đổi mới hiện nay, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; việc dạy học môn Công nghệ cần gắn chặt với thực tiễn; nhà trường với kiến thức nền tảng cơ bản về kỹ thuật, dạy cho học sinh cách
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ THANH HÒA
NGÀNH:LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT - 601410
S 0 9
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
S KC 0 0 3 9 5 9
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
- 601410
Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
THUỘC HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
NGÀNH:LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT
Trang 3PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
***
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ
về thông tin, Giáo Dục – Đào Tạo có những bước phát triển mới:
Trong những năm gần đây Giáo dục và đào tạo Việt Nam không ngừng đổi mới mọi mặt từ nội dung, phương pháp dạy học, quản lí,… Đại Hội Đảng toàn quốc khóa VIII năm 1996, đã xác định: Đổi mới toàn diện và đồng bộ theo hướng
"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" nhằm đào tạo con người Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề”
Đến nay Đại Hội Đảng toàn quốc khóa XI năm 2011 và chiến lược phát triển
giáo dục 2010-2020 ( Theo quyết định số 711/ QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012
của Thủ tướng chính phủ) với mục tiêu: “ Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta
được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” Và trong mục tiêu cụ thể của chiến lược là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.” [22]
Góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu cụ thể vạch ra cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng Cộng với sự biến động nhanh chóng của thực tiễn giáo dục phổ thông trong thời kì
Trang 4đổi mới hiện nay, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; việc dạy học môn Công nghệ cần gắn chặt với thực tiễn; nhà trường với kiến thức nền tảng cơ bản về kỹ thuật, dạy cho học sinh cách tư duy, dạy cho họ các kĩ năng về kỹ thuật, mà cốt lõi
là kĩ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn cũng như
là nền tảng cơ bản cho các em lựa chọn ngành học ở bậc đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề,… nhất là các ngành liên quan về kỹ thuật
Là giáo viên trung học phổ thông, phụ trách giảng dạy môn Công nghệ lớp
11 và qua sự trao đổi với các bạn bè, đồng nghiệp tham gia giảng dạy cùng bộ môn này đều mong muốn dạy tốt hơn, HS học tốt hơn và do đặc thù của môn học, người nghiên cứu nhận thấy rằng cần tìm giải pháp, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu xã hội, mục tiêu, nội dung môn học, nhằm tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học trong môn Công Nghệ 11 và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Từ những lí do trên, việc thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học
tình huống vào dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện
Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết để phát huy tính tích cực, hứng thú học
tập, rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề ứng dụng gần gũi trong cuộc sống
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực của HS, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc hợp tác, tinh thần tự học và rèn luyện kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tình huống
2 Khảo sát thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống cho
môn công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng
Trang 53 Thiết kế bài giảng áp dụng phương pháp dạy học tình huống
4 Xây dựng các tình huống cho môn Công Nghệ 11 và triển khai phương pháp
dạy học tình huống trong môn Công Nghệ 11
5 Thực nghiệm và đánh giá kết quả thu được
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng
2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Công Nghệ 11; Giáo viên và học sinh; hoạt động dạy
và hoạt động học môn Công Nghệ 11 tại các trường THPT thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
V GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giảng dạy môn Công Nghệ 11 hiện nay tại các trường THPT trong huyện Mỹ
Tú, Tỉnh Sóc Trăng chưa tạo được sự hứng thú, yêu thích môn học đối với HS
Nếu vận dụng PPDH tình huống vào giảng dạy môn công nghệ 11 như người
nghiên cứu đề xuất thì:
1 Thúc đẩy động cơ học tập, tạo sự yêu thích, hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập của HS
