MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 4.3.Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên 4 4.4. Phương pháp nghiên cứu khác 5 5. Phạm vi nghiên cứu 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU LỜI NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SAU CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.1.1. Thế giới 5 1.1.2. Việt Nam 6 1.2. Các khái niệm cơ bản 7 1.2.1. Trẻ khiếm thính 7 1.2.2. Điện cực ốc tai (ĐCOT) 10 1. 3. Phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT 13 1.3.1. Phát triển khả năng nghe cho TKT 13 1.3.2. Khả năng nghe hiểu lời nói 16 1.3.3. Kĩ năng nghe hiểu lời nói 17 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe – hiểu lời nói của TKT sau cấy ĐCOT 18 Kết luận chương 1 19 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU NGÔN LỜI NÓI CHO TKT SAU CẤY ĐCOT 21 2.1. Những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng các bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT 21 2.2. Điều kiện thực hiện 21 2.3. Cấu trúc của bài tập 22 2.4. Các bàitập 24 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 Tiếng Việt 46 Tiếng Anh 47 PHỤ LỤC 48
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên 4
4.4 Phương pháp nghiên cứu khác 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU LỜI NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SAU CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI.5 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Thế giới 5
1.1.2 Việt Nam 6
1.2 Các khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Trẻ khiếm thính 7
1.2.2 Điện cực ốc tai (ĐCOT) 10
1 3 Phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT 13
1.3.1 Phát triển khả năng nghe cho TKT 13
1.3.2 Khả năng nghe hiểu lời nói 16
1.3.3 Kĩ năng nghe hiểu lời nói 17
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe – hiểu lời nói của TKT sau cấy ĐCOT 18
Kết luận chương 1 19
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU NGÔN LỜI NÓI CHO TKT SAU CẤY ĐCOT 21
2.1 Những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng các bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT 21
2.2 Điều kiện thực hiện 21
2.3 Cấu trúc của bài tập 22
2.4 Các bài tập 24
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Tiếng Việt 46
Tiếng Anh 47
PHỤ LỤC 48
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật đã được Đảng, Nhà nước
và Xã hội đặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện trong hàng loạt các văn bản Quốcgia, Chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tạo cơ hội chotrẻ khuyết tật được học tập ở một trong hai loại hình trường lớp hoà nhập, bán hoànhập hoặc chuyên biệt đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010”, Chỉ thị số01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạođược giao nhiệm vụ xây dựng “Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻkhuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015”
Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyếttật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và đượctrợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đótrẻ khiếm thính chiếm 12,43%, trẻ khiếm thị chiếm 13,73%, trẻ chậm phát triển trítuệ chiếm 28,36%, trẻ khuyết tật ngôn ngữ chiếm 12,57%, trẻ vận động 19,25%,trẻ đa tật chiếm 12,62% [14]
Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển và không ngừng quan tâm để giảmthiểu những khó khăn do khuyết tật mang lại cho người khuyết tật Cấy điện cực ốc taicho người khiếm thính là một trong những thành tựu đó Ngày nay điện cực ốc taiphát triển có thể đạt 24 kênh và đáp ứng hết các dải tần của âm thanh lời nói Trẻkhiếm thính sau cấy điện cực ốc tai, luyện tập và hiệu chỉnh máy có thể đạt sứcnghe từ 25 – 35 dB, gần như tương đương với sức nghe của người bình thường.[22]Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy điện cực ốc tai có hiệu quảcho những người khiếm thính ở mức độ nặng và sâu trong việc phục hồi khả năngnghe nói Đặc biệt với công nghệ và kĩ thuật ngày càng được cải biến tinh vi, điệncực ốc tai giờ có thể áp dụng cấy cho trẻ 6 tháng tuổi Do đó trẻ có nhiều cơ hội đểphát triển ngôn ngữ Nhưng nếu trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai không đượctác động giáo dục đúng cách và kịp thời thì điện cực ốc tai không phát huy tác dụng
lý tưởng Thực tế cho thấy vấn đề phát huy khả năng nghe và phát triển ngôn ngữlời nói trẻ sau cấy điện cực ốc tai ở Việt Nam nói chung, khu vực phía Bắc và Hà
Trang 4Nội nói riêng chưa có sự đồng nhất về phương pháp và còn nhiều bất cập Ngônngữ nói của trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai chưa thực sự được hình thành
và phát triển một cách tự nhiên Mặc dù trẻ vẫn được can thiệp và hỗ trợ thườngxuyên nhưng một nhóm trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai có ngôn ngữ hiểu
và ngôn ngữ lời nói còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với khả năng nghe
Theo khảo sát ban đầu tại một số cơ sở hỗ trợ cho trẻ khiếm thính cấy điệncực ốc tai tại Hà Nội thì việc áp dụng các phương pháp để phát triển ngôn ngữ nóicho trẻ (bao gồm cả phương pháp AVT) chưa thống nhất và đúng cách Do đó,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu ngôn ngữ lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai” làm đề tài nghiên cứu, góp phần
giúp trẻ khiếm thính được phát huy tối đa khả năng nghe để hình thành, phát triểnngôn ngữ nói một cách tự nhiên sau cấy điện cực ốc tai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một số bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếmthính sau cấy điện cực ốc tai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là các vấn đề liên quan đến trẻkhiếm thính cấy điện cực ốc tai, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau cấyđiện cực, phương pháp trị liệu ngôn ngữ (VAT)
- Xây dựng các bài tập nhằm phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻkhiếm thính sau cấy điện cực ốc tai
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp và phân tích các thông tin, kếtquả nghiên cứu liên quan đến lý luận của đề tài và làm rõ các khái niệm công cụ
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập và xử lý thông tin về việc thửnghiệm các bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính saucấy điện cực ốc tai tại các cơ sở can thiệp sớm, trường mầm non hòa nhập: Phòngthực nghiệm giáo dục đặc biệt – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Trường mầmnon thực nghiệm Linh Đàm – Hà Nội
4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên
Trang 5- Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt và giáo viên đangtrực tiếp dạy trẻ khiếm thính về tính khả thi của các bài tập đã xây dựng
4.4 Phương pháp nghiên cứu khác
- Phương pháp toán học và thống kế để xử lí số liệu, đánh giá và kiểm địnhkết quả nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ đề xuất một số bài tập nhằm nhằm phát triển khả năng nghe – hiểungôn ngữ lời nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non, cơ sở can thiệp sớm có trẻ
khiếm thính cấy điện cực ốc tai đang theo học: Phòng thực nghiệm Giáo dục đặc biệt– Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trường mầm non thực nghiệm Linh Đàm
- Đối tượng nghiên cứu: 5 TKT cấy điện cực ốc tai; 8 giáo viên can thiệp
sớm
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU LỜI NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SAU CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Thế giới
Máy trợ thính ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc hỗ trợ ngườikhiếm thính phục hồi khả năng nghe nói Nhưng không dừng lại ở đó, các nhà khoahọc vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương tiện hữu hiệu hơn giúp nhữngngười khiếm thính ở mức độ nặng và sâu cũng có thể phục hồi khả năng nghe nóimột cách tốt nhất Ý tưởng đầu tiên xuất hiện năm 1790 khi Alessandro Volta (Ý)phát hiện ra việc kích thích điện lên hệ thống thính giác tạo ra khả năng tiếp nhận
âm thanh, đến năm 1950, Algerie Adre Djourno và Charles Eyries (Pháp) thực hiệnkích thích trực tiếp lên thần kinh thính giác với một điện cực, nhưng bệnh nhân củaông chỉ nghe được tiếng ồn Năm 1961 Tiến sĩ William House, John Doyle (nhàgiải phẫu thần kinh) và James Doyle ( kỹ sư điện) bắt đầu làm việc trên một thiết bị
Trang 6kênh đơn ở Los Angeles Graeme Clark (Úc) phát triển một thiết bị đa kênh kíchthích ốc tai năm 1970 và đã thực hiện cấy ghép trên bệnh nhân đầu tiên tên là RodSaunders [17]
Từ thập niên 1980 đến nay, tổ chức FDA (Food and Drug Administration)chấp thuận cho cấy điện cực ốc tai ở cả người lớn và trẻ em Đến năm 1984, tổchức này đã Năm 1990, FDA giảm tuổi được cho phép cấy điện cực xuống 2 tuổi,sau đó là 18 tháng vào năm 1998, và cuối cùng là 12 tháng vào năm 2002 Thiết bịcấy điện cực ốc tai vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và không ngừngđược cải tiến về kĩ thuật [22]
Cấy điện cực ốc tai mang lại cho người khiếm thính những lợi ích to lớnnhưng đòi hỏi phải có phương pháp phát triển ngôn ngữ sau cấy điện cực thích hợp– phương pháp Nghe – Nói Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phương phápAVT (Auditory – Verbal Theorapy: Trị liệu thính giác bằng lời) để trị liệu ngônngữ lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai Với phương pháp AVT, trẻkhiếm thính được tận dụng tối đa sức nghe còn lại qua phương tiện trợ thính (máytrợ thính hoặc điện cực ốc tai) để phát hiện âm thanh, học cách lắng nghe âm thanh,hiểu và hình thành ngôn ngữ nói một cách tự nhiên, phát triển trong môi trườngbình thường, có khả năng độc lập và hòa nhập xã hội Một trong những điểm quantrọng của phương pháp AVT là lấy phụ huynh/người chăm sóc chính làm trungtâm, khuyến khích phụ huynh/người chăm sóc chính sử dụng hội thoại và ngôn ngữ
tự nhiên để giao tiếp với trẻ [18]
1.1.2 Việt Nam
Điện cực ốc tai được đưa vào Việt Nam từ năm 1998 và thực hiện ca cấyghép đơn kênh đầu tiên ở Viện Nhi Trung ương 1 Thành phố Hồ Chí Minh do cácbác sỹ của hãng All Hear Đến năm 2000 bắt đầu thực hiện cấy ốc tai đa kênh Chođến nay việc thực hiện cấy điện cực ốc tai đã được thực hiện rộng khắp ở miền Bắc
và miền Nam tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Nhi Đồng 1 Hà Nội, bệnh việnĐại học Y Hà Nội, bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố HồChí Minh,… với điện cực chủ yếu của hai hãng Cochlear và Medel [24] Các hãngđiện cực đã tổ chức các khóa tập huấn cho giáo viên và phụ huynh về các phươngpháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau cấy điện cực, đặc biệt là phương pháp AVT.Mặc dù việc cấy điện cực ốc tai được đưa vào Việt Nam khá lâu nhưng cho đến nayvẫn chưa có nghiên cứu sâu nào về tác động giáo dục nhằm phát triển nhận thức vàkhả năng ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính sau cấy điện cực ốc tai
Trang 71.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Trẻ khiếm thính
1.2.1.1 Khái niệm "trẻ khiếm thính"
Ngành y sử dụng thuật ngữ “điếc” để chỉ sự suy giảm hoặc mất toàn bộ haymột phần sức nghe ở người Trong giáo dục sử dụng thuật ngữ ‘khiếm thính” thaycho thuật ngữ “điếc”, “khuyết tật thính giác”
Theo quan điểm giáo dục chúng tôi hiểu: trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức [7].
1.2.1.2 Phân loại, mức độ khiếm thính
Có nhiều cách để phân loại TKT như: phân loại theo mức độ suy giảm thínhlực, phân loại theo thời gian xuất hiện tật điếc, phân loại theo vị trí tổn thương của
cơ quan thính giác Cách phân loại được sử dụng chủ yếu trong ngành giáo dục làphân loại theo khả năng nghe còn lại Căn cứ vào khả năng nghe còn lại được đobằng âm thanh đơn trong dải tần từ 500Hz đến 4000Hz, khiếm thính được chiathành 4 mức độ sau [7]:
71 – 90 dB) - Trẻ chỉ nghe được tiếng nói to sát tai.
