1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn: Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La

21 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 190 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là mục tiêu của mỗi quốc gia cần đạt được, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. Sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La với đặc diểm chuyên ngành được trang bị đầy đủ về mọi mặt kiến thức và kĩ năng thực hành các môn thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, các môn thể dục dụng cụ…Với nội dung thực hành tương đối đa dạng phong phú về hình thức tập luyện, giúp sinh viên phát triển hài hòa về mặt thể chất, các kiến thức về phương pháp giảng dạy và các tố chất thể thao cần thiết khác. Môn bóng đá trong chương trình đào tạo của khoa GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La đã từng bước củng cố hoàn thiện và phát triển về chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất, và đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá khách quan công bằng, thực hiện đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá xếp loại sinh viên của đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên khoa GDTC. Tuy nhiên, một thực tế được kể đến trong môn bóng đá của sinh viên còn một số bất cập hạn chế đó là sự đổi mới về nội dung, hình thức điều kiện tập luyện. với các môn thể thao khác cụ thể: Về nội dung tập luyện đều đa số có phần thi thể lực chuyên môn để đánh giá chính xác khách quan năng lực cần thiết cho môn thể thao đó. Do đó cần có một giải pháp khắc phục nâng cao biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La. Chính vì những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp nhằm phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành khoa Giáo Dục Thể Chất Trường Cao Đẳng Sơn La 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn bóng đá cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất là nhucầu của bản thân con người, là mục tiêu của mỗi quốc gia cần đạt được, là vốn quý đểtạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhànước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục thể chất được hiểu là:

“Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụlà: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lựcthể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống vàtiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộcsống” Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng

và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bịkiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”

Sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La với đặc diểmchuyên ngành được trang bị đầy đủ về mọi mặt kiến thức và kĩ năng thực hành cácmôn thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, các môn thể dục dụngcụ…Với nội dung thực hành tương đối đa dạng phong phú về hình thức tập luyện,giúp sinh viên phát triển hài hòa về mặt thể chất, các kiến thức về phương pháp giảngdạy và các tố chất thể thao cần thiết khác

Môn bóng đá trong chương trình đào tạo của khoa GDTC Trường Cao ĐẳngSơn La đã từng bước củng cố hoàn thiện và phát triển về chương trình, phương phápgiảng dạy, phương pháp tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất, và đặc biệt là công táckiểm tra đánh giá khách quan công bằng, thực hiện đúng quy chế về kiểm tra, đánhgiá xếp loại sinh viên của đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên khoa GDTC Tuynhiên, một thực tế được kể đến trong môn bóng đá của sinh viên còn một số bất cậphạn chế đó là sự đổi mới về nội dung, hình thức điều kiện tập luyện với các môn thểthao khác cụ thể: Về nội dung tập luyện đều đa số có phần thi thể lực chuyên môn để

Trang 2

đánh giá chính xác khách quan năng lực cần thiết cho môn thể thao đó Do đó cần cómột giải pháp khắc phục nâng cao biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viênGDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.

Chính vì những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài:

Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp nhằm phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viênchuyên ngành khoa Giáo Dục Thể Chất Trường Cao Đẳng Sơn La

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTCTrường Cao Đẳng Sơn La

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học môn bóng đá cho sinh viên chuyên ngành GDTC TrườngCao Đẳng Sơn La

4 Giả thiết khoa học:

4.1 Kỹ năng đá bóng của sinh viên chuyên ngành GDTC còn hạn chế một trongnhững nguyên nhân là do điều kiện tập luyện phương pháp tập luyện chưa hợp lý

4.2 Nếu bổ sung bài tập nâng cao về thực hành và thi đấu thường xuyên vàochương trình môn học thì sẽ phát huy được tiềm năng và phát triển kỹ năng đá bóngcho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa vấn đề lý luận về phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho

sinh viên chuyên ngành GDTC

5.2 Đánh giá thực trạng sự phát triển rèn luyện kỹ năng của sinh viên môn

bóng đá trong chương trình hiện hành của sinh viên chuyên ngành GDTC TrườngCao Đẳng Sơn La

5.3 Nghiên cứu biện pháp phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên

chuyên nghành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La

Trang 3

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục vàĐào tạo về đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, xây dựng nội dungbiện pháp phát triển năng lực trong hệ thống GDTC, tổng kết các công trình nghiêncứu và tài liệu khoa học có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

cơ sở khoa học mang tính pháp lí để lựa chọn xây dựng nội dung để nâng cao chấtlượng thực hành trong môn bóng đá cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường CaoĐẳng Sơn La

7.2 Phương pháp phỏng vấn:

Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng phiếuhỏi đối với giảng viên và sinh viên chuyên ngành GDTC trường Cao đẳng sơn la vềcác vấn đề sau:

- Phỏng vấn các giảng viên khoa GDTC để nắm được thực trạng, nguyên nhânnhững hạn chế trong việc xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành của sinhviên chuyên ngành khoa GDTC

- Phỏng vấn sinh viên khoa GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La về nhu cầu, điềukiện, phương tiện phục vụ cho công tác tập luyện, rèn luyện kỹ năng chất lượng họctập môn bóng đá của sinh viên khoa GDTC

Trang 4

7.3 Phương pháp dùng bài thử:

Là hệ thống các phương pháp nâng cao bài tập phát triển năng lực được thựctiễn thừa nhận, tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện thực tiễn nhằmđánh giá chính xác kỹ năng thực hành của sinh viên

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Là phương pháp mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy,huấn luyện những

nhân tố mới phương pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập thực hành bóng đánhằm phát triển năng lực bóng đá cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sơn la

7.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

- Xây dựng hệ thống các nội dung biện pháp rèn luyện kỹ năng mới dựa vào

tiêu chuẩn đánh giá hiện hành để kiểm tra và so sánh

- Áp dụng các nội dung kiểm tra được xây dựng giúp nghiên cứu có các chứng

cứ khách quan để nâng cao chất lượng năng lực trong quá trình tập luyện thực hànhmôn đá bóng cho sinh viên

- Sử dụng các test thể lực để áp dụng vào quá trình nghiên cứu

7.6 Phương pháp toán học thống kê.

Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu thu thập được sau khi thực nghiệmnhằm xây dựng có hiệu quả nội dung kiểm tra đánh giá kĩ năng thực hành môn đábóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC

8 Cấu trúc của luận văn:

4 Giả thiết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ

BÓNG CHO SINH VIÊN 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài, biện pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất

1.2.1 Kỹ năng

Kỹ năng là năng lực thực hiện có hiệu quả một hành động hay một công việc nào đó bằng cách vận dụng linh hoạt kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định

1.2.2 Kỹ năng đá bóng.

Kỹ năng đá bóng có những đặc điểm sau:

- Kỹ năng đá bóng là tổ hợp các cách thức của hành động được người học nắmvững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật và năng lực của mỗi cá nhân

- Kỹ năng đá bóng là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đíchhành động và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của cá nhân

- Kỹ năng đá bóng hoàn toàn có thể được hình hành dưới sự tổ chức và hướngdẫn của giáo viên trong quá trình dạy học và rèn luyện của cá nhân

Việc nắm vững các dấu hiệu cơ bản của kỹ năng đá bóng có ý nghĩa rất quan trọngđối với việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng nói chung và các kỹ năngthành phần nói riêng trong hoạt động học và tập luyện

1.2.3 Rèn luyện kỹ năng đá bóng

Rèn luyện kỹ năng đá bóng là cách thức tổ chức huấn luyện, cách thức tác động đến sinh viên nhằm giúp sinh viên có kỹ năng thực hành thành thạo, đạt được kết quả cao.

1.3 Lý luận về rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.

1.3.1 Đặc điểm môn đá bóng.

Đá bóng là môn thể thao đối kháng trực tiếp, các tình huống trên sân rất đa dạng

và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả một tậpthể Sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của môn đá bóng được thể hiện ở 3 đặc điểm lớnsau: Tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp

Trang 6

Tính tập thể, trận đấu đá bóng được tiến hành trên sân rộng với 2 đội, mỗi đội

11 cầu thủ Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng, một đội bóng haykhông thể thiếu các cầu thủ xuất sắc Tuy nhiên không bất cứ một cầu thủ nào đủ sứcvượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bànthắng Điều đó có nghĩa là sức mạnh của đội bóng được thể hiện trước hết ở tính tậpthể Điều này đòi hỏi các cầu thủ phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ vớinhau, hỗ trợ cho nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chungcủa toàn đội là giành chiến thắng

1.3.3 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá bóng.

Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên giáo dục thể chất trong các trườngcao đẳng sư phạm nhằm mục tiêu:

- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên

- Rèn luyện kỹ năng đá bóng, kỹ năng tự học cho sinh viên

- Nâng cao kết quả rèn luyện đá bóng cho sinh viên

- Góp phần phát triển năng lực dạy học, giáo dục sinh viên, giúp sinh viên có hànhtrang tri thức, kỹ năng chuẩn bị cho thực hiện hoạt động nghề nghiệp

1.3.4 Hệ thống kỹ năng đá bóng cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm

- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân

Trang 7

1.3.6 Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng.

Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng là tổng hợp tất cả các cách thức hoạtđộng phối hợp thống nhất của GV và SV nhằm thực hiện các mục tiêu học tập mônbóng đá ở trường sư phạm

- Phương pháp sử dụng lời nói.

-Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp minh họa.

- Phương pháp tập luyện:

- Phương pháp tình huống.

1.3.7 Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên.

