1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE HIỂU LỜI NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI

23 588 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 89,19 KB

Nội dung

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điến cực ốc tai Mã số: V2012 – 09 Chủ nhiệm đề tài: C.N Phạm Thị Trang Điện thoại di động: 0973.582.009 Email: trangpham168gmail.com Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng8 năm 2013 1. Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai. 2. Nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu cơ sở lí luận: các vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thính, điện cực ốc tai, phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính. Nghiên cứu thực trạng khả năng nghe hiểu lời nói, các biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai và thực nghiệm sư phạm. 3. Kết quả chính đạt được Đề tài đã làm rõ được một số khái niệm: ốc tai điện tử, đặc điểm nghe hiểu lời nói của trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai Đề tài đã khảo sát thực trạng khả năng nghe hiểu lời nói của 10 trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai và các biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói. Đề xuất và thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT

Tên đề tài:

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE HIỂU LỜI NÓI

CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI

Mã số: V2012 – 09

Chủ nhiệm đề tài: CN Phạm Thị Trang

Hà Nội, 2014

Trang 2

Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài

1 CN Phạm Thị Trang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm đề tài

2 ThS Mai Thị Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Thư kí đề tài

3 TS Vương Hồng Tâm, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Đơn vị/cá nhân phối hợp chính:

- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Trang 3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điến cực ốc tai

Mã số: V2012 – 09

Chủ nhiệm đề tài: C.N Phạm Thị Trang

Điện thoại di động: 0973.582.009

Email: trangpham168@gmail.com

Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

1 Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe

hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai

2 Nội dung nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận: các vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thính, điện cực ốc tai,phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính

- Nghiên cứu thực trạng khả năng nghe hiểu lời nói, các biện pháp phát triển khả năngnghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai

- Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thínhsau cấy điện cực ốc tai và thực nghiệm sư phạm

Trang 4

Project: Measures to develop the understanding – hearing speech for children who

use cochlear implants

Project Code: V2012 – 09

Project leader: Pham Thi Trang, Bachelor

Implementing Institution: Vietnam Institute for Educational Sciences

Project duration: August 2012 – August 2013

1 Objective: Propose the measures to develop the understanding – hearing speech

for children who use cochlear implants.

2 Main contents

- Research the basic of theoretical issues related to children with hearing impairment,cochlear implants, developing the understanding – hearing speech for children who usecochlear implants

- Research the fact of the abilities of the understanding – hearing speech for childrenwho use cochlear implants and the measures that have been used to develop

- Propose and experiment the measures to develop the understanding – hearing speechfor children who use cochlear implants

Trang 5

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE HIỂU LỜI NÓI CỦA TRẺ

KHIẾM THÍNH CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử loài người đã chứng minh người khuyết tật, trong đó có trẻ khuyết tật làmột bộ phận cấu thành tất yếu của xã hội Vấn đề chăm sóc, giáo dục cho ngườikhuyết tật, nhất là trẻ em khuyết tật ngày càng được các quốc gia trên thế giới quantâm Nó không còn là vấn đề của riêng gia đình trẻ khuyết tật mà đã trở thành vấn đềchung của toàn xã hội

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó trẻkhiếm thính chiếm 12,43%, trẻ khiếm thị chiếm 13,73%, trẻ chậm phát triển trí tuệchiếm 28,36%, trẻ khuyết tật ngôn ngữ chiếm 12,57%, trẻ vận động 19,25%, trẻ đa tậtchiếm 12,62% [18]

Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển và không ngừng quan tâm để giảm thiểu những khó khăn do khuyết tật mang lại cho người khuyết tật Cấy điện cực ốc tai cho

người khiếm thính là một trong những thành tựu đó Ngày nay điện cực ốc tai pháttriển có thể đạt 24 kênh và đáp ứng hết các dải tần của âm thanh lời nói Trẻ khiếmthính sau cấy điện cực ốc tai, luyện tập và hiệu chỉnh máy có thể đạt sức nghe từ 25 –

35 dB, gần như tương đương với sức nghe của người bình thường [33]

Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy điện cực ốc tai có hiệu quảcho những người khiếm thính ở mức độ nặng và sâu trong việc phục hồi khả năngnghe nói Đặc biệt với công nghệ và kĩ thuật ngày càng được cải biến tinh vi, điện cực

ốc tai giờ có thể áp dụng cấy cho trẻ 6 tháng tuổi Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằngtrẻ khiếm thính được cấy điện cực ốc tai sớm, được can thiệp tích cực sau cấy thì có sựphát triển ngôn ngữ nói không thua kém so với trẻ nghe bình thường

Ngôn ngữ không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà ngôn ngữ còn là công cụcủa tư duy Nhờ có ngôn ngữ trẻ có thể tìm hiểu, khám phá, tiếp nhận thế giới xungquanh, đồng thời ngôn ngữ cũng là phương tiện giúp trẻ kết nối với mọi người xungquanh, thiết lập các mối quan hệ Với trẻ trẻ nhỏ thì sự phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn

3 – 6 tuổi có ý nghĩa to lớn Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về vốn từvựng, hoàn thiện cơ quan phát âm, phát triển việc sử dụng vốn từ ngữ cũng như cấutrúc ngữ pháp Do vậy, ngôn ngữ phát triển tốt là tiền đề quan trọng cho việc trẻ chuẩn

bị bước sang môi trường học mới – môi trường học tiểu học Bởi vậy, việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ sử dụng phương tiện trợ thính, đặc biệt là trẻ cấy điện cực ốc tai giaiđoạn này có ý nghĩa quan trọng Để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ nói một cách toàndiện thì đòi hỏi sự phát triển tích cực ở các khía cạnh nghe, hiểu, sử dụng ngôn ngữnói Việc nghe hiểu ngôn ngữ nói tốt sẽ là tiền đề cho việc phát triển vốn từ, sử dụngvốn từ đó trong hoạt động sinh hoạt, vui chơi và giáo dục Ở Việt Nam đã có các côngtrình nghiên cứu về phát triển giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong môi

trường giáo dục hòa nhập Tiếp nối những nghiên cứu đó, chúng tôi lựa chọn “Biện

pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực

ốc tai” làm vấn đề nghiên cứu, nhằm giúp trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai có thể

phát huy tối đa khả năng nghe để phát triển ngôn ngữ nói, đồng thời góp phần nângcao chất lượng can thiệp sớm, giúp các bé có khả năng hòa nhập tốt nhất

Trang 6

2 Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ khiếmthính cấy điện cực ốc tai, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lờinói cho trẻ sau cấy điện cực ốc tai nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ nói và hòanhập cộng đồng

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận: các vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thính, điện cực ốc tai,phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính

- Nghiên cứu thực trạng khả năng nghe hiểu lời nói, các biện pháp phát triển khả năngnghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai

- Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thínhsau cấy điện cực ốc tai và thực nghiệm sư phạm

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khoa học: Phát triển ngôn ngữ nói, đặc biệt là ngôn ngữ hiểu cho trẻ

mẫu giáo (từ 3 – 6 tuổi) là vô cùng quan trọng Sự phát triển tốt về ngôn ngữ sẽ gópphần tạo nền tảng tốt cho trẻ chuẩn bị bước sang giai đoạn học đường Do vậy, pháttriển khả ănng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi cấy điện cực ốc tai gópphần nâng cao chất lượng ngôn ngữ nói và hiệu quả hòa nhập, giúp trẻ có sự chuẩn bịtốt nhất để chuyển sang giai đoạn giáo dục mới – giai đoạn học đường Trên cơ sở đó,

đề tài nghiên cứu khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai từ 3– 6 tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ sau cấyđiện cực ốc tai

Phạm vi đối tượng: Khả năng hiểu lời nói của trẻ khiếm thính sau cấy điện cực

ốc tai

Phạm vi địa bàn: đề tài tập trung thực hiện ở Cơ sở thực nghiệm giáo dục đặc

biệt – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trường mầm non thực nghiệm Linh Đàm

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp và phân tích các thông tin, kết quảnghiên cứu liên quan đến lý luận của đề tài và làm rõ các khái niệm công cụ

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm đánh giá khả khả năng nghe hiểulời nói của trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai, thực trạng nhận thức của giáo viên, phụhuynh về việc phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực

ốc tai, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ khiếmthính cấy điện cực ốc tai