- Mức 4: Điếc sâu (trên
90 dB)
- Trẻ hầu như không nghe được trừ một số âm thanh thật
to như tiếng sấm, tiếng trống to
Việc xác định mức độ thính lực cho TKT có ý nghĩa thực tiễn cao giúp việclựa chọn MTT và lựa chọn các biện pháp can thiệp phù hợp
Có nhiều nguyên nhân gây khiếm thính ở TKT, theo Ngô Ngọc Liễn (2001)chia các nhóm nguyên nhân theo thời gian gây khuyết tật thính giác [6]
1.2.1.3 Một số đặc điểm phát triển của trẻ khiếm thính
TKT cũng như mọi trẻ em khác, hình thành và phát triển theo qui luật chungcủa con người Nhưng do những khiếm khuyết về mặt thính giác nên TKT cónhững đặc điểm riêng về mặt tâm lý
Trang 8- Đặc điểm cảm giác, tri giác của trẻ khiếm thính
Cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức củacon người Do những tổn thương về cơ quan thính giác nên việc tiếp nhận âm thanhgặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của TKT [13]
Theo nghiên cứu của N.M.Pheleri và cộng sự, 95% TKT còn cảm giác thínhgiác, nhờ đó mà TKT có thể học nói và tiếp thu kiến thức, tuy nhiên phải trải qua quátrình học và luyện tập lâu dài Nếu tích cực kích thích phần thính lực còn lại thì chứcnăng nghe của TKT sẽ được phát huy Song sự cải thiện chức năng nghe diễn ra khôngphải do cơ chế giải phẫu sinh lý của bộ máy thính giác mà do hệ thống kỹ năng sửdụng sức nghe còn lại được hình thành [20]
Do mất cảm giác nghe nên cảm giác thị giác có vai trò đặc biệt đối với TKT
Nó trở thành con đường chủ yếu và chủ đạo trong quá trình nhận thức của trẻ Trẻ
có khả năng nắm bắt nhanh những chi tiết rất nhỏ của sự vật hiện tượng hay nhữngđặc điểm nổi bật nào đó mà trẻ tiếp xúc [13]
Đối với TKT cảm giác vận động và xúc giác có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong việc tiếp nhận ngôn ngữ Cảm giác vận động là phương thức duy nhất giúpTKT kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung, nhận được từ hoạt động của bộmáy phát âm Cảm giác xúc giác – rung có nét độc đáo và đặc trưng Nó là phươngtiện trợ giúp quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của TKT [13]
- Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính
TKT có khả năng ghi nhớ có chủ định về vị trí của các đồ vật không thua kém
so với trẻ bình thường Khả năng ghi nhớ bằng lời của trẻ hạn chế, chủ yếu trẻ tái tạolại bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ Ghi nhớ có ý nghĩa của TKT không bền vững [13]
- Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính
Tư duy trực quan hành động cụ thể ở TKT phát triển khá bình thường, nhưng tưduy trừu tượng ở TKT gặp nhiều khó khăn Thao tác tư duy của trẻ cũng gặp nhiều khókhăn, đặc biệt là thao tác khái quát hóa và trừu tượng hóa [13]
- Đặc điểm tưởng tượng của trẻ khiếm thính
Khả năng tưởng tượng gắn liền với hình ảnh ở TKT phát triển như những trẻbình thường Trẻ gặp khó khăn khi tưởng tượng tái tạo những sự kiện lịch sử vàtưởng tượng sự vật, hiện tượng mà trẻ chưa được trực quan Do những hạn chế vềnghe nên khả năng tưởng tượng sáng tạo của TKT gặp khó khăn, đặc biệt là việc tiếpthu những kiến thức tự nhiên, văn học Tưởng tượng sáng tạo gắn liền với tri giácnhìn và thao tác hành động ở trẻ khá tốt [13]
Trang 9- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính
Sự phát triển ngôn ngữ của TKT phụ thuộc vào các yếu tố: thời điểm vàmức độ mất thính lực Sự tổn thương chức năng nghe càng sớm thì khả năng pháttriển ngôn ngữ càng hạn chế, được thể hiện ở các yếu tố cấu thành ngôn ngữ như:thiếu về ngữ âm, sai lệch về ngữ pháp, rời rạc về ngữ điệu, nghèo nàn về từ vựng…Trong trường hợp trẻ bị mất thính lực ở mức độ nặng hoặc sâu, ngôn ngữ nói có thểhình thành và phát triển nhưng chỉ khi trẻ được giáo dục tốt dưới sự hướng dẫn củacha mẹ, giáo viên
TKT cũng như trẻ bình thường, không thể thiếu nhu cầu giao tiếp với thế giớixung quanh Nhưng khả năng nghe hạn chế gây cho trẻ những khó khăn trong học tập
và hòa nhập cộng đồng Thực tế này đã đòi hỏi TKT phải sử dụng loại hình ngôn ngữkhác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp - Đó là ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) NNKH mang đậmnét văn hóa riêng của cộng đồng người khiếm thính, là sự kết hợp các động tác của tay,điệu bộ và nét mặt [13] TKT mất thính lực ở mức độ nặng và sâu nếu không được hỗtrợ tích cực của MTT và sự luyện nghe, luyện nói đúng cách thì ngôn ngữ của TKT pháttriển rất hạn chế
Sự phát triển ngôn ngữ viết ở TKT khác so với trẻ bình thường Ngôn ngữviết và ngôn ngữ nói ở TKT có thể diễn ra song song hoặc bằng ngôn ngữ viết vàdiễn ra trước ngôn ngữ nói Ngoài ra còn có hệ thống chữ cái ngón tay hỗ trợ TKTtrong học tập và giao tiếp [13]
Ngôn ngữ biểu đạt của TKT có nhiều đặc điểm riêng Do hạn chế về khả năngnghe ảnh hưởng đến việc nắm bắt các cấu trúc ngữ pháp, các khái niệm mới Chonên khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói, viết của TKT thường bị đảo lộn trật tự ngữpháp, thiếu từ, sai lệch ngữ pháp, thiếu logic,… Do không điều khiển được luồng hơi
từ phổi đi ra nên TKT phát âm nguyên âm dễ hơn phụ âm, câu nói của trẻ thường bịngắt quãng, giọng yếu… [13]
- Mối quan hệ giữa sự suy giảm thính giác và khả năng phát triển ngôn ngữ nói
Khi tai người tiếp nhận âm thanh truyền lên trung ương thần kinh thính giác.Dao động cơ học sẽ biến đổi âm thanh thành các tín hiệu điện để truyền vào não bộ
Để sản sinh ra tiếng nói cần sự tham gia của các bộ phận: phổi, khí quản,thanh quản, họng, hốc mũi và khoang miệng Nguồn năng lượng chính trong việc sảnsinh ra tiếng nói chính là luồng không khí đi ra từ phổi Sự biến đổi liên tục củaluồng không khí thở ra tạo thành âm thanh tiếng nói [20]
Trang 10Ở người bình thường, âm thanh thu nhận được không bị méo mó, nguyênvẹn Sau khi được xử lý và tạo thành tiếng nói qua cơ quan phát âm Âm thanh phát
ra được tròn tiếng, rõ ràng Nhưng ở người khiếm thính, do bị suy giảm về thínhlực nên âm thanh đầu vào không đầy đủ khiến cho việc xử lý tín hiệu âm thanh vàtạo ra các âm sẽ bị méo mó Do vậy khi đeo MTT, TKT cần được luyện nghe để cókhả năng cảm nhận, nhận diện, phân biệt âm thanh và kết hợp với luyện tập bộ máycấu âm sao cho luồng hơi đi ra vừa đủ để tiếng nói được sản sinh cũng như giữ hơithở, nhịp điệu sao cho câu nói được diễn đạt đầy đủ, không bị ngắt quãng
Đặc điểm suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ củaTKT [20]: Khả năng nghe phải đạt được ở tần số 3000Hz thì mới có thể nghe đượccác nguyên âm Khả năng nghe phải đạt được ở tần số 6.000 Hz thì mới có thể ngheđược các phụ âm
1.2.2 Điện cực ốc tai (ĐCOT)
1.2.2.1 Khái niệm "điện cực ốc tai"
Dưới đây là một số quan điểm về ĐCOT:
Điện cực ốc tai (Cochlear Implants) là thiết bị biến đổi năng lượng âm thanhthành dấu hiệu điện kích thích lên thần kinh ốc tai của những cá thể điếc sâu [22]
Ốc tai điện tử là một thiết bị vi mạch điện tử cấy vào trong ốc tai giúp chobệnh nhân bị điếc nặng có thể nghe được nhờ vào một hệ thống tiếp nhận, dẫntruyền và khuếch đại các âm thanh từ môi trường bên ngoài vào đến ốc tai vàtruyền các tín hiệu điện lên não giúp cho bệnh nhân nghe được.[24]
Theo giáo dục có thể hiểu: ĐCOT là một thiết bị điện tử được cấy bên trong ốc tai có tác dụng tiếp nhận, khuếch đại và truyền tín hiệu điện lên não giúp người khiếm thính có thể nghe và phát triển được ngôn ngữ nói.
1.2.2.2 Hệ thống ĐCOT
* Cấu tạo
Trang 11Điện cực ốc tai
1 Bộ phận bên trong (A) bao gồm:
- Con chip xử lý và kích phát xung điện được cấy dưới da, phía sau tai
- Dãy điện cực được làm băng platin trên khuôn mềm silicon, uốn vòngtheo trục xoắn của ốc tai
2 Bộ phận bên ngoài bao gồm
- Bộ phận B, được thiết kế nhỏ gọn có hình dáng tương tự máy trợ thínhsau tai, có microphone thu nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài và bộphận xử lý âm thanh
- Bộ phận C: là cuộn nam châm được đặt ở vị trí tương ứng với con chípbên dưới da đầu và được kết nối với bộ phận thu nhận và xử lý âm thanh
B bằng sợi dây nhỏ
Như vậy có thể thấy, mỗi điện cực ốc tai gồm hai bộ phận chính: bộ phậnbên ngoài (A, B) và bộ phận bên trong (C) Bộ phận bên ngoài có chức năng như
bộ phận ngoài của tai là thu nhận, xử lý các tín hiệu âm thanh và truyền vào taitrong Bộ phận bên trong có chức năng như tai trong, sau khi nhận được các tínhiệu âm thanh, chuyển chúng thành các xung động điện truyền qua dây thần kinhthính giác kích thích lên vỏ não [23]
* Cơ chế hoạt động
Trang 12Điện cực ốc tai sau khi cấy
Sau khi cấy, điện cực ốc tai hoạt động như một chiếc tai của người bìnhthường với cơ chế như sau:
1 Âm thanh được thu nhận qua microphine Sau đó, bộ phận xử lý lời nói mã hóa
và chuyển thành tín hiệu số
2 Tín hiệu được truyền vào trong bộ phận cấy dưới da đầu Con chíp này chuyểncác tín hiệu thành xung điện
3 Các xung điện được truyền tới điện dãy điện cực đặt trong ốc tai
4 Các điện cực kích thích dây thần kinh thính giác, não bộ thu nhận tín hiệu âmthanh
1.2.2.3 Lợi ích của việc cấy ĐCOT
Cấy ĐCOT không phải là cách chữa trị tật điếc Tuy nhiên, cấy ghép ốc taiđiện tử có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm nghe được giọng nói, âm thanh củamôi trường và âm nhạc Các lợi ích có thể ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người
Trang 13tùy thuộc vào: độ tuổi, mức độ và thời gian mất thính lực, tình trạng của ốc tai và cácđiều kiện y khoa khác Cấy ĐCOT giúp trẻ khiếm thính:[22]
Nghe được âm thanh hằng ngày
Gần như tất cả những người cấy ghép ĐCOT đều nghe được âm thanh bênngoài, giúp họ giữ liên lạc với xung quanh, ví dụ như: âm thanh xe cộ, chuông cửa,báo động, v.v Hầu hết người cấy ốc tai đều nói rằng họ nghe được nhiều âm thanhhằng ngày có khác biệt rõ ràng, như tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc, tiếng nướcchảy nhỏ giọt và nhiều hơn nữa
Hiểu được giọng nói
Đa số những người cấy ghép ĐCOT nghe được giọng nói Với một chươngtrình hỗ trợ và can thiệp hiệu quả, trẻ được học để hiểu giọng nói và dần dần trở nên
dễ dàng hơn khi trẻ đã có kinh nghiệm Nhiều người cấy ốc tai điện tử tiếp tục hiểugiọng nói rất tốt, không cần dựa trên việc đọc hình miệng
Tăng cường khả năng nói
Bằng việc nghe người khác nói chuyện cũng như nghe giọng nói của chínhmình, người cấy ghép ốc tai điện tử có thể tạo ra sự cải thiện lớn trong khả năngnói
Sử dụng được điện thoại
Nhiều người cấy ghép ốc tai điện tử thành công trong việc sử dụng điệnthoại cố định và di động
Nghe nhạc
Công nghệ ngày nay giúp cho người dùng cấy ghép ốc tai điện tử có khảnăng thưởng thức âm nhạc Cũng như việc hiểu giọng nói, kỹ năng nghe nhạc cóthể được phát triển và cải thiện thông qua thực tế
Như vậy có thể thấy ĐCOT mang lại nhiều lợi ích TKT và gia đình trẻ.Nhưng để có thể đạt được tất cả các hữu ích trên của ĐCOT thì đòi hỏi trẻ khiếmthính được cấy phải được hỗ trợ một cách thường xuyên, tích cực để trẻ có thể tậndụng tối đa khả năng nghe và phát huy mạnh mẽ trong việc phát triển khả năngnghe nói và các lĩnh vực phát triển khác
1 3 Phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT
1.3.1 Phát triển khả năng nghe cho TKT
Chúng ta biết rằng vào thời kỳ La Mã, con người đã chú ý tới việc dạy ngườiđiếc nói, khi đó sức nghe của người điếc được chứng minh là có Itard đã chỉ ra
Trang 14rằng người khiếm thính còn lại sức nghe và sức nghe đó ở dạng “tiềm ẩn” và phảiđược “đánh thức” Ông đã xây dựng các bài tập luyện nghe để kích thích khả năngnghe của người điếc Như vậy chúng ta có thể nhận thấy vai trò đầu tiên của viêcluyện nghe với TKT là: tận dụng sức nghe còn lại để phát triển khả năng nghe củatrẻ [15]
Các kỹ năng nghe của trẻ phát triển qua bốn giai đoạn, mất thính lực ảnhhưởng tới các kỹ năng nghe của trẻ Nhưng với TKT thì dù mất thính lực ở mức độnào thì đa số trẻ vẫn có khả năng nghe được các âm thanh có cường độ lớn nhưtiếng trống, tiếng sấm… Do đó luyện nghe có tác dụng tận dụng sức nghe còn lạicủa trẻ Hơn nữa, việc luyện nghe còn là điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ lờinói TKT sau khi cấy ĐCOT khả năng nghe của trẻ rất tốt Do vậy việc luyện nghelại càng đóng vai trò quan trọng đối với TKT sau khi cấy ĐCOT Nếu được luyệnnghe, trẻ sẽ phát triển và biết tận dụng tối đa khả năng nghe còn lại của mình Tuỳtheo mức độ nghe của trẻ, sự can thiệp sớm hay muộn, sự phù hợp của máy trợthính mà khả năng nghe và ngôn ngữ nói được hình thành và phát triển ở các mức
độ khác nhau Việc tận dụng phần còn lại của thính lực (khả năng nghe của trẻ) cómột ý nghĩa đặc biệt trong hình thành và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ [2]
TKT trước khi cấy ĐCOT ở mức độ điếc sâu, hầu như không nghe thấy âmthanh lời nói Sau khi cấy ĐCOT ngưỡng nghe của trẻ sẽ thấp xuống Nhưng trẻkhông thể nghe thấy âm thanh ngay được vì trẻ chưa có kinh nghiệm nghe và chưanghe được âm thanh
Các nghiên cứu khoa học cho thấy ngay từ khi nằm trong bụng mẹ trẻ đã cóthể nghe được âm thanh và có thể phản ứng lại với các âm thanh nghe được Conđường nghe của trẻ phát triển một cách tự nhiên Còn với trẻ cấy ĐCOT việc nghe
sẽ khác với trẻ bình thường:
- Trẻ bình thường nghe thông qua việc tiếp nhận âm thanh một cách tựnhiên
- Trẻ đeo máy trợ thính nghe qua máy trợ thính
- Trẻ cấy ĐCOT nghe qua các thiết bị ốc tai điện tử
Trang 15- Nguyên lý nghe của tai nghe bình thường khác với nguyên lý nghe củađiện cực ốc tai Tai nghe bình thường là có sự rung động của các tế bào lông tạonên các điện thế hoạt động kích thích dây thần kinh thính giác qua đó tới não bộ đểphân tích và phản hồi lại Còn cấy ĐCOT là bộ phận cấy sẽ truyền các tín hiệu đếncác điện cực nằm trong ốc tai, thần kinh thính giác sẽ thu nhận các tín hiệu vàtruyền nó đến não, não sẽ nhận biết tín hiệu này như là âm thanh.
