HNTS 2012 13 tóm tắt kết QUẢ NGHIÊN cứu KHOA học của KHOA NUÔI TRỒNG THỦY sản TRƯỜNG đại học NHA TRANG GIAI đoạn 2011 2012 và ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁT TRIỂN THỦY sản

3 431 0
HNTS 2012 13 tóm tắt kết QUẢ NGHIÊN cứu KHOA học của KHOA NUÔI TRỒNG THỦY sản TRƯỜNG đại học NHA TRANG GIAI đoạn 2011  2012 và ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁT TRIỂN THỦY sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2011 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Lê Minh Hoàng Khoa Nuôi trồng thủy sản – Đại học Nha Trang (email: hoanglm@ntu.edu.vn) Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những thế mạnh của Khoa Nuôi trồng thủy sản (NTTS) – Trường Đại học Nha Trang. Khoa NTTS có khả năng giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực NTTS và một số các lĩnh vực có liên quan thông qua các dự án và đề tài nghiên cứu. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực nghiên cứu mang tính chiến lược của Khoa như: Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá biển, nghiên cứu bệnh trên cá biển nuôi và quản lý môi trường đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế của Khoa, cũng như giải quyết nhiều vấn đề mang tính cấp thiết của thực tiễn đặt ra. Khoa NTTS có khả năng giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực NTTS và một số các lĩnh vực có liên quan thông qua các dự án và đề tài nghiên cứu. Để thực hiện các mục tiêu của đưa ra của khoa NTTS thì NCKH trong giai đoạn 2011 – 2012 đã đạt được những thành tựu đáng kể sau: Về công trình khoa học, các cán bộ trong khoa đã có hơn 20 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Về đề tài dự án, Khoa chủ trì các đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh và Bộ trọng điểm về “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) tại Khánh Hòa”. Qua nghiên cứu nhóm tác giả đã thử nghiệm sản xuất giống thành công đối tượng này tại Khánh Hòa. Tổng kinh phí cho nuôi vỗ cá bố mẹ và cho đẻ là 148.000.000 đ và sản xuất giống là 844.600.000 đ. Đề tài “Định loại thành phần một số loài sinh vật biển mang độc tố hiện có ở Nha Trang – Khánh Hòa”. Đề tài này sơ bộ đã thống kê được ít nhất 10 loài cá, 10 loài động vật thân mềm, 6 loài cua và 3 loài rắn độc. Ngoài ra, đề tài này cũng tìm hiểu được tình hình khai thác và sử dụng các loài sinh vật biển mang độc tố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa ngộ độc các loài sinh vật độc này. Đề tài “Thu thập, làm các tiêu bản ký sinh trùng và tiêu bản mô bệnh học một số đối tượng nuôi thủy sản tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã thu thập và làm 840 tiêu bản mô các cơ quan của tôm, cá tra và cá chẽm. Trong 840 tiêu bản này thì có 600 tiêu bản mô bình thường và 240 tiêu bản mô của 5 loại bệnh phổ biến là bệnh xuất huyết ở cá tra, bệnh MBV và bệnh đốm trắng trên tôm, bệnh VNN và Lymphocystic trên cá biển. Đề tài về “Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, phôi và ấu trùng của tu hài (Lutraria rhynchaena). Qua đề tài này nhóm tác giả đã đưa ra quá trình phát triển tuyến sinh dục của tu hài đực và cái đều gồm 5 giai đoạn và quá trình phát triển phôi của chúng trải qua 3 giai đoạn. Đề tài “Nuôi điệp seo bố mẹ Comptopallium radula thành thục bằng lồng tại Vũng Ngán Nha Trang – Khánh Hòa”. Kết quả của đề tài này cho thấy điệp seo sinh trưởng, phát triển và thành thục tốt tại địa điểm nêu trên. Một số định hướng phát triển của các đề tài trên là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng để thực hiện công tác chuyển giao công nghệ cho các địa phương trong khu vực. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu thêm các loài sinh vật biển mang độc tố khác đặc biệt là tảo độc nhằm biết được các yếu tố ảnh hưởng và mùa vụ xuất hiện để khuyến cáo cho người dân biết để phòng tránh trường hợp ngộ độc. Một trong những hướng phát triển về mô bệnh học là không những trên đối tượng tôm, cá tra và cá chẽm mà còn một số động vật thủy sản khác. Thông qua việc thực hiện các đề tài NCKH, Khoa NTTS đã làm cho bạn bè trong nước hiểu biết hơn về trường đại học Nha Trang nói chung và khoa NTTS nói riêng. Việc thực hiện có hiệu quả các đề tài và hợp tác quốc tế tại khoa NTTS góp phần nâng cao vị thế của Trường và Khoa không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước khu vực cũng như trên thế giới. . TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2011 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Lê Minh Hoàng Khoa Nuôi trồng thủy sản. thủy sản – Đại học Nha Trang (email: hoanglm@ntu.edu.vn) Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những thế mạnh của Khoa Nuôi trồng thủy sản (NTTS) – Trường Đại học Nha Trang. Khoa NTTS. lược của Khoa như: Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá biển, nghiên cứu bệnh trên cá biển nuôi và quản lý môi trường đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế của Khoa,

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan