1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC – TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

120 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 820,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là mục tiêu của mỗi quốc gia cần đạt được, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam: Chỉ thị số 106CTTW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao và cũng là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2013 2020 đã chỉ ra mục tiêu chiến lược của giáo dục và đào tạo. Đồng thời xác định một trong 3 khâu đột phá chiến lược là “phát triển nhanh’’ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân, đề thực hiện các mục tiêu đó, văn kiện đã chỉ rõ các định hướng cho sự phát triển của giáo dục. Trong đó tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh : “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hang đầu’’. Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. Trước nhũng yêu cầu đổi mới toàn diện đó, để nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục phải tiến hành đổi mới giáo dục theo hướng tiên tiến và hiện đại, một trong những hoạt động của quá trình đó chính là đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng tích cực hóa. Nội dung kiểm tra, đánh giá phải luôn bám sát vào chương trình học để đánh giá chính xác và có hiệu quả nhằm phát huy hết năng lực của người học. Sinh viên chuyên ngành GDTC là lực lượng lao động trí thức trong tương lai của đất nước họ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chăm lo, giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai và là người trực tiếp thực hiện đề án: “Nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam’’ của viện khoa học Thể Dục Thể Thao. Do đó, để góp phần phát triển nguồn nhân lực quan trọng của đất nước có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế xã hội thì việc quan tâm chú trọng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành là yêu cầu cần thiết và khách quan. Sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La với đặc diểm chuyên ngành được trang bị đầy đủ về mọi mặt kiến thức và kĩ năng thực hành các môn thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, các môn thể dục dụng cụ…Với nội dung thực hành tương đối đa dạng phong phú về hình thức tập luyện, giúp sinh viên phát triển hài hòa về mặt thể chất, các kiến thức về phương pháp giảng dạy và các tố chất thể thao cần thiết khác. Tuy nhiên trong công tác rèn luyện kỹ năng chất lượng tập luyện các môn chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La còn một số những hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượng tập luyện và chưa làm phát huy hết các năng lực thực hành của sinh viên. Biện pháp rèn luyện kỹ năng như một phương tiện để thông qua đó chúng ta có sự nhìn nhận đối chiếu những gì chúng ta được tiếp thu và lĩnh hội, là chứng cứ khách quan để kiểm nghiệm và già soát lại kết quả học tập hay việc tiếp thu kĩ năng kĩ xảo trong hoạt động vận đông. .Môn bóng đá trong chương trình đào tạo của khoa GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La đã từng bước củng cố hoàn thiện và phát triển về chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất, và đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá khách quan công bằng, thực hiện đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá xếp loại sinh viên của đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên khoa GDTC. Tuy nhiên, một thực tế được kể đến trong môn bóng đá của sinh viên còn một số bất cập hạn chế đó là sự đổi mới về nội dung, hình thức điều kiện tập luyện. với các môn thể thao khác cụ thể: Về nội dung tập luyện đều đa số có phần thi thể lực chuyên môn để đánh giá chính xác khách quan năng lực cần thiết cho môn thể thao đó. Do đó cần có một giải pháp khắc phục nâng cao biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La. Chính vì những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN TĨNH

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC –

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG VINH

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo

PGS.TS Phan Thị Hồng Vinh - Người luôn quan tâm, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ

và động viên em từ những ngày đầu thực hiện tới khi hoàn thành khóa luận

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo đãtham gia giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thời giantriển khai thực hiện để tài, các Thầy cô giáo trong khoa giáo dục thể chấttrường Cao đẳng Sơn La, các Thầy cô giáo trong khoa giáo dục thể chấttrường Đại học sư phạm Hà Nội, đã giúp đỡ em trong quá trình học tập rènluyện và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn tất các bạn sinh viên Khoa giáo dục thể chất, đã giúp đỡ vànhiệt tình hợp tác với tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bè bạn đã tạo điều kiện giúp đỡ,động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng những thiếu sót còn mắc phải làkhông tránh khỏi, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của cácThầy, các Cô bạn bè và đồng nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Học viên

Nguyễn Xuân Tĩnh

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

GDTC : Giáo dục thể chấtTDTT : Thể dục thể thaoCĐSL : Cao đẳng Sơn la

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ môn đá bóng cho sinh viên chuyên ngành

Giáo dục Thể chất Trường Cao Đẳng Sơn La 19

Bảng 2.1.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên khoa GDTC 38

Trường Cao đẳng Sơn La 38

Bảng 2.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ môn đá bóng cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Cao Đẳng Sơn La 39

Bảng 2.2 Phân phối chương trình môn học phổ tu đá bóng Khoa Giáo dục Thể chất Trường Cao đẳng Sơn La 40

Bảng 2.2.1 Kết quả khảo sát chương trình tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá Khoa Giáo dục Thể chất Trường Cao đẳng Sơn La 42

Bảng 2.3.1 Nhận thức của SV về khái niệm rèn luyện kỹ năng đá bóng 43

của sinh viên 43

Bảng 2.3.1.1 Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng 44

Bảng 2.3.2.1 Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng 46

rèn luyện bóng đá 46

Bảng 2.4.1 Thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường 49

được rèn luyện 49

Bảng 2.4.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp để rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV 52

Bảng 2.4.3.1 Thực trạng phương pháp GV sử dụng rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV 54

Bảng 2.4.3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn 1 số bài Test đánh giá biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng 58

Trang 7

Bảng 2.5.1.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới rèn luyện kỹ năng đá bóngcủa SV (tính theo %) 61Bảng 2.5.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới rèn luyện kỹ năng đá bóngcủa SV (tính theo %) 65Bảng 2.5.5 So sánh mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan và yếu tố kháchquan tới rèn luyện kỹ năng học tập của SV 68Bảng 3.3.4 Cơ sở vật chất phục vụ môn bóng đá của Trường Cao đẳng Sơn

La cần tăng cường 79Bảng 3.3.6 Bảng các mức độ đánh giá kết quả học tập học phần 82Bảng 3.5.1: Kết quả kiểm tra kĩ năng đá bóng của 2 nhóm đối chứng và thựcnghiệm của sinh viên chuyên ngành GDTC - Trường Cao Đẳng Sơn La (nA =

nB= 14) tbảng = 2,14 85Bảng 3.5.2 Kết quả kiểm tra kĩ năng đá bóng của 2 nhóm đối chứng và thựcnghiệm sau 1 tháng thực nghiệm (nA = nB= 14) tbảng = 2,074 86

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.3.2.2 Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng.48Biểu đồ 2.5.1.2 Biểu đồ minh họa ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 64Biểu đồ 2.5.4 Biểu đồ minh họa ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 65

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Giả thiết khoa học: 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu: 4

7 Phương pháp nghiên cứu: 5

8 Cấu trúc của luận văn: 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG 7

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài, biện pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất 11

1.2.1 Kỹ năng 11

1.2.2 Kỹ năng đá bóng 14

1.2.3 Rèn luyện kỹ năng đá bóng 15

1.3 Lý luận về rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất 15

1.3.1 Đặc điểm môn đá bóng 15

1.3.3 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá bóng 20

1.3.4 Hệ thống kỹ năng đá bóng cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm 20

1.3.5 Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng đá bóng 21

1.3.6 Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng 24

1.3.7 Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên 29

Trang 10

1.3.8 Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng đá bóng.(sử dụng thang

đáng giá của bloom) 31

1.3.9.Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng đá bóng 33

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 35

2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 35

2.1.1 Khái quát về Trường Cao Đẳng Sơn La 35

2.1.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên khoa GDTC Trường Cao đẳng Sơn La 37