Trước khi cấy ĐCOT hầu như trẻ bị điếc sâu không nghe thấy âm thanh, trẻkhông có kinh nghiệm nghe và máy trợ thính cũng không có tác dụng với trẻ.Nhưng sau khi cấy ngưỡng nghe của trẻ giảm xuống Trẻ có thể nghe thấy âmthanh nhưng phải tập luyện Vì những gì trẻ nghe thấy là các tín hiệu, nên luyệnnghe nhiều lần trẻ sẽ có kỹ năng nghe Do vậy trẻ sau khi cấy ốc tai nên tiến hànhluyện nghe càng sớm càng tốt, trẻ càng có cơ hội phát triển ngôn ngữ Trẻ cũng rènluyện và dần hình thành kỹ năng nghe bằng ốc tai điện tử
Trẻ nghe (bình thường) học ngôn ngữ trong môi trường giàu âm thanh lờinói Sau khi có những kỹ năng tiếp nhận tiếng nói, các kỹ năng biểu đạt bằng lờinói dần dần được hình thành và phát triển Trẻ bắt đầu nói từng tiếng một rồi sau đónhiều tiếng, rồi thành câu… TKT không thể học nói theo cách trên, tuy rằng cácbước học nói cũng có những điểm giống như trẻ nghe được Hơn nữa, nếu khôngđược luyện tập đúng phương pháp,và thường xuyên TKT sẽ khó có thể có tiếng nói
rõ ràng, dễ hiểu TKT có thể học chiếm lĩnh ngôn ngữ nói trong môi trường tựnhiên qua các trò chơi có được thiết kế cụ thể Do vậy trẻ cần được luyện tập việcnghe âm thanh thường xuyên thông qua các hoạt động hàng ngày Điều đó cho thấyvai trò quan trọng của việc luyện nghe đối với trẻ khiếm thính
Thông qua việc luyện nghe sẽ giúp trẻ rèn luyện thói quen tri giác âm thanh,
để trẻ có thói quen nghe và sử dụng ngôn ngữ nói với sự hỗ trợ cuả ốc tai điện tử.Khi đó sẽ giúp các em hòa nhập cộng đồng tốt hơn
Như vậy có thể thấy được các vai trò quan trọng của việc luyện nghe là: Tậndụng sức nghe còn lại để phát triển khả năng nghe của trẻ, qua đó trẻ có kinhnghiệm, hình thành kỹ năng nghe bằng ốc tai điện tử, giúp trẻ hiểu về thế giới xung
Trang 16quanh, tránh các rủi ro,….Kinh nghiệm và các kĩ năng nghe có được là cơ sở tiền đề
để trẻ học nói tốt hơn Rèn luyện thói quen tri giác âm thanh, kỹ năng nghe và sửdụng ngôn ngữ nói với sự hỗ trợ của các phương tiện trợ thính Thông qua luyệnnghe trẻ có thể nghe được âm thanh lời nói và phát triển ngôn ngữ một cách tựnhiên
1.3.2 Khả năng nghe hiểu lời nói
Khả năng nghe – hiểu lời nói là khả năng xử lý các thông tin lời nói thuđược qua bộ máy thính giác thành các tín hiệu được truyền lên não bộ, mã hóa vàthể hiện ra bên ngoài bằng tiếng nói, cử chỉ điệu bộ có ý nghĩa
Ở trẻ bình thường, khả năng ngôn ngữ phát triển cả về lượng và về chất quacác giai đoạn, theo các bước phát triển khác nhau, từ thấp đến cao Khả năng hiểungôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau Cá nhân mỗi trẻ đều có những trải nghiệm riêng,
và trải nghiệm càng phong phú thì khả năng ngôn ngữ nói chung và khả năng hiểungôn ngữ nói riêng của trẻ dày dạn và linh hoạt hơn Do đó khả năng hiểu ngôn ngữnói của trẻ cũng được tích lũy dần và khả năng xử lý các thông tin nghe được ngàycàng nhanh và tinh tế hơn [5]
Chúng ta điều biết rằng chúng ta nghe được khi âm thanh đến ốc tai và đượcthần kinh thính giác truyền đến thông tin thính giác của não bộ Khi âm thanh lờinói đến não, tiến trình lắng nghe và hiểu ngôn ngữ lời nói bắt đầu xảy ra
Trẻ càng có nhiều kinh nghiệm lắng nghe thì càng giỏi nhận ra và hiểu âm thanh
Âm thanh lời nói là một trong những âm thanh quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với trẻ,
và cũng là một trong những âm thanh phức tạp và khó hiểu nhất Lời nói có thể là từ,câu hay đoạn hình thành từ một loạt những âm đơn
Để trẻ hiểu lời nói, trước hết âm thanh lời nói phải được chuyển tới não củatrẻ Khi âm thanh lời nói đến não, trung tâm thính giác của não phải có khả năngdịch nghĩa, hoặc thực hiện một loạt chức năng làm cho âm thanh đó có ý nghĩa
Với TKT cấy ĐCOT cũng vậy Quá trình hình thành kĩ năng nghe và pháttriển ngôn ngữ nói cũng theo qui luật phát triển chung ở trẻ bình thường Nhưngđiều đặc biệt và quan trọng là người lớn cần tạo được điều kiện thuận lợi để trẻ cóthể làm quen với chiếc tai mới và sử dụng chúng Do đó để phát triển được ngônngữ nói cho trẻ cần thời gian luyện tập để có thể hình thành các kĩ năng nghe, nói.Điều đó đòi hỏi người chăm sóc, nhà giáo dục cần tạo được môi trường nghe cũng
Trang 17như môi trường ngôn ngữ nói tự nhiên thuận lợi để trẻ có phát triển khả năng nghehiểu ngôn ngữ nói.
1.3.3 Kĩ năng nghe hiểu lời nói
Khi lắng nghe, trẻ sử dụng một loạt kỹ năng để hiểu những điều người khácnói với trẻ Những kỹ năng đó là :
1 Tập trung chú ý: Trẻ tập trung chú ý vào âm thanh lời nói, lờ đi những âm thanhkhông phải lời nói Dù có âm thanh phát ra từ radio, trẻ vẫn nhận ra lời nói của mẹ:
"Tới giờ ăn trưa rồi.”
2 Phân biệt: trẻ có thể phân biệt , hoặc nghe thấy sự khác nhau giữa âm đơn và âmkết hợp Trẻ phân biệt từ "mở” với từ "đi”, và nếu được thực hành nhiều , trẻ sẽ cóthể nhận thấy sự khác biệt giữa từ "hai” và từ "mai”
3 Kết hợp các âm thanh thành từ: trẻ có khả năng kết hợp một loạt những âmthanh lời nói đơn lẻ và nghe chúng như nghe một từ: từ "chó” gồm những âm đơn
"c” – "h” – "ó” ; trẻ biết nghe là "chó” thay vì nghe các âm "c” – "h” – "ó” rời rạc
4 Nhớ: khi trẻ đã biết kết hợp các âm đơn thành từ , trẻ có khả năng nhớ một loạt
từ để hiểu nghĩa của cụm từ hay câu
5 Xâu chuỗi: ngoài ra, trẻ còn phải có khả năng nhớ các âm và từ theo thứ tựchúng xuất hiện để hiểu những gì người khác nói với trẻ
Nếu não bộ của trẻ thực hiện tốt tất cả những chức năng này, trẻ sẽ hiểu đượclời nói; nếu không, trẻ sẽ không hiểu đúng lời nói của người khác
Tật khiếm thính thường xuyên ảnh hưởng đến một trong 5 kỹ năng nêu trên.Trẻ khiếm thính có thể khó phân biệt hai từ "hai” và "mai”; nhưng nếu quan sátngười nói, trẻ có thể phân biệt nhờ việc nhìn hình miệng Ngoài ra, còn có nhữnggợi ý khác giúp trẻ hiểu lời nói
Dưới đây là các gợi ý giúp TKT phân biệt lời nói:
1 Ngữ cảnh hoặc tình huống: Trẻ có những mong đợi nào đó ở sự việc đang xảy
ra Nếu trẻ đang nhìn thấy tấm hình hoa mai hoặc đang nói chuyện về ngày tết thìtrẻ sẽ có khuynh hướng nghe từ "mai: hơn từ "hai”
2 Các từ khác trong câu: Trẻ có thể đoán ra sự hiện diện của một từ vì ý nghĩa nógắn với từ khác trong câu Ví dụ, nếu trẻ khó nhận ra sự khác nhau giữa hai từ "hai”
và "mai”, trẻ sẽ biết mẹ đã nói từ "hai” vì trẻ cũng có nghe từ "kẹo ", vì "mai cáikẹo” thì vô nghĩa
3 Số vần: Trẻ có thể phân biệt các từ vì chúng có số vần khác nhau , chẳng hạnnhư từ "airplane” và "hair” (đặc thù tiếng đa âm )
Trang 184 Các nguyên âm: một số từ có phụ âm giống nhau nhưng nguyên âm khác nhau,chẳng hạn như từ "hát” và "hót”.
5 Các phụ âm: một số từ có nguyên âm giống nhau nhưng phụ âm khác nhau,chẳng hạn như từ "gạch” và "sạch”
6 Ngữ điệu: trẻ có thể dựa vào sự lên xuống của độ cao giọng nói để hiểu nghĩacủa lời nói
7 Độ dài: đây là độ dài của âm , từ, cụm từ hoặc câu "Dừng lại!” ngắn hơn "Lạiđây mẹ bảo!”
8 Nhịp điệu: Nhịp điệu là sự nhanh, chậm, mạnh, yếu khi người ta nói một từ,cụm từ hay câu Cùng một câu sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau nếu được nói vớicác nhịp điệu khác nhau
Để có thể thực hiện được tất cả các gợi ý trên, TKT cần nhiều thời gianluyện tập sử dụng chiếc tai mới và được trải nghiệm qua nhiều tình huống thực tế
để có thể tích lũy được kinh nghiệm lắng nghe, phát triển ngôn ngữ nói và hiểuđược ngôn ngữ nói Cũng như bất cứ kỹ năng nào khác, càng thực hành nhiều thì
kỹ năng lắng nghe lời nói càng được cải thiện Có thể trẻ sẽ chưa hiểu ngay nhữngđiều chúng ta nói với trẻ Những gì trẻ nghe và hiểu được sau vài tháng mang máytrợ thính hay cấy ĐCOT mới chỉ là sự khởi đầu Trẻ cần được hiệu chỉnh độ khuếchđại thích hợp và nói chuyện về những điều chúng thích Chúng ta sẽ ngạc nhiên khithấy trẻ sử dụng những gợi ý rất nhỏ để hiểu những điều chúng ta nói với trẻ [25]
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe – hiểu lời nói của TKT sau cấy ĐCOT
Khả năng phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói của TKT sau cấy ĐCOTphụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thời điểm mất thính lực của trẻ Trẻ mất thính lực sau khi có ngôn ngữ thìkhi cấy ĐCOT có khả năng phát triển ngôn ngữ nói hơn trẻ mất thính lựctrước khi có ngôn ngữ
- Chất lượng hiệu chỉnh giúp trẻ có thể đạt tối đa sức nghe sau cấy ĐCOT làmột trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghe, chất lượng lời nói vàkhả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ
- Chất lượng việc tổ chức huấn luyện sau cấy ĐCOT cho trẻ cũng ảnh hưởng đếnkhả năng phát triển ngôn ngữ nói chung và khả năng nghe – hiểu nói riêng Cácbài tập luyện nghe, phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải phù hợp và đúng cách
Trang 19Người chăm sóc, giáo viên cần nhận thức đúng đắn lợi ích, chức năng củaĐCOT đối với TKT Bởi vì, sau cấy ĐCOT, trẻ như có được chiếc tai mới nênquá trình nghe, phát triển ngôn ngữ ở trẻ không khác qui luật phát triển của trẻbình thường Do vậy việc huấn luyện thính giác sau cấy cho trẻ cần được làmtheo từng bước, không quá nóng vội để trẻ có cơ hội phát triển khả năng nghe –nói – hiểu ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất thông qua các hoạt động của ngườichăm sóc và giáo viên.
- Điều kiện nghe: TKT cần được trải nghiệm trong môi trường ngôn ngữ tựnhiên cả ngày với âm thanh nền không quá 45 dB
- Việc chăm sóc thính học sau cấy cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy quátrình phát triển ngôn ngữ của TKT Cho nên TKT cần được chăm sóc thínhhọc định kì để đảm bảo ĐCOT luôn được hoạt động và trẻ đạt được sứcnghe tốt nhất
Việc phát triển khả năng nghe – hiểu ngôn ngữ lời nói cho TKT phụ thuộcvào nhiều yếu tố Phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên cần nhận thức đúng đắn vềlợi ích, chức năng ĐCOT mang lại, các yêu cầu chăm sóc thính học và hỗ trợ saucấy cho trẻ cần được quan tâm để trẻ đạt sức nghe tốt nhất, có môi trường giao tiếpthuận lợi nhất thì khả năng phát triển ngôn ngữ nói nói chung và khả năng nghe –hiểu lời nói nói riêng có được nền tảng đảm bảo cho sự phát triển, giúp trẻ hòanhập cộng đồng một cách sớm nhất
Việc sử dụng MTT đạt hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các yếu tốnày phải được liên kết chặt chẽ với nhau mới có thể mang lại hiệu quả cao chongười sử dụng MTT
Kết luận chương 1
TKT bị suy giảm về thính lực nên việc tiếp nhận âm thanh gặp nhiều khókhăn, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và nhận thức Trẻ bị tổnthương chức năng nghe càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ càng hạn chế.Thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh đa số TKT vẫn còn cảm giác thính giác,
do vậy việc phát triển nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ cần một quá trình học và luyệntập lâu dài và có sự tác động tích cực từ phụ huynh và giáo viên
Khoa học ngày càng phát triển và ĐCOT là một trong những giải pháp tối ưucho việc phục hồi chức năng nghe nói cho TKT mức độ nặng và sâu Các nhà khoa
Trang 20học đã chứng minh tính ưu việt ĐCOT mang lại cho TKT sau khi cấy – trẻ có thể đạtsức nghe lý tưởng 25dB Điều này giúp trẻ có thể dễ dàng nghe được âm thanh trongcuộc sống hàng ngày, khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ nói, trẻ có thể nóichuyện được điện thoại hay nghe nhạc không thua kém gì trẻ bình thường Nhưng đểđạt được hết tính năng ưu việt đó của ĐCOT thì đòi hỏi quá trình huấn luyện thínhgiác sau cấy cho trẻ phải tích cực, bài bản và có hệ thống Điều này cũng đòi hỏi sựnhận thức đúng đắn của phụ huynh, giáo viên để chương trinh huấn luyện sau cấy đạthiệu quả cao nhất, tạo cơ hội cho TKT phát triển được ngôn ngữ nói tự nhiên và hòanhập cộng đồng sớm nhất có thể.
CHƯƠNG 2 BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE – HIỂU NGÔN LỜI
NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI
VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trang 212.1 Những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng các bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT
Việc thực hiện các bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho TKTsau cấy ĐCOT phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính cá biệt hóa: Mỗi trẻ TKT sau cấy ĐCOT có khả năng nghe –hiểu lời nói và có sở thích khác nhau Xây dựng và lựa mỗi bài tập cho trẻphải dựa trên khả năng thực tế và sở thích của trẻ để có bài tập và yêu cầu phùhợp, vừa sức với trẻ, đồng thời cũng phát huy được tối đa sức nghe, sự hứngthú của trẻ để bài tập đạt hiệu quả cao nhất
- Đảm bảo tính linh hoạt trong các hình thức và phương pháp phát triển khảnăng nghe – hiểu lời nói cho TKT sau cấy ĐCOT Việc áp dụng linh hoạtcác hình thức và phương pháp dạy học giúp trẻ hứng thú với bài học, họcđược những kinh nghiệm mới (khả năng luân phiên, bắt chước) từ các bạntrong nhóm hoặc từ các tình huống và môi trường học tập khác nhau
- Đảm bảo việc sử dụng phương tiện và đồ dung học tập một cách hợp lý.TKT sau cấy ĐCOT vẫn còn hạn chế về ngôn ngữ nên việc xây dựng các bàitập phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ sau cấy phải chú ý đến việclựa chọn phương tiện và đồ dung học tập phù hợp với từng nội dung của bàihọc, các tranh ảnh, mô hình, vật thật cần phong phú và sinh động, gần gũivới cuộc sống thực của trẻ
Điều kiện thực hiện
- Giáo viên, phụ huynh cần nắm rõ sức nghe của trẻ Đây là điều kiện đảmbảo cho việc luyện nghe và phát triển ngôn ngữ nói của trẻ có hiệu quả;đồng thời cũng là cơ sở để lập kế hoạch luỵên nghe và phát triển ngôn ngữcho trẻ
- Đảm bảo ĐCOT hoặc phương tiện trợ thính luôn hoạt động
- Địa điểm: đảm bảo phòng học yên tĩnh để trẻ có thể nghe trong điều kiệntốt nhất và phát huy tối đa sức nghe của mình
- Vị trí ngồi: Đảm bảo âm thanh tiếp cận được với tai nghe tốt nhất của trẻ
Do đó yêu cầu giáo viên, phụ huynh luôn ngồi ở bên tai cấy ĐCOT hoặc bêntai có sức nghe tốt hơn
Cấu trúc của bài tập
Mỗi bài tập được thiết kế như sau:
Trang 22- Mục đích: Sau mỗi bài tập trẻ đạt được một mức độ kỹ năng cụ thể.