2 HS tiếp thu bài một cách tích cực, dễ dàng và thông qua việc giải quyết các tình huống giúp HS nhớ sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề gần gũi trong cuộc sống
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong môn
Công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng” Việc tổ
chức thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Mỹ Hương cho HS ở một số bài học trong chương trình Công nghệ 11
VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Trang 61 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tham khảo, phân tích tài liệu chuyên môn, tạp chí giáo dục, sách, báo, trang web và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phương pháp dạy học tình huống nhằm tìm hiểu những đặc điểm, nội dung của phương pháp dạy học tình huống để thực hiện nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 3
2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Người nghiên cứu thực hiện khảo sát thực trạng bằng cách sử dụng phiếu
thăm dò ý kiến GV và HS về việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống môn công nghệ 11 tại các trường THPT thuộc Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng để thực hiện nhiệm vụ 2 và 5
- Tổ chức thực nghiệm dạy học theo phương pháp dạy học tình huống được
người nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích kiểm chứng tác động của phương pháp này trong việc giảng dạy môn Công nghệ 11 để thực hiện nhiệm vụ 4 và 5
3 Phương pháp ứng dụng toán học và xử lí số liệu
Sau khi có kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp này nhằm chứng minh về hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học mà người nghiên cứu thực hiện để thực hiện nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 5
VIII Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Vận dụng phương pháp dạy học tình huống cho môn Công Nghệ 11 tại các trường THPT thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng thành công sẽ góp phần:
- Nâng cao chất lượng dạy học cho môn Công Nghệ 11
- Làm tăng tính chủ động học tập, yêu thích và nhận thức tích cực hơn
học cùng nâng cao chất lượng giáo dục của cả nước hiện nay
Trang 7PHẦN B: NỘI DUNG
***
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG
1.1-TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG
1.1.1 Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào giảng dạy đã có từ thời Khổng Tử, khi ông sử dụng các hoàn cảnh, câu chuyện có thực gặp trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răng dạy cho học trò của mình
Năm 1870, trường Đại học kinh doanh Harvard (người khởi xướng là Christopher Columbus Langdell) là nơi đầu tiên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) trong giảng dạy về quản trị kinh doanh
Từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tiễn kinh doanh Sau
đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa
ra các kiến nghị về giải pháp
Năm 1919, Trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng PPTH trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là W Sherwood Fox-trưởng khoa cơ bản và K.P.R Neville-trưởng phòng giáo dục)
Năm 1921, Copeland cho ra đời quyển sách đầu tiên về tình huống nhằm phổ biến phương pháp dạy học này trong toàn trường Đại học kinh doanh Harvard
Năm 1922, Trường đại học Western Ontario còn thuê Ellis H Morrow, một cựu sinh viên Harvard, đến triển khai PPNCTH
Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino
đã trở thành cơ sở có uy tín số một ở Canada trong việc áp dụng PPTH vào giảng dạy, và là đơn vị lớn thứ hai trên thế giới sản xuất tình huống
Trang 8Tại Hàn Quốc: Phương pháp dạy học này được vận dụng rất thành công, cụ thể
là tại Trường tiểu học Topsan ứng dụng trong việc dạy nấu ăn- Thông qua hướng dẫn các học sinh cách nấu một số món ăn thường ngày, những người thực hiện chương trình đã “đưa” được vào suy nghĩ các em những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, cách chế biến thức ăn, nguyên tắc ăn uống khoa học… để các em có thể tự chăm sóc mình; các em tự làm những món ăn hằng ngày yêu thích Sau đó, nhân viên chương trình thu lại nhật ký, phân tích lượng calo và dinh dưỡng rồi trả lại cho các em để các em có thể tự “đo lường” mình đã thiếu và thừa những thành phần dinh dưỡng nào [37]
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm gần đây, PPNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các nhà trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành Y, Luật, Quản trị kinh doanh Tiêu biểu như:
ThS.Vũ Thị Thúy- GV Khoa Luật hình sự, Trường Đại Học Luật- thành
phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Ứng dụng PPGD tình huống trong đào tạo ngành
Luật” – nội dung đề tài nêu lên các vấn đề về ưu điểm, hạn chế; nguyên tắc và kỹ
năng viết tình huống luật; tổ chức giảng dạy bằng tình huống cho ngành luật và mục tiêu tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để học viên tiếp tục tự học tập trong tương lai, học suốt đời
ThS.Phan Thị Bảo Quyên- Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán- Trường
Đại học kinh tế,Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Ứng dụng PPGD tình huống
trong kế toán kiểm toán”; đề tài đề cập vấn đề tổ chức giảng dạy bằng tình huống
trong lĩnh vực kiểm toán
- Trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động
và hấp dẫn hơn Với các nghiên cứu của các tác giả như:
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy,
Hà Nội “ Sử dụng PP tình huống trong giảng dạy môn Giáo dục học”; đề tài của Cô
Trang 9nêu rõ ưu điểm và thách thức cho việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp này rất hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
TS Ngô Thị Hiên- Đại học Quốc gia Hà Nội “ Sử dụng tình huống có vấn
đề trong dạy học chương 2 - Tính qui luật của hiện tượng di truyền môn sinh học lớp 12- THPT” Đề tài nghiên cứu về
Th.S Trần Hữu Ước – GV Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng: “ Xây
dựng một số tình huống học tập lí tưởng trong dạy học môn Đại Số lớp 11 nâng cao”
Trường Đại Học Phạm Văn Đồng - 986 Quang Trung- Tp Quãng Ngãi; thực hiện dạy học theo các bài tập tình huống trên phương tiện nghe nhìn theo hướng rèn luyện kĩ năng dạy học
Trường trung học Quốc Tế Mỹ AIS tại Việt Nam, khám phá năng lực tiềm
ẩn và trí thông minh của học sinh tùy theo khả năng và tình huống, giáo viên tạo ra các sự kiện, mở rộng chủ đề động viên cho học sinh tự khám phá, thể hiện trí thông minh, khi giải quyết, trình bày vấn đề
Và một số công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tình huống đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình như: PGS TS Lê Phước Lộc, TS.Tô Văn Hòa, ThS Vũ Thế Dũng; ThS Bùi Thị Mùi, Ths Đào Thị Ái Thi, Trong các công trình nghiên cứu
về tình huống dạy học đã tập trung vào những vấn đề như:
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống dạy học trong giáo dục học, trong y học, trong dạy học luật
+ Nghiên cứu tình huống sư phạm trong dạy học
+ Các đặc điểm, ưu- nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tình huống
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Dạy học:
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với
Trang 10mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học
Dạy học không tự nó liên tục- liên tục hay không là do con người quản lí, điều hành, không có tính tự trị vì nó được hoạch định rất chặt chẽ từ chân tơ kẽ tóc – từ mục tiêu, tiến trình cho đến kết quả cuối cùng, tự vật lực tới nhân lực, từ điều kiện đến không gian- thời gian [8]
1.2.2 Phương pháp:
Thuật từ “Phương pháp” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp ‘methodos”- nguyên văn là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục tiêu
Theo triết học “ Phương pháp” được xem là cách nhận thức hay toàn bộ phương thức và phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn [17]
Mục tiêu, nội dung qui định phương pháp; phương pháp chịu sự chi phối của mục tiêu, nội dung nhưng phương pháp tác động ngược trở lại giúp đạt được mục tiêu, nội dung
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa mục tiêu- nội dung- phương pháp
Trang 111.2.4 Nội dung dạy học
Là một thành tố quan trọng của QTDH Là hệ thống những tri thức, những cách thức hoạt động , những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn
về thái độ đối với thế giới, con người phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học
1.2.5 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học (QTDH) là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học.[16]
QTDH về bản chất là quá trình thực hiện một cách có tổ chức các hoạt động
sư phạm cụ thể theo các quy định của chương trình dạy học, nằm đạt các mục tiêu dạy học là phát triển toàn diện người học về các mặt kiến thức, kĩ năng, các giá trị
QTDH bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố này có mối quan hệ đan xen và tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học
QTDH còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khác, chúng có mối quan hệ với các thành phần của QTDH