2.1.3 Thực trạng về chương trình giảng dạy môn đá bóng 39

2.3 Thực trạng nhận thức về rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên 42

2.3.1 Nhận thức của GV và SV sư phạm tường CĐ Sơn La về bản chất rèn luyện kỹ năng học tập môn bóng đá 42

2.3.2 Thực trạng nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng 46

2.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng 48

2.4.1 Thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn luyện 48

2.4.2 Thực trạng các kỹ năng đá bóng mà GV thường rèn luyện cho SV 50

2.4.3 Thực trạng của SV về phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng 52

2.5 Ý kiến của GV và SV về các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng của SV 61

2.5.1 Yếu tố chủ quan 61

2.5.2 Yếu tố khách quan 64

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC - TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71

Trang 11

3.1 Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên 71

3.2 Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên 72

3.2.1 Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm trường Cao Đẳng Sơn La 72

3.2.2 Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm 72

3.3 Các biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm trường CĐ Sơn La 74

3.3.1 Xây dựng và cung cấp cho SV hệ thống các kỹ năng đá bóng và quy trình thực hiện 74

3.3.2 Tổ chức rèn luyện trong giờ học thực hành 75

3.3.3 Tổ chức rèn luyện thông qua bài tập về nhà (tự học) 78

3.3.4 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho môn đá bóng 78

3.3.5 Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn trong bóng đá để lựa chọn bổ sung vào đề xuất 79

3.3.6 Xây dựng tiêu chí đáng giá năng lực của sinh viên 82

3.4 Thực nghiệm sư phạm rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La 82

3.4.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 83

3.5 Đánh giá hiệu quả thực nghiệm qua các bài tập đã lựa chọn 85

3.5.3 Một số nhận xét sau thực nghiệm 87

Tiểu kết chương 3 88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chấtlà nhu cầu của bản thân con người, là mục tiêu của mỗi quốc gia cần đạtđược, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội

Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là mộtnhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…Vậnđộng thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sảnxuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng tavề phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam: Chỉ thị số 106-CT/TW ngày

02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động ViệtNam về công tác thể dục thể thao và cũng là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục củaChủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh” Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta

vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lựcphấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2013 -2020 đã chỉ ra mục tiêuchiến lược của giáo dục và đào tạo Đồng thời xác định một trong 3 khâu độtphá chiến lược là “phát triển nhanh’’ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân,đề thực hiện các mục tiêu đó, văn kiện đã chỉ rõ các định hướng cho sự pháttriển của giáo dục Trong đó tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh : “Phát triểngiáo dục phải thực sự là quốc sách hang đầu’’

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng vàNhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục thể chất

Trang 13

được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn

thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội vớinhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó pháttriển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ,hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹnăng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống” Đồng thời chương trình giáo dụcthể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệpnhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng vàrèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”

Trước nhũng yêu cầu đổi mới toàn diện đó, để nâng cao chất lượnghiệu quả của giáo dục phải tiến hành đổi mới giáo dục theo hướng tiên tiến vàhiện đại, một trong những hoạt động của quá trình đó chính là đổi mới nộidung kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng tích cực hóa Nội dungkiểm tra, đánh giá phải luôn bám sát vào chương trình học để đánh giá chínhxác và có hiệu quả nhằm phát huy hết năng lực của người học

Sinh viên chuyên ngành GDTC là lực lượng lao động trí thức trongtương lai của đất nước họ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chăm lo, giáodục thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai và là người trực tiếp thựchiện đề án: “Nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam’’ của viện khoahọc Thể Dục Thể Thao Do đó, để góp phần phát triển nguồn nhân lực quantrọng của đất nước có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạođức, đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội thì việc quan tâmchú trọng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động học tập của sinhviên chuyên ngành là yêu cầu cần thiết và khách quan

Sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La với đặcdiểm chuyên ngành được trang bị đầy đủ về mọi mặt kiến thức và kĩ năng

Trang 14

thực hành các môn thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,các môn thể dục dụng cụ…Với nội dung thực hành tương đối đa dạng phongphú về hình thức tập luyện, giúp sinh viên phát triển hài hòa về mặt thể chất,các kiến thức về phương pháp giảng dạy và các tố chất thể thao cần thiếtkhác Tuy nhiên trong công tác rèn luyện kỹ năng chất lượng tập luyện cácmôn chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn

La còn một số những hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượng tậpluyện và chưa làm phát huy hết các năng lực thực hành của sinh viên

Biện pháp rèn luyện kỹ năng như một phương tiện để thông qua đóchúng ta có sự nhìn nhận đối chiếu những gì chúng ta được tiếp thu và lĩnhhội, là chứng cứ khách quan để kiểm nghiệm và già soát lại kết quả học tậphay việc tiếp thu kĩ năng kĩ xảo trong hoạt động vận đông

.Môn bóng đá trong chương trình đào tạo của khoa GDTC Trường CaoĐẳng Sơn La đã từng bước củng cố hoàn thiện và phát triển về chương trình,phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất,và đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá khách quan công bằng, thực hiệnđúng quy chế về kiểm tra, đánh giá xếp loại sinh viên của đội ngũ giảng viên,huấn luyện viên khoa GDTC Tuy nhiên, một thực tế được kể đến trong mônbóng đá của sinh viên còn một số bất cập hạn chế đó là sự đổi mới về nộidung, hình thức điều kiện tập luyện với các môn thể thao khác cụ thể: Về nộidung tập luyện đều đa số có phần thi thể lực chuyên môn để đánh giá chínhxác khách quan năng lực cần thiết cho môn thể thao đó Do đó cần có một giảipháp khắc phục nâng cao biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viênGDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

Chính vì những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài:

Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp nhằm phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng chosinh viên chuyên ngành khoa Giáo Dục Thể Chất Trường Cao Đẳng Sơn La

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngànhGDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học môn bóng đá cho sinh viên chuyên ngành GDTCTrường Cao Đẳng Sơn La

4 Giả thiết khoa học:

4.1 Kỹ năng đá bóng của sinh viên chuyên ngành GDTC còn hạn chếmột trong những nguyên nhân là do điều kiện tập luyện phương pháp tậpluyện chưa hợp lý

4.2 Nếu bổ sung bài tập nâng cao về thực hành và thi đấu thường xuyênvào chương trình môn học thì sẽ phát huy được tiềm năng và phát triển kỹnăng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa vấn đề lý luận về phát triển rèn luyện kỹ năng đá

bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC

5.2 Đánh giá thực trạng sự phát triển rèn luyện kỹ năng của sinh viên

môn bóng đá trong chương trình hiện hành của sinh viên chuyên ngànhGDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

5.3 Nghiên cứu biện pháp phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho

sinh viên chuyên nghành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

Trang 16

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng hiện nay của sinh viên chuyênngành GDTC.

