trọng tài bóng đá
8 tiết 8 tiết
Bài 2:- Đá bóng: Đá lòng, mu trong, mu giữa
- Đánh đầu trán giữa tại chỗ - Nhận bóng: bằng lòng, gan bàn chân, nửa nẩy
- Dẫn bóng:bằng lòng, mu giữa - Phát triển thể lực
20 tiết 20 tiết
Bài 3:- Ném biên: ném biên tại chỗ
- Động tác giả: giả thân, giả người
- Tranh cướp bóng trước mặt, hai bên
- Kỹ thuật thủ môn: bắt sệt, trung bình, bổng phát bóng bằng chân
Bài 4: - Giới thiệu một số chiến thuật bóng đá
- Chiến thuật 1 chống 2 và 2 chống 3
- Tấn công biên
Thực tập đội hình chiến thuật hiện đại:
1-5-4-1 1-4-3-3 1-4-4-2
4 tiết 4 tiết
Bài 5: Phương pháp thực tập trọng tài
Thảo luận: Thảo luận phần luật, phương pháp trọng tài
4 tiết 4 tiết
Chương trình được tiến hành trong 1 học kỳ với tổng số là học phần bắt buộc, 4 tín chỉ với tổng số thời gian là 60 tiết, Điểm tổng kết môn được tính : điểm chuyên cần ( 10%) + điểm kiểm tra giữa kỳ (30%) + điểm thi kết thúc môn ( 60%).
Chương trình được phân thành các hình thức lên lớp chính là: lý thuyết, thực hành và kiểm tra. Trong đó các phần lên lớp chính trên giảng đường tập trung chủ yếu vào hai hình thức chính là lý thuyết và thảo luận bài, còn lên lớp thực hành là tập luyện, thực tập phương pháp giảng dạy, trọng tài và kiểm tra.
Về thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy và tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường Cao đẳng Sơn la. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.2.1.
Bảng 2.2.1 Kết quả khảo sát chương trình tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá Khoa Giáo dục Thể chất Trường Cao đẳng Sơn La
TT NỘI DUNG SỐ TIẾT TỶ LỆ % 1 Sức nhanh 3 15,7 2 Sức bền 5 26,32 3 Sức mạnh: SM T Đ 3 15,7 SMB 3 15,7 4 Mềm dẻo 2 10,51 5 Khả năng phối hợp vận động 3 15,7 Tổng 19 100
Qua bảng 2.2.1 chúng ta thấy chương trình giảng dạy và tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên Bóng đá Khoa Giáo dục Thể chất Trường Cao đẳng Sơn La như sau:
- Thời gian tập luyện sức nhanh là: 15,7% - Thời gian tập luyện sức bền là: 26.32%
- Thời gian tập luyện sức mạnh tốc độ là: 15,7% - Thời gian tập luyện sức mạnh bền là: 15,7% - Thời gian tập luyện mềm dẻo là: 10,51%
- Thời gian tập luyện khả năng phối hợp vận động là : 15,7%
2.3. Thực trạng nhận thức về rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên
2.3.1. Nhận thức của GV và SV sư phạm tường CĐ Sơn La về bản chất rèn luyện kỹ năng môn bóng đá
2.3.1.1. Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về bản chất rèn luyện kỹ năng môn bóng đá
Để đánh giá nhận thức của SV về bản chất rèn luyện kỹ năng học tập môn Bóng đá, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau: “Theo bạn, rèn luyện kỹ năng đá bóng được hiểu như thế nào?” Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.3.1 dưới đây.
Bảng 2.3.1. Nhận thức của SV về khái niệm rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên
Đáp án SL TL
Là việc GV hướng dẫn cho SV cách thực hiện các kỹ năng đá bóng một cách thành thạo, nhằm giúp SV đạt kết quả cao trong quá trình học tập.
40 57.1
Là việc SV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự rèn luyện kỹ năng học tập cho bản thân
23 32.9
Tổng 70 100
Thông qua bảng thống kê, nhìn chung SV sư phạm trường Cao Đẳng Sơn la có nhiều lựa chọn khác nhau về bản chất rèn luyện kỹ năng đá bóng:
- Phần lớn sinh viên cho rằng “Rèn luyện kỹ năng đá bóng là việc GV hướng dẫn cho SV cách thực hiện các kỹ năng đá bóng một cách thành thạo, nhằm giúp SV đạt kết quả cao trong quá trình học tập” với 40 lựa chọn, chiếm 57.1%.
- Tiếp đến là quan điểm “Rèn luyện kỹ năng đá bóng là việc SV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự rèn luyện kỹ năng học tập cho bản thân” với 23 lựa chọn, chiếm 32.9%.
- Cuối cùng, chỉ có 7 SV, chiếm 10% cho rằng “Rèn luyện kỹ năng đá bóng là việc GV cung cấp cho SV các kỹ năng đá bóng ”.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do: Đặc điểm học tập của SV Cao đẳng khác với đặc điểm học tập của học sinh phổ thông. Học tập của SV không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp. Chính vì thế mà tính chất nghề nghiệp của SV có nhiều điểm khác với học phổ thông. Thể hiện rõ nhất thông qua: tính mục đích của học rất rõ ràng. Đối tượng học tập của sinh viên là hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản có tính hệ thống và tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định. Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao. Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao. Do sự khác biệt như vậy nên học tập ở đại học cốt lõi trong việc học của sinh viên là sự tự ý thức về học tập của họ, đặc biệt là trong môi trường học tập trường học theo tích lũy tín chỉ. Những động
cơ học tập đều có giá trị thúc đẩy SV ra sức học tập, tích lũy tri thức và rèn luyện đạo đức để tự khẳng định bản thân.
Vì thế, đa phần SV đã có nhận thức đúng đắn về bản chất của rèn luyện kỹ năng đá bóng. Tuy nhiên, vẫn có một số SV có quan điểm chưa đúng như cho rằng “Rèn luyện kỹ năng đá bóng là việc GV cung cấp cho SV các kỹ năng đá bóng, là việc SV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự rèn luyện kỹ năng học tập cho bản thân”.
2.3.1.2. Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về rèn luyện kỹ năng học tập môn bóng đá
Bảng 2.3.1.1. Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng Đáp án SL % TB 1 5 45.4 5 2 6 54.5 4 3 10 91 1 4 8 72.7 3 5 9 81.8 2 Chú giải:
1 – Để đạt được các yêu cấu giáo viên đề ra 2 – Để đạt kết quả học tập môn đá bóng cao.
3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thành người GV mẫu mực.
4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ năng đá bóng
5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học.
Từ kết quả ở bảng 2.3.1.1 ta thấy, GV có nhiều lựa chọn khác nhau về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng. Nhiều nhất là đáp án “3 – Để học tập và
rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thành người GV mẫu mực” với 10/11 GV, chiếm 91%. “5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học” với 9/11 GV, chiếm 81.8%. “4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ năng học tập” với 8/11%, chiếm 72.7%. Thấp nhất là lựa chọn “1 – Để đạt được các yêu cấu giáo viên đề ra” với 5/11 GV, chiếm 45.4%.
Lựa chọn này tương đương với lựa chọn của SV.
Để tìm hiểu nhận thức của GV, SV về mục đích mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng, chúng tôi khai thác thêm ý kiến bằng cách đưa ra câu hỏi mở: “Thầy (cô), các bạn mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng với mục đích nào khác ngoài những mục đích đã kể trên?”. Kết quả thu được cho thấy, đa số SV nói “ mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng tốt mục đích là đạt điểm cao, lấy được bằng giỏi, dễ xin việc. Một số SV cho rằng: Rèn luyện kỹ năng tốt thì học tập sẽ dễ dàng hơn, tốn ít thời gian hơn. Các GV được hỏi đa phần đều khẳng định: Mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng là hình thành cho SV sự thành thạo khi sử dụng các kỹ năng, học tập hiệu quả và sáng tạo hơn.
Qua đó có thể thấy, mục đích rèn luyện kỹ đá bóng cho SV là rất đa dạng, phong phú.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng
Từ nhận thức về bản chất của rèn luyện kỹ năng đá bóng của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La, chúng tôi tiếp tục khảo sát về nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng.
2.3.2.1. Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng
Khảo sát mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng của SV sư phạm bằng câu hỏi: “Bạn rèn luyện kỹ năng đá bóng nhằm đạt được mục đích nào sau đây?” thu được kết quả ở bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3.2.1 Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng rèn luyện bóng đá
Đáp án SL % TB 1 27 38.5 3 2 24 34.2 5 3 61 87.1 1 4 26 37.1 4 5 49 70 2 Chú giải:
1 – Để đạt được các yêu cầu giáo viên đề ra 2 – Để đạt kết quả học tập môn bóng đá cao.
3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thành người GV mẫu mực.
4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ năng học tập.
5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, SV sư phạm trường CĐ Sơn La có nhiều lựa chọn khác nhau về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng.
- Số SV lựa chọn đáp án “3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách, trở thành người GV mẫu mực” là nhiều nhất với 61 lựa chọn, chiếm 87.1%.
- Tiếp đến là lựa chọn “5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các môn học” với 49 lựa chọn, chiếm 70%.
- Thứ ba là số SV lựa chọn đáp án “1 – Để đạt được các yêu cầu giáo viên đề ra” với 27 lựa chọn, chiếm 38,5%.
- Xếp thứ tư là số SV lựa chọn “4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các kỹ năng học tập” với 26 SV, chiếm 37.1%.
- Số SV lựa chọn phương án “2 – Để đạt kết quả học tập môn bóng đá cao” là ít nhất với 24 SV, chiếm 34.2%.
Có sự khác nhau như vậy là do bóng đá là môn thể thao vua có tính chất đối kháng cao, vừa mang đặc trưng nghề nghiệp, vừa mang tính nghiệp vụ đối với SV sư phạm. Nội dung môn học bao gồm hệ thống tri thức về các vấn đề liên quan đến thi đấu ,chiến thuật, kỹ thuật, lý luận giáo dục, lý luận dạy học. Đây là hành trang vững chắc để mỗi SV tự tin bước vào quá trình nghề nghiệp sau này – trở thành người giáo viên mẫu mực. Chính vì thế với SV sự phạm việc rèn luyện kỹ năng đá bóng là rất có ý nghĩa. Bên cạnh việc học môn bóng đá, SV còn học rất nhiều môn học khác mà kỹ năng của môn bóng đá có thể vận dụng để học tập môn khác, đem lại kết quả học tập tốt. Vì vậy, nếu có được kỹ năng đá bóng tốt thì sẽ giúp SV học tập môn khác được dễ dàng và có kết quả cao hơn.
Còn lại ba đáp án với số SV lựa chọn tương đương nhau cho thấy trong quá trình học tập việc thực hiện các yếu cầu mà GV đề ra cũng rất cần thiết đối với mỗi SV hay việc đạt được kết quả cao cũng là mục đích mà mọi SV đều hướng tới. SV đang trong quá trình học tập nghề nghiệp nên nhu cầu học hỏi là khá lớn với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, đam mê tìm hiểu, tích lũy tri thức.
Biểu đồ 2.3.2.2. Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng
2.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng
2.4.1. Thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn luyện
Khảo sát thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn luyện trong quá tình học tập môn bóng đá, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn thường được rèn luyện những kỹ năng đá bóng nào?”. Kết quả thu được như ở bảng 2.4.1
Bảng 2.4.1. Thực trạng về các kỹ năng đá bóng mà SV thường được rèn luyện Đáp án SL % TB 1 25 35.7 3 2 31 44.2 2 3 43 61.4 1 4 18 25.7 4
Chú giải:
1 – Nhóm KN tổ chức đá bóng (xây dựng thời gian biểu, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ ...)
2 – Nhóm KN thu thập thông tin (nghe hiểu, quan sát thị phạm của giảng viên, đọc giáo trình, xem video, thường xuyên theo dõi các kênh truyền hình về bóng đá, ...)
3 – Nhóm KN thực hành kỹ năng đá bóng ( vận dụng tri thức, sử dụng các bài tập, luyện tập, trao đổi, lắng nghe, thảo luận để rút ra những đặc điểm cơ bản của kỹ thuật, những sai lầm thường mắc, ghi nhớ, ôn tập, tập luyện thường xuyên ...)
4 – Nhóm KN kiểm tra, tự kiểm tra, điều chỉnh (kiểm tra độ chính xác của kỹ năng thu được, quá trình giải quyết vấn đề, thể hiện bằng các test kiểm tra và quá trình thi đấu .
Quan sát bảng 2.4.1 chúng ta thấy SV thường được rèn luyện nhiều kỹ năng đá bóng khác nhau. Trong đó:
- Xếp thứ nhất là nhóm kỹ năng thực hành kỹ năng đá bóng ( vận dụng tri thức, sử dụng các bài tập, luyện tập, trao đổi, lắng nghe, thảo luận để rút ra những đặc điểm cơ bản của kỹ thuật, những sai lầm thường mắc, ghi nhớ, ôn tập, tập luyện thường xuyên ...)với 43 lựa chọn, chiếm 61.4%
- Xếp thứ hai là nhóm kỹ năng thu thập thông tin học tập (nghe hiểu, quan sát thị phạm của giảng viên, đọc giáo trình, xem video, thường xuyên theo dõi các kênh truyền hình về bóng đá, ...) với 31 SV lựa chọn, chiếm 44.2%
- Xếp thứ ba là nhóm kỹ năng tổ chức đá bóng (xây dựng thời gian biểu, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong nhóm ...) với 25 SV, chiếm 35.7%.
- Cuối cùng, xếp thứ tư là nhóm kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra, điều chỉnh (kiểm tra độ chính xác của thông tin thu được, quá trình giải quyết vấn đề, biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết ...) với 18 lựa chọn, chiếm 25.7%.
Để lý giải cho điều này, chúng ta biết rằng, hiện nay đang là thời đại của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin diễn ra mạnh mẽ, SV có thể tiếp cận với rất nhiều luồng thôn tin khác nhau, từ mọi nền văn hóa trên thế giới theo nhiều nguồn (từ GV, bạn bè, sách, báo, internet, thực hành ...). Trong đó có những thông tin tích cực và tiêu cực, phù hợp hay không phù hợp .... Chính vì thế mà nhóm kỹ năng thu thập và thực hành là vô cùng cần thiết cho SV, giữ vai trò như một màng lọc để SV lựa chọn phù hợp với vấn đề mình cần giải quyết, đồng thời giúp SV biết vận dụng tri thức giải quyết các tình huống khác nhau.
Ở vị trí thấp nhất là nhóm kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra, điều chỉnh là do trong quá trình học tập, SV rất ít khi thực hiện quá trình tự kiểm tra mà chỉ đơn thuần thực hiện theo yêu cầu của GV trong kiểm tra điều kiện, kiểm tra