1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 2436 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

25 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 168 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTrương Thanh Sáng THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thanh Sáng

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thanh Sáng

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Mã số: 8140101

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.PHẠM PHƯỚC MẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 3

Tri giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sựvật Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài của con người(90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não là qua mắt) (Nguyễn Quang Uẩn,Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành, 1999) Có thể thấy quá trình nhận biết cácđặc điểm bên ngoài của các đối tượng là cơ bản trong nhận thức thế giới xungquanh của trẻ Nguyễn Ánh Tuyết cũng cho rằng sự hình thành những hành động trigiác là những hành động định hướng bên ngoài, tạo tiền đề để thiết lập những hànhđộng định hướng bên trong (Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai,Đặng Thị Kim Thoa, 2006).

Trang 4

Chương trình Giáo dục mầm non hướng tới mục tiêu phát triển nhận thứccho trẻ 3-36 tháng tuổi qua việc luyện tập và phối hợp các giác quan để giúp trẻnhận biết thế giới xung quanh Chương trình còn đưa ra một số nội dung cụ thể pháttriển nhận thức cho trẻ như: nhận biết một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, sốlượng, ví trí không gian; nội dung được giáo dục trong các hoạt động chơi- tập cóchủ định, hoạt động với đồ vật,… (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016) Từ những cơ sởtrên cho thấy việc phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36tháng tuổi chính là phát triển nhận thức cho trẻ Trẻ có thể học biết về màu sắc quathế giới xung quanh, đặc biệt là thế giới đồ vật và trong chính hoạt động với đồ vật

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hà (2013) đã cho thấy kết quả khảosát thực trạng nhận biết, phân biệt màu sắc, kích thước của đồ vật thông qua hoạtđộng với đồ vật của trẻ 18-24 tháng tại một số trường mầm non thành phố Hồ ChíMinh còn thấp chiếm tỷ lệ rất cao

Thực tế cho thấy giáo viên chỉ dạy về màu sắc cho trẻ qua các bài tập tronghoạt động với đồ vật cách ngẫu nhiên mà chưa sắp xếp các bài tập theo hệ thốngnhằm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc trong hoạt động với đồ vật.Việc rèn luyện các giác quan, cụ thể là rèn luyện thị giác cho trẻ qua các bài tậpnhận biết, phân biệt màu sắc trong hoạt động với đồ vật của giáo viên chưa thực sựđược chú trọng để giúp quá trình nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ được dễ dàng

và hiệu quả hơn

Từ những lí do trên, đề tài “Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năngnhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật” đượcxác lập nghiên cứu nhằm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ

Trang 5

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệtmàu sắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màusắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật

4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động nhận cảm, khả

năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi, hoạt động với đồ vật vàthiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

- Thiết kế hệ thống 10 bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màusắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật theo 4 chủ đề

4.2 Giới hạn về mẫu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên nhóm khách thể:

- Khảo sát 30 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi và 3 cán bộ quản lý ở 15 trườngmầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Thử nghiệm hệ thống bài tập đã thiết kế trên 15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15trẻ nhóm đối chứng

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắctrong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24- 36 tháng tuổi có hệ thống sẽ phát triển khảnăng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ tốt hơn

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năngnhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

Trang 6

- Khảo sát và mô tả thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập phát triển khả năngnhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ởmột số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về khả năng nhận biết, phân biệt màu sắccủa trẻ 24-36 tháng tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập pháttriển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạtđộng với đồ vật

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng hệthống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24- 36 thángtuổi trong hoạt động với đồ vật của 30 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi ở 15 trườngmầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

7.2.2 Phương pháp quan sát

Quan sát 5 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi của 5 trường mầm non tại Thànhphố Hồ Chí Minh tổ chức 15 hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng tuổi nhằmtìm hiểu thực tế việc sử dụng các bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệtmàu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi và khả năng thực hiện các bài tập này của trẻ

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Nghiên cứu kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch tổ chức hoạt động với đồvật để phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ của 15 lớp 24-36tháng tuổi ở 15 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu mục