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ của trẻ: kế hoạch giáo dục cá nhân, sổ nhật kí,sản phẩm của trẻ

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm một số biện pháp phát triểnkhả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai

Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vựcnhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Phương pháp toán thống kê

Trang 7

6 Thời gian thực hiện: Từ 8/2012 đến 8/2013

7 Sản phẩm

- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ nghiên cứu

- Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ nghiên cứu

- 01 bài báo

Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Ngoài nước

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trẻ khiếm thính (TKT) được trang bịmáy trợ thính hay điện cực ốc tai (ĐCÔT) và được can thiệp càng sớm thì khả năngphát triển ngôn ngữ nói càng cao

Nghiên cứu của Apuzzo và Yoshinaga-Itano (1995) chỉ ra rằng, trẻ được pháthiện và can thiệp trong khoảng 13 – 24 tháng thì khả năng ngôn ngữ diễn đạt, ngônngữ hiểu cao hơn so với trẻ được phát hiện và can thiệp sau 25 tháng tuổi

Mary Pet Moeller (2000) lại cho rằng: trẻ tham gia can thiệp trước 11 tháng tuổi

có vốn từ vựng và kĩ năng sử dụng từ ngữ đạt được lúc 5 tuổi trội hơn hẳn so với trẻđược can thiệp muộn hơn

Nghiên cứu của Betty Vohr (2011) và các cộng sự đặc biệt khẳng định vai tròcủa can thiệp sớm như sau: TKT có mức độ suy giảm thính lực khác nhau nếu đượccan thiệp sớm trước 3 tháng tuổi thì có sự phát triển vốn từ vựng nhanh và lớn hơnnhiều so với trẻ can thiệp sau 3 tháng

Kết quả nghiên cứu của Hammes và các cộng sự (2002) chỉ ra rằng, TKT được cấy ĐCÔT khoảng 9 – 18 tháng tuổi thì sau 6 tháng tác động tích cực có sự phát triển ngôn ngữ nói (ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ tiếp nhận và các kĩ năng ngôn ngữ) tương

tự những trẻ nghe bình thường TKT được cấy ĐCÔT trước 18 tháng tuổi thu được kếtquả tốt nhất Một minh chứng khác là kết quả nghiên cứu của Svirsky và các cộng sự (2004) cho thấy: TKT được cấy ĐCÔT khoảng 1 – 2 tuổi có sự phát triển ngôn ngữ tốthơn trẻ cấy ĐCÔT sau 2 tuổi

Yoshinaga-Itano và các cộng sự (2010) cho rằng một số TKT cấy ĐCÔT có thểhọc ngôn ngữ nhanh hơn những trẻ nghe bình thường khác, do vậy, trẻ có thể “bắt kịp”

sự chậm trễ về mặt ngôn ngữ đã xảy ra trước khi trẻ được cấy ĐCÔT và trẻ có thể đạt được sự phát triển ngôn ngữ phù hợp với tuổi khi trẻ 4 đến 7 tuổi

Phương pháp tiếp cận Thính giác – lời nói (Auditory verbal therapy – AVT) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong việc phát triển ngôn ngữ nói cho TKT

sử dụng phương tiện trợ thính(máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai) Với phương pháp AVT, TKT được tận dụng tối đa sức nghe còn lại qua phương tiện trợ thính để phát hiện âm thanh, học cách lắng nghe âm thanh, hiểu và hình thành ngôn ngữ nói một cách tự nhiên, phát triển trong môi trường bình thường, có khả năng độc lập và hòa nhập xã hội Một trong những điểm quan trọng của phương pháp AVT là lấy phụ huynh/người chăm sóc chính làm trung tâm, khuyến khích phụ huynh/người chăm sóc chính sử dụng hội thoại và ngôn ngữ tự nhiên để giao tiếp với trẻ Việc áp dụng

phương pháp AVT đã chứng minh sự phù hợp và hiệu quả trong việc phát triển ngôn

Trang 8

ngữ nói tự nhiên cho TKT sử dụng phương tiện trợ thính Nó đòi hỏi phải có sự vận dụng đúng cách và linh hoạt, tích cực trong quá trình huấn luyện thính giác – lời nói cho trẻ sau khi sử dụng phương tiện trợ thính.

