qua các tài liệu, để tìm
ra nội dung chính liên quan trực tiếp tới đề tài
- Tổng hợp, thu thập thông tin về các vấn đề liên quan nhằm xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài qua quan sát, sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn…
- Viết cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 12c Các bước tiến hành
- Xác định mục đích, đối tượng và khách thể quan sát
- Thiết kế, xây dưng kế hoạch quan sát
- Tiến hành quan sát (Ghi chép thông tin)
- Tìm hiểu về việc phát triển KNXH cho trẻ KTTT
- Tìm hiểu về việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXHcho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Trang 13Giáo dục Việt Nam và Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục đặc biệt –Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
b Nội dung
- Tìm hiểu về đặc điểm KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua tròchuyện với giáo viên và cha mẹ trẻ
- Tìm hiểu về việc phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
- Tìm hiểu về việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXHcho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
c Cách tiến hành
- Xác định đối tượng cần trưng cầu ý kiến
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến
- Phát phiếu
- Thu hồi phiếu và xử lý thông tin
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
TRÒ CHƠI DÂN GIAN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về kỹ năng xã hội
Nghiên cứu về kỹ năng xã hội, trong tâm lí học phải kể đến Lý thuyếthoạt động của Vưgôtxky qua việc đưa ra khái niệm và xây dựng lí thuyết
“Vùng phát triển gần” của học sinh, phải kích thích, thức tỉnh quá trình vậnđộng chuyển hoạt động vào bên trong của trẻ Quá trình này chỉ xảy ra trongmối quan hệ với xung quanh hay sự tương tác với cá nhân, tập thể Thực hiệnđiều đó tức là hình thành nên cho trẻ những kĩ năng tương tác hay đó là kỹnăng xã hội cần thiết để giải quyết các mối quan hệ xã hội Như vậy có thểkhẳng định việc giáo dục kỹ năng xã hội là hết sức cần thiết cho sự phát triểncủa trẻ nói chung và trẻ KTTT nói riêng [11]
Nghiên cứu về kĩ năng xã hội của trẻ KTTT, trong định nghĩa về trẻKTTT của Tredgod và E.A Doll những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, củaAAMR - 1992 hay của DSM - IV đều đề cập đến ý nghĩa của việc đánh giámức độ kỹ năng xã hội trong việc phân biệt trẻ KTTT với trẻ bình thường hayviệc phân loại mức độ KTTT của trẻ [25], [18] Những nghiên cứu này đềunhận định kỹ năng xã hội của trẻ KTTT là rất hạn chế Đó chính là một ràocản lớn tách biệt trẻ với môi trường xung quanh Hạn chế về kỹ năng xã hội,trẻ hành động và ứng xử thiếu tự tin, không phù hợp, thậm chí sai lệch đinhiều so với những chuẩn mực xã hội Điều đó có ý nghĩa trẻ sẽ khônggiống với những người khác và có thể không được chấp nhận Do đó, vaitrò của việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT là một việc hết sứcquan trọng trong quá trình giúp trẻ KTTT hòa nhập với xã hội và có mộtcuộc sống bình thường nhất
Trang 15Trung tâm Nghiên cứu chất lượng và Phát triển chương trình Giáo dục
đã nghiên cứu các thành tựu của tác giả trong và ngoài nước, đồng thời tínhđến các đặc điểm đặc thù của trẻ KTTT như khả năng tư duy logic, cách lígiải nguyên nhân và ý nghĩa của tình huống, hiện tượng, kĩ năng sống, , đưa
ra quy trình phát triển kĩ năng xã hội của trẻ KTTT gồm 4 bước (giai đoạn):tiếp thu, duy trì, thuần thục và thành thạo Nghiên cứu cho rằng: khảo sát vàđánh giá chính xác mức độ kỹ năng xã hội của trẻ KTTT đó là điều kiện thiếtyếu đầu tiên để xác định cách thức phát triển kĩ năng xã hội của trẻ KTTTmột cách hiệu quả Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy môi trường giáodục là môi trường tốt nhất để phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT Ởtrường trẻ em KTTT được tiếp xúc với nhiều bạn bè thầy cô và được làmquen với các chuẩn mực xã hội mới Qua đó các em hình thành các mối quan
hệ xã hội cần thiết giúp cho sự phát triển bình thường của trẻ [7]
Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng xã hội:
- Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hiền đã nghiên cứu đề tài Luận văn
Thạc sỹ “Biện pháp rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại trường tiểu học” Qua đề tài, tác giả đã đưa ra một số đặc điểm và khó khăn
về KNXH của trẻ CPTTT khi học hòa nhập tại trường tiểu học Qua đó, tácgiả đã đề xuất một số biện pháp để rèn luyện KNXH cho trẻ CPTTT, và cácbiện pháp đó cũng đã có những hiệu quả nhất định [6]
- Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Hương đã nghiên cứu đề tài “Áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi nhằm phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT”.
Trong đề tài, tác giả cũng đã đề cập tới vai trò của trò chơi trong việc pháttriển KNXH cho trẻ KTTT Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ KTTT họctiểu học chuyên biệt Qua đề tài này, càng thấy được những khó khăn vềKNXH mà trẻ KTTT gặp phải Đồng thời, tác giả cũng khẳng định vai trò củaKNXH đối với sự phát triển của trẻ KTTT [7]
Trang 16- Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai đã bảo vệ đề tài Luận văn Thạc sỹ
“Giáo dục KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua câu chuyện xã hội”.
Theo tác giả, trẻ KTTT gặp nhiều khó khăn trong KNXH, từ kỹ năng tronggia đình, kỹ năng trong nhà trường và kỹ năng xã hội Các GV cũng chưa cónhiều phương pháp để phát triển những KNXH đó cho trẻ Vì thế, tác giả đã
sử dụng câu chuyện xã hội để giáo dục KNXH cho các trẻ KTTT 4 – 5 tuổi tạitrường Mầm non hòa nhập Đề tài đã giúp cho các GV một hướng mới trongviệc hình thành và phát triển KNXH cho trẻ KTTT [10]
Nói tóm lại, các tác giả trên đã đi sâu vào tìm hiểu KNXH của trẻKTTT và sử dụng một số phương pháp nhằm phát triển KNXH cho trẻ.Những phương pháp, biện pháp đó cũng đã góp phần giúp trẻ KTTT pháttriển KNXH của mình hơn Tuy nhiên, hầu hết các tác giả nghiên cứu trên đốitượng trẻ KTTT đang học tiểu học hòa nhập, và cũng chưa có tác giả nào sửdụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Như vậy, qua một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
có thể khẳng định sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻKTTT 4 – 5 tuổi Vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn đưa ranhững biện pháp khi sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻKTTT 4 – 5 tuổi
1.1.2 Những nghiên cứu về trò chơi dân gian
Hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi dân gian nói riêng từ lâu đã cuốnhút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinhhọc, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học… Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX các nhà khoa học mới nghiên cứu hoạt động này một cách sâu sắc Vấn
đề lí luận và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nóiriêng được các nhà sư phạm thế giới và Việt Nam quan tâm, bởi lẽ họ thấy được
ý nghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ
Trang 17Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến việc hoạt động,vui chơi của trẻ em Điều đó thể hiện rất rõ vào việc cùng nhau ký kết “Tuyên
bố về quyền và bổn phận của trẻ em”, trong đó khẳng định trẻ em có quyềnđược vui chơi Tiếng nói chung về vấn đề này là: Trẻ em không được vui chơithì không thể phát triển, trò chơi và vui chơi là cuộc sống thực của trẻ, hãy tạomọi điều kiện tốt nhất để cho trẻ được vui chơi và phát triển [27]
Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, một số nhà giáo dục Nga nhưP.A.Bexonova, O.P.Seia, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki,… đã đánh giá cao tínhhấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo E.A.Pokrovxki đã chỉ
ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của trò chơi dân gian Nga, đó là nhữngtrò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sáng tác, chúng được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác Trò chơi này đa dạng về thể loại phong phú
về nội dung Trò chơi dân gian có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ em, bởi lẽchúng làm thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu xã hội củatrẻ em [3]
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, người lớn cũng
đã sưu tầm trò chơi dân gian, đặc biệt là các trò chơi mang tính trí tuệ nhằmmục đích giáo dục trẻ
Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và trò chơi dân gian Việt Nam nóiriêng đã được một số nhà văn hóa, nhà giáo dục Việt Nam sưu tầm nghiêncứu như “Trò chơi xưa và nay” của tác giả Mai Văn Muôn (1985), “Trò chơidân gian của trẻ em Việt Nam” (1992) do nhóm tác giả Huy Hà, Hoàng Lân,Ngô Bích Luận, Phan Ngọc Minh, Lê Bích Ngọc sưu tầm tuyển chọn và giớithiệu; “100 trò chơi dân gian” do Nguyễn Hạnh tuyển chọn; Trần Hòa Bình
và Bùi Lương Việt với “Trò chơi dân gian trẻ em” (2007) Các tác giả đã giớithiệu nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của trò chơi dân gian với việc giáo dục và
Trang 18phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ Bên cạnh đó, các tác giả còn sưu tầm vàphân loại trò chơi dân gian trẻ em theo chức năng giáo dục như trò chơi trítuệ, trò chơi thẩm mỹ, trò chơi thể lực Từ cách phân loại này, các nhà giáodục đã vận dụng vào quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầmnon nhằm phục hồi những trò chơi truyền thống ở trẻ em [21].
Điều đáng lưu ý là trò chơi dân gian luôn gắn liền với các bài đồng dao,
vì vậy nó thu hút được sự quan tâm của các nhà thơ, nhà văn Họ đã sưu tầm
và biên soạn rất nhiều bài đồng dao phục vụ cho các trò chơi dân gian của trẻnhư nhóm tác giả Nguyễn Phùng Loan, Đặng Diệu Trang, Trần Hoàn, sưutầm và biên soạn “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt”, “Bé với khúcđồng dao” của Nhà xuất bản Giáo dục Chính nội dung của bài đồng dao đãgóp phần phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trườngxung quanh và phát triển óc sáng tạo… đặc biệt nó làm tăng tính hấp dẫn củatrò chơi dân gian với trẻ [21]
Trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn với trẻ em nói chung và trẻ
em KTTT nói riêng Có khá nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng của trò chơidân gian đối với sự phát triển trong các lĩnh vực của trẻ:
- Năm 2013, Thạc sỹ Phạm Hà Thương đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Quy trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi “ Đề tài đã đưa ra quy trình cụ thể
khi tổ chức trò chơi dân gian, và đã áp dụng quy trình đó đối với một số trò chơidân gian quen thuộc nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi Quytrình này đã giúp các GV dễ dàng hơn khi tổ chức trò chơi dân gian cho các trẻtrong trường Mầm non [20]
- Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trâm đã nghiên cứu đề tài Luận
văn Thạc sỹ “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ Mẫu
Trang 19Giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian” Qua đề tài, tác giả đã khẳng định
vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ Mẫu giáo trong việc rèn luyện kỹ năngvận động tinh Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹnăng vận động tinh cho các trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian Những biệpháp này đã được thực nghiệm và đạt hiệu quả cao [21]
- Năm 2011, tác giả Trần Thu Hương đã nghiên cứu đề tài “Sưu tầm
và tổ chức một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non” Qua đề tài, tác trình tổ chức các trò chơi đó Từ đó, tác
giả càng khẳng định vai trò và tầm quan giả đã đưa ra một số trò chơi dângian phù hợp với trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi và quy trọng của trò chơi dân gianđối với trẻ Mẫu giáo [8]
- Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung cũng đã nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng cơ bản cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian” Đề tài tập trung vào khai thác vai trò của
trò chơi dân gian trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng cơ bản cho trẻ Mẫugiáo 4 – 5 tuổi Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kỹnăng vận dụng cơ bản thông qua trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5tuổi Các biện pháp này cũng đã có những hiệu quả to lớn trong việc giáo dụctrẻ Mẫu giáo khi tổ chức trò chơi dân gian [3]
Hầu hết các nghiên cứu trên đều sử dụng trò chơi dân gian để phát triểnnhững mặt còn hạn chế của trẻ, đó là: ngôn ngữ, giao tiếp, vận động tinh…vàđều đạt những kết quả mong muốn Như vậy, có thể nói trò chơi dân gian có tácdụng rất to lớn đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ KTTT nói riêng
về mọi mặt Tuy nhiên, một trong các mặt cần thiết cho trẻ KTTT là KNXH thìchưa được các tác giả chú trọng
Trang 201.2 Lí luận về trẻ KTTT, KNXH của trẻ KTTT, trò chơi dân gian nhằm phát triển KNXH cho trẻ
1.2.1 Lí luận về KTTT
1.2.1.1 Khái niệm KTTT
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm trẻ KTTT Tuynhiên, khái niệm trẻ KTTT được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Namhiện nay đó là khái niệm KTTT theo bảng phân loại DSM – IV và theo bảngphân loại AAMR do Hội KTTT Mỹ thông qua [18]
Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tinh thần – IV (viếttắt là DSM – IV), tiêu chí KTTT bao gồm:
A Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình: Là chỉ số thông minh đạtgần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối vớitrẻ nhỏ, người ta dựa vào các đánh giá lâm sàng để xác định)
B Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vithích ứng sau: Giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/liên
cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng họcđường chức năng, làm việc, giải trí, sức khỏe và độ an toàn (hành vi thích ứng
là toàn bộ những kỹ năng mà những người có cùng nhóm văn hoá đòi hỏi ởmột cá nhân tuỳ thuộc theo lứa tuổi của cá nhân đó)
C Tật xuất hiện trước 18 tuổi
Theo Hiệp hội KTTT Mỹ - 1992 (viết tắt là AAMR) thì KTTT lànhững hạn chế lớn về khả năng thực hiện chức năng Tật có những đặc điểm,dấu hiệu sau:
- Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình
- Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những lĩnh vực kỹ năng và thích ứng sau:Giao tiếp, tự phục vụ, sống tại gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, tự địnhhướng, sức khoẻ, an toàn, kỹ năng học đường chức năng, giải trí, lao động
Trang 21- Hiện tượng KTTT xuất hiện trước 18 tuổi.