Trang 7

đích, nội dung, thời lượng, kế hoạch tổ chức và việc sử dụng các bài tập phát triểnkhả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ của giáo viên

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến đánh giá của 3 giảng viên khoa Giáo dục mầm non ở 3trường Đại học và Cao đẳng sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh; 3 cán bộ quản lýcủa 3 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh về tính khả thi của hệ thống bàitập phát triển khả năng nhận biệt, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi tronghoạt động với đồ vật đã được thiết kế

7.2.5 Phương pháp thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm một số bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệtmàu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non

- Mục đích: Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân

biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật được thiết kế trên

15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của hệthống bài tập đã thiết kế

- Đối tượng: 15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng lớp 24-36tháng tuổi ở 1 trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

- Cách thực hiện: Xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng nhận biết, phân biệtmàu sắc của trẻ, thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhậnbiết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật cùng sự

hỗ trợ và phối hợp của 2 giáo viên dạy lớp 24-36 tháng tuổi Tập huấn cho giáo viênnhóm thử nghiệm trước thử nghiệm Quan sát, đánh giá trước và sau quá trình thửnghiệm

7.2.6 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản miễn phí để tính tỷ lệ trung bình, tính tỷ

lệ phần trăm và kiểm nghiệm T để so sánh sự khác biệt về kết quả thử nghiệm giữanhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm

Trang 8

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

8.1 Về lý luận

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển khả năng nhận biết, phânbiệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thốngbài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổitrong hoạt động với đồ vật

8.2 Về thực tiễn

Đóng góp hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắccho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật đã được thử nghiệm kiểmchứng

9 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

 Phần mở đầu

 Phần nội dung

Chương I: Cơ sở lí luận việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết

phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

Chương II: Thực trạng việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết,

phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

Chương III: Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết,

phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

 Phần kết luận và kiến nghị sư phạm

DỰ THẢO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1948, trong tác phẩm Khám phá trẻ thơ của mình, Maria Montessori(1870-1952) đã nghiên cứu về sự huấn luyện các giác quan của trẻ nhỏ (0-6 tuổi)nhằm đưa ra một phương pháp có hệ thống để huấn luyện giác quan của các cá thể

Bà đưa ra các bài tập phân biệt thính giác và thị giác Cụ thể, đối với thị giác, bàđưa ra các học cụ, các bài tập nhằm giúp đứa trẻ phân biệt được màu sắc, kíchthước, hình dạng Với bộ học cụ màu sắc của mình,bà nhận ra rằng trẻ có thể nhậnbiết được các màu sắc sáng cơ bản như đỏ, xanh dương, vàng Trẻ 3 tuổi có thể xếptất cả các sắc độ của các màu sắc lại với nhau một cách nhanh chóng sau khi đượchuấn luyện Trẻ có trí nhớ về màu sắc tốt, bằng cách cho trẻ nhìn một màu, sau đó điđến một cái bàn ở xa có các màu đã được sắp xếp sẵn, để chọn một màu tương tự.(Maria Montessori, 1948)

Nhà tâm lí học người Pháp Henri Wallon (1879-1962) đã phân chia sự pháttriển tâm lí, nhân cách của trẻ thành 7 giai đoạn Trong đó, ở giai đoạn phóng chiếu(14 tháng đến 2 tuổi) đứa trẻ học được tên gọi và các đặc điểm của chúng (PhanTrọng Ngọ, Dương Diệu Hoa và Nguyễn Lan Anh, 2001)

Jean Piaget (1896- 1980) thích khám phá việc học thông qua những hoạtđộng thực tế Trong một trường hợp của Jack (3 năm 2 tháng tuổi) khi học về màusắc, Jack được cô giáo cho lặp đi lặp lại các màu và sau đó yêu cầu cậu bé chỉ đúngkhối màu đỏ hoặc vàng Tuy làm tốt nhiệm vụ này nhưng các quan sát về Jack chothấy Jack chưa biết các màu Cô giáo nhận ra vấn đề là Jack chỉ nhắc lại những từ

mà không liên hệ các màu với tên của chúng Mấy tuần sau, cô giáo đưa ra các tròchơi và hoạt động nhằm củng cố kiến thức về màu sắc cho Jack Cô đã liên hệ màusắc với các câu chuyện, sự kiện, đồ vật và thay đổi bảng màu mỗi tuần Và sau một