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng nâng cao chất lượng thực hànhcho sinh viên chuyên ngành GDTC

- Kiểm định lại hiệu quả biện pháp phát triển năng lực cho sinh viênk50 chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáodục và Đào tạo về đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, xâydựng nội dung biện pháp phát triển năng lực trong hệ thống GDTC, tổng kếtcác công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học có liên quan để xây dựng cơ sở

lí luận cho đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học mang tính pháp lí để lựa chọnxây dựng nội dung để nâng cao chất lượng thực hành trong môn bóng đá chosinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

7.2 Phương pháp phỏng vấn:

Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằngphiếu hỏi đối với giảng viên và sinh viên chuyên ngành GDTC trường Caođẳng sơn la về các vấn đề sau:

- Phỏng vấn các giảng viên khoa GDTC để nắm được thực trạng,nguyên nhân những hạn chế trong việc xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năngthực hành của sinh viên chuyên ngành khoa GDTC

- Phỏng vấn sinh viên khoa GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La về nhucầu, điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác tập luyện, rèn luyện kỹ năngchất lượng học tập môn bóng đá của sinh viên khoa GDTC

7.3 Phương pháp dùng bài thử:

Là hệ thống các phương pháp nâng cao bài tập phát triển năng lực đượcthực tiễn thừa nhận, tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện thựctiễn nhằm đánh giá chính xác kỹ năng thực hành của sinh viên

Trang 17

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Là phương pháp mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy,huấn luyện

những nhân tố mới phương pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập thựchành bóng đá nhằm phát triển năng lực bóng đá cho sinh viên trường caođẳng sư phạm sơn la

7.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

- Xây dựng hệ thống các nội dung biện pháp rèn luyện kỹ năng mới dựa

vào tiêu chuẩn đánh giá hiện hành để kiểm tra và so sánh

- Áp dụng các nội dung kiểm tra được xây dựng giúp nghiên cứu có cácchứng cứ khách quan để nâng cao chất lượng năng lực trong quá trình tậpluyện thực hành môn đá bóng cho sinh viên

- Sử dụng các test thể lực để áp dụng vào quá trình nghiên cứu

7.6 Phương pháp toán học thống kê.

Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu thu thập được sau khi thựcnghiệm nhằm xây dựng có hiệu quả nội dung kiểm tra đánh giá kĩ năng thựchành môn đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC

8 Cấu trúc của luận văn:

Phần mở đầu

Phần nội dung

Kết luận và kiến nghị

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng

4 Giả thiết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Trang 18

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP RÈN

LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Lịch sử mục đích vấn đề

Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời và hình thành quan điểmcon người phát triển và coi giáo dục là một hệ thống nhất bao gồm ba mặt hữu

cơ không thể tách rời “Giáo dục trí tuệ - Giáo dục thể chất - Giáo dục kỹ thuậtvà khẳng định sự kết hợp GDTC với các mặt khác không chỉ là một phươngtiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để tạo racon người phát triển một cách toàn diện

Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáodục xã hội chủ nghĩa GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện tínhcách, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho họcsinh nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trường cáccấp là gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đoàn tạo theotinh thần nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản việt nam, nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thứcvà có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo

Ở Liên xô trước đây quan điểm giáo dục con người toàn diện đã đượcV.I.lênin quan tâm và phát triền.Người ta vách ra mối tương quan giữa giáodục và điều kiện vật chất xã hội Đồng thời làm phong phú thêm cho tư tưởngMác - Ăngghen được áp dụng cho chế độ xã hội chủ nghĩa Lênin là ngườiđầu tiên đưa GDTC là nội dung bắt buộc vào trong nhà trường các cấp

Trang 19

Nhận thức rõ về lợi ích của TDTT đối với cá nhân và xã hội, ngay saukhi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa được thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dântham gia tập thể dục và bản thân người luôn luôn đi đầu trong công việc cũngnhư tự giác tập luyện TDTT Đồng thời người đã ký sắc lệnh thành lập nhàthể dục, nhằm xây dựng và phát triển phong trào” khỏe vì nước” tư tưởng củangười đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào phát triển quần chúng nhândân tập thể dục, rèn luyện thân thể và góp phần to lớn trong công cuộc khángchiến thắng lợi dân tộc Trong giai đoạn đất nước xây dựng CNXH, vừa trảiqua chiến tranh với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH

không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Đảng ta nhận định” Muốn

xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải có con người mới xã hội chủ nghĩa” Đó là con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao

động kỹ thuật Hơn nữa trong những thời kỳ cách mạng khác nhau, đảng vànhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm giáodục hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên - người chủ tương lai của

đất nước:” phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phóng phú về

tinh thần, trong sáng về đạo đức

DGTC là một bộ phận hữu cơ của mục hiêu giáo dục và đào tạo , đồngthời là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục thể thao Việt Nam GDTCtrong trường học, đang cùng với thành tích cao, thể thao cho mọi người và cácbộ phận thể dục thể thao khác, đảm bảo cho nền thể dục thể thao phát triểncân đối và đồng bộ, góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và pháttriển thể dục thể thao việt nam

Tháng 3 năm 1946, trong lúc tình hình đất nước còn muôn vàn nguyhiển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, người

khẳng định:” Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc

làm gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt làm

Trang 20

cho cả nước yếu ớt một phần, một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho

cả nước mạnh khỏe ” Vì thế Người khuyên:” Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”.

Từ những cơ sở lý luận đó, Đảng ta đã quán triệt trong suốt thời kỳ lãnhđạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xãhội ngày nay, được cụ thể hóa qua nghị quyết các kỳ đại hội Đảng Các chỉthị, nghị định, thông tư về TDTT, ở từng giao đoạn cách mạng theo yêu cầunhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước

Đại hội đại biểu Đảng cộng sản việt nam (1986) cũng nêu rõ: “ Cần

nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục, hiện đại hóa chương trình khoa học kỹ thuật, mở rộng kiến thức quản lý, kinh tế, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, đường lối chính sách của đảng và đạo đức cách mạng, bồi dưỡng kỹ năng lao động và năng lực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quân sự

Bước sang thời kỳ mới, nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam

Ghi rõ:” Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần

chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục các trường học

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng X về phương hướng nhiệm vụ phát

triển thể dục thể thao 5 năm 2006-2010 đã ghi rõ:” Việc dạy và học TDTT

trong trường học là bắt buộc ”

Chỉ thị 106/CT-TW ngày 02/10/1958 của Ban Bí thư Trung ương đảngvề công tác TDTT và chính phủ (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-

2010 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường coongtacs TDTT trongnhững năm tiếp theo là một bước phát triển mới,xác định vị trí quan trọng củaTDTT, coi trọng TDTT là một nhu cầu của quần chúng, là một mặt của chủ

Trang 21

nghĩa xã hội Chủ trương trên được cụ thể hóa tới sụ phát triển phong tràoTDTT trong sinh viên, học sinh

Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1989 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính

phủ) về công tác TDTT trong những năm trước mắt có ghi:” Đối với học

sinh, sinh viên trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy môn TDTT theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học ”.

Chỉ thị 36/CT-TW ngày24/03/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu rõ: “ Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, để thực hiện chế độ DGTC bắt buộc ở tất cả các trường học.

Vì vậy, Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dụcđào tạo và thể dục ngành nghề là một mặt quan trọng trong hệ thống GDTChọc đường

Cùng với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, bộ giáo dục vàđào tạo đã thực hiện chủ trương, đường lối về công tác giáo dục thể thao nóichung và giáo dục thể chất học đường nói riêng, bằng rất nhiều các văn bảnpháp quy, cụ thể như:

Thông tư liên tịch số 08/LB-DN-TDTT ngày 24/12/1986 về công tácTDTT trong các trường dạy nghề sư phạm

Thông tư liên tịch số 04-93/GD-ĐT-TDT ngày 14/07/1993 về việc xâydựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiếncông tác tổ chức quản lý TDTT và GDTC trong trường học các cấp

Thông tư số 11/TT-GDTT ngày 01/08/1994 về việc hướng dẫn chỉ thị36/CT-TW

Thông tư số 2896/GDTC ngày 04/05/1995 về việc hướng dẫn chỉ thị133/TTG

Trang 22

Chương trình mục tiêu “Cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức

khỏe,phát triển và bồi dưỡng tài năng trẻ thể thao học sinh và sinh viên trong trường các cấp”

Đến nay, hệ thống tổ chức quản lý GDTC đã được hình thành và phát triểntrong các nhà trường các cấp từ địa phương đến trung ương, khẳng định vị thếquan trọng của công tác GDTC trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước ta