Nhìn chung, hai khái niệm trên đều tập trung vào dấu hiệu chính sau:
Các khái niệm trên sử dụng các dấu hiệu về cơ bản là giống nhau baogồm: Chỉ số trí tuệ, khả năng thích ứng, độ tuổi sinh học Tuy nhiên cũng có
sự khác biệt cơ bản đó là: Bảng phân loại DSM – IV sử dụng tiêu chí là trí tuệ
để xác định mức độ KTTT, còn bảng phân loại của AAMR sử dụng tiêu chí làkhả năng thích ứng xã hội để xác định mức độ KTTT
1.2.1.2 Phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ
Để xác định mức độ KTTT của một trẻ cụ thể, phải dựa vào các dấuhiệu tâm vận động, về khả năng tự phục vụ, khả năng thích nghi với cuộcsống của trẻ Tuy nhiên về mặt hành chính, cần có tiêu chí nào đó dễ thốngnhất Đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận dựa vào điểm trí tuệ được thựchiện qua các trắc nghiệm Theo cách này hiện nay có nhiều bảng phân loại(bảng của tổ chức Y tế thế giới, bảng DSM của hiệp hội tâm thần Mỹ,bảng của các học giả Pháp năm 1993) Thông thường (tính theo trắcnghiệm Stanford- Binet và theo Wechsler), những trẻ có chỉ số IQ<70được coi là KTTT [26]; [18]
Cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) dùng phương pháp đo trítuệ để phân loại mức độ KTTT, có 4 loại:
Trang 22-KTTT rất nặng: Chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25;
AAMR sử dụng tiêu chí thích ứng để phân loại mức độ KTTT, tươngứng với 4 mức độ hỗ trợ:
- Hỗ trợ không thường xuyên : Hỗ trợ dựa trên nhu cầu Hình thức hỗ
trợ này có đặc điểm là không liên tục, một người không phải lúc nào cũng cầnđược hỗ trợ hoặc chỉ cần sự hỗ trợ ngắn hạn trong suốt cuộc đời Hỗ trợkhông thường xuyên có thể ở mức độ cao hoặc thấp
- Hỗ trợ có giới hạn: Mức độ hỗ trợ tuỳ theo thời điểm, hạn chế về thời
hạn nhưng không giống với hình thức hỗ trợ không thường xuyên, hình thức
hỗ trợ này cần ít nhân viên hơn và kinh phí cũng thấp hơn
- Hỗ trợ mở rộng: Hỗ trợ diễn ra đều đặn ví dụ như là hỗ trợ hàng ngày
tại những môi trường nhất định có thể là ở nhà hoặc tại nơi làm việc
- Hỗ trợ toàn diện: Hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao; hỗ trợ trong
nhiều môi trường và trong suốt cuộc đời Hỗ trợ toàn diện đòi hỏi sự tham giacủa nhiều người, hình thức hỗ trợ này mang tính chất xâm nhập nhiều hơn sovới hỗ trợ mở rộng và hạn chế hoặc hỗ trợ hạn chế về thời gian
Nói tóm lại, cách phân loại mức độ KTTT thường được sử dụng hiệnnay là cách phân loại theo DSM – IV và theo AAMR Việc phân loại mức độKTTT giúp có cơ sở để đoán biết và đặt kì vọng ở mức độ hành vi của trẻ, xácđịnh được mức độ, hình thức chăm sóc, giáo dục cần thiết và phù hợp cho trẻ
Trang 231.2.1.3 Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ
Bảng 1.1 Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ Các tiêu chí chẩn đoán KTTT
1 Chức năng trí tuệ dưới mức
2 Bị thiếu hụt hoặc khiếm
khuyết ít nhất là hai trong số
những lĩnh vực hành vi thích
ứng
Giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩnăng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiệních công cộng, tự định hướng, kĩ năng họcđường chức năng, làm việc, giải trí, sứckhoẻ và an toàn
Chức năng trí tuệ tổng quát là chỉ số thông minh (có thể gọi là IQ hoặc
các thuật ngữ tương đương với IQ) được qua đánh giá bằng một hoặc hơn mộttrắc nghiệm trên cá nhân về trí thông minh Chức năng trí tuệ dưới mức trungbình là chỉ số thông minh đạt khoảng từ 70 hay thấp hơn (chỉ khoảng 2 điểm
so với điểm chuẩn này)
Khả năng thích nghi có nghĩa là mức độ theo kịp yêu cầu của cuộc sống
chung của cá nhân và khả năng độc lập, kiến thức văn hoá và xã hội và khả nănghoà nhập cộng đồng ở một lứa tuổi nào đó so với mức độ chuẩn mực
Khả năng thích nghi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau,chẳng hạn như giáo dục, động cơ, cá tính, cơ hội về xã hội và dạy nghề, hộichứng tinh thần và những vấn đề sức khoẻ có thể xuất hiện cùng với KTTT.Những khó khăn về khả năng thích nghi có thể cải thiện đáng kể nhờ sự canthiệp của các nỗ lực giáo dục, còn chỉ số trí tuệ thì khó hơn
Theo DSM – IV ở những người KTTT, hành vi thích nghi để cải thiện
Trang 24hơn năng lực trí tuệ Đây là một gợi ý quan trọng trong quá trình giáo dục chonhững trẻ KTTT.
Vấn đề cuối cùng cần nhấn mạnh đến là mục tiêu quan trọng của quanniệm này là: Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu để người khuyếttật có khả năng hoà nhập tốt hơn
Hệ thống hỗ trợ có nghĩa là phải có nhiều loại hình dịch vụ và điều ứngphù hợp với nhu cầu của những người khuyết tật Nếu người càng khuyết tậtnặng thì mức độ hỗ trợ lại càng phải cao để giúp người đó hoà nhập vào xãhội ở mức độ tối đa
Theo AAMR, 10 lĩnh vực sau đây được coi là quan trọng để chẩn đoántrẻ KTTT
Bảng 1.2 Các lĩnh vực quan trọng để chẩn đoán trẻ KTTT
Giao tiếp
- Khả năng lĩnh hội và thể hiện thông tin thông qua các hành vi
có tính chất biểu tượng ví dụ như từ nói, từ viết, , biểu tượngbằng hình vẽ, ngôn ngữ dấu hình, v v
- Các hành vi phi biểu tượng ví dụ như là biểu hiện nét mặt, cửđộng của cơ thể, xúc giác, điệu bộ
Tự chăm sóc Những kỹ năng đại, tiểu tiện, ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh và
Xã hội Những kỹ năng giao lưu với mọi người,
Cộng đồng Những kỹ năng sử dụng các tiện ích trong cộng đồng như đi
lại,
Tự định hướng Những kỹ năng lựa chọn; là khả năng cá nhân lựa chọn cách
sống với những phẩm giá, sở thích và khả năng của mỗi cá nhân.Sức khoẻ và sự Những kỹ năng giữ gìn sức khoẻ trong các hoạt động như ăn
Trang 25an toàn
uống, phát hiện ra bệnh tật, chữa trị và phòng bệnh, hỗ trợ cơbản, giới thính, sự phù hợp về hình thức và thể chất, khả năngcân nhắc về sự an toàn ở mức độ cơ bản,
Học tập
Khả năng nhận thức và những kỹ năng tiếp thu ở trường học vàứng dụng trong cuộc sống Khả năng học tâph là việc học cácmôn học ở trường từ người dạy để áp dụng trong cuộc sốnghàng ngày của mình, đặc biệt là những kỹ năng mà người học
sẽ cần đến sau khi ra trường
Giải trí
Phát triển các hoạt động giải trí chẳng hạn như các hoạt động giảitrí cá nhân và tập thể, phản ảnh sở thích và sự lựa chọn cá nhân, vàcác hoạt động tổ chức ở nơi công cộng, đúng lứa tuổi và theonhóm văn hoá,
Công việc
Những kỹ năng để có thể làm một việc nào đó trong cộng đồng,
đó có thể là những công việc theo ca kíp hoặc kéo dài cả buổi.Những kỹ năng này là kỹ năng cụ thể để làm được một việc nào
đó, có hành vi xã hội thích hợp và những kỹ năng liên quan đếncông việc
Những kỹ năng này có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự thành côngtrong cuộc sống của một người Sự kết hợp của những kỹ năng này cho phéptừng cá nhân có thể hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng
1.2.1.4 Đặc điểm tâm lý của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi [1] và đặc điểm
tâm lý của trẻ KTTT trong cuốn “Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ”
của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến và Đỗ Thị Thảo [26], chúng tôi đưa ra đặcđiểm tâm lý của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi như sau:
a Đặc điểm cảm giác tri giác
Đặc điểm cảm giác tri giác của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thường có các biểuhiện: Chậm chạp và hạn hẹp; Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém,
dễ lẫn và thiếu chính xác; Thiếu tính tích cực khi tri giác: Quan sát sự vật hiện
Trang 26tượng đại khái, qua loa, khó quan sát các chi tiết, khó hiểu nội dung Cảmgiác, xúc giác trẻ KTTT 4 – 5 tuổi kém, phối hợp các thao tác vụng về , phânbiệt âm thanh kém.
b Đặc điểm tư duy
Các công trình nghiên cứu khác nhau về hoạt động nhận thức của trẻKTTT 4 – 5 tuổi đã đưa ra ba đặc điểm nổi bật về tư duy: Tư duy mang tính
cụ thể - trực quan; Thiếu tính liên tục trong tư duy; Yếu vai trò điều chỉnhcủa tư duy
c Đặc điểm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét chung là trẻ KTTT 4 – 5 tuổithường rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu Nếu không có sự luyện tập,củng cố thường xuyên thì trẻ sẽ quên kiến thức đã học Đó là hiện tượng chậmnhớ, mau quên ở những trẻ này
d Đặc điểm chú ý
Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi khó có thể tập trung trong một thời gian dài, dễ bịphân tán Đỉnh cao chú ý và thời gian chú ý của trẻ KTTT kém hơn nhiều sovới trẻ bình thường Nguyên nhân là do quá trình hưng phấn và ức chế ở trẻkhông cân bằng, lệch pha Nghĩa là có khi hưng phấn quá gia tăng, có khi bị
ức chế, kìm hãm kéo dài làm cho trẻ chóng mệt mỏi và giảm đáng kể khảnăng chú ý
e Đặc điểm ngôn ngữ- giao tiếp
Ngôn ngữ của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi phát triển chậm hơn trẻ bình thườngcùng độ tuổi Những trẻ này có vốn từ rất nghèo nàn Trẻ không dùng các liên
từ, động từ, tính từ… mà chỉ nói cộc lốc các danh từ Trẻ không nắm đượccác quy tắc ngữ pháp, phát âm không chuẩn, hay nói ngọng, chỉ nói được câuđơn giản…
- Vốn từ ít, nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều
Trang 27- Phát âm: thường sai, phân biệt âm kém.
- Ngữ pháp: nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng tính từ, động từ…
- Trong quá trình giao tiếp, trẻ rất khó đáp ứng các yêu cầu của ngườikhác Trẻ không có khả năng ghi nhớ hết những câu nói của người khác vớitrẻ Và trẻ cũng rất khó tìm được từ để diễn đạt ý của mình…
g Đặc điểm hành vi
- Trẻ thường có những hành vi bất thường của bản thân như: Thu mìnhlại; Phàn nàn về sức khỏe; Lo lắng, âu sầu; Các vấn đề xã hội; Chú ý tập trungkém; Hành vi sai trái; Hành vi thái quá; Ý nghĩ khác biệt
h Đặc điểm kỹ năng xã hội
Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thường có những đặc trưng sau đây về sự pháttriển KNXH:
- Khó xây dựng các mối quan hệ gắn bó: Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thườngkhông biết cách chủ động tạo mối quan hệ với người khác, kể cả với nhữngngười thân quen Các giai đoạn phát triển KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổicũng chậm hơn so với trẻ bình thường, trẻ cần kích thích hơn trẻ bình thường
- Không hứng thú tham gia vào các tương tác xã hội: Do tính thụ độngcủa trẻ kéo dài trong giai đoạn phát triển đầu tiên nên trẻ KTTT 4 – 5 tuổi cóthể không có hứng thú tham gia vào các tương tác xã hội với môi trường
- Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi kém nhạy cảm trong việc nắm bắt thái độ củangười xung quanh: Trẻ khó có thể nhận biết được cảm xúc của người khác, vìthế trẻ cũng gặp khó khăn trong việc chia sẻ và đồng cảm với người khác
- Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và chờ đợiđến lượt mình khi chơi hay tham gia một hoạt động nào đó
1.2.2 Lí luận về phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
1.2.2.1 Kĩ năng
Theo từ điển tiếng Việt: Kĩ năng là giai đoạn trung gian giữa kĩ xảo
và trí thức trong quá trình nắm vững một số phương thức hành động Đặc
Trang 28điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sư kiểm soát tri giác và được hìnhthành do bắt chước.
Theo các nhà giáo dục học thì cho rằng: Kĩ năng là tri thức về hànhđộng, kĩ năng được xem như sự sẵn sàng về năng lực áp dụng tri thức vàothực tiễn và kĩ năng được xem như hệ thống thủ thuật (vận động hay trí tuệ)bảo đảm năng lực đó
Như vậy, kĩ năng là hệ thống thủ thuật bảo đảm cho người ta sẵn sàng
và có năng lực hoàn thành công việc một cách có ý thức và độc lập có chấtlượng cần thiết và trong thời gian tương ứng trong những điều kiện mới
Tóm lại, kĩ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thực hiệntrên cơ sở những tri thức thu nhận được một cách có ý thức
1.2.2.2 Kỹ năng xã hội
a Khái niệm
Theo quan điểm của AARM, kĩ năng xã hội (KNXH) là một trongnhững nhóm kĩ năng thích ứng KNXH được hiểu là kĩ năng liên quan tới sựtương tác xã hội với cá nhân khác, bao gồm các kĩ năng giải quyết các tìnhhuống và nhận thức phản hồi những xúc cảm, tình cảm
Như vậy, có thể hiểu KNXH là những kỹ năng liên quan tới sự tươngtác xã hội với các cá nhân khác; nó bao gồm các kỹ năng thiết lập và duy trì
sự tương tác với người khác, giải quyết các tình huống và nhận thức phản hồinhững cảm xúc, tình cảm Trong đó, có những kỹ năng cụ thể như: kỹ nănghợp tác, kỹ năng vui chơi, kỹ năng luân phiên, kỹ năng tự phục vụ
Trang 29- Hình thành cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi kĩ năng sống tại gia đình là mộtviệc làm hết sức cần thiết và cấp bách vì gia đình là chỗ dựa vững chắc chotrẻ Nếu không phát triển cho trẻ thói quen thực hiện các công việc trong giađình như giúp đỡ gia đình: quét nhà, rửa chén, nhặt rau, nấu cơm…và khảnăng tự phục vụ bản thân trong gia đình: tự tắm rửa, giặt đồ,đánh răng, mặc
áo quần, tự ăn cơm…thì trẻ sẽ mãi là một thành viên lệ thuộc, không thể sốngđộc lập ở mức độ có thể trong gia đình Tuy nhiên, việc phát triển KNXH chotrẻ KTTT sống tại gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn nếu cha mẹ không được tưvấn và thiếu kiến thức về vấn đề này Vì vậy người giáo viên phải là ngườitrực tiếp tư vấn giúp đỡ hướng dẫn các thành viên trong gia đình trong việcgiáo dục cũng như phát triển được kĩ năng sống cần thiết trong gia đình
- KNXH ở gia đình giúp trẻ tạo mối quan hệ tích cực với các thành viêntrong gia đình cũng như hình thành cho trẻ thói quen cư xử phù hợp trongsinh hoạt ở nhà Một số kĩ năng như giao tiếp, vui chơi ở nhà, biết tôn trọng,yêu quý cha mẹ, anh chị em, biết chào hỏi lễ phép khách đến nhà, biết sửdụng thành thạo các đồ dùng trong gia đình mình Những kĩ năng này hết sứcquan trọng và cần thiết để trẻ KTTT 4 – 5 tuổi có được những thói quen thíchứng cơ bản để học những kĩ năng khác
* Kĩ năng trong sinh hoạt tại trường
- Tuy thời gian học tập ở trường Mầm non không nhiều (5 - 6h), nhưngngoài việc chăm sóc và giảng dạy kiến thức văn hóa cần chú trọng phát triểncác kĩ năng xã hội cần thiết Ở trường, trẻ được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè
và luôn lắng nghe lời cô nên việc phát triển các kĩ năng thuận lợi hơn ở nhà.Chính vì vậy, trong các giờ học và thông qua các hoạt động chơi, nếu giáoviên biết tận dụng cơ hội và có cách thức tổ chức hợp lí thì trẻ sẽ dễ dàng tiếpthu lời khuyên bảo của giáo viên, bạn bè
- Kĩ năng thể hiện trong sinh hoạt tại trường hay có thể gọi là kĩ năng ở
Trang 30trường học, là những kĩ năng trong phạm vi trường học Các nhân tố quantrọng trong trường học là trẻ và giáo viên Kĩ năng xã hội ở trường học là kĩnăng thiết lập và giải quyết các mối quan hệ của trẻ và giáo viên một cách tíchcực như: kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp, kĩ năng vui chơi, kĩ năng hợptác với bạn bè…
+ Kĩ năng thực hiện nội quy: Lễ phép với thầy cô giáo, biết xin phéptrước khi ra hoặc vào lớp, đi vệ sinh đúng nơi quy định…
+ Kĩ năng hợp tác cùng bạn bè: Di chuyển nhanh chóng vào nhóm, biếttìm sự giúp đỡ bạn bè, biết tên và chơi với tất cả các bạn trong lớp…
- Kĩ năng xã hội ở trường học giúp cho trẻ KTTT có khả năng thíchứng và ứng xử phù hợp với những chuẩn mực xã hội trường học, giúp trẻ cóđiều kiện học tập tốt hơn và phát triển khả năng
* Kĩ năng thể hiện trong hoạt động vui chơi
- Đối với trẻ em, đặc biệt trẻ KTTT thì việc phát triển kĩ năng cho trẻchủ yếu thông qua các hoạt động vui chơi nhằm hình thành và phát triển khảnăng hợp tác, khả năng giao tiếp ứng xử,…thể hiện qua một số kĩ năng vuichơi như: Biết chơi cùng bạn bè, biết tuân thủ các luật chơi đơn giản, biết chia
sẻ đồ chơi, biết chờ đến lượt mình…cũng như việc phục hồi các chức năng bịkhiếm khuyết khác Thông qua việc tuân theo các luật chơi trong các hoạtđộng vui chơi hình thành ở ý thức, nề nếp, tổ chức kỉ luật Do đó, việc pháttriển các kĩ năng tham gia hoạt động vui chơi mang tính quyết định đối với sựphát triển cả về thể chất lẫm tâm hồn của trẻ
- Kĩ năng xã hội thể hiện trong sinh hoạt vui chơi giúp trẻ KTTT có thểtham gia một cách tích cực, hứng thú và hiệu quả, giúp trẻ biết chơi cùng cácbạn bè tốt hơn, từ đó tạo lập tình bạn tích cực cho trẻ
* Kĩ năng xã hội thể hiện trong hoạt động giao tiếp, ứng xử
Trang 31- Đặc điểm nổi bật trong giao tiếp ứng xử của trẻ KTTT là sự phát triểnngôn ngữ rất hạn chế Đa số trẻ KTTT vốn từ rất nghèo nàn, chậm nói, chậmhiểu ngôn ngữ của người khác, khi sử dụng ngôn ngữ của bản thân thì thườngnói sai về ngữ pháp, do đó khi trẻ nói người khác thường gặp khó khăn đểhiểu được ý muộn diễn đạt của trẻ Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động giao tiếp của con người, là công cụ tư duy của con người Do