Trang 10

thời gian ngắn Jack nói về màu rất tự tin (Collete Gray và Macblain (Hiếu Tândịch) , 2012)

Phùng Đức Toàn cho rằng việc rèn luyện 5 giác quan cho trẻ khi mới sinh ragiúp kích thích quá trình hoàn thiện chức năng não bộ của trẻ Đặc biệt là về thịgiác, từ lúc 1,5 tuổi cần dạy trẻ nhận biết càng nhiều màu sắc càng tốt (gồm màu cơbản và trung gian) thông qua các trò chơi, cuộc thi nhận biết màu sắc (Phùng ĐứcToàn, 2012)

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Các trò chơi nhận biết- thao tác với đồ chơi cho trẻ 3 tuổi được tổ chức tốt thìđây chính là phương tiện chủ yếu và làm phương tiện tốt nhất để phát triển hoạtđộng nhận cảm cho trẻ Nhờ được chơi, được luyện tập với những đồ chơi, đồ vật

và vật liệu chơi khác nhau về màu sắc, độ lớn, hình dáng, vật liệu chơi khác nhau về

ý nghĩa sử dụng, về cách thức sử dụng mà trẻ 3 tuổi thực chất được làm quen vớinhững thuộc tính, đặc tính thực của nhiều vật Có thể tổ chức cho trẻ chơi các tròchơi nhận biết 3 màu (xanh, đỏ, vàng) (Đào Thanh Âm, 1997)

Việc tích lũy biểu tượng về thuộc tính của các đồ vật tùy thuộc vào mức độtrẻ làm chủ được sự định hướng bằng mắt trong quá trình hành động với đồ vật Đểcho vốn biểu tượng của trẻ về các thuộc tính của đồ vật được phong phú, cần cho trẻlàm quen với tính đa dạng của các đồ vật và khi hành động với các đồ vật ấy đòi hỏiphải tính đến các thuộc tính của chúng Các công trình nghiên cứu đã chứng minhrằng trẻ lên ba tuổi, hoàn toàn có thể phân biệt được những biểu tượng của 5 hay 6hình (tròn, bầu dục, vuông, chữ nhật, tam giác, đa giác) và 8 màu (đỏ, da cam, vàng,lục, xanh, tím, trắng và đen) tuy chưa gọi đúng tên (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006)

Đối với trẻ nhà trẻ, giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhằm kích thích vàđẩy mạnh nhu cầu nhận thức của từng trẻ, tăng cường hoạt động của các giác quan.Cho trẻ có nhiều cơ hội và thời gian để được hành động với đồ vật, rèn luyện vàluyện tập Trước hết là cùng với cô, sau đó tự lặp lại theo mẫu nhiều lần (Phạm ThịMai Chi và Lê Thu Hương, 2001)

Trang 11

Cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non Nhà trẻ(3-36 tháng tuổi) hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động chơi- tập nhằm giúptrẻ 24-36 tháng tuổi quan sát và phát hiện màu sắc của đồ vật, đồ chơi; chọn được

đồ dùng, đồ chơi theo màu; nhận biết và phân biệt được màu sắc của đồ dùng, đồchơi gần gũi xung quanh trẻ (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm và Lê Thị ÁnhTuyết, 2016)

1.2 Cơ sở lí luận về việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật

1.2.1 Khái niệm công cụ

1.2.1.1 Màu sắc

Màu sắc là diện mạo của một vật mà ta có thể mô tả bằng các thuật ngữ nhưsắc độ, độ chói và độ bão hòa Nó liên quan đến các bước sóng nhìn thấy được củabức xạ, điện từ, bức xạ này kích thích các tế bào cảm giác của mắt Ánh sáng đỏ cócác bước sóng dài nhất, trong khi màu lam có các bước sóng ngắn nhất, còn cácmàu sắc khác như da cam, vàng và lục nằm ở giữa Các màu đỏ, vàng và lam đượcgọi là màu cơ bản hay màu sơ cấp (Phạm Quốc Cường, Nguyễn Đình Diễn, ĐặngVăn Dương dịch, 2014)