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài, biện pháp rèn luyện kỹ năng,

kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất

1.2.1 Kỹ năng

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ranhiều khái niệm khác nhau Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi cho thấy có haicách tiếp cận cơ bản sau:

- Cách tiếp cận thứ nhất: Có thể kể đến các tác giả nghiên cứu nghiêngvề mặt thao tác hành động, hoạt động như:

Theo V.A.Kruchexki thì “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành độnghay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thứcđúng đắn” Ông cho rằng: Chỉ cần nắm vững phương thức hành động là conngười đã có kỹ năng, không cần đến kết quả của hành động

Trong cuốn A.G Côvaliôp cũng cho rằng “Kỹ năng là phương thứcthực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động, ở đâyông cũng không đề cập tới kết quả của hành động, theo ông kết quả của hànhđộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn là năng lực của conngười chứ không đơn thuần là cách nắm vững cách thức hành động là đem lạikết quả tương ứng

Tác giả Trần Trọng Thủy, Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động Cònngười được nắm bắt được cách thức hành động tức là có kỹ thuật hành độngvà có kỹ năng

Trang 23

- Cách tiếp cận thứ hai: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực củacon người Theo quan niệm này thì kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tínhmềm dẻo, linh hoạt sáng tạo, vừa có tính mục đích Khuynh hướng này nổibật với các tác giả: N.Đ Lêvitôp , K.K platonop, Nguyễn Quang Uẩn, Hà ThịĐức, Trần Quốc Thành, Tuy Cách trình bày khác nhau, nhưng hầu hết cáctác giả đều thống nhất: Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một nhiệmvụ về mặt lý luận hay thực tiễn nhất định, là khả năng thực hiện có hiệu quảmột nhiệm vụ về mặt lý luận hay thực tiện nhất định, là năng lực vận dụng trithức và kinh nghiệm đá có vào hoạt động cá nhân

Theo N.Đ.Levitop thì “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hànhđộng nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụngnhững cách thức đúng đắn có tính điều kiện nhất định Ông quan niệm, ngườicó kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cáchthức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông cho rằng conngười có kỹ năng không chỉ nắm bắt lý thuyết về hành động mà phải biết vậndụng vào thực tiễn

N.K.Platonop khẳng định: “Cơ sở tâm lý của những kỹ năng là sựthông hiểu mối quan hệ giữa mục đích hành động, các điều kiện và phươngthức hành động”

Từ điển Tiếng Việt (1997): Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiếnthức thu được vào thực tế Kỹ năng được hình thành trong hoạt động

Trong từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa:

“Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hànhđộng đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng

Các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành đềuđưa ra khái niệm:” Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành độngtrí tuệ hay hành động chân tay nhất định bằng cách vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm đã có của cá nhân”, Kỹ năng đòi hỏi con người phải có tri

Trang 24

thức hành động và kinh nghiệm cần thiết, những bản thân tri thức và kinhnghiệm không phải kỹ năng, con người phải vận dụng vồn tri thức và kinhnghiệm đó vào hoạt động thực tiễn và có kết quả.

Theo Nguyễn Văn Đản, kỹ năng thuộc phạm trù kết quả hành động.Người nắm được kỹ năng hành động là người:

- Nắm được mục đích hành động

- Nắm được kiến thức về hành động

- Biết lựa chọn các thao tác hướng tới mục đích hành động

- Biết sắp xếp trình tự các thao tác (quy trình hành động)

- Biết thực hiện thành công các thao tác theo quy trình đó

Mặc dù có các quan điểm khác nhau nhưng nói về kỹ năng các tác giảđều thống nhất:

- Mọi kỹ năng đều phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm đã có Muốn hànhđộng, muốn thao tác được trước hết phải có kiến thức về nó

- Kỹ năng là mặt kỹ thuật của một hành động nhất định, không có kỹnăng trừu tượng, tách rời hành động của cá nhân, kỹ năng của con người baogiờ cũng gắn với mục đích hành động

- Để có kỹ năng đòi hỏi con người phải biết cách thức hành động trongnhững điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình, muốn vậy, phải có sựluyện tập

- Tiêu chuẩn để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của kỹnăng là: tĩnh chính xác, tính thành thạo, tính rút gọn hành động, tính sáng tạotrong hành động

- Kỹ năng thuộc phạm trù kết quả hành động có liên quan mật thiết đếnnăng lực của con người, vì vậy người ta còn gọi kỹ năng là năng lực chuyên biệt

Trang 25

Với cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng là năng lực thực

hiện có hiệu quả một hành động hay một công việc nào đó bằng cách vận dụng linh hoạt kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định.

Khi có kỹ năng , nhờ luyện tập mà kỹ xảo được hình thành

Nghĩa là do sự lập lại một cách có mục đích, có hệ thống thao tác, dẫnđến sự củng cố và hoàn thiện hành động (hành động trở nên khái quát, thuầnthục ) quá trình hoàn thiện hành động để hình thành kỹ xảo diễn ra theocác quy luật: quy luật về sự tiến bộ không đều, quy luật đỉnh của phương phápluyện tập, quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới.Nắm vững được các kỹ năng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành các kỹ xảo

1.2.2 Kỹ năng đá bóng.

Để đạt được kết quả cao trong đá bóng đòi hỏi người học phải hìnhthành cho mình những kỹ năng đá nhất định Kỹ năng đá bóng là khả năngthực hiện các pha xử lý, lựa chọn, những tri thức, kỹ xảo để giải quyết nhữngtình huống trong điều kiện nhất định

Kỹ năng đá bóng có những đặc điểm sau:

- Kỹ năng đá bóng là tổ hợp các cách thức của hành động được ngườihọc nắm vững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật và năng lực của mỗi cá nhân

- Kỹ năng đá bóng là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mụcđích hành động và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của cá nhân

- Kỹ năng đá bóng hoàn toàn có thể được hình hành dưới sự tổ chức vàhướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học và rèn luyện của cá nhân

Việc nắm vững các dấu hiệu cơ bản của kỹ năng đá bóng có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng nóichung và các kỹ năng thành phần nói riêng trong hoạt động học và tập luyện

Trang 26

1.2.3 Rèn luyện kỹ năng đá bóng

Rèn luyện kỹ năng đá bóng là cách thức tổ chức huấn luyện, cách thức tác động đến sinh viên nhằm giúp sinh viên có kỹ năng thực hành thành thạo, đạt được kết quả cao.

Con đường cơ bản để hình thành kỹ năng là luyện tập Quá trình tậpluyện cho sinh viên phải thông qua việc tổ chức hoạt động cụ thể Quá trìnhrèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành chủ yếu là thông quaviệc dạy cho sinh viên quy trình lựa chọn và sử dụng thành thào các kỹ năngđá bóng trong hoạt động học Tự học, trong việc tổ chức hoạt động theonhóm, theo đội, trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiểm tra,đánh giá kết quả học tập, trong thực tập sư phạm

Tuy vậy, trong quá trình tập luyện của sinh viên không chỉ là quá trìnhmò mẫm, theo con đường thử và sai mà là quá trình tập luyện có mục đích, cónội dung, có chương trình, có kế hoạch, có phương pháp, được tổ chứcdưới sự hướng dẫn của giáo viên

Các biện pháp tập luyện phải được phát huy được tính tự giác, tích cực,chủ động sáng tạo của sinh viên, phải biến quá trình tập luyện thành quá trìnhtự tập luyện của sinh viên là chính Có như vậy, trong quá trình tập luyện chosinh viên chuyên ngành mới đạt được hiệu quả cao Nói cách khác, trong quátrình tập luyện thì giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người có tổ chức, điềukhiển quá trình tập luyện và sinh viên giữ vai trò chủ động, tự tổ chức, tự điềukhiển trong quá trình luyện tập của bản thân

1.3 Lý luận về rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.

1.3.1 Đặc điểm môn đá bóng.