- Chuẩn bị: Các đồ dùng, đồ chơi, phương tiện dạy học phù hợp
- Cách hướng dẫn: Đưa ra những gợi ý để tiến hành thực hiện bài tập
- Đánh giá: Đánh giá và ghi kết quả thực hiện theo bảng sau:
Trang 23BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: Từ ngày …… đến ngày ……
Kết quả
Trang 242.2 Các bài tập
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng ngânhàng bài tập phát triển khả năng nghe – hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy ĐCÔTnhư sau:
2.2.1 Bài tập nhận thức âm thanh
2.2.1.1 Bài tập phát hiện âm thanh
Bài 1: Phát hiện âm thanh môi trường
Mục đích: Trẻ phản ứng với các âm thanh các đồ vật như : trống, kèn, thanh
la, chuông, xúc xắc, tiếng vỗ tay, gõ cửa,…
Chuẩn bị: Trống, kèn, sáo, thanh la, chuông, xúc xắc… , bộ xâu hạt
Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành: Giáo viên tạo các âm thanh, trẻ nghe và phản ứng bằng cách
xâu hạt vào dây Giáo viên có thể sử dụng cách này với các dụng cụ khác
Bước 1: Giáo viên kiểm tra máy của trẻ.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu trên mẹ để hướng dẫn trẻ cách phản ứng: “Khi
mẹ nghe thấy tiếng trống, mẹ hãy thổi kèn nhé” Yêu cầu mẹ ngồi quay lưng vớigiáo viên Trẻ quan sát hành động mẫu
Bước 3: Giáo viên đánh trống, trẻ nghe và phản ứng lại bằng cách thổi kèn Giáo
viên, phụ huynh và trẻ làm luân phiên và có thể trao đổi dụng cụ cho nhau
Bước 4: Giáo viên ghi kết quả trẻ thực hiện vào bảng theo dõi kết quả luyện
nghe của trẻ:
Bài 2: Phát hiện các nguyên âm Tiếng Việt
Mục đích: Trẻ phản ứng với các nguyên âm Tiếng Việt như: a, u, o,
Chuẩn bị: Băng casset có âm thanh của các nguyên âm, đồ chơi xâu hạt Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành: Giáo viên phát âm từng nguyên âm, trẻ nghe thấy thì xâu
hạt Giáo viên có thể sử dụng cách này với các nguyên âm còn lại
Bước 1: Giáo viên kiểm tra máy của trẻ.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu trên mẹ để hướng dẫn trẻ cách phản ứng: “Khi
mẹ nghe thấy âm thanh, mẹ hãy xâu hạt vào dây nhé” Yêu cầu mẹ ngồi quay lưngvới giáo viên Trẻ quan sát hành động mẫu
Bước 3: Giáo viên và phụ huynh luân phiên tạo âm thanh các nguyên âm, trẻ
nghe và xâu hạt Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể đổi vai khi trẻ đã hiểu và phảnứng được với các nguyên âm để tăng hứng thú học cho trẻ
Trang 25Bước 4: Giáo viên ghi kết quả trẻ thực
Bài 3: Phát hiện âm thì thầm /h/, /p/
Mục đích: Trẻ phản ứng với âm thì thầm /h/, /p/
Chuẩn bị: Băng casset có âm thanh của các nguyên âm, đồ chơi thả khối gỗ
vào lọ
Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành: Giáo viên phát âm từng âm, trẻ nghe thấy thì thả khối gỗ
vào lọ
Bước 1: Giáo viên kiểm tra máy của trẻ.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu trên mẹ để hướng dẫn trẻ cách phản ứng: “Khi
mẹ nghe thấy âm thanh, mẹ hãy thả khối gỗ vào lọ nhé” Yêu cầu mẹ ngồi quaylưng với giáo viên Trẻ quan sát hành động mẫu
Bước 3: Giáo viên và phụ huynh luân phiên tạo âm thanh, trẻ nghe và thả
khối gỗ vào lọ Giáo viên, phụ huynh và trẻ có thể đổi vai khi trẻ đã hiểu và phảnứng được với các âm để tăng hứng thú học cho trẻ
Bước 4: Giáo viên ghi kết quả trẻ thực
Bài 4: Phát hiện âm thanh môi trường ở khoảng cách khác nhau
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nghe để trẻ phản ứng với các âm thanh các đồ
vật như : trống, kèn, thanh la, chuông, xúc xắc, tiếng vỗ tay, gõ cửa,… ở cáckhoảng cách xa 2m, 3,5m và hơn 3,5m
Chuẩn bị: Trống, kèn, sáo, thanh la, chuông, xúc xắc… , bộ xâu hạt
Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành: Giáo viên đứng phía sau trẻ, ở khoảng cách 2m, tạo các âm
thanh, trẻ nghe và phản ứng bằng cách xâu hạt vào dây Giáo viên có thể sử dụngcách này với các dụng cụ khác và các khoảng cách 3,5m và hơn 3,5m Nếu âm nào
đó, trẻ không có phản ứng thì giáo viên, phụ huynh điều chỉnh khoảng cách bằngcách tiến gần đến trẻ hơn, không điều chỉnh âm lượng bằng cách nói to hơn
Bước 1: Giáo viên kiểm tra máy của trẻ.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu trên mẹ để hướng dẫn trẻ cách phản ứng: “Khi
mẹ nghe thấy tiếng trống, mẹ hãy thổi kèn nhé” Yêu cầu mẹ ngồi cạnh trẻ Trẻquan sát hành động mẫu
Bước 3: Giáo viên đánh trống, trẻ nghe và phản ứng lại bằng cách thổi kèn Giáo
viên, phụ huynh và trẻ làm luân phiên và có thể trao đổi dụng cụ cho nhau
Trang 26Bước 4: Giáo viên ghi kết quả trẻ thực hiện vào bảng theo dõi kết quả luyện
nghe của trẻ
Bài 5: Phản ứng với 6 âm Ling
Mục đích: Trẻ phản xạ khi nghe 6 âm Ling :/m/, /u/, /a/, /i/, /s/, /x/.
Chuẩn bị: hạt – dây xâu
Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành :
Bước 1: Kiểm tra máy nghe của trẻ.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn trẻ cách phản ứng, khi nghe thấy âm thanh thì
xâu hạt vào dây
Bước 3: Giáo viên thực hiện, trẻ lắng nghe và phản ứng.
Bước 4: Giáo viên ghi kết quả vào bẳng theo dõi.
Bài 6: Phản ứng với 6 âm Ling ở các khoảng cách khác nhau
Mục đích: Trẻ phản xạ khi nghe 6 âm Ling :/m/, /u/, /a/, /i/, /s/, /x/ ở các
khoảng cách 2m, 3,5m, hơn 3,5m
Chuẩn bị: hạt – dây xâu
Người thực hiện: giáo viên, phụ huynh, trẻ
Cách tiến hành : Giáo viên đứng phía sau trẻ, ở khoảng cách 2m, tạo từng
âm Ling, trẻ nghe và phản ứng bằng cách xâu hạt vào dây Giáo viên có thể sử dụngcách này với các dụng cụ khác và các khoảng cách 3,5m và hơn 3,5m Nếu âm nào
đó, trẻ không có phản ứng thì giáo viên, phụ huynh điều chỉnh khoảng cách bằngcách tiến gần đến trẻ hơn, không điều chỉnh âm lượng bằng cách nói to hơn
Bước 1: Kiểm tra máy nghe của trẻ.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn trẻ cách phản ứng, khi nghe thấy âm thanh thì
xâu hạt vào dây
Bước 3: Giáo viên thực hiện, trẻ lắng nghe và phản ứng.
Bước 4: Giáo viên ghi kết quả vào bẳng theo dõi.
2.2.1.2 Bài tập phân biệt âm thanh
Bài 7: Phân biệt âm thanh to – nhỏ
Mục đích: Trẻ phân biệt được cường độ âm thanh tiếng kêu các con vật quen
thuộc, phương tiện giao thông (xe máy – píp píp, máy bay – u u u, tàu hỏa – tu tutu)
Chuẩn bị: hình mẫu bông hoa bằng giấy có kích thước to – nhỏ, có cán, 2 lọ
cắm hoa