đó sự tổn thất thực thể não bộ dẫn đến tổn thất các chức năng về ngôn ngữ(nói ngọng, nói lắp, nói khó…) Vì vậy, trẻ KTTT rất hạn chế trong việc giaotiếp, ứng xử
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp, ứng
xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội phù hợp, trẻ có thể được hoà nhậpcộng đồng, các mối quan hệ nghiêm túc, khẳng định được bản thân
* Kĩ năng sống cộng đồng ngoài xã hội
- Mục đích cuối cùng của công tác giáo dục trẻ khuyết tật là giúp trẻsống được với cuộc sống cộng đồng Vì vậy, dạy cho trẻ những kĩ năng sốngthích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh của môi trường xã hội hết sức cầnthiết Nếu không quan tâm đến việc phát triển cho trẻ các kĩ năng này thì trẻKTTT thực sự gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cộng đồng
- Kĩ năng thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng là những kĩ năng giúp trẻ
có thể thích ứng với môi trường cộng đồng, trẻ không bị cô lập khi tham giavào các hoạt động hay nơi công cộng Một số kĩ năng như: biết sử dụng cácphương tiện cộng đồng, biết tuân thủ luật giao thông…
Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu 3 kĩnăng cơ bản, cần thiết cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi là: kĩ năng luân phiên, kĩ nănghợp tác và kĩ năng vui chơi
1.2.2.3 Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Trang 32a Đặc điểm kỹ năng xã hội trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi ở các mức độ khác nhau, đi kèm với các dạngkhuyết tật khác nhau sẽ có những đặc điểm về KNXH khác nhau Nhưng nhìnchung có thể thấy đặc trưng về KNXH của trẻ KTTT trong giai đoạn này nhưsau [10]:
- Trẻ có khó khăn trong việc bày tỏ sở thích của bản thân với ngườikhác Nếu như một trẻ bình thường có thể dễ dàng nói “Mẹ ơi, con muốn
ăn kem” thì với một trẻ KTTT, em lại không biết cách thể hiện Trẻ KTTT
có thể tỏ ra tức giận hoặc lúng túng trong những tình huống này Mặtkhác, trẻ KTTT 4 – 5 tuổi cũng gặp khó khăn trong việc hiểu nhu cầu và
sở thích của người khác Các em thường không hoặc ít quan tâm xemngười xung quanh muốn gì hoặc nhiều khi trẻ không có phản ứng phù hợpvới các tình huống đó
- Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi gặp khó khăn trong việc nhận biết tình cảm củangười khác và thể hiện cảm xúc của bản thân thông qua lời nói, cử chỉ Trẻ cóthể ít quan tâm hoặc không hiểu cảm xúc vui buồn, cáu giận, hạnh phúc, ngạcnhiên… của người khác
- Một khó khăn có thể thấy rõ trong KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi làkhả năng tương tác với các bạn Trẻ không dễ dàng mở đầu hoặc duy trì mộtcuộc hội thoại hay một tình huống giao tiếp Thậm chí có nhiều trẻ khôngquan tâm, không để ý tới các bạn Có những trẻ rất muốn chơi với các bạnnhưng lại không biết tham gai cùng các hoạt động chơi, không biết chơi cáctrò chơi có luật
- Trẻ KTTT 4 – 5 tuổi trong giai đoạn này có thể biết chơi nhiều đồchơi khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ chơi, nhiệm vụ học tập đơngiản Tuy nhiên, trẻ chưa thực sự hiểu được đó là điều mình cần phải làm,chưa hiểu được thắng thua thế nào
Trang 33- Mặt khác, nếu trẻ em nói chung ở giai đoạn này đã có thể hiểu đượccác luật trong từng trò chơi khi được người khác phổ biến, nắm được các kỹnăng trong khi chơi (kỹ năng luân phiên, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ…)thì trẻ KTTT lại gặp những khó khăn trong việc nắm rõ luật chơi và các kỹnăng trong khi chơi Trẻ chỉ biết chơi mà không biết mình cần phải hợp tácvới bạn bè, và phải chờ đợi đến lượt mình.
b Những kỹ năng xã hội quan trọng với trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Trên cơ sở nhũng KNXH trẻ 4 – 5 nói chung cần đạt được, đồng thờidựa trên đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ KTTT, chúng tôi nhận thấynhững KNXH sau đây là quan trọng và cần thiết đối với trẻ KTTT 4 – 5 tuổi:
- Kỹ năng vui chơi: Trong đó, trẻ phải có nhu cầu chơi, chơi hòa đồngvui vẻ, trẻ cần biết các kỹ năng trong khi chơi và phối hợp với các bạn trongcác trò chơi Trẻ hiểu được mình phải hoàn thành một nhiệm vụ, một côngviệc trong khi chơi, và cố gắng để dành được chiến thắng
- Kỹ năng hợp tác: Trẻ biết tương tác với các bạn trong khi chơi, biết nhiệm
vụ của mình, của bạn như thế nào để chơi được vui vẻ và đạt hiệu quả nhất
- Kỹ năng luân phiên: Trẻ phải biết chờ đợi đến lượt mình trong khichơi, biết quan sát bạn khi tới lượt bạn chơi
c Ý nghĩa của việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổiMột trong 3 yếu tố để xác định trẻ KTTT chính là KNXH Vì vậy, hìnhthành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ
Có KNXH trẻ sẽ có cơ hội tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng, bao gồm nhữnglợi ích sau:
- Lợi ích về mặt sức khỏe: Nâng cao sức khỏe nhằm mục đích tạo rakhả năng cho trẻ có thể tự bảo vệ sức khỏe của chính mình và những ngườigần gũi, khắc phục được những khiếm khuyết về mặt thể chất
- Lợi ích về mặt giáo dục: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực giữa
Trang 34trẻ KTTT với giáo viên, với trẻ bình thường.
- Lợi ích về mặt văn hóa xã hội: Thúc đẩy hành vi tích cực, giảm thiểunhững hành vi không mong muốn ở trẻ KTTT, giúp trẻ hiểu được trách nhiệm
và vị trí của mình trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
d Nội dung của việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổiMức độ trì trệ trong việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT cũngnhư mức độ lệch hướng của KNXH ở trẻ KTTT tùy thuộc vào mức độ khuyếttật và điều kiện được chăm sóc và gióa dục của trẻ Do vậy, nội dung pháttriển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT học cần được xây dựng cụ thể trên nhữngđánh giá KNXH cũng như mức độ khuyết tật của từng cá nhân trẻ Nội dungphát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT phải dựa vào mức độ khuyết tật, độtuổi, điều kiện chăm sóc của gia đình Nội dung giáo dục KNXH cho trẻKTTT có thể gồm 2 phần chính:
- Một là dạy những KNXH ở trường học cần thiết, phù hợp cho trẻ.Những kĩ năng này sẽ giúp trẻ thiết lập các mối liên hệ xã hội phù hợp ởtrường học Dần hình thành thói quen thích ứng với môi trường khác nhau vàqua đó nâng cao khả năng cho trẻ
- Hai là khắc phục và loại bỏ dần những hành vi không phù hợp của trẻkhi thực hiện những KNXH ở trường học
e Hình thức phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Là một hình thức giáo dục được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất địnhnhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Hình thành ở trẻ ý thức và tình cảmtích cực đối với các chuẩn mực xã hội đặc biệt là hành vi và thói quen hành viphù hợp với các chuẩn mực đó.Việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT
có thể thực hiện bằng 3 hình thức: cá nhân, nhóm, tập thể
- Hình thức cá nhân: Việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT được
tổ chức với sự tham gia của trẻ KTTT và giáo viên, người hướng dẫn, cha
Trang 35mẹ… Trẻ học và luyện tập các kĩ năng qua chính những tác động của bảnthân trẻ.
- Hình thức nhóm: Là cách tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt độngtrong một nhóm bạn, trong nhóm sẽ giúp trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức tốthơn mà còn học hỏi và nhận được sự giúp đỡ từ bạn Đây là hình thức được
sử dụng khá phổ biến để phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT ở trường học
- Hình thức tập thể: Là hình thức tổ chức phát triển kĩ năng xã hội chotrẻ KTTT thông qua các hoạt động ở một lớp học, một tập thể
Trong nghiên cứu này, vì thời gian hạn chế, chúng tôi chỉ nghiên cứuviệc phát triển KNXH cho trẻ KTTT 4 – 5 tuổi thông qua hình thức cá nhân
* Về phía những người trực tiếp giáo dục trẻ
Đầu tiên, nếu những người trực tiếp giáo dục trẻ KTTT có sự hiểu biết
về khó khăn và sự cần thiết phải cung cấp cho trẻ những kỹ năng xã hội, trẻ sẽ
có cơ hội để phát triển các kỹ năng nói chung và kỹ năng xã hội cơ bản nóiriêng tốt hơn
Thứ hai, những người giáo dục trẻ càng có nhiều kiến thức và kỹ năngcần thiết trong việc lựa chọn các biện pháp và tiến hành thực hiện biện phápgiáo dục kỹ năng cho trẻ, đồng thời tạo môi trường cũng như điều kiện thuậnlợi nhất để trẻ có thể học và rèn luyện các kỹ năng Khi đó trẻ sẽ càng có cơ
Trang 36hội tiếp cận với các kỹ năng một cách đầy đủ, chính xác hơn và phù hợp vớiđặc điểm của trẻ.
Thứ ba, nếu những người giáo dục trẻ theo dõi sự tiến bộ của trẻ vànhững nhân tố ảnh hưởng tới trẻ, đồng thời có sự phối hợp trong quá trình giáodục, từ đó sẽ có thể điều chỉnh, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo hướngphát triển thì trẻ sẽ được phát triển các kỹ năng liên tục và thống nhất
Trái lại với những yếu tố có ảnh hưởng tích cực trên, người giáo dục trẻKTTT không có sự hiểu biết đúng đắn, không có được những kiến thức, kỹnăng chính trong quá trình giáo dục sẽ dẫn đến những hậu quả sau đây:
- Trẻ không có cơ hội học tập và phát triển các kỹ năng
- Trẻ được học các kỹ năng nhưng theo cách không được đầy đủ, chínhxác và thống nhất
- Trẻ không có cơ hội phát triển, khái quát hóa các kỹ năng theo hướngphát triển, không được học và rèn luyện liên tục…
Như vậy, các yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng và trực tiếp đếnquá trình giáo dục KNXH cho trẻ KTTT Khi xem xét những yếu tố chủ quan,cần phải chú ý tới chất lượng giáo dục, để trẻ đạt kết quả học tập tốt nhất
b Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển KNXH của trẻ KTTTbao gồm những yếu tố đến từ môi trường, những người không trực tiếp tham giagiáo dục trẻ (bạn bè trong trường lớp, những cán bộ, nhân viên trong trường…)
* Yếu tố môi trường: Bao gồm điều kiện gia đình, điều kiện vật chất vàmôi trường để trẻ rèn luyện
Với những trẻ KTTT trong gia đình có điều kiện tốt, đứa trẻ sẽ có nhiều
cơ hội được tiếp cận với các mô hình giáo dục khác nhau, với những biệnpháp giáo dục kỹ năng một cách tốt nhất Khi đó, đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hộihơn để phát triển các kỹ năng nói chung và KNXH nói riêng hơn là một đứa
Trang 37trẻ sống trong một gia đình không có điều kiện tốt.
Về điều kiện cơ sở vật chất cũng vậy, đó có thể là những đồ dùng cầnthiết (tranh, ảnh, video…) Những đồ dùng này rất cần thiết trong quá trìnhhọc tập của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành kỹ năng
Về môi trường rèn luyện, bao gồm môi trường để trẻ tập mô phỏng vàmôi trường thực tế Khi trẻ KTTT được tạo điều kiện tiếp cận với những môitrường này để rèn luyện, thành thục kỹ năng càng nhiều, đứa trẻ sẽ càng có cơhội để phát triển và khái quát hóa các kỹ năng Khi đến trường, các thầy côcũng cần theo dõi và tạo ra các tình huống để trẻ có thể rèn luyện kỹ năng và
có được những trải nghiệm cần thiết
* Những người xung quanh trẻ
Bạn bè, thầy cô ở trường tưởng chừng như không ảnh hưởng đến sựphát triển kỹ năng này cho trẻ KTTT nhưng lại có tác động hông nhỏ tới việcrèn luyện các kỹ năng Khi các thầy cô có được cái nhìn đúng đắn và thiện chí
về quá trình rèn luyện của trẻ KTTT, nhất là ở trường mầm non hòa nhập củatrẻ, sẽ là thuận lợi đầu tiên cho trẻ học tập và hoàn thiện các kỹ năng khác, sựtheo dõi sát xao và giúp đỡ kịp thời của các thầy cô và các bạn sẽ giúp trẻKTTT tự tin hơn, có thể phát triển tốt hơn Bên cạnh đó, nếu trẻ KTTT có bạn
bè bình thường cùng lứa tuổi giúp đỡ, trẻ cũng được thường xuyên trải quacác tình huống thực tế và rèn luyện tốt hơn Nhìn chung một môi trường có sựủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn sẽ là điều kiện để trẻ KTTT pháttriển các KNXH cần thiết
1.2.3 Lí luận về trò chơi dân gian
1.2.3.1 Khái niệm trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa và tínngưỡng của con người thời tiền sử và sơ sử Xuất phát từ những hành động
Trang 38mang tính chất thần bí, cầu ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi môphỏng các hoạt động săn bắn và trồng trọt, những nghi thức đó được thể chếdần để trở thành nghi thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực.Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nghi thức tôn giáo mất dần ý nghĩalinh thiêng, chỉ còn giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho cộng đồng Vì vậycác trò chơi dân gian phần lớn gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùathu của chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
Trò chơi dân gian là một bộ phận của các hoạt động lao động sản xuất,tôn giáo và hoạt động văn hóa xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệu tròchơi dân gian sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa,quay lại những cội nguồn xuất phát của văn hóa nhân loại
Như vậy có thể định nghĩa trò chơi dân gian như sau:
Trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế nhẹ nhàng Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
1.2.3.2 Đặc điểm trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc củamỗi dân tộc Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ
em Bởi trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Ở bất
cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, trong các bản làngđều có thể tổ chức trò được trò chơi dân gian phù hợp: ở sân nhỏ thì cóthể chơi “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, … rộng hơn thì chơi
“Bịt mắt bắt dê”, “Rồng rắn lên mây”, “Trốn tìm”, “Mèo đuổi chuột”,…
Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ,tốn kém, dễ kiếm, dễ tìm, có thể sử dụng ngay những vật liệu có sẵn trong
Trang 39thiên nhiên như: nắm sỏi, cọng cỏ, lá hay những mẩu gỗ,… chúng có thểnhặt trong vườn, dưới ruộng.
Song, hầu hết các trò chơi dân gian của trẻ em đều gắn liền với nhữngbài đồng dao với đặc điểm ngôn ngữ của đồng dao mang tính giản dị, mộc mạc,
vô tư, hồn nhiên, vui tươi và ngộ nghĩnh Có thể đó là những câu vè ngắn gọn,
có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ thường được sử dụng trong khi chơicác trò chơi như là: “Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chànhchành”, hay “rồng rắn lên mây” là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sựnhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khảnăng đối đáp
Mặt khác, nội dung của những bài đồng dao chứa đựng nội dung giáodục cho trẻ nhiều mặt Bởi lẽ đồng dao có chứa đựng những lời mộc mạc, hồnnhiên có vần có điệu Đồng dao là của trẻ em nên đồng dao có tính chất vuichơi phù hợp với tâm sinh lí của trẻ Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên củatrẻ đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé,… Khi trựctiếp tham gia vào trò chơi, trẻ hát đồng dao và qua đó trẻ tiếp thu được nhữngđiều hay lẽ phải một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái
Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên Trong trò chơi, conngười (đặc biệt là trẻ) và thiên nhiên hòa quyện vào với nhau, thiên nhiên trởnên có hồn và gần gũi với trẻ từ lúc nào “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến,con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt ” là bài đồng dao thường hát để chơichuyền dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả
ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn
Trò chơi dân gian được sáng tác dựa trên mô phỏng bắt chước hoạt độngcủa người lớn trong xã hội nhưng không phụ thuộc vào nghiêm ngặt vào sựthay đổi của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những quyluật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định Chúng vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả
Trang 40khi cuộc sống đã thay đổi Ví dụ: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nayngày một phát triển cao, những trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, “Kéo co”, “Trốntìm”, “Cò cưa kéo xẻ”, “Thả diều”,… vẫn còn tồn tại và được trẻ em đónnhận một cách thích thú say mê.
Nhưng chính nó vì được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống lao động
và sinh hoạt của con người, nên khó có thể tìm ra được ai là tác giả của nhữngtrò chơi này, và cũng khó xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng.Đăc biệt, trò chơi dân gian chỉ được diễn ra khi có 2 người trở nên Vìthế, nó rất cần tới sự tương tác giữa những người chơi với nhau
1.2.3.3 Vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển KNXH của trẻ KTTT 4 – 5 tuổi
Có thể nói rằng, trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh
mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em [8].Trước hết, trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiếtcho cuộc sống của trẻ: Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu,cưỡi ngựa trong tưởng tượng, trẻ tập làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…Trong khi chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, biết yêu cái đẹp vànhìn nhận cuộc sống một cách phong phú hơn, hơn nữa trẻ còn rèn luyệnđược những thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực không chỉ ở hiện tại
mà còn cần thiết cả trong tương lai
Khi trẻ hòa mình vào thế giới trò chơi, trẻ sẽ được trải nghiệm với cácmối quan hệ Đặc biệt, trong trò chơi dân gian, trẻ được giáo dục có thái độđúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con ngườivới thiên nhiên Nói cách khác, đó là thái độ với sinh thái thiên nhiên và đốivới sinh thái xã hội Vai trò giáo dục nhân cách văn hoá cho trẻ em của tròchơi dân gian là rất có hiệu quả Khôi phục và tổ chức trò chơi dân gian, một
di sản văn hoá dân tộc cho trẻ em chúng ta ngày hôm nay nhằm để lại một “néthoa văn” mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong tâm hồn của thế hệ mầm non