Đá bóng là môn thể thao đối kháng trực tiếp, các tình huống trên sân rất đadạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh

Trang 27

của cả một tập thể Sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của môn đá bóng được thểhiện ở 3 đặc điểm lớn sau: Tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp.

Tính tập thể, trận đấu đá bóng được tiến hành trên sân rộng với 2 đội,mỗi đội 11 cầu thủ Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng,một đội bóng hay không thể thiếu các cầu thủ xuất sắc Tuy nhiên không bấtcứ một cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản pháquyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng Điều đó có nghĩa là sức mạnh củađội bóng được thể hiện trước hết ở tính tập thể Điều này đòi hỏi các cầu thủphải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhautrong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội làgiành chiến thắng

Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao như ngày nay do vậy tính tập thểtrong thi đấu cũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trongphòng thủ đòi hỏi toàn đội phải tham gia

Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độhiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thể của đội bóng

Đá bóng là môn thể thao có tính chiến đấu cao trong thi đấu đội nàocũng muốn dành chiến thắng vì vậy các đội thường sử dụng mọi biện pháptrong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn công cũng như phòng thủ Đểcó một trận đấu ý chí, đấu trí, đấu lực, đấu về trình độ kỹ chiến thuật giữa haiđội Cuộc đấu này được tiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng trựctiếp của các cầu thủ Do đó có thể nói tính chiến đấu tể hiện trong trận đấu rấtcao đội nào thể hiện được sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trậnđấu và giành chiến thắng

Chính tính chiến đấu cao của đá bóng là một trong những yếu tố quantrọng hấp dẫn khán giả ở mọi lứa tuổi

Trang 28

Một đặc điểm rất đặc biệt khi thi đấu đá bóng là các cầu thủ khôngđược dùng tay chơi bóng ( trừ thủ môn trong khu vực được phép) mà chủ yếu làdùng chân và các bộ phận cơ thể khác để điều khiển trái bóng tròn Hai yếu tốnày đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp của bóng đá Chân và các bộ phận kháccủa cơ thể (đầu, ngực, vai) là các bộ phận ít linh hoạt, nhưng trong đá bóngkhông chỉ thực hiện các chức năng vốn có của nó mà còn được dùng để thực hiệnnhiệm vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng tròn một vật thể rất linhhoạt, với các yêu cầu khác nhau - đây là điều kiện vô cùng phức tạp.

Như trên đã nói sự đối kháng cao trong thi đấu cùng là một yếu tố nêntính phức tạp Trong quá trình thực hiện các hoạt động luôn bị đối phương cảntrở, tấn công

Bóng đá là môn thể thao tình huống Trong thì đấu vô vàn tình huốngxảy ra mà cầu thủ phải giải quyết tức thời, mà trong thực tế các tình huống đóthường diễn ra rất đa dạng và không hề lập lại Đây là điều vô cùng khó khănnhưng đồng thời lại vô cùng hấp dẫn của đá bóng

Bóng đá ngày càng phát triển yêu cầu đối với cầu thủ ngày càng cao.Để đáp ứng tốt được những yêu cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vậndụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các kỹ, chiến thuật cả trong tấncông lẫn phòng thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ thi đấu cao của trận đấu

1.3.2 Lợi ích và tác dụng của đá bóng.

Đá bóng là môn thể thao đặc biệt với sự hoạt động đa dạng, phức tạp,đòi hỏi cao về ý chí, bóng đá đã đem lại cho người tham gia nhiều lợi ích thiếtthực cả về thể chất lẫn tinh thần

Đá bóng là môn thể thao giảm sự căng thẳng

Đến với bóng đá dù với hình thức nào những người tham gia đều cónhững giây phút thư giãn sảng khoái, giúp làm giảm sự mệt mỏi về tinh thầntạo điều kiện tốt cho công việc hàng ngày

Trang 29

Đá bóng thông qua các cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ xuất sắc, cho mọingười được thưởng thức những kỹ thuật điêu luyện, những pha phối hợp ăn ýlà món ăn tinh thần bổ ích.

Đá bóng bồi dưỡng con người về mặt ý chí và phẩm chất

Trong quá trình tập luyện và thi đấu con người thường bộc lộ nhữngtình cảm và cá tính một cách xác thực nhất Những tình huống gay go, nhữnggiây phút căng thẳng mệt mỏi, những thời điểm nghiêm trọng là các cầu thủthể hiện rõ bản chất của mình, đồng thời đây là cơ hội để họ trở nên bản lĩnhhơn, kinh nghiệm hơn trong giải quyết các tình huống đúng đắn

Trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng đá con người được bồi dưỡngrất nhiều về các mặt phẩm chất, ý chí Sự tập luyện thường xuyên cùng đồngđội, lối chơi đồng đội đã giáo dục cho cầu thủ có được ý thức tập thể cao.Tinh thần đồng đội đã giúp cho cầu thủ biết tương trợ nhau, biết hỗ trợ độngviên nhau trong thi đấu, từ đó tính tổ chức được đề cao Trong trận đấu mỗicầu thủ được phân công nhiệm vụ ở một vị trí nhất định đã giúp cầu thủ luôncó tinh thần trách nhiệm trước tập thể

Mặt khác để giành được thắng lợi các cầu thủ phải có tinh thần khắcphục khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm tính chất đối khángmãnh liệt của môn bóng đá, sự yêu cầu rất cao về thể lực trong thi đấu cũngnhư tập luyện đòi hỏi các cầu thủ phải nỗ lực ý trí cao, hơn nữa trong nhữngtrường hợp khó khăn cầu thủ không được nóng vội mà phải bình tĩnh, kiên trìvà sáng suốt đưa ra những lựa chọn ưu việt đề dành chiến thắng

Tập luyện đá bóng nâng cao được sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực.Nét đặc trưng của hoạt động trong bóng đá là tính đối kháng không cóchu kỳ, cường độ vận động luôn biến đổi (từ nhỏ đến cực đại) trong một thờigian dài, trên một không gian rộng và điều kiện mội trường khác nhau do đóthường xuyên tập luyện bóng đá có thể nâng cao sức khỏe, phát triển các tố

Trang 30

chất thể lực nâng cao khả năng vận động của cơ quan vận động cũng như khảnăng chức phận của cơ quan trong cơ thể của người tập.

Tập luyện và thi đấu bóng đá giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểubiết giữa các tập thể, các quốc gia

Thi đấu bóng đá cũng là một bộ phận của công tác tuyên truyền vănhóa, nghệ thuật sức hấp dẫn của bóng đá ngày càng lớn, quần chúng hâm mộbóng đá ngày càng đông đảo thì ảnh hưởng của nó rất sâu rộng

Thi đấu bóng đá trong nước giữa các đơn vị, trường học, xí nghiệp, hợptác xã, nông trường, các tỉnh, thành có tác dụng để trao đổi, học tập lẫn nhau

Thi đấu đá bóng quốc tế giúp tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫnnhau giữa các quốc gia

Môn đá bóng là một nội dung giảng dạy và học tập của sinh viên cáctrường Đại học, Cao đẳng thể dục thể thao nhằm trang bị cho sinh viên -những thầy giáo, cô giáo trong hệ tương lai hệ thống lý luận cơ bản, hìnhthành những kỹ năng sư phạm Nội dung môn học vừa là hành trang quantrọng giúp sinh viên sau khi ra trường có thể tham gia tốt vào các hoạt độnggiáo dục giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, vừa hình thành ở họ những tiềmnăng để có thể phát triển, phát huy không ngừng nâng cao năng lực sư phạm,đáp ứng một cách tối ưu yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục vàđào tạo với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mạng mẽ như hiện nay

Bảng 1.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ môn đá bóng cho sinh viên chuyên

ngành Giáo dục Thể chất Trường Cao Đẳng Sơn La

lượng Chất lượng

3 Cầu môn 3.6mx2.1m Bộ 4 Tốt

Trang 31

Qua bảng 1.3.2 cho thấy điều kiện cơ sở vật chất của Khoa GDTC chưađầy đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên chuyên sâu Bóng đá Tuynhiên việc sử dụng cơ sở vật chất cho học tập ngoại khóa cho sinh viênchuyên sâu bóng đá nói riêng và sinh viên chuyên ngành của khoa GDTC cònnhiều bất cập và khó khăn.

