1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình

24 745 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung vàtrường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nói riêng còn nặng về trang bị, cungcấp kiến thức khoa học chưa chú ý rèn luyện kĩ năng ngh

Trang 1

mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người

vô dụng’’ Như vậy Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhâncách của một con người

Việc hình thành những phẩm chất đạo đức của người thầy giáo chosinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường sưphạm cần được quan tâm ngay từ khi họ bước vào trường

1.2- Cơ sở thực tiễn.

Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung vàtrường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nói riêng còn nặng về trang bị, cungcấp kiến thức khoa học chưa chú ý rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp vànhững phẩm chất đạo đức của người giáo viên Muốn dạy học tốt trướchết phải có tâm hồn đẹp Tu dưỡng về nghề căn bản nhất và cũng gian khổ

là luyện tâm hồn Không có tâm hồn đẹp khó dạy học sinh thành công.Quá trình luyện tâm hồn đi song song với quá trình luyện tay nghề Nóicách khác hồng thắm phải tiến hành cùng lúc với chuyên sâu

Là một giáo viên của trường tôi luôn nhận thức được vai trò quantrọng trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên, đào tạo sinh viên vừa

có kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, vừa phải có đạo đứctốt Đặc biệt là giúp các giáo sinh yên tâm với nghề mình đã chọn, để họ

có thể trở thành những thầy, cô giáo vừa có Đức, vừa có Tài, gắn bó cả đờimình với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ Từ những lÝ do trên, tôi lựa chọn đề

tài: “Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình” để tiến hành nghiên cứu.

2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Xác định một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinhviên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nhằm góp phần nâng cao hiệuquả, chất luợng đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Trang 2

3- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

3.1- Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường CĐSP

3.2- Đối tượng nghiên cứu.

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSPThái Bình

4- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

Hiện nay trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, trước những tác động của cơ chế thị trường đã và đangtạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội nói chung và trongtầng lớp sinh viên nói riêng Trường CĐSP Thái Bình đã có những biệnpháp giáo dục dạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhưng những biện pháp

đó có thể còn hạn chế Nếu nhà trường có những biện pháp giáo dục phùhợp, đồng bộ sẽ ngăn ngừa được những mặt tiêu cực của sinh viên, nângcao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêuđào tạo đội ngũ giáo viên vừa đức, vừa tài phục vụ đất nước

5- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

5.1- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệptrong nhà trường sư phạm hiện nay

5.2- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho sinh viên trường CĐSP Thái Bình

5.3- Đề xuất những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinhviên trường CĐSP Thái Bình và thẩm định những biện pháp đó

6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho sinh viên trong phạm vi trường CĐSP Thái Bình trên đối tượng khảosát là sinh viên năm thứ 1, thứ 2 khoa tự nhiên và khoa xã hội của trườngCĐSP Thái Bình

7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

7.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

7.2.1- Phương pháp quan sát.

7.2.2- Phương pháp điều tra bằng ankét

7.2.3- Phương pháp trao đổi trò chuyện.

7.2.4- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

7.2.5- Phương pháp thống kê toán học.

Trang 3

NỘI DUNG NGHIÊN CøU

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Ở phương tây, trước công nguyên có nhiều nhà triết học quan tâm đếnvấn đề đạo đức Ở Việt Nam đã có hơn một trăm cuốn sách về giáo dụcđạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu về vấn đề đạo đức vàgiáo dục đạo đức Tư tưởng đạo đức của Người cụ thể và gần gũi với mọiđối tượng Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đề cậpđến vấn đề giáo dục đạo đức, nhưng nghiên cứu về đạo đức và giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thì rất Ýt, và đây cũng là mộtvấn đề mới mẻ chưa có ai nghiên cứu

2- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

2.1- Khái niệm về đạo đức.

2.1.1- Khái niệm đạo đức.

C.Mác cho rằng:

“ Đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện”

Trong các định nghĩa về đạo đức đều đề cập đến các khía cạnh sau:

- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh quan hệ giữa cá nhânvới xã hội, với người khác và chính mình

- Đạo đức bao gồm hệ thống các giá trị, quy tắc, chuẩn mực xã hội

- Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

2.1.2-Khái niệm đạo đức nghề nghiệp.

Nói tới khái niệm đạo đức nghề nghiệp là người ta muốn thu hẹpphạm vi của khái niệm đạo đức nói chung nhưng nó được cụ thể hoá vàđặc trưng hoá cho từng nghề nghiệp nhất định

Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệpchung: Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn đề “lương y như từmẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này Trong thời kìchiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng như máu” làphẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người bộ đội lái xe thời kì đó Vớinhững người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “Vui lòng khách đến, vừa

Trang 4

lòng khách đi” là biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của họ Với lực lượngcông an nhân dân thì phẩm chất đạo đức của họ phải đạt chuẩn theo 6 điềuBác Hồ dạy Đối với người Đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “cần, kiệm,liêm, chính, chí, công, vô tư” Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đứcnói chung và qua phân tích một số đặc trưng về đạo đức của một vài nghềnghiệp, ta có thể hiểu:

Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật

2.2- Khái niệm giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

2.2.1- Khái niệm giáo dục đạo đức.

Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt:

“Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.” [ 22, 128 ].

2.2.2- Đạo đức gắn liền nghề nghiệp

Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong các nhàtrường sư phạm là hết sức quan trọng Do đó giáo dục đạo đức nghềnghiệp phải đạt những yêu cầu cơ bản:

- Giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng nhân ái chosinh viên

- Giáo dục sinh viên xây dựng nề nếp, thói quen sống có kỉ luật, nêucao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập

2.2.3- Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường sư phạm.

Nội dung giáo dục đạo đức phải bao gồm cả ba mặt: phát triển ýthức đạo đức, hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp vớinền đạo đức mới, xây dựng hành vi và thói quen đạo đức Tuy vậy cơ bảnvẫn không tách rời những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, bao gồm cácmối quan hệ sau:

* Mối quan hệ của cá nhân với xã hội.

* Mối quan hệ thể hiện lí tưởng sống, nhận thức tư tưởng chính trị của cá nhân

Trang 5

* Quan hệ của cá nhân đối với công việc.

* Quan hệ giữa cá nhân với người khác, với dân tộc khác.

* Quan hệ của cá nhân với lao động

* Thái độ đối với bản thân.

* Quan hệ cá nhân với môi trường.

2.2.4- Một số phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường hiện nay:

Theo phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Nhật Thăng: “Phương pháp giáo dục

là cách thức hoạt động gắn bó với nhau giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục do xã hội đặt ra đối với nhà trường” [ 35, 72 ].

Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng thường dùngcác nhóm phương pháp sau:

* Loại phương pháp hình thành ý thức cá nhân.

* Loại phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử.

* Loại phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi.

* Loại phương pháp kiểm tra, đánh giá hành vi và hoạt động.

2.3- Biện pháp và biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

- Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: Biện pháp là cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể

- Trong nghiên cứu khoa học người ta hiểu biện pháp như là conđường, là cách thức để chuyển tải nội dung Từ cách hiểu về “Đạo đức”,

“Giáo dục đạo đức” và “Biện pháp” như trên, theo chúng tôi:

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp là con đường, là cách thức tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục để họ tự giác biến những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính khách quan và nhu cầu, động cơ bên trong thành ý thức, niềm tin, tình cảm và thói quen, hành

vi đạo đức nghề nghiệp của bản thân.

3- TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONGNHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY.

3.1-Vị trí, chức năng của người thầy giáo trong xã hội.

Thực hiện vai trò là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, là nhân tốquyết định chất lượng hiệu quả giáo dục, người thầy giáo là những ngườitiên phong trong sự nghiệp đổi mới của đất nước

Trang 6

3.2- Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường

sư phạm hiện nay.