1.1.2 Trong nước

Những năm gần đây thì dịch vụ chăm sóc thính học ở Việt Nam đã được pháttriển hơn TKT không chỉ được tiếp cận với MTT mà còn được tiếp cận với cácphương tiện trợ thính hiện đại khác nhau mà còn được tiếp cận với ĐCÔT – mộtphương trợ thính hiện đại và hiệu quả nhất trong việc giúp trẻ phục hồi khả năng nghe

và phát triển ngôn ngữ nói Điện cực ốc tai được đưa vào Việt Nam từ năm 1998 vàthực hiện ca cấy ghép đơn kênh đầu tiên ở Viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh

do các bác sỹ của hãng All Hear Đến năm 2000 bắt đầu thực hiện cấy ốc tai đa kênh[35] Cho đến nay việc thực hiện cấy điện cực ốc tai đã được thực hiện rộng khắp ởmiền Bắc và miền Nam tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội,bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố

Hồ Chí Minh,… với điện cực chủ yếu của hai hãng Cochlear và Medel Song song với

sự phát triển của các dịch vụ thính học thì các dịch vụ can thiệp cũng được phát triểnmạnh mẽ, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn

Đáp ứng nhu cầu giáo dục TKT, các nhà khoa học, giáo dục ngày càng quantâm hơn đến việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho TKT Trong báo cáo thực trạng canthiệp sớm (CTS) cho TKT (8/2000), Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nhận định: TKT đeoMTT trước 2 tuổi là cần thiết, với sự tác động phù hợp thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triểntốt Tác giả Trần Thị Thiệp (2004) cho rằng quá trình phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ởTKT sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không được chăm sóc và can thiệp tốt về mặt thính học.Tác giả Vương Hồng Tâm (2003) đã nhận định rằng, sử dụng phương pháp tiếp cậnngôn ngữ nghe – nói và những phương tiện giao tiếp thích hợp với nó là một trongnhững biện pháp cơ bản nhất để phát triển khả năng giao tiếp cho TKT trong môitrường giáo dục hòa nhập Điều này đòi hỏi cần có sự tăng cường ngôn ngữ nói và coingôn ngữ nói như là ngôn ngữ thứ nhất

Trong nghiên cứu của Bùi Thị Lâm (2012) thì khẳng định rằng thông qua cáchoạt động chơi sẽ có thể giúp TKT phát triển được ngôn ngữ trong môi trường giáodục hòa nhập Các trò chơi có thể tác động toàn diện đến các kĩ năng nghe hiểu ngônngữ, mở rộng vốn từ, cải thiện độ rõ ràng trong lời nói của trẻ cũng như việc sử dụngngôn ngữ trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày

1.2. Cơ sở lý luận về trẻ khiếm thính và phương tiện trợ thính

1.2.1 Khái niệm "trẻ khiếm thính"

Ngành y sử dụng thuật ngữ “điếc” để chỉ sự suy giảm hoặc mất toàn bộ hay mộtphần sức nghe ở người Trong giáo dục sử dụng thuật ngữ ‘khiếm thính” thay chothuật ngữ “điếc”, “khuyết tật thính giác”

Theo quan điểm giáo dục chúng tôi hiểu: trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy

giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức

Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính

- Đặc điểm cảm giác, tri giác của trẻ khiếm thính: Theo nghiên cứu của N.M.Pheleri và

cộng sự, 95% TKT còn cảm giác thính giác, nhờ đó mà TKT có thể học nói và tiếp thukiến thức, tuy nhiên phải trải qua quá trình học và luyện tập lâu dài Nếu tích cực kíchthích phần thính lực còn lại thì chức năng nghe của TKT sẽ được phát huy Song sự cải

Trang 9

thiện chức năng nghe diễn ra không phải do cơ chế giải phẫu sinh lý của bộ máy thínhgiác mà do hệ thống kỹ năng sử dụng sức nghe còn lại được hình thành

- Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính

- Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính

- Đặc điểm tưởng tượng của trẻ khiếm thính

- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính

Sự phát triển ngôn ngữ của TKT phụ thuộc vào các yếu tố: thời điểm và mức độ mấtthính lực Sự tổn thương chức năng nghe càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ càng hạnchế, được thể hiện ở các yếu tố cấu thành ngôn ngữ như: thiếu về ngữ âm, sai lệch về ngữ pháp,rời rạc về ngữ điệu, nghèo nàn về từ vựng…Trong trường hợp trẻ bị mất thính lực ở mức độnặng hoặc sâu, ngôn ngữ nói có thể hình thành và phát triển nhưng chỉ khi trẻ được giáo dục tốtdưới sự hướng dẫn của cha mẹ, giáo viên

TKT cũng như trẻ bình thường, không thể thiếu nhu cầu giao tiếp với thế giới xung quanh.Nhưng khả năng nghe hạn chế gây cho trẻ những khó khăn trong học tập và hòa nhập cộng đồng.Thực tế này đã đòi hỏi TKT phải sử dụng loại hình ngôn ngữ khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp -

Đó là ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) NNKH mang đậm nét văn hóa riêng của cộng đồng người khiếmthính, là sự kết hợp các động tác của tay, điệu bộ và nét mặt TKT mất thính lực ở mức độ nặng vàsâu nếu không được hỗ trợ tích cực của MTT và sự luyện nghe, luyện nói đúng cách thì ngôn ngữcủa TKT phát triển rất hạn chế

Sự phát triển ngôn ngữ viết ở TKT khác so với trẻ bình thường Ngôn ngữ viết và ngônngữ nói ở TKT có thể diễn ra song song hoặc bằng ngôn ngữ viết và diễn ra trước ngôn ngữ nói.Ngoài ra còn có hệ thống chữ cái ngón tay hỗ trợ TKT trong học tập và giao tiếp

Ngôn ngữ biểu đạt của TKT có nhiều đặc điểm riêng Do hạn chế về khả năng nghe ảnhhưởng đến việc nắm bắt các cấu trúc ngữ pháp, các khái niệm mới Cho nên khả năng diễn đạtngôn ngữ nói, viết của TKT thường bị đảo lộn trật tự ngữ pháp, thiếu từ, sai lệch ngữ pháp,thiếu logic,… Do không điều khiển được luồng hơi từ phổi đi ra nên TKT phát âm nguyên âm

dễ hơn phụ âm, câu nói của trẻ thường bị ngắt quãng, giọng yếu…

1.2.2 Ốc tai điện tử

Dưới đây là một số quan điểm về ốc tai điện tử:

Ốc tai điện tử (Cochlear Implants) là thiết bị biến đổi năng lượng âm thanhthành dấu hiệu điện kích thích lên thần kinh ốc tai của những cá thể điếc sâu [33]

Ốc tai điện tử là một thiết bị vi mạch điện tử cấy vào trong ốc tai giúp cho bệnhnhân bị điếc nặng có thể nghe được nhờ vào một hệ thống tiếp nhận, dẫn truyền vàkhuếch đại các âm thanh từ môi trường bên ngoài vào đến ốc tai và truyền các tín hiệuđiện lên não giúp cho bệnh nhân nghe được.[33]

Theo giáo dục có thể hiểu: ÔTĐT là một thiết bị điện tử được cấy bên trong

ốc tai có tác dụng tiếp nhận, khuếch đại và truyền tín hiệu điện lên não giúp người khiếm thính có thể tiếp nhận và xử lý âm thanh.

1.3 Đặc điểm nghe hiểu ngôn ngữ của trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai

1.3.1 Đặc điểm nghe hiểu ngôn ngữ của trẻ từ 3 – 6 tuổi

Theo Đinh Hồng Thái, ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi phát triển trẻ có khả năng nghe hiểu ởtừng nội dung là khác nhau Tương ứng với từng giai đoạn phát triển, tác giả có nhữngtổng kết như sau:

Trang 10

Với trẻ từ 3 – 36 tháng, khả năng nghe hiểu của trẻ là:

Nghe và phân biệt các giọng nói, giọng điệu khác nhau;

Nghe những từ, cụm từ và câu đơn giản chỉ sự vật, sự việc quen thuộc;

Nghe những bài thơ, đoạn văn vần, bài hát, chuyện kể ngắn có nội dung đơn giản, phùhợp với trẻ;

Nghe và hiểu nghĩa một số từ, câu nói đơn giản;