1.3.3 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá bóng.

Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên giáo dục thể chất trong cáctrường cao đẳng sư phạm nhằm mục tiêu:

- Hình thành những tri thức hệ thống khoa học, nghề nghiệp cho sinhviên, giúp cho sinh viên tiếp thu tốt nội dung môn đá bóng, ứng dụng nhữnglý thuyết thực tiễn vào nghề, khi nói đến học nghề thì mảng thực hành, rènluyện càng được đầu tư về thời gian và chất lượng bao nhiêu thì khả năng đábóng tư duy của sinh viên càng vững vàng bấy nhiêu

Chính vì thế, rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngànhgiáo dục thể chất trong các trường cao đẳng cần đề ra mục tiêu:

- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên

- Rèn luyện kỹ năng đá bóng, kỹ năng tự học cho sinh viên

- Nâng cao kết quả rèn luyện đá bóng cho sinh viên

- Góp phần phát triển năng lực dạy học, giáo dục sinh viên, giúp sinh viêncó hành trang tri thức, kỹ năng chuẩn bị cho thực hiện hoạt động nghề nghiệp

1.3.4 Hệ thống kỹ năng đá bóng cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm

- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân

Trang 32

1.3.5 Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng đá bóng.

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy họccụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thựchiện nhiệm vụ và mục tiêu

Hình thức tổ chức dạy học chính là vận động từng đơn vị nội dung dạyhọc cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham giavào đơn vị nội dung dạy học đó Điều này cho thấy, hình thức tổ chức dạy họcgiúp xác định nội dung dạy học cụ thể được thực hiện ở đâu, quy mô như thếnào, thành phần học sinh tham gia là cả lớp, theo nhóm, hoặc cá nhân

Hình thức tổ chức dạy học khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệgiữa việc dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân, mức độ tính tự lực hoạtđộng nhận thức của học sinh, sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên đối vớihoạt động học của sinh viên

Hình thức có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung và phươngpháp dạy học vì nó là một thành tố của quá trình dạy học Hình thức tổ chứcdạy học hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi và các điều kiện kinh tế-xã hội văn hóa - khoa học

Có nhiều cách phân loại hình tổ chức dạy học, khái quát cách phân loạivà căn cứ vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông có các hình thức tổ chứcdạy học sau:

- Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình thức dạy họctrên lớp và hình thức dạy học ngoài sân

Hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà thời gianhọc được quy định một cách xác định và ở một thời điểm riêng biệt, giáo viênchỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chấp tập thể ổn định, có thành phầnkhông đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng sinh viên để sửdụng các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 33

sinh viên nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như là phát triểnnăng lực nhận thức tại lớp, nếu chỉ thiếu một trong những dấu hiệu đó thìkhông thể là hình thức tổ chức dạy học khách.

Lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy họcGiáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, đồng thời chú ý đếnnhững đặc điểm của từng sinh viên

Sinh viên nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp

Những dấu hiệu đặc trưng đó đòi hỏi phải có những điều kiện Chẳnghạn như số lượng sinh viên trong lớp không thể quá lớn để giáo viên có thểchỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp đồng thời có thể chú ý đến những đặcđiểm của từng học sinh Còn những dấu hiệu khác như dạng tổ chức, phươngpháp, phương tiện dạy học, địa điểm học, thời gian học không phải là dấuhiệu đặc trưng riêng biệt của hình thức dạy học trên lớp mà những hình thứctổ chức dạy học khác cũng có

Hình thức tổ chức dạy học ngoài sân là một hình thức tổ chức trong đógiáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên ở địa điểm ngoàisân nhằm cho sinh viên vận dụng hoàn thiện kết hợp lý thuyết và thực hànhcho linh hoạt một môi trường đa dạng kích thích được sự hứng thú cho sinhviên và làm cho việc học gần gũi với thực tiễn giúp sinh viên học tập bằng sựchia sẻ, trải nghiêm có hiệu quả

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với toàn lớp hay với nhómsinh viên trong lớp có: hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theonhóm và hình thức dạy học cá nhân

+ Hình thức dạy học toàn lớp: là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáoviên lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả sinh viên, tích cực điều khiển việc lĩnhhội tri thức,việc ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng chung cho cả lớp vàmỗi học sinh,đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung

Trang 34

+ Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm: Hình thức tổ chức hoạt độngtheo nhóm là hình thức dạy học có tính tập thể và tính cá nhân, trong đó sinh viêntừng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiếnthức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong lĩnh hội những tri thức, hình thànhnhững kỹ năng, kỹ xảo.Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm vớiviệc học của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạnkhác trong nhóm Đặc trưng của hình thức tổ chức dạy học này là sự tác độngtrực tiếp giữa sinh viên với sinh viên, phối hợp hợp của họ.

+ Hình thức tổ chức dạy học cá nhân: là hình thức tổ chức dạy học,trong đó dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên, mỗi sinh viên độc lập thựchiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt đến mục tiêudạy học chung

Tất cả những hình thức tổ chức dạy học nêu trên có quan hệ mật thiếtvới nhau, hỗ trợ lẫn nhau Mỗi hình thức tổ chức dạy học đó có chức năng vàvai trò nhất định trong quá trình dạy học.Trong đó, hình thức dạy học trên lớplà hình thức tổ chức dạy học cơ bản

Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình rèn luyện kỹ năng đá cho sinhviên có hình thức học trên lớp, hình thức dạy học ngoài sân

+ Hình thức tổ chức rèn luyện trên lớp, nhằm rèn luyện cho SV nhóm

kỹ năng thu thập thông tin: nghe - hiểu, ghi tóm tắt khi GV giảng bài, thắcmắc, nêu câu hỏi, đọc sách, rút ra được ý chính, ; nhóm kỹ năng sử lý thôngtin: định hướng giải quyết vấn đề, trao đổi lắng nghe, thảo luận ghi nhớ ôntập, Tổ chức rèn luyện trên lớp còn giúp SV kiểm tra độ chính xác củathông tin, biểu đạt bằng ngôn ngữ, tham gia kiểm tra có hệ thống

+ Hình thức tổ chức hoạt động ngoài sân: những kỹ năng về lý thuyếtmà rèn luyện trên lớp, hình thức rèn luyện ngoài sân giúp sinh viên kết hợpvận dụng có cơ hội trải nghiệm, vận dụng những kỹ năng được học vào thựctiễn cuộc sống, giải quyết thành thạo các vấn đề gặp phải

Trang 35

+ Hình thức tổ chức rèn luyện cá nhân: Rèn luyện những kỹ năng màđặc trưng cho từng cá nhân, thường rèn luyện nhóm kỹ năng tổ chức học tập,nhóm kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra, điều chỉnh,

+Hình thức tổ chức tự rèn luyện kỹ năng đá bóng: đây là hình thứcmang đặc điểm của sinh viên: tự nghiên cứu, tự tìm hiểu rèn luyện những kỹnăng còn yếu kém, củng cố những kỹ năng đã hình thành, đạt mức độ thànhthạo ở mức cao nhất

1.3.6 Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng.

Theo nghĩa rộng nhất thì phương pháp là cách đạt tới mục đích, tức làtổng hợp những thủ thuật và thao tác dùng để đạt đến mục đích

Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng là tổng hợp tất cả các cáchthức hoạt động phối hợp thống nhất của GV và SV nhằm thực hiện các mụctiêu học tập môn bóng đá ở trường sư phạm

Do mục tiêu và nội dung đào tạo về môn bóng đá ở trường sư phạm, dựatrên trình độ phát triển về mọi mặt của SV chúng ta thấy phương pháp rèn luyện

kỹ năng đá bóng có đặc trưng mang tính chất nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạmđòi hỏi khả năng độc lập và sáng tạo của GV và SV Học tập ở trường sư phạmđể trở thành người GV tương lai, SV không những tiếp thu những tri thức vềkhoa học giáo dục của loài người mà còn tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề đangtranh luận, chưa được giải quyết trong khoa học Ngay cả khi tiếp thu tri thứckhoa học giáo dục đã được thực tiễn xác nhận, cách học tập của SV cũng khôngđơn thuần là thụ động tiếp nhận mà với tinh thần “tìm tòi, phát hiện, kế thừa cóchọn lọc” những điều mà các nhà giáo dục đã phát hiện

Có thể nói rằng việc thành thạo các kỹ năng học tập các môn học nóichung và môn bóng đá nói riêng có đặc trưng là sự vận dụng tối đa cácphương pháp rèn luyện, phát huy tinh thần độc lập tự học của họ để nắm vữnghiểu biết về nghiệp vụ sư phạm nói riêng cũng như hình thành nhân cáchngười giáo viên nói chung

Trang 36

Phương pháp rèn luyện kỹ năng học tập môn bóng đá cho SV là tổnghợp phương pháp dạy học để hướng dẫn phương pháp tự học và nghiên cứucho SV Phương pháp dạy học của giáo viên trực tiếp chỉ đạo, điều khiển,điều chỉnh phương pháp tiếp thu ban đầu của SV, đồng thời chỉ đạo phươngpháp tự học và tự nghiên cứu khoa học giáo dục của SV.

Phương pháp rèn luyện kỹ năng học tập môn bóng đá có sự giao thoacủa phương pháp khoa học và phương pháp sư phạm, nghĩa là sự thống nhấtgiữa mặt khoa học và mặt sư phạm vì SV khi học môn bóng đá với tư cáchvừa là học sinh, vừa là người nghiên cứu khoa học giáo dục với nhữngphương pháp khoa học chân chính, hoàn chỉnh của môn học đó

Phương pháp rèn luyện kỹ năng bóng đá được liệt kê như sau:

- Phương pháp sử dụng lời nói.

Nhóm phương pháp này là sự tác động chủ yếu thông qua hệ thống tínhiệu thứ 2 nhằm tái tạo gián tiếp những hiện thực trong khái niệm, trong tưduy của học sinh Nhờ lời nói mà giáo viên thực hiện được vai trò chủ đạocủa mình, hình thành mối quan hệ và giao tiếp với học sinh Thông qua lờinói mà giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh Đề ra nhiệm vụ và quá trìnhthực hiện chúng, phân tích kỹ thuật động tác, đánh giá kết quả luyện tập cũngnhư thái độ học tập ủa học sinh

Trong quá trình giảng dạy bóng ném phần lớn thời gian là để luyện tập,

do đó lời nói phải chính xác, chặt chẽ, gắn gọn và rõ ràng Điều quan trọng làlời nói phải phù hợp với trình độ của học sinh và có tác dụng giáo dục, kíchthích được hứng thú tập luyện với học sinh

Vấn đề sử dụng thuật ngữ trong giảng dạy bóng ném là hết sức quantrong về mặt phương pháp giảng dạy do đó việc sử dụng và sáng tạo thuậtngữ phải phản ánh được khâu cơ bản của kỹ thuật động tác, phải chính xác,ngắn gọn, dễ hiểu

Trang 37

Phương pháp trực quan.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp trực quan là tạo nên những hình ảnhcụ thể của hiện thực thúc đẩy quá trình nhận thức nhanh hơn, sâu sắc hơn,chính xác hơn và nâng cao được hứng thú trong tập luyện

Phương thức trực quan gồm hai loại:

- Trược quan trực tiếp: làm mẫu trự tiếp và thể nghiệm về động tác

- Trực quan gián tiếp: tranh ảnh, băng hình, hình vẽ sơ đồ

Phương pháp làm mẫu trong giảng dạy bóng đá là phương pháp có tầmquan trọng nhất, nó là phương pháp biểu diễn lại một cách sinh động quá trìnhcủa động tác giúp cho người học nhận biết về tư thế, kết cấu và diễn biến kỹthuật động tác Thực chất đây là các dạy theo lối bắt chước, mà bất kỳ sự bắtchước nào của con người cũng là hoạt động có ý thức ưu điểm của phươngpháp này thể hiện ở chỗ đòi hỏi người học vừa quan sát,vừa kết hợp với kinhnghiệm đã có, tức là phải tư duy tích cực

Khi sử dụng phương pháp làm mẫu cầy phải chú ý những điểu sau:+ Động tác làm mẫu phải đẹp và chính xác

+ Mục đích làm mẫu phải rõ ràng, tùy theo tình hình cụ thể mà làmmẫu toàn bộ động tác hay từng bộ phận động tác làm mẫu nhanh hoặc chậm,tại chỗ hoặc di chuyển, làm mẫu đúng hoặc sai

+ Về phương hướng, vị trí và thời cơ làm mẫu: khi làm mẫu căn cứ vàođội hình, số lượng học sinh ít hay nhiều, tính chất động tác, yêu cầu về antoàn để chọn phương hướng, vị trí và thời cơ làm mẫu cho thích hợp

Một số yêu cầu cụ thể:

- Về phương hướng làm mẫu: có thể làm mẫu thẳng hướng ( khi cần nói

rõ phương hướng phải, trái, trên dưới của động tác), làm mẫu lệch hướng( khi cần quan sát kết cấu, góc độ trước sau)

-Vị trí làm mẫu: Nguyên tắc chung khi làm mẫu không để cho học sinh

quay mặt ra hướng gió, không quay mặt hoặc gáy về hướng có mặt trời,

Trang 38

không nhìn thẳng vào hướng có mục tiêu đang di động hoặc hấp dẫn sự chú ý,sao cho ít phải di chuyển đội hình mà vẫ quan sát được dễ dàng.

- Thời điểm làm mẫu: Có thể tiến hành khi bắt đầu động tác mới,khi

cần nhấn mạnh một khâu chủ yếu mà học sinh chưa rõ, khi cần nâng cao chấtlượng từng phần động tác

Phương pháp trực quan trực tiếp cũng có mặt nhược điểm nhất định ,nếu quá làm dụng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy trìu tượng củahọc sinh Do đó trong quá trình giảng dạy cần kết hợp chặt chẽ giữa làm mẫuvới các hình thức trực quan gián tiếp khác, đặt biệt là kết hợp với các phươngpháp giảng giải, phân tích, nhằm giúp các em nhanh chóng hình thành kháiniệm chính xác về động tác

- Phương pháp vấn đáp.