Trường sư phạm, nơi đào tạo các thầy cô giáo tương lai chuẩn bịbước vào nghề sư phạm, nghề mà theo nhà giáo dục K.D.Usinxki đã nhậnđịnh: Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, thì việc giáo dục đạo đức làmột trong những nội dung quan trọng Bởi đạo đức là cái gốc quan trọnggiúp người thầy giáo đứng vững được với nghề, là cái nâng nghề sư phạmtrở nên cao quÝ, là cái khiến người thầy giáo được đặt vào vị trí cao trong

xã hội và được xã hội tôn kính

4- NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CẦN HÌNH THÀNH Ở NGƯỜI SINH VIÊN SƯ PHẠM

4.1- Đặc điểm tâm lí xã hội của sinh viên nói chung.

Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đốivới mọi thể chế chính trị Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị tríchuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệptương đối cao trong xã hội

4.2- Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

* Thế giới quan khoa học.

Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo,

mà nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnhhưởng khác nhau Đó là quá trình học tập trong trường phổ thông, trường

sư phạm và tự học suốt đời, trong quá trình học các môn khoa học thuộclĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn,đặc biệt là triết học

* Lí tưởng nghề nghiệp.

Lí tưởng nghề nghiệp của người thầy giáo thể hiện ở niềm tin sưphạm, niềm say mê nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh,với công việc, lối sống giản dị lành mạnh…Điều đó tạo nên sức mạnh,động lực bên trong giúp người thầy vượt qua được những khó khăn trởngại hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ

* Lòng yêu nghề.

Lòng yêu nghề gắn liền với tình cảm nghĩa vụ và ý thức trách nhiệmcủa người thầy giáo, nó là biểu hiện của tình cảm nghề nghiệp Chính từyêu cầu và đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên sự cố gắng

Trang 7

và tinh thần trách nhiệm rất cao đối với công việc, đòi hỏi phải có tình yêuthực sự mới vượt qua những khó khăn trở ngại trên con đường sự nghiệp.

* Lòng yêu trẻ

Lòng yêu thương thực sự của người giáo viên có tác dụng mạnh mẽđến tư tưởng, tình cảm và hành vi của các em, tạo mối quan hệ gần gũi,mật thiết giữa giáo viên và học sinh, yếu tố quan trọng đảm bảo sự thànhcông trong giáo dục Vì học sinh, vì nghề dạy học, người thầy giáo cũngluôn học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thờiquan tâm giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêugiáo dục Chính vì vậy, người thầy giáo nhất định phải có lòng yêu nghề,yêu trẻ mới có thể thực hiện được chức năng của người kĩ sư tâm hồn mộtcách xứng đáng

* Lòng nhân ái, vị tha của người thầy giáo.

Để có được tinh thần vị tha, lòng nhân ái cao cả, người thầy giáo phảitìm hiểu học sinh, thực sự quan tâm đến đối tượng của mình, luôn tôntrọng và thiện cảm với các em, không nên thiếu công bằng, định kiến, dồncác em vào ngõ cụt Có như vậy người thầy giáo mới thực sự là chỗ dựatin cậy của các em

* Tôn trọng nhân cách học sinh.

Tôn trọng nhân cách học sinh thể hiện trước hết ở sự tôn trọng quyềnlàm người của các em Biểu hiện ở sự chú ý lắng nghe ý kiến, quan tâmđến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em, có thái độ lịch sự tronggiao tiếp với các em bằng những cử chỉ thân mật mô phạm Bất luận trongtrường hợp nào giáo viên cũng không được xúc phạm đến nhân phẩm họcsinh, ngay cả khi các em mắc sai lầm

* Trung thực, thẳng thắn.

Các em học sinh đến trường đã đặt hết niềm tin vào người thầy giáo,tuyệt đối tin tưởng vào các thầy cô, vào nhà trường Điều đó đòi hỏi ngườithầy phải luôn luôn trung thực, thẳng thắn, minh bạch trong mọi công việc,mọi tình huống Khi các em thoáng có chút Ýt ngờ vực ở người thầy thìmọi sự cố gắng của thầy khó có thể đem lại kết quả nh mong muốn

* Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ của người thầy giáo.

Người giáo viên phải cập nhật kịp thời với những tiến bộ của thời đại,phải thường xuyên học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 8

của mình Không nên thoả mãn, bằng lòng với những cái hiện có Chính vìvậy, tinh thần cầu thị là phẩm chất đạo đức cần thiết của người giáo viên đểthầy giáo thực sự là cái dấu nối giữa nền văn hoá nhân loại và dân tộc với thế

hệ trẻ

5- NHỮNG CON ĐƯỜNG CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

SƯ PHẠM HIỆN NAY.

5.1- Thông qua hoạt động dạy và học các môn trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Qua một số môn học như giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trang bịcho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về những chuẩn mực đạođức, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo yêu cầu của xã hội trong giaiđoạn hiện nay

5.2- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là rèn luyện, thể hiện bằng hành

vi, thái độ, hành động đạo đức trong các mối quan hệ chứ không chỉ dừnglại ở mức độ nhận thức lí luận

5.3- Thông qua tập thể lớp học.

Để có tập thể sinh viên lành mạnh, trước hết người giáo viên cần phải có

uy tín, có kĩ năng xây dựng tập thể sinh viên theo mục tiêu và kế hoạch xácđịnh

5.4- Sự tự tu dưỡng của sinh viên.

Sự tù tu dưỡng của sinh viên là con đường tác động trực tiếp, có ýnghĩa quyết định trong quá trình giáo dục đạo đức ở mỗi sinh viên

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Trang 9

chính phủ ký quyết định công nhận là trường CĐSP Trường có nhiều kinhnghiệm trong tổ chức quản lí, tổ chức đào tạo.

2- THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.

2.1- Động cơ thi vào trường sư phạm của sinh viên.

Để đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học, trước hếtchúng tôi tiến hành tìm hiểu động cơ thi vào trường của 185 sinh viên nămthứ nhất khoa tự nhiên và năm thứ 2 khoa xã hội

2.2- Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm.

Bảng 2: Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm.

S TT Thái độ đối với nghề sư phạm

Năm thứ nhất Năm thứ hai

So sánh kết quả điều tra về lÝ do thi vào trường sư phạm thì lÝ doyêu quí trẻ em đạt tỉ lệ cao nhất 64,8% Chính từ lÝ do yêu nghề, mến trẻ

sẽ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để các em vượt qua mọi khó khăn, thửthách, vững bước vào nghề

2.3- Thực trạng nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của người thầy giáo

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 185 sinh viên năm thứ nhất, thứhai khoa tự nhiên và khoa xã hội, với 14 nội dung, gồm những phẩm chất

Trang 10

mang tính chất chung của mọi nghề nghiệp, đồng thời mang tính chất đặctrưng cho nghề dạy học, kết quả thể hiện qua bảng 3.

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa rakhảo sát ở cả hai khối được sinh viên đánh giá theo những thứ bậc khácnhau Nếu lấy tiêu chuẩn từ 50% trở lên thì những tiêu chuẩn, phẩm chất sauđây được các em đánh giá cao và cho rằng cần thiết đối với người giáo viên:

- Lòng yêu nghề, mến trẻ : 93,5%

- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi: 90,8%

- Năng lực giảng dạy : 76,7%

- Tôn trọng nhân cách học sinh : 73,5%

- Lí tưởng nghề nghiệp : 73 %

- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng : 64,3%

- Trình độ văn hoá cao : 62,1%

- Trách nhiệm cao với công việc : 60 %

Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đều cho rằng kiến thức, chuyênmôn nghiệp vụ giỏi là cần thiết đối với hoạt động giáo dục của người thầygiáo (chiếm 90,8%), xếp ở vị trí thứ 2

Sau đó là năng lực giảng dạy của người giáo viên: Sinh viên năm thứnhất đạt 84%; Sinh viên năm thứ hai đạt 70,4%, được xếp ở vị trí thứ 3.Tuy nhiên có một số phẩm chất không được sinh viên đánh giá cao(dưới mức 50%) Từ 14 nội dung trong bảng điều tra cho thấy sinh viêntrường CĐSP Thái Bình bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quantrọng, sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối với người giáo viên

2.4 – Thực trạng nhận thức của ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên

về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường

Trang 11

Từ kết quả điều tra cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho sinh viên (chiếm 83,2%) Không có ý kiến nàocho rằng nhà trường không quan tâm

Có 14,6% ý kiến đánh giá nhà trường quan tâm ở mức độ bình thườngđối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp Đây là một tín hiệu đángmừng vì trường CĐSP Thái Bình đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đứcnghề nghiệp, thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo, góp phần nâng caophẩm chất, năng lực cho người giáo viên tương lai

3-THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÓ.

3.1-Thực trạng về thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình.

Bảng 7: Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong

rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.

ST

T

Mức độ thực hiện

Nội dung rèn luyện

Thườngxuyên

Chưathườngxuyên

Yếu

1 Thực hiện nội qui nhà trường đề ra 76,2 % 23,7 % 1 %

2 Thực hiện nghiêm túc giờ học

trên lớp

72,4 % 28,1 % 0

3 Tự học ở nhà theo qui định 52,9 % 44,3 % 4,3 %

4 Tiếp khách trong giờ tự học 17,8 % 58,3 % 24,8 %

5 Tham gia các buổi ngoại khoá 54,6 % 40 % 6,4%

6 Thực hiện giờ nào việc Êy 42,1 % 51,3 % 7 %

7 Thực hành đầy đủ ở trường 82,7 % 16,2 % 1 %

8 Tham gia sinh hoạt đoàn thể 58,9 % 35,6 % 2,7 %

9 Nội vụ gọn gàng, ngăn nắp 76,2 % 18,3 % 1,6 %

10 Thực hiện nội quy kí túc xá 67,5 % 8,1 % 1 %

11 Giữ gìn trật tự an ninh ở trường 90,2 % 9,7 % 0

12 Rèn luyện tay nghề thường

xuyên

42,7 % 50,8 % 4,8 %

Trang 12

Nhận xét:

Từ kết quả điều tra cho thấy:

Mức độ rèn luyện thường xuyên chiếm tỉ lệ cao đó là: Gĩư gìn trật tự

an ninh ở trường (chiếm 90,2%), thực hành đầy đủ (chiếm 82,7%), thựchiện nội qui nhà trường đề ra (chiếm 76,2%)

Sè sinh viên thực hiện nghiêm túc các nội dung rèn luyện đạo đức cònkhiêm tốn Hiện tượng thường xuyên tiếp khách trong giờ tự học chiếm17,8% Mặc dù có sự quản lí của nhà trường, ban quản lí kí túc xá, songkhông Ýt sinh viên còn thiếu ý thức trách nhiệm, trốn học, không tự giáchọc Số sinh viên thực hiện giờ nào việc Êy chỉ chiếm 42,1%, tự học ở nhàtheo qui định chiếm 52,9% Trong việc thực hiện nội quy kí túc xá, nhiềusinh viên còn thiếu gọn gàng ngăn nắp Chỉ có 67,5% sinh viên thườngxuyên thực hiện tốt, số còn lại thực hiện chưa thường xuyên hoặc yếu Vấn

đề rèn luyện tay nghề thường xuyên chưa được coi trọng

3.3- Kết quả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình.

Nhận xét:

Qua việc điều tra tác dụng của các biện pháp giáo dục đạo đức nghềnghiệp, chúng tôi thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng nhà trường đã sửdụng các biện pháp có hiệu quả

Trong đó hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoạt động giảng dạycác môn chính trị, tâm lí giáo dục, hoạt động kiến tập, thực tập sư phạmđược sinh viên đánh giá cao hơn

- Hoạt động kiến tập, thực tập đạt : 76,7%

- Dạy các môn chính trị, tâm lí, giáo dục đạt : 70,8%

- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đạt: 66,4%

Môn tâm lí giáo dục là môn nghiệp vụ giúp sinh viên hình thành nhữngkinh nghiệm ứng xử, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống Bên cạnh đósinh viên cho rằng hoạt động nói chuyện ngoại khóa về nghề sư phạm, vềđạo đức người thầy giáo, tổ chức các ngày lễ truyền thống, sinh hoạt vănhoá văn nghệ, TDTT, hoạt động xã hội có vai trò quan trọng, (đều đạt tỉ lệtrên 50%) Trong các biện pháp giáo dục trên thì biện pháp giáo dục thôngqua việc giảng dạy các môn chuyên ngành chiếm tỉ lệ thấp hơn cả (đạt

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w