Biểu hiện thái độ phù hợp với giọng nói và giọng điệu khác nhau như: nựng yêu, cáugắt…

Ở trẻ từ 3 – 6 tuổi, các yêu cầu về khả năng nghe hiểu đã được nâng cao như:

Nghe hiểu người khác nói và phân biệt được các giọng nói, giọng điệu khác nhau;Nghe hiểu những từ, câu;

Nghe hiểu nội dung các lời nói;

Nghe hiểu những câu chuyện, bài hát, bài thơ phù hợp với độ tuổi;

Biểu hiện thái độ thích hợp khi nghe

1.3.2 Đặc điểm nghe hiểu lời nói của trẻ khiếm thính sử dụng phương tiện trợ thính

Theo tổng hợp của Nghe và nói của Cochlear thì trẻ khiếm thính sử dụng phương tiệntrợ thính có đặc điểm và khả năng nghe hiểu lời nói ở từng giai đoạn như sau:

Bảng 1.4: Khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ khiếm thính

0 – 1 tuổi 1 – 2 tuổi 2 – 3 tuổi 3 – 4 tuổi

- Phân biệt giữa

giọng nói tức giận

hay trì mến, ví dụ

- Theo một bướcchỉ dẫn trong khichơi

- Hiểu câu hỏi đơngiản, ví dụ: “mẹđâu?”

- Nhận ra và thểhiện mình hiểu một

số đồ vật bằngcách chỉ

- Hiểu các cụm từtương đương

- Bắt đầu nhận ratên các bộ phận cơthể, ví dụ: tay, mắt

- Thích thú giai

- Hiểu được cáccụm từ hành độngphức tạp hơn

- Hiểu câu hỏichức năng, ví dụ:

Cái gì dùng để uống? – khi chỉ

vào cái cốc

- Hiểu về kíchthước như to/ nhỏ

- Hiểu về giới từchỉ vị trí như:

Trong, trên, dưới

- Hiểu về kháiniệm số lượng như

1 hay tất cả

- Có thể nghe đượccâu chuyện dài 10– 15 phút

- Hiểu được cáckhái niệm khó hơnnhư: chất lượng, sốlượng, chất liệu

- Hiểu khái niệmngày/ đêm, phânbiệt các hoạt độngkhác nhau ở ngày

và đêm

- Theo hướng dẫnvới các khái niệm:rỗng/ đầy, giống/khác

- Hiểu giới từ chỉ

Trang 11

khóc khi nghe thấy

giọng nói gay gắt

chơi cho người lớn

khi được yêu cầu

- Nhận dạng các bộphận cơ thể nhiềuhơn

- Tìm thấy các đồvật quen thuộckhông nằm trongtầm nhìn

- Hiểu được hơn

50 từ

- Nhận diện một sốquần áo, đồ chơi,thức ăn

- Thực hiện được 2yêu cầu với cùngmột đồ vật

- Lựa chọn ra đúng

2 món đồ quenthuộc

- Hiểu được cụm

từ hành động

- Chỉ ra đúng các

bộ phận cơ thể, vídụ: cằm, má

- Bắt đầu hiểu đại

từ nhân xưng – củacon, mẹ

- Nhận ra các từmới hàng ngày

- Tới 24 tháng hiểuđược khoảng 250 –

- Hiểu và trả lờibằng ngôn ngữ khóhơn và mệnh lệnh

- Đưa ra 2 – 3động từ mệnh lệnhtrong một câu

- Dùng được nhiềugiới từ chỉ vị trí

- Mở rộng pháttriển các khái niệmthu nhận

- Nhận dạng từngphần của một đồvật

- Hiểu về kháiniệm thời gian:

Hôm nay, ngàymai

- Hiểu được câu

hỏi: Cái gì không

có ở đây? Cái gì không thuộc về đồ này?

- Hiểu số ít/ sốnhiều

- Hiểu sự khácnhau giữa hiện tại/quá khứ/ tương lai

- Trả lời được các

từ tương đương

- Nhận dạng vật bịthiếu trong cả ngữcảnh

- Hiểu: ngày/ sáng/chiều/ tối

- Biết so sánh vềtốc độ, trọnglượng

- Hiểu 1500 – 2000từ

1.3.3 Phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai

Ngày đăng: 01/06/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w