1.2.1.2 Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc

 Nhận biết, phân biệt

“Nhận biết là nhận thức vật thể được tri giác như là thứ đã biết nhờ kinhnghiệm quá khứ Cơ sở của nó là đối chiếu những điều tri giác được với những dấuhiệu được lưu giữ trong trí nhớ Nhận biết được chia ra nhiều cấp độ theo tính xácđịnh, tính chính xác , trọn vẹn và tự do Với tính chất tự do, nhận biết xuất hiện khiđược sử dụng để hình thành hiệu quả ghi nhớ hoặc học thuộc Mức nhận biết baogiờ cũng cao hơn mức nhớ lại, không thể có những dung lượng nhớ lại không được

sử dụng Với tính chất có chủ định, nhận biết xuất hiện khi không đặt ra nhiệm vụđặc biệt cho nhận thức Khi đó, nó có thể không trọn vẹn, không xác định , tưởng

Trang 12

tượng, ví dụ: Khi có cảm giác quen thuộc với một người mà trên thực tế chưa bao

giờ gặp Đôi khi, nhận biết có chủ định không trọn vẹn đặt ra nhiệm vụ ghi nhớ và

chuyển sang nhận biết tự do.” (Vũ Dung , chủ biên, 2008)

Để có được thông tin về những đồ vật tri giác thấy, bạn phải có khả năngnhận diện hoặc nhận biết chúng như cái gì đó bạn đã nhìn thấy trước kia và nhưnhững thành viên của những phạm trù có ý nghĩa được bạn biết đến do trải nghiệm.Nhận diện và nhận biết gắn ý nghĩa vào cái đầu ra của tri giác ( Đặng Phương Kiệt,chủ biên, 2001)

 Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc

Là khả năng phân biệt những khoảng khác nhau của bức xạ điện từ trongkhoảng của phổ nhìn thấy được (369-760 nm)

Thuyết 3 thành phần của thị giác màu cho rằng trong võng mạc mắt có 3dạng cơ quan nhận cảm, định hướng một cách có lựa chọn tới các màu đỏ, màu lục(xanh lá) và màu lam (xanh nước biển) Các tín hiệu đến từ khu vực ngoại biên của

hệ thống tri giác được tiếp nhận bởi các tế bào thần kinh cảm giác ở phần cao nhất,chúng được kích thích khi có tác động của một màu trong phổ màu và bị ức chế khi

có tác động của màu khác (Vũ Dung, 2008)

Khả năng tri giác liên quan đến những cơ năng xử lý của hệ thần kinh thịgiác, trong đó màu sắc được xử lý bởi những mấu thần kinh, các tế bào thần kinh thịgiác tiếp nhận (hình nón) khi khả năng nhạy cảm của các mấu tiếp nhận này đối vớinhững sắc tố có cường độ bước sóng khác nhau Trong đó ba màu cơ bản và chính

sự phối hợp tỉ lệ của ba màu cơ bản này đã tạo ra những tri giác màu sắc khác nhau.Tri giác màu sắc giúp cơ thể có khả năng phân biệt các đặc tính đặc trưng cơ bảncủa vật thể, cũng như những đánh giá chung về đặc tính ấy Trong bối cảnh của đờisống con người, thế giới màu sắc luôn có những tác động tâm lý đến cảm xúc củacon người ở một mức độ nhất định nào đó Ngoài ra, màu sắc còn giúp con ngườinhận diện các vật thể thông qua khả năng trí nhớ Tri giác màu sắc không chỉ giúpchúng ta có những quyết định chọn lựa mang tính năng thẩm mỹ, mà còn góp phần

Ngày đăng: 18/11/2019, 07:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w