Trong quá trình dạy học, để tích cực hóa hoạt động nhận thức và sửdụng kinh nghiệm đã có của người học, GV thường sử dụng hệ thống các câuhỏi Đồng thời, nhiều khi để hiểu sâu sắc hơn, rộng hơn một vấn đề nào đó,người học cũng đưa ra các câu hỏi cho GV Khi đó, GV đã sử dụng phươngpháp đàm thoại, vấn đáp để tiến hành dạy học, rèn luyện kỹ năng học tập.Thông qua các câu hỏi được GV đặt ra trong giờ giảng, SV tiếp thu tri thức vàrèn luyện kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin … Yếu tố quyết định trong sửdụng phương pháp này là hệ thống các câu hỏi

- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu

Khi chuẩn bị bài giảng, GV phải xác định rõ những nội dung trong sáchgiáo khoa hay tài liệu nào để SV tự nghiên cứu Khi tiến hành bài học, cần hướngdẫn cho SV sử dụng sách giáo khoa và tài liệu theo trình tự hợp lý nhất nhằm kíchthích tư duy tích cực của SV, sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tại lớp không nênchiếm toàn bộ thời gian của tiết học Việc hướng dẫn SV sử dụng tài liệu thamkhảo và sách giáo trình một cách khoa học sẽ nâng cao khả năng định hướng, xửlý, ghi nhớ và vận dụng thông tin, khả năng làm việc độc lập của SV

Trang 39

- Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp tổ chức cho SV tri giác một cách có chủ định,có kế hoạch, tiến trình và sự biến đổi diễn ra ở đối tượng nhằm thu thậpnhững sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thếgiới xung quanh, quan sát gắn với tư duy

- Phương pháp minh họa.

Minh họa là phương pháp GV sử dụng các phương tiện trực quan, cácsố liệu, ví dụ, thực tiễn để minh họa giúp SV hiểu bài, nhớ lâu, vận dụngđược Phương pháp minh họa gây hứng thú học tập, phát triển năng lực quansát, kích thích tư duy của SV

- Phương pháp tập luyện: Luyện tập không chỉ là hoạt động cơ bắt mà

còn là quá trình tiến hành các thao tác tư duy và vận dụng các tri thức khoahọc về giải phẫu , sinh lý, sinh cơ, tâm lý… vào thực tiễn Trên cơ bản đómà nắm vững kỹ thuật động tác, rèn luyện các kỹ năng và hình thành các kỹxảo động tác, phát triển các phẩm chất thể lực tương ứng quá trình từ hiểubiết lỹ luận đến thực hiện động tác một cách điêu luyện chính là quá trình tíchtụ kiến thức để sáng tạo kỹ - chiến thuật và nâng cao thành tích thể thao.Phương pháp này có thể chia ra làm 2 nhóm: các phương pháp tập luyện cóđịnh mức chặt chẽ và các phương pháp tập luyện có định mức từng phần

- Kỹ thuật động não.

Kỹ thuật động não là kích thích sự sáng tạo tập thể để tìm được cáchgiải quyết tối ưu vấn đề Kỹ thuật này kích thích sáng tạo ý tưởng qua việcnêu và giải quyết vấn đề Kỹ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong rèn luyện

kỹ năng thu thập, xử lý thông tin của SV trong giờ học, đặc biệt kỹ năng giảiquyết vấn đề: SV đưa ra rất nhiều hướng giải quyết, từ đó lựa chọn cách giảiquyết phù hợp nhất SV tiếp thu tri thức, vận dụng và ghi nhớ lâu bền

- Phương pháp tình huống.

Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học, trong đó GV sử dụngnhững tình huống thực tiễn có chứa đựng các vấn đề để SV giải quyết, qua đó

Trang 40

giúp SV tìm ra kiến thức mới, củng cố, vận dụng kiến thức đã có Phương pháptình huống giúp SV tích cực hóa những kinh nghiệm đã có, tiến hành thao tác tưduy tương ứng để giải quyết tình huống Việc học của SV lúc này gần giống nhưhoạt động của nhà nghiên cứu Họ tự lực tìm ra cách thức mới, kiến thức mới,củng cố, vận dụng kiến thức Phương pháp này rất hữu ích trong rèn luyện kỹnăng giải quyết tình huống có vấn đề của SV, có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển

tư duy và tưởng tượng sáng tạo trong học tập môn bóng đá

1.3.7 Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên.

Bên cạnh việc xác định các phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóngcho sinh viên cũng cần đưa ra quy trình rèn luyện phù hợp, khoa học

X.I Kixegop chia quy trình rèn luyện kỹ năng thành 5 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Sinh viên phải được giới thiệu cho biết về hoạt động sẽđược diễn ra như thế nào

- Giai đoạn 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại

những hiểu biết mà dựa vào đó kỹ năng, kỹ xảo được hình thành

- Giai đoạn 3: Trình bày mẫu hành động, giáo viên trình bày mẫu hànhđộng với tốc độ bình thường, sau đó làm lại với tốc độ chậm, vừa làm vừaphân tích từng chi tiết cho sinh viên chứng kiến Sau đó giáo viên làm lại mộtlần nữa theo tốc độ bình thường để sinh viên quan sát

- Giai đoạn 4: Sinh viên tiếp thu hoạt động một cách thực tiễn-bắt đầuvận dụng các quy tắc một cách có tri thức để tập luyện

- Giai đoạn 5: Đưa các bài tập độc lập và có hệ thống vào tập luyện.Mặc dù Kixegop đã chia ra 5 giai đoạn để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảocho sinh viên nhưng ông khuyên chỉ xem đó là một định hướng mà thôi Ôngcũng cho rằng, giai đoạn trình bày mẫu là rất cần thiết nhưng không gây đượccho sinh viên sự bắt chước mù quáng Trong quá trình huấn luyện, phải kếthợp với các giai đoạn khác để đảm bảo tính mềm dẻo và sự uyển chuyển củacác kỹ năng trong hoạt động

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aulic I. V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ tập luyện thể thao
Tác giả: Aulic I. V
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1982
2. Alabin V.G (1985), Bài tập chuyên môn trong Điền Kinh (Nguyễn Quang Hưng dịch), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập chuyên môn trong Điền Kinh
Tác giả: Alabin V.G
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1985
4. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp
Nhà XB: NXB TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1983
5. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, NXB TDTT Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT Tp Hồ Chí Minh
Năm: 1986
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bài giảng Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Y học TDTT
Nhà XB: NXB TDTT
7. Dương Nghiệp Chí, Phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể thao, bản tin KHKT TDTT, số 6/1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể thao
8. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể thao trẻ
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
9. Dương Nghiệp Chí (1987), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1987
10. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2004
11. Lê Đức Chương (2010), Tài liệu giảng dạy Sinh lý cao học, NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy Sinh lý cao học
Tác giả: Lê Đức Chương
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2010
12. Đa xư rơ xki V.M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, NXB TSTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực của vận động viên
Tác giả: Đa xư rơ xki V.M
Nhà XB: NXB TSTT Hà Nội
Năm: 1978
13. Diên Phong (1999), 130 câu hỏi về huấn luyện thể thao hiện đại (Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch dịch), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 130 câu hỏi về huấn luyện thể thao hiện đại
Tác giả: Diên Phong
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
14. Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1995
15. Lưu Quang Hiệp, Lê Hữu Hưng (2002), Giải phẫu các cơ quan vận động, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu các cơ quan vận động
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Lê Hữu Hưng
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2002
16. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2003
17. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng
Năm: 2000
18. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1994
20. Nông Thị Hồng (2004), Vệ sinh và y học thể dục thể thao, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh và y học thể dục thể thao
Tác giả: Nông Thị Hồng
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
21. Trần Hùng (2007), Nghiên cứu sự phát triển SMTĐ trong kỹ thuật đập bóng của VĐV Bóng chuyền nam lứa tuổi 14 – 17, Luận án tiến sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát triển SMTĐ trong kỹ thuật đập bóng của VĐV Bóng chuyền nam lứa tuổi 14 – 17
Tác giả: Trần Hùng
Năm: 2007
22. Vũ Thị Hường (2013), Nghiên cứu xâydsựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xâydsựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả: Vũ Thị Hường
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w