Bước 1: Nhận thức: giới thiệu tổng quát về kỹ năng bao gồm: Mục đích, ý nghĩa,

cách thực hiện và trình tự các thao tác tiến hành, điều kiện để tiến hành

Ở giai đoạn nầy sinh viên nắm được các kiến thức hành động, nắm được cáchthức, sơ đồ hành động, là bước định hướng quan trọng cho các thao tác và trình tự(quy trình) thực hiện các thao tác

Bước 2: Quan sát mẫu và lập lại theo mẫu: ở giai đoạn này giáo viên làm mẫu

kỹ năng theo tốc độ bình thường, sau đó chậm lại, vừa làm vừa phân tích từng độngtác cho sinh viên chứng kiến Những kỹ năng được sinh viên quan sát hình dung sau

đó lập lại theo mẫu Kết quả của bước này giúp sinh viên hình dung được các thaotác, hành động bộ phận của kỹ năng Giáo viên phải coi hoạt động dạy học của mình

là hoạt động mẫu Giáo viên có thể cho sinh viên quan sát hoạt động mẫu bằng cách

dự giờ, thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Bước 3: Làm thử theo sự hướng dẫn: ở bước này giáo viên tổ chức cho sinh viên

thực hiện các bước của kỹ năng đá bóng mô phỏng theo tiết dạy mẫu

Bước 4: Luyện tập: Sinh viên sử dụng kết quả đã có được ở các bước trên vận dụng

vào một bài học cụ thể theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Thực hànhtheo mẫu, thực hành dưới sự chỉ dẫn Thực hành tự lực

Trang 8

Bước này sinh viên có thể luyện tập theo nhóm nhỏ, kết hợp thực hiện các kỹnăng với nhau, trao đổi, đánh giá, góp ý cho các sinh viên trong nhóm, trong lớp.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh: Trên cơ sở quan sát Kiểm tra sinh

viên tập trong những giờ học, tìm ra những ưu điểm - hạn chế trong rèn luyện kỹnăng học tập môn đá bóng của sinh viên, từ đó điều chỉnh hoàn thiện kỹ năng

Tiểu kết chương 1

Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC là cách thức tổchức huấn luyện, cách thức tác động đến sinh viên nhằm giúp sinh viên có kỹ năng đábóng thành thạo vận dụng sáng tạo hoàn cảnh thực tiễn để đạt được kết quả học tậpcao

Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC cần đưa ranhững mục tiêu rõ ràng, xây dựng hệ thống các kỹ năng đá bóng cần rèn luyện, đưa

ra các hình thức, phương pháp rèn luyện phù hợp Cùng với đó, việc tìm hiểu cácnguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên sư phạmcũng rất cần thiết Xác định được nguyên nhân (chủ quan - khách quan) ảnh hưởng ta

có thể đưa ra những biện pháp hiệu quả

Trang 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA.

2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về Trường Cao Đẳng Sơn La

2.1.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên khoa GDTC Trường Cao đẳng Sơn La

2.3 Thực trạng nhận thức về rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên

2.3.1 Nhận thức của GV và SV sư phạm tường CĐ Sơn La về bản chất rèn luyện kỹ năng môn bóng đá

2.3.1.1 Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về bản chất rèn luyện kỹ năng môn bóng đá

Để đánh giá nhận thức của SV về bản chất rèn luyện kỹ năng học tập môn

Bóng đá, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau: “Theo bạn, rèn luyện kỹ năng đá bóng

được hiểu như thế nào?” Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.3.1 dưới đây.

Bảng 2.3.1 Nhận thức của SV về khái niệm rèn luyện kỹ năng đá bóng

của sinh viên

Là việc GV cung cấp cho SV các kỹ năng đá bóng 7 10.0

Là việc GV hướng dẫn cho SV cách thực hiện các kỹ năng đá

bóng một cách thành thạo, nhằm giúp SV đạt kết quả cao trong

quá trình học tập

Là việc SV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự rèn luyện

kỹ năng học tập cho bản thân

Trang 10

2.3.1.2 Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về rèn luyện kỹ năng học tập môn bóng đá

Bảng 2.3.1.1 Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La

1 – Để đạt được các yêu cấu giáo viên đề ra

2 – Để đạt kết quả học tập môn đá bóng cao

3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thànhngười GV mẫu mực

4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ năng

đá bóng

5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học

2.3.2 Thực trạng nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng

Từ nhận thức về bản chất của rèn luyện kỹ năng đá bóng của GV và SV sư

phạm trường CĐ Sơn La, chúng tôi tiếp tục khảo sát về nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng.

2.3.2.1 Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng

Khảo sát mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng của SV sư phạm bằng câu hỏi:

“Bạn rèn luyện kỹ năng đá bóng nhằm đạt được mục đích nào sau đây?” thu được

kết quả ở bảng 2.3 sau đây:

Trang 11

Bảng 2.3.2.1 Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng

1 – Để đạt được các yêu cầu giáo viên đề ra

2 – Để đạt kết quả học tập môn bóng đá cao

3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thànhngười GV mẫu mực

4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ nănghọc tập

5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học

2.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng

2.4.1 Thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn luyện

Khảo sát thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn luyện

trong quá tình học tập môn bóng đá, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn thường được

rèn luyện những kỹ năng đá bóng nào?” Kết quả thu được như ở bảng 2.4.1

Ngày đăng: 22/